Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BTHK công pháp 1 tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.79 KB, 11 trang )

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hợp tác quốc tế đang ngày một gia tăng cùng với sự phát triển của của
quốc gia. Nhưng sự gia tăng này lại tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn, bất
đồng trong quá trình chủ thể thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Tranh
chấp quốc tế ngày càng gia tăng địi hỏi phải có các phương pháp giải quyết các
tranh chấp đó. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài nghiên cứu
là đề 10.
Đề 10: Tháng 6/1931, vì cho rằng đảo X là lãnh thổ vô chủ ( terra
nullius ), quốc gia A đã chiếm một phần phía Đông của đảo X. Quốc gia B phẩn
đổi hành vi của quốc gia A vì lý do quốc gia B đã xác lập chủ quyền đối với đảo
X từ năm 1890 khi quân đội của quốc gia B lần đầu tiên phát hiện ra hịn đảo này
và tun bố cơng khai về việc xác lập chủ quyền đối với hòn đảo nhưng khơng
có bất kì quốc gia nào đưa ra tuyên bố phản đối. Quốc gia B đã chính thức ghi
nhận đảo X vào hệ thống bản đồ hành chính nước mình, sau đó đưa dân cư ra đó
sinh sống, xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp phép cho các tổ chức, cá nhân tiến hành
các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trên đảo, đồng thời thiết lập bộ
máy hành chính tại đây.
Hãy cho biết:
-

Với những cơ sở và lập luận nêu trên của các bên, đảo X có phải lãnh thổ vơ chủ

-

hay khơng? Tại sao?
Trong trường hợp các bên có yêu sách với đảo X và xảy ra tranh chấp thì các bên
có thể áp dụng biện pháp nào để giải quyết tranh chấp?


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2


1. Với những cơ sở và lập luận nêu trên của các bên, đảo X có
phải lãnh thổ vơ chủ hay không? Tại sao?
Lãnh thổ vô chủ là lãnh thổ đáp ứng hai đặc điểm là: khơng có người ở
vào thời điểm quốc gia thực hiện việc chiếm cứ và chưa từng thuộc quyền sở
hữu của bất cứ một quốc gia nào vào thời điểm quốc gia chiếm cứ thực hiện việc
chiếm cứ lãnh thổ đó.Để biết đảo X có phải là lãnh thổ vô chủ không ta xét 2 đặc
điểm trên.


Đặc điểm 1: khơng có người ở vào thời điểm quốc gia thực hiện chiếm cứ
Theo dữ kiện bài cho Quốc gia B đã chính thức ghi nhận đảo X vào hệ
thống bản đồ hành chính nước mình, sau đó đưa dân cư ra đó sinh sống, xây
dựng cơ sở hạ tầng, cấp phép cho các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động
khai thác tài nguyên thiên nhiên trên đảo, đồng thời thiết lập bộ máy hành chính
tại đây. Tức là vào thời điểm quốc gia A đã chiếm một phần phía Đơng của đảo
X thì đã có người sinh sống ở đảo X.



Đặc điểm 2: chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ một quốc gia nào vào thời
điểm quốc gia chiếm cứ thực hiện việc chiếm cứ lãnh thổ đó.
Quốc gia B nói rằng quốc gia B đã xác lập chủ quyền đối với đảo X từ
năm 1890 khi quân đội của quốc gia B lần đầu tiên phát hiện ra hòn đảo này và
tuyên bố công khai về việc xác lập chủ quyền đối với hòn đảo này.
Vậy ta sẽ xem xét xem việc quốc gia B xác lập chủ quyền đối với đảo X
có phải là hợp pháp khơng.Điều kiện pháp lý để xác lập hợp pháp danh nghĩa

chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia là: việc xác lập phải dựa trên các phương
pháp thụ đắc lãnh thổ hợp pháp ( đối tượng thụ đắc phải phù hợp, chủ thể phải là
quốc gia, cách thức thực hiện: đúng cách thức mà luật quốc tế về thụ đắc lãnh
thổ đòi hỏi ) hoặc xác lập phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết của cư dân sống
trên phần lãnh thổ thụ đắc.

3


Đối chiếu vào tình huống thì quốc gia B đã xác lập chủ quyền đối với đảo
X trên phương pháp thụ đắc lãnh thổ hợp pháp vì đối tượng thụ đắc đảo X là
lãnh thổ vô chủ, chủ thể phải là quốc gia B, cách thức thực hiện: đúng cách thức
mà luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ đòi hỏi. Phương thức thụ đắc lãnh thổ cụ thể
mà quốc gia B thực hiện là phương thức chiếm cứ hữu hiệu.
Chiếm hữu là một phương thức thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế, là
hành động của một quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một
lãnh thổ vốn chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào khác hoặc một
vùng lãnh thổ vốn đã có chủ sau đó bị bỏ rơi và trở lại trạng thái vô chủ ban đầu.
Đối tượng lãnh thổ được áp dụng phương thức thụ đắc hữu hiệu là lãnh
thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi.
Nội dung của chiếm cứ hữu hiệu là: Phải là sự chiếm cứ hợp pháp ( đúng
đối tương bằng biện pháp hịa bình): Quốc gia B chiếm cứ đảo X vào thời điểm
quốc gia B thực hiện việc chiếm cứ lãnh thổ X là lãnh thổ vô chủ, quốc gia B
thực hiện việc chiếm cứ đảo X bằng biện pháp hòa bình; Phải có sự chiếm cứ
thực sự: Quốc gia B đã chính thức ghi nhận đảo X vào hệ thống bản đồ hành
chính nước mình, sau đó đưa dân cư ra đó sinh sống, xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp
phép cho các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên thiên
nhiên trên đảo, đồng thời thiết lập bộ máy hành chính tại đây.
Chiếm cứ phải liên tục, hịa bình trong khoảng thời gian dài khơng có
tranh chấp. Quốc gia B đã xác lập chủ quyền đối với đảo X từ năm 1890 khi

quân đội của quốc gia B lần đầu tiên phát hiện ra hịn đảo này và tun bố cơng
khai về việc xác lập chủ quyền đối với hịn đảo nhưng khơng có bất kì quốc gia
nào đưa ra tuyên bố phản đối.
Việc chiếm cứ lãnh thổ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra một
dnah nghĩa chủ quyền lãnh thổ. Quốc gia B tuyên bố công khai về việc xác lập
chủ quyền đối với hòn đảo X đây cũng là mục đích của quốc gia B khi chiếm cứ
hịn đảo X. Hơn nữa quốc gia B còn xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp phép cho các tổ
4


chức, cá nhân tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trên đảo
X, đồng thời thiết lập bộ máy hành chính tại đây.
Với những phân tích ở trên có thể thấy quốc gia B đã xác lập chủ quyền
trên hòn đảo X một cách hợp pháp nên hịn đảo X khơng phải là lãnh thổ vơ chủ
vào thời điểm quốc gia A thực hiện chiếm cứ một phần phía Đơng của đảo X như
quốc gia A nhận định.
2, Trong trường hợp các bên có yêu sách với đảo X và xảy ra tranh chấp
thì các bên có thể áp dụng biện pháp nào để giải quyết tranh chấp?
Trong trường hợp các bên có yêu sách với đảo X và xảy ra tranh chấp thì
đó được coi là tranh chấp quốc tế . Theo quan niệm của Pháp viện thường trực
quốc tế - cơ quan giải quyết tranh chấp của Hội quốc liên (tổ chức tiền thân của
Liên Hợp Quốc): tranh chấp là sự bất đồng về một quy phạm pháp luật hoặc sự
kiện nào đó giữa các chủ thể nhất định (trường hợp này là giữa các quốc gia) khi
một trong các bên đưa ra yêu sách, địi hỏi đối với bên kia nhưng bên đó khơng
chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận một phần. Căn cứ vào thực tế, có thể hiểu theo
cách chung nhất, tranh chấp quốc tế là hồn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ
thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những
u cầu hay địi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự khơng thỏa thuận được với
nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm
pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau.

Tranh chấp trong tình huống là tranh chấp giữa 2 chủ thể luật quốc tế là
quốc gia A và quốc gia B, hai quốc gia A và B có những quan điểm trái ngược
nhau về quốc gia có chủ quyền trên đảo X và hai quốc gia đều có u cầu,địi
hỏi, u sách trái ngược với đảo X nên tranh chấp xảy ra trong tình huống này là
tranh chấp quốc tế.
Phương pháp giải quyết tranh chấp do các bên liên quan thỏa thuận lựa
chọn. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương cách nào thì nền tảng đặt ra trong việc giải
quyết các tranh chấp quốc tế đó là giải quyết trên cơ sở ngun tắc hịa bình.
5


Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hịa bình là hệ quả trực tiếp được rút ra
từ nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Ngun tắc dùng phương pháp hịa bình để giải quyết tranh chấp lần đầu tiên
được nêu trong Hiệp ước Braind-Kellog năm 1928. Sau đó được ghi nhận trong
khoản 3 điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc: “Hội viên Liên Hợp Quốc giải
quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng các biện pháp hịa bình làm thế nào để
khỏi nguy hại đến hịa bình và an ninh quốc tế cũng như công lý”. Ghi nhận này
được nhấn mạnh trong Tuyên ngôn 1970 của Liên Hợp Quốc và được cụ thể
trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương khác.
Theo điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc 1945:
“Điều 33:
1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc
tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hồ bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố
gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung
gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước
khu vực, hoặc bằng các biện pháp hồ bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình;
2. Hội đồng bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải
quyết tranh chấp của họ bằng các biện pháp nói trên.”
Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế từ trước đến nay cho thấy có các

phương thức giải quyết tranh chấp cơ bản sau: giải quyết trực tiếp tranh chấp,
giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba, giải quyết tranh chấp trong khuôn
khổ các tổ chức quốc tế và các hiệp định khu vực, giải quyết tranh chấp thông
qua cơ quan tài phán. Đây chỉ là những phương thức giải quyết tranh chấp cơ
bản ngoài các tranh chấp này các bên liên quan trong tranh chấp tức là quốc gia
A và quốc gia B có thể thỏa thuận để lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
khác nhưng phải trên cơ sở nguyên tắc hịa bình như giải quyết tranh chấp bằng
con đường ký kết điều ước quốc hoặc các giải pháp mang tính chất tình thế như
cộng đồng sử dụng, cộng đồng trách nhiệm…
6




Phương pháp đàm phán trực tiếp
Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc đàm
phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp. Trong số các biện pháp giải quyết tranh
chấp, đàm phán được áp dụng rất phổ biến và được biết đến từ rất sớm trong lịch
sử quan hệ quốc tế và ln chiếm vị trí hàng đầu trong số danh mục các biện
pháp mà các chủ thể luật quốc tế áp dụng. Đàm phán trực tiếp là sự trao đổi có
tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hình thức song phương, đa
phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn ra giữa các bên liên quan, trong
khuôn khổ một hội nghị hoặc các cuộc gặp song phương. Trên thực tế đàm phán
trực tiếp không chỉ được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên chủ thể
luật quốc tế mà còn là phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin, ý kiến về
các vấn đề khác nhau, thống nhất quan điểm, đường lối, ký kết các điều ước
quốc tế. Đàm phán có thể được tiến hành bởi đại diện chính thức của các bên
hữu quan ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như ở cấp cao nhất – nguyên thủ
quốc gia và người đứng đầu chính phủ hoặc khơng chính thức.




Nhóm biện pháp thơng qua bên thứ ba
- Biện pháp trung gian: được quy định trong công ước Lahaye 1899 và
1907 như là một trong các biện pháp hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Bên thứ ba là chủ thể có uy tín trên trường quốc tế, khuyến khích các bên tranh
chấp ngồi vào bàn đàm phán. Bên trung gian không tham gia vào đàm phán và
không đưa ra các điều kiện giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp thông
qua trung gian thực chất là các bên chấp nhận sự tham gia của bên thứ ba. Bên
thứ ba có thể là một hoặc một số quốc gia; một hoặc một số cá nhân có uy tín và
cũng có thể là thơng qua cơ quan của tổ chức quốc tế. Với nguyên tắc, cơ quan
trung gian phải tơn trọng ý chí tự quyết của các bên tranh chấp. Các đề nghị
khuyến cáo của cơ quan trung gian liên quan đến vụ tranh chấp chỉ có thể là cơ

7


sở cho các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa các bên tranh chấp mà khơng thể
có giá trị pháp lý ràng buộc.
- Biện pháp hòa giải: Bên thứ ba có uy tín trên trường quốc tế khuyến
khích các bên ngồi vào bàn đàm phán và bên thứ ba tham gia trực tiếp vào bàn
đàm phán bằng cách đưa ra dự thảo giải quyết tranh chấp để các bên tham khảo.
Với tư cách tham gia tích cực vào đàm phán giữa các bên tranh chấp, bên hịa
giải có phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ rộng lớn hơn, thể hiện ở việc tham gia
đàm phán từ đầu cho đến khi kết thúc, thậm chí có thể điều khiển cả cuộc đàm
phán, đưa ra kiến nghị hoặc đưa ra đề nghị thay đổi yêu sách của các bên tranh
chấp nhằm làm cho các bên xích lại gần nhau hơn, dung hịa các yêu sách của
các bên nhưng kiến nghị của họ khơng có tính chất bắt buộc đối với các bên. Bên
thứ ba có thể là một hoặc một số quốc gia, cá nhân hoặc tổ chức quốc tế, không
tham gia vào vụ tranh chấp. Hòa giải được coi là kết thúc trong các trường hợp

sau: Vụ tranh chấp đã kết thúc Các bên tranh chấp chấp nhận các kết luận,
khuyến nghị… của bên hòa giải Các bên hoặc một bên tranh chấp bác bỏ các kết
luận hoặc khuyến nghị đó.
- Biện pháp thông qua Ủy ban điều tra : Điều tra thực chất không giải
quyết được tranh chấp mà chỉ giúp cho việc hiểu một cách rõ ràng, khách quan
về các sự kiện đã làm nảy sinh tranh chấp. Điều tra sẽ tạo điều kiện cho các bên
tranh chấp xác nhận lại một sự kiện hoặc một hành động dẫn đến sự bất đồng từ
đó có thể dẫn đến việc thương lượng nhằm chấm dứt tranh chấp. Báo cáo của Ủy
ban điều tra chỉ xác nhận một cách khách quan những tình hình, sự kiện đã xảy
ra chứ khơng có tính chất như quyết định của trọng tài hay phán quyết của tịa
án. Các bên tranh chấp có tồn quyền trong việc chấp nhận hay bác bỏ báo cáo
của ủy ban điều tra. Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động của ủy ban điều tra nhiều
khi vượt quá nhiệm vụ của họ. Cụ thể, ủy ban điều tra không chỉ nhận xét các sự

8


kiện mà còn đề cập cả đến nguyên nhân, hậu quả của tranh chấp, bình luận về
u sách địi hỏi của các bên,…
- Biện pháp thơng qua Ủy ban hịa giải: Ủy ban hòa giải tự quy định thủ
tục làm việc. Các kết luận hoặc khuyến nghị của ủy ban hịa giải được thơng qua
với đa số phiếu. Trong q trình làm việc, ủy ban hịa giải thu thập tin tức, tài
liệu cần thiết nhằm làm sáng tỏ vụ tranh chấp, trình bày những giải pháp mà cơ
quan này cho là hợp lý, lấy ý liến các bên, xem xét các yêu cầu và phản đối…
Báo cáo do ủy ban hịa giải soạn thảo khơng có giá trị ràng buộc các bên tranh
chấp mà chỉ là những khuyến cáo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải
quyết tranh chấp.


Phương pháp giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế: tổ chức

quốc tế thường chỉ giải quyết tranh chấp giữa các bên là thành viên của tổ chức
đó, và trình tự giải quyết theo quy định riêng của tổ chức. Do vậy nếu quốc gia A
và quốc gia B chọn phương pháp này là phương pháp giải quyết tranh chấp thì cả
hai quốc gia phải là thành viên của tổ chức quốc tế đó. Tổ chức quốc tế đó có thể



là Liên hợp quốc hoặc tổ chức quốc tế khu vực như Liên minh Châu Phi,…
Phương pháp thông qua cơ quan tài phán quốc tế
Một trong những lựa chọn thông dụng của các bên nhằm giải quyết tranh
chấp quốc tế là thông qua cơ quan tài phán quốc tế. Về bản chất, tài phán quốc tế
là cách thức hịa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương
pháp, thủ tục tư pháp do các quốc gia lựa chọn. Nhìn chung, các cơ quan tài phán
quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hai dạng là Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế. Cơ
quan tài phán quốc tế thành lập trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể luật quốc
tế, các cơ quan này khơng có thẩm quyền đương nhiên, chỉ có thẩm quyền nếu
được các bên tranh chấp chấp nhận thẩm quyền và trong phạm vi mà các bên
tranh chấp yêu cầu. Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế có giá trị chung
thẩm, bắt buộc.

9


KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của thế giới là sự gia tăng của những mâu thuẫn,
tranh chấp. Có rất nhiều phương pháp để giải quyết tranh chấp nhưng không phải
phương pháp nào cũng phù hợp và hợp pháp. Tùy thuộc vào loại tranh chấp cũng
như thiện ý của các bên trong tranh chấp mà các bên trong tranh chấp lựa chọn
phương pháp giải quyết tranh chấp phù hợp và phải trên ngun tắc hịa bình.


10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Luật quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an

2.

nhân dân – 2018.
/>
3.
4.

chap-quoc-te-tai-toa-29379/.
/>Hiến chương Liên hợp quốc 1945.

11



×