BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHĨM
MƠN:
PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
ĐỀ BÀI: 02
“Đánh giá việc thực hiện các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau
(MRAs) về thương mại dịch vụ của ASEAN của Việt Nam, từ đó
đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện MRAs
đối với Việt Nam”
LỚP
NHÓM
Hà Nội, 2021
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT
QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM
Ngày:.......................
Địa điểm: ……………………………………..
Nhóm số:
Lớp:
Khóa:
Tổng số thành viên của nhóm: ...... thành viên
Có mặt: .......... thành viên
Vắng mặt:
Có lý do: ………………… Khơng lý do: ………………….
Nội dung:.................................................................................................................................
Tên bài tập: Đánh giá việc thực hiện các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) về
thương mại dịch vụ của ASEAN của Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện MRAs đối với Việt Nam.
Môn học: .................................................................................................................................
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài
tập nhóm số:
00
Kết quả như sau:
Đánh giá
của SV
STT Mã SV
Họ và tên
A
B
C
SV
ký tên
Đánh giá
của GV
GV
Điểm Điểm ký
(số) (chữ) tên
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Kết quả điểm bài viết: ............................
-Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...
-Giáo viên chấm thứ hai:.……………….
Kết quả điểm thuyết trình:…………….
- Giáo viên cho thuyết trình:…………….
Điểm kết luận cuối cùng:………………
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………
Hà Nội, ngày ..... tháng.. ... năm 2021
NHÓM TRƯỞNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG1
I. Khái niệm, ý nghĩa của công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của
ASEAN
1
1. Khái niệm công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của Asean...........1
2. Ý nghĩa của công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của Asean........1
II. Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN 2
1. MRAs về dịch vụ tư vấn kỹ thuật, kiến trúc, kế toán....................................2
2. MRAs về hành nghề y, nha khoa, điều dưỡng...............................................3
3. MRAs về dịch vụ khảo sát............................................................................4
4. MRAs về du lịch............................................................................................4
III. Việt Nam thực hiện các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN
5
1. MRAs về dịch vụ tư vấn kỹ thuật..................................................................5
2. MRAs về dịch vụ kiến trúc............................................................................7
3. MRAs về dịch vụ kế toán..............................................................................8
4. MRAs về hành nghề y, nha khoa, điều dưỡng...............................................8
5. MRAs về dịch vụ khảo sát............................................................................9
6. MRAs về du lịch............................................................................................9
IV. Đánh giá việc thực hiện các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) về
thương mại dịch vụ của ASEAN của Việt Nam 10
V. Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện MRAs đối với Việt Nam
13
KẾT LUẬN
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
MỞ ĐẦU
Tự do hóa thương mại dịch vụ là một trong những ưu tiên quan trọng
trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Các hoạt động tự do hóa thương mại dịch vụ
thường được tiến hành song song cùng với các hoạt động thuận lợi hóa thương
mại dịch vụ, cụ thể là hoạt động cơng nhận lẫn nhau. Trên cơ sở đó, các quốc gia
thành viên ASEAN đã xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) và
cho đến nay đã kí kết được 8 thỏa thuận cơng nhận lẫn nhau đối với 8 lĩnh vực
dịch vụ. Vậy Việt Nam là một trong những thành viên tích cực của ASEAN đã
triển khai thực hiện các Thỏa thuận này như thế nào? Để làm rõ hơn vấn đề này,
nhóm 02 xin trình bày bài tập nhóm của nhóm mình: “Đánh giá việc thực hiện
các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) về thương mại dịch vụ của ASEAN
của Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
MRAs đối với Việt Nam”.
NỘI DUNG
I. Khái niệm, ý nghĩa của công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của
ASEAN
1. Khái niệm công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của Asean.
Căn cứ Điều 5 Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS 1995) và
khoản 1 điều 17 Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA 2019), có thể
hiểu: “Cơng nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN là hoạt động
của quốc gia này công nhận trình độ giáo dục hoặc kinh nghiệm đạt được; các
tiêu chuẩn đã được thỏa mãn hoặc bằng cấp, chứng chỉ được cấp tại một quốc
gia thành viên ASEAN khác để sử dụng cho mục đích cấp giấy phép hoặc giấy
chứng nhận nhà cung cấp dịch vụ tại quốc gia thành viên đó.”
2. Ý nghĩa của cơng nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của Asean.
Công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ sẽ thúc đẩy hoạt động tự do
hóa thương mại dịch vụ giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp
dịch vụ chuyên mơn nước ngồi tiếp cận và thực hiện hoạt động cung cấp dịch
vụ tại thị trường của quốc gia khác. Nói cách khác, các thỏa thuận cơng nhận lẫn
nhau (MRAs) là những cơng cụ chính để di chuyển lao động trong khuôn khổ
AEC . Những thỏa thuận này giúp những người hành nghề có kỹ năng hoặc kinh
nghiệm phù hợp được chứng nhận và làm việc tại các nước thành viên.
1
Đến nay, đã có 8 thỏa thuận trong các lĩnh vực dịch vụ: kế toán, hành
nghề y, hành nghề nha khoa, tư vấn kỹ thuật, điều dưỡng, kiến trúc, khảo sát và
du lịch.
II. Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN
1. MRAs về dịch vụ tư vấn kỹ thuật, kiến trúc, kế tốn
Mục đích của các nước ASEAN khi ký kết các MRAs này là hướng tới
thiết lập một cơ chế đăng ký hành nghề chung ASEAN về kỹ sư, kiến trúc sư và
kế tốn. Vì vậy, để thực hiện các MRAs này, yêu cầu mỗi quốc gia thành viên
phải nội luật hóa các tiêu chuẩn hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN, kiến
trúc sư chuyên nghiệp ASEAN và kế toán chuyên nghiệp ASEAN vào trong
pháp luật quốc gia; và thành lập các Ủy ban giám sát về dịch vụ tư vấn kỹ thuật,
dịch vụ kiến trúc, dịch vụ kế tốn tại nước mình để thực hiện quy trình đánh giá
và đăng ký cấp phép hành nghề chuyên nghiệp đủ điều kiện theo ASEAN.
Theo MRAs về tư vấn kỹ thuật, để trở thành một kỹ sư chuyên nghiệp
ASEAN thì cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện sau: Hồn thành chương
trình đào tạo có cấp bằng kỹ sư được chứng nhận của cơ quan hành nghề kỹ
thuật; Có giấy phép đăng ký còn giá trị sử dụng hoặc chứng chỉ cấp phép hành
nghề kỹ thuật tại quốc gia gốc; Tối thiểu 7 năm kinh nghiệm hành nghề kỹ thuật
từ sau khi tốt nghiệp, trong đó tối thiểu 2 năm phụ trách cơng trình quan trọng;
Đã tn thủ theo chính sách phát triển chun mơn thường xun (CPD) của
quốc gia gốc ở mức độ đáp ứng yêu cầu; Không ghi nhận bất kỳ hành vi vi phạm
nghiêm trọng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của địa
phương và quốc tế đối với hoạt động hành nghề kỹ thuật.
Theo MRAs về kiến trúc, kiến trúc sư chuyên nghiệp ASEAN phải đáp
ứng được các điều kiện: Tốt nghiệp tại đại học có chương trình đào tạo ít nhất là
5 năm; có kinh nghiệm hành nghề 10 năm kể từ ngày tốt nghiệp, trong đó phải
có ít nhất 5 năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ hành nghề; Có ít nhất 2 năm
đảm nhiệm các cơng trình kiến trúc quan trọng; Đáp ứng các yêu cầu về phát
triển nghề nghiệp liên tục (CPD) ở mức độ thỏa đáng theo quy định tại quốc gia
xin đăng ký; Trong khoảng thời gian hành nghề không được vi phạm nghiêm
trọng đạo đức nghề nghiệp tại bất kỳ một quốc gia nào.
Theo MRAs về kế toán, một kế toán chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn
ASEAN phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau: Hồn thành chương trình hoặc
trình độ kế tốn được cơng nhận; Có chứng chỉ đăng ký hành nghề còn hiệu lực
ở nước xuất xứ do tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc gia hoặc cơ
2
quan có thẩm quyền quản lý nghề nghiệp của nước xuất xứ cấp; Có ít nhất 3
năm kinh nghiệm thực tế; Tuân thủ và đảm bảo chương trình cập nhật kiến thức
(CPD); Có chứng nhận của tổ chức nghề nghiệp kế tốn, kiểm tốn quốc gia
và/hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý nghề nghiệp của nước xuất xứ là không
vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp lý, đạo đức nghề nghiệp hành nghề kế
toán, kiểm toán của địa phương và quốc tế.
Quy trình đăng ký để được hành nghề kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán tại một
nước ASEAN khác như sau:
+ Bước 1: Kỹ sư, kiến trúc sư, kế tốn chun nghiệp đủ điều kiện về trình độ và
kinh nghiệm theo quy định trong MRAs nộp đơn đăng ký lên Uỷ ban Giám sát
về dịch vụ tư vấn kỹ thuật, kiến trúc, kế tốn tại nước mình để xin cấp chứng
nhận Kỹ sư chuyên nghiệp đủ điều kiện theo ASEAN (ACPE), Kiến trúc sư
ASEAN (AA), Kế toán viên ASEAN (ACPA).
+ Bước 2: Uỷ ban Giám sát tương ứng xem xét đơn đăng ký và lập Bản đánh
giá, sau đó gửi lên Ủy ban điều phối MRA ở cấp độ khu vực tương ứng với từng
ngành nghề (Ủy ban điều phối nghề kỹ sư ASEAN - ACPECC; Ủy ban điều phối
nghề kiến trúc ASEAN – AAC; Ủy ban điều phối nghề kế toán ASEAN –
ACPACC) để quyết định cấp phép hay không cấp phép chứng nhận ACPE, AA,
ACPA.
+ Bước 3: Những người đã được cấp chứng nhận sẽ đủ điều kiện để đăng ký với
Cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành nghề ở một nước ASEAN khác để được
cấp phép là Kỹ sư chuyên nghiệp nước ngoài có đăng ký (RFPE), Kiến trúc sư
nước ngồi có đăng ký (RFA), Kế tốn chun nghiệp nước ngồi có đăng ký
(RFPA) tại nước đó, nhưng phải tuân theo các quy định và pháp luật liên quan
của nước đó.
+ Bước 4: Sau khi đã đăng ký và được cấp phép, họ được phép hành nghề tại
nước ASEAN đó nhưng phải phối hợp làm việc với chuyên gia của nước sở tại.
2. MRAs về hành nghề y, nha khoa, điều dưỡng
Nhóm MRAs này khơng hướng tới mục đích thiết lập cơ chế đăng ký
hành nghề chung ASEAN mà tập trung vào các mục tiêu: di chuyển người hành
nghề y trong ASEAN, trao đổi thông tin và tăng cường hợp tác công nhận lẫn
nhau về hành nghề, thúc đẩy áp dụng thực tiễn tốt nhất về tiêu chuẩn và trình độ,
cung cấp các cơ hội nâng cao năng lực và đào tạo.
Nhằm tạo thuận lợi cho người hành nghề trong ba lĩnh vực này được di
chuyển, các MRAs ghi nhận điều kiện cần thiết đối với người hành nghề y là
3
người nước ngồi. Nói cách khác, các quốc gia sẽ dựa trên các điều kiện chung
đối với người hành nghề y nước ngoài được ghi nhận trong 3 MRAs và quy định
liên quan của quốc gia để đặt ra các điều kiện về trình độ cũng như quy trình
đăng ký hành nghề sao cho phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia.
Điều kiện chung đối với người hành nghề y nước ngoài trong 3 MRAs
này được quy định như sau: sở hữu văn bằng trình độ chuyên nghiệp; đăng ký
hoạt động chuyên nghiệp một cách hợp pháp và có chứng chỉ/giấy phép hoạt
động nghề hiện hành; hành nghề liên tục 3 năm với điều dưỡng viên, 5 năm với
y và nha khoa; tuân thủ quy định phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) ở mức
độ thỏa đáng; được chứng nhận bởi cơ quan quản lý là không vi phạm chuẩn
mực đạo đức và nghề nghiệp; khai báo không bị điều tra hoặc xử lý về pháp luật.
Người hành nghề nước ngoài thỏa mãn các điều kiện trên sẽ được cơng nhận đủ
trình độ hành nghề tại nước sử dụng lao động.
Quy trình cơng nhận lẫn nhau trong nhóm MRAs này được thực hiện
thông qua 2 bước:
+ Bước 1: Các chuyên gia nước ngoài hành nghề trong lĩnh vực nha khoa, y
khoa, điều dưỡng cần nộp đơn đăng ký lên cơ quan quản lý nghề quốc gia
(PRA) để được cấp chứng chỉ hành nghề.
+ Bước 2: khi đã có giấy phép hành nghề và đáp ứng đủ các tiêu chí được ghi
nhận tại các MRA, những chuyên gia này có thể nộp đơn trực tiếp tới các cơ
quan quản lý nghề tại các quốc gia tiếp nhận dịch vụ. Để được công nhận một
cách đầy đủ và hành nghề hợp pháp tại quốc gia tiếp nhận, các chuyên gia trong
lĩnh vực này cần tiếp tục đáp ứng các yêu cầu riêng tại mỗi quốc gia.
3. MRAs về dịch vụ khảo sát
Việc ký kết MRAs về dịch vụ khảo sát nhằm hướng tới tạo khuôn khổ cho
các nước thành viên ASEAN đã sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán song
phương hoặc đa phương về thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực này, cũng như
thúc đẩy trao đổi thông tin, kỹ năng và các thực tiễn,...
4. MRAs về du lịch
Trong các MRAs đã được ký kết của ASEAN, MRAs về du lịch (MRATP) là thỏa thuận có phạm vi cơng nhận lẫn nhau rộng nhất, bao gồm 32 ngành
nghề trong 6 lĩnh vực được quy định tại phụ lục đính kèm của thỏa thuận. MRATP được ký kết với mục tiêu thiết kế chương trình đào tạo chung ASEAN, tạo
thuận lợi cho tính linh động của các ngành nghề du lịch, trao đổi thông tin, cung
cấp các cơ hội hợp tác, xây dựng năng lực cạnh tranh giữa các nước thành viên.
4
Theo MRA – TP, trình độ của người lao động của một nước thành viên
ASEAN có thể được cơng nhận và được phép làm việc tại nước khác với điều
kiện: người lao động làm việc 01 trong 32 lĩnh vực dịch vụ khách sạn và lữ hành
quy định tại Phụ lục đính kèm của MRA (Khơng bao gồm hướng dẫn viên du
lịch); người lao động phải được đào tạo và có chứng nhận trình độ du lịch cịn
hiệu lực đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chung ASEAN về du lịch (ACCSTP) và
được cấp bởi một Hội đồng chứng nhận nghề du lịch quốc gia; người lao động
phải tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành của quốc gia sở tại.
Theo đó, mỗi quốc gia thành viên sẽ thiết lập một Hội đồng cấp chứng chỉ
nghề du lịch (TPCB) để xem xét và cấp chứng chỉ hành nghề.
Cơ chế công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực du lịch được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Người cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài sau khi đã đáp ứng đủ các
điều kiện trong Bộ tiêu chuẩn trình độ chung ASEAN về nghề du lịch
(ACCSTP) sẽ nộp đơn đăng ký lên TPCB tại nước mình để được cấp chứng chỉ
hành nghề.
+ Bước 2: TPCB sẽ xem xét, đánh giá các điều kiện dựa trên ACCSTP để quyết
định cấp chứng chỉ hành nghề cho người lao động hay không.
+ Bước 3: Người lao động được cấp chứng chỉ sẽ được TPCB của nước mình
đăng ký vào hệ thống đăng ký nghề du lịch ASEAN (ATPRS). Khi đó, người lao
động sẽ được tự động công nhận là đủ tiêu chuẩn để hành nghề du lịch tại nước
tiếp nhận dịch vụ mà không cần phải đáp ứng thêm bất kỳ một yêu cầu nào của
nước này.
III. Việt Nam thực hiện các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN
1. MRAs về dịch vụ tư vấn kỹ thuật
Để triển khai thực hiện MRAs về dịch vụ tư vấn kỹ thuật, Việt Nam đã nội
luật hóa các quy định của MRAs này vào pháp luật quốc gia, cụ thể là:
+ Luật xây dựng 2014;
+ Quyết định số 1128/QĐ-BXD về việc thành lập Ủy ban giám sát của Việt
Nam để thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật
trong ASEAN ngày 15 tháng 9 năm 2008;
+ Quyết định số 820/QĐ-BXD về việc ban hành quy chế đánh giá đối với kỹ
sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN ngày 06 tháng 8 năm 2009;
+ Quyết định số 821/QĐ-BXD về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt
động của Ủy ban giám sát của Việt Nam để thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn
nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN ngày 06 tháng 08 năm 2009;
5
+ Quyết định số 425/QĐ_BXD về việc kiện toàn và bổ nhiệm các thành viên
Ủy ban giám sát của Việt Nam để thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về
dịch vụ tư vấn kỹ thuật ngày 11 tháng 05 năm 2012.
Theo các điều khoản của MRA, một kỹ sư mang quốc tịch ASEAN để
được hành nghề độc lập cần phải nộp hồ sơ xin được đăng bạ trong Đăng bạ Kỹ
sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (sau đây gọi tắt là ACPER) và được trao
danh hiệu Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (sau đây gọi tắt là ACPE).
Sau đó, người lao động tiếp tục nộp hồ sơ đến Ủy ban giám sát của nước sở tại
mà họ muốn hành nghề độc lập để đăng bạ là một Kỹ sư chuyên nghiệp nước
ngoài đã được đăng bạ (RFPE) theo quy định của pháp luật nước đó. RFPE chỉ
có khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật trongphạm vi ngành nghề và chuyên
ngành đã được đăng bạ theo quy định và các quy tắc nghề nghiệp của nước sở
tại.
Thực hiện các cam kết của Việt Nam trong MRAs về dịch vụ tư vấn kỹ
thuật, Luật xây dựng năm 2014 cũng quy định việc đăng bạ của các kỹ sư
chuyên nghiệp hoạt động trong các ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng,
quy định năng lực và đạo đức hành nghề của các kỹ sư đó và quản lý các tổ chức
cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp liên quan đến xây dựng (Điều 148
-159 Luật Xây dựng năm 2014).
Theo Quy chế đánh giá được ban hành trong Quyết định 820/QĐ-BXD,
kỹ sư chuyên nghiệp của Việt Nam là những kỹ sư được cấp chứng chỉ hành
nghề bởi một cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Xây dựng và các
văn bản hướng dẫn thực hiện. Kỹ sư chuyên nghiệp hoặc người hành nghề để
được đăng bạ ACPER phải đáp ứng được tất cả các điều kiện gồm có: (i) tốt
nghiệp tại đại học chuyên ngành kỹ thuật, (ii) có kinh nghiệm hành nghề 10 năm
kể từ ngày tốt nghiệp, (iii) có ít nhất 2 năm giữ trọng trách trong các công việc
kỹ thuật quan trọng, (iv) tham gia chương trình phát triển nghề nghiệp liên tục
đạt được các tiêu chuẩn của VNMC, (v) trong khoảng thời gian hành nghề
không được vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp tại bất kỳ một quốc gia
nào thì sẽ được đăng bạ là ACPE. Một kỹ sư chuyên nghiệp nước ngoài đã được
đăng bạ (RFPE) là người đã nộp hồ sơ đến Ủy ban Giám sát của Việt Nam
(VNMC) và trả một khoản phí theo quy định, sẽ được cho phép cộng tác làm
việc với một kỹ sư được đăng bạ trong nước được chỉ định. RFPE không được
phép hành nghề độc lập tại Việt Nam trừ phi họ đã được đăng bạ là Kỹ sư
chuyên nghiệp do VNMC cấp.
Về việc thiết lập Ủy ban giám sát dịch vụ tư vấn kỹ thuật tại Việt Nam:
Ủy ban giám sát của Việt Nam (VNMC) được thành lập theo Quyết định số
6
1128/QĐ-BXD năm 2008, là cơ quan tổ chức triển khai và giám sát việc thực
hiện MRA về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN, trong đó có thẩm quyền tổ
chức đánh giá và chứng nhận năng lực, kinh nghiệm thực tế của những người
hành nghề trong các ngành kỹ thuật, đồng thời cơng nhận họ có đủ năng lực về
mặt kỹ thuật và phương diện đạo đức để hành nghề kỹ thuật chuyên nghiệp một
cách độc lập. Uỷ ban giám sát chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng, đồng thời chịu sự giám sát, điều phối hoạt động của Uỷ ban giám sát điều
phối kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (ACPECC) trong việc tổ chức
triển khai và giám sát việc thực hiện Thoả thuận.
2. MRAs về dịch vụ kiến trúc
Thực hiện MRAs về dịch vụ kiến trúc, được sự đồng ý của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Xây dựng đã thành lập Ủy ban giám sát của Việt Nam để thực
hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kiến trúc giữa các nước ASEAN
theo Quyết định số 815/QĐ-BXD ngày 06/8/2009 (gọi tắt là Ủy ban giám sát
của Việt Nam về Kiến trúc). Ủy ban giám sát thực hiện chức năng đánh giá và
chứng nhận năng lực, kinh nghiệm hành nghề của Kiến trúc sư ASEAN và kiến
trúc sư nước ngồi có đăng ký. Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban giám
sát của Việt Nam về Kiến trúc cũng đã được ban hành kèm theo Quyết định số
334/QĐ-BXD ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ngày 08/02/2014,
Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 156/QĐ-BXD về việc kiện toàn và bổ
nhiệm các Thành viên Uỷ ban giám sát của Việt Nam để thực hiện thỏa thuận
thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN.
Tương tự như MRA về dịch vụ kỹ thuật, theo quy định tại MRA về dịch vụ
kiến trúc, các kiến trúc sư có quốc tịch các nước thành viên ASEAN có quyền
đăng ký vào Đăng bạ kiến trúc sư ASEAN và nhận được danh hiệu Kiến trúc sư
ASEAN (AA) nếu đáp ứng đủ các điều kiện kiến trúc sư chuyên nghiệp
ASEAN. Tại Việt Nam, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 554/QĐ-BXD
ngày 14/6/2011 về việc ban hành Quy chế đánh giá Kiến trúc sư ASEAN, theo
đó, kiến trúc sư chuyên nghiệp và người hành nghề để dược đăng bạ kiến trúc sư
ASEAN phải đáp ứng các tiêu chí: (i) tốt nghiệp tại đại học có chương trình đào
tạo ít nhất là 5 năm, (ii) có kinh nghiệm hành nghề 10 năm kể từ ngày tốt
nghiệp, ít nhất 05 năm là có chứng chỉ hành nghề, (iii) có ít nhất 2 năm đảm
nhiệm các cơng trình kiến trúc quan trọng, (iv) trong khoảng thời gian 2 năm
phải tham gia một chương trình Phát triển nghề nghiệp liên tục với thời gian ít
nhất 2 tuần, (v) trong khoảng thời gian hành nghề không được vi phạm nghiêm
trọng đạo đức nghề nghiệp tại bất kỳ một quốc gia nào. Các AA khi muốn hành
nghề độc lập tại một quốc gia ASEAN khác thì phải đăng ký với cơ quan quản
7
lý nghề nghiệp của nước sở tại (trong trường hợp Việt Nam là Ủy ban Giám sát
về dịch vụ kiến trúc tại Việt Nam) để được là Kiến trúc sư nước ngồi có đăng
ký (PRA). Liên quan đến phạm vi hành nghề, các PRA chỉ được hành nghề kiến
trúc theo các quy định hiện hành của Việt Nam.
3. MRAs về dịch vụ kế toán
Hiện nay Việt Nam đã xây dựng Quy chế đánh giá đối với kế toán viên
chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN hiện đã được Bộ Tài chính đưa ra và được
chấp nhận trong ASEAN vào năm 2017 và đang chuẩn bị thủ tục trong nước để
ban hành.1
4. MRAs về hành nghề y, nha khoa, điều dưỡng
Sau khi tham gia các MRAs này, Việt Nam đã nhanh chóng bắt tay vào
các hoạt động nhằm triển khai trên thực tế các thỏa thuận trên như: điều chỉnh
các chính sách liên quan và tổ chức các hội thảo phổ biến về các MRAs này,
tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong khối, có các
hoạt động cơ bản hướng tới nâng cao năng lực trình độ của y bác sĩ trong nước
nhất là trong bối cảnh hội nhập khu vực sâu rộng.
Hiện nay các quy định về tiêu chuẩn và thủ tục cấp phép hành nghề đối
với người hành nghề y, điều dưỡng và nha khoa là người nước ngồi (trong đó
bao gồm cơng dân đến từ các quốc gia thành viên) được quy định tại Luật Khám
bệnh, chữa bệnh năm 2009. Theo đó, người nước ngồi muốn hành nghề y, điều
dưỡng và nha khoa trên lãnh thổ của Việt Nam bên cạnh đáp ứng được các điều
kiện về cấp chứng chỉ hành nghề giống với điều kiện áp dụng đối với người Việt
Nam như có văn bằngchuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc cơng nhận
tại Việt Nam; có giấy tờ chứng nhận đủ sức khoẻ hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh; không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề, đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự…phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: Đáp ứng yêu cầu về sử dụng
ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh (phải biết tiếng Việt thành thạo; trường
hợp không biết tiếng Việt thành thạo phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có
người phiên dịch), có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở
tại xác nhận, có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao
động của Việt Nam cấp, trải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.2
1
Hà Thị Minh Đức (2019). Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN,
Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, tr.110.
2
Điều 19, Điều 23, Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
8
Bộ trưởng Bộ Y tế là chủ thể có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối
với người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam. Để
được cấp phép người nước ngoài phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ
hành nghề bao gồm: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, bản sao văn bằng
chun mơn, văn bản xác nhận q trình thực hành, văn bản xác nhận biết tiếng
Việt thành thạo hoặc hồ sơ của người phiên dịch theo luật định, giấy chứng nhận
đủ sức khoẻ để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, phiếu lý lịch tư pháp, giấy phép lao động
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động cấp.3
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực cơ
bản của bác sĩ đa khoa, điều dưỡng và hộ sinh; hiện đang xây dựng và chuẩn bị
ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ răng hàm mặt nhằm chuẩn hóa trình
độ hành nghề, tạo diều kiện cho việc di chuyển thể nhân và sự công nhận lẫn
nhau về trình độ giữa các nước trong khu vực ASEAN. Các chuẩn này xây dựng
dựa trên yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân Việt Nam, có tham khảo các
chuẩn của khu vực (MRA) và quốc tế. Bộ Y tế cũng đã đề xuất và được Chính
phủ chấp thuận cho tiếp nhận một số chương trình, dự án để triển khai đổi mới
và phát triển chương trình đào tạo, nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo, xây
dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo,... để tăng cường hợp
tác trao đổi thông tin, nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng lao động giữa các
nước thành viên... Bộ Y tế cũng đã chủ động xây dựng và đề xuất xây dựng, ban
hành một số văn bản nhằm từng bước thể chế hóa các quy định của các MRAs,
đáp ứng yêu cầu hội nhập.
5. MRAs về dịch vụ khảo sát
Đối với MRAs về dịch vụ khảo sát, tính cho tới thời điểm hiện nay, Việt
Nam vẫn chưa ký thoả thuận song phương hay đa phương về thừa nhận lẫn nhau
trong lĩnh vực nghề khảo sát, cho nên khơng có thơng tin về việc Việt Nam
chuẩn bị cho việc thực hiện MRAs này.
6. MRAs về du lịch
Tham gia vào MRAs này, ngành du lịch Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các
trách nhiệm thành viên. Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã ký công hàm gửi Tổng
Thư ký ASEAN thông báo việc giao cho Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch
thực hiện chức năng của 2 tổ chức là Hội đồng ngành du lịch và Hội đồng thẩm
định và cấp chứng chỉ nghề du lịch cũng như ký Hiệp định thành lập Ban Thư
ký khu vực để triển khai MRA-TP.
3
Khoản 2 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
9
Tính đến nay, Việt Nam đang trong q trình triển khai cam kết trong
khuôn khổ MRA-TP, Ngành Du lịch cũng đã lựa chọn và đề cử cá nhân sự phù
hợp tham gia các chương trình đào tạo do ASEAN tổ chức để phát triển đội ngũ
Đào tạo viên ASEAN và Đánh giá viên ASEAN đối với các nghề buồng, chế
biến món ăn, lễ tân và phục vụ nhà hàng; tham gia xây dựng và phổ biến các tài
liệu hướng dẫn đào tạo và đánh giá lao động du lịch theo các tiêu chuẩn nghề và
giáo trình đào tạo du lịch chung trong ASEAN.
Một trong những hoạt động quan trọng mà Việt Nam đã triển khai đó là
ban hành Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) phiên bản năm
2013. VTOS phiên bản 2013 được thực hiện trong khn khổ Chương trình phát
triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh
châu Âu tài trợ sửa đổi từ Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam của Dự
án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam” đã xây dựng. Bộ tiêu chuẩn
này được sửa đổi phù hợp với các quy định hiện hành của Bộ Lao động –
Thương Binh và Xã hội và Chương trình du lịch chung ASEAN (CATC) để đáp
ứng các tiêu chí cần thiết cho việc công nhận và cấp chứng chỉ nghề du lịch sau
này. VTOS được xây dựng dựa trên 06 lĩnh vực nghề chính và 04 lĩnh vực
chun biệt, trong đó được thiết kế dựa trên việc phân tích những nhiệm vụ,
cơng việc cần thực hiện tại mỗi vị trí để đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất.4
Hiện nay VTOS được áp dụng cho hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp quy
mô vừa và nhỏ, các khách sạn lớn, các công ty du lịch và lữ hành cũng như để
xây dựng giáo trình đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học và các cơ sở giáo
dục, đào tạo khác. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang thảo luận với Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội chấp nhận VTOS để có thể tiến hành so sánh tiến
tới công nhận trong ASEAN.
IV. Đánh giá việc thực hiện các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) về
thương mại dịch vụ của ASEAN của Việt Nam
Là một thành viên tích cực của ASEAN, khi đã tham gia vào các Thỏa
thuận công nhận lẫn nhau (MRAs), Việt Nam luôn cố gắng triển khai và thực
hiện tốt các cam kết, nghĩa vụ của quốc gia thành viên. Tuy nhiên, phụ thuộc
vào thời gian ký kết thỏa thuận, đặc trưng của từng ngành nghề dịch vụ mà mức
độ thực hiện các MRAs của Việt Nam là khác nhau.
4
truy cập ngày 28 tháng 04 năm 2020.
10
MRAs về tư vấn kỹ thuật, kiến trúc, kế tốn
Đối với MRAs về kỹ thuật, Việt Nam đã hồn thành tất cả các công việc
để thực hiện công nhận lẫn nhau theo MRA, đã thành lập Ủy ban giám sát quốc
gia về dịch vụ tư vấn kỹ thuật, quy định được tương đối rõ ràng về cơ cấu tổ
chức, đặc biệt là nhiệm vụ quyền hạn cũng như hoạt động của cơ quan này; và
đã hoàn thành các thủ tục để thực hiện việc cấp chứng nhận ACPE. Việt Nam
cũng đã đưa các quy định của MRAs về kỹ thuật vào trong hệ thống pháp luật
quốc gia và đạt được kết quả thực hiện thương đối tốt.
Đối với MRAs về kiến trúc, tương tự như việc thực hiện MRAs về kỹ
thuật, Việt Nam đã hồn thành tốt q trình chuẩn bị để thực hiện công nhận lẫn
nhau trong lĩnh vực kiến trúc theo MRA của ASEAN và cũng đang dần hoàn
thiện thủ tục đưa các quy định của MRA vào trong pháp luật quốc gia.
Đối với MRAs về kế tốn, việc triển khai thực hiện MRAs này vẫn cịn
chậm chạp, Việt Nam chưa sẵn sàng để thực hiện công nhận lẫn nhau trong lĩnh
vực ngành nghề này. Quy chế đánh giá đối với kế toán viên chuyên nghiệp tiêu
chuẩn ASEAN đã được thông qua nhưng vẫn chưa được ban hành để thực hiện
trên thực tế. Việt Nam cũng chưa thiết lập được cơ quan thực hiện MRA trong
lĩnh vực kiến trúc.
Nhìn chung, trong nhóm MRAs này, MRAs về tư vấn kỹ thuật, kiến trúc
là các lĩnh vực được Việt Nam triển khai thực hiện đầy đủ và tốt nhất. Việc tham
gia thực hiện các MRAs này giúp cho lao động Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp
cận với thị trường lao động của các quốc gia thành viên, cũng như có cơ hội
được nâng cao về trình độ và kỹ năng hành nghề. Mặc dù đã chuẩn bị tốt các
điều kiện để thực hiện các MRAs này nhưng trên thực tế, không chỉ Việt Nam
mà cả những nước thành viên khác vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện
công nhận lẫn nhau.
Các quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với kiến trúc sư ASEAN, kỹ sư
ASEAN đều là các tiêu chuẩn khá cao, mà chỉ một số ít người lao động thực sự
lành nghề và có kinh nghiệm mới có thể đạt được. Bên cạnh đó, việc được cấp
phép hành nghề theo MRAs khơng có nghĩa là người cung ứng dịch vụ được bảo
đảm tiếp cận thị trường mà mức độ tiếp cận thị trường của người lao động còn
phụ thuộc các quy định trong nước như quy định về nhập cư, cấp giấy phép lao
động, ngoại ngữ... sẽ là những rào cản đối với khả năng tiếp cận thị trường của
người cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, việc triển khai các MRAs này gặp những khó
khăn vướng mắc nhất định do quy trình cơng nhận phức tạp, q trình cơng nhận
địi hỏi sự tham gia của nhiều bên, tốn thời gian và mang tính kỹ thuật cao. Bên
11
cạnh đó, sự chênh lệch về trình độ phát triển, trình độ giáo dục, năng lực của
người lao động cũng gây nhiều khó khăn trong q trình cấp chứng chỉ và công
nhận lẫn nhau.
MRAs về hành nghề y, nha khoa, điều dưỡng
Do các MRAs trong nhóm này khơng nhằm mục đích thiết lập một hệ
thống đăng ký hành nghề chung ASEAN, vì vậy chủ yếu các quốc gia thành viên
tập trung vào cải cách các quy định liên quan đến việc hành nghề y của chuyên
gia nước ngoài và phổ biến thông tin rộng rãi tới các chuyên gia nước ngoài, tạo
điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận thị trường dịch vụ trong nước. Và hầu hết chỉ
dừng lại ở việc trao đổi thông tin về các tiêu chuẩn đăng ký và các quy định
khác nhau giữa các quốc gia thành viên. Vì vậy, rất khó để có thể đánh giá một
cách chính xác mức độ tuân thủ các quy định của MRA của các quốc gia thành
viên nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhìn chung, Việt Nam đã rất tích cực triển khai thực hiện nhóm MRAs
này: tăng cường trao đổi thông tin, đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng trong
pháp luật quốc gia tương ứng với các yêu cầu của MRA để các chuyên gia nước
ngồi có thể đáp ứng và được hành nghề tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi so sánh
với việc thực hiện nhóm MRAs này của các nước thành viên khác, thì Việt Nam
vẫn cịn một số hoạt động chưa được tiến hành, cụ thể là việc dịch các quy định
trong nước có liên quan đến các lĩnh vực hành nghề ra tiếng Anh để các chuyên
gia nước ngoài dễ tiếp cận hơn; chưa xây dựng được các trang web để phổ biến
các thông tin, quy định của pháp luật quốc gia về hành nghề y, nha khoa, điều
dưỡng một cách rõ ràng, minh bạch...
MRAs về Du lịch
Việc triển khai MRA-TP giúp cho ngành du lịch Việt Nam và các nước
ASEAN có thêm nhiều cơ hội tuyển dụng lao động tay nghề cao, giúp nâng cao
được chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cải thiện, nâng cao sức cạnh tranh thị
trường lao động du lịch giữa các nước thành viên.
Từ khi tham gia MRA-TP, Việt Nam đã thực hiện được một số yêu cầu,
cam kết cơ bản trong MRA này. Tuy nhiên, việc thiết lập các khuôn khổ quốc
gia và các cấu trúc cần thiết để thực hiện MRA vẫn chưa được hoàn thành. Các
cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng
và sắp xếp chương trình giảng dạy cho Chương trình du lịch chung ASEAN
(CATC).
12
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành được Khung trình độ nghề quốc
gia theo quy định của MRA-TP (Khung trình độ nghề quốc gia của một nước
phải tương đồng với khung trình độ nghề của khu vực). Thậm chí, Việt Nam
đang cùng tồn tại 3 bộ tiêu chuẩn nghề du lịch gồm: Bộ tiêu chuẩn do Bộ Văn
hóa, thể thao và Du lịch ban hành với 8 nghề; Bộ tiêu chuẩn VTOS do dự án
Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ thực hiện với 10 nghề và Bộ tiêu chuẩn nghề
tham khảo của ASEAN với 6 nghề. Việc tồn tại cùng lúc 3 bộ chuẩn nghề du
lịch khiến cho các đơn vị đào tạo về du lịch gặp nhiều lúng túng trong q trình
giảng dạy. Khơng những thế, mỗi doanh nghiệp, cơ sở đào tạo lại lựa chọn một
bộ chuẩn nghề mà họ cho là tốt và phù hợp nhất. Việc không sử dụng thống nhất
bộ chuẩn nghề du lịch là rào cản đối với lao động Việt Nam nếu có nhu cầu tìm
việc ở nước khác trong nội khối và ngược lại.
Nhìn chung, việc thực hiện MRA-TP ở Việt Nam và cả những nước thành
viên khác được đánh giá là khá chậm, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất
định. Cho tới nay, các quốc gia vẫn chưa thực hiện được công nhận tư cách
chuyên gia du lịch ASEAN cho bất kỳ một trường hợp nào.
V. Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện MRAs đối với Việt Nam
- Việt Nam cần chủ động hơn trong việc hài hồ hố pháp luật quốc gia
như: sớm ban hành quy định về việc thiết lập cơ quan quốc gia về thực thi các
MRAs về kế toán, quy chế đánh giá đối với kế toán viên chuyên nghiệp
ASEAN; xây dựng tiêu chuẩn trình độ quốc gia về du lịch phù hợp với Tiêu
chuẩn trình độ chung ASEAN về du lịch.
- Hồn thiện khung pháp lý thơng qua việc tiếp tục rà soát, đối chiếu, ban
hành, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về các ngành nghề
Việt Nam tham gia MRAs theo hướng hài hịa hóa với các thơng lệ và chuẩn
mực khu vực, quốc tế. Ban hành các quy định liên quan đến phương thức hiện
diện thể nhân như quy định về thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú và cấp phép đối
với các chuyên gia cung cấp dịch nước ngoài trong khu vực AEC.
- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cung cấp đầy đủ thông tin về
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của lao động nước ngoài trong các lĩnh vực
MRAs được quy định trong pháp luật quốc gia để người lao động nước ngoài
hiểu rõ và dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường lao động Việt Nam.
- Đơn giản hóa thủ tục, quy trình được cơng nhận và cấp phép hành nghề
để tạo thuận lợi hơn cho người lao động trong và ngồi nước được cơng nhận và
làm việc; đồng thời cũng dễ dàng và tiết khiệm thời gian hơn cho các cơ quan
thực hiện MRAs.
13
- Nhanh chóng tiến hành các cuộc đàm phán song phương hoặc đa
phương và ký kết các Thỏa thuận về dịch vụ khảo sát để triển khai thực hiện các
cam kết trong lĩnh vực này, tạo điều kiện để thu hút nguồn lao động chất lượng
cao từ các nước ASEAN và tạo cơ hội cho lao động Việt Nam được học hỏi,
nâng cao tay nghề và tiếp cận với thị trường lao động nước ngoài.
- Ngoài ra, Việt Nam cũng cần chú trọng đào tạo nâng cao trình độ của
người lao động phù hợp với các tiêu chuẩn về trình độ khu vực thơng qua tổ
chức các khố đào tạo kỹ năng, tay nghề, năng suất lao động cho người lao
động; tổ chức đưa người lao động tham gia các dự án đầu tư, dịch vụ hoặc các
hoạt động thương mại để nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng và tích luỹ kinh
nghiệm hướng tới đáp ứng yêu cầu của thị trường ASEAN.
- Bên cạnh đó, các quốc gia ASEAN cần thúc đẩy các hoạt động khu vực,
tăng cường hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong việc chia sẻ, trao đổi thông tin về
các lĩnh vực ngành nghề MRAs, những quy định của pháp luật quốc gia và giúp
đỡ tăng cường các chương trình đào tạo học thuật ở các lĩnh vực chuyên môn
khác nhau; đồng thời, nên tạo ra một cơ chế để các quốc gia có thể hỗ trợ lẫn
nhau về mặt kỹ thuật trong quá trình thực hiện cơng nhận lẫn nhau.
KẾT LUẬN
Q trình thực hiện các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong thương mại
dịch vụ (MRAs) của ASEAN của Việt Nam bên cạnh những thành tựu đạt được
thì vẫn cịn những cam kết, yêu cầu chưa được hoàn thiện. Trong tương lai,
Việt Nam cần tích cực hơn nữa để thực hiện tốt các thỏa thuận này, tạo điều
kiện để thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ trong khu vực ASEAN và tạo
nên một thị trường lao động năng động ASEAN.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN,
NXB. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2016.
2. TS. Trần Thúy Hằng, Ths. Bùi Thị Ngọc Lan, Hợp tác lao động của Việt
Nam trong ASEAN: Thành tựu, cơ hội và thách thức, kỷ yếu hội thảo “25
năm quan hệ Việt Nam-ASEAN: thực tiễn thực hiện nghĩa vụ thành viên
và triển vọng”, 2020.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Kỷ yếu hội thỏa khoa học cấp trường
“Chính sách, pháp luật ASEAN về lao động và các vấn xã hội – Tính
tương thích của pháp luật Việt Nam”, tháng 12/2016.
4. Nguyễn Thùy Dương, Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về thỏa thuận
công nhận lẫn nhau trong các ngành nghề dịch vụ của ASEAN, Tạp chí
Luật học, số Đặc san ASEAN, 2018.
5. Luật xây dựng năm 2014
6. Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
7. Quyết định số 820/QĐ-BXD về việc ban hành quy chế đánh giá đối với
kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN ngày 06 tháng 8 năm 2009.
8. Quyết định số 1128/QĐ-BXD về việc thành lập Ủy ban giám sát của Việt
Nam để thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ
thuật trong ASEAN ngày 15 tháng 9 năm 2008.
9. Quyết định số 554/QĐ-BXD về việc ban hành Quy chế đánh giá Kiến trúc
sư ASEAN ngày 14/6/2011.
10. Quyết định số 815/QĐ-BXD về việc thành lập Ủy ban giám sát của Việt
Nam để thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kiến trúc
trong ASEAN ngày 06/08/2009.
11. />12. />fbclid=IwAR3q48ILuSn8LE6OdhLIA7T54bqXRVyvT9Y52UILe5I3CZF
YO5q9agEmzDg.
15
13. />14. />15. />16. />17. />vatrd_chitiet;jsessionid=4heyR7NbjHuoVYhzXODczOHYBWDimgnPb
A6g69dqrn_CJd3Jb3bC!-642553610!960442960?
dDocName=MOFUCM092844&dID=25638&_afrLoop=4248163888996
029
16