Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BTL CPQT Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.76 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: CƠNG PHÁP QUỐC TẾ

Đề số 09: Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp
quốc tế

Họ và tên:
MSSV:
Lớp :
Nhóm:

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
B. NỘI DUNG.......................................................................................................1
I. Khái niệm về tranh chấp quốc tế:...................................................................1
II. Các vấn đề pháp lý tranh chấp quốc tế về đánh cá trên biển:....................1
1. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc giải quyết tranh chấp:....................................1
1.1. Cơ sở pháp lý:..............................................................................................1
1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp:..............................................................2
2. Phương thức giải quyết tranh chấp:..............................................................2
3. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:.....................................3
3.1. Tòa án quốc tế về luật biển (Tịa luật biển):................................................3
3.2. Tịa án cơng lý quốc tế LHQ (ICJ):.............................................................3
3.3. Trọng tài:......................................................................................................4
3.4. Trọng tài đặc biệt:........................................................................................4


II. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Việt Nam:...........................................4
C. KẾT LUẬN......................................................................................................5


A. MỞ ĐẦU
Tranh chấp quốc tế là vấn đề nóng bỏng trên nhiều quốc gia hiện nay, làm
ảnh hưởng đến nền sản xuất xã hội, làm quan hệ giữa các quốc gia có phần căng
thẳng. Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề “Phân tích các vấn đề pháp
lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập
lớn lần này, cụ thể sẽ đi vào phân tích vấn đề tranh chấp về đánh bắt cá trên biển.

B. NỘI DUNG
I. Khái niệm về tranh chấp quốc tế:
“Tranh chấp quốc tế là hồn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham
gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những u cầu,
hay địi hỏi cụ thể trái ngược nhau” 1. Hoàn cảnh này đặt ra nhu cầu giải quyết
các tranh chấp quốc tế để ổn định lại các quan hệ quốc tế hiện tại, tránh đưa đên
xung đột vũ trang hoặc xung đột gây mất an ninh, đe dọa hịa bình quốc tế.
II. Các vấn đề pháp lý tranh chấp quốc tế về đánh cá trên biển:
1. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc giải quyết tranh chấp:
1.1. Cơ sở pháp lý:
Thứ nhất, Công ước của Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982
(gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982) đã dành một số lượng khá lớn các quy
định về tranh chấp. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên, toàn diện nhất trong giải quyết
tranh chấp về luật biển nói chung và tranh chấp về đánh cá nói riêng. Cùng với
Công ước Luật Biển năm 1982, Hiệp định thực thi các quy định của Công ước
Luật biển năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá di cư xa năm 1995 đã thiết lập
khung pháp lý trong việc bảo tồn và quản lý các loài cá di cư.
1 Trường đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb CAND, Hà Nội.tr.394.


1


1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp:
Nguyên tắc quan trọng nhất, được khi nhận trong bất kì điều ước quốc tế,
đó là hịa bình giải quyết tranh chấp. Ngun tắc này thể hiện rõ trong quy định
tại Điều 279 Công ước Luật Biển năm 1982: “ Các quốc gia thành viên giải
quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Cơng ước
bằng các phương pháp hịa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương
liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương
pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương”. Hiệp định năm 1995
cũng quy định nghĩa vụ của các quốc gia phải giải quyết tranh chấp một cách hịa
bình tại Điều 27.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, các quốc gia được quyền
lựa chọn biện pháp phù hợp với mình. Điều 280 Cơng ước Luật Biển năm 1982
quy định như sau: “Không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền
của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào,
bằng bất kỳ phương pháp hịa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh
chấp xảy ra giữa họ và vấn đề giải thích hay áp dụng Cơng ước”.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp:
Công ước Luật Biển năm 1982 ghi nhận những phương thức giải quyết
tranh chấp bao gồm thương lượng, hịa giải và giải quyết thơng qua các cơ quan
tài phán là Tòa án và Trọng tài. Cụ thể, theo quy định tại hiệp ước 1995, những
quy định tại phần XV của Công ước sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp
giữa các quốc gia thành viên về việc giải thích, áp dụng Hiệp định cũng như giải
thích, áp dụng các thỏa thuận nghề cá tiểu khu vực, khu vực hay toàn cầu liên
quan đến các đàn cá lưỡng cư, di cư xa mà các bên là thành viên, bao gồm bất kỳ
tranh chấp nào về bảo tồn, quản lý những đàn cá đó, khơng phụ thuộc vào việc
các bên có là thành viên của Công ước hay không.
2



3. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Trong trường hợp một vụ tranh chấp không thể giải quyết bằng phương
thức hịa giải hay thương lượng thì theo yêu cầu của một bên, tranh chấp sẽ được
giải quyết thơng qua các cơ quan tài phán có thẩm quyền, cụ thể như sau:
3.1. Tòa án quốc tế về luật biển (Tịa luật biển):
Tịa khơng có thẩm quyền đương nhiên. Các bên tranh chấp có thể chấp
nhận thẩm quyền của Tòa theo các cách thức sau: chấp nhận thẩm quyền của Tòa
trong các điều ước quốc tế, chấp nhận bằng tuyên bố đơn phương hoặc chấp
nhận bằng vụ việc. Thẩm quyền của Tòa được quy định tại Điều 288, Điều 297,
Phụ lục VI của Công ước và Điều 21, Điều 22 Quy chế của Tòa án quốc tế về
luật biển. Đối với các tranh chấp về đánh cá, Tịa có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của Cơng ước về việc giải thích và áp
dụng Công ước trong việc thực hiện chủ quyền hoặc quyền tài phán của quốc gia
ven biển liên quan đến việc đánh bắt hải sản, trừ khi quốc gia ven biển khơng
chịu chấp nhận cách giải quyết này. Ngồi ra, Tồ sẽ có thẩm quyền giải quyết
mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng một hiệp ước hay cơng ước
đã có hiệu lực liên quan đến các vấn đề về khai thác, bảo tồn, quản lý tài nguyên
biển được đề cập trong Công ước khi được tất cả các bên chấp nhận thẩm quyền
của Tồ.
3.2. Tịa án cơng lý quốc tế LHQ (ICJ):
Giống như Tồ luật biển, ICJ khơng có thẩm quyền đương nhiên. ICJ chỉ
có thẩm quyền khi tất cả các bên tranh chấp chấp nhận thẩm quyền của Toà theo
các cách thức: đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Toà, chấp nhận
trước thẩm quyền theo các điều ước quốc tế, chấp nhận theo từng vụ việc. ICJ có
chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia là thành viên của LHQ hoặc

3



các quốc gia không phải là thành viên của LHQ nhưng chấp nhận Quy chế của
Tòa.
3.3. Trọng tài:
Bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra
giải quyết bằng thủ tục trọng tài đã trù định trong phụ lục. Thủ tục trọng tài sẽ
được bắt đầu bằng một thông báo viết gửi tới bên kia hoặc hoặc các bên khác
trong vụ tranh chấp, trong đó, kèm theo bản trình bày các u sách và các lý do
làm căn cứ cho các yêu sách đó.
3.4. Trọng tài đặc biệt:
Các bên trong vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các
điều khoản của Công ước về việc đánh bắt hải sản có thể đưa vụ tranh chấp ra
giải quyết theo thủ tục trọng tài đặc biệt được trù định trong phụ lục bằng thông
báo viết gửi tới bên kia hoặc các bên kia trong vụ tranh chấp; thơng báo có kèm
theo bản trình bày các yêu sách và các căn cứ của các yêu sách đó. Các bên của
một vụ tranh chấp có thể thoả thuận u cầu Tồ trọng tài đặc biệt tiến hành một
cuộc điều tra và xác lập các sự kiện từ nguồn gốc của vụ tranh chấp. Ngoài ra,
nếu tất cả các bên trong vụ tranh chấp u cầu thì Tồ trọng tài đặc biệt có thể
đưa ra các khuyến nghị làm cơ sở để các bên tiến hành xem xét lại những vấn đề
làm phát sinh ra tranh chấp.
II. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Việt Nam:
Việt Nam là một trong 107 quốc gia sớm tham gia ký Công ước. Điểm 1,2,
của Nghị quyết Quốc hội ngày 23/06/1994: “1. Phê chuẩn Công ước của Liên
Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
2. Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm
1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng
4


đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý cơng bằng, khuyến khích phát triển và

hợp tác trên biển”.
Cơng ước còn là cơ chế hữu hiệu giúp các quốc gia giải quyết tranh chấp
phát sinh trên biển, trong đó có tranh chấp về đánh cá. Trên cơ sở vận dụng các
quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, Việt Nam và Trung Quốc đã thống
nhất đưa ra một giải pháp dàn xếp tạm thời, xoa dịu tranh chấp đó là khai thác
chung nghề cá. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ vào ngày
25/12/2000. Theo đó, Việt Nam và Trung Quốc sẽ "tiến hành hợp tác nghề cá
trong vùng nước Hiệp định trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của nhau. Việc hợp tác nghề cá này không ảnh hưởng đến chủ
quyền lãnh hải của mỗi nước và các quyền lợi khác mà mỗi bên ký kết được
hưởng trong vùng đặc quyền kinh tế của mình”2.
Trong quá khứ cũng như trong hiện tại, đã có nhiều trường hợp va chạm,
tranh chấp quốc tế về đánh cá trên biển. Giải quyết tranh chấp về đánh cá trên
biển đòi hỏi phải vận dụng một cách linh hoạt các giải pháp trên cơ sở vận dụng
các quy định của luật pháp quốc gia hài hồ với khu vực. (Ví dụ: Các cam kết
theo Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở
Biển Đông) hoặc luật pháp quốc tế (Công ước Luật Biển năm 1982).

2 Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa.

5


C. KẾT LUẬN
Thấy rằng, vấn đề giải quyết tranh chấp về đánh cá trên biển và trong tình
hình phức tạp hiện nay có thể phát sinh tranh chấp quốc tế. Đánh cá trên biển là
một nghề truyền thống của các thế hệ nhân dân vùng biển Việt Nam, Việt Nam
luôn thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển; kiên trì giải quyết tranh chấp biển Đông. Trên đây là kết quả bài tập học kỳ

của em, do vốn kiến thức còn hạn chế nên khơng tránh khỏi sai sót. Mong các
thầy cơ góp ý để bài làm của em được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn!

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb CAND, Hà
Nội.
2. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
3. Hiệp định thực thi các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 về bảo tồn
và quản lý đàn cá di cư xa năm 1995.
4. Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
5. Nghị quyết của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX, ngày 23/04/1994 về việc phê
chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
6.

/>
01/05/2021.

1

Truy

cập

ngày



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb CAND, Hà
Nội.
2. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
3. Hiệp định thực thi các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 về bảo tồn
và quản lý đàn cá di cư xa năm 1995.
4. Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
5. Nghị quyết của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX, ngày 23/04/1994 về việc phê
chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
6.

/>
01/05/2021.

2

Truy

cập

ngày


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb CAND, Hà
Nội.
2. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
3. Hiệp định thực thi các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 về bảo tồn

và quản lý đàn cá di cư xa năm 1995.
4. Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
5. Nghị quyết của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX, ngày 23/04/1994 về việc phê
chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
6.

/>
01/05/2021.

3

Truy

cập

ngày



×