Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BTL CPQT Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn hoạt động của Tòa hình sự quốc tế (ICC)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.39 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: CƠNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI 10:

“Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn hoạt động của Tịa
hình sự quốc tế (ICC)”
HỌ VÀ TÊN:
MSSV:
LỚP:
NHÓM:

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:......................................................3
MỞ ĐẦU:....................................................................................1
I. Một số vấn đề pháp lý của Tịa án hình sự quốc tế (ICC).....1
1. Khái niệm Tịa án hình sự quốc tế (ICC)............................1
2. Đặc điểm của Tòa:.............................................................1
3. Thành phần và tổ chức của Tịa án hình sự quốc tế:.........2
3.1 Thành phần........................................................................2
3.2 Những tiêu chuẩn, sự đề cử và bầu chọn của các thẩm
phán:.......................................................................................3
II. Thực tiễn hoạt động của Tịa hình sự quốc tế ICC...............4
KẾT LUẬN..................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................6


1. HĐBA:

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
Hội đồng bảo an

2. ICC:

Tịa án Hình sự quốc tế


3. LHQ:

Liên hợp quốc


MỞ ĐẦU:
Theo quy định, Tồ án hình sự quốc tế là cơ quan thường trực có thẩm quyền
tài phán theo Quy chế Toà án và sẽ bổ sung cho thẩm quyển tài phán hình sự quốc
gia. Tồ án hình sự quốc tế có tư cách pháp nhân quốc tế, có năng lực pháp luật cần
thiết cho việc thực hiện chức năng và mục đích của mình. Để tìm hiểu vấn đề này,
em xin chọn đề bài số 10: “Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn hoạt động
của Tịa hình sự quốc tế (ICC)” làm bài tập học kì của mình.

1


NỌI DUNG
I. Một số vấn đề pháp lý của Tòa án hình sự quốc tế (ICC)
1. Khái niệm Tịa án hình sự quốc tế (ICC)
Tồ án hình sự quốc tế (International Criminal Court) là cơ quan tư pháp

quốc tế thường trực được các quốc gia thành lập theo quy chế Rome để truy tố và
xét xử những cá nhân phạm các tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến
toàn bộ cộng đồng quốc tế như: Tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội ác chiến
tranh và xâm lược.1 Mục tiêu của Tịa án hình sự quốc tế là hạn chế tình trạng bỏ
lọt tội phạm, ngăn ngừa tội phạm trong tương lai và góp phần tăng cường hồ bình,
an ninh trên thế giới.
2. Đặc điểm của Tịa án hình sự quốc tế:
Theo Điều 4 của Quy chế Rome 1998 thì Tịa án Hình sự quốc tế sẽ có tư
cách chủ thể luật quốc tế và năng lực pháp lý để thực hiện các chức năng và những
mục đích của mình. Tịa có những đặc điểm sau:
- Là một Tịa án thường trực: Tịa hình sự quốc tế trong tương lai sẽ khác hai
Tòa án quân sự Nuremberg và Tokyo xét xử những tên tội phạm chiến tranh Đức
Quốc xã và Nhật bản cũng như Tòa án ad hoc về Nam Tư và Rwanda về thẩm
quyền theo địa lý và phạm vi thời gian. Hai Tịa ad-hoc nói trên do HĐBA LHQ
thành lập và được ủy nhiệm nhằm xét xử chỉ những tội phạm được thực hiện tại
những khu vực nói trên theo những khoảng thời gian xác định.
- Là một Tịa hình sự: Tịa sẽ xét xử trực tiếp những tội phạm hình sự căn cứ
theo những quy định của Quy chế. Tịa hình sự quốc tế với ý nghĩa đó có cơ cấu tổ
chức và hoạt động tương tự như các tịa hình sự của các quốc gia, trong đó có cơng
tố viên có chức năng điều tra và truy tố trước Tòa.
1 Điều 5 Quy chế Rome 1998

2


- Là một thiết chế độc lập với các Tòa án hình sự trong nước: Thẩm quyền
xét xử của Tịa và hoạt động của Tịa khơng ảnh hưởng và chi phối đến thẩm quyền
và hoạt động tương tự của các Tịa trong nước mà trái lại có sự độc lập một cách
tương đối.
- Là một chủ thể của Luật quốc tế: Tịa được hình thành trên cơ sở điều ước

quốc tế là Quy chế Rome 1998, trong đó chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi
hoạt động, thẩm quyền.. của Tòa được ghi nhận cụ thể. Tư cách chủ thể của Tòa
độc lập với các quốc gia thành viên và hoạt động của Tòa căn cứ trên cơ sở những
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và không can thiệp vào công việc nội bộ của
các quốc gia thành viên.
- Tòa là một thiết chế độc lập với LHQ: Khác với Tịa án Cơng lý quốc tế2,
Tịa có vị trí pháp lý độc lập với LHQ, điều đó thể hiện không chỉ ở cơ cấu tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn mà cịn ở chỗ, Tịa có nguồn tài chính là sự đóng
góp từ phía các thành viên chứ khơng phải sự hỗ trợ tài chính từ phía LHQ.
- Đối tượng chịu sự xét xử của Tòa là các cá nhân: Đặc điểm này giúp phân
biệt với Tòa án Cơng lý quốc tế ở chỗ Tịa án Cơng lý quốc tế chỉ giải quyết các
tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế mà thơi. Do đó Tịa án Cơng lý quốc tế
khơng chấp nhận những vụ việc mà một bên hoặc các bên là những cá nhân.
3. Thành phần và tổ chức của Tịa án hình sự quốc tế:
3.1 Thành phần
Theo Điều 34 Quy chế Rome thì Tịa Hình sự quốc tế gồm có 4 cơ quan
chính: Chủ tịch Tịa án; 1 Bộ phận phúc thẩm; 1 Bộ phận xét xử và 1 Bộ phận Tiền
xét xử ;văn phịng Cơng tố viên và Thư ký Tịa.

2 Điều 92 Hiến chương Liên hợp quốc và Điều 1 Quy chế Tòa án quốc tế

3


- Chủ tịch Tòa án: Theo Điều 38, Chủ tịch Tịa án bao gồm Chủ tịch, Phó
Chủ tịch thứ nhất và Phó Chủ tịch thứ hai. Những người này sẽ được bầu trong số
các thẩm phán với đa số tuyệt đối. Chủ tịch Tòa án là cơ quan chịu trách nhiệm về
các cơng việc hành chính của Tịa trừ những chức năng thuộc về Văn phịng Cơng
tố viên cũng như những chức năng khác được quy định trong Quy chế 3. Để thực
hiện tất cả những trách nhiệm của mình, Chủ tịch Tòa án sẽ hợp tác với sự nhất trí

của Cơng tố viên về tất cả các vấn đề liên quan tới chức năng của nhau.
-Các Bộ phận của Tòa (Bộ phận xét xử, Bộ phận tiền xét xử và Bộ phận
Phúc thẩm): Theo Điều 39, ngay sau khi bầu ra các thẩm phán, Tòa sẽ tự lập ra các
Bộ phận cụ thể càng sớm càng tốt. Các chức năng tư pháp của Tòa sẽ do các Ủy
ban trong từng Bộ phận thực hiện. Bộ phận Phúc thẩm sẽ bao gồm Chủ tịch Tòa án
và 4 thẩm phán khác; Bộ phận Xét xử sẽ gồm không quá 6 thẩm phán và Bộ phận
Tiền xét xử sẽ gồm không quá 6 thẩm phán. Nhiệm vụ cụ thể của các thẩm phán
trong từng Bộ phận nói trên sẽ căn cứ vào tính chất của từng loại Bộ phận, tiêu
chuẩn và kinh nghiệm của các thẩm phán. Do đó, thành phần của mỗi Bộ phận sẽ
bao gồm một tỷ lệ thích hợp các nhà chun mơn trong lĩnh vực luật hình sự và tố
tụng hình sự quốc tế. Đặc biệt, các Bộ phận xét xử và Tiền xét xử sẽ bao gồm chủ
yếu các thẩm phán có kinh nghiệm trong lĩnh vực xét xử tội phạm hình sự.
Các Ủy ban chính là những bộ phận hành chính của các Bộ phận. Theo điểm
c khoản 2 Điều 39 thì trong mỗi Bộ phận có thể sẽ có nhiều hơn một Ủy ban tùy
thuộc vào nhu cầu việc thực hiện có hiệu quả khối lượng công việc của Bộ phận.
Ủy ban Phúc thẩm sẽ bao gồm tất cả các thẩm phán của Bộ phận Phúc thẩm. Các
chức năng của Ủy ban xét xử sẽ do 3 thẩm phán của Bộ phận xét xử thực hiện, các
chức năng của Ủy ban tiền xét xử sẽ do 3 thẩm phán của Bộ phận tiền xét xử hoặc
một thẩm phán của Bộ phận tiến hành. Chức năng và thẩm quyền của các Ủy ban
3 Điểm b khoản 3 Điều 38 quy chế Rome 1998

4


được quy định một cách cụ thể trong nhiều điều khoản tương ứng chủ yếu tại phần
II, III, V và VIII của Quy chế4.
- Văn phịng Cơng tố viên: Văn phịng cơng tố viên là một cơ quan độc lập
của Tịa chịu trách nhiệm tiếp nhận các đệ trình từ phía các quốc gia thành viên
cũng như những đệ trình của Hội đồng Bảo an và những thông tin khác nhằm
chứng minh về các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa đồng thời tiến hành

xem xét và thực hiện các hoạt động điều tra và truy tố các tội phạm đó trước Tịa.
Cơng tố viên là người đứng đầu Văn phịng Cơng tố viên, có tồn quyền quyết định
các vấn đề về quản lý và hành chính của văn phòng, như nhân viên, phương tiện
bảo đảm hoạt động và những vấn đề khác.5
- Ban Thư ký Tòa án: Ban Thư ký của Tòa án sẽ chịu trách nhiệm về những
vấn đề không thuộc chức năng tư pháp liên quan đến việc quản lý hành chính và
phục vụ của Tòa. Đứng đầu là Thư ký Tòa là viên chức hành chính của Tịa hoạt
động dưới quyền của Chủ tịch Tịa án. Thư ký Tịa sẽ có nhiệm kỳ 5 năm, có quyền
bầu lại và phục vụ tồn thời gian. Thư ký Tòa sẽ được các thẩm phán bầu ra bằng
bỏ phiếu kín có lưu ý đến sự giới thiệu của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành
viên. Trong trường hợp cần thiết và theo sự giới thiệu của Thư ký, các thẩm phán
có thể sẽ bầu ra Phó thư ký theo cách thức tương tự. Các Phó Thư ký sẽ có nhiệm
kỳ 5 năm hoặc ngắn hơn theo sự quyết định của đa số tuyệt đối các thẩm phán.
3.2 Những tiêu chuẩn, sự đề cử và bầu chọn các thẩm phán:
Tòa sẽ bao gồm 18 thẩm phán. Tuy nhiên Chủ tịch Tịa án có thể sẽ đề xuất
một số lượng nhiều hơn 18 thẩm phán nhằm đáp ứng các u cầu cơng việc của
Tịa. Chủ tịch Tịa án sẽ phải giải trình lý do để đề xuất số lượng đó tại một kỳ họp
của Hội đồng tồn thể các quốc gia thành viên và sẽ được chấp thuận với tỷ lệ 2/3
4 Quy chế Rome 1998 về thành lập Tịa án Hình sự quốc tế (ngun bản tiếng Anh)- />5 Khoản 1 và Khoản 2 Điều 42 quy chế Rome 1998

5


số thành viên. Ngược lại, Chủ tịch Tòa án sau đó cũng có thể đề xuất một số lượng
các thẩm phán ít hơn căn cứ vào số lượng cơng việc thực tế của Tòa. Tuy nhiên,
trong mọi trường hợp, số thẩm phán sẽ khơng thể ít hơn 18. Đây là một thủ tục đơn
giản và tương đối mềm dẻo cho phép điều chỉnh quy mơ của Tịa căn cứ vào cơng
việc thực tế của Tịa mà khơng cần thiết phải sửa đổi Quy chế.
- Tiêu chuẩn: Theo điểm b khoản 3 Điều 36 thì những thẩm phán được chọn
từ những người có phẩm chất đạo đức tốt, khơng thiên vị, liêm chính và có đáp ứng

đầy đủ những tiêu chuẩn để được bầu vào những chức vụ tư pháp cao nhất ở nước
họ. Thêm vào đó, các thẩm phán được đề cử phải có đầy đủ năng lực trong lĩnh
vực luật hình sự và tố tụng hình sự cũng như có kinh nghiệm tham gia trong các vụ
án hình sự như thẩm phán, công tố viên hoặc luật sư hoặc có năng lực trong những
lĩnh vực liên quan của luật quốc tế như nhân quyền, luật quốc tế về nhân đạo và có
kinh nghiệm sâu rộng trong chun mơn pháp lý có liên quan đến chức năng và
hoạt động của Tịa. Ngồi ra, họ cịn phải có kiến thức sâu rộng và thơng thạo ít
nhất là một ngơn ngữ làm việc của Tịa.
Các thẩm phán sẽ khơng thể tham gia vào bất kỳ vụ việc nào mà có những
cơ sở xác đáng để nghi ngờ về sự vô tư của họ. Các thẩm phán cũng có thể bị từ
chối tư cách tham gia vào một vụ việc nếu trước đó họ đã đảm nhận một vị trí bất
kỳ trong vụ án liên quan đến người đang bị điều tra hoặc cáo buộc trước Tịa hoặc
trong một vụ án hình sự có liên quan đến người bị cáo buộc hoặc điều tra nói trên
tại Tịa án quốc gia. Trong trường hợp này, yêu cầu xem xét tư cách của thẩm phán
sẽ do Công tố viên hoặc bất kỳ người đang bị cáo buộc hoặc điều tra nào đưa ra và
sẽ được quyết định bởi một đa số tuyệt đối các thẩm phán6.
- Sự đề cử và bầu chọn thẩm phán của Tịa: Theo khoản 4 Điều 36 thì các
ứng viên sẽ do các quốc gia thành viên đề cử và họ phải là công dân của những
6 Điều 41 quy chế Rome 1998

6


nước đó. Một quốc gia có thể chọn lựa theo thủ tục đề cử ứng viên vào các chức vụ
tư pháp cao nhất ở nước mình hoặc có thể quyết định thủ tục đề cử các ứng viên
cho Tòa án Cơng lý quốc tế nhưng khơng thể có hai thẩm phán đồng thời là công
dân của cùng một nước. Khi bầu chọn các thẩm phán, các quốc gia thành viên sẽ
phải lưu ý tới sự đại diện của các hệ thống pháp luật chính trên thế giới; sự đại diện
cho các khu vực địa lý và sự cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ. Ngoài ra, các quốc gia
thành viên cũng phải lưu ý đến yêu cầu của các thẩm phán phải chuyên sâu về các

lĩnh vực đặc biệt như bạo lực đối với phụ nữ hoặc trẻ em.
Theo Điều 35, Tất cả các thẩm phán sẽ được bầu là những thành viên tồn
thời gian của Tịa. Nhiệm kỳ của thẩm phán là 9 năm và sẽ không thể được bầu lại.
Các thẩm phán sẽ được bầu bằng bỏ phiếu kín tại hội nghị bầu các thẩm phán của
Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên, những thẩm phán trúng cử là những
người có số phiếu cao nhất và được 2/3 số quốc gia thành viên có mặt bỏ phiếu.
Trong lần bầu cử đầu tiên, 1/3 số thẩm phán sẽ bầu bằng cách rút thăm cho một
nhiệm kỳ 3 năm, những người này có thể được bầu lại với nhiệm kỳ toàn thời gian;
1/3 số thẩm phán sẽ được bầu bằng rút thăm với nhiệm kỳ 6 năm và số còn lại sẽ
được bầu với nhiệm kỳ 9 năm. Đối với những thẩm phán được giao nhiệm vụ tại
các Tòa xét xử và Tòa phúc thẩm, trong trường hợp nhiệm kỳ của họ đã hết, họ vẫn
sẽ tiếp tục theo đuổi vụ án mà họ đã đảm nhận trước khi nhiệm kỳ của họ chấm
dứt.
II. Thực tiễn hoạt động của Tịa hình sự quốc tế ICC
- Về Cộng hịa dân chủ Congo (DRC): Trưởng Cơng tố đã tiến hành điều
tra vụ việc xảy ra ở Congo liên quan đến vụ thảm sát và hành quyết hàng nghìn
người vào năm 2002, cũng như các hành vi hãm hiếp, tra tấn trên phạm vi rộng và
tuyển mộ trẻ em làm qn lính. Văn phịng Cơng tố đã thực hiện hơn 20 chuyến đi
khảo sát hiện trường, thu thập hơn 11.000 tài liệu, phỏng vấn hơn 60 người đồng
7


thời thu thập các văn bản, video, ảnh và những chứng cứ khác7. Ngày 17 tháng 3
năm 2006, Tòa Du thẩm I đã ban hành lệnh bắt giữ lãnh tụ của Phong trào quân sự
chính trị "Liên minh những nhà ái quốc Congo" Thomas Lubanga Dyilo, thủ lĩnh
tiến nhiệm của Hiệp hội những người yêu nước ở Ituri và đồng thời cũng là người
đầu tiên bị bắt theo lệnh đã được ban bởi Tòa án 8. Lubanga đã được chuyển giao
cho ICC và Hội - đồng Dự thẩm I đã tiến hành phiên xét xử toàn thể.
- Về Uganda: Ngày 29 tháng 7 năm 2004, Trưởng Công tố đã xác định có cơ
sở pháp lý để mở điều tra vụ việc xảy ra ở Bắc Uganda sau khi nhận được thông

báo từ Tổng thống Uganda vào tháng 12 năm 2003. Quyết định mở cuộc điều tra
được đưa ra sau khi các thơng tin về vụ việc đã được phân tích kỹ lưỡng để đảm
bảo rằng các yêu cầu trong Quy chế Roma được đáp ứng đầy đủ. Hội đồng Dự
thẩm II đã thông báo những lệnh bắt giữ đầu tiên vào ngày 13 tháng 10 năm 2005
đối với 5 bị can9. Văn phịng Cơng tố đã tiến hành điều tra một loạt vụ bắt cóc trên
quy mơ rộng lớn với đa số nạn nhân là trẻ em, giết người, tra tấn và bạo lực tình
dục. Văn phịng cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác với Chính phủ Uganda liên
quan đến việc điều tra vụ việc này.
- Về Darfur thuộc Sudan: Trưởng Công tố đã nhận hồ sơ tài liệu từ ủy ban
điều tra quốc tế của LHQ bao gồm cả danh sách những người bị tình nghi đã phạm
tội ác quốc tế tại đây. Sau khi xem xét các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và
phỏng vấn hơn 50 chuyên gia độc lập, Trưởng Công tố đã quyết định có căn cứ xác
đáng để khởi tố điều tra vụ Darfur. Ngày 06 tháng 6 năm 2005, Trưởng Công tổ đã
chính thức mở cuộc điều tra về các tội phạm tại Darfur, bao gồm việc giết hại hàng
nghìn dân thường, phá hủy và cuớp bóc trên diện rộng nhiều làng mạc, cũng như
hãm hiếp, bạo lực tình dục và đe doa những người làm công tác nhân đạo. Văn
7 ICC. Report on Activities of the Court, ICC-ASP/4/16, 169/2005
8 ICC, Prosecutor V. Thomas Lubanga Dyilo, Decision to unseal the Warrant of Arrest against Mr. Thomas Lubanga Dyilo and related documents
ICC-01/04-01 06. 17/3/2006
9 .ICC, Pre Trial Chamber II, Decision on the Prosecutor's application for unsealing of the warrants of aIrest, III-02/04-01/05, 130ct. 2005

8


phịng Cơng tố đã thu thập hơn 2.500 hiện vật từ ủy ban điều tra quốc tế về Darfur
và hơn 3000 tài liệu từ các nguồn khác. Văn phòng cũng liên lạc với hơn 100 tổ
chức và cá nhân liên quan. Trưởng Công tố đã gửi các báo cáo về việc điều tra tại
Darfur lên HĐBA LHQ10. Hội đồng Dự thẩm I đã xêm xét vụ việc này.
- Về Cộng hòa Trung Phi: Ngày 07 tháng 01 năm 2005, Trưởng Cơng tổ
cho biết đã nhận được thư của Chính phủ Cộng hịa Trung Phi, thơng báo về các tội

phạm thuộc quyền tài phán của ICC diễn ra trên lãnh thổ Trung Phi từ ngày 01
tháng 7 năm 200211. ICC chính thức tiến hành điều tra tội phạm trên lãnh thổ quốc
gia này, Văn phịng Cơng tố đã tiến hành tích cực xem xét quyết định khởi tố điều
tra vụ việc. Theo Thẩm phán Judge Hans Peter Kaul Chánh Tòa Dự thâm của ICC,
để có thể đảm đương được vai trị của mình, trong thời gian tới, ICC sẽ tập trung
vào củng cổ bộ máy hiện nay thành một tổ chức quốc tế chuyên nghiệp và hiệu
quả, tăng cường xây dựng một mạng lưới hợp tác quốc tế và tăng số lượng quốc
gia thành viên. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên và ICC cần phải phát triển
một hệ thống hợp tác thực sự hiệu quả 12. ICC đã trở thành một thực thể tư pháp
quốc tế đang hoạt động. Có thể nói, các hoạt động tố tụng trong khn khổ của
ICC đang vận hành ngày càng tốt hơn, tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục và
các quy định của Quy chế Roma. Việc ICC đã thụ lý 3 trong 4 vụ việc do chính các
quốc gia nơi xảy ra tội phạm đưa lên cho thấy mức độ tin tưởng của các quốc gia
đối với ICC khá cao. Tuy nhiên, trên thực tế ICC đang vấp phải những lời chỉ trích
từ phía du luận quốc tế sau khi ICC phát lệnh bắt giữ Tổng Bashir gồm 5 cáo buộc
tội ác chống loài người và 2 thống Sudan Omar al tội ác chiến tranh, song khơng
có cáo buộc tội diệt chủng tại Dafur. Cộng đồng quốc tế quan ngại lệnh bắt giữ đó
sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm trong đời sống chính trị của thế giới.
10 ICC, Report of the Prosecutor of the ICC, Mr. Luis Moreno Ocampo to the Security Counsin pursuant to UNSC 1593, 2005
11 ICC, Press Release, Prosecuror receives referral concerning Celtral African Republic, 7/1/2005
12 Hans Peter Kaul (2006), The International Criminal Court-Its Rofe in International Law and Challenges Ahecad", Ha Noi

9


10


KẾT LUẬN
Tịa án hình sự quốc tế là một thiết chế quan trọng và cần thiết của luật hình

sự quốc tế nói riêng và luật quốc tế nói chung. Thực tế quan hệ pháp lý quốc tế địi
hỏi phải có công cụ pháp lý quốc tế quan trọng và hữu hiệu này trong việc thực thi
có hiệu quả pháp lý quốc tế. Sự ra đời của Tịa án hình sự quốc tế trên cơ sở quy
chế Rome năm 1998 là thắng lợi to lớn của các lực lượng dân chủ và tiến bộ trên
thế giới, là bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình phát triển của Luật hình sự
quốc tế. Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định và khó tránh khỏi khi thế giới cịn
ngổn ngang những bất đồng, những xung đột nghiêm trọng, nhưng sự hiện diện
của Tịa án hình sự quốc tế chắc chắn sẽ góp phần củng cố niềm tin vào chiến
thắng của cơng lý quốc tế đích thực.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Quy chế Roma năm 1998 về thành lập Tồ hình sự quốc tế - ICC
2. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945
3. Quy chế Tịa án Cơng lý quốc tế năm 1945
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2019.
5. ICC. Report on Activities of the Court, ICC-ASP/4/16, 169/2005
6.. ICC, Prosecutor V. Thomas Lubanga Dyilo, Decision to unseal the Warrant of Arrest against
Mr. Thomas Lubanga Dyilo and related documents ICC-01/04-01 06. 17/3/2006
7. ICC, Pre Trial Chamber II, Decision on the Prosecutor's application for unsealing of the
warrants of aIrest, III-02/04-01/05, 130ct. 2005
8.ICC, Report of the Prosecutor of the ICC, Mr. Luis Moreno Ocampo to the Security Counsin
pursuant to UNSC 1593, 2005
9.ICC, Press Release, Prosecuror receives referral concerning Celtral African Republic,
7/1/2005
10.Hans Peter Kaul (2006), The International Criminal Court-Its Rofe in International Law and
Challenges Ahecad", Ha Noi
11. Hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm theo các quy định của Luật Hình sự quốc

tế: đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Nguyễn Thị Thuận
chủ nhiệm đề tài ; Nguyễn Thị Yên
12. Một số vấn đề pháp lý về tồ án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam :luận văn thạc
sĩ luật học /Phạm Bá Quyền ; PGS. TS. Hoàng Phước Hiệp hướng dẫn
13. Tổ chức và hoạt động của Tồ hình sự quốc tế theo quy chế Rome / Dương Tuyết Miên /Luật
học. Số 5/2005, tr. 25 - 32.
11. Quy chế Rome 1998 về thành lập Tịa án Hình sự quốc tế (ngun bản tiếng Anh) />12. />
1



×