Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tâm lý học đề CƯƠNG ôn THI môn tâm lý học HIỆN đại về NHÂN CÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.56 KB, 14 trang )

1. Quan điểm của Tâm lý học phương Tây về nhân cách.
1.1. Phân tâm học
* S.Freud là người sáng lập trườn phái Phân tâm học
- Cấu trúc: Theo ông tâm lý con người được tạo bởi ba khối: Vô thức, ý thức
và siêu thức (Khối vô thức là khối bản năng, trong có bản năng tình dục giữ vị trí
trung tâm).
Ứng với 3 khối đó là cái ấy, tơi, siêu tôi. Sự tác động lẫn nhau giữa 3 khối này
tạo nên nhân cách, nói cách khác nhân cách gồm 3.
+ Cái "ấy" là con người bản năng, hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn
+ Cái "tôi" là con người của hiện thực, được hình thành do áp lực thực tại bên
ngồi, đến tồn bộ khối bản năng. Nó bảo đảm các chức năng tâm lý như chú ý, trí
nhớ v.v... Hoạt động của cái tôi theo nguyên tắc thực tại.
+ Cái "siêu tôi": là con người xã hội, là những chế ước xã hội: đạo đức, nghệ
thuật, giáo dục, tôn giáo… Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt.
Cả 3 khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương đối.
Con người lúc ấy ở trạng thái bình thường. Nhưng cả 3 khối này ln ln xung
đột với nhau, sự xung đột này là cơ chế của hoạt động tâm thần.
Từ đó Freud nêu ra cơ chế hoạt động tâm lý của con người. Đó là cơ chế
kiểm duyệt, chèn ép, cơ chế biến dạng, cơ chế siêu thăng, cơ chế suy thoái.
- Động lực: động lực của sự phát triển nhân cách là mâu thuẫn xung đột nội
tâm, tuy chưa đưa ra khái niệm động cơ.
- Các giai đoạn: Ông cũng là người đưa ra 5 giai đoạn phát triển nhân cách
theo lứa tuổi.
+ Miệng: Sơ sinh đên 1 tuổi
+ Hậu môn: 1-3
+ Dương vật: 3-5
+ Tiềm ẩn: 5-1.
+ 12 (dạy thì) - trưởng thành: tình dục.
=> Đóng góp to lớn của S. Freud là đưa ra giả thuyết về vô thức, tiềm thức là
những mặt quan trọng trong đời sống tâm lý của con người. Ngày nay người ta đã



thừa nhận vơ thức là có thật trong đời sống tâm lý con người; đưa ra một số cơ chế
như tự vệ, dồn nén, mặc cảm, đồng nhất hóa, giai đoạn phát triển và liên tưởng tự
do. Tuy nhiên tuyệt đối hóa vơ thức, sinh lý và khơng quan tâm gì đến yếu tố xã
hội, khơng thấy được bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người. Con người ở đây là
con người sinh vật.
* Phân tâm học mới
Do hạn chế mà những người cộng tác và học trò của ơng đã rời bỏ F và hình
thành nên những học thuyết phân tâm học mới theo các hướng khác nhau, tiêu biểu
là: K.Jung; A.Adler; Erich Fromm… Theo những hướng này, có cả yếu tố ý thức,
xã hội… song về cơ bản vẫn là phân tâm.
1.2. Tâm lý học hành vi
- Cơ sở: Lý thuyết tâm lý học hành vi về nhân cách được xây dựng trên cơ sở
công thức S-R, và được phản ánh chủ yếu trong các công trình nghiên cứu của
Watson, Toocdai, Hall, Miler…
- Khái niệm: Nhân cách là một tập hợp các phản ứng hành vi của con người
để thích nghi với hồn cảnh sống. Là sản phẩm trung gian của q trình kích thích
- phản ứng. Đó chính là các q trình hình thành nên hệ thống thói quen, các kỹ
xảo hành vi, các mẫu hành vi đúng theo chuẩn.
- Các yếu tố: Họ không phủ nhận vai trò của yếu tố bẩm sinh, di truyền nhưng
tuyệt đối hóa vai trị của các yếu tố mơi trường trong việc quy định sự hình thành
nhân cách.
- Cơ chế hình thành nhân cách: chính là cơng nghệ tạo ra "củng cố" để hình
thành các hành vi đúng theo yêu cầu, theo mẫu chẩn đã định trước.
=> Đánh giá: Mặc dù…Khơng có sự khác biệt giữa người và vật, khơng tính
đến yếu tố ngơn ngữ, xã hội…
Mặt hạn chế và sai lầm của tâm lý học hành vi là ở chỗ:
- Phương pháp luận sai lầm là phủ nhận ý thức như là hình thức đặc biệt của
việc điều chỉnh hành vi, đánh mất 0 chân chính.
- Hành vi là đối tượng nc nhưng cơng thức đó là ko hợp lý



- Quan điểm máy móc hóa, sinh vật hóa con người, Đưa con người xuống
ngang với con vật.
- Về mặt xã hội, thuyết hành vi đã hỗ trợ đắc lực cho các quan điểm thực
chứng, thực dụng khuyến khích các nhà tư bản công nghiệp Mĩ chỉ cần chăm lo
đào tạo ra một lớp người làm việc cần mẫn như một cái máy phục vụ nhiều nhất lợi
ích của các tập đoàn tư bản Mĩ. Những giá trị cao cả của con người như giác ngộ,
lý tưởng, các phẩm chất đạo đức... đều bị gạt xuống hàng thứ yếu thậm chí bị loại
bỏ khỏi tâm lý học hành vi.
1.3. Tâm lý học Gestalt
Tâm lý học Gestalt (cấu trúc, hình thái) ra đời vào năm 1913, do bộ ba các
nhà tâm lý học cấu trúc người Đức tên là Wertheimer , Kohler , Koffka lập ra nhằm
xây dựng một nền tâm lý học khách quan theo kiểu mẫu của vật lý học. Đối tượng
của tâm lý học phải nghiên cứu đó là những chỉnh thể trọn vẹn.
Đây là một trường phái chuyên nghiên cứu về tri giác, ít nhiều nghiên cứu về
tư duy và có đề cập đến nhân cách. Nghiên cứu về nhân cách trong G, tiêu biểu
nhất là K. Lewin.
- Ơng đưa ra thuyết "trường tâm lý"con người ln ln tồn tại trong một
hồn cảnh, một trường tâm lý nào đó. Giữa chủ thể và mơi trường có sự tác động
qua lại thường xuyên, sự tác động tạo nên hành vi và nhân cách.
- Về sau ông mở rộng khái niệm "trường tâm lý" bằng khái niệm "không gian
sống" để giải thích hành vi của nhân cách - khơng gian sống bao gồm cả trường
tâm lý.
Không gian sống - đó là nhân cách và hồn cảnh trong mối tác động qua lại
lẫn nhau tạo nên hành vi trong một thời điểm nào đó. Khơng gian sống chứa đựng
con người, các mục đích con người tìm đến, các mục tiêu mà con người lẩn tránh,
các giới hạn của sự vận động và con người để đạt mục đích đó.
=> Đánh giá: Các khái niệm "trường tâm lý", "không gian sống" thể hiện một
phương pháp mới trong nghiên cứu và miêu tả hành vi hiện thực của nhân cách.



Nhu cầu, động cơ, hành vi hình thành trong khơng gian sống. Nói cách khác nhân
cách được hình thành chính trong khơng gian sống đó.
Song lý luận về trường khơng gian sống cũng có những khó khăn mà khơng
thể giải quyết được. Ví dụ ta khơng thể biết được cấu trúc của khơng gian sống của
một con người. Hồn cảnh con người sống ln ln thay đổi do đó khơng gian
sống cũng thay đổi. Vì vậy, nếu dựa vào khơng gian sống thì khó đánh giá được
nhân cách con người.
Theo K. Lewin nhân cách được xét trong hoàn cảnh, trong nhóm, nhưng
những quy định về chính trị, kinh tế đối với hành vi nhân cách không được ông để
ý đến một cách thỏa đáng. Vì vậy, lý luận nhân cách của ông không tách khỏi sự sơ
lược trong quan niệm của Gestalt.
1.4. Tâm lý học nhân văn
Tâm lý học nhân bản ra đời ở Mỹ như là một khuynh hướng đối lập với tâm
lý học hành vi và phân tâm học. Nếu tâm lý học hành vi và phân tâm tuyệt đối hóa
yếu tố mơi trường, sinh vật, quan niệm con người như những chiếc máy, không
phân biệt con người hay con vật thì Tâm lý học nhân văn tiếp cận nghiên cứu nhân
cách một cách nhân văn hơn. Trường phái này là sự tổng hợp nhiều khuynh hướng
mới và nhiều trường phái tư tưởng khác nhau. Nhưng những nhà tâm lý nhân văn
đều có chung những tư tưởng là tôn trọng con người, tôn trọng giá trị sáng tạo, và
trách nhiệm con người, tôn trọng các phẩm giá cá nhân con người.
Tiêu biểu là Maslow - chủ tịch hội tâm lý nhân văn đầu tiên ở Mỹ.
* Về nhân cách ơng đưa ra hệ thống nhu cầu, q trình nhận thức, triệu chứng
nhân cách và năng lực. Tất cả những yếu tố này tạo nên động lực thúc đẩy hành vi
con người. Động cơ thúc đẩy mạnh mẽ nhất là nhu cầu.
Theo ơng có thể chia ra năm loại nhu cầu:
- Nhu cầu sinh lý: như nhu cầu thỏa mãn đói, khát, sinh dục, những nhu cầu
này có tính chất bản năng, có cả ở động vật.
- Nhu cầu an toàn: nhu cầu về sự yên ổn, trật tự và an ninh.

- Nhu cầu yêu thương, nhu cầu lệ thuộc.


- Nhu cầu được thừa nhận (tự trọng); nhu cầu thành đạt, kết quả, nhu cầu về
niềm tin.
- Nhu cầu tự khẳng định, tự thực hiện như nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu
biết, nhu cầu tri thức, nhu cầu nghệ thuật.
* Các loại nhu cầu này được chia làm nhu cầu cấp thấp và nhu cầu cấp cao.
Những nhu cầu này xuất hiện theo thứ tự trong quá trình phát triển chủng loài,
cũng như phát triển của cá nhân. Đồng thời đây cũng là thứ tự thỏa mãn các nhu
cầu đó. Nếu nhu cầu cấp thấp khơng thỏa mãn thì nhu cầu cấp cao cũng khơng thể
thực hiện được. Nhu cầu tự thực hiện là nhu cầu cao nhất nhằm phát triển tiềm
năng của cá nhân.
* Nhu cầu này khác nhau ở mỗi người bởi vì mỗi người đều có tiềm năng
riêng khác nhau. Có người có nhu cầu tự thực hiện trên lĩnh vực văn chương,
người khác thì có nhu cầu lãnh đạo, v.v... Những nhu cầu này khơng bị sự kiểm
sốt của xã hội. Nhưng khơng phải ai cũng thực hiện được nhu cầu này, bởi vì còn
những nhu cầu khác chưa thực hiện được.
Maslow cho rằng tính xã hội nằm trong bản năng của con người. Các nhu cầu
đều dựa trên cơ sở di truyền nhất định. Chính vì vậy, học thuyết nhu cầu của
Maslow có điểm giống học thuyết S. Freud.


2. Quan điểm của các nhà tâm lý học Mác xít về nhân cách
2.1. A.N.Leonchiev
Nhà tâm lý học Nga kiệt xuất đã từng giữ chức Phó chủ tịch hội Tâm lý thế
giới. Ông đã đưa ra lý thuyết hoạt động để giải quyết vấn đề tâm lý học, được giới
tâm lý học đánh giá cao. Về mặt nhân cách ông cũng có những quan điểm mới mẻ.
- A.N. Leonchiev coi nhân cách như một cấu tạo tâm lý mới, được hình thành
trong các quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của người đó.

Nó là một cấu tạo đặc biệt có tính trọn vẹn. Nhân cách là sản phẩm tương đối
muộn của sự phát triển xã hội lịch sử và của sự tiến hóa cá thể của con người. Nó
là kết quả của q trình chín muồi của những nét bẩm sinh dưới tác động của môi
trường xã hội. Khái niệm nhân cách thể hiện tính chỉnh thể của chủ thể cuộc sống.
- Hoạt động là cơ sở của nhân cách
Ông cho rằng muốn hiểu nhân cách phải dựa vào hoạt động của chủ thể để
phân tích.Việc nghiên cứu nhân cách phải xuất phát từ sự phát triển của hoạt động,
những loại hình cụ thể của hoạt động và mối liên hệ của nhân cách đó với những
người khác.
Nền tảng của nhân cách là sự phong phú của mối quan hệ giữa cá nhân vơi
thế giới.Trong mối quan hệ này con người phải hoạt động bao gồm hoạt động lý
luận và hoạt động thực tiễn.
- Nhu cầu và động cơ:
Hoạt động - Nhu cầu - Hoạt động.
A. N. Leonchiev chia ra 2 loại động cơ: Động cơ tạo ý và động cơ kích thích Động cơ tạo ý gắn liền với nhân cách.
- Cấu trúc của nhân cách là một chỉnh thể tương đối ổn định bao hàm trong
mình một hệ thống thứ bậc các động cơ chủ yếu.
Các tiểu cấu trúc của nhân cách bao gồm: tính khí (khí chất), nhu cầu, ý
hướng, rung cảm và hứng thú, tâm thể, kỹ xảo, thói quen, phẩm chất đạo đức.
- Hình thành nhân cách là một q trình giáo dục có định hướng và tương ứng
với q trình giáo dục đó là hành động chủ thể.


Sự hình thành nhân cách là một quá trình liên tục gồm các giai đoạn tuần tự
thay thế nhau, làm thay đổi tiến trình sự phát triển tâm lý sau này. Trước hết, đó là
sự cải tổ phạm vi quan hệ với những người khác, với xã hội và kèm theo đó là sự
cải tổ thứ bậc động cơ. Sự hình thành nhân cách là một q trình riêng khơng trùng
khớp với q trình biến đổi các thuộc tính tự nhiên của cơ thể. Con người trở thành
nhân cách khi là chủ thể của các mối quan hệ nhân cách
=> Đánh giá: Trung tâm trong quan niệm này cho rằng hoạt động là cơ sở của

nhân cách. Vì vậy, phải lấy hoạt động để phân tích, kiến giải hiện tượng nhân cách.
Khi phân tích nhân cách phải kể đến động cơ, nhu cầu, mục đích và hành động của
cá nhân trong hoạt động…Quan điểm của A. N. Lêonchiep về nhân cách và sự
hình thành nhân cách có một ảnh hưởng rất lớn và được thể hiện rõ trong ứng dụng
nghiên cứu nhân cách. Đây là hướng tiếp cận… Đảng và nhà nước ta…
2.2. X.L. Rubinstein
- Nhân cách là cá nhân cụ thể lịch sử sinh sống gắn với quan hệ thực tế trong
thế giới hiện thực.
Nhân cách ở đây được hiểu là các đặc điểm cá thể riêng từng người.
Rubinstêin coi nhân cách là bộ máy điều chỉnh toàn bộ hệ thống thân thể con người
nói chung, gắn liền với khái niệm đường đời. Nhân cách cũng được hiểu là khả
năng con người điều khiển các quá trình hay thuộc tính tâm lý của bản thân, hướng
chúng vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho bản thân. Từ đó muốn hiểu nhân
cách là gì phải xem con người mang nhân cách ấy có xu hướng gì, có khả năng đáp
ứng mong muốn đó khơng.
X.L.Rubinstein khẳng định: con người chỉ là nhân cách khi có ý thức xác
định các quan hệ đối với mơi trường của mình, khi có một diện mạo riêng.
- Cấu trúc: Gồm ý thức của chủ thể và các thái độ: thái độ đối với thế giới xung
quanh, thái độ đối với người khác và thái độ đối với bản thân. Cụ thể là những thành
phần: hứng thú, sự đam mê, tâm thế tạo nên các xu hướng, lý tưởng của nhân cách.
Vì vậy, ơng cho rằng, nghiên cứu nhân cách là nghiên cứu tự ý thức của nhân cách,
nghiên cứu “cái tôi” như là chủ thể nắm lấy tất cả cái gì con người làm ra, có trách
nhiệm của bản thân đối với tất cả các sản phẩm vật chất mà mình tạo ra.


- Ru đi từ các phạm trù tinh thần, ý thức, chủ thể… đến phạm trù nhân cách,
coi nhân cách là các trải nghiệm và đi vào vấn đề hình thành, phát triển nhân cách
trong hoạt động. Rubinstein đã nhấn mạnh tính chất sđặc thù của riêng từng nhân
cách, nói lên xu hướng riêng của người ấy, bao gồm ý hướng, ý muốn của từng
người, năng lực của từng người, bản tính của nó.

=> Đánh giá: là người có ảnh hưởng rất lớn đến nền TLHMX…
2.3. B.G. Ananhiep
B. G. Ananiev là nhà tâm lý học xuất sắc của Liên Xô đã có nhiều đóng góp
cho sự phát triển tâm lý học.
- B.G.Ananhiep đã xuất phát từ những khái niệm cá thể, chủ thể, khách thể,
hoạt động, cá nhân để giải quyết vấn đề nhân cách. Ông cho rằng nhân cách là cá
thể có tính chất xã hội, là khách thể và chủ thể của từng bước tiến lịch sử. Nhân
cách khơng tồn tại ngồi xã hội, khơng tồn tại ngồi lịch sử.
Vì thế việc nghiên cứu nhân cách phải nghiên cứu lịch sử cá nhân. Con
đường cơ bản của việc nghiên cứu nhân cách là nghiên cứu tính chất lịch sử, tính
chất xã hội, tính chất tâm lý - xã hội của nhân cách. Sự phong phú của mối quan hệ
xã hội của cá nhân đã tạo nên những đặc điểm của nhân cách.
- Cấu trúc nhân cách được dần dần hình thành trong quá trình cá nhân hoạt
động trong mối quan hệ xã hội. Ông đưa ra cấu trúc nhân cách theo hai nguyên tắc:
Nguyên tắc thứ bậc và nguyên tắc phối hợp. Nguyên tắc thứ bậc là sự sắp xếp đặc
điểm xã hội chung nhất quy định những đặc điểm tâm sinh lý. Nguyên tắc phối
hợp là sự tác động qua lại giữa các thành phần độc lập tương đối và thành phần
phụ thuộc.
- Theo B.G.Ananhiep, để nghiên cứu con người với tư cách là nhân cách phải
nghiên cứu xu hướng, tính cách, hành vi xã hội, động cơ hành vi, cấu trúc nhân
cách, vị thế nhân cách, con đường sống của nhân cách trong xã hội. Điều này đòi
hỏi các nhà khoa học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, đạo đức học phải quan
tâm nghiên cứu.


- Ananhiep coi con người là tiểu vũ trụ. Điều này rất tương đồng với quan
niệm phương Đông về con người. Con người là tinh hoa của vũ trụ, trong con
người có đại diện của quy luật vũ trụ.
Luận điểm nghiên cứu nhân cách là tổng hợp các khoa học nghiên cứu về con
người là một đóng góp quan trọng trong việc chỉ hướng nghiên cứu nhân cách.

Nghiên cứu nhân cách không tách rời việc nghiên cứu con người và các khoa học
khác nghiên cứu về con người.
2.4. K.K. Platonov
K.K. Platonov là nhà tâm lý học nổi tiếng ở Liên Xơ (cũ). Về tâm lý học ơng
có những đóng góp xuất sắc.
- Về khái niệm nhân cách: Trên cơ sở nhận xét và phê phán các định nghĩa về
nhân cách ông đưa ra định nghĩa nhân cách như sau: "Nhân cách đó là một con
người cụ thể như là một chủ thể cải tạo thế giới trên cơ sở nhận thức, thể nghiệm
thế giới, trên cơ sở quan hệ với thế giới đó". Ta có thể diễn đạt tư tưởng đó ngắn
gọn hơn, "Nhân cách đó là con người mang ý thức".
Ý thức không phải là một thực thể thụ động mà là một hình thức phản ánh
bậc cao chỉ có ở người. Đứa trẻ mới ra đời chưa có ý thức và chưa có nhân cách.
Nhân cách sẽ hình thành trong giao tiếp với người khác. Ông cho rằng khơng thể
xác định được lúc nào thì con người hình thành nhân cách.
- Phân loại: Có nhân cách tiến bộ và nhân cách phản động, nhân cách lành
mạnh và nhân cách ốm yếu.
- Cấu trúc: Ông đưa ra cấu trúc tâm lý chức năng cơ động của nhân cách gồm
bốn tiểu cấu trúc:
+ Tiểu cấu trúc thứ nhất là xu hướng (lý tưởng, thế giới quan, niềm tin…).
+ Tiểu cấu trúc 2 là kinh nghiệm (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen) do GD
+ Tiểu cấu trúc thứ 3 cấu trúc nhỏ thứ ba là các quá trình tâm lý, do luyện tập.
+ Tiểu cấu trúc thứ 4 là các thuộc tính sinh học quy đinh nhân cách (khí chất
giới tính, lứa tuổi, bệnh lý…).
Ngồi 4 cấu trúc nhỏ trên cịn có 2 cấu trúc nằm trên 4 cấu trúc đó là tính
cách và năng lực. Cấu trúc này có tính cơ động vì nó khơng cố định ở một nhân


cách cụ thể, nó thay đổi từ lúc đứa trẻ có nhân cách đến chế. Tính cách cũng như
năng lực là tổng hồ các thuộc tính cá nhân trong 4 tiểu cấu trúc. Tính cách và
năng lực cá nhân tương hỗ với nhau. Trong một mức độ nào đó, năng lực biểu hiện

ra và trở thành tính cách.
=> Tóm lại, với việc đưa ra đưa ra hệ thống cấu trúc chức năng cơ động là
một đóng góp mới, làm nền tảng để giải quyết những vấn đề nhân cách.


3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhân cách
- Quan niệm về nhân cách: Nhân cách của con người chính là tư cách của họ
trong hệ thống các quan hệ xã hội nhất định. Ví dụ nh tư cách người cách mạng, tư
cách người tướng, tư cách người quân nhân v.v...
Nhân cách của một con người biểu hiện ra ở hệ thống thái độ của họ đối với
việc, với người và với tự mình.
+ Quân đội ta...
+ Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết...
+ Người tướng: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm...
- Về cấu trúc: Đức và Tài
+ Đức (phẩm chất) bao gồm: Thế giới quan, nhân sinh quan, lập trường, thái
độ chính trị, thái độ đối với lao động, lý tưởng, niềm tin, tính cách, thói quen, hứng
thú, thái độ...
+ Tài (năng lực): Năng lực xã hội hóa, năng lực chủ thể hóa, phẩm chất ý chí,
năng lực hành động, năng lực giao lưu.
- Con đường hình thành và phát triển nhân cách: thơng qua hoạt động thực
tiễn, qua giáo dục, rèn luyện và tự giáo dục, tự rèn luyện là con đường chính để
hình thành phát triển nhân cách.
+ Hiền dữ...
+ Giã gạo...
=> Lý luận và bản thân cũng là một nhân cách lớn. Nghiên cứu tư tưởng của
người và nhân cách người là cơ sở để xây dựng nhân cách con người Việt Nam
mới. Đó cũng là lý do mà tồn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang học tập...



4. Các yếu tố góp phần hình thành nhân cách và động lực thúc đẩy sự
phát triển nhân cách trong tâm lý học.
4.1. Các yếu tố góp phần hình thành nhân cách.
Nhân cách khơng bẩm sinh mà được hình thành. Đó là một q trình khách
quan, mang tính quy luật về sự biến đổi con người từ một thực thể tự nhiên trở
thành một thực thể xã hội trong quá trình tác động qua lại với mơi trường với tư
cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp.
- Yếu tố cơ thể (tự nhiên, bẩm sinh di truyền): giữ vai trị tiền đề vật chất,
khơng quyết định mà chỉ là điều kiện tiền đề cho sự hình thành phát triển nhân
cách.
- Yếu tố hồn cảnh sống (mơi trường): Mơi trường rộng và hẹp
+ Giáo dục
+ Hoạt động
+ Giao lưu
+ Tập thể
- Yếu tố tâm lý cá nhân: đó chính là các quá trình tâm lý cá nhân...
4.2. Động lực thúc đẩy sự phát triển nhân cách
– Mâu thuẫn giữa khả năng, trình độ đạt được (thể chất, tâm lí) với những yêu
cầu của hoạt động
 Mâu thuẫn giữa những yêu cầu mới của hoạt động với những kĩ năng, kĩ
xảo chưa được hình thành.
 Mâu thuẫn giữa những nề nếp, thói quen, tập quán cũ với những yêu cầu
mới của hoàn cảnh sống và hoạt động.
 Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập nảy sinh trong quá trình phát triển của cá
nhân.


5. Các xu hướng phát triển cơ bản của nhân cách và các giai đoạn hình
thành nhân cách.
5.1. Các xu hướng phát triển cơ bản của nhân cách

– Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất phát triển theo một hướng xác định
tuỳ thuộc vào hệ thống định hướng giá trị của cá nhân, bởi hệ thống giá trị tạo ra
mặt nội dung của xu hướng nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị cá nhân khá
phức tạp, có thể phân loại sơ bộ thành các nhóm:
+ Những định hướng giá trị chính trị - tư tưởng
+ Những định hướng giá trị đạo đức lối sống
+ Những định hướng giá tri nghề nghiệp
- Sự phát triển về nhân thức, tình cảm, ý chí
Có nhận thức đúng đắn, có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc có ý chí kiên cường là
những điều kiện chủ quan để con người vươn tới những mục tiêu cao đẹp của cuộc sống.
- Sự phát triển của xu hướng, tính cách, năng lực
5.2. Các giai đoạn hình thành nhân cách
Sự hình thành và phát triển nhân cách trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao.
Có thể xem xét các giai đoạn phát triển nhân cách trên các góc độ khác nhau.
* Trên bình diện tâm lí học xã hội, sự phát triển nhân cách diễn ra trong
q trình xã hội hố cá nhân, trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thích ứng (sự phát triển ở cấp độ sinh học): Các chức năng tâm lý
đơn giản bắt đầu phát triển, đặc biệt là nhận thức cảm tính và các cảm xúc.
- Giai đoạn cá nhân hóa: (sự phát triển ở cấp độ tâm lý): Lĩnh hội kinh
nghiệm xã hội lịch sử chuyển thành kinh nghiệm cá nhân.
- G/đ tích hợp (phát triển ở cấp độ xh): đóng vai trong các nhóm xã hội khác
nhau.
* Trên bình diện tâm lí học lứa tuổi, sự phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ
mang tính quy luật và được phân chia theo các giai đoạn lứa tuổi và được quyết
định bởi hoạt động chủ đạo.


Tuy phân chia các giai đoạn phát triển theo lứa tuổi, song sự chuyển tiếp của
các giai đoạn không gãy gọn, “dứt điểm” mà thầm lặng, gối lên nhau. Cuối giai
đoạn trước đã nảy sinh mầm mống của giai đoạn sau.

6. Cơ chế tâm lý của hình thành, phát triển nhân cách và con đường hình
thành, phát triển nhân cách trong tâm lý học.
6.1. Cơ chế tâm lý của hình thành, phát triển nhân cách
- Sự thống nhất của 2 q trình đối tượng hóa và chủ thể hóa. Tức sự chuyển
hóa giữa cái bên trong (tâm lý, nhân cách) và cái bên ngồi (đối tượng) là cơ chế
tâm lí của sự hình thành và phát triển nhân cách..
- Sự chiếm lĩnh nội dung những quan hệ xã hội: Muốn hiểu đầy đủ hơn về cơ
chế hình thành và phát triển nhân cách cần phân tích sâu hơn luận điểm của
A.N.Lêônchiep:“…Nhân cách con người được sản xuất ra, được tạo ra bởi các
quan hệ xã hội mà cá nhân gia nhập vào đó trong hoạt động của mình”.
Q trình chủ thể vừa chiếm lĩnh đối tượng, vừa chiếm lĩnh nội dung các
quan hệ xã hội trong quá trình giao tiếp mà nội dung là những chuẩn mực, giá trị
xã hội... có tác dụng điều chỉnh hành vi chủ thể.
6.2. Con đường hình thành, phát triển nhân cách
Có nhiều con đường, song chủ yếu là dạy học, giáo dục và tự giáo dục
- Dạy học
- Giáo dục
- Giáo dục bằng tập thể, trong tập thể
- Tự giáo dục



×