Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng bằng phương pháp lấy nhân đệm và làm cứng lối trước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 104 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ ĐA TẦNG
BẰNG PHƢƠNG PHÁP LẤY NHÂN ĐỆM
VÀ LÀM CỨNG LỐI TRƢỚC

Chuyên ngành: Ngoại - thần kinh & Sọ não
Mã số: CK 62 72 07 20
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM ANH TUẤN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số


liệu trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Phạm Ngọc Anh

.


.

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Vài nét về nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ .............................3
1.1.1. Nước ngoài ..................................................................................................3
1.1.2. Trong nước ..................................................................................................4
1.2. Giải phẫu cột sống cổ ........................................................................................5
1.2.1. Cột sống cổ..................................................................................................5
1.2.2. Đặc điểm cột sống cổ ..................................................................................6
1.2.3. Hệ thống nối các đốt sống ...........................................................................9
1.2.4. Tủy sống cổ ...............................................................................................13
1.2.5. Liên quan cột sống cổ với các cấu trúc lân cận ........................................16
1.3. Bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ....................................................21
1.4. Phân loại thoát vị đĩa đệm ...............................................................................21
1.4.1. Phân loại dựa trên giải phẫu bệnh .............................................................21
1.4.2. Phân loại dựa trên mối tương quan với dây chằng dọc sau ......................21
1.5. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................................22

1.5.1. Hội chứng chèn ép rễ ................................................................................22
1.5.2. Hội chứng chèn ép tủy ..............................................................................24
1.5.3. Hội chứng rễ - tủy .....................................................................................25
1.6. Chẩn đoán........................................................................................................25
1.7. Cận lâm sàng ...................................................................................................27
1.7.1. X quang quy ước .......................................................................................27
1.7.2. Chụp cắt lớp vi tính ...................................................................................28
1.7.3. Chụp cộng hưởng từ..................................................................................29
1.7.4. Điện cơ ......................................................................................................30
1.8. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ..............................................................30
1.8.1. Điều trị nội khoa .......................................................................................30

.


.

1.8.2. Điều trị ngoại khoa....................................................................................31
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................33
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................33
2.1.1. Dân số nghiên cứu.....................................................................................33
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ......................................................................33
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................33
2.2.2. Kỹ thuật thực hiện .....................................................................................34
2.2.3. Định nghĩa biến số ....................................................................................38
2.2.4. Thu thập và xử lý số liệu ...........................................................................41
2.2.5. Y đức trong nghiên cứu ............................................................................42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................43
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ...........................................................43

3.1.1. Giới tính ....................................................................................................43
3.1.2. Tuổi ...........................................................................................................44
3.2. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................................45
3.2.1. Thời gian khởi phát triệu chứng................................................................45
3.2.2. Lý do nhập viện ........................................................................................45
3.2.3. Rối loạn cảm giác......................................................................................46
3.2.4. Mức độ tổn thương thần kinh trước phẫu thuật ........................................46
3.3. Đặc điểm hình ảnh học....................................................................................48
3.3.1. Số tầng thốt vị đĩa đệm............................................................................48
3.3.2. Mức độ tổn thương tủy trên MRI ..............................................................49
3.4. Điều trị phẫu thuật...........................................................................................49
3.4.1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong quá trình điều trị .................................49
3.4.2. Biến chứng trong phẫu thuật .....................................................................51
3.5. Kết quả điều trị phẫu thuật ..............................................................................51
3.5.1. Sự cải thiện triệu chứng lâm sàng .............................................................51
3.5.2. Tỷ lệ hồi phục thần kinh ...........................................................................52

.


.

3.6. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật ..................................................54
3.6.1. Liên quan giữa nhóm tuổi và kết quả phẫu thuật ......................................54
3.6.2. Liên quan giữa thời gian khởi phát và kết quả phẫu thuật ........................55
3.6.3. Liên quan giữa hội chứng bệnh lý và kết quả phẫu thuật .........................56
3.6.4. Liên quan giữa tình trạng lâm sàng và kết quả phẫu thuật .......................57
3.6.5. Liên quan giữa số tầng thoát vị và kết quả phẫu thuật .............................59
3.6.6. Liên quan giữa mức độ tổn thương tủy trên MRI và kết quả phẫu thuật..60
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................62

4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ...........................................................62
4.1.1. Giới tính ....................................................................................................62
4.1.2. Tuổi ...........................................................................................................63
4.2. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................................64
4.2.1. Thời gian khởi phát triệu chứng................................................................64
4.2.2. Lý do nhập viện ........................................................................................64
4.2.3. Hội chứng bệnh lý .....................................................................................65
4.2.4. Tình trạng lâm sàng trước phẫu thuật .......................................................66
4.3. Đặc điểm hình ảnh học....................................................................................67
4.3.1. Số tầng thốt vị đĩa đệm............................................................................67
4.3.2. Thay đổi tín hiệu tủy trên MRI .................................................................67
4.4. Kết quả điều trị phẫu thuật ..............................................................................68
4.4.1. Chọn lựa phương pháp phẫu thuật ............................................................68
4.4.2. Thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, biến chứng ...................................69
4.4.3. Sự cải thiện triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật .....................................71
4.5. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật ..................................................73
4.5.1. Tuổi ...........................................................................................................73
4.5.2. Thời gian khởi phát triệu chứng................................................................74
4.5.3. Hội chứng bệnh lý .....................................................................................74
4.5.4. Tình trạng lâm sàng ..................................................................................75
4.5.5. Số tầng thoát vị đĩa đệm............................................................................76

.


.

4.5.6. Sự thay đổi tín hiệu tủy trên T2 MRI ........................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU
DANH SÁCH BỆNH NHÂN

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

CLVT

: Cắt lớp vi tính

CSC

: Cột sống cổ

DCDS

: Dây chằng dọc sau

DNT

: Dịch não tủy


MRI

: Hình ảnh cộng hưởng từ

PT

: Phẫu thuật

TK

: Thần kinh

TVĐĐCSC

: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

.


.

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT

Viết tắt
ACDF

Tiếng Anh
Anterior Cervical Discectomy and Fusion


Tiếng Việt
Lấy nhân đệm và
hàn xương lối trước

CT-Scan

Computerized Tomography Scan

Chụp cắt lớp vi tính

JOA

Japanese Orthopaedic Association Score

Thang điểm JOA

MRI

Magnetic Resonance Imaging

Chụp cộng hưởng từ

OPLL

Ossification Posterior Longitudinal Ligament Cốt hóa dây chằng dọc sau

VAS

Visual Analog Scale


Thang điểm cường độ đau
dạng nhìn

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Lý do nhập viện ........................................................................................45
Bảng 3.2. Rối loạn cảm giác .....................................................................................46
Bảng 3.3. Điểm VAS, JOAm, Nurick trước phẫu thuật ...........................................47
Bảng 3.4. Một số đặc điểm bệnh nhân trong quá trình điều trị.................................49
Bảng 3.5. Đánh giá thời gian phẫu thuật với số tầng thoát vị đĩa đệm .....................50
Bảng 3.6. Đánh giá lượng máu mất với số tầng thoát vị đĩa đệm .............................50
Bảng 3.7. Thay đổi thang điểm JOAm trước và sau phẫu thuật ...............................51
Bảng 3.8. Thay đổi thang điểm NURICK trước và sau phẫu thuật ..........................51
Bảng 3.9. Thay đổi thang điểm VAS trước và sau phẫu thuật..................................52
Bảng 3.10. Tỷ lệ hồi phục thần kinh .........................................................................52
Bảng 3.11. Các biến chứng sau phẫu thuật ...............................................................53
Bảng 3.12. Liên quan giữa nhóm tuổi và kết quả phẫu thuật ...................................54
Bảng 3.13. Liên quan giữa thời gian khởi phát triệu chứng và kết quả phẫu thuật ..55
Bảng 3.14. Liên quan giữa hội chứng bệnh lý và kết quả phẫu thuật .......................56
Bảng 3.15. Liên quan giữa hội chứng bệnh lý và kết quả phẫu thuật .......................57
Bảng 3.16. Liên quan giữa điểm JOAm và kết quả phẫu thuật ................................57
Bảng 3.17. Liên quan giữa điểm Nurick và kết quả phẫu thuật ................................58
Bảng 3.18. Liên quan giữa điểm VAS và kết quả phẫu thuật ...................................59
Bảng 3.19. Liên quan giữa số tầng thoát vị và kết quả phẫu thuật ...........................59
Bảng 3.20. Liên quan giữa mức độ tổn thương tủy trên MRI và kết quả phẫu thuật

.................................................................................................................60
Bảng 3.21. Tỷ lệ cải thiện triệu chứng lâm sàng với số tầng thoát vị đĩa đệm .........61
Bảng 4.1. So sánh độ tuổi trung bình ........................................................................63
Bảng 4.2. So sánh thời gian khởi phát các triệu chứng .............................................64
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ giữa bệnh lý rễ và bệnh lý tủy so với các tác giả ................65
Bảng 4.4. So sánh mức độ tổn thương thần kinh trước PT .......................................66

.


.

Bảng 4.5. So sánh thời gian phẫu thuật và lượng máu mất.......................................69
Bảng 4.6. So sánh các biến chứng PT .......................................................................70
Bảng 4.7. So sánh điểm VAS sau PT ........................................................................72
Bảng 4.8. So sánh điểm JOAm sau PT .....................................................................72
Bảng 4.9. So sánh điểm NURICK sau PT ................................................................72

.


.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính trong nghiên cứu ..............................................43
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi ........................................................................44
Biểu đồ 3.3. Thời gian khởi phát triệu chứng ...........................................................45
Biểu đồ 3.4. Các thang điểm đánh giá thần kinh trước phẫu thuật ...........................46
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ số tầng thoát vị đĩa đệm ..............................................................48
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ mức độ tổn thương tủy trên MRI ................................................49

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hồi phục thần kinh .......................................................................53
Biểu đồ 4.1. So sánh phân bố giới tính .....................................................................62

.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cột sống cổ từ C2-7 nhìn nghiêng ..............................................................5
Hình 1.2. Đốt sống cổ C4 và C7 nhìn trên ..................................................................7
Hình 1.3. Hình ảnh đốt đội C1 ....................................................................................8
Hình 1.4. Hình ảnh đốt trục C2 ...................................................................................9
Hình 1.5. Giải phẫu đĩa đệm .....................................................................................10
Hình 1.6. Khớp thân sống đĩa đệm............................................................................11
Hình 1.7. Khớp gian mỏm sống ................................................................................11
Hình 1.8. Khớp Luschka ...........................................................................................11
Hình 1.9. Giải phẫu dây chằng dọc sau.....................................................................12
Hình 1.10. Dây chằng vàng .......................................................................................13
Hình 1.11. Tủy sống cắt ngang .................................................................................14
Hình 1.12. Động mạch cấp máu cho tủy sống ..........................................................15
Hình 1.13. Tĩnh mạch tủy sống .................................................................................16
Hình 1.14. Động mạch đốt sống................................................................................17
Hình 1.15. Thần kinh gai sống cổ .............................................................................18
Hình 1.16. Các cơ vùng cổ trước ..............................................................................19
Hình 1.17. Thần kinh thanh quản quặt ngược ...........................................................20
Hình 1.18. Phân loại TVĐĐ theo mối tương quan với DCDS .................................22
Hình 1.19. Thốt vị đĩa đệm bên chèn ép rễ .............................................................22
Hình 1.20. Sơ đồ khoanh cảm giác ở người ..............................................................23
Hình 1.21. Phân bố rễ thần kinh tủy sống cổ ............................................................24

Hình 1.22. Nghiệm pháp Spurling ............................................................................26
Hình 1.23. Dấu Hoffmann .........................................................................................27
Hình 1.24. Hình ảnh cốt hóa dây chằng dọc sau (OPLL) trên CT Scan ...................28
Hình 1.25. Thốt vị trung tâm chèn ép tủy ...............................................................29
Hình 2.1. Tư thế bệnh nhân .......................................................................................34
Hình 2.2. Định vị tầng trên C-arm ............................................................................35

.


.

Hình 2.3. Tách cơ dài cổ 2 bên bộc lộ đĩa đệm cột sống cổ .....................................35
Hình 2.4. Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống cổ lối trước ............................................36
Hình 2.5. Các bước lấy nhân đệm .............................................................................36
Hình 2.6. Kính vi phẫu và máy C-arm dùng trong mổ .............................................37
Hình 2.7. Thay đĩa đệm nhân tạo cổ trước ................................................................37

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở người trên
50 tuổi. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý do đĩa đệm thối hóa thốt vị hoặc
các chồi xương do q trình thối hóa tạo nên chèn ép vào tủy cổ hoặc rễ thần kinh
gây ra. Bệnh thường biểu hiện bằng đau cổ, đau vai hoặc đau theo các rễ thần kinh

cột sống cổ. Ngồi ra cịn biểu hiện các thương tổn thần kinh như giảm cảm giác
hoặc dị cảm, yếu hoặc liệt vận động, rối loạn cơ vịng...[55]. Cũng như các bệnh lý
thối hóa cột sống khác, bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ làm giảm một số chức
năng thần kinh, từ đó làm giảm khả năng làm việc, giảm chất lượng cuộc sống.
Việc điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhằm mục đích phục hồi
các chức năng thần kinh, làm hết đau, trả bệnh nhân về với cuộc sống bình thường
có chất lượng. Các phương pháp điều trị cũng rất đa dạng, từ các phương pháp vật
lý trị liệu, kéo nắn cột sống cổ, sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn
cơ...cho đến các phương pháp phẫu thuật lối sau giải ép ống sống hoặc lối trước lấy
nhân đệm thốt vị có ghép xương tự thân hoặc nhân tạo.
Phẫu thuật giải ép ống sống đơn thuần bằng lối sau thường mang lại kết quả
khơng cao do khối thốt vị từ phía trước vẫn cịn tồn tại. Mặt khác nếu phẫu thuật
bằng lối sau để lấy nhân đệm cột sống cổ thốt vị có thể gây yếu liệt hoặc các biến
chứng thần kinh nặng nề do quá trình kéo vén tủy sang một bên dễ gây tổn thương
tủy. Phẫu thuật lối trước tuy có khó khăn khi phải bóc tách qua vùng cổ với hàng
loạt cấu trúc quan trọng như: khí quản, thực quản, động - tĩnh mạch cảnh và các dây
thần kinh...nhưng nó lại có ưu điểm cơ bản là đi từ phía trước nên có thể tiếp cận
trực tiếp khối thốt vị và các chồi xương mà khơng phải kéo vén tủy làm giảm khả
năng sang chấn tủy sống do cuộc mổ gây ra.
Trước đây việc đặt mảnh ghép vào nơi mà đĩa đệm được lấy đi là việc cịn
nhiều tranh cãi thì hiện nay, với việc phát minh ra rất nhiều chất liệu để sản xuất
mảnh ghép nhân tạo, việc đặt mảnh ghép được áp dụng ngày càng rộng rãi[61].

.


.

2


Ở Việt Nam, mặc dù đã có những nghiên cứu điều trị phẫu thuật TVĐĐCSC,
tuy nhiên gần đây cũng chưa có một báo cáo đánh giá đầy đủ về TVĐĐCSC đa tầng
cũng như kết quả điều trị phẫu thuật. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng bằng phương
pháp lấy nhân đệm và làm cứng lối trước” với các mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả cải thiện triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật theo JOA
cải tiến.
2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả sau phẫu thuật.

.


.

3

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VÀI NÉT VỀ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT
SỐNG CỔ
1.1.1. Nƣớc ngồi
Từ đầu thế kỷ 20 đến 1950 người ta chỉ phẫu thuật cột sống cổ với lối vào
sau cho các loại bệnh lý, trong đó thốt vị đĩa đệm cổ được áp dụng bằng phương
pháp mở rộng ống sống một phần hay toàn phần[29].
Năm 1955 Smith G. W. và R. A.Robinson mô tả đầu tiên điều trị bệnh lý rễ
cổ với các nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm, chồi xương và dày dây chằng dọc sau
bằng phương pháp mổ lối trước[59].
Năm 1958, Cloward trình bày kỹ thuật mổ lấy đĩa đệm bằng lối trước, cho
bệnh lý thoát vị đĩa đệm ch n ép tủy, có sử dụng bộ dụng cụ chuyên biệt cho phẫu
thuật này[26].

Profeta G. (2000)[51], đã vi phẫu thuật 54 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ có đặt lồng Titalium đem lại kết quả tốt.
B. Jollenbeck, N. Fernandez, R. Firsching điều trị 200 bệnh nhân lồi đĩa đệm
có hoặc khơng có thối hóa cột sống cổ cắt đĩa đệm 1 hoặc 2 tầng lối trước: 100
bệnh nhân cắt đĩa đệm hàn xương bằng titanium, 100 bệnh nhân sử dụng PMMA
(Polymethylmethacrylat) thay đĩa đệm theo d i lâm sàng kết quả khơng có sự khác
biệt[43].
Năm 2013 Giuseppe M cũng báo cáo cho thấy đĩa đệm nhân tạo Zero - P
được sử dụng an tồn, hiệu quả, ít biến chứng trong phẫu thuật bệnh lý đĩa đệm cổ
đa tầng.[35]
Jonh C. Quinn (2015) cũng báo cáo cho thấy ACDF là phẫu thuật an toàn và
hiệu quả trong điều trị bệnh lý tủy cổ đa tầng với cải thiện triệu chứng đáng kể và
hiệu quả cao hơn phẫu thuật lối sau[44]

.


.

4

Zhi-Qiang Wen (2015) báo cáo cho thấy ACDF cũng hiệu quả tương tương
cắt thân sống lối trước trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ đa tầng[71]
Joseph L. Laratta (2018) cùng cộng sự báo cáo cho thấy ACDF cải thiện
triệu chứng tốt trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ đa tầng, tuy nhiên tỷ lệ tái
phát sau 2 năm tương đối cao # 35% liên quan chủ yếu do không liền xương[45].
Năm 2018 Bing Wang điều trị bệnh lý tủy cổ đa tầng bằng phẫu thuật lối
trước có sử dụng đĩa đệm tích hợp nẹp vis cho thấy kết quả tốt tương đương giải ép
lối sau kèm làm vững nhưng phục hồi độ ưỡn tốt hơn và ít mất máu hơn[66].
1.1.2. Trong nƣớc

Năm 1981, Lê Xuân Trung, Trương Văn Việt và V Văn Nho đã báo cáo 6
trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được mổ, trong đó có 4 trường hợp được
mổ lối trước với bộ dụng cụ tự chế tạo theo nguyên tắc dụng cụ Cloward. Các
trường hợp này đều có ảnh hưởng trực tiếp từ chấn thương và tất cả các trường hợp
đều cho kết quả tốt[14].
Năm 1995, Trương Văn Việt và V Văn Nho báo cáo 8 trường hợp thoát vị
đĩa đệm cột sống cổ được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp Robinson tại bệnh
viện Chợ Rẫy có kết quả tốt[16].
Năm 2005, V Văn Thành, Ngô Minh Lý và Trần Quang Hiển[11] báo cáo
100 trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm theo đường cổ trước tại bệnh viện Chấn thương
chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tốt.
Năm 2007, Nguyễn Cơng Tơ và Nguyễn Đình Hưng đã báo cáo phẫu thuật
24 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có hội chứng rễ và hội chứng tủy bằng
sử dụng Cespace hàn liên thân đốt có kết quả tốt[13].
Trần Thanh Tuyền (2012), Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
bằng phẫu thuật lối trước có đặt Cespace trên 89 bệnh nhân, có kết quả tốt và rất tốt
88,75%, kém 2,25%[15].
Nguyễn Đăng Minh (2018), nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị bệnh lý tủy
cổ do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật thay đĩa đệm động cho 34 BN
cho kết quả tốt và rất tốt là 85,3%.[4 ]

.


.

5

Cùng với trào lưu hiện đại hóa các phương tiện chẩn đốn, trong nước ta
cũng đã có các nghiên cứu về chẩn đốn hình ảnh dành cho bệnh lý thốt vị đĩa đệm

cột sống cổ[2].
Các báo cáo khác của bệnh viện Chợ Rẫy[16], Trung tâm Chấn thương
Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh[12] đã cho thấy mối quan tâm trong chẩn đốn
và điều trị bệnh lý thối hóa cột sống cổ ở nước ta ngày càng sâu sắc hơn.
1.2. GIẢI PHẪU CỘT SỐNG CỔ
1.2.1. Cột sống cổ
Cột sống cổ có 7 đốt sống từ C1 - C7 được chia thành 2 phần chính
- Cột sống cổ cao từ C0 (ụ chẩm) - C1 - C2, có hình thái khác nhau
- Cột sống cổ thấp từ C3 - C7, có hình thái tương tự nhau

Hình 1.1. Cột sống cổ từ C2-7 nhìn nghiêng
(Nguồn: Frank H. Netter[5])

.


.

6

1.2.2. Đặc điểm cột sống cổ
Đặc điểm chung
Thân sống dẹt bề ngang, dày phía trước hơn phía sau, có hình vng khi nhìn
từ trên xuống. Mặt trên và dưới được viền xung quanh bởi gờ xương và tiếp giáp
đĩa đệm. Mặt trên hơi l m và có mỏm móc hai bên. Mỏm ngang có lỗ ngang cho
động mạch đốt sống đi qua. Mặt trên mỏm ngang có rãnh thần kinh gai sống. Mỏm
khớp có diện khớp phẳng nằm ngang. Lỗ đốt sống hình tam giác và rộng hơn đoạn
ngực và lưng để chứa đoạn phình cổ của tủy gai và thích ứng với biên độ di động
lớn của đoạn sống cổ. Đỉnh của mỏm gai tách làm 2 củ[7],[67].
Từ C3 đến C7

Từ C3 đến C7 các thân sống có hình dạng tương tự nhau như một tam giác
rỗng, đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau. Bờ dưới của đốt sống trên
hơi lồi ra trước và xuống dưới hơn bờ trên đốt sống dưới. Phía sau thân đốt sống có
hai cuống cung xuất phát và nhơ ra phía sau, từ hai cuống này có hai bản sống
hướng ra phía sau để tạo nên ống sống. Mỏm gai nhô ra phía sau từ nơi hai bản
sống gặp nhau tại đường giữa, cho phép các cơ bám vào. Hai bên thân sống là các
mỏm ngang hướng ra ngoài và tạo nên bờ trước ngoài của ống sống. Các mỏm
ngang từ C3 đến C6 tách thành 2 củ: củ trước và củ sau. Củ trước của C6 gọi là củ
cảnh là mốc của động mạch cảnh chung, động mạch giáp lưỡi và động mạch đốt
sống. Lỗ mỏm ngang từ C3-6 chứa động mạch đốt sống, trái lại lỗ mỏm ngang C7
chứa tĩnh mạch sống phụ. Có hai mỏm khớp hướng lên trên và xuống dưới xuất
phát từ chỗ giao nhau giữa bản sống và cuống cung, và gặp mỏm khớp của đốt sống
còn lại để tạo nên các khớp nối. Mặt trên và dưới của thân sống lõm chứa đĩa đệm
và có thêm 2 mỏm móc ở 2 bên hợp với mặt dưới bên của đốt sống trên tạo thành
khớp mỏm móc, vì vậy đĩa đệm khơng chiếm tồn bộ mặt trên thân sống mà chừa 2
phần rìa[7],[67]

.


.

7

1

9

11


9

2

12

11

3

12

4

5

6

10

7

10

8

Hình 1.2. Đốt sống cổ C4 và C7 nhìn trên
(Nguồn: Frank H. Netter[5])
Chú thích hình
1. Mỏm ngang


7. Lỗ đốt sống

2. Rãnh thần kinh gai sống

8. Mỏm gai

3. Lỗ ngang

9. Thân

4. Cuống

10. Mảnh

5. Diện khớp trên

11. Củ trước

6. Mỏm khớp dưới

12. Củ sau

Đốt sống C1
Đốt đội (atlas), khơng có thân sống gồm cung trước và cung sau với hai
khối bên lớn. Nhô ra từ hai khối bên là 2 mỏm ngang. Mặt trên của hai khối bên
khớp với xương chẩm của hộp sọ, mặt dưới khớp với mặt trên của khối bên C2.
Phía trước cung trước lồi thành củ trước và phía sau lõm thành hố để khớp với mấu
răng C2 . Phía trên cung sau có rãnh cho động mạch đốt sống. Khớp chẩm - C1 phụ
trách hoạt động cúi - ngửa của đầu[7][67].


.


.

8

1
10

3

2

4
8

7

5

5
12
8

6

11


2
9

4

6
13

1

3

Hình 1.3. Hình ảnh đốt đội C1
(Nguồn F.Netter[5])
Chú thích hình:
1. Củ trước

8. Lỗ đốt sống

2. Củ sau

9. Rãnh động mạch đốt sống

3. Cung trước

10. Diện khớp với mỏm răng

4. Cung sau

11. Diện khớp trên khớp với lồi cầu


5. Mỏm ngang

xương chẩm

6. Lỗ ngang

12. Củ của dây chằng ngang

7. Khối bên

13. Diện khớp dưới khớp với đốt trục

Đốt sống C2
Đốt trục (axis), là đốt sống cổ lớn nhất, có một thân và một mấu răng, chức
năng là điểm tựa để đốt đội có thể xoay quanh đốt trục. Hai khối bên của C2 khớp
với phần tương ứng của C1, phần dưới của C2 giống với các đốt sống còn lại. Mỏm
gai lớn và chẻ đôi. Mỏm ngang nhỏ và chứa lỗ ngang để động mạch đốt sống đi qua
[7],[67].

.


.

9

Hình 1.4. Hình ảnh đốt trục C2
(Nguồn F.Netter[5])
Chú thích hình

1. Mỏm ngang

6. Diện khớp sau khớp với dây chằng ngang

2. Khối bên

7. Mỏm khơp dưới

3. Mỏm răng

8. Cuống

4. Mỏm gai

9. Thân

5. Diện khớp trên khớp với đốt đội

10. Diện khớp dưới khớp với C1

1.2.3. Hệ thống nối các đốt sống
Các đốt sống được nối với nhau qua trung gian của các khớp gồm 3 phần
- Đĩa đệm
- Các mấu khớp
- Dây chằng
Đĩa đệm: bản chất là sụn và sợi, có hình thấu kính 2 mặt lồi nằm giữa các
đốt sống từ C2 trở xuống, chiều cao của đĩa đệm khoảng 45% chiều cao thân sống
phía dưới. Các đĩa đệm chiếm khoảng 20% chiều cao cột sống cổ. Mặc dù độ cao
phía sau của các thân sống lớn hơn phía trước một chút, nhưng cột sống cổ lại ưỡn
ra phía trước vì phía trước của mỗi đĩa đệm lại cao hơn phía sau[18],[2]. Đĩa đệm là

cấu trúc vơ mạch lớn nhất cơ thể, có chức năng hấp thụ lực tác động lên cột sống và
tạo sự ổn định cho cột sống trong quá trình hoạt động[37],[54].

.


.

10

Đĩa đệm bao gồm đĩa sụn cuối, vòng xơ và nhân đệm:
- Đĩa sụn cuối là một hợp chất chứa sụn hyaline cho các chân bám vào mặt
xương của thân sống, qua các lỗ này các dưỡng chất xâm nhập và ni các thành
phần đĩa đệm[67].
-

Vịng xơ là nơi tập trung các sợi collagen, bên trong các sợi được sắp sếp

thành các lá đồng tâm theo các lớp chéo nhau. Càng về phía sau, các sợi collagen
càng có xu hướng sắp xếp theo chiều thẳng đứng và như vậy kém vững chắc. Các
sợi ngồi cùng dính với đầu xương của thân sống, các sợi bên trong dính trực tiếp
với đĩa sụn cuối. Sự sắp xếp này hạn chế cử động xoay giữa các đốt sống[67].
- Nhân đệm chiếm khoảng 40% thể tích của khoang liên đốt sống, chứa
khoảng 1ml chất đệm gelatin có đường kính nhỏ hơn 50% đường kính ngang của
đĩa đệm và hơi lệch ra phía sau. Chính các cấu trúc gelatin cho phép nhân đệm hoạt
động như một cấu trúc hấp thu lực. Cùng với tuổi tác các thành phần protein của đĩa
đệm thay đổi, từ đó thay đổi các đặc tính của đĩa đệm[7],[37].

Hình 1.5. Giải phẫu đĩa đệm
(Nguồn: Frank H. Netter [5])

Các mấu khớp [1],[67]:
Khớp thân sống - đĩa đệm: là khớp sụn hyaline nằm giữa thân sống và đĩa
đệm, là nơi chất dinh dưỡng và oxy thẩm thấu từ thân sống vào nuôi dưỡng đĩa
đệm.

.


.

11

Hình 1.6. Khớp thân sống đĩa đệm
(Nguồn: Richard L.D., 2015)[67]
Khớp gian mỏm sống: tạo nên bởi mỏm khớp trên và mỏm khớp dưới của 2
đốt sống kế cận. Khớp này nghiêng từ trên xuống dưới và từ trước ra sau, tạo thuận
lợi cho cúi - ngửa cổ.

Hình 1.7. Khớp gian mỏm sống
(Nguồn: Richard L.D., 2015)[67]
Khớp mỏm móc (khớp Luschka): mỗi thân đốt sống có 2 mỏm móc ở mặt
trên ngồi, hợp với 2 rãnh nhỏ ở bờ dưới ngoài của thân đốt sống tạo thành 2 khớp
Luschka, có vai trị giữ cho đĩa đệm không lệch sang hai bên. Đây là một mốc giải
phẫu quan trọng, giới hạn ngoài cho phép cắt hoặc mài thân sống, vì vượt qua giới
hạn này có thể làm tổn thương động mạch đốt sống[54].

Hình 1.8. Khớp Luschka
(Nguồn: Richard L.D., 2015)[67]

.



.

12

Dây chằng dọc sau
Dây chằng dọc sau đóng vai trị quan trọng trong q trình giữ khối thốt vị
đĩa đệm. Dây chằng dọc sau chạy từ sọ đến xương cùng, làm thành một lá chắn
ngăn khơng cho đĩa đệm thốt vị ra sau. Các sợi của dây chằng dọc sau ở vùng cổ
không tập trung dày đặc ở giữa mà trải đều trong phạm vi mặt trước của ống sống.
Cùng với sự hiện diện của mỏm móc, đặc điểm giải phẫu này của dây chằng dọc sau
làm giới hạn tỷ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở vùng lỗ liên hợp và tăng tỷ lệ thoát
vị đĩa đệm trung tâm và cạnh trung tâm[1],[54],[67].
1
2

4

3
7

6

5

9

8


Hình 1.9. Giải phẫu dây chằng dọc sau
(Nguồn F. Netter[5])
Chú thích hình
1. Phần nền xương chẩm mặt dốc

6. Bao khớp trục đội

2. Phần nền xương chẩm

7. Phần sâu của màng mái

3. Đốt đội C1

8. Bao khớp mỏm khớp bên C2,3

4. Màng mái

9. Dây chằng dọc sau

5. Đốt trục C2

.


×