Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ
CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HUYỆN QUẢNG ĐIỀN –
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Phát triển nơng thơn
Mã số: 60620116

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG MẠNH QUÂN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
TS. NGUYỄN VIẾT TUÂN

HUẾ - 2016

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào.



Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 8 năm 2016
Học viên

Trần Thị Ánh Nguyệt

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập kết hợp với thực tế nghiên cứu
trong suốt 2 năm tại Trường Đại học Nông Lâm.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm và
khoa Khuyến nông – Phát triển nơng thơn đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong
q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS. Hoàng Mạnh Quân.
Thầy đã quan tâm và tận tình giúp đỡ để tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tơi cũng xin cảm ơn đến các chú, các bác, anh/chị em ở điểm nghiên cứu đã tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 8 năm 2016
Học viên

Trần Thị Ánh Nguyệt


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Chương trình XDNTM (XDNTM) đã được triển khai từ năm 2010 đến nay với
nhiều hoạt động đầu tư công. Tuy nhiên, thực tế trong 5 năm thực hiện Chương trình
XDNTM trên cả nước cho thấy cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây
dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng ở địa phương vẫn cịn nhiều hạn chế. Do đó, hiệu
quả đầu tư công xây dựng nông thôn mới chưa cao, chất lượng cơng trình kém, gây
lãng phí, thất thốt và khơng đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu cơ chế tăng cường
giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới: nghiên cứu
trường hợp tại huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế” sẽ phân tích thực trạng
giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng
Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời xác định và phân tích các rào cản, thách thức
đối với giám sát cộng đồng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để nhằm tăng cường
giám sát của người dân/cộng đồng trong đầu tư công.

Nội dung nghiên cứu bao gồm: i) Các hình thức, cơ chế hình thành và hoạt
động của các Ban giám sát cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2011-2015; ii)
Năng lực giám sát của các Ban Giám sát; iii) Khả năng tiếp cận thơng tin của cộng
đồng về các chính sách liên quan đến GS đầu tư công; iv) Sự tham gia của dân trong
GS đầu tư cộng đồng; v) Kết quả thực hiện giám sát đầu tư công từ 2011 – 2015; vi)
Hiệu quả và tác động của hoạt động GSĐTCCĐ trong đầu tư công; vii) Những bất cập
về pháp lý trong cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng hiện nay; Những yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động GSĐTCCĐ tại địa bàn nghiên cứu; viii) Bài học kinh
nghiệm; và ix) Các giải pháp cải thiện hoạt động GSĐTCCĐ.
Nghiên cứu được thực hiện ở huyện Quảng Điền, ở huyện tiến hành khảo sát 2

xã và mỗi xã khảo sát ở 2 thôn. Phương pháp xuyên suốt trong nghiên cứu được sử
dụng là phương pháp nghiên cứu có sự tham gia. Nghiên cứu đã thực hiện 90 phiếu
khảo sát hộ, 10 cuộc phỏng vấn sâu các cán bộ lãnh đạo địa phương và phòng ban liên
quan ở cấp huyện, xã, thơn; và 2 cuộc thảo luận nhóm tại 2 xã khảo sát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về thực trạng hoạt động GSĐTCCĐ trong
XDNTM tại huyện Quảng Điền: i) Các BGSĐTCCĐ cấp xã đã được thành lập theo
Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ và Thơng tư liên tịch 04. Tùy vào tình hình
cụ thể ở các địa phương mà số lượng thành viên BGSĐTCCĐ có sự thay đổi phù hợp
với thực tiễn (từ 5 – 14 thành viên). Các BGSĐTCCĐ cấp thơn được thành lập với các
hình thức khác nhau, thành phần và số lượng thành viên cũng rất linh hoạt; ii) Năng
lực của BGSĐTCCĐ còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng giám sát do không
được đào tạo chuyên môn từ các trường lớp mà chỉ hoạt động dựa vào uy tín và kinh
nghiệm; iii) Khả năng tiếp cận thông tin của cộng đồng về các chính sách liên quan

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv
đến hoạt động GSĐTCCĐ ở mức độ khá; iv) Sự tham gia của người dân trong hoạt
động GSĐTCCĐ rất tích cực (90 % hộ khảo sát), đặc biêt là tham gia giám sát các
cơng trình CSHT có sự đóng góp vốn và công sức của người dân; v) BGSĐTCCĐ đã
phát hiện một số vấn đề sai sót trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ đó đã góp phần cải
thiện chất lượng các dự án, đặc biệt là các dự án do xã làm chủ đầu tư. Các bất cập
của chính sách cũng như việc thực hiện các chính sách liên quan đến hoạt động giám
sát đầu tư công của cộng đồng trong XDNTM: i) Chưa quy định cụ thể trong việc
thành lập các BGSĐTCCĐ cấp thôn, khu dân cư; ii) Nội dung hoạt động của
GSĐTCCĐ vượt quá khả năng thức hiện của BGSCĐ; iii) Hỗ trợ ngân sách cho các
hoạt động GSĐTCCĐ q ít; iv) Chưa có quy định chế tài rõ ràng về xử phạt các
trường hợp cố tình kéo dài hoặc khơng thực hiện các phản ảnh của BGSĐTCCĐ; v)
Quy định về kỷ luật cũng như khen thưởng đối với BGSĐTCCĐ. Các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả của hoạt động giám sát đầu tư công của cộng đồng: i)Sự hiểu biết
một cách thấu đáo về những văn bản pháp lý liên quan đến giám sát cộng đồng của
người dân và thành viên BGSĐTCCĐ cịn ít, sự tham gia tích cực và chủ động của
người dân vào trong các hoạt động giám sát còn hạn chế; ii) Năng lực giám sát hiện
nay của các BGSĐTCCĐ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu so với trách nhiệm mà họ
gánh vác, không đủ kiến thức và kỹ năng để có thể đảm nhận hết tồn bộ nội dung
giám sát như tinh thần của QĐ80 và TT liên tịch 04.
Do vậy, hoạt động giám sát chủ yếu được thực hiện trong q trình thi cơng
cơng trình ở một số khâu kỹ thuật đơn giản; Thiếu Cẩm nang/Sổ tay/Tài liệu hướng
dẫn về chức năng, nhiệm vụ GSĐTCCĐ và các kỹ thuật cơ bản để giám sát cơng trình
CSHT; Vấn đề cơng khai hố thơng tin và tài liệu dự án: đơi lúc, đôi nơi không thông
báo hoặc chưa cung cấp kịp thời cho BGSĐTCCĐ; Quan hệ thiếu chặt chẽ giữa chính
quyền địa phương, Chủ đầu tư, Nhà thầu, đơn vị thi cơng với BGSĐTCCĐ đã khơng
tạo được động lực để kích thích thành viên GSĐTCCĐ hoạt động tích cực hơn.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................x
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ............................................................... xii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................13
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................13
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................14

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ...............................................................15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................16
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CƠ CHẾ TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT ĐẦU
TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............16
1.1.1 Những vấn đề chung về đầu tư công ....................................................................16
1.1.2 Cơ sở pháp lý của giám sát đầu tư công cộng đồng .............................................19
1.1.3 Các chính sách, quy chế, quy định của tỉnh Thừa Thiên Huế về Giám sát đầu tư
công của cộng đồng. ......................................................................................................29
1.1.4 Những vấn đề chung về nông thôn mới ...............................................................33
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ CƠ CHẾ TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT ĐẦU
TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI ............36
1.2.1 Thực trạng thực hiện cơng tác đầu tư cơng trong cả nước ...................................36
1.2.2 Tình hình thực hiện công tác giám sát đầu tư công của cộng đồng ở một số tỉnh
Bắc Trung Bộ.................................................................................................................38
1.2.3 Cơng trình nghiên cứu liên quan ..........................................................................40
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .........................42
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 44
2.1 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................44
2.1.1 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................44

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................44
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................44
2.2.1 Thực trạng cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Quảng Điền.............................................................................................44
2.2.2 Những bất cập của chính sách cũng như việc thực hiện chính sách liên quan đến
giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng

Điền ...............................................................................................................................45
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động giám sát đầu tư công của cộng
đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền .........................................45
2.2.4 Giải pháp tăng cường cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng
nông thôn mới ................................................................................................................45
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................46
2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu..........................................................................................46
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................46
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................47
2.3.4. Phương pháp xữ lý thông tin, số liệu...................................................................48
2.3.5 Phương pháp phân tích .........................................................................................48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................49
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...........................................................................................49
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................49
3.1.2. Điều kiện văn hóa – xã hội ..................................................................................50
3.1.3 Điều kiện kinh tế ..................................................................................................54
3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền ...........56
3.2 THỰC TRẠNG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......................................57
3.2.1 Các bước thành lập Ban giám sát đầu tư công cộng đồng tại huyện Quảng Điền ......57
3.2.2 Cơ cấu tổ chức của ban giám sát đầu tư công cộng đồng ....................................59
3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám sát đầu tư công của cộng đồng
xã ...................................................................................................................................61

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii
3.2.4 Đánh giá cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của BGSĐTCCĐ xã và

thôn ................................................................................................................................66
3.2.5 Nội dung hoạt động giám sát/tổ chức thực hiện giám sát của Ban giám sát đầu tư
công cộng đồng xã/thôn.................................................................................................69
3.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG THỜI GIAN QUA (2010 – 2015) ..................................................................72
3.3.1 Số lượng các cơng trình đã giám sát.....................................................................72
3.3.2 Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giám sát đầu tư công ..................74
3.3.3 Ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả của các cơng trình đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng ở địa phương............................................................................................80
3.4 NĂNG LỰC GIÁM SÁT CỦA BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG CỘNG ĐỒNG
XÃ/THÔN .....................................................................................................................83
3.4.1. Kiến thức giám sát của các thành viên BGSĐTCCĐ xã/thôn .............................83
3.4.2 Kỹ năng giám sát của các thành viên BGSĐTCCĐ xã/thôn ................................84
3.4.3 Thái độ của các thành viên BGSĐTCCĐ xã/thôn ................................................85
3.5 KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THÔNG TIN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG .....................................................86
3.5.1 Khả năng tiếp cận thông tin của người dân với các văn bản pháp luật về Giám sát
đầu tư công của cộng đồng ............................................................................................86
3.5.2 Khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của người dân về nội dung và quyền giám
sát đầu tư công của cộng đồng.......................................................................................90
3.6 HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG
CỦA CỘNG ĐỒNG ......................................................................................................94
3.6.1 Tăng chất lượng các đầu tư công ..........................................................................94
3.6.2 Một số hiệu quả khác của các hoạt động giám sát đầu tư công của cộng đồng ...98
3.7. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN HOẠT
ĐỘNG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG ........................................99
3.7.1 Thuận lợi ...............................................................................................................99
3.7.2 Hạn chế .................................................................................................................99
3.8. NHỮNG BẤT CẬP VỀ MẶT PHÁP LÝ TRONG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG
CỦA CỘNG ĐỒNG ....................................................................................................101


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii
3.9 CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG CỦA
CỘNG ĐỒNG .............................................................................................................104
3.9.1 Giải pháp do các hộ dân đề xuất .........................................................................104
3.9.2 Giải pháp do lãnh đạo chính quyền, ban ngành đồn thể các cấp và BGSĐTCCĐ
đề xuất..........................................................................................................................105
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................107
4.1 KẾT LUẬN ...........................................................................................................107
4.2 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................108
4.2.1 Đối với nhà nước ................................................................................................109
4.2.2 Đối với chính quyền địa phương ........................................................................109
4.2.3 Đối với Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng ..............................................109
4.2.4 Đối với người dân ...............................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................111
PHỤ LỤC ...................................................................................................................113

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGSĐTCCĐ

Ban Giám sát đầu tư công cộng đồng


BMT

Ban Mặt trận

BPT

Ban Phát triển thôn

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

ĐTC

Đầu tư công

GSCĐ

Giám sát cộng đồng

BGSĐTCCĐ

Ban giám sát đầu tư công cộng đồng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH&ĐT


Kế hoạch và Đầu tư

MT

Mặt trận

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

KT-XH

Kinh tế xã hội

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


x


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (Đơn vị:%) ....................................51
Bảng 3.2. Số cơ sở y tế, cán bộ y tế và số giường bệnh ................................................53
Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện năm 2015 ................................................54
Bảng 3.4. Cơ cấu tổ chức của Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng xã .................59
Bảng 3.5. Cơ cấu tổ chức của Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng ở thôn ..........60
Bảng 3.6. Ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thành phần tham gia Ban
giám sát đầu tư công của cộng đồng xã/thôn ................................................................66
Bảng 3.7. Ý kiến đánh giá của người dân về mức độ phù hợp với chức năng, vai trị
trách nhiệm của BGSĐTCĐ xã/thơn. (Đơn vị:%, N=90) .............................................67
Bảng 3.8. Số lượng cơng trình đã được giám sát tại các điểm nghiên cứu ...................72
Bảng 3.9. Nguyên nhân người dân không tham gia bầu chọn thành viên BGSĐTCCĐ
thôn ................................................................................................................................75
Bảng 3.10. Sự tham gia của người dân là thành viên BGSĐTCCĐ xã/thôn ................76
Bảng 3.11. Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng
ở địa phương. .................................................................................................................78
Bảng 3.12. Sự tham gia của người dân vào các nội dung giám sát đầu tư công ...........79
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá của người dân về hiệu quả đầu tư của các cơng trình cơ
sở hạ tầng ở địa phương khi chưa có giám sát đầu tư công ..........................................81
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động BGSĐTCCĐ
xã/thôn ...........................................................................................................................82
Bảng 3.15. Ý kiến đánh giá của người dân về thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm
của BGSĐTCCĐ thôn/xã ..............................................................................................85
Bảng 3.16. Mức độ tiếp cận nội dung các văn bản pháp luật về Giám sát đầu tư công
của cộng đồng của người dân ........................................................................................87
Bảng 3.17. Mức độ tiếp cận nội dung các văn bản nhà nước về giám sát đầu tư cơng
của cộng đồng ................................................................................................................88
Bảng 3.18. Các hình thức tiếp cận của người dân với các văn bản pháp luật nhà

nước. ................................................................................................................ 89
Bảng 3.19. Tỷ lệ số hộ được phổ biến các nội dung quy định của pháp luật về giám sát
đầu tư công của cộng đồng ............................................................................................91

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


xi
Bảng 3.20. Sự hiểu biết của người dân về các quyền được pháp luật quy định trong
giám sát đầu tư công của cộng đồng. ............................................................................93
Bảng 3.21. Ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả đầu tư công trong xây dựng
CSHT .............................................................................................................................95
Bảng 3.22. Ý kiến đánh giá của người dân về mức độ hài lòng đối với các hoạt động
đầu tư công trong xây dựng CSHT tại địa phương trong 5 năm qua ............................96
Bảng 3.23. Kết quả khảo sát sự khiếu nại, tố cáo của người dân về chất lượng các cơng
trình đầu tư cơng tại địa phương....................................................................................97
Bảng 3.24. Ý kiến đánh giá của người dân về những hiệu quả khác trong công tác
GSĐTCCĐ.....................................................................................................................98
Bảng 3.25. Ý kiến đề xuất của hộ về các giải pháp cải thiện hoạt động GSĐTCCĐ .104

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Bản đồ huyện Quảng Điền ............................................................................49

Sơ đồ 3.1. Trình tự tổ chức lập kế hoạch thực hiện giám sát đầu tư công cộng đồng tại

địa phương. ....................................................................................................................70
Sơ đồ 3.2. Nguyên nhân của hoạt động GSĐTCCĐ chưa hiệu quả ............................100

Biểu đồ 3.1. Sự tham gia của người dân trong việc bầu chọn các thành viên Ban giám
sát thôn ...........................................................................................................................74
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nam/nữ tham gia vào BGSĐTCCĐ xã/thôn ....................................77

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2010 là năm đánh dấu những thay đổi lớn ở nông thôn bởi nhà nước ta ban
hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Cho đến nay chương
trình đã triển khai thực hiện được 5 năm và đạt được nhiều kết quả trong mong đợi,
theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia hiện tại cả nước có 785
xã đạt chuẩn nơng thơn mới và có đến 1.285 xã đạt từ 15-18 tiêu chí và khơng có xã
nào là khơng đạt các tiêu chí đặt ra [1]. Để đạt được những kết quả như trên đòi hỏi sự
nổ lực của chính quyền và người dân ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện lại gặp phải rất nhiều bất cập và nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Một trong
vấn đề đáng quan tâm trong q trình thực hiện tại các địa phương đó là giám sát đầu
tư cơng có sự tham gia giám sát của người dân và cộng đồng.
Mặc dù chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định 80/QĐ-TTg ngày
14/08/2005 về quy chế giám sát cộng đồng trong đầu tư công. Với mục đích góp phần
đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với các quy hoạch được duyệt, phù hợp với mục
tiêu phát triển kinh `tế - xã hội và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Đồng thới phát
hiện, ngăn chặn để xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy
định; các việc làm, gây lãng phí, thất thốt vốn và tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến
chất lượng cơng trình, xâm hại lợi ích của cộng đồng.

Tuy vậy, nhưng sự giám sát của người dân trong đầu tư công vẫn còn nhiều hạn
chế và bất cập. Báo cáo của Oxfam và Aidtionaid (2012) cho thấy ở Việt Nam giám
sát đầu tư của cộng đồng vẫn chưa hiệu quả chưa cao ở nhiều nơi. Đối với các cơng
trình nhỏ do xã làm chủ đầu tư, việc giám sát cộng đồng thực hiện khá tốt. Nhưng đối
với một số cơng trình do cấp trên làm chủ đầu tư, người dân không phải đóng góp tiền
hay cơng lao động, Ban giám sát cộng đồng chưa được nhà đầu tư tạo điều kiện để
giám sát theo đúng chức năng của mình. [2]
Thực tế trong 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên cả
nước cho thấy cơ chế giám sát của người dân/cộng đồng trong Chương trình xây dựng
nơng thơn mới nói chung và cơ chế giám sát của người dân cộng đồng trong phát triển
sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế. Do đó, hiệu quả
đầu tư cơng xây dựng nơng thơn mới chưa cao, chất lượng cơng trình kém, gây lãng
phí, thất thốt và khơng đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy chế tổ chức
thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng theo Quyết định số 1231/QĐ-UBND
ngày 2/7/2013. Trong thời gian qua các hoạt động giám sát cộng đồng tại tỉnh Thừa
Thiên Huế đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư cơng
và tăng cường phịng chống tham nhũng. Theo Thông báo số 07/TB-UBMT ngày

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
3/12/2014 của UNMTTQ tỉnh Thừa Thiên Huế, trong năm 2014 các Ban Thanh tra
Nhân dân đã tổ chức giám sát 205 cuộc, phát hiện và kiến nghị 171 vụ việc được Chính
quyền các cấp trả lời 140 vụ việc. Các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã tham gia
giám sát 137 cơng trình dự án được đầu tư trên địa bàn cấp xã, phát hiện kiến nghị 15
vụ việc vi phạm về chủng loại vật liệu xây dựng không đúng quy định, không đúng
thiết kế, không đúng quy trình gây ơ nhiễm mơi trường và đã kiến nghị chính quyền địa
phương khắc phục góp phần đảm bảo chất lượng thiết kế cơng trình. Tuy nhiên, hiện nay

vẫn cịn nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện tốt quy chế giám sát đầu tư của
cộng động do chưa thực sự coi trọng thực hiện và chú trọng nâng cao hiệu quả của
công tác này đối với các hoạt động đầu tư cơng trong chương trình xây dựng nơng
thơn mới. Vì vậy, các hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng thời gian qua vẫn chưa
phát huy được hiệu quả do còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được cải thiện.
Ngồi ra có những bất cập về các văn bản pháp lý nhà nước, mức độ hiểu biết
của người dân/cộng đồng về các văn bản pháp lý nhà nước. Chính vì điều đó, khi áp
dụng vào thực tiễn giám sát có những chồng chéo và thiếu sự đồng bộ làm cho hoạt
động giám sát của cộng đồng/người dân gặp phải những khó khăn. Vì vậy, nếu xây
dựng được một cơ chế giám sát có sự phối hợp giám sát giữa người dân/cộng đồng với
chính quyền địa phương sẽ giúp cho công tác giám sát của người dân diễn ra dễ dàng,
làm cho các đầu tư công trong xây dựng nông thôn mới sẽ hiệu quả hơn.
Do đó giám sát cộng đồng là một cơng cụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu
quả và tính bền vững của cơ chế quản lý đầu tư công trong xây dựng nơng thơn mới.
Mặc dù chương trình XDNTM đã được triển khai từ năm 2010 đến nay với nhiều hoạt
động đầu tư cơng nhưng tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung chưa
có một đề tài nào nghiên cứu về cơ chế giám sát đầu tư cơng của cộng đồng. Xuất phát
từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu
tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới: nghiên cứu trường hợp tại
huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế” sẽ phân tích thực trạng giám sát đầu tư
công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời
xác định và phân tích các rào cản, thách thức đối với giám sát cộng đồng. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp để nhằm tăng cường giám sát của người dân/cộng đồng trong
đầu tư công.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để khắc
phục những rào cản và tăng cường giám sát của người dân/cộng đồng trong đầu tư
công để xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu nghiên cứu: 1)Thực trạng hoạt động giám sát đầu tư công của cộng
đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế; 2)


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15
Phân tích các bất cập của chính sách cũng như việc thực hiện chính sách liên quan đến
giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Quảng
Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế; 3) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt
động giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1) Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thông tin về thực trạng cơ chế giám
sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nơng thơn mới, đồng thời phân tích các
rào cản thách thức đối với giám sát cộng đồng, những bất cập về mặt chính sách trong
q trình thực hiện tại các địa phương. Qua đó, nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học cho
việc đề xuất ra những giải pháp – khuyến nghị nhằm tăng cường cơ chế giám sát đầu
tư của cộng đồng, tránh những rào cản thách thức và những bất cập trong việc thực
hiện chính sách. Quan trọng hơn đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu
khác liên quan đến giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.
Góp phần thúc đẩy những nghiên cứu trong lĩnh vực giám sát đầu tư công.
2) Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chỉ rõ thực trạng hoạt động giám sát
đầu tư của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới. Quan trọng hơn nữa đề tài sẽ chỉ
ra những thách thức rào cản trong quá trình thực hiện giám sát, những bất cập của các
chính sách trong thực hiện thực tiễn tại địa phương. Từ những giải pháp sẽ giúp cho
chính quyền và người dân địa phương cùng nhau phối hợp thực hiện tốt hoạt động
giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời những
kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần thúc đẩy các cấp chính quyền địa phương
đưa ra những chính sách thiết thực trong giám sát đầu tư công trong xây dựng nông

thôn mới.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CƠ CHẾ TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT ĐẦU
TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1.1 Những vấn đề chung về đầu tư công
1.1.1.1 Khái niệm chung về đầu tư công
Theo luật Đầu tư cơng có một số khái niệm cơ bản về đầu tư công như sau:
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội
Hoạt động đầu tư công bao gồm: lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư;
lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập thẩm định, phê duyệt,
giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công;
theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục
chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ
vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.
Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu trong từng ngành, ở một số vùng lãnh thổ
trong từng giai đoạn cụ thể.
Cơng trình cơ sở hạ tầng trong nghiên cứu này bao gồm các cơng trình xây
dựng như điện, đường, trường, trạm, đê, đập, trạm bơm, bờ kè, kênh, cầu, cống và các
cơng trình cơng cộng khác như chợ, trụ sở UBND xã, nhà văn hóa thơn, trạm y tế...
nhằm phục vụ mục tiêu phát triển nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu. [18]
Tuy nhiên cũng có một số tác giả lại cho rằng: đầu tư công là đầu tư nguồn vốn

của nhà nước vào ngành, lĩnh vực chung, khơng nhằm mục đích kinh doanh. [8]
Hoặc theo tác giả Trần Đình Thiên: “Đầu tư cơng là bao gồm tất cả các khoản
đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành.
Đầu tư công được xét không phải từ góc độ mục đích mà từ góc độ tính sở hữu của
nguồn vốn dùng để đầu tư. Đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy
định của pháp luật hiện hành, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà
nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của
các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý. [21]
Tác giả Vũ Tuấn Anh cho rằng: “Đầu tư công là tất cả các khoản đầu tư do
chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước tiến hành” [1]

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


17
Qua đó nhận thấy rằng, dù tiếp cận ở góc độ khác nhau thì đầu tư cơng đều
hướng đến mục tiêu chung là đầu tư phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội, của
cộng đồng. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo, quản lý, điều tiết và giám sát các hoạt
động đầu tư này. Như vậy, với những quan niệm trên, có thể hiểu đầu tư cơng là:
những hoạt động đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng
đồng, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư
nhân thực hiện.
1.1.1.2 Các lĩnh vực đầu tư công và nguồn vốn đầu tư công
Đầu tư công được phân chia thành những lĩnh vực cụ thể nhằm dễ dàng cho
việc phân chia nguồn vốn đầu tư theo ngân sách của nhà nước. Chính vì vậy, trong
Luật đầu tư cơng đã có những quy định phân chia cụ thể về lĩnh vực và nguồn vốn đầu
tư như sau:
Các lĩnh vực đầu tư công bao gồm: 1) Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội; 2) Đầu tư phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; 3) Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản

phẩm, dịch vụ cơng ích; 4) Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình
thức đối tác công tư. [18]
Nguồn vốn đầu tư công: Vốn ngân sách nhà nước, vốn cơng trái quốc gia, vốn
trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngồi, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước, vốn từ thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào ngân sách
nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư. [18]
1.1.1.3 Nguyên tắc quản lý đầu tư công và các hành vi bị cấm trong đầu tư công
a. Nguyên tắc quản lý đầu tư công
Quản lý đầu tư cơng đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý nguồn vốn của
Nhà nước, giúp cho việc đầu tư cơng hiệu quả. Do đó, cần có những ngun tắc trong
quản lý đầu tư công:
Nguyên tắc quan trọng cơ bản nhất là phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành.
Bên cạnh đó, đầu tư cơng phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ
quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư
công. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn
vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng
cân đối nguồn lực, khơng để thất thốt, lãng phí.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


18
Ngồi ra việc quản lý đầu tư cơng phải bảo đảm công khai, minh bạch trong
hoạt động đầu tư công. Tạo điều kiện, khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư
hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và
cung cấp dịch vụ công. [18]

b. Các hành vi bị cấm trong đầu tư công
Trong quá trình thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng, Ban Giám sát cần tránh
những hành vi bị cấm trong đầu tư công như sau:
Những quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch; không đúng thẩm quyền, khơng đúng trình tự, thủ tục theo quy định của
pháp luật; không cân đối nguồn vốn đầu tư.
Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết
định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với chủ trương, đầu tư đã được cấp có thẩm
quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư chương trình, tổng mức đầu
tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
Trong khi thực hiện các cán bộ phụ trạc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm
đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư cơng; đưa, nhận, mơi
giới hối lộ.
Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn dẫn tới quyết định
chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thốt, lãng phí vốn,
tài sản Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm hại lợi ích của cơng dân
và của cộng đồng.
Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được
quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt hoặc chưa được bố trí vốn kế
hoạch, gây nợ đọng xây dựng cơ bản; sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích,
khơng đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra tránh những hành vi làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên
quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương
trình, dự án; cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không
khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương
trình, dự án; cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trực, không khách
quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định,quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, cố
ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên
quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương
trình, dự án. [18]


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


19
1.1.1.4 Đặc điểm của đầu tư công cho xây dựng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nông thôn là một hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông
nghiệp, nông thôn được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các cơng trình
sự nghiệp có khả năng đảm bảo sự di chuyển của các luồng thơng tin, vật chất nhằm
phục vụ nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất đại chúng của sinh hoạt dân cư nông
thôn nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao. [8]
Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy,
các cơng trình bến bãi, cầu cống, các cơng trình cung cấp điện, cung cấp nước, điện
thoại, các cơ sở y tế, văn hóa, hệ thống cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên liệu
phục vụ sản xuất và đời sống ở nơng thơn. Chính vì những lý do đó mà đầu tư công
mang những đặc điểm sau:
Đầu tư công trong xây dựng CSHT nơng thơn mang tính chất xã hội cao. Bởi lẽ,
mục đích chính của đầu tư cơng cho CSHT nơng thơn mang tính chất phục vụ lợi ích
chung, khơng vì mục đích kinh doanh. Do đó đầu tư cơng trong xây dựng CSHT nơng
thơn khơng chỉ có sự tham gia của chính phủ mà cịn có sự đóng góp của khu vực tư
nhân và tồn thể cộng đồng xã hội. [8]
Đầu tư công trong xây dựng CSHT nông thôn được tiến hành trên một địa bàn
rộng lớn, phức tạp, mang tính địa phương, vùng và khu vực: CSHT nông thôn là một
hệ thống cấu trúc phức tạp, phân bổ trên tồn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có
mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao thấp khác nhau tới sự phát triển KT - XH của tồn
bộ khu vực nơng thơn, của huyện, của xã, của thơn, của làng. Các bộ phận này có mối
liên hệ gắn kết với nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử dụng. Mặt khác,
việc xây dựng CSHT nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, trình
độ phát triển… Do địa bàn nơng thôn rộng lớn, dân cư phân bố không đều về điều kiện
sản xuất nông nghiệp vừa đa dạng vừa phức tạp lại vừa khác biệt lớn giữa các địa

phương, các vùng sinh thái. Từ đó yêu cầu đặt ra là trong việc xác định hệ thống hạ
tầng cơ sở nông thôn, thiết kế, đầu tư và sử dụng nguyên vật liệu vừa đặt trong hệ
thống chung của quốc gia vừa phải phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng
vùng, từng lãnh thổ. [8]
1.1.2 Cơ sở pháp lý của giám sát đầu tư công cộng đồng
1.1.2.1 Khái niệm chung về giám sát đầu tư công cộng đồng
Theo luật Đầu tư công: “Giám sát đầu tư công của cộng đồng là các hoạt động
theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm
quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi
cơng dự án trong q trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


20
chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thốt vốn và tài sản nhà
nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng đối với các hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn
Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
khơng nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.” [18]
Theo quyết định số 80/QĐ-TTg: “ Giám sát đầu tư công của cộng đồng là hoạt
động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, hoặc thị trấn (sau đây gọi
chung là xã) theo quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên
quan, nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ
quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và
đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời
ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thốt vốn và tài sản nhà
nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng.”[13]
Với những quan niệm trên theo chúng tơi thì: Giám sát đầu tư cộng đồng là hoạt

động theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của chủ đầu tư,
ban quản lý dự án, các nhà thầu của người dân sinh sống trên địa bàn nhằm phát hiện,
kiến nghị trình báo lên cơ quan chức năng để tránh gây lãng phí, thất thốt vốn vốn và
tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Tuyền: “Cơ chế có thể hiểu một cách khái quát là
cấu trúc kinh tế - xã hội hoặc cơ cấu tổ chức của kinh tế - xã hội như: Quan hệ giữa
kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng; cấu trúc bộ máy nhà nước…, được xác lập bởi
một phương thức sản xuất tương ứng (lực lượng sản xuất + quan hệ sản xuất (quan hệ
sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý)) thuộc Nhà nước đương quyền.”[26]
Theo luật Đầu tư công: “Cơ chế giám sát đầu tư công của cộng đồng bao gồm
tất cả các chính sách, văn bản qui định quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong việc
giám sát đầu tư công được ban hành bởi các cấp khác nhau, và thực tế của việc thực
hiện các văn bản đó tại địa bàn nghiên cứu.”[18]
Tóm lại, với định nghĩa trên theo chúng tôi: cơ chế giám sát là bao gồm các văn
bản chính sách, quy định của nhà nước về các quyền và nghĩa vụ của các cấp, ban
ngành, đoàn thể trong thực tế thực hiện về việc giám sát đầu tư công.
1.1.2.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi, nội dung của giám sát đầu tư công cộng đồng
a. Mục tiêu của giám sát đầu tư công cộng đồng
Góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với các quy hoạch được duyệt, phù
hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Phát hiện, ngăn chặn để xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy
hoạch, sai quy định; các việc làm, gây lãng phí, thất thốt vốn và tài sản nhà nước, ảnh
hưởng xấu đến chất lượng cơng trình, xâm hại lợi ích của cộng đồng. [13]

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


21
b. Đối tượng, phạm vi giám sát đầu tư công của cộng đồng
- Đối tượng giám sát đầu tư của cộng đồng là:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư
+ Chủ đầu tư
+ Các nhà thầu tư vấn, nhà thầu giám sát thi công, nhà thầu xây lắp, nhà thầu
cung cấp thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu,... của dự án (sau đây gọi chung là các
nhà thầu).
- Phạm vi giám sát đầu tư của cộng đồng:
+ Các chương trình, dự án đầu tư (sau đây gọi chung là dự án đầu tư) có sử dụng
vốn nhà nước và khơng thuộc diện bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật có ảnh
hưởng trực tiếp tới cộng đồng trên địa bàn của xã.
+ Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và công sức của cộng đồng hoặc bằng nguồn
tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã.
+ Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn khác. [13]
c. Nội dung giám sát đầu tư công của cộng đồng
- Đối với các dự án đầu tư được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 của Quy chế
này thì nội dung giám sát đầu tư gồm:
+ Đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch
phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu
công nghiệp, kế hoạch đầu tư có liên quan trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
+ Đánh giá việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về: chỉ giới đất đai và sử
dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải,
bảo vệ mơi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế
hoạch đầu tư;
+ Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động
tiêu cực của dự án đến mơi trường sinh sống của cộng đồng trong q trình thực hiện
đầu tư, vận hành dự án.
- Đối với các dự án có sử dụng vốn nhà nước và khơng thuộc diện bí mật quốc
gia theo quy định của pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng trên địa bàn của
xã; các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và công sức của cộng đồng hoặc bằng nguồn tài
trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã, ngồi những nội dung quy định trên,
cộng đồng cịn theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án; phát hiện những việc làm

gây lãng phí, thất thốt vốn, tài sản thuộc dự án.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


22
- Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và công sức của cộng đồng hoặc bằng
nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã, ngoài các nội dung theo quy
định trên, cộng đồng còn theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ
thuật, định mức vật tư và loại vật tư đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tư dự
án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết tốn cơng trình.[13]
1.1.2.3 Những tiêu chuẩn và điều kiện thành lập Ban giám sát đầu tư công cộng đồng
a. Tiêu chuẩn của thành viên Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng
- Là người trung thực, cơng tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự
nguyện tham gia Ban giám sát đầu tư cộng đồng và có sức khỏe;
- Là người có hộ khẩu và đang thường trú tại xã; không phải là người đương nhiệm
(trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, Trưởng thơn, Phó thơn hoặc
những người đang đảm nhận nhiệm vụ tương đương); khơng có người thân (ông, bà, cha,
mẹ, anh, chị, em, con, cháu ruột, vợ hoặc chồng) là người có thẩm quyền quyết định đầu tư,
hoặc chủ đầu tư, hoặc nhà thầu dự án đầu tư trên địa bàn xã. [14]
b. Nguyên tắc hoạt động và các hành vi bị nghiêm cấm của Ban giám sát đầu tư công của
cộng đồng
- Nguyên tắc hoạt động: Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động theo nguyên
tắc dân chủ, công khai, khách quan và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định
theo đa số.
- Các hành vi bị nghiêm cấm của Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng
+ Nghiêm cấm mọi hành vi đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban giám sát
đầu tư của cộng đồng.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giám sát đầu tư
của cộng đồng để kích động, lơi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện

các hành vi trái pháp luật. [14]
c. Tổ chức của Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng
- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gồm có Trưởng ban, Phó trưởng ban và các
thành viên; Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của Ban giám sát đầu tư
của cộng đồng; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện các nhiệm vụ
được giao; các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
- Thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị cử
tri đại diện hộ gia đình của từng thơn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu ra (sau đây gọi chung là
thôn). [14]

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


23
d. Số lượng thành viên Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng
- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có từ 5 đến 9 thành viên; đối với những xã đồng
bằng có số dân dưới 8 nghìn người được bầu tối đa 7 thành viên, từ 8 nghìn người trở lên
được bầu 9 thành viên; đối với các xã trung du, miền núi, hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản
được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
không vượt quá 9 người.
- Căn cứ số dự án đầu tư và đặc điểm địa bàn xã, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc xã xác định số lượng thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. [14]
e. Bầu thành viên Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng
- Ban Thường- trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã lựa chọn diện tham gia Ban giám sát
đầu tư của cộng đồng nếu có thành viên đáp ứng các tiêu chí quy định tại mục 1, Phần II
của Thông tư này; xác định danh sách các thôn được bầu thành viên Ban giám sát đầu tư
của cộng đồng.
- Trưởng ban cơng tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn tổ chức Hội
nghị cử tri hoặc Hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình để bầu thành viên Ban giám sát
đầu tư của cộng đồng

- Thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được bầu theo giới thiệu của
Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Thành viên Ban
giám sát đầu tư của cộng đồng được bầu bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do
Hội nghị quyết định.
- Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị cử tri đại diện hộ gia dình được tiến hành khi có
trên 50% số đại biểu được triệu tập có mặt. Người được bầu phải có trên 50% số đại
biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm.
- Trưởng ban cơng tác Mặt trận có trách nhiệm báo cáo kết quả bầu cử với Ban
Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã. [4]
1.1.2.4 Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư cơng của cộng đồng
a. Trình tự tổ chức thực hiện giám sát đầu tư công của cộng đồng
- Thu thập tài liệu có liên quan:
+ Các tài liệu được công bố công khai: Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh, huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện; kế hoạch đầu tư của tỉnh, huyện; quyết định đầu
tư, hoặc giấy chứng nhận, đăng ký đầu tư.
+ Các tài liệu về pháp luật có liên quan về quản lý đầu tư, giám sát đầu tư của
cộng đồng, xây dựng, đất đai và bảo vệ môi trường, tài nguyên,…

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


24
- Thu thập ý kiến, kiến nghị của nhân dân về các dự án đầu tư trên địa bàn xã;
đồng thời tổ chức theo dõi quá trình thực hiện đầu tư, vận hành các dự án trên địa bàn
xã (chủ yếu tập trung vào các khâu dễ dẫn đến việc xâm hại lợi ích của cộng đồng, gây
ơ nhiễm mơi trường, gây mất an toàn, trật tự, an ninh xã hội; đối với các dự án đầu tư
sử dụng vốn nhà nước, dự án đầu tư của xã cần theo dõi thêm các khâu dễ dẫn đến việc
gây lãng phí, thất thốt vốn đầu tư, khơng đảm bảo tiêu chuẩn về vật tư, chất lượng
cơng trình theo quy định).

- So sánh, kiểm tra, phát hiện những vấn đề mâu thuẫn, khác với quy định, hoặc
vô lý; phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn
đề được phát hiện theo quy định; theo dõi việc xem xét, giải quyết các kiến nghị theo
quy định; thông báo kết quả xem xét, giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền đến
nhân dân theo quy định; theo dõi việc chấp hành các biện pháp xử lý của các đối tượng
có liên quan theo quy định.[13]
b. Kế hoạch thực hiện giám sát đầu tư công của cộng đồng
Căn cứ yêu cầu của cộng đồng về giám sát đối với các dự án đầu tư trên địa bàn xã;
điều kiện phương tiện, vật chất hiện có và năng lực thực tế; Ban Thanh tra nhân dân (trường
hợp không thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc Ban giám sát đầu tư của
cộng đồng lập Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng cho năm sau theo trình tự sau đây:
- Xác định danh mục các dự án cần thực hiện giám sát, gồm:
+ Danh mục các dự án đầu tư của xã;
+ Danh mục các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước;
+ Danh mục các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
- Lập Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng, gồm 3 biểu độc lập theo mẫu và bảng
dự tốn kinh phí hỗ trợ thực hiện kế hoạch này.
- Gửi xin ý kiến Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã về Kế hoạch giám sát
đầu tư của cộng đồng và Bảng dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện kế hoạch; hồn chỉnh lại
Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng và Bảng dự tốn kinh phí hỗ trợ thực hiện kế
hoạch theo góp ý của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã. [13]
c. Thông qua kế hoạch thực hiện giám sát đầu tư công của cộng đồng
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gửi Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã
Kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng và Bảng dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện kế
hoạch (cho năm sau).
- Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã chủ trì tổ chức làm việc với đại
diện của Uỷ ban nhân dân xã và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng để bàn và thống

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



×