Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn thạc sĩ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.12 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ HUY THỊNH

MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ HUY THỊNH

MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM KIM ANH

Hà Nội, năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Vũ Huy Thịnh xin cam đoan Luận văn “Miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam”
là cơng trình nghiên cứu khoa học của tơi. Các nội dung được trình bày trong
luận văn này là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn
của tiến sĩ Phạm Kim Anh. Mọi kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa
học khác được sử dụng trong luận văn này đều được giữ nguyên ý tưởng và
trích dẫn phù hợp theo quy định.
Tác giả luận văn

Vũ Huy Thịnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA .................. 14
1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa ........................................................................ 14
1.2. Khái niệm, đặc điểm của miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa .............................................................. 25
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 31
CHƯƠNG 2 CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ................................................................ 32
2.1. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có sự kiện bất khả kháng .. 32
2.2. Miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền .............................................................................................. 36

2.3. Miễn trách nhiệm do lỗi của bên có quyền ........................................... 39
2.4. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các bên có thỏa thuận......... 42
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 44
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA ................................................................................................... 45
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa ................................................. 45
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa và tổ chức thực hiện nhìn từ góc
độ áp dụng pháp luật .................................................................................... 45
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự

LTM

Luật thương mại


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển tự do hóa thương mại hiện nay, hoạt động mua bán

hàng hóa đóng vai trị chủ chốt đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia. Để
tạo hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa đảm bảo sự quản lý của
nhà nước, Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
có liên quan. Có thể kể ra như, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, BLDS
năm 1995, BLDS năm 2005, BLDS năm 2015, LTM năm 1997, LTM năm
2005. Bên cạnh đó, nước ta cịn tham gia các Cơng ước quốc tế như Công ước
Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi là Công
ước Viên 1980) để các thương nhân trong và ngoài nước lựa chọn và áp dụng
khi tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nhau. Có thể nói hợp
đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng phức tạp và thường tiềm ẩn nhiều
rủi ro pháp lý cho các bên tham gia giao kết hợp đồng. Trong rất nhiều trường
hợp, bên có nghĩa vụ đã cố gắng thực hiện nghĩa vụ của mình một cách thiện
chí - trung thực nhưng do sự tác động của những nhân tố khách quan mà các
bên không lường trước được vào thời điểm ký kết hợp đồng nên bên có nghĩa
vụ đã khơng thể hồn thành nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy để giảm thiểu các
rủi ro này, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế về hợp đồng mua
bán hàng hóa đều có quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp
đồng.
Tuy nhiên hiện nay ở nước ta, chế định hợp đồng nói chung và những quy
định về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cịn tản
mạn và thiếu tính hệ thống. Nội dung miễn trách nhiệm trong hợp đồng được
quy định trong BLDS 2015 cịn thiếu tính linh hoạt, chưa điều chỉnh được hết
các tranh chấp phát sinh trong mối quan hệ hợp đồng. Với vai trò là luật chuyên
1


ngành, LTM 2005 đã có quy định cụ thể hơn về các trường hợp miễn trách
nhiệm trong hợp đồng, tuy nhiên cũng còn nhiều điều cần bàn.
Theo quy định của LTM 2005, bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại Điều 294: Xảy ra

sự kiện bất khả kháng; Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên
kia; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm ký kết hợp
đồng; Trường hợp miễn trách nhiệm do các bên tự thỏa thuận [23].
Còn theo quy định của BLDS 2015, vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại không được quy định tập trung mà nằm rải rác trong các điều luật.
Nhưng tựu trung lại có ba trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng là: do sự kiện bất khả kháng, hồn tồn do lỗi của bên
có quyền và do các bên thỏa thuận [21].
Thứ nhất do sự kiện bất khả kháng, vấn đề này được quy định tại BLDS
2015, theo đó trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ do
sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự [21, Điều 351].
Trong khi đó phần định nghĩa về sự kiện bất khả kháng lại được nêu tại Điều
156 BLDS 2015 “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan
không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” [21, Điều 156].
Thứ hai do lỗi của bên có quyền, theo đó “Bên có nghĩa vụ không phải
chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ khơng thực hiện được
là hồn tồn do lỗi của bên có quyền” [21, Điều 351].
Thứ ba do các bên thỏa thuận, vấn đề này không được nêu một cách trực
tiếp mà ta phải tự suy ra thông qua điểm e khoản 2 Điều 398 BLDS 2015 quy

2


định về nội dung của hợp đồng thì hợp đồng có thể có điều khoản về “Trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng” [21] trừ trường hợp tại khoản 3 Điều 405 BLDS
2015 “Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên
đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng
của bên kia thì điều khoản này khơng có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận

khác” [21].
Thơng qua những quy định trên ta thấy rằng pháp luật về các trường hợp
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa cịn
tồn tại nhiều vấn đề:
Thứ nhất: Khái niệm sự kiện bất khả kháng hiện không được quy định
trong LTM 2005, ta chỉ có thể biết về khái niệm này tại Điều 156 BLDS 2015.
Tuy nhiên khái niệm sự kiện bất khả kháng hiện nay được nêu một cách trừu
tượng và chung chung gây ra sự khó khăn trong việc chứng minh và cơng nhận
sự kiện bất khả kháng.
Thứ hai: Mặc dù LTM 2005 có cho phép các bên có quyền tự thỏa thuận
các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng tuy nhiên,
quy định của Luật thương mại chỉ dừng lại ở việc ghi nhận mang tính chất
nguyên tắc mà chưa đưa ra được những điều kiện cụ thể để bảo vệ quyền lợi
chính đáng của bên bị thiệt hại nếu thỏa thuận miễn trách nhiệm của các bên
không phải là sự thỏa thuận trên cơ sở bình đẳng, tự do, thống nhất ý chí.
Thứ ba: Cần xem lại cách dùng thuật ngữ “miễn trách nhiệm” trong LTM
2005. Vì khi dùng từ “miễn” có nghĩa là một bên có hành vi vi phạm nhưng
được bên kia không truy cứu trách nhiệm gọi là “miễn” hay nói cách khác là
bên vi phạm hợp đồng vẫn phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình
gây ra nhưng được “miễn”.

3


Thứ tư: Hiện nay, BLDS 2015 chưa ghi nhận trường hợp miễn trách nhiệm
do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong khi LTM 2005 có
quy định về vấn đề này. Điều này gây ra sự bất tương đồng giữa luật chung và
luật chuyên ngành.
Từ những phân tích khái quát ở trên, cho thấy việc đặt vấn đề nghiên cứu
toàn diện pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn. Việc nghiên cứu có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực
tiễn của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ đóng góp những tri thức đối với khoa học
pháp lý nói chung và hồn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các trường hợp
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói
riêng, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Đây cũng là lý do mà người viết
lựa chọn đề tài “Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
hàng hóa theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ
luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi kiến thức và sự quan sát của tác giả, hiện nay chưa có nhiều
cơng trình nghiên cứu một cách tổng quát về các trường hợp đề miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Một số cơng
trình có đề cập đến vấn đề này nhưng khơng phải là phần chính yếu. Có thể kể
đến các cơng trình tiêu biểu sau đây:
Thứ nhất, nhóm các luận văn, luận án:
- Đề tài Khoa học cấp bộ “Vấn đề không thực hiện đúng hợp đồng trong
pháp luật thực định Việt Nam” của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

4


Minh, do tác giả Đỗ Văn Đại làm chủ nhiệm đề tài năm 2010. Đề tài làm rõ
những quy định của BLDS 2005, LTM 2005 và thực tiễn xét xử ở Việt Nam
liên quan đến việc không thực hiện đúng hợp đồng. Đặc biệt, đề tài tập trung
nhấn mạnh vào việc nghiên cứu những giải pháp liên quan đến xử lý việc không
thực hiện đúng hợp đồng đã được giao kết hợp pháp. Từ đó đưa ra các kiến
nghị nhằm hồn thiện các quy định về khơng thực hiện đúng hợp đồng trong
pháp luật Việt Nam.

- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Các trường hợp bất khả kháng trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của tác giả Lê Kiều Trang năm 2015 – Đại
học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phân tích về mặt lý luận các khái niệm, đặc
điểm, nội dung, hình thức, hậu quả của trường hợp bất khả kháng trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế. So sánh các quy định về bất khả kháng trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam với các quy định
tương ứng trong Công ước Viên 1980 và Bộ luật thương mại thống nhất hoa kỳ
- Uniform Commercial Code. Đưa ra các bản án, vụ việc thực tế có liên quan
đến sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để bình
luận và đề xuất việc hồn thiện pháp luật.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo
pháp luật thương mại ở nước ta hiện nay” của tác giả Trịnh Ngọc Thùy Trang
năm 2016 – Học viện Khoa học Xã hội. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý
luận về các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương
mại ở nước ta hiện nay. Từ đó, chỉ ra các thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong thương mại, đồng
thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Luận án Tiến sĩ Luật học “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
thương mại ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Thị Tuyết Hà năm 2016 – Học
5


viện Khoa học Xã hội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về trách
nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại như khái niệm và đặc điểm về
trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại, các loại vi phạm hợp
đồng thương mại; làm rõ căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
các biện pháp trách nhiệm pháp lý; các hình thức miễn trách nhiệm khi vi phạm
hợp đồng. Ngồi ra, đề tài còn nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về trách nhiệm pháp do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt
Nam, từ đó đưa ra định hướng để hồn thiện pháp luật.

Thứ hai, nhóm các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
như: Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học Pháp lý...
Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với điều khoản bất khả
kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của tác giả Nơng Quốc Bình
năm 2012 – Tạp chí Luật học số 5/2012. Bài viết tập trung vào những vấn đề
mang tính lý luận và thực thực tiễn về điều khoản bất khả kháng như tiêu chí
xác định, cơ sở pháp lý để hưởng quyền miễn trừ, điều kiện để được hưởng
quyền thoát khỏi trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng và điều khoản
hardship trong hợp đồng, trên cơ sở phân tích những phán quyết tại Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
Bài viết “Góp ý dự thảo BLDS (sửa đổi) về điều khoản miễn trừ trách
nhiệm và hạn chế quyền lợi trong hợp đồng” của tác giả Lê Nết năm 2005 –
Tạp chí Khoa học Pháp lý số 2/2005. Bài viết đã phân tích những mặt tồn tại
của các quy định trong BLDS 1995 về điều khoản miễn trách nhiệm và quyền
lợi trong hợp đồng. Trên cơ sở đó, đề xuất để hồn thiện các quy định của
pháp luật.
Thứ ba, nhóm các sách chuyên khảo:

6


- Cơng trình “Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, nhận
dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết” của tác giả
Nguyễn Ngọc Lâm năm 2015. Cơng trình này đã cung cấp một cái nhìn tổng
quan về hợp đồng, nhận dạng những rủi ro tranh chấp tiềm ẩn trong hoạt động
thương mại nói chung cũng như ký kết hợp đồng thương mại nói riêng. Vấn đề
miễn trách nhiệm trong hợp đồng cũng được công trình này nhắc đến dưới góc
độ xem các trường hợp miễn trách nhiệm là biện pháp ngăn ngừa tranh chấp
trong hợp đồng thương mại quốc tế.
- Cơng trình nghiên cứu “Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận

bản án” năm 2018 của tác giả Đỗ Văn Đại. Trên cơ sở tuyển chọn, trích dẫn
những bản án có tính điển hình, tác giả tập trung phân tích, bình luận về các
vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật hợp đồng Việt Nam. Đồng thời, cơng trình
cũng phân tích tác động của bất khả kháng tới trách nhiệm bồi thường thông
qua các bản án số 196, 197 và 198. Trên cơ sở đó, chỉ ra những mặt tồn tại
trong thực tiễn áp dụng pháp luật về miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
ở nước ta và đề xuất hồn thiện pháp luật.
Thứ tư, nhóm các sách giáo trình:
- “Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng” của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Nội dung
cơ bản của Giáo trình bao gồm: nghĩa vụ; khái luận hợp đồng; biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ; trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ; các quy định
chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; các trường hợp bồi
thường thiệt hại cụ thể và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Ngồi ra, giáo
trình cũng đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về miễn trách nhiệm trong hợp
đồng dân sự.

7


- “Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ” của trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Giáo trình này đề cập đến
những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật thương mại; những nội dung cơ bản về
các hoạt động thương mại cụ thể được quy định trong LTM 2005 như mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trung gian thương mại…; các nội dung về chế tài
và khiếu nại trong hoạt động thương mại. Giáo trình đã cung cấp cho người đọc
một nền tảng kiến thức cơ bản về pháp luật thương mại, giúp người đọc hiểu
được ý nghĩa, mục đích và nội hàm của các quy định pháp luật. Riêng vấn đề
miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại, giáo trình đã cung cấp những
kiến thức nền trên cơ sở phân tích các điều luật quy định về miễn trách nhiệm

trong LTM 2005.
- “Giáo trình luật thương mại quốc tế” của trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2015. Cơng trình này đã cung cấp những kiến thức cơ
bản về các vấn đề như: hợp đồng thương mại quốc tế, pháp luật về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật về vận tải quốc tế, pháp luật về nhượng
quyền thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh quốc tế. Riêng vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng, giáo trình
đã nêu ra những kiến thức cơ bản trên cơ sở phân tích các quy định của pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
- “Giáo trình luật kinh tế” của tác giả Phạm Duy Nghĩa năm 2015. Giáo
trình đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực pháp luật cần thiết trong hoạt động
kinh tế như pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, pháp luật về giải thể và
phá sản trong doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về cạnh tranh,
pháp luật về tài phán kinh tế,… Cơng trình này đã vẽ nên một bức tranh tồn
cảnh về các vấn đề có liên quan trong đời sống kinh tế từ xưa đến nay trong xã
hội Việt Nam. Riêng vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng, giáo trình đã

8


nêu những vấn đề cơ bản về trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả
kháng và do thỏa thuận của các bên.
Nhìn chung các cơng trình, các bài viết nêu trên được tiếp cận, nghiên cứu,
nhận định và đánh giá dưới nhiều khía cạnh và ở các mức độ khác nhau về
những nội dung có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến pháp luật về miễn
trách nhiệm trong hợp đồng. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một
cách tổng thể về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng mua bán hàng hóa. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật
Việt Nam” là cấp thiết, khơng bị trùng lặp so với những cơng trình nghiên cứu

khác, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, đặc điểm, nội dung, thực trạng
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm đề xuất hoàn thiện
pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng mua bán hàng hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về các trường hợp
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa, làm
rõ các đặc điểm, vai trò và khung pháp luật quy định về các trường hợp miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

9


Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về các trường hợp miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về các trường hợp miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Đưa ra các kiến nghị về định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
hàng hóa.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về các

trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng
hóa.
Đồng thời nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng mua bán hàng hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận, đặc điểm và nội
dung cơ bản của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam.

10


Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu liên quan đến một số nội dung cơ
bản của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Việc nghiên cứu pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới chỉ mang
tính chất tham khảo, so sánh nhằm đánh giá những tiếp thu pháp luật quốc tế
có phù hợp với hồn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam hay không.
Về mặt thời gian, với đặc thù của hoạt động thương mại ở Việt Nam, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thời điểm LTM 2005,
BLDS 2015, Cơng ước Viên 1980.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, về định hướng và giải pháp hồn thiện các quy định
pháp luật về kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường; về hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa, đa phương hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp
mang tính truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Ngoài ra, luận văn nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, hệ thống, luật học so sánh và dự báo trên cơ sở các tài liệu thu thập được
từ các công trình khoa học của các nhà khoa học để trả lời các câu hỏi nghiên
cứu trong phạm vi đề tài một cách thấu đáo. Trong từng nội dung nghiên cứu,
các phương pháp nghiên cứu được sử dụng một cách linh hoạt, cụ thể:

11


- Chương 1: Phương pháp tổng hợp, thống kê, thu thập, phân tích, nhằm
làm rõ khái niệm, đặc điểm về bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa; phương pháp lịch sử, thống
kê, quy nạp, phân tích, diễn dịch, chứng minh để làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận cơ bản, đặc điểm cũng như cơ chế bảo đảm thực hiện của pháp luật về các
trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
hàng hóa.
- Chương 2: Phương pháp phân tích, so sánh, diễn dịch, quy nạp lịch sử,
khảo sát thực tiễn v.v...nhằm khái quát và đánh giá thực trạng pháp luật về các
trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
hàng hóa.
- Chương 3: Phương pháp phân tích, tổng hợp, dự báo, khái quát hoá để
xác định các yêu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về các trường hợp miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn là cơng trình khoa học được nghiên cứu về các
vấn đề pháp lý nhằm đảm bảo tính an tồn, hợp pháp cho các trường hợp miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó, góp
phần làm rõ đặc trưng của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi

thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơng trình khoa
học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, góp phần hồn thiện hệ thống
pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng mua bán hàng hóa.

12


Ngồi ra luận văn cịn có giá trị giúp bản thân tác giả nâng cao nhận thức
về lý luận, thực tiễn và có thể làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân và tổ chức
muốn tìm hiểu về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng mua bán hàng hóa, để từ đó vận dụng vào thực tiễn, nhằm bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng nói chung và hợp đồng
mua bán hàng hóa nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
có kết cấu làm 3 chương với những nội dung cơ bản như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương 2: Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các
trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
hàng hóa.

13


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm của vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ pháp lý giữa bên bán và bên mua. Theo đó, những cam kết trong hợp đồng
sẽ ràng buộc các bên về quyền và nghĩa vụ. Hay nói cách khác điều khoản trong
hợp đồng mua bán hàng hóa là cam kết mà các bên phải thực hiện. Tuy nhiên,
việc thực hiện hợp đồng không phải lúc nào cũng được các bên tuân thủ tuyệt
đối dẫn đến phát sinh hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ vi phạm hợp đồng đã ra đời và tồn tại
trong nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên
khái niệm về vi phạm hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói
riêng cịn nhiều vấn đề cần bàn. Căn cứ theo từ điển tiếng Việt, vi phạm tức là
“không tuân theo hoặc làm trái những điều quy định”[18]. Thông qua khái niệm
trên ta có thể thấy vi phạm được thể hiện ở hai khía cạnh là “khơng tn theo
quy định” và “làm trái quy định”. Từ đó có thể hiểu một cách khái quát vi phạm
hợp đồng là không tuân theo hoặc làm trái những gì các bên đã thỏa thuận
trước đó.
Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm vi phạm hợp đồng lần đầu được nêu
tại khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 theo đó “Vi phạm hợp đồng là việc
một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng
14


nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này” [23].
Qua quy định này, “vi phạm” được hiểu là “không thực hiện”, “thực hiện không

đầy đủ” hoặc “thực hiện không đúng”. BLDS 2015 không đề cập trực tiếp đến
khái niệm vi phạm hợp đồng nhưng thể hiện tinh thần đó trong phần “trách
nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự” theo đó vi phạm nghĩa vụ là việc
việc “không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn”, “thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ” hoặc “thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ” [21, Điều 351]. Với
quy định này ta thấy rằng LTM 2005 và BLDS 2015 có sự tương đồng khi quy
định về vi phạm.
Về phương diện học thuật, vi phạm hợp đồng được nhiều cơng trình
nghiên cứu đề cập.
Theo giáo trình luật thương mại tập 2 thì vi phạm hợp đồng là xử sự của
các chủ thể hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ theo hợp đồng. Biểu hiện
cụ thể là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trong hợp
đồng [5]. Với khái niệm, vi phạm hợp đồng chỉ bao gồm “không thực hiện”
hoặc “thực hiện không đúng” nghĩa vụ. Tuy nhiên khái niệm này chỉ tập trung
vào nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng lại bỏ qua nghĩa vụ
của các bên theo quy định của pháp luật. Mặc dù Điều 3 BLDS 2015 và Điều
11 LTM 2005 đều thể hiện tinh thần tôn trọng quyền tự do, tự nguyện thỏa
thuận trong hợp đồng tuy nhiên sự tự do thỏa thuận đó không được trái với các
quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đức xã hội. Chính vì thế việc
bỏ qua nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật trong khái niệm vừa
nêu là một sự thiếu sót.
Cịn theo giáo trình Luật kinh tế thì vi phạm hợp đồng là hành vi của một
bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo các điều kiện
hợp đồng [17, tr 371]. Với khái niệm này vi phạm chỉ bao gồm “không thực
15


hiện” hoặc “thực hiện không đúng” nghĩa vụ. Đồng thời khái niệm sử dụng
cụm từ “điều kiện hợp đồng”, cụm từ này mang tính bao qt vì “điều kiện hợp
đồng” bao gồm bất kỳ điều kiện nào đã được các bên thỏa thuận cụ thể trong

hợp đồng và các quy phạm dự liệu khi các bên không thỏa thuận.
Thông qua việc phân tích các khái niệm vừa nêu, vi phạm hợp đồng chỉ
bao gồm hai biểu hiện đó chính là “không thực hiện” hoặc “thực hiện không
đúng” nghĩa vụ. Riêng “thực hiện không đầy đủ” không được cho là một hành
vi vi phạm hợp đồng vì thực hiện khơng đầy đủ cũng chính là “thực hiện khơng
đúng”, chẳng hạn như khi đến hạn giao hàng bên bán chỉ giao 300 chiếc áo thay
vì 600 chiếc áo như thỏa thuận như vậy bên bán đã thực hiện không đúng nghĩa
vụ của mình.
1.1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
Thứ nhất, chủ thể trong quan hệ vi phạm hợp đồng mua bán hàng khá đa
dạng. Chủ thể trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa đa phần giữa các
thương nhân nhằm mục đích sinh lợi. Tuy nhiên đơi lúc trong quan hệ hợp đồng
này lại có một bên chủ thể không phải là thương nhân và họ thực hiện hoạt
động mua bán khơng nhằm mục đích sinh lợi nhưng lại chọn LTM 2005 để
điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng [23, Điều 1]. Các chủ thể này tham gia vào
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa khi một trong các bên có hành vi vi phạm
thì lúc này sẽ được phân thành bên vi phạm và bên bị vi phạm.
Thứ hai, vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là hành vi vi phạm “thỏa
thuận” giữa các bên trong hợp đồng.
Thỏa thuận là sự trao đổi, bàn bạc, thương lượng để đi đến sự đồng thuận
và thống nhất ý chí [8, tr127]. Thơng qua sự thỏa thuận các bên tạo thành hợp
đồng, tức làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên

16


trong hợp đồng. Nhưng cũng cần lưu ý rằng chỉ những thỏa thuận tạo ra sự ràng
buộc pháp lý mới được coi là hợp đồng. Đồng thời các thỏa thuận không được
trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội [23,
Điều 11].

Sở dĩ nói vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là hành vi vi phạm “thỏa
thuận” giữa các bên trong hợp đồng là vì, khác các loại quyền và nghĩa vụ pháp
lý khác do nhà nước quy định, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
là do các bên tự mình tạo ra trên sơ sở thỏa thuận bình đẳng, tự do và tự nguyện.
Pháp luật thừa nhận sự ràng buộc pháp lý phát sinh từ những cam kết hợp pháp,
tự nguyện của các bên trong hợp đồng. Nói cách khác, hợp đồng là một sự kiện
pháp lý, mà trong đó các chủ thể bằng ý chí của mình tạo ra quyền và nghĩa vụ
ràng buộc pháp lý với các bên tham gia. Vì thế, vi phạm hợp đồng cũng là vi
phạm thỏa thuận giữa các bên.
Thứ ba, vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là căn cứ để xác định trách
nhiệm vi phạm hợp đồng của các bên vi phạm.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, tính hiệu quả mang
lại phần lớn phụ thuộc vào mức độ thiện chí, thái độ hợp tác của các bên. Tuy
nhiên, thực tế xảy ra khơng ít trường hợp có bên vi phạm hợp đồng làm ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của các bên cịn lại. Chính vì vậy trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là một phần khơng thể thiếu để bảo vệ
quyền lợi của bên bị vi phạm.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có thể được các bên tự thỏa thuận hoặc
do luật định. Điều kiện chung để phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa là có hành vi vi phạm hợp đồng của một bên hoặc cả hai bên.

17


Khi có vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, pháp luật quy định các bên
có thể đồng thời áp dụng nhiều chế tài trong thương mại khác nhau đối với một
hành vi vi phạm. Các chế tài đó có thể là buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi
thường thiệt hại, phạt vi phạm, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực
hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng [23, Điều 292].
Các loại vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

Căn cứ theo quy định của LTM 2005 và Cơng ước Viên 1980. Thì vi phạm
hợp đồng được chia thành hai loại đó vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản.
Khái niệm vi phạm cơ bản được quy định tại LTM 2005 theo đó “Vi phạm
cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức
làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” [23,
Điều 3]. Cịn theo Cơng ước Viên 1980 quy định, “Vi phạm hợp đồng của một
bên được xem là vi phạm cơ bản nếu nó gây thiệt hại cho bên kia đáng kể đến
mức làm cho bên kia không đạt được những gì mà họ có quyền mong đợi theo
hợp đồng, trừ trường hợp bên vi phạm không thể tiên liệu và một người bình
thường đặt trong cùng hồn cảnh cũng khơng thể tiên liệu hậu quả đó”[15, Điều
25]. Việc xác định vi phạm cơ bản hợp đồng mang ý nghĩa vơ cùng quan trọng
vì đây sẽ là căn cứ để các bên trong hợp đồng áp dụng các chế tài đối với bên
vi phạm. Theo đó, ngoại trừ các bên tự thỏa thuận thì chỉ khi có vi phạm cơ bản
bên bị vi phạm mới có quyền áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng,
đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.
Thông qua khái niệm về vi phạm cơ bản hợp đồng thì hành vi được cho là
vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa phải hội tụ đủ các yếu tố
sau đây:

18


Thứ nhất, phải có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. Có thể hiểu vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là việc khơng thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ hợp đồng mà bên mua và bên bán đã thỏa thuận. Ví dụ: ngày
14/4/2018, Cơng ty Hồng Vỹ (bên bán) và cơng ty Phi Long (bên mua) ký hợp
đồng mua bán số 03/2018/PL-TH về việc mua bán 1354 tấn dăm gỗ keo tràm,
với tổng số tiền là 1.434.988.500 đồng. Q trình thực hiện hợp đồng, Cơng
ty Hồng Vỹ đã giao dăm gỗ keo tràm cho Cơng ty Phi Long theo đúng hợp
đồng. Công ty Phi Long đã thanh tốn cho cơng ty Hồng Vỹ số tiền

1.012.000.000 đồng và nợ lại số tiền 422.988.500 đồng. Đã quá thời hạn thanh
tốn những cơng ty Phi Long vẫn khơng trả nợ dù cơng ty Hồng Vỹ rất nhiều
lần u cầu thanh tồn tiền hàng. Vì vậy cơng ty hồng vỹ khởi kiện u cầu
Tịa án buộc cơng ty Phi Long trả số tiền nợ mua dăm gỗ keo tràm là
422.988.500 đồng. Tại bản án sơ thẩm số 08/2019/KDTM-ST ngày 24/9/2019
của tịa án nhân thành phố Đơng Hà, Tịa án đã quyết định, buộc cơng ty Phi
Long trả tồn bộ số tiền cịn nợ cho cơng ty Hồng Vỹ [34]. Qua ví dụ ta thấy
việc khơng trả tiền nợ đã vi phạm hợp đồng không thực hiện đúng nghĩa vụ
trong hợp đồng mà hai bên đã giao kết.
Thứ hai, Sự vi phạm hợp đồng đó phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả là
một bên khơng đạt được mục đích giao kết hợp đồng. Khi đã xác định được
một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì ta mới tiếp tục xác định yếu tố cơ bản.
Vậy yếu tố cơ bản của vi phạm hợp đồng là gì? Căn cứ theo định nghĩa trong
LTM 2005 thì yếu tố cơ bản được giải thích là việc một bên khơng đạt được
mục đích của việc giao kết hợp đồng. Cịn theo Cơng ước Viên 1980 tính cơ
bản được cho là thiệt hại đáng kể khiến một bên khơng đạt được những gì mà
họ mong đợi. Vậy ta thấy rằng sẽ rất khó khăn để có thể xác định tính cơ bản
trong vi phạm hợp đồng vì LTM 2005 khơng quy định như thế nào là mục đích
của việc giao kết hợp đồng, cịn Cơng ước Viên 1980 cũng khơng giải thích rõ
19


sự mong đợi theo hợp đồng là gì. Vì vậy, việc xác định vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng mua bán hàng hóa có cơ bản hay khơng sẽ do tịa án mà cụ thể là thẩm
phán hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cụ thể là trọng tài
thương mại quyết định căn cứ vào từng trường hợp, từng vụ tranh chấp cụ thể.
Ví dụ: Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 356/2014/KDTM-ST ngày
07/4/2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 07/06/2011,
Cơng ty Cường Thịnh Phát (bên mua) và Công ty Ms Farlin Commodities (Bên
bán) ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa số FARCOM/RCN/IVC/036/2011,

theo đó cơng ty Cường Thịnh Phát sẽ mua hạt điều thơ nguồn góc Ivory Coast,
số lượng 1000 tấn x 1,385,50 USD/tấn. Sau khi nhận hàng, theo Điều 8 của hợp
đồng, công ty Cường Thịnh Phát đã tiến hành kiểm tra lại chất lượng và khối
lượng tại cảng dỡ hàng là cảng Cát Lái thành phố Hồ Chí Minh với sự giám
định của Vinacontrol thì phát hiện hàng hóa của cơng ty Ms Farlin
Commodities khơng đảm bảo chất lượng. Trước tình trạng hàng hóa khơng đảm
bảo chất lượng, bên mua đã nhiều lần liên hệ với bên bán để tìm cách khắc phục
nhưng khơng nhận được bất cứ phản hồi nào nên đã khởi kiện ra Tòa án. Tại
Tòa bên mua cho rằng hành vi giao hàng kém phẩm chất của Bên bán đã gây
thiệt hại nghiêm trọng cho Bên mua vì lơ hàng nhận về Bên mua khơng sử dụng
được, khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng là để tái chế xuất
khẩu nhân hạt điều đi nước ngồi nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tòa lập luận rằng:
“Việc Bên bán giao hàng kém phẩm chất và không chịu khắc phục sửa chữa
theo khiếu nại của Bên mua làm cho Bên mua bị thiệt hại nghiêm trọng, hàng
không sử dụng được nên Bên mua không đạt được mục đích của hợp đồng do
đó có cơ sở cho rằng Bên bán đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng theo khoản
13 Điều 3 Luật thương mại” và tuyên xử “Hủy bỏ hợp đồng
FARCOM/RCN/IVC/036/2011 ngày 07/06/2011” [35]. Qua bản án vừa nêu,
Tòa án đã khá vội vàng khi tuyên bố hủy hợp đồng chỉ vì dựa vào lập luận của

20


×