Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT trong viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại bệnh viện tai mũi họng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

LÊ HẢI NAM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI
VÀ PHIM CHỤP CLVT
TRONG VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH Ở NGƯỜI LỚN
TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

LÊ HẢI NAM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI
VÀ PHIM CHỤP CLVT
TRONG VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH Ở NGƯỜI LỚN
TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

Khóa: QH.2014.Y
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS VÕ THANH QUANG



HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Khi được giao đề tài khóa luận này, tơi có cơ hội được làm nghiên cứu,
được học hỏi thêm nhiều điều về lĩnh vực mà tôi đam mê. Trong q trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu
từ phía các thầy cô, bạn bè và những người thân của tôi.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS Võ
Thanh Quang – Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng khoa Y Dược – Đại học
quốc gia Hà Nội là người trực tiếp hướng dẫn cho tôi và tạo điều kiện để tôi
thu thập số liệu tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương trong suốt q trình
thực hiện đề tài khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến thầy ThS. Nguyễn Tuấn Sơn – giáo vụ bộ
môn Tai Mũi Họng khoa Y Dược – Đại học quốc gia Hà Nội là người đã cung
cấp thông tin, giúp tôi giải quyết nhiều vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Y Dược, Ban giám đốc
bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, cùng tồn thể các thầy cơ bộ mơn Tai
Mũi Họng, các bác sỹ tại khoa mũi xoang - bệnh viện Tai Mũi Họng trung
ương đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện
nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin biết ơn gia đình, bạn bè ln động viên, và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt q trình học tập và thực
hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2020

Sinh viên

Lê Hải Nam
i


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Sinh viên

Lê Hải Nam

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN


: Bệnh nhân

CT Scan(Computed Tomography Scan)

: Phim cắt lớp vi tính

CLVT

: Cắt lớp vi tính

DD- TQ

: Dạ dày- thực quản

PHLN

: Phức hợp lỗ ngách

VA(Végétations Adenoïdes)

: Tổ chức VA

VMXMT

: Viêm mũi xoang mãn tính

VMX

: Viêm mũi xoang


VN

: Vách ngăn

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tỉ lệ giới (n=58) .......................................................................... 23
Bảng 3.2: Tiền sử bệnh mũi xoang (n=58) ................................................... 24
Bảng 3.3:Tiền sử các bệnh lý liên quan (n=58) ............................................ 24
Bảng 3.4: Lý do vào viện (n=58) .................................................................. 25
Bảng 3.5: Phân bố triệu chứng cơ năng (n=58) ........................................... 26
Bảng 3.6: Đặc điểm triệu chứng chảy mũi (n=58)........................................ 27
Bảng 3.7: Đặc điểm triệu chứng ngạt mũi (n=58) ........................................ 27
Bảng 3.8: Đặc điểm đau nhức sọ mặt (n=40) ............................................... 28
Bảng 3.9: Đặc điểm triệu chứng giảm, mất ngửi (n=47) .............................. 29
Bảng 3.10: Đặc điểm triệu chứng ho, hắt hơi (n=41) ................................... 29
Bảng 3.11: Tình trạng chung của hốc mũi, vịm họng (n=58)....................... 32
Bảng 3.12: Hình ảnh nội soi khe giữa (n=58) .............................................. 32
Bảng 3.13: Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới (n=58) .................................. 33
Bảng 3.14: Tình trạng bệnh lý các cơ quan lân cận (n=58) ......................... 33
Bảng 3.15: Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT (n=58) ............... 35
Bảng 3.16: Đặc điểm tổn thương PHLN trên phim CT (n=58) ..................... 35
Bảng 3.17: Các tổn thương khác trên phim CT (n=58) ................................ 36

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. 1: Thời gian mắc bệnh (n=58) ..................................................... 24
Biểu đồ 3. 2: Tiền sử mắc các bệnh lý toàn thân .......................................... 25
Biểu đồ 3. 3: Vị trí đau nhức sọ mặt(n=40) .................................................. 28
Biểu đồ 3. 4: Đặc điểm triệu chứng toàn thân (n=58) .................................. 30
Biểu đồ 3. 5: Đặc điểm triệu chứng sưng nề (n=58) ..................................... 31
Biểu đồ 3. 6: Dấu hiệu đau khi ấn các điểm đặc biệt (n=58) ........................ 31
Biểu đồ 3. 7: Phân bố tổn thương các xoang trên phim CT (n=58) .............. 34
Biểu đồ 3. 8: Phân độ VMXMT theo thang điểm Lund-Mackey (n=58) ........ 35

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Thành ngồi hốc mũi . .................................................................... 5
Hình 1.2. Thiết đồ đứng ngang qua mũi xoang .............................................. 6
Hình 1.3. Thiết đồ cắt ngang qua mũi xoang ................................................. 7
Hình 1.4. Hình ảnh vi thể niêm mạc mũi bình thường .................................... 8
Hình 1.5: Dẫn lưu niêm dịch trong xoang hàm .............................................. 9
Hình 1.6: Đường vận chuyển niêm dịch trong xoang trán ........................... 10
Hình 1.7: Con đường vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang ............... 11
Hình 1.8. Hình ảnh vi thể niêm mạc mũi trong VMXMT .............................. 13
Hình 2. 1: Bộ nội soi Tai Mũi Họng ............................................................. 21

vi


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: ..................................................... 3


1.1.1. Trên thế giới ................................................................................. 3
1.1.2. Ở Việt nam ................................................................................... 3
1.2. GIẢI PHẪU MŨI XOANG .......................................................................... 4

1.2.1. Đại thể .......................................................................................... 4
1.2.2. Vi thể ............................................................................................ 7
1.3. SINH LÝ MŨI XOANG ............................................................................... 8

1.3.1. Sự thơng khí ................................................................................. 8
1.3.2. Sự dẫn lưu bình thường của xoang ............................................... 8
1.3.3 Những chức năng chính của hệ thống mũi xoang ......................... 11
1.4. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH. ........................................ 12

1.4.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ............................................... 12
1.4.2. Lâm sàng .................................................................................... 13
1.4.3. Phim CT mũi xoang .................................................................... 15
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 17

2.1.1. Mẫu nghiên cứu .......................................................................... 17
2.1.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 17
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 17
2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn.................................................................... 17
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................... 17
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 18

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................... 18
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: ............................................................. 18
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 18

vii


2.2.4. Tiêu chí nghiên cứu .................................................................... 18
2.2.4. Thời điểm đánh giá ..................................................................... 20
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu .............................................................. 20
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................................................ 21
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ........................................................................ 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 23
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG.................................................................................. 23

3.1.1. Về giới và tuổi ............................................................................ 23
3.1.2. Tiền sử ........................................................................................ 23
3.1.3. Lý do vào viện ............................................................................ 25
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ........................................................................... 26

3.2.1. Phân bố triệu chứng cơ năng ....................................................... 26
3.2.2. Triệu chứng chảy mũi ................................................................. 26
3.2.3. Triệu chứng ngạt tắc mũi ............................................................ 27
3.2.4. Triệu chứng đau nhức sọ mặt ...................................................... 27
3.2.5. Triệu chứng ngửi kém, mất ngửi ................................................. 29
3.2.6. Triệu chứng ho, hắt hơi ............................................................... 29
3.2.7. Triệu chứng toàn thân ................................................................. 30
3.2.8. Triệu chứng sưng nề ở mặt ......................................................... 30
3.2.9. Ấn các điểm đau ......................................................................... 31
3.3. HÌNH ẢNH NỘI SOI ................................................................................. 32

3.3.1. Tình trạng chung của hốc mũi, vịm họng ................................... 32
3.3.2. Hình ảnh nội soi khe giữa ........................................................... 32
3.3.3. Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới ............................................... 33

3.3.4. Bệnh lý các cơ quan lân cận ........................................................ 33
3.4. HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP CT ......................................................... 34

3.4.1. Phân bố tổn thương các xoang trên phim CT .............................. 34
3.4.2. Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT ............................ 34
viii


3.4.3. Tổn thương phức hợp lỗ ngách ................................................... 35
3.4.4. Phân độ theo thang điểm Lund-Mackey ...................................... 35
3.4.5. Các tổn thương khác trên CT ...................................................... 36
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................................ 37
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG.................................................................................. 37

4.1.1. Về giới và tuổi ............................................................................ 37
4.1.2. Tiền sử ........................................................................................ 37
4.1.4. Lý do vào viện ............................................................................ 38
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ........................................................................... 38

4.2.1. Phân bố triệu chứng cơ năng ....................................................... 38
4.2.2. Triệu chứng chảy mũi ................................................................. 39
4.2.3. Triệu chứng ngạt tắc mũi ............................................................ 40
4.2.4. Triệu chứng đau nhức sọ mặt ...................................................... 40
4.2.5. Triệu chứng rối loạn ngửi ........................................................... 41
4.2.6. Triệu chứng ho, hắt hơi ............................................................... 41
4.2.7. Triệu chứng toàn thân ................................................................. 42
4.2.8. Triệu chứng sưng nề ở mặt ......................................................... 42
4.2.9. Ấn các điểm đau ......................................................................... 42
4.3. HÌNH ẢNH NỘI SOI ................................................................................. 43


4.3.1 Tình trạng chung của hốc mũi, vịm họng .................................... 43
4.3.2. Hình ảnh nội soi khe giữa ........................................................... 43
4.3.3. Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới ............................................... 43
4.3.4. Bệnh lý các cơ quan lân cận ........................................................ 44
4.4. HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP CT ......................................................... 45

4.4.1. Tổn thương các xoang trên phim CT........................................... 45
4.4.2. Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT ............................ 45
3.4.3. Tổn thương phức hợp lỗ ngách ................................................... 45
4.4.8. Phân độ VMXMT theo thang điểm Lund-Mackey ...................... 46
ix


4.4.9. Các tổn thương khác trên CT ...................................................... 46
KẾT LUẬN................................................................................................................... 47
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 50
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 54
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU .......................................................... 59

x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang (VMX) là sự phản ứng viêm của niêm mạc hốc mũi và
xoang có thể có hoặc không bao gồm tổn thương xương. Ngày nay, thuật
ngữ “viêm mũi xoang” đã được thay thế cho thuật ngữ “viêm xoang” do
niêm mạc mũi và xoang đều có cấu trúc là niêm mạc hô hấp và liên hệ mật
thiết với nhau về giải phẫu, sinh lý cũng như cơ chế sinh bệnh. Theo hội
mũi xoang châu Âu, dựa vào thời gian mắc bệnh, viêm mũi xoang được

chia làm viêm mũi xoang cấp và viêm mũi xoang mạn tính.
Viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) là tình trạng viêm niêm mạc của
mũi và các xoang cạnh mũi kéo dài trên 12 tuần.VMXMT cịn được phân
thành hai thể là thể có polyp và thể khơng có polyp [25]
VMXMT là một trong những bệnh mạn tính hay gặp với tỷ lệ mắc bệnh
ở châu Mỹ khoảng 14%, châu Âu khoảng 10,9% [25]. Ở Việt Nam tỷ lệ
mắc bệnh ước tính 2-5% và 86,8% ở độ tuổi 16-50 [14]. Bệnh có xu hướng
ngày càng tăng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: ô nhiễm mơi trường,
biến đổi khí hậu, khói thuốc lá,... Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe,
chất lượng sống do ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ, đau nhức mặt, rối loạn giấc
ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, đồng thời có thể dẫn đến các biến chứng như
viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới, biến chứng mắt và nội sọ, … [3].
Viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau
gây nên như virus, vi khuẩn, dị ứng, tật vẹo vách ngăn, hội chứng trào
ngược dạ dày thực quản hay chấn thương,.. Tại Việt Nam, do đặc điểm khí
hậu nóng ẩm, mơi trường ơ nhiễm, đặc biệt là ơ nhiễm khơng khí khiến các
bệnh lý nhiễm khuẩn đường hơ hấp nói chung và bệnh viêm mũi xoang ở
người lớn nói riêng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, việc tự điều trị bệnh
khơng đúng cách, việc bảo vệ và chăm sóc mũi họng khơng được đảm bảo,
cùng với thói quen sử dụng kháng sinh một cách bừa bài, tùy tiện, không
hợp lý và không đủ liều đã trở thành vấn đề nghiêm trọng, làm cho việc
điều trị viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn trở nên khó khăn hơn.
1


Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương là đơn vị đầu ngành về Tai Mũi
Họng của Việt Nam, hàng năm có hàng vạn bệnh nhân đến khám bệnh và
điều trị, trong đó số lượng lớn lớn bệnh nhân có bệnh lí viêm mũi xoang
mạn tính ở độ tuổi từ 18 trở lên.
Nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng chẩn đốn và điều trị

viêm mũi xoang, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT trong viêm mũi
xoang mạn tính ở người lớn tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương”
được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại
bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương
2. Mơ tả hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT của viêm mũi xoang mạn tính
ở người lớn tại bệnh viên Tai Mũi Họng trung ương

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh viêm mũi xoang được nghiên cứu từ thời Hippocrate (460 –
377 trước công nguyên ), đến thế kỷ XIII Saligno đã miêu tả bệnh học của
xoang hàm.
Năm 1981, Potter đã nghiên cứu và đưa ra giải phẫu học và bệnh học
viêm mũi xoang [38].
Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của viêm mũi xoang đã được trình
bày trong nhiều nghiên cứu:
 Năm 2007, Kaliner, Michael nêu mô hình sinh bệnh học của viêm
mũi xoang mạn tính, chẩn đoán và điều trị [29].
 Ảnh hưởng của các bệnh lý khác đến viêm mũi xoang: năm 1999,
Annesi-Maesano I. chỉ ra mỗi liên hệ giữa hen xuyễn và viêm mũi xoang
[20]; trào ngược thanh quản trong viêm mũi xoang mạn theo Dinis, Subtil
(2006) [24]; Năm 2005, Del Gaudio nêu Trào ngược mũi họng trực
tiếp của axit dạ dày là một yếu tố góp phần trong viêm mũi họng mãn tính.

 Năm 2007, Hopkins, Browne, Lund trình bày phân độ viêm mũi
xoang mạn tính theo bảng điểm Lund – Mackay [27].
1.1.2. Ở Việt nam
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về viêm mũi xoang ở Việt Nam như : Trần
Hữu Tước (1974), Võ Tấn (1974) Lương Sỹ Cần (1991), Nguyễn Hoàng Sơn
(1992)….

3


 Năm 2000, Võ Văn Khoa nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng trên
bệnh nhân viêm mũi xoang mạn chỉ ra triệu chứng cơ năng hay gặp nhất ở
người mắc viêm mũi xoang mạn là chảy mũi và ngạt mũi chiếm tỉ lệ lần
lượt là 92,5% và 94,8% [8].
 Năm 2004, Võ Thanh Quang nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng có giá trị quan trọng trong chẩn đoán và điều trị [16] với các
triệu chứng cơ năng, thực thể, các bệnh lý kèm theo thường gặp và đặc
điểm trên hình ảnh nội soi, phim chụp CLVT và các xét nghiệm khác ở
bệnh nhân viêm mũi xoang.
 Phạm Thanh sơn nghiên cứu bệnh lý viêm xoang hàm mạn tính đối
chiếu nội soi và chụp cắt lớp vi tính năm 2006 tại Đại Học Y Hà Nội [18].
 Năm 2013, Đàm Thị Lan Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính người lớn
khơng có polyp mũi theo EPOS 2012 [10]
 Nguyễn Đăng Huy, Lâm Huyền Trân nghiên các cấu trúc bất
thường giải phẫu vùng mũi xoang trên hình ảnh nội soi, CTs ở bệnh nhân
viêm mũi xoang mạn năm 2012 [6]
1.2. GIẢI PHẪU MŨI XOANG
1.2.1. Đại thể
1.1.1.1. Hốc mũi

Là một khoang rỗng nằm ở trung tâm khối xương mặt, được vách mũi chia
dọc thành hai bên trái và phải, mỗi bên bao gồm bốn thành [7]:
 Thành trên ( trần ổ mũi ):là thành xương ngăn cách ổ mũi với hộp sọ do
các xương mũi, xương trán, mảnh sàng và thân xương bướm tạo nên.
 Thành dưới (sàn mũi): là thành xương ngăn cách ổ mũi với ổ miệng
do mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái tạo nên.
 Thành trong (vách mũi): là một vách xương – sụn tạo nên bởi mảnh
thẳng xương sàng và xương lá mía ở sau, sụn vách mũi ở trước.
4


 Thành ngoài: chủ yếu do xương hàm trên, mê đạo sàng và xương cuốn
mũi dưới tạo nên. Thành này gồ ghề do có ba cuốn mũi, đi từ dưới lên trên
gồm: cuốn dưới, cuốn giữa, cuốn trên. Vùng nằm trên cuốn mũi trên là ngách
bướm sàng, vùng dưới-ngoài mỗi cuốn mũi là ba ngách mũi có tên tương ứng:
ngách mũi trên, giữa và dưới.

Hình 1.1. Thành ngồi hốc mũi [13].
+ Ngách mũi trên: có lỗ thơng của nhóm xoang sàng sau, xoang bướm, dẫn
lưu xuống cửa mũi sau.
+ Ngách mũi giữa: có vị trí mở thơng của xoang trán, xoang hàm trên và
nhóm xoang sàng trước tạo nên phức hợp lỗ ngách (PHLN). Đây là vùng
giải phẫu đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh viêm xoang [12].
+ Ngách mũi dưới: là nơi đổ vào của ống lệ mũi.
1.1.1.2. Các xoang cạnh mũi
 Xoang hàm: là hốc rỗng nằm trong xương hàm trên với thể tích trung
bình ở người lớn Việt Nam khoảng 12 cm3 [2]. Xoang có hình tháp đồng
dạng với xương hàm trên gồm ba mặt, đáy và đỉnh.
+ Đáy (nền): tạo nên thành ngoài hốc mũi. Lỗ thơng xoang hàm đường
kính khoảng 2,5mmnằm ở phía sau-trên, đổ vào hốc mũi ở vùng

PHLNvà thường bị mỏm móc che khuất. Khoảng 10-38% trường hợp
có thêm một hoặc vài lỗ thông xoang phụ ở vùng fontanelles nhưng
không phải là đường dẫn lưu sinh lý bình thường của xoang [5]
5


+ Đỉnh: nằm về phía xương gị má.
+ Ba mặt :
 Mặt trước là mặt má.
 Mặt trên là mặt ổ mắt, cấu tạo sàn ổ mắt.
 Mặt sau liên quan đến hố chân bướm hàm.
 Xoang trán: là hốc rỗng nằm trong xương trán, có vách xương ngăn
đơi thành xoang trán trái và phải. Thành trước dày khoảng 3-4 mm, thành sau
dày khoảng 1 mm, ngăn cách xoang trán với màng não cứng và thùy trán.
Thành trong là vách xương giữa 2 xoang. Đáy xoang nằm trên ổ mắt và các
xoang sàng trước, thu hẹp dần thành hình phễu (phễu trán), đi chếch xuống
dưới và ra sau tạo nên ngách trán.

Hình 1.2. Thiết đồ đứng ngang qua mũi xoang [9]
 Xoang sàng: là một hệ thống có từ 5-15 hốc xương nhỏ gọi là các tế
bào sàng, nằm trong hai khối bên của xương sàng. Mỗi tế bào có lỗ dẫn lưu
riêng đường kính khoảng 1-2mm [4]. Mảnh nền cuốn giữa chia xoang sàng
thành các nhóm sàng trước và sàng sau.
+ Xoang sàng trước:gồm những tế bào sàng nằm ở phía trước mảnh nền
cuốn giữa và dẫn lưu vào ngách giữa. Phía trước có 1 tế bào rất to, tạo
6


thành một ụ nằm ngang tầm với cuốn giữa ngay trước đầu dưới ngách
trán gọi là Agger nasi hay “đê mũi”.

+ Xoang sàng sau: gồm những tế bào nằm sau mảnh nền cuốn giữa và
dẫn lưu vào ngách mũi trên.
 Xoang bướm: là hốc xương nằm trong xương bướm và được một vách
xương mỏng ngăn chia thành xoang bướm phải và xoang bướm trái với kích
thước mỗi chiều khoảng 2 cm. Lỗ thơng xoang hình bầu dục, nằm ở thành trước
và đổ vào hốc mũi ở ngách bướm sàng [36].

Hình 1.3. Thiết đồ cắt ngang qua mũi xoang [13].
1.2.2. Vi thể
1.2.2.1. Lớp biểu mô: gồm bốn loại tế bào [28,40]:
 Tế bào trụ giả tầng có lơng chuyển: chiếm 80% số lượng tế bào biểu
mô niêm mạc xoang. Bề mặt tế bào có các vi nhung mao và khoảng 200-300
lơng chuyển.
 Tế bào trụ khơng có lơng chuyển: bề mặt được bao phủ bởi các vi
nhung mao kích thước 2 x 0,1µ có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt của
biểu mô, cung cấp chất dịch cho khoảng liên lông chuyển.
 Tế bào tuyến (Goblet): chức năng tiết ra dịch nhầy giàu hydrate
carbone, tạo nên lớp niêm dịch bao phủ bề mặt biểu mô.
 Tế bào đáy: nằm trên màng đáy,tạo nguồn biệt hóa trở thành các tế bào
biểu mô khác nhau.
1.2.2.2. Lớp niêm dịch: bao phủ bề mặt biểu mơ với các tính chất
7


 Niêm dịch là dung dịch gồm hai lớp gel ở trên, sol ở dưới. Lớp gel đặc
hơn, làm nhiệm vụ bắt giữ các dị vật, còn lớp sol lỏng hơn, tạo môi trường
hoạt động cho các lông chuyển.
 Niêm dịch có khả năng thay đổi độ pH rất nhanh, từ acid (pH=3) có thể
trở về pH=7 chỉ trong vài phút.
 Thành phần sinh hóa của niêm dịch gồm 95% nước, 3% chất hữu cơ và

2% muối khoáng. Chất hữu cơ chứa rất nhiều mucin làm cho dịch nhầy có độ
đàn hồi và độ nhớt cao. Mucin là thành phần hữu cơ quan trọng nhất trong
niêm dịch, là một glycoprotein phân tử lượng lớn,có tính acid nhẹ cóvai trị
chính tạo nên độ nhớt của niêm dịch và bảo vệ niêm mạc trong trường hợp
nhiệt độ, độ ẩm thấp [34,40].
1.2.2.3. Lớp mô liên kết dưới biểu mô.
Ngăn cách với lớp biểu mô bởi màng đáy, gồm những tế bào thuộc hệ
thống liên võng và mạch máu, thần kinh nằm giữa biểu mơ và màng xương.

Hình 1.4. Hình ảnh vi thể niêm mạc mũi bình thường [26]
1.3. SINH LÝ MŨI XOANG
1.3.1. Sự thơng khí
Sự thơng khí của xoang liên quan đến hai yếu tố:
- Kích thước của lỗ thơng mũi xoang
- Đường dẫn lưu từ lỗ thông mũi xoang vào hốc mũi.
1.3.2. Sự dẫn lưu bình thường của xoang
8


Sự dẫn lưu của xoang chủ yếu là dẫn lưu theo hệ thống lông nhầy, nhờ
hai chức năng tiết dịch và vận chuyển của tế bào lông. Sự dẫn lưu bình
thường của niêm dịch xoang lại phụ thuộc vào số lượng và thành phần của
dịch tiết, hoạt động của lông chuyển, độ quánh của dịch tiết và tình trạng lỗ
ostium, đặc biệt là vùng phức hợp lỗ ngách, bất kỳ một sự cản trở nào của
vùng này đều có thể gây tắc nghẽn sự dẫn lưu của xoang dẫn đến viêm xoang.
* Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang
+ Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang hàm :
Trong xoang hàm sự vận chuyển của dịch tiết bắt đầu từ đáy xoang rồi
lan ra xung quanh lên các thành của xoang theo kiểu hình sao [32], dịch vận
chuyển dọc theo trần xoang, từ đây dịch tiết được vận chuyển về lỗ ostium

chính của xoang hàm dù chỉ có một lỗ thơng hoặc có thêm lỗ thơng xoang
hàm phụ hoặc khi mở lỗ thơng xoang hàm qua khe dưới [37,39]

Hình 1.5: Dẫn lưu niêm dịch trong xoang hàm [15]
+ Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang sàng:
Những tế bào sàng có lỗ thơng ở đáy thì các niêm dịch sẽ vận chuyển
theo đường thẳng xuống lỗ thơng xoang [15], cịn xoang sàng có lỗ thơng
cao nằm trên thành của xoang thì vận chuyển niêm dịch sẽ đi xuống vùng
đáy rồi đi lên đổ vào lỗ thông của xoang. Các tế bào sàng trước sẽ đổ dịch

9


tiết vào vùng phễu sàng thuộc khe giữa. Tất cả các tế bào sàng sau thì đổ
dịch tiết vào khe bướm sàng.
+ Vận chuyển niêm dịch trong xoang trán :

Hình 1.6: Đường vận chuyển niêm dịch trong xoang trán [15]
Chỉ có xoang trán có đặc điểm vận chuyển niêm dịch riêng biệt, Niêm
dịch bắt đầu vận chuyển từ thành trong của xoang (hay vách liên xoang) đi
lên phía trên rồi dọc theo thân của xoang trán ra phía sau và ra phía ngồi rồi
đi dọc theo thành trước và sau của xoang trán để cùng hội tụ về lỗ thông của
xoang trán dọc theo thành bên của lỗ này. Tuy vậy chỉ có một phần thốt ra
ngồi, cịn một phần lại đi qua lỗ thông xoang đến thành trong của xoang để
tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển niêm dịch trong xoang [15].
+ Vận chuyển niêm dịch trong xoang bướm:
Vận chuyển niêm dịch trong xoang bướm tuỳ thuộc vào lỗ thông của
xoang. Thông thường niêm dịch được vận chuyển theo đường xốy trơn ốc
mà đỉnh của đường xốy này là lỗ thơng của xoang bướm, từ đó niêm dịch đi
xuống đổ vào khe bướm sàng [15].

* Sự vận chuyển niêm dịch ngoài xoang (trên vách mũi - xoang)
- Thứ nhất các dịch tiết từ xoang hàm, xoang trán và phức hợp sàng
trước tập trung lại ở phễu sàng hoặc ngay cạnh phễu sàng. Từ vùng nay dịch

10


tiết vượt qua phần sau mỏm móc rồi di theo mặt trong cuốn giữa đến vùng
mũi họng, rồi dịch tiết vượt qua phần trước và dưới của loa vòi [15].
- Thứ hai là dịch tiết từ xoang sàng sau và xoang bướm đổ ra rồi hội tụ
lại ở khe bướm sàng. Từ đây dịch tiết được vận chuyển đến phần sau và trên
của họng rồi đi đến sau loa vòi [15].

Hình 1.7: Con đường vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang [15]
1.3.3 Những chức năng chính của hệ thống mũi xoang
- Chức năng thở: là quan trọng nhất, không khí trước khi đến phổi được
làm êm, và lọc sạch nhờ hệ thống mũi xoang. Điều này có tác dụng bảo vệ
đường hô hấp dưới và đảm bảo cho quá trình hơ hấp ở phế nang diễn ra bình
thường.
- Chức năng ngửi: Là chức năng riêng biệt của mũi được thực hiện ở
tầng trên của mũi. Các tế bào khứu giác ở đây tập trung lại thành dây thần
kinh khứu giác, cho cảm giác về mùi.
- Ngoài ra hệ thống mũi xoang cịn có vai trị:
* Phát âm: Hệ thống mũi xoang đóng vai trị một hộp cộng hưởng và
tham gia hình thành một số âm. Mũi tạo ra âm sắc và độ vang riêng biệt trong
tiếng nói của từng người. Xoang có vai trị như hộp cộng hưởng.
* Cách âm
* Làm nhẹ khối xương mặt.
11



1.4. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH.
1.4.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
− Nguyên nhân [3]:
+ Virus, vi khuẩn: viêm Amiđan, viêm họng
+ Dị ứng
+ Chất kích thích
+ Cấu trúc bất thường: VA, vách ngăn, dị vật, khối u
+ Hội chứng trào ngược
+ Yếu tố thuận lợi: lạnh đột ngột, cơ thể suy yếu, chấn thương...
− Cơ chế bệnh sinh của VMXMT [35]:
+ Tắc lỗ thông mũi xoang
Các nguyên nhân khác nhau gây phù nề niêm mạc mũi quanh lỗ thơng
xoang tự nhiên, dẫn đến bít tắc, mất thơng khí làm cho áp lực trong xoang
giảm. Tình trạng thiếu oxy và giảm áp lực trong xoang kéo dài dẫn đến hiện
tượng viêm dày niêm mạc trong xoang, suy yếu các tế bào biểu mô gây tăng
xuất tiết và rối loạn chức năng hệ thống nhầy lông chuyển.
+ Ứ đọng dịch trong xoang:
Do hiện tượng phù nề và tăng xuất tiết, rối loạn chức năng hệ thống lông
nhầy dẫn đến mất chức năng dẫn lưu, làm ứ đọng dịch trong xoang.
+ Bội nhiễm trong xoang
Áp lực âm trong xoang làm dịch nhiễm khuẩn từ mũi bị hút vào trong
xoang. Các tế bào lông mất chức năng hoạt động nên không thể vận chuyển
được niêm dịch, các chất nhiễm trùng bị ứ lại làm tăng thêm phản ứng viêm.
Tình trạng thiếu oxy trong xoang tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh,
chủ yếu là vi khuẩn yếm khí.

12



Hình 1.8. Hình ảnh vi thể niêm mạc mũi trong VMXMT [26]
1.4.2. Lâm sàng
1.4.2.1. Triệu chứng cơ năng.
− Triệu chứng cơ năng chính:
+ Ngạt tắc mũi: ngạt một bên hoặc hai bên, thỉnh thoảng hay thường
xuyên, mức độ ngạt nhẹ, ngạt vừa hay ngạt tắc hồn tồn khơng thể thở
được bằng mũi.
+ Chảy mũi: chảy một bên hay hai bên, mũi trước, mũi sau hay cả trước
và sau. Chảy mũi dịch loãng trong, mủ nhày, mủ vàng xanh đặc bẩn, hay lẫn
máu, có mùi hơi, tanh hoặc khơng có mùi. Số lượng dịch ít, vừa hay nhiều.
+ Đau nhức mặt: các điểm đau có thể là ở góc mũi mắt, vùng má, thái
dương, vùng trán hoặc đau sâu trong hố mắt. Đơi khi bệnh nhân thấy đau ê
ẩm tê bì một vùng của mặt tương ứng với vùng xoang viêm.
+ Rối loạn khứu giác: từ mức nhẹ như giảm ngửi, ngửi kém đến mất
ngửi hoàn toàn. Trường hợp nặng bệnh nhân xuất hiện rối loạn mùi.
− Triệu chứng cơ năng phụ:
+ Ho dai dẳng.
+ Đau tai, ù tai, nghe kém hoặc có cảm giác đầy, căng nặng trong tai
trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng viêm tai giữa ứ dịch.
+ Hơi thở hôi.
13


×