Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

vận dụng quan điểm lý luận của CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG vào quá trình bảo vệ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.75 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................2
I.LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG..............................................................3
1. Khái lược chủ nghĩa duy vật biện chứng...............................................................................3
2. Lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thực tiễn.......................................................4
2.1. Phạm trù thực tiễn...................................................................................................................4
2.2. Thực tiễn gồm những đặc trưng.............................................................................................5
2.3. Hoạt động thực tiễn................................................................................................................5
2.4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn...................................................................6
2.5. Vai trò của thực tiễn đối với lý luận.......................................................................................6
II.VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO
QUÁ TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY.......................7
1.1. Lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng với vấn đề môi trường...................................7
1.2. Vấn đề môi trường hiên nay................................................................................................8
1.2.1. Trên thế giới.........................................................................................................................8
1.2.2. Ở Việt Nam..........................................................................................................................9
1.2.3. Tại địa phương – thành phố Thái Nguyên..........................................................................9
1.3. Vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thực
tiễn vào q trình bảo vệ mơi trường sinh thái ở địa phương hiện nay.................................10
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................13

1


MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước đang phát triển nhanh, với hơn 90 triệu người vào năm 2014.
Tuy nhiên phát triển kinh tế lại không quan tâm đến bảo vệ mơi trường. như tình
trạng phá rừng ngày càng tăng, gây ô nhiễm do khí thải của xe máy, nhà máy, quy


hoạch đô thị nghèo nàn đã gây ra một áp lực lớn đến mơi trường khơng khí, chất
lượng khơng khí ở các thành phố lớn ngày càng giảm; hay như thiếu nguồn nước
sạch ở nhiều địa phương;…
Trong các cơng trình của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã bàn khá nhiều đến mối
quan hệ giữa con người và tự nhiên: “Chúng ta khơng thể bóc lột giới tự nhiên, càng
khơng thể tàn phá giới tự nhiên, bởi như thế, chính là chúng ta đang tự hủy hoại
chính bản thân mình”, “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, và chính nó
là giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó khơng phải là thân thể con người. Con
người sống dựa vào tự nhiên”…
Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của của lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng về thực
tiễn trong chủ nghĩa Mac – Lenin, đặc biệt là vấn đề môi trường hiện nay, em đã
chọn đề tài: “Lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thực tiễn và sự vận dụng
quan điểm đó vào quá trình bảo vệ mơi trường sinh thái ở địa phương anh(chị) hiện
nay.”
Mục tiêu của đề tài:
1.Hiểu một cách hệ thống, khái quát những vấn đề cơ bản của lý luận chủ nghĩa duy
vật biện chứng về thực tiễn.
2.Vận dụng được các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng vào q trình bảo vệ mơi trường sinh thái ở địa phương hiện nay.

2


I.

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Khái lược chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một triết học về khoa học , lịch sử và tự nhiên
được phát triển ở châu Âu và dựa trên các tác phẩm của Karl Marx và Friedrich
Engels [1] [2] . Đặc trưng của chủ nghĩa duy vật biện chứng là coi một sự vật hay

một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với
các sự vật và hiện tượng khác.[1]
Phép biện chứng mácxít nhấn mạnh tầm quan trọng của các điều kiện trong thế giới
thực, về các mặt tương tác giữa giai cấp , lao động và kinh tế xã hội . Điều này trái
ngược với phép biện chứng Hegel, nhấn mạnh nhận xét rằng mâu thuẫn trong các
hiện tượng vật chất có thể được giải quyết bằng cách phân tích chúng và tổng hợp
một giải pháp trong khi vẫn giữ được bản chất của chúng. Marx cho rằng giải pháp
hữu hiệu nhất cho những vấn đề do các hiện tượng mâu thuẫn nói trên gây ra là giải
quyết và sắp xếp lại các hệ thống tổ chức xã hội từ gốc rễ của các vấn đề. Có thể nói
Marx đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich
Hegel và lý luận về chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas von Feuerbach và phát
triển nên phương pháp luận này. Các nhà triết học Marx-Lenin cho rằng phương
pháp duy vật biện chứng là cơ sở triết học cho hệ tư tưởng của họ.
Phương pháp biện chứng (hay phép biện chứng) là một phương pháp luận, đây là
phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ
đại [6]. “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến. Những quy luật chủ
yếu: sự chuyển hoá lượng thành chất, sự xâm nhập lẫn nhau của các mâu thuẫn đối
cực và chuyển hoá từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác khi mâu thuẫn đó lên tới
cực độ, sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định của phủ định - phát triển theo
hình xốy trơn ốc.” . Phương pháp này khác với hùng biện, trong đó một bài diễn
thuyết tương đối dài do một người đưa ra - một phương pháp được những người
ngụy biện ủng hộ. Nhiều dạng khác nhau của biện chứng nổi lên ở phương Đông và
phương Tây theo những thời kỳ lịch sử khác nhau..

3


Chủ nghĩa duy vật là một trường phái triết học, một thế giới quan, một hình thức
của chủ nghĩa triết học nhất nguyên cho rằng vật chất là chất cơ bản trong tự nhiên,
và tất cả mọi thứ, bao gồm cả trạng thái tinh thần và ý thức, là kết quả của sự tương

tác vật chất.[5] Theo chủ nghĩa duy vật triết học, tâm trí và ý thức là sản phẩm phụ
của các q trình vật chất (như sinh hóa của não người và hệ thần kinh), mà khơng
có chúng thì tâm trí và ý thức khơng tồn tại. Khái niệm này tương phản trực tiếp với
chủ nghĩa duy tâm, trong đó tâm trí và ý thức là những thực tại bậc nhất mà vấn đề
là chủ thể và tương tác vật chất là thứ yếu.
2. Lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thực tiễn
2.1. Phạm trù thực tiễn
Thực tiễn, theo tiếng Hy Lạp cổ là “Practica”, có nghĩa đen là hoạt động tích cực.
Các nhà triết học duy tâm cho hoạt động nhận thức, hoạt động của ý thức, hoạt động
của tỉnh thần nói chung là hoạt động thực tiễn. Các nhà triết học tôn giáo thì cho
hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng để là hoạt động thực tiễn. Các nhà triết học
duy vật trước triết học duy vật biện chứng có nhiều đóng góp cho quan điểm duy
vật về nhận thức, nhưng chưa một đại biểu nào hiểu đúng được bản chất của thực
tiễn cũng như vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Không phải ngẫu nhiên mà
trong luận đề số 1 của Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu
của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay - kể cả chủ nghĩa duy vật của
Phoiơbắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức đưới hình
thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ khơng được nhận thức là hoạt động
cảm giác của con người, là thực tiễn ”. Chính vì vậy, cũng trong Luận cương về
Phoiơbắc, C.Mác cũng khẳng định lại “Điểm cao nhất mà chủ nghĩa duy vật rực
quan, tức là chủ nghĩa duy vật không quan niệm tính cảm giác là hoạt động thực
tiễn, vươn tới được là sự trực quan về những cá nhân riêng biệt trong “xã hội công
dân”. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, tực tiễn là toàn bộ những hoạt
động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự
nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.[10]

4


2.2. Thực tiễn gồm những đặc trưng

Thứ nhất, thực tiễn chỉ là những hoạt động vật chất - cảm tính của con người hay
nói khác đi là những hoạt động vật chất mà con người cảm giác được, quan sát được
trực quan được. Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt động mà con người
phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật
chất để biến đổi chúng; trên cơ sở đó, con người làm biến đổi thế giới khách quan
và biến đổi chính bản thân mình.
Thứ hai, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia đông đảo
của mọi người, luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể và cũng
trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể. Do vậy, thực tiễn là những hoạt động
mang tính lịch sử - xã hội của con người.
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội để
phục vụ con người. Nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con
người, khác hẳn với hoạt động bản năng, thụ động của động vật.
2.3. Hoạt động thực tiễn
Sản xuất vật chất. Đây là hoạt động có sớm nhất, cơ bản và quan trọng nhất. Ngay
từ khi xuất hiện, con người đã phải tiến hành sản xuất vật chất, dù là đơn giản, để
đáp ứng nhu cầu tồn tại. Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ giữa con người với
thế giới tự nhiên và là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài
người. Sản xuất vật chất cũng là cơ sở cho sự tồn tại các hình thức thực tiễn khác
cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người.
Hoạt động chính trị - xã hội. Đây là hoạt động nhằm biến đổi, cải tạo, phát triển các
thiết chế xã hội, quan hệ xã hội... thông qua các hoạt động như: đấu tranh giai cấp,
đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh vì hịa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, cải tạo
các quan hệ chính trị - xã hội.
Thực nghiệm khoa học. Đây là hình thức hoạt động thực tiễn đặc biệt; bởi lẽ con
người đã chủ động tạo ra những điều kiện không sẵn có trong tự nhiên để tiến hành

5



thực nghiệm khoa học theo mục đích đã đề ra; và trên cơ sở đó áp dụng vào sản
xuất vật chất, cải tạo chính trị - xã hội, các mối quan hệ chính trị - xã hội.
2.4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Thực tiễn và lý luận ln thống nhất biện chứng với nhau, địi hỏi có nhau, nương
tựa vào nhau, tác động qua lại với nhau. Nếu khơng có thực tiễn thì khơng thể có lý
luận và ngược lại, khơng có lý luận khoa học thì cũng khơng thể có thực tiễn chân
chính.
2.5. Vai trị của thực tiễn đối với lý luận
Là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận. Thực tiễn là cơ sở bởi nó đã cung cấp
chất liệu, cung cấp vật liệu cho nhận thức, lý luận. Thực tiễn là động lực bởi thực
tiễn luôn vận động và đề ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải
quyết, thúc đẩy nhận thức, lý luận phát triển.
Là mục đích của nhận thức, lý luận. Hoạt động nhận thức, lý luận khơng có mục
đích tự thân mà phải nhằm trở lại phục vụ thực tiễn. Lý luận chỉ có ý nghĩa đích
thực khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ thực tiễn, làm biến đổi thực
tiễn. Do vậy, thước đo đánh giá giá trị của lý luận chính là thực tiễn.
Là tiêu chuẩn đánh giá sự đúng, sai của nhận thức, lý luận. Lý luận có thể phản ánh
đúng hoặc không đúng hiện thực khách quan. Để đánh giá lý luận đó đúng hay sai
phải được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn. Thông qua thực tiễn, con người mới
vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng, mới biết được nhận thức, lý
luận của mình là đúng hay sai.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan
duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Bản thân thực tiễn không đứng im
mà luôn ln thay đổi, do đó, khi thực tiễn thay đổi thì tiêu chuẩn để kiểm tra chân
lý cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.

6


II.


VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN
CHỨNG VÀO Q TRÌNH BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG SINH THÁI Ở ĐỊA
PHƯƠNG HIỆN NAY
1.1. Lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng với vấn đề môi trường
Trong các cơng trình của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã bàn khá nhiều đến mối
quan hệ giữa con người và tự nhiên. Các ông xem con người thuộc về giới tự nhiên,
“giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người” Trong tác phẩm Biện chứng của tự
nhiên, Ph.Ăngghen cho rằng, sự tiến bộ của khoa học thế kỷ XIX, một mặt cho
phép con người hiểu được ngày càng chính xác hơn các quy luật tự nhiên[9], nhưng
mặt khác cũng giúp con người ngày càng cảm thấy và nhận ra sự phụ thuộc của
mình vào giới tự nhiên - con người với giới tự nhiên “chỉ là một”. Trong tác phẩm
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 C.Mác viết: “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ
của con người, và chính nó là giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó khơng
phải là thân thể con người. Con người sống dựa vào tự nhiên. Như thế nghĩa là tự
nhiên là thân thể của con người; để khỏi chết, con người phải ở trong quá trình giao
dịch thường xuyên với thân thể đó. Sinh hoạt vật chất và tình thần của con người
liên hệ khăng khít với tự nhiên, điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là tự nhiên liên hệ
khăng khít với bản thân tự nhiên, vì con người là một bộ phận của tự nhiên””[11]
Chính vì quan niệm con người là một bộ phận của giới tự nhiên, giới tự nhiên là
thân thể vô cơ của con người, cho nên C.Mác và Ph.Ăngghen phản đối những hành
động xâm phạm giới tự nhiên, thống trị giới tự nhiên như kiểu xâm lược giới tự
nhiên. Các ông cho rằng, mọi hành vi tàn phá giới tự nhiên đều bị giới tự nhiên “trả
thù”. Trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen viết: “chúng ta cũng không nên
quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cử mỗi lần
ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Thật thế, mỗi
một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta kết quả mà chúng ta hằng mong
muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hồn

7



tồn khác hẳn, khơng lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả
những kết quả đầu tiên của nó"[9]
Những quan điểm vừa trình bày ở trên cho thấy quan điểm nhất quán của triết học
Mắc - Lênin về môi trường sinh thái và mối quan hệ của con người với môi trường
tự nhiên, môi trường sống của con người. “Chúng ta không thể thống trị giới tự
nhiên như kế xâm lược thống trị dân tộc khác, như một kẻ sống bên ngoài giới tự
nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta,
là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong giới tự nhiên", Chúng ta không thể
bóc lột giới tự nhiên, càng khơng thể tàn phá giới tự nhiên, bởi như thế, chính là
chúng ta đang tự hủy hoại chính bản thân mình. Gần 200 năm qua kế từ khi C.Mác,
Ph.Ăngghen đưa ra những cảnh báo về môi trường tự nhiên, nhân loại đã chứng
kiến những tiên trì của các ơng là hồn tồn chính xác. Dường như chúng ta quá
xem thường những cánh báo của các nhà kinh điển, hoặc chúng ta không nhận thức
được đẩy đủ giá trị, ý nghĩa của những cảnh báo đó.
Chắc chắn rằng, những quan điểm vừa nêu trên của triết học Mác - Lênin vẫn còn
nguyên giá trị cho đến hiện nay, không chỉ đối với từng quốc gia, trong đó có Việt
Nam, mà cả với phạm vì tồn thể giới. Những quan điểm nêu trên của triết học Mác
- Lênin cho thấy chúng được xây dựng trên cơ sở khoa học, thực tiễn và là sự khái
quát thành lý luận. Những quan điểm này sẽ là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho
việc nhận thức và giải quyết vấn đề môi trường sinh thái trên thế giới, cũng như ở
Việt Nam hiện nay.
1.2. Vấn đề môi trường hiên nay
Các vấn đề mơi trường chính là những hành vi có hại do ảnh hưởng của hoạt động
con người đến môi trường.
1.2.1. Trên thế giới
Sự hủy hoại môi trường gây ra bởi con người là một vấn đề toàn cầu, và là một vấn
nạn xảy ra mỗi ngày. Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo Liên Hợp Quốc


8


(OCHA) đã tun bố "Biến đổi khí hậu khơng phải là vấn đề của một tương lai xa
xơi. Nó chính là nguyên nhân chính ẩn sau sự tăng nhu cầu hỗ trợ nhân đạo và
chúng ta đang nhìn thấy hậu quả của nó. Số người bị ảnh hưởng và những thiệt hại
gây ra bởi thời tiết khắc nghiệt lớn chưa từng thấy."[13]
Các vấn đề môi trường lớn hiện tại bao gồm biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường,
suy thối môi trường, và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Các vận động hành lang về
bảo tồn nhằm bảo vệ loài nguy cấp và bảo vệ bất kỳ môi trường tự nhiên có hệ sinh
thái có giá trị, vấn đề thực phẩm biến đổi gen và ấm lên toàn cầu.
Vấn đề mơi trường cụ thể có liên quan Tác động của con người đối với mơi trường:
Biến đổi khí hậu; Tác động môi trường của ngành công nghiệp năng lượng; Kĩ thuật
di truyền; Đất; Công nghệ nano; Quá tải dân số; Sự suy giảm ơzơn; Ơ nhiễm mơi
trường; Toxin; Chất thải…
1.2.2. Ở Việt Nam
Gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu đang trở thành một mối quan tâm lớn tại Việt
Nam. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2007 cho thấy Việt Nam
là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu.[18].
Do hậu quả từ Chiến tranh Việt Nam, cũng như q trình cơng nghiệp hóa nhanh
chóng của Việt Nam từ sau cuộc cải cách kinh tế vào năm 1986 còn được gọi là Đổi
Mới.
Theo báo cáo từ chính phủ Việt Nam năm 2001, một số vấn đề chính được nêu ra là
ơ nhiễm đất, tài ngun rừng bị suy thối, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm nước, ô
nhiễm không khí và vấn đề quản lý chất thải rắn.[17]
1.2.3. Tại địa phương – thành phố Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động xây
dựng đô thị; chế biến, sản xuất kinh doanh gia tăng ,…khơng tránh khỏi sự kèm
theo là tình trạng ơ nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh (rác thải sinh hoạt ngày càng
nhiều mà khả năng thu gom, xử lý vẫn chưa được đáp ứng hết, đặc biệt là những


9


khu ít tập trung dân cư); mơi trường khơng khí, đất, nước đã bị ô nhiễm cục bộ
(nhất là tại các khu vực: Nhà máy xi măng Núi Voi, Nhà máy xi măng Quang Sơnhuyện Đồng Hỷ, Nhà máy xi măng La Hiên-huyện Võ Nhai,khu công nghiệp
Samsung, khu công nghiệp Điềm Thuỵ…). Tại các vùng nông thôn, nhiều nguồn
nước bị ô nhiễm do xả rác thải xuống sông, suối,..hay diện tích đất rừng phủ xanh bị
thu hẹp, xuất hiện nhiều đất trống đồi trọc, góp phần gây sạt lở đất. Đồng thời một
phần lớn ruộng nương bị bỏ hoang, gây lãng phí tài ngun, cần có phương án quy
hoạch quy mô đất trồng trọt.
1.3. Vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về thực tiễn vào q trình bảo vệ mơi trường sinh thái ở địa phương
hiện nay.
Bền vững là chìa khóa để ngăn chặn hoặc giảm bớt ảnh hưởng của các vấn đề mơi
trường. Hiện đã có những bằng chứng khoa học rõ ràng cho thấy con người đang
sống không bền vững, và cũng chưa từng có những nỗ lực tập thể cần thiết để đưa
mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người trở lại giới hạn bền vững. Để
con người sống bền vững, tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất phải được sử dụng ở
mức độ mà nó có thể tự hồi phục (và bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu).
Vận dụng những đặc trưng của thực tiễn: Con người cao hơn động vật là ở chỗ, làm
việc có tính tự giác, có mục đích và kế hoạch cụ thể.dựa trên những quan sát trực
quan có được. Mọi hoạt động thực tiễn đều mang tính lịch sử - xã hội, có sự tham
gia và tác động của tất cả mọi người. Vì vậy, vấn đề bảo vệ mơi trường không phải
là trách nhiệm của riêng ai. Mỗi người đều phải có ý thức, trách nhiệm về hành
động của bản thân.
Vận dụng những hoạt động của thực tiễn đề ra được biện pháp cụ thể cho vấn đề
bảo vệ môi trường: Sản xuất vật chất là hoạt động gắn liền với sự phát triển của loài
người, là phương thức tồn tại cơ bản nhất, không thể tách rời. Việc phát triển hoạt
động sản xuất là cần thiết, vậy nên chỉ có thể hạn chế, giảm thiểu tác động xấu đến

môi trường sinh thái. Tăng cường kiểm tra các hoạt động khí thải, rác thải, chất thải

10


trước khi đưa ra ngồi mơi trường của các nhà máy, cơng xưởng, xí nghiệp lớn nhỏ
trong tồn tỉnh, phải đảm bảo không vượt quá chỉ số cho phép. Bên cạnh đó, các
thực nghiệm khoa học cũng cần phải được chú trọng. Hiện nay, trên tồn quốc nói
chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đã có nhiều cuộc thi nghiên cứu khoa học về
vấn đề bảo vệ môi trường.
Vận dụng những nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn : “Lý luận mà
không liên hệ với thực tiễn là lý luận sng” – Hồ Chí Minh, “ Học phải đi đôi với
hành”, bên cạnh việc đề ra được các giải pháp phải kèm theo sau là các biện pháp
thi hành cụ thể, có hình phạt thích đáng cho những trường hợp, cá nhân, cơ quan, tổ
chức vi phạm, khơng tn thủ chấp hành.
Vận dụng những vai trị của thực tiễn với lý luận : Thực tiễn là cơ sở, động lực của
nhận thức lý luận. Muốn đề ra được giải pháp hữu dụng, phù hợp và đạt hiệu quả
cao, trước tiên phải nắm rõ tình hình, hiện trạng thực tế. Giải pháp được đề ra phải
thiết thực, rõ ràng, phục vụ đúng mục đích, và có khả năng làm thay đổi thực tiễn.
Đồng thời vẫn phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giải pháp
đang áp dụng từng khu vực trên tồn tình. Thơng qua đó, điều chỉnh các giải pháp
hiện hành cho phù hợp hơn. “ Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy
nhất để khẳng định chân lý”.[9]

11


KẾT LUẬN

“Đặc trưng của chủ nghĩa duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng

trong trạng thái ln phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và
hiện tượng khác”[10] ,“Chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của
chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cử mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi
lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta”. Triết học Mắc – Lênin đề ra quan điểm rõ
ràng, nhất quán về môi trường sinh thái và mối quan hệ của con người với môi
trường tự nhiên, môi trường sống của con người. Là tiền đề cho việc nghiên cứu
môi quan hệ giữa con người với thế giời tự nhiên. Từ đó, hiểu được tác động qua lại
giữa con người với tự nhiên, và tự nhiên tác động trở lại con người. Bảo vệ môi
trường tự nhiên là bảo vệ chính chúng ta.
“ Khơng ai tắm hai lần trên cùng một dịng sơng” của triết gia Heraclitus. Có thể
hiểu rằng: mọi vật chất trong vũ trụ này không đứng im mà ln trong một hình
thái chuyển động khơng ngừng. Do vậy, việc chắt lọc những ưu điểm của các giải
pháp để củng cố và hồn thiện theo hướng tích cực là cần thiết. Đồng thời hiểu rõ
thời gian qua rồi thì khơng thể lấy lại, vậy nên hãy bắt tay hành động ngay từ hôm
này, từ cả những việc nhỏ nhất.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Z. A. Jordan, The Evolution of Dialectical Materialism (London: Macmillan,
1967).
2. Paul Thomas, Marxism and Scientific Socialism: From Engels to
Althusser (London: Routledge, 2008).
3. Plekhanov, Các tiểu luận về lịch sử của chủ nghĩa duy vật (1893) và
Plekhanov, Sự phát triển của quan điểm chủ nghĩa về lịch sử (1895).
4. Nicholas Churchich,Chủ nghĩa Mác và Bí danh,Nhà xuất bản Đại học Fairleigh
Dickinson, 1990, tr. 57: "Mặc dù Marx đã bác bỏ chủ nghĩa duy vật trừu tượng
của Feuerbach," Lenin nói rằng quan điểm của Feuerbach "nhất quán là duy

vật", ngụ ý rằng quan niệm của Feuerbach về quan hệ nhân quả là hoàn toàn
phù hợp với chủ nghĩa duy vật biện chứng.
5. Các Mác, triết học Mác và thời đại ngày nay, Đặng Hữu Tồn, Tạp chí Triết
học, số 12 (211), tháng 12 – 2008
6. G.W.F.Hegel, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Bách khoa thư các khoa học
triết học I- Khoa học Lơgíc, Nhà xuất bản. Tri thức, 2008, trang 178
7. Về các loại hình cơ bản của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại, Đinh Thanh Xuân,
Tạp chí Triết học, số 7 (158), tháng 7 – 2004
8. Trong “Luận cương về Feuerbach” (1845), Marx viết, "Các nhà triết học
chỉ giải thích thế giới, theo nhiều cách. Tuy nhiên, mục tiêu là thay đổi nó." theo Sperber, Jonathan (2013).
9. Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”
10. “Giáo trình học phần triết học MLN”
11. Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844

13


12. Jared Diamond, “Collapse: How Societies Choose to Fail or Survive”
13. OCHA. “Climate Change - Humanitarian Impact”. Truy cập ngày 29 tháng 6
năm 2017.
14. Living Blue Planet Report (PDF). WWF. 2015
15. “Our Changing Climate” (PDF).
16. “National Climate Assessment”. National Climate Assessment. Truy cập ngày
20 tháng 5 năm 2017.
17. State of the Environment 2001
18. Waibel, Michael. 2008. "Implications and Challenges of Climate Change for
Vietnam," Pacific News, 29, pp. 26-27,

14




×