Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.96 KB, 7 trang )

Thưa ông, có ý kiến cho rằng hiện nay vấn đề quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp
vẫn dàn trải chưa đạt hiệu quả cao, ý kiến của ông về vấn đề này?
Đúng là hiện nay, vấn đề quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp đang trong tình trạng
đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp. Cơ chế quản lý nhà nước
đối với các DN chưa đồng bộ, chưa phù hợp với kinh tế thị trường, đặc biệt, chưa có sự tách biệt
rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng điều hành hoạt động kinh
doanh của các DN; Việc quyết định đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại DN được thực hiện bởi nhiều
cấp; Cơ chế quản lý phần vốn nhà nước tại DN đã chuyển đổi sở hữu vẫn chậm thay đổi và chưa
theo kịp với quy định của Luật Doanh nghiệp; Chưa có tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp để
thống nhất quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các loại hình DN.
- Vậy Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ra đời liệu có phải là một giải pháp nhằm
khắc phục những bất cập trên, thưa ông?
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, đòi hỏi phải tạo sân chơi bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành
phần kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, xóa bỏ mọi hình thức bao cấp của Nhà nước, đảm bảo
việc ra quyết định kinh doanh dựa trên hiệu quả kinh tế; Đảm bảo việc tuân thủ với các đạo luật
mới ban hành, trong đó thể hiện tư tưởng cải cách triệt để, tạo điều kiện cho sự phát triển của các
DN như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… Và TCty ra đời nhằm mục tiêu thúc đẩy cải cách DNNN
và chương trình cổ phần hóa DNNN; thúc đẩy thị trường vốn và thị trường chứng khoán phát triển.
Làm đầu mối hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao hiệu quả
quản lý, sử dụng và đầu tư vốn và tài sản Nhà nước; Chuyển việc quản lý doanh nghiệp có vốn
của Nhà nước từ phương thức hành chính sang phương thức kinh doanh vốn; chuyển từ cơ chế
bao cấp về vốn (cấp vốn không hoàn lại) sang hình thức đầu tư tài chính vào doanh nghiệp. Và
đặc biệt là tách biệt giữa chức năng quản lý nhà nước của các Bộ chủ quản, UBND các cấp với
chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp, thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về
quản trị doanh nghiệp.
- Ông có thể cho biết những nội dung mà TCty sẽ thực thi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà
nước tại DN?
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước là tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước, hoạt
động trong lĩnh vực đầu tư-tài chính, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước có hiệu quả, sinh lợi theo
phương châm giảm mạnh số lượng DN có vốn đầu tư của Nhà nước trong khi tập trung nâng cao
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà


nước chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/08/2006. Tính đến 10/11/2006, TCT đã tiếp
nhận vốn nhà nước tại 139 DN hoạt động
sản xuất, kinh doanh trong nhiều ngành
nghề, lĩnh vực khác nhau, với tổng số vốn
Nhà nước khoảng 1500 tỷ đồng. Song song
với việc đẩy mạnh tốc độ tiếp nhận nguồn
vốn nhà nước tại DN, Tổng công ty đang
tiếp tục củng cố tổ chức, bộ máy, cơ sở vật
chất, trang thiết bị; xây dựng quy trình, quy
chế hoạt động; tiến hành phân tích, đánh giá
và phân loại DN, tìm hiểu các cơ hội đầu tư
mới.
hiệu quả và quy mô hoạt động của DN; đổi mới về căn bản phương thức quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp, xóa bỏ mọi hình thức bao cấp và cấp phát vốn nhà nước… Tổng Công ty sẽ thực
hiện 3 chức năng: đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN - nhà đầu tư chiến lược của Chính
phủ - tổ chức cung cấp dịch vụ. Tcty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước vào các ngành, lĩnh vực
kinh tế trong nước và nước ngoài dưới các hình thức: Đầu tư vốn vào những ngành, lĩnh vực quan
trọng mà Nhà nước cần chi phối để thành lập doanh nghiệp mới; Đầu tư góp vốn liên doanh, liên
kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác; Đầu tư mua một phần tài sản hoặc toàn bộ
doanh nghiệp khác; Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán thông qua việc mua bán
cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác. Tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài
nước để bổ sung vốn kinh doanh thông qua việc vay vốn, phát hành trái phiếu công ty, trái phiếu
công trình, lập quỹ tín thác đầu tư theo quy định của pháp luật đối với công ty nhà nước. Cung cấp
các dịch vụ tài chính: tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn chuyển đổi sở
hữu doanh nghiệp; nhận uỷ thác các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước…
Chính phủ vừa ban hành Quy chế quản lý tài chính của Cty nhà nước và quản lý vốn
nhà nước đầu tư vào DN khác kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP giải quyết cơ
bản những vướng mắc, bất cập về công tác quản lý người đại diện (NĐD) phần vốn

nhà nước tại DN khác trong thời gian qua.


Theo đó, đối với những vấn đề quan trọng của DN được đưa ra thảo luận trong Hội đồng
quản trị, ban giám đốc, đại hội cổ đông hay các thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh,
như phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, huy động thêm cổ phần, vốn góp,
chia cổ tức... NĐD phải chủ động báo cáo chủ sở hữu vốn cho ý kiến bằng văn bản, NĐD
có trách nhiệm phát biểu trong cuộc họp và biểu quyết theo ý kiến chỉ đạo của chủ sở hữu;
Tiền lương của NĐD theo hướng phân biệt giữa NĐD là thành viên chuyên trách hay kiêm
nhiệm; bổ sung quy định về tiền thù lao do DN khác trả thì NĐD phải có trách nhiệm nộp
về cho chủ sở hữu. Ngoài ra, còn quy định NĐD khi được quyền mua cổ phiếu phát hành
thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của Cty CP (trừ trường hợp được mua theo
quyền của cổ đông hiện hữu) thì phải báo cáo bằng văn bản cho chủ sở hữu vốn nhà nước.
Chủ sở hữu sẽ quyết định bằng văn bản số lượng cổ phần NĐD được mua theo mức độ
đóng góp và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người này; phần còn lại thuộc quyền mua của
chủ sở hữu vốn nhà nước; Trường hợp NĐD được cử làm đại diện phần vốn tại nhiều đơn
vị thì được ưu tiên lựa chọn thực hiện quyền mua tại 1 đơn vị. NĐD tại Cty CP có trách
nhiệm chuyển phần quyền mua cổ phần còn lại cho chủ sở hữu vốn nhà nước. Trường hợp
NĐD không báo cáo về việc được quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi tại Cty CP
thì bị xem xét miễn nhiệm tư cách đại diện phần vốn nhà nước tại DN khác và phải chuyển
nhượng cho chủ sở hữu vốn nhà nước số cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi chênh lệch vượt
quá mức được mua theo quy định.
Người đại diện phần vốn nhà nước: Hết nhập nhèm, hết tư lợi
Ngày 5/2/2009, Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và
quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP. Có thể
nói, nghị định này đã giải quyết cơ bản những vướng mắc, bất cập về công tác quản lý
người đại diện (NĐD) phần vốn nhà nước tại DN khác trong thời gian qua.
Điểm mới đầu tiên là quyền và nghĩa vụ của NĐD. Nhằm khắc phục những bất
cập trong công tác quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác, tránh tình trạng
NĐD tuỳ tiện quyết định, hoặc không thực hiện đúng chỉ đạo của chủ sở hữu vốn

đối với những vấn đề quan trọng của DN, Nghị định 09 đã bổ sung quy định: đối
với những vấn đề quan trọng của DN được đưa ra thảo luận trong HĐQT, ban
giám đốc, ĐHCĐ hay các thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh, như phương
hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, huy động thêm cổ phần, vốn góp, chia
cổ tức…, NĐD phải chủ động báo cáo chủ sở hữu vốn cho ý kiến bằng văn bản,
NĐD có trách nhiệm phát biểu trong cuộc họp và biểu quyết theo ý kiến chỉ đạo
của chủ sở hữu.
Thứ hai là tiền lương, phụ cấp của NĐD. Điều 71 Luật Doanh nghiệp nhà nước
quy định, công ty nhà nước quyết định khen thưởng, kỷ luật, phụ cấp và lợi ích
khác có liên quan đối với NĐD khi NĐD được CTCP chi trả lương, phụ cấp,
thưởng và lợi ích khác. Tuy nhiên, trong thực tế, có người được đại diện sở hữu
vốn nhà nước ở nhiều công ty khác nhau theo chế độ kiêm nhiệm. Ngoài ra, hiện
nay, nhiều NĐD được hưởng quyền lợi về tiền lương, phụ cấp ở tất cả các nơi
làm đại diện, với mức thu nhập từ hàng chục triệu đến cả trăm triệu đồng/tháng.
Điều này đã dẫn đến sự bất bình đẳng từ chính công ty cử đi làm đại diện và với
các công ty nhà nước khác. Do đó, nghị định lần này đã sửa đổi lại quy định về
tiền lương của NĐD theo hướng phân biệt giữa NĐD là thành viên chuyên trách
hay kiêm nhiệm; bổ sung quy định về tiền thù lao do DN khác trả thì NĐD phải có
trách nhiệm nộp về cho chủ sở hữu.
Thứ ba, về quyền lợi khác của NĐD. Trong giai đoạn TTCK phát triển sôi động,
các CTCP đã thực hiện bán cổ phiếu cho người lao động theo chương trình lựa
chọn, trong đó bao gồm cả NĐD phần vốn nhà nước. Điều đó dẫn đến thực tế,
nhiều NĐD lợi dụng vị trí để tham gia chi phối hoặc ảnh hưởng đáng kể tới các
quyết định của CTCP, tìm kiếm lợi ích riêng cho mình hoặc một nhóm người,
trong đó có việc mua cổ phiếu với giá ưu đãi đặc biệt so với giá giao dịch trên thị
trường.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù TTCK đang ảm đạm, nhưng trường hợp trên
cũng làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhà
nước trong CTCP, do làm giảm mức vốn nắm giữ của các cổ đông, trong đó có
công ty nhà nước tại CTCP.

Nghị định 09 đã hạn chế những vấn đề trên, như NĐD khi được quyền mua cổ
phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của CTCP (trừ
trường hợp được mua theo quyền của cổ đông hiện hữu) thì phải báo cáo bằng
văn bản cho chủ sở hữu vốn nhà nước. Chủ sở hữu sẽ quyết định bằng văn bản
số lượng cổ phần NĐD được mua theo mức độ đóng góp và kết quả thực hiện
nhiệm vụ của người này; phần còn lại thuộc quyền mua của chủ sở hữu vốn nhà
nước.
Trường hợp NĐD được cử làm đại diện phần vốn tại nhiều đơn vị thì được ưu
tiên lựa chọn thực hiện quyền mua tại 1 đơn vị. NĐD tại CTCP có trách nhiệm
chuyển phần quyền mua cổ phần còn lại cho chủ sở hữu vốn nhà nước. Trường
hợp NĐD không báo cáo về việc được quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển
đổi tại CTCP thì bị xem xét miễn nhiệm tư cách đại diện phần vốn nhà nước tại
DN khác và phải chuyển nhượng lại cho chủ sở hữu vốn nhà nước số cổ phiếu,
trái phiếu chuyển đổi chênh lệch vượt quá mức được mua theo quy định.
Thứ tư, có một quy định mà nhiều công ty nhà nước rất ít để ý nên dẫn đến sai
phạm khi cử NĐD phần vốn nhà nước tại DN khác, đó là tiêu chuẩn của NĐD
phải là người của công ty cử đi (khoản 1, Điều 48 Quy chế kèm theo Nghị định
số 199/2004/NĐ-CP). Rất nhiều trường hợp sử dụng luôn người tại DN khác làm
NĐD như chủ tịch HĐQT, giám đốc, kế toán trưởng... Do đó, nghị định lần này
đã bỏ quy định trên và bổ sung thêm hai quy định đối với tiêu chuẩn NĐD là phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý DN.
Để DN có vốn đầu tư của công ty nhà nước hoạt động đúng mục tiêu, định
hướng và kế hoạch kinh doanh thì vai trò của NĐD phần vốn nhà nước là rất
quan trọng, NĐD vừa là người giám sát, vừa trực tiếp chấn chỉnh hoạt động của
DN để đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty nhà nước. Chính vì vậy,
có thể nói, với việc Nghị định 09 được triển khai trên thực tế, trách nhiệm và
quyền lợi của NĐD sẽ rõ ràng hơn, tránh những nhập nhèm mà phần thiệt hại
chủ yếu do Nhà nước và các cổ đông bên ngoài CTCP phải gánh chịu.
Theo Phan Hoài Hiệp - Đầu tư Chứng khoán điện tử
Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp

thứ tư ngày 26-11-2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2004. Tại chương VI, Luật
đã quy định rõ quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty nhà nước và
đối với vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác.
Chương này gồm ba mục, trong đó mục I quy định về chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu
công ty nhà nước và vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác; Mục II quy định quyền và nghĩa
vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty nhà nước; Mục III quy định quyền và nghĩa
vụ của đại diện chủ sở hữu đối với vốn Nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác.
So với Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995, chương này có những điểm mới đáng chú
ý là:
Thứ nhất, Luật năm 2003 sửa lại các quy định về phân công, phân cấp đại diện chủ sở
hữu, quy định rõ hơn cơ chế phân công, phân cấp quyền chủ sở hữu. Theo đó, Nhà nước là
chủ sở hữu và Chính phủ là cơ quan thống nhất tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của
chủ sở hữu. Chính phủ phân công, phân cấp cho các tổ chức, cá nhân sau đây thực hiện:
Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước không có Hội
đồng quản trị;
Bộ Tài chính thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu về quản lý tài chính;
Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu đối với công ty do mình đầu tư toàn bộ
vốn điều lệ;
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với công ty do
mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và đại diện chủ sở hữu phần vốn do mình đầu tư ở doanh
nghiệp khác;
Công ty nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của công ty đầu tư ở doanh
nghiệp khác;
Ðối với công ty nhà nước đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành
lập, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho các bộ liên quan thực hiện
một số quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty này.
Thứ hai, chủ sở hữu chỉ quản lý về giá trị, không can thiệp vào tác nghiệp sản xuất kinh
doanh của công ty, trả lại cho công ty các quyền chiếm hữu, sử dụng và một phần quyền
định đoạt đối với vốn và tài sản. Một số cơ quan bộ, UBND cấp tỉnh được giao thực hiện
quyền của chủ sở hữu; các cơ quan nhà nước khác chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà

nước.
Thứ ba, chủ sở hữu Nhà nước có các quyền:

×