THÁNG 3 2009
View the full newsletter online
ĐẦU TƯ - DOANH NGHIỆP
Bản tin tháng 2/2009
1
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thông tin tổng quát. Những thông tin trong đó không được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tôi khuyến nghị quý vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu không muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị quý vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tôi đi kèm theo Bản tin này.
ĐẦU TƯ - DOANH NGHIỆP
Quản lý tài chính của công ty Nhà nước và
quản lý vón Nhà nước đầu tư vào DN khác
Trang 1
V
uat
et
ADVOCATES & SOLICITORS
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ
QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC
Xử phạt hành chính trong quá trình tiến hành
thủ tục phá sản
Trang 2
Quy định mới về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong hoạt động dầu khí
Trang 2
THUẾ - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Hướng dẫn giãn thời hạn nộp thuế thu nhập
cá nhân
Hướng dẫn nộp thuế thu nhập cá nhân đối
với cá nhân làm đại lý bảo hiểm
Triển khai thực hiện giãn nộp thuế thu nhập
cá nhân
Trang 4
Trang 3
Trang 3
Quy định mới về cấp phép xuất bản
Trang 4
Chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay để sản
xuất kinh doanh
Trang 5
Hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu
Trang 5
XÂY DỰNG - BẤT ĐỘNG SẢN
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Trang 6
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh
doanh bất động sản
Trang 7
LAO ĐỘNG
Hướng dẫn chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Trang 8
Lợi thế đáng chú ý của công ty luật bản địa
trước bối cảnh suy thoái kinh tế
Trang 8
CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP
Trang 10
& 11
Hỗ trợ lao động mất việc làm trong doanh
nghiệp gặp khó khăn do suy giảm KT
Trang 9
NGHỀ LUẬT SƯ
Ngày 05/02/2009, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP
ban hành Quy chế quản lý tài chính
của công ty nhà nước (“CTNN”) và
quản lý vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp khác.
Theo đó, CTNN được quyền chủ
động sử dụng vốn nhà nước giao,
các loại vốn khác, các quỹ do CTNN
quản lý và phải chịu trách nhiệm
trước đại diện chủ sở hữu về bảo
toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử
dụng vốn.
Khi đầu tư vốn vào các doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực thuộc
ngành nghề kinh doanh chính của
công ty, các CTNN phải sử dụng tối
thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư
của mình. Khi đầu tư vốn ra ngoài
CTNN (bao gồm đầu tư ngắn hạn và
dài hạn) tổng vốn đầu tư không được
vượt quá vốn điều lệ của CTNN.
Đối với hoạt động đầu tư góp vốn
vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo
hiểm, chứng khoán, CTNN chỉ được
đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh
nghiệp với mức vốn đầu tư không
vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ
chức nhận góp vốn, nhưng phải đảm
bảo mức vốn góp của công ty mẹ và
các công ty con trong tổng công ty,
tập đoàn không vượt quá mức 30%
vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn
góp.
Quản lý chi phí và phân phối lợi
nhuận:
Lợi nhuận sau thuế của công ty
được chia lãi cho các thành viên góp
vốn liên kết; bù đắp các khoản lỗ của
năm trước đã hết thời hạn được trừ
vào lợi nhuận trước thuế; trích 10%
vào quỹ dự phòng tài chính; trích lập
các quỹ đặc biệt; số lợi nhuận còn lại
sẽ được phân phối theo tỷ lệ giữa
vốn nhà nước đầu tư tại công ty và
vốn công ty tự huy động bình quân
trong năm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 25/03/2009 và thay thế Nghị
định số 199/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004.
THÁNG 2 2009
View the full newsletter online
XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG
QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH THỦ TỤC PHÁ SẢN
ĐẦU TƯ - DOANH NGHIỆP
Bản tin tháng 2/2009
2
V
uat
et
ADVOC ATES & SOLI CITO RS
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thông tin tổng quát. Những thông tin trong đó không được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tôi khuyến nghị quý vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu không muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị quý vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tôi đi kèm theo Bản tin này.
QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Ngày 06/02/2009, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 10/2009/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính
(“VPHC”) trong quá trình tiến hành
thủ tục phá sản.
Theo đó, đối với mỗi hành vi VPHC
phải bị xử phạt hành chính dưới hình
thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức
tiền phạt tối đa đối với mỗi hành vi vi
phạm trong quá trình tiến hành thủ
tục phá sản là 15 triệu đồng.
Hành vi VPHC và mức độ xử phạt:
- Hành vi cản trở, gây khó khăn trong
việc thực hiện quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản bị phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1 triệu đồng;
- Hành vi vi phạm quy định về nghĩa
vụ cung cấp tài liệu, xuất trình giấy tờ
bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1 triệu đồng;
- Người nộp đơn có hành vi gian dối
trong việc yêu cầu mở thủ tục phá
sản, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín,
hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bị phạt từ 10 đến 15 triệu
đồng;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi
nhận được quyết định mở thủ tục
phá sản nhưng cầm cố, thế chấp,
chuyển nhượng, bán, tặng tài sản,
cất giấu, tẩu tán tài sản bị phạt từ 5
triệu đến 15 triệu đồng;
- Đối với tổ chức tín dụng nơi doanh
nghiệp, hợp tác xã có tài khoản, kể
từ ngày nhận được quyết định của
tòa án áp dụng thủ tục thanh lý mà
vẫn thực hiện việc thanh toán các
khoản nợ của doanh nghiệp đó hoặc
có hành vi bù trừ, thanh toán các
khoản doanh nghiệp vay của tổ chức
tín dụng thì bị phạt từ 5 triệu đến 15
triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 23/03/2009.
Ngày 16/02/2009, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 17/2009/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày
25/07/2007 quy định về đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài trong hoạt động
dầu khí.
Theo đó, Người điều hành dự án dầu
khí là doanh nghiệp do nhà đầu tư tự
thành lập để triển khai dự án dầu khí
ở nước ngoài. Trường hợp nhà đầu
tư uỷ quyền cho Người điều hành
triển khai dự án dầu khí thì Người
điều hành được ghi tên trong Giấy
chứng nhận đầu tư và được phép sử
dụng Giấy chứng nhận đầu tư và
Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
(nếu có) để phục vụ các hoạt động
liên quan đến triển khai dự án.
Nghị định này cũng sửa đổi thẩm
quyền chấp thuận đầu tư như sau:
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
đầu tư đối với các dự án dầu khí
được hình thành thông qua ký kết
hợp đồng dầu khí có sử dụng vốn
nhà nước từ 3.000 tỷ đồng trở lên
hoặc vốn của các thành phần kinh tế
từ 5.000 tỷ đồng trở lên. Mức vốn
này cao hơn so với quy định cũ trong
Nghị định số 121 tương ứng là 1.000
tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ có
thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối
với dự án dầu khí được hình thành
thông qua chuyển nhượng quyền lợi
tham gia vào hợp đồng dầu khí,
chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ công ty có sử dụng vốn nhà nước
từ 5.000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn
của các thành phần kinh tế từ 8.000
tỷ đồng trở lên.
Thời gian thẩm tra và cấp Giấy
chứng nhận đầu tư điều chỉnh (nếu
có) cũng được rút ngắn hơn so với
Nghị định số 121.
Cụ thể, đối với dự án dầu khí không
thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư
của Thủ tướng Chính phủ hoặc dự
án dầu khí sau khi điều chỉnh tổng
mức đầu tư có sử dụng vốn nhà
nước từ 3.000 tỷ đồng trở lên hoặc
vốn của các thành phần kinh tế từ
5.000 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tiến hành thẩm tra hồ sơ
và cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều
chỉnh trong thời hạn 25 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
Đặc biệt, đối với dự án dầu khí được
hình thành thông qua chuyển
nhượng quyền lợi tham gia vào hợp
đồng dầu khí, chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ công ty và các dự
án dầu khí khác mà Nhà đầu tư giải
trình rõ lý do cấp bách xin rút ngắn
thời hạn thẩm tra thì thời hạn đó sẽ
được giảm xuống còn 3 ngày làm
việc.
Khi chấm dứt hoạt động của dự án
đầu tư, nhà đầu tư phải báo cáo cơ
quan có thẩm quyền để xem xét,
quyết định.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 23/03/2009.
View the full newsletter online
HƯỚNG DẪN GIÃN THỜI HẠN NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
THUẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Bản tin tháng 2/2009
3
V
uat
et
ADVOC ATES & SOLI CITO RS
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thông tin tổng quát. Những thông tin trong đó không được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tôi khuyến nghị quý vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu không muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị quý vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tôi đi kèm theo Bản tin này.
1
1
HƯỚNG DẪN NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI CÁ NHÂN LÀM ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Ngày 21/01/2009, Bộ Tài chính đã
ban hành Thông tư số
10/2009/TT-BTC hướng dẫn đăng
ký thuế, khấu trừ thuế, khai thuế và
quyết toán thuế thu nhập cá nhân
(“TNCN”) đối với cá nhân làm đại lý
bảo hiểm (“ĐLBH”).
Theo đó, thu nhập chịu thuế TNCN
từ hoạt động làm ĐLBH bao gồm các
khoản thu nhập từ hoa hồng của đại
lý, các khoản thưởng dưới các hình
thức, các khoản hỗ trợ, chi trả khác
nhận được từ cơ sở giao đại lý.
Cơ sở kinh doanh bảo hiểm (cơ sở
giao đại lý) có trách nhiệm khấu trừ
thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt
động đại lý trả cho các đại lý theo các
mức tỷ lệ tương ứng với thu nhập
của các đại lý đó. Cụ thể, thu nhập
của đại lý đến 4 triệu đồng/tháng thì
tỷ lệ tạm thu trên thu nhập từ đại lý là
0%; từ trên 4 đến 15 triệu
đồng/tháng thì tỷ lệ tạm thu là 5%;
thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng sẽ
tạm thu 10%.
Thu nhập của đại lý theo các mức
trên là thu nhập của cá nhân đại lý
không trừ các khoản giảm trừ gia
cảnh cho người phụ thuộc, các
khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc,
các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện
nhân đạo.
Cá nhân làm đại lý có thu nhập chịu
thuế TNCN phải khai quyết toán thuế
khi có số thuế phải nộp trong năm
lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc đã
tạm nộp, hoặc có phát sinh thu nhập
trong năm; có yêu cầu về hoàn thuế
hoặc bù trừ số thuế vào kỳ sau.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 07/03/2009 và áp dụng đối
với thu nhập của các ĐLBH từ ngày
01/01/2009.
Ngày 06/02/2009, Bộ Tài chính đã
ban hành Thông tư số
27/2009/TT-BTC hướng dẫn thực
hiện việc giãn thời hạn nộp thuế thu
nhập cá nhân (“TNCN”).
Theo đó, đối tượng được giãn thuế
TNCN bao gồm: (i) Cá nhân cư trú
có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh;
thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu
nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ
chuyển nhượng vốn (bao gồm cả
chuyển nhượng chứng khoán); thu
nhập từ bản quyền; thu nhập từ
nhượng quyền thương mại; (ii) Cá
nhân không cư trú có thu nhập chịu
thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng
vốn (bao gồm cả chuyển nhượng
chứng khoán);
thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ
nhượng quyền thương mại.
Thời gian được giãn nộp thuế TNCN
là từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày
31/5/2009.
Đối với các khoản thu nhập phải
khấu trừ thuế thì tổ chức, cá nhân trả
các khoản thu nhập phải khấu trừ
thuế TNCN cho các đối tượng được
giãn nộp thuế, khi trả thu nhập vẫn
tính số thuế phải khấu trừ và thông
báo cho cá nhân nhận thu nhập biết
số thuế khấu trừ được tạm giãn nộp;
hàng tháng vẫn phải lập tờ khai số
thuế đã khấu trừ theo quy định hiện
hành và nộp tờ khai cho cơ quan
thuế để cơ quan thuế nắm được số
thuế phát sinh nhưng được giãn nộp
thuế.
Đối với các khoản TNCN nộp thuế
phải trực tiếp kê khai với cơ quan
thuế thì cá nhân thuộc đối tượng
được giãn nộp thuế có các khoản thu
nhập theo quy định phải khai thuế
trực tiếp với cơ quan thuế vẫn phải
lập và nộp tờ khai thuế theo quy định
hiện hành.
Cá nhân có thu nhập được giữ lại số
thuế được giãn nộp trong thời gian
được giãn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành
sau 45 ngày kể từ ký và áp dụng cho
các khoản thu nhập phát sinh từ
ngày 01/01/2009.
View the full newsletter online
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIÃN NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
THUẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Bản tin tháng 2/2009
4
V
uat
et
ADVOC ATES & SOLI CITO RS
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thông tin tổng quát. Những thông tin trong đó không được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tôi khuyến nghị quý vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu không muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị quý vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tôi đi kèm theo Bản tin này.
1
1
QUY ĐỊNH MỚI VỀ CẤP PHÉP XUẤT BẢN
Ngày 18/ 02/2009, Bộ Tài chính đã
ban hành Công văn số
1823/BTC-TCT hướng dẫn triển khai
thực hiện giãn nộp thuế thu nhập cá
nhân theo Thông tư số
27/2009/TT-BTC ngày 06/02/2009
hướng dẫn thực hiện việc giãn thời
hạn nộp thuế thu nhập cá nhân
(“TNCN”).
Việc xác định cá nhân không cư trú
có các khoản thu nhập phát sinh tại
Việt Nam không thuộc diện được
giãn nộp thuế bao gồm: Cá nhân
không hiện diện tại Việt Nam; cá
nhân rời Việt Nam trước ngày
30/6/2009; cá nhân đến Việt Nam từ
ngày 01/01/2009 nhưng không xác
định rõ thời gian rời Việt Nam, không
có nơi ở đăng ký thường trú hoặc
không có hợp đồng thuê nhà ở có
thời hạn từ 90 ngày trở lên tại Việt
Nam.
Việc xác định thu nhập phát sinh
trong thời gian được giãn nộp thuế
đối với từng đối tượng và các khoản
thu nhập chịu thuế như sau:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
của cá nhân cư trú: Do đơn vị chi trả
thu nhập trả cho người lao động từ
ngày 01/01/2009 đến hết ngày
31/5/2009, không phân biệt khoản
thu nhập này phát sinh năm 2009
hay từ năm 2008 trở về trước;
- Thu nhập từ kinh doanh của cá
nhân cư trú: Phát sinh kể từ ngày
01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
(bao gồm cả chuyển nhượng chứng
khoán):
+ Chuyển nhượng phần vốn góp:
Là thời điểm nộp hồ sơ chuyển
nhượng phần vốn góp hợp lệ cho cơ
quan quản lý từ ngày 01/01/2009
đến hết ngày 31/5/2009;
+ Chuyển nhượng chứng khoán: Là
thời điểm Công ty chứng khoán, Sở
giao dịch chứng khoán hoặc Trung
tâm giao dịch chứng khoán thông
báo giao dịch thành công từ ngày
01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009
(đối với chứng khoán niêm yết và
chưa niêm yết nhưng đã đăng ký
giao dịch tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán); là thời điểm hợp đồng
chuyển nhượng chứng khoán có
hiệu lực, hoặc khi đăng ký chuyển
nhượng chứng khoán với công ty
phát hành chứng khoán từ ngày
01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009
(đối với chứng khoán không thuộc
trường hợp nêu trên);
+ Thu nhập từ bản quyền, nhượng
quyền thương mại: Được trả từ ngày
01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009
phù hợp với thời hạn thanh toán
trong hợp đồng;
- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà
tặng của cá nhân cư trú: Là thời
điểm nộp hồ sơ chuyển quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng các tài sản
nhận thừa kế, quà tặng hợp lệ đến
cơ quan có thẩm quyền từ ngày
01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009.
Kê khai số thuế được tạm giãn thời
hạn nộp thuế:
Trong thời hạn được giãn nộp thuế,
đơn vị chi trả thu nhập không được
giữ lại số thuế được giãn; đối với cá
nhân thuộc đối tượng phải khai thuế
TNCN trực tiếp với cơ quan thuế
cũng không phải nộp số thuế được
giãn, nhưng đơn vị chi trả thu nhập
và các cá nhân thuộc đối tượng phải
khai thuế TNCN trực tiếp với cơ
quan thuế vẫn phải kê khai số thuế
TNCN được giãn nộp và nộp tờ khai
theo Thông tư 84/2008 của Bộ Tài
chính.
Đối với các trường hợp chuyển
nhượng phần vốn góp, nhận thừa
kế, quà tặng được giãn nộp thuế,
căn cứ vào hồ sơ khai thuế, sau khi
đã kiểm tra hồ sơ và tính số thuế
được giãn nộp, Chi cục Thuế lập
thông báo giãn nộp thuế (theo mẫu
số 01/GNT-TNCN kèm theo công
văn này) để cá nhân và cơ quan
quản lý nhà nước làm căn cứ để
chuyển quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng tài sản.
Trong quá trình thực hiện Công văn
này, nếu có vướng mắc, Bộ Tài
chính (Tổng cục Thuế) sẽ tiếp tục
nghiên cứu hướng dẫn.
Ngày 10/02/2009 Chính phủ ban
hành Nghị định số 11/2009/NĐ-CP
(“Nghị định 11”) sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 111/2005/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật
Xuất bản.
Điểm lưu ý lớn nhất trong Nghị định
11 này là cơ sở kinh doanh nhập
khẩu xuất bản phẩm, văn phòng đại
diện (VPĐD), nhà xuất bản (NXB), tổ
chức phát hành xuất bản phẩm của
nước ngoài tại Việt Nam được cấp
giấy phép hoạt động trước ngày
01/01/2009 phải làm thủ tục xin cấp
lại giấy phép. Thời hạn giấy phép
hoạt động của VPĐD tổ
chức nước ngoài trong lĩnh vực phát
hành xuất bản phẩm là 5 năm kể từ
ngày cấp và được gia hạn mỗi lần
không quá 5 năm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành
sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban
hành.
View the full newsletter online
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ LÃI SUẤT
CHO VAY ĐỂ SẢN XUẤT, KINH DOANH
THUẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Bản tin tháng 2/2009
5
V
uat
et
ADVOC ATES & SOLI CITO RS
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thông tin tổng quát. Những thông tin trong đó không được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tôi khuyến nghị quý vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu không muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị quý vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tôi đi kèm theo Bản tin này.
1
1
HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU
Ngày 03/02/2009, Ngân hàng Nhà
nước đã ban hành Thông tư số
02/2009/TT-NHNN quy định chi tiết
thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các
tổ chức và cá nhân vay vốn ngân
hàng để sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, tổ chức, cá nhân vay vốn
ngân hàng được hỗ trợ lãi suất là
khách hàng vay có khả năng trả nợ
để thực hiện các dự án đầu tư,
phương án sản xuất, kinh doanh
trong nước.
Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là
các khoản cho vay ngắn hạn (thời
hạn cho vay đến 12 tháng) bằng
đồng Việt Nam theo các hợp đồng
tín dụng được ký kết và giải ngân
rong khoảng thời gian từ ngày
01/02/2009 đến 31/12/2009 (trừ các
khoản vay ngắn hạn để mua ngoại tệ
thanh toán nhập khẩu mặt hàng tiêu
dùng, các khoản cho vay được thống
kê theo phân ngành kinh tế tại Phụ
lục 7 Quyết định số
477/2004/QĐ-NHNN).
Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng
vay là 4%/năm, tính trên số dư nợ
vay và thời hạn cho vay thực tế nằm
trong khoảng thời gian từ ngày
01/02/2009 đến ngày 31/12/2009.
Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối
đa là 08 tháng kể từ ngày giải ngân,
áp dụng trong năm 2009 đối với các
khoản vay theo hợp đồng tín dụng
được ký kết và giải ngân từ ngày
01/02/2009 đến 31/12/2009; các
khoản vay có thời hạn vay vượt quá
năm 2009 thì chỉ được hỗ trợ lãi suất
đối với khoảng thời gian vay của
năm 2009; các khoản vay quá hạn
trả nợ, được gia hạn nợ vay thì
không được tính hỗ trợ lãi suất đối
với khoảng thời gian quá hạn trả nợ
và gia hạn nợ vay.
Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi
suất là đến kỳ hạn thu lãi tiền vay,
các ngân hàng thương mại giảm trừ
ngay số lãi tiền vay phải trả của
khách hàng bằng với số lãi tiền vay
được hỗ trợ lãi suất. Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam chuyển số lãi tiền
vay đã hỗ trợ lãi suất trên cơ sở báo
cáo số tiền hỗ trợ lãi suất của ngân
hàng thương mại.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày
ký.
Ngày 17/02/2009, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã ban hành Thông tư số
02/2009/TT-BKH hướng dẫn lập kế
hoạch đấu thầu.
Đối tượng áp dụng là cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm trình duyệt kế
hoạch đấu thầu (sau đây gọi là chủ
đầu tư) đối với các dự án đã được
phê duyệt thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật Đấu thầu. Trường hợp gói
thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện
trước khi có quyết định phê duyệt dự
án thì khi lập kế hoạch đấu thầu có
thể tham khảo theo Thông tư này.
Các nguyên tắc cơ bản khi lập kế
hoạch đấu thầu:
- Kế hoạch đấu thầu phải được
người có thẩm quyền phê duyệt
bằng văn bản sau khi phê duyệt
quyết định đầu tư hoặc phê duyệt
đồng thời với quyết định đầu tư trong
trường hợp đủ điều kiện để làm cơ
sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức
lựa chọn nhà thầu;
- Kế hoạch đấu thầu phải lập cho
toàn bộ dự án, trường hợp chưa đủ
điều kiện lập cho toàn bộ dự án và
cấp bách thì được phép lập kế hoạch
đấu thầu cho một số gói thầu để thực
hiện trước;
- Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu
rõ số lượng gói thầu và nội dung của
từng gói thầu. Nội dung của từng gói
thầu bao gồm: tên gói thầu, giá gói
thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn
nhà thầu và phương thức đấu thầu,
thời gian lựa chọn nhà thầu, hình
thức hợp đồng, thời gian thực hiện
hợp đồng.
Thông tư ban hành kèm theo mẫu
Tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu
thầu và các phụ lục liên quan đến tài
liệu pháp lý, bảng biểu cần đính kèm
văn bản trình duyệt.
Thông tư này có hiệu lực thi hành
sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
View the full newsletter online
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG - BẤT ĐỘNG SẢN
Bản tin tháng 2/2009
6
V
uat
et
ADVOC ATES & SOLI CITO RS
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thông tin tổng quát. Những thông tin trong đó không được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tôi khuyến nghị quý vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu không muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị quý vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tôi đi kèm theo Bản tin này.
1
1
Ngày 12/02/2009, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
Theo đó, đối với các dự án quan
trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A
gồm nhiều dự án thành phần, nếu
từng dự án thành phần có thể độc
lập vận hành, khai thác hoặc thực
hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự
án thành phần có thể được quản lý,
thực hiện như một dự án độc lập.
Việc phân chia dự án thành các dự
án thành phần do người quyết định
đầu tư quyết định.
Đối với các dự án sử dụng vốn khác
bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư
tự quyết định hình thức và nội dung
quản lý dự án; đối với các dự án sử
dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác
nhau thì các bên góp vốn thỏa thuận
về phương thức quản lý.
Nghị định cũng quy định việc giám
sát, đánh giá đầu tư đối với dự án
đầu tư xây dựng công trình, theo đó
dự án sử dụng vốn nhà nước trên
50% tổng mức đầu tư thì phải được
giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự
án sử dụng vốn khác, việc giám sát,
đánh giá đầu tư do người có thẩm
quyền quyết định đầu tư quyết định.
Về thẩm quyền quyết định đầu tư
xây dựng công trình, đối với các dự
án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, Thủ tướng Chính phủ quyết
định đầu tư các dự án quan trọng
quốc gia theo Nghị quyết của Quốc
hội và các dự án quan trọng khác; Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ được ủy quyền hoặc phân cấp
quyết định đầu tư đối với các dự án
nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới
trực tiếp. Chủ tịch UBND các cấp
quyết định đầu tư các dự án nhóm A,
B, C trong phạm vi và khả năng cân
đối ngân sách của địa phương sau
khi thông qua Hội đồng nhân dân
cùng cấp.
Nghị định cũng quy định rõ việc thực
hiện dự án đầu tư xây dựng công
trình, theo đó công trình xây dựng
trước khi triển khai phải được lập
thiết kế, có giấy phép xây dựng.
Về quản lý thi công xây dựng, tiến độ
thi công xây dựng phải phù hợp với
tổng tiến độ của dự án đã được phê
duyệt.
Đối với công trình xây dựng có quy
mô lớn và thời gian thi công kéo dài
thì tiến độ xây dựng công trình phải
được lập cho từng giai đoạn theo
tháng, quý, năm; khuyến khích việc
đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ
sở bảo đảm chất lượng công trình.
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây
dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho
dự án thì nhà thầu xây dựng được
xét thưởng theo hợp đồng; trường
hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây
thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi
thường thiệt hại và bị phạt vi phạm
hợp đồng.
Nghị định còn có các quy định cụ thể
về điều kiện cấp chứng chỉ hành
nghề cho kiến trúc sư, kỹ sư giám
sát thi công; điều kiện năng lực của
cá nhân và các tổ chức tham gia dự
án xây dựng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 02/04/2009.
View the full newsletter online
XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
XÂY DỰNG - BẤT ĐỘNG SẢN
Bản tin tháng 2/2009
7
V
uat
et
ADVOC ATES & SOLI CITO RS
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thông tin tổng quát. Những thông tin trong đó không được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tôi khuyến nghị quý vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu không muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị quý vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tôi đi kèm theo Bản tin này.
1
1
Ngày 27/02/2009 Chính phủ đã ban
hành Nghị định 23/2009/NĐ-CP về
xử phạt vi phạm hành chính trong đó
có xử phạt hành chính trong lĩnh vực
kinh doanh bất động sản.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với tổ chức,
cá nhân có một trong các hành vi
sau đây:
- Bán, cho thuê, cho thuê mua bất
động sản thuộc diện phải qua Sàn
giao dịch bất động sản mà không
thông qua Sàn giao dịch theo quy
định;
- Bán, cho thuê, cho thuê mua bất
động sản tại Sàn giao dịch bất động
sản không đúng trình tự, thủ tục quy
định;
- Không xác nhận hoặc xác nhận sai
quy định các bất động sản đã qua
Sàn giao dịch bất động sản;
- Vi phạm quy định về thành lập Sàn
giao dịch bất động sản;
- Vi phạm quy định về hoạt động của
Sàn giao dịch bất động sản; và
- Một số hành vi khác
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng đối với tổ chức,
cá nhân có một trong các hành vi
sau đây:
- Kinh doanh các bất động sản không
đủ điều kiện hoặc không được phép
đưa vào kinh doanh theo quy định;
- Vi phạm quy định về huy động vốn
trong đầu tư xây dựng dự án phát
triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng
kỹ thuật khu công nghiệp;
- Vi phạm quy định về chuyển
nhượng dự án phát triển nhà ở, khu
đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp.
Ngoài hình thức xử phạt quy định
trên đây, tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng
quy định về điều kiện được kinh
doanh bất động sản, về thủ tục bán,
cho thuê, cho thuê mua, xác nhận
bất động sản qua Sàn giao dịch bất
động sản và huy động vốn, chuyển
nhượng dự án. Đối với những hành
vi (i) bán, cho thuê, cho thuê mua bất
động sản tại Sàn giao dịch bất động
sản không đúng trình tự, thủ tục quy
định; (ii) Vi phạm quy định về huy
động vốn trong đầu tư xây dựng dự
án phát triển nhà ở, khu đô thị mới,
hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp mà
tái phạm thì bị tước quyền sử dụng
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
từ một năm đến ba năm hoặc không
thời hạn.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/5/2009.
View the full newsletter online
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
LAO ĐỘNG
Bản tin tháng 2/2009
8
V
uat
et
ADVOC ATES & SOLI CITO RS
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thông tin tổng quát. Những thông tin trong đó không được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tôi khuyến nghị quý vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu không muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị quý vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tôi đi kèm theo Bản tin này.
1
1
HỖ TRỢ LAO ĐỘNG MẤT VIỆC LÀM TRONG
DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN DO SUY GIẢM KINH TẾ
Ngày 22/01/2009, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội đã ban hành
Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH
hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP
ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm
thất nghiệp (“BHTN”).
Theo đó, mức trợ cấp thất nghiệp
hàng tháng bằng 60% mức bình
quân tiền lương, tiền công tháng
đóng BHTN của 6 tháng liền kề
trước khi bị mất việc làm hoặc chấm
dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp những tháng cuối cùng
trước khi thất nghiệp, người lao
động có thời gian gián đoạn đóng
BHTN do không thuộc đối tượng
đóng BHTN thì 6 tháng liền kề để
tính mức trợ cấp thất nghiệp là bình
quân của 6 tháng đóng BHTN trước
khi người lao động mất việc làm
hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Hàng tháng, người sử dụng lao động
đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương,
tiền công đóng BHTN của những
người tham gia BHTN và trích 1%
tiền lương, tiền công tháng đóng
BHTN của từng người lao động để
đóng cùng một lúc vào Quỹ BHTN.
Đối với người sử dụng lao động đã
sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc
đối tượng thực hiện BHTN, nếu các
tháng trong năm có sử dụng ít hơn
10 lao động thì vẫn thực hiện đóng
BHTN cho những người lao động
đang đóng BHTN.
Người đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp được hưởng chế độ bảo
hiểm y tế. Trường hợp chấm dứt
hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không
được hưởng bảo hiểm y tế và phải
trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức
bảo hiểm xã hội.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01/01/2009.
Ngày 23/2/2009, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số
30/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đối
với người lao động mất việc làm
trong doanh nghiệp gặp khó khăn do
suy giảm kinh tế.
Nhà nước có chính sách cho vay đối
với các doanh nghiệp gặp khó khăn
do suy giảm kinh tế mà chưa có khả
năng thanh toán tiền lương, đóng
bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất
việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho
người lao động bị mất việc làm.
Đối tượng được vay là doanh nghiệp
gặp khó khăn do suy giảm kinh tế mà
phải giảm số lao động hiện có từ
30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở
lên (không kể lao động thời vụ có
thời hạn dưới 3 tháng) và sau khi đã
sử dụng các nguồn của doanh
nghiệp mà vẫn chưa có khả năng
thanh toán tiền lương, đóng bảo
hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc
làm hoặc trợ cấp thôi việc cho số lao
động đã giảm.
Theo đó, các doanh nghiệp này sẽ
được vay từ Ngân hàng Phát triển
Việt Nam với thời hạn vay tối đa 12
tháng, lãi suất 0%, mức vay tối đa
bằng kinh phí để thanh toán tiền
lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền
trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp
thôi việc phải trả cho người lao động
bị mất việc làm.
Đối với người lao động bị mất việc
làm tại doanh mà chủ doanh nghiệp
bỏ trốn trong năm 2009 thì Uỷ ban
nhân dân tỉnh sẽ ứng ngân sách địa
phương trả cho người lao động có
trong danh sách trả lương của doanh
nghiệp khoản tiền lương mà doanh
nghiệp còn nợ.
Người lao động bị mất việc làm trong
năm 2009 tại doanh nghiệp gặp khó
khăn do suy giảm kinh tế mà chưa có
khả năng thanh toán tiền lương,
đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp
mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc
cho người lao động bị mất việc làm;
người lao động bị mất việc làm trong
năm 2009 tại doanh nghiệp mà chủ
doanh nghiệp bỏ trốn; người lao
động đi làm việc ở nước ngoài bị mất
việc làm do doanh nghiệp gặp khó
khăn phải về nước trước thời hạn thì
được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về
việc làm để tự tạo việc làm, được
vay vốn để học nghề trong thời gian
12 tháng kể từ ngày bị mất việc làm,
được vay vốn từ Ngân hàng Chính
sách Xã hội trong thời gian 12 tháng
kể từ ngày bị mất việc làm hoặc từ
ngày về nước.
Doanh nghiệp gặp khó khăn do suy
giảm kinh tế mà chưa có khả năng
thanh toán tiền lương, đóng bảo
hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc
làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người
lao động bị mất việc làm có trách
nhiệm thanh toán tiền lương, đóng
bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất
việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho
người lao động trong thời hạn 7 ngày
kể từ ngày được vay vốn.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
View the full newsletter online
NGHỀ LUẬT SƯ
Bản tin tháng 2/2009
9
V
uat
et
ADVOC ATES & SOLI CITO RS
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thông tin tổng quát. Những thông tin trong đó không được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tôi khuyến nghị quý vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu không muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị quý vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tôi đi kèm theo Bản tin này.
1
LỢI THẾ ĐÁNG CHÚ Ý CỦA CÔNG TY LUẬT BẢN ĐỊA
TRƯỚC BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và
khủng hoảng tài chính ngày càng lan
rộng hiện nay, các doanh nghiệp
(bao gồm cả các doanh nghiệp FDI)
có xu hướng sử dụng dịch vụ tư vấn
pháp lý của các công ty luật bản địa,
thay vì thói quen sử dụng dịch vụ
pháp lý của các hãng luật quốc tế có
mặt ở Việt Nam như trước đây. (1)
Sở dĩ trước đây các doanh nghiệp
FDI thường sử dụng dịch vụ pháp lý
của các hãng luật quốc tế có mặt tại
Việt Nam vì hầu như tại các nước
mà họ có mặt, như một quy luật, họ
đều sử dụng các dịch vụ chuyên
nghiệp này một cách toàn cầu mặc
dù chi phí pháp lý phải trả cho các
hãng luật quốc tế tương đối cao.
Tuy nhiên, trước khủng hoảng kinh
tế toàn cầu như hiện nay, vấn đề chi
phí pháp lý cao tại các hãng luật này
đang trở thành gánh nặng về tài
chính khá lớn đối với họ.
Thêm vào đó, có thể khẳng định
rằng, chất lượng dịch vụ pháp lý của
các công ty luật nội địa ngày càng
được cải thiện, trình độ và kinh
nghiệm quốc tế của các luật sư bản
địa ngày càng được nâng cao. Cùng
với đó, đội ngũ luật sư bản địa đã
ngày càng được cọ sát nhiều hơn,
chuyên sâu hơn với các giao dịch
quốc tế, giao dịch xuyên biên giới thì
thị trường dịch vụ pháp lý cho các
doanh nghiệp không còn là độc
quyền của các hãng luật quốc tế
nữa.
Với đội ngũ luật sư bản địa được đào
tạo bài bản, có khả năng đưa ra các
giải pháp pháp lý mang tính thực tiễn
cao cho các nhà đầu tư nước ngoài;
cùng với mức phí dịch vụ cạnh tranh
hơn rất nhiều so với các hãng luật
quốc tế thì đây là một lợi thế lớn của
các hãng luật nội địa so với các hãng
luật quốc tế trong giai đoạn suy thoái
kinh tế hiện nay. Vấn đề còn lại chỉ là
các hãng luật này cần tham gia bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho
luật sư của mình thì các doanh
nghiệp FDI sẽ yên tâm khi sử dụng
dịch vụ pháp lý của họ.
(1) Bài viết của Luật sư Luật Việt trên
chuyên mục Doanh nghiệp – Doanh nhân,
Báo Đầu tư, số 26 (1917) ngày 02/3/2009.
View the full newsletter online
CHUYÊN MỤC HỎI - ĐÁP
Bản tin tháng 2/2009
10
V
uat
et
ADVOC ATES & SOLI CITO RS
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thông tin tổng quát. Những thông tin trong đó không được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tôi khuyến nghị quý vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu không muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị quý vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tôi đi kèm theo Bản tin này.
Câu hỏi 1:
Trả lời:
Công ty cổ phần A là DNNN chuyển sang mô hình CTCP từ tháng 10/2003, một bộ phận người lao động trong Công ty
được mua cổ phần trả dần trong thời hạn 10 năm. Hiện nay, Công ty là công ty đại chúng, đang thực hiện lộ trình niêm yết
cổ phiếu trên TTCK, vì vậy phải sửa đổi điều lệ tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày
19/03/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Theo Điều 8.2 của Điều lệ mẫu thì “Cổ phần chưa thanh toán đầy đủ không được
chuyển nhượng và hưởng cổ tức”, vậy Công ty phải xử lý số cổ phần của những người lao động mua cổ phần trả dần như
thế nào? (2)
Dựa trên các tình tiết nêu trên, có thể hiểu rằng, khi tiến hành cổ phần hoá, Nhà nước đã tạo điều kiện cho
người lao động được mua phần cổ phần trong Công ty nhưng cho phép họ trả dần trong thời hạn 10 năm,
căn cứ vào Điều 27.2 Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về chuyển DNNN thành CTCP
(“Nghị định 64”): “Người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hóa được mua chịu cổ phần theo giá
ưu đãi, được hoãn trả trong ba năm đầu và trả dần trong bảy năm tiếp theo không phải chịu lãi suất ”.
Mặt khác, Điều 8.2 của Điều lệ mẫu quy định rằng: “Cổ phần chưa thanh toán đầy đủ không được chuyển
nhượng và hưởng cổ tức”. Nói cách khác, cổ phần mà người mua và/hoặc đăng ký mua nhưng chưa thanh
toán đầy đủ cho Công ty sẽ không được chuyển nhượng và hưởng cổ tức. Tuy nhiên, Điều 8.2 của Điều lệ
mẫu được nêu ở trên sẽ không áp dụng trong trường hợp người lao động nghèo trong doanh nghiệp mua
chịu cổ phần theo Điều 27.2 của Nghị định 64 nêu trên.
Trong trường hợp trên, thì số cổ phần mà người lao động mua của Nhà nước đã được thanh toán đầy đủ
cho Công ty, người lao động chỉ nợ khoản tiền này đối với Nhà nước, chứ không nợ Công ty. Do vậy, họ
vẫn được hưởng cổ tức bình thường theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, người lao động trong trường hợp này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần của họ trong Công
ty. Lý do không phải cổ phần chưa thanh toán đầy đủ theo quy định tại Điều 8.2 của Điều lệ mẫu, mà vì Cổ
phiếu của loại cổ phần do người lao động nghèo trong doanh nghiệp mua chịu “chỉ được chuyển nhượng
sau ba năm kể từ khi mua và đã trả hết nợ cho Nhà nước”, theo quy định tại Điều 27.2 Nghị định 64.
Điều 8.2 của Điều lệ mẫu cũng quy định thêm rằng “Tất cả các cổ phần đều có thể được tự do chuyển
nhượng, trừ khi Điều lệ này và pháp luật có quy định khác”. Do đó, trong Điều lệ sửa đổi, bổ sung của Công
ty A có thể đưa ra những quy định nhằm hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần của những người lao động
nêu trên.
(2) Bài tư vấn của Luật sư Luật Việt trên chuyên mục Nhịp cầu đầu tư, Bảo Đầu tư Chứng khoán, số 22 (650), ngày 20/2/2009.
View the full newsletter online
CHUN MỤC HỎI - ĐÁP
Bản tin tháng 2/2009
11
V
uat
et
ADV OCAT ES & S OLIC ITOR S
Bản tin cập nhật pháp luật này chỉ mang tính thơng tin tổng qt. Những thơng tin trong đó khơng được xem là ý kiến tư vấn luật
hoặc nhằm xác lập quan hệ luật sư - khách hàng. Chúng tơi khuyến nghị q vị nên làm việc với luật sư để tư vấn cho các vấn
đề pháp lý của mình. Nếu khơng muốn nhận Bản tin này nữa, đề nghị q vị thực hiện như hướng dẫn trong email của chúng
tơi đi kèm theo Bản tin này.
V
uat
et
ADVOCATES & SOLICI TORS
Văn phòng TP Hồ Chí Minh
Luật sư: Trần Duy Cảnh
Luật sư: John Yue
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84 (8) 3 824 8440
Fax: +84 (8) 3 824 8441
XIN VUI LỊNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TƠI
Cơng ty Luật Hợp Danh Luật Việt
www.luatviet.com
Văn phòng Hà Nội
Luật sư: Lê Hồng Phúc
Tồ nhà DMC, Phòng 402
535 Kim Mã, Quận Ba Đình,
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84 (4) 2 220 3152
Fax: +84 (4) 2 220 3153
4Bis Phùng Khắc Khoan,
Phường Đa Kao, Quận 1
Câu hỏi 2:
Nếu CTCK chỉ mới được Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước (“UBCK”) chấp thuận về ngun tắc thành lập mà đã bán cổ
phần ra bên ngồi, sau đó khơng được thành lập do cổ đơng sáng lập khơng tiếp tục góp vốn nữa thì số cổ phần đã
được bán đó sẽ được định đoạt như thế nào? (3)
Trả lời:
Khoản 2 Điều 62 Luật Chứng khốn quy định: “Các cổ đơng sáng lập phải sử dụng nguồn vốn của chính
mình để góp vốn thành lập CTCK”. Đồng thời, Khoản 4 Điều 84 Luật Doanh nghiệp quy định: “Trường hợp
các cổ đơng sáng lập khơng đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải
được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày cơng ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh”.
Như vậy về mặt pháp lý, CTCK chỉ được bán cổ phần được quyền chào bán ra bên ngồi sau khi đã được
UBCK cấp giấy phép thành lập và hoạt động (đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Việc
CTCK bán cổ phần ra bên ngồi khi cơng ty chưa được UBCK cấp giấy phép thành lập và hoạt động là trái
với quy định trên của Luật Chứng khốn và Luật Doanh nghiệp. Các giao dịch mua bán cổ phần này đều
bị coi là vơ hiệu, mọi quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo ngun tắc giải quyết giao dịch
dân sự vơ hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành bằng cách các bên hồn trả cho nhau những
gì đã nhận, có nghĩa là CTCK hồn lại cho cổ đơng bên ngồi tiền đã nhận từ việc mua bán cổ phần từ cổ
đơng đó. Ngồi ra cũng có thể xem xét đến mức độ lỗi của CTCK và các cổ đơng có liên quan dẫn đến giao
dịch dân sự vơ hiệu để xác định mức độ trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại (nếu có) theo các
ngun tắc quy định trong Bộ luật Dân sự hiện hành.
(3) Bài tư vấn của Luật sư Luật Việt trên chun mục Nhịp cầu đầu tư, Bảo Đầu tư Chứng khốn, số 16 (644), ngày 06/2/2009.