Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại quận 5 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.05 MB, 161 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ NGỌC BÍCH

TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
BỆNH CHÀM TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỚ HỜ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ NGỌC BÍCH


TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
BỆNH CHÀM TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỚ HỜ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 62720117

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VĂN DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Nghiên cứu sinh

ĐẶNG THỊ NGỌC BÍCH

.


.


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii
THUẬT NGỮ VIỆT ANH .............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ............................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản về bệnh chàm tay .............................................. 3
1.2. Chàm tay là một bệnh nghề nghiệp ........................................................... 9
1.3. Bệnh chàm tay ở nhân viên y tế .............................................................. 13
1.4. Các mơ hình thay đổi hành vi và can thiệp thay đổi hành vi .................. 26
1.5. Một số nhận xét về bệnh chàm tay của nhân viên y tế qua y văn ........... 36
1.6. Tổng quan về các bệnh viện công lập tại quận 5 TPHCM ..................... 38
2. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 40
2.1. Giai đoạn 1 (mục tiêu 1 và mục tiêu 2) ................................................... 40
2.2. Giai đoạn 2 (mục tiêu 3).......................................................................... 46
2.3. Quản lý và phân tích số liệu .................................................................... 57
2.4. Y đức trong nghiên cứu ........................................................................... 58
3. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 60
3.1. Mục tiêu 1 (tỉ lệ và đặc điểm bệnh chàm tay của NVYT) ...................... 60
3.2. Mục tiêu 2 (các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay của NVYT) .......... 69
3.3. Mục tiêu 3 (hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe) .................... 74
4. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 81
4.1. Mục tiêu 1 (tỉ lệ và đặc điểm bệnh chàm tay).......................................... 81
4.2. Mục tiêu 2 (các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay của NVYT) .......... 90
4.3. Mục tiêu 3 (Hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe) ................. 105

4.4. Tiêu chí để cơng nhận bệnh nghề nghiệp .............................................. 112
4.5. Điểm mạnh và điểm yếu của đề tài ....................................................... 114
4.6. Tính ứng dụng ....................................................................................... 115
KẾT LUẬN ................................................................................................... 117
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 118
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .....................a
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ b
A. TIẾNG VIỆT ............................................................................................. b
B. TIẾNG ANH ............................................................................................. d
PHỤ LỤC

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt tiếng việt

Nghĩa tiếng Việt

BS

Bác sỹ

BV

Bệnh viện

CTCH


Chấn thương chỉnh hình

ĐD

Điều dưỡng

ĐLC (σ)

Độ lệch chuẩn

GDSK

Giáo dục sức khỏe

KTC95%

Khoảng tin cậy 95%

NVYT

Nhân viên y tế

NHS

Nữ hộ sinh

SVĐD

Sinh viên điều dưỡng


TB (μ)

Trung bình

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

.


.

THUẬT NGỮ VIỆT ANH
Tiếng Việt

Tiếng Anh (chữ viết tắt)

Các yếu tố thần kinh miễn dịch

Neuroimmunological factors

Chàm bàn tay, chàm tay

Hand eczema (HE)
Hand dermatitis (HD)

Chàm dị ứng, viêm da dị ứng


Allergic dermatitis

Chàm kích ứng, viêm da kích ứng

Irritant dermatitis

Chàm tăng sừng

Hyperkeratotic dermatitis

Chàm thể tạng ở bàn tay

Atopic hand dermatitis

Chàm thể tạng, viêm da cơ địa

Atopic Dermatitis (AD)
Atopic Eczema (AE)

Chàm tiếp xúc

Contact dermatitis

Chàm tiếp xúc kích ứng mạn tính,

Chronic Irritant Contact Dermatitis

viêm da tiếp xúc kích ứng mạn tính

(CICD)


Chàm, viêm da

Eczema, Dermatitis

Cơ địa dị ứng, thể tạng dị ứng

Atopic diathesis

Dị ứng

Allergy

Glutathione S dịch mã P1

Glutathione S transferase
P1(GSTP1)

Hành trình dị ứng

Allergic march

Interleukin

Interleukin (IL)

Kháng nguyên biệt hóa tế bào đơn

Monocyte differentiation antigen


nhân
Mề đay

Urticaria

Men chymotryptic lớp sừng

Stratum corneum chymotryptic
enzyme (SCCE)

.


.

Tiếng Việt

Tiếng Anh (chữ viết tắt)

Men Peptidase 7 có liên quan

Kallikrein-related peptidase

Kallikrein/men chymotryptic lớp

7/Stratum Corneum Chymotryptic

sừng

Enzyme (KLK7/SCCE)


Men Peptidase huyết thanh ức chế

Serine Peptidase Inhibitor Kazal

Kazal típ 5

Type 5 (SPINK5)

Phức hợp biệt hóa thượng bì

Epidermal Differentiation Complex
(EDC)

Rửa tay nhanh bằng dung dịch có

Alcohol-based hand rubs (ABHR)

cồn
Tạng dị ứng, cơ địa dị ứng

Atopic diathesis

Tế bào Langerhans

Langerhans cell (LC)

Tế bào tua

Dendritic cell (DC)


- tế bào tua dòng tủy

- Myeloid Dendritic Cell (mDC)

- tế bào tua dòng tiểu cầu

- Plasmacytoid Dendritic Cell (pDC)

Tế bào tua thượng bì viêm

Inflammatory Dendritic Epidermal
Cells (IDEC)

Thụ thể 1 alpha polypeptide có ái lực Fc fragment of IgE high-affinity
cao với đoạn Fc của IgE
receptor 1 alpha polypeptide
(FCER1A)
Tỉ lệ mắc bệnh trong 1 năm (tỉ lệ
1 year prevalence
hiện mắc thời khoảng 1 năm)
Tổ đỉa bàn tay
Dyshidrotic hand dermatitis
Yếu tố kích hoạt dòng bạch cầu hạt

Granulocyte-macrophage

và đại thực bào

colonystimulating factor (GM-CSF)


Yếu tố ức chế liên quan Lympho

Lymphoepithelial Kazal-Type-

thượng bì loại Kazal

Related Inhibitor (LETKI)

Yếu tố kết hợp

Associated factor

Yếu tố nguy cơ

Risk factor

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1


Phân loại bệnh chàm/chàm tay theo cơ chế sinh bệnh học ......... 4

1.2

Các dạng lâm sàng của bệnh chàm tay ....................................... 5

1.3

Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay ở các quốc gia trên thế giới....... 12

1.4

Bản câu hỏi tự chẩn đoán .......................................................... 13

1.5

Bản câu hỏi chẩn đốn dựa vào danh sách các triệu chứng ...... 14

1.6

Tính giá trị của 2 bản câu hỏi so với chẩn đoán lâm sàng ........ 14

1.7

Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay của NVYT qua bản câu hỏi ...... 17

1.8

Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay của BS qua bản câu hỏi............. 17


1.9

Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay của ĐD qua bản câu hỏi............ 18

1.10

Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay của SVĐD qua bản câu hỏi ...... 18

1.11

Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay qua khám lâm sàng ................... 21

2.1

Tiêu chí để chẩn đốn bệnh chàm tay ....................................... 44

2.2

Khung Logic tóm tắt dự án mơ phỏng thực nghiệm can thiệp
trong phòng ngừa bệnh chàm tay ...................................... 51

3.1

Đặc điểm dịch tễ học của NVYT giai đoạn 1 ........................... 60

3.2

Đặc điểm của cơ địa dị ứng ....................................................... 62


3.3

Thâm niên công tác của NVYT trong mẫu cắt ngang .............. 62

3.4

Tỉ lệ mắc bệnh chàm tay theo bản câu hỏi và khám lâm sàng .. 64

3.5

Độ nặng của bệnh chàm tay ...................................................... 64

3.6

Tỉ lệ bệnh chàm tay dựa trên bản câu hỏi theo các đặc điểm
quần thể ............................................................................. 65

3.7

Tỉ lệ bệnh chàm tay qua khám lâm sàng theo các đặc điểm quần
thể ...................................................................................... 66

.


.

Bảng

Tên bảng


Trang

3.8

Đặc điểm bệnh chàm tay của nhân viên y tế .................................. 68

3.9

Các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay dựa trên bản câu hỏi ...... 69

3.10

Các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay dựa trên khám lâm sàng 71

3.11

Mơ hình đa biến 1: bệnh chàm tay theo bản câu hỏi qua phân tích
hồi quy logistic đa biến .......................................................... 73

3.12

Mơ hình đa biến 2: bệnh chàm tay theo bản câu hỏi qua phân tích
hồi quy logistic đa biến .......................................................... 74

3.13

Đặc điểm của mẫu ở thời điểm ban đầu (T0)................................. 75

3.14


Đặc điểm mẫu sau 6 tháng truyền thông GDSK (T1) .................... 76

3.15

Hiệu quả của can thiệp về tỉ lệ bệnh chàm tay ở mỗi nhóm .......... 77

3.16

Hiệu quả của GDSK đến kiến thức phịng bệnh ở 2 nhóm ............ 78

3.17

Hiệu quả của GDSK đến hành vi dùng kem dưỡng da ở 2 nhóm.. 79

3.18

Hiệu quả của GDSK đến hành vi đeo găng tay ở 2 nhóm ............. 80

4.1

Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay ở dân số chung và ở ngành nghề y
qua khám lâm sàng ................................................................. 85

4.2

Tỉ lệ chàm tay của nhân viên y tế với bản câu hỏi qua y văn ........ 88

4.3


Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay trong dân số chung ở một số nước và
trong nghề y qua bản câu hỏi ................................................. 89

4.4

Chàm tay và tiền căn thể tạng dị ứng qua các y văn ...................... 93

4.5

Chàm tay và số lần rửa tay qua các y văn ...................................... 97

4.6

Chàm tay và giới tính qua các y văn ............................................ 104

.


.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Sinh bệnh học của bệnh Chàm/Chàm tay ..................................... 3


1.2

Chàm tay mạn tính ........................................................................ 5

1.3

Chàm tay mức độ nhẹ.................................................................... 6

1.4

Chàm tay mức độ trung bình ......................................................... 6

1.5

Chàm tay mức độ nặng.................................................................. 6

1.6

Cơ chế tác dụng của kem giữ ẩm và Corticoid ............................. 7

1.7

Mơ hình niềm tin sức khỏe .......................................................... 27

1.8

Thuyết hành động hợp lý và hành vi theo dự định ..................... 28

1.9


Mơ hình xun lý thuyết ............................................................. 29

1.10

Các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay của NVYT qua y văn . 38

2.1

Khung lý thuyết để thực hiện can thiệp ...................................... 49

4.1

Hành trình dị ứng ........................................................................ 95

.


.

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỜ
Sơ đờ
2.1

Tên sơ đờ

Trang

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu giai đoạn 2 ......................................... 50


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỜ
Biểu đờ
3.1

Tên biểu đờ

Trang

Phân bố tuổi nghề của mẫu trong thiết kế cắt ngang ...................63

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh chàm tay (chàm bàn tay) là một bệnh da nghề nghiệp phổ biến
trên thế giới: đứng hàng đầu ở các nước công nghiệp (Châu Âu, Mỹ…) [6, 15,
47, 63]. Các nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy bệnh chàm tay để lại các hậu
quả to lớn về mặt kinh tế: hơn 1/3 người lao động bị chàm tay đã phải nghỉ việc
từ 1 - 4 tuần (thời gian để bệnh chàm tay lành hoàn toàn) hoặc chuyển nghề do
bệnh; 69% người bị chàm tay phải thường xuyên đi khám bệnh [42, 49, 63];
chỉ riêng tại Mỹ, chi phí cho các vấn đề liên quan đến bệnh chàm tay ước lượng
từ 222 triệu đến 1 tỉ USD mỗi năm [82]. Bên cạnh các thiệt hại về kinh tế, bệnh
chàm tay cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến giao tiếp hàng
ngày (nắm tay, bắt tay) [84].
Nhân viên y tế (NVYT) là một trong những đối tượng có nguy cơ cao
mắc bệnh chàm tay [30, 41, 47]. Trong công việc, NVYT phải sử dụng đôi tay
tiếp xúc với nước và/hoặc các hóa chất (các dị ứng nguyên gây chàm tay) lặp
đi lặp lại mỗi ngày. Các hóa chất, các dị ứng nguyên gây chàm tay đã được

nhận diện bao gồm các hóa chất dùng trong y khoa, hóa chất tẩy rửa, dung dịch
sát khuẩn, cồn I-ốt, bột talc trong găng tay và thậm chí là găng tay cao su [47,
57, 80, 119]. Điều này cho thấy NVYT tiếp xúc với nhiều dị ứng nguyên hơn
các ngành nghề khác. Với đặc thù nghề nghiệp liên quan đến tính mạng con
người, NVYT phải trải qua đào tạo dài hạn tại trường lớp và thực hành lâm
sàng nghiêm ngặt mới trở thành lực lượng lao động cho xã hội; kinh nghiệm
của họ được tích lũy trong q trình làm việc. Xã hội bị tổn thất khi họ phải
nghỉ việc hoặc đổi nghề vì bệnh chàm tay.
Chàm tay là một bệnh nghề nghiệp trên thế giới, được công nhận tại các
nước như: Mỹ, các nước Bắc Âu, Ý, Anh, Nhật Bản. Các quốc gia này đều có
các chương trình can thiệp nhằm phòng bệnh tại nơi làm việc để bảo đảm quyền
lợi cho người lao động [47, 82, 97, 108, 125].

.


.

Tại Việt Nam, bệnh chàm tay vẫn chưa được coi là bệnh nghề nghiệp
[5] (do chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa chàm tay và
nghề nghiệp, tỉ lệ chàm tay ở đối tượng có nguy cơ cao vẫn chưa rõ). Vì vậy,
để có thêm các bằng chứng đưa bệnh chàm tay vào danh mục bệnh nghề nghiệp,
cần phải có các nghiên cứu xác định rõ tỉ lệ bệnh chàm ở đối tượng có nguy cơ
cao và mối liên quan giữa bệnh chàm tay và nghề nghiệp.
Trong điều kiện bệnh chàm tay vẫn chưa được sự quan tâm của xã hội,
việc điều trị và dự phòng bệnh chàm tay cho NVYT (đối tượng có nguy cơ bị
chàm tay cao) là rất quan trọng. Các nghiên cứu ở nước ngồi cho thấy việc sử
dụng kem dưỡng da có hiệu quả làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tái phát bệnh [45,
62, 79, 124]. Hiện tại, vẫn chưa rõ phương cách nào để nâng cao tỉ lệ sử dụng
kem dưỡng da cho các đối tượng này.

Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ở trên, đề tài “Tỉ lệ và một số yếu
tố nghề nghiệp liên quan đến bệnh chàm tay của NVYT tại quận 5 TPHCM”
được thực hiện với những mục tiêu sau đây:
1. Xác định tỉ lệ hiện mắc và đặc điểm (thực trạng) bệnh chàm tay của nhân
viên y tế đang làm việc trong các bệnh viện cơng lập tại quận 5 thành phố
Hồ Chí Minh năm 2013.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay của nhân viên y tế
như: cơ địa dị ứng, nhóm tuổi nghề, mức độ rửa tay, vị trí cơng tác.
3. Xác định hiệu quả của can thiệp bằng truyền thơng giáo dục sức khỏe trong
phịng ngừa bệnh chàm tay của nhân viên y tế.

.


.

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản về bệnh chàm tay [47, 53, 70, 119]
1.1.1. Định nghĩa chàm tay
Bệnh chàm ở bàn tay (gọi tắt là chàm tay) là một dạng của bệnh chàm,
liên quan đến các ngón tay và lịng bàn tay. Bệnh thường ảnh hưởng cả hai bàn
tay [89, 125]. Phần lớn có triệu chứng khởi đầu là khơ da tay, tay trở nên sần
sùi, tróc vảy, viêm đỏ và sau đó là nứt da tay [7].
Bệnh chàm còn gọi là viêm da; là một bệnh ngồi da khơng lây (bệnh
da do dị ứng miễn dịch), biểu hiện rất đa dạng nhưng có đặc tính chung là ngứa,
có mụn nước, có hồng ban và hay tái phát. Bệnh chàm phát triển qua 6 giai
đoạn từ: hồng ban, sẩn, mụn nước, rịn nước, đóng mài cho đến dày da. Ở giai
đoạn sau cùng, sang thương có thể giảm dần (tự lành) hoặc tiến triển về hướng
mạn tính (dày da và lichen hóa) [21].


Hình 1.1. Sinh bệnh học của bệnh Chàm/Chàm tay
Nguồn: Bieber, 2008” [31]

.


.

Nguyên nhân sinh bệnh của bệnh chàm/chàm tay vẫn chưa rõ, nhưng
bệnh có liên quan đến yếu tố thể tạng (gien) và yếu tố ngoại lai (các dị ứng
nguyên) [14, 23, 53, 54, 78, 85, 119] (hình 1.1)
Bệnh chàm/chàm tay có liên quan với gien thì được gọi là chàm thể
tạng/chàm tay dạng thể tạng [32-34]. Nếu liên quan với yếu tố ngoại lai thì
được gọi là chàm tiếp xúc/chàm tay tiếp xúc [35, 51].
Các yếu tố thể tạng trong bệnh chàm/chàm tay bao gồm 2 nhóm gien:
gien liên quan đến da và gien liên quan với quá trình miễn dịch (phụ lục 1)
1.1.2. Phân loại trong bệnh chàm tay
Có nhiều cách phân loại trong bệnh chàm tay. Có thể phân loại dựa vào
hình dạng lâm sàng (thể tạng, tổ đỉa hoặc đồng tiền…) [38] hoặc thời gian mắc
bệnh (chàm cấp, chàm mạn).
a. Phân loại dựa vào cơ chế bệnh sinh
2. Bảng 1.1. Phân loại bệnh chàm/chàm tay theo cơ chế sinh bệnh học
Yếu tố ngoại lai


Yếu tố thể tạng

Chàm tiếp xúc trên nền
chàm thể tạng


Không Chàm tiếp xúc

Không
Chàm thể tạng
Không bị chàm

b. Phân loại dựa vào biểu hiện lâm sàng
Dựa vào biểu hiện lâm sàng, chàm tay có 5 dạng lâm sàng chính (bảng
1.4). Dạng thường gặp nhất là chàm tiếp xúc do kích ứng nguyên phát, do dị
ứng. Do đó, để chẩn đốn chàm tay do dị ứng là làm patch test để tìm dị ứng
nguyên. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh chàm tay là khám lâm sàng.

.


.

Bảng 1.2. Các dạng lâm sàng của bệnh chàm tay [70, 72]
Phân loại
Kích ứng

Đặc điểm lâm sàng
Mọi vị trí

Cơ chế

Chẩn đốn

Hiệu ứng gây
hại trực tiếp Bằng cách loại trừ

khơng đặc hiệu

Mặt lưng bị nhiều hơn Hiện tượng quá
Làm Patch test
mặt lịng bàn tay
mẫn muộn
Dựa vào bệnh sử
Có thể lan đến cổ tay.
Thể tạng
Khơng rõ
và đặc điểm lâm
Có thể bị từ nhỏ.
sàng
Mụn nước, bóng nước
Tổ đỉa (mụn
Dựa vào đặc điểm
ở lịng bàn tay và rìa Khơng rõ
nước)
lâm sàng
ngón tay
Mảng dày sừng ở lịng
Dựa vào đặc điểm
Tăng sừng
Khơng rõ
bàn tay > mặt lưng tay
lâm sàng
Dị ứng

c. Phân loại dựa vào thời gian mắc bệnh [44]
- Chàm cấp: bệnh khởi phát và tự giới hạn trong 2 - 3 tuần, mặc dù bệnh

có thể tái phát. Thường có bội nhiễm do viêm mơ tế bào tại chỗ. Dạng lâm
sàng thường gặp của chàm cấp là dạng mụn nước (tổ đỉa) [107].
- Chàm mạn tính: bệnh
kéo dài hơn 3 tuần, thường gặp
là dạng tăng sừng và có những
đường nứt trên da (hình 1.2).
Hình 1.2. Chàm tay mạn tính
“Nguồn: Johansen, 2011” [68]

.


.

1.1.3. Phân độ nặng nhẹ trong bệnh chàm tay [126]:
-

Mức độ nhẹ: đỏ da

và tróc vảy ở rìa các ngón
tay và trên các đốt mặt lưng
bàn tay (hình 1.5).

Hình 1.3. Chàm tay mức độ nhẹ
“Nguồn: Yang, 2009” [126]
-

Mức độ trung bình:

diện tích da ở bàn tay bị tổn

thương nhiều hơn. Có thể
bị tồn bộ bàn tay (hình
1.6).
Hình 1.4. Chàm tay mức độ trung bình
“Nguồn: Yang, 2009” [126]
-

Mức độ nặng: ngồi

diện tích da bị như ở mức
độ trung bình, ở mức độ
này: khơ da nhiều hơn, dày
sừng, tróc vảy nhiều, nứt
da, sưng phù và hồng ban
(hình 1.8).

Hình 1.5. Chàm tay mức độ nặng
“Nguồn: Yang, 2009” [126]

- Chỉ số HECSI (Hand eczema Severity Index): đây là chỉ số đánh giá độ
nặng bệnh chàm tay, điểm được chấm từ 0 – 360 điểm (0 điểm: không bệnh,
điểm càng cao cho thấy bệnh chàm tay nặng và ảnh hưởng trên diện tích rộng).
Tác giả Held và cộng sự đã kiểm định độ tin cậy của chỉ số HECSI giữa những
người chấm điểm trong nghiên cứu bệnh chàm tay (ICC=0,9) [58]. Từ kết quả

.


.


của nghiên cứu này, chỉ số HECSI đã được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên
cứu về bệnh chàm tay do HECSI đánh giá toàn bộ các dấu hiệu lâm sàng.
1.1.4. Chẩn đoán bệnh chàm tay
a. Lâm sàng:
Khám lâm sàng phát hiện các sang thương: hồng ban, mụn nước (vết tích
mụn nước), rỉ dịch, da khơ bong vảy, da khơ tăng sừng và nứt da.
b. Cận lâm sàng:
Để tìm các dị ứng nguyên trong bệnh chàm tay là xét nghiệm áp da (patch
test). Xét nghiệm này sử dụng các dị ứng nguyên có sẵn, áp lên vùng da lành,
mỗi dị ứng nguyên 1 vị trí và đọc kết quả sau 48 giờ [54].
1.1.5. Điều trị bệnh chàm tay [28, 36, 94]
a. Dạng bôi
-

Kem dưỡng da tay (kem giữ ẩm): giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, cung

cấp một lớp bảo vệ trên bề mặt da, giữ nước và chống lại sự xâm nhập của các
chất gây kích ứng và dị ứng.
-

Thuốc bơi có chứa Corticoid: có tác dụng trong việc giảm viêm và ngứa.

có 4 loại Corticoid được xếp loại từ nhe, trung bình, mạnh và rất mạnh. Việc
lựa chọn độ mạnh của thuốc thích hợp sẽ tạo độ ẩm tốt cho da.

Hình 1.6. Cơ chế tác dụng của kem giữ ẩm và Corticoid
Nguồn: Loden, 2003 ” [78]

.



.

- Thuốc bơi điều hịa miễn dịch: có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào
Lympho T, kháng immunoglobuline E từ đó làm giảm phản ứng viêm (thuốc
bơi Tacrolimus).
b. Dạng uống
- Thuốc kháng Histamin: giúp giảm triệu chứng ngứa. Một số thuốc kháng
Histamin vừa có tác dụng chống ngứa, vừa có tác dụng chống viêm
(Cetirizin, Rupatadine)
- Thuốc kháng sinh: khi có tình trạng nhiễm trùng, viêm nung mủ ở bàn tay.
1.1.6. Phòng bệnh chàm tay [43, 72]
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến chàm tay
Bệnh chàm tay có thể trầm trọng hơn và/hoặc có thể khởi phát do một
số yếu tố chính như sau [46, 47]:
- Tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng da như: xà bơng, dầu gội đầu, dầu
xả, các hóa chất tẩy rửa và vệ sinh nhà cửa, chất dung môi, xi măng…
- Ra mồ hôi tay, thường gặp trong những trường hợp đeo găng tay trong một
thời gian dài làm nóng và tăng tiết mồ hôi tay.
- Thỉnh thoảng stress, bội nhiễm nấm/vi trùng có thể làm bệnh nặng hơn.
b. Phịng ngừa bệnh chàm tay
Có rất nhiều phương pháp phịng ngừa bệnh chàm tay, chủ yếu là tránh
tiếp xúc với các dị ứng nguyên và dùng các biện pháp để bảo vệ da. Các biện
pháp này có thể áp dụng cho tất cả các ngành nghề gồm:
- Tránh tiếp xúc với các dị ứng nguyên: đeo găng tay khi làm công việc nhà,
khi tiếp xúc với các hóa chất, khi chế biến thực phẩm…
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ da: bôi kem giữ ẩm da tay ngay sau khi thực
hiện các cơng việc có tiếp xúc với nước, hóa chất, việc nhà...
Diepgen và cộng sự đã công bố các hướng dẫn chẩn đốn, dự phịng và điều
trị bệnh chàm tay [40]: chẩn đoán bệnh cần dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng.


.


.

Tác giả khuyến cáo nên thực hiện patch test đối với những trường hợp chàm
tay kéo dài trên 3 tháng hoặc chàm tay tái phát nhiều lần để tìm dị ứng nguyên.
Việc dự phòng bệnh chàm tay ở các đối tượng có nguy cơ cao chủ yếu là giáo
dục sức khỏe để họ nhận biết các yếu tố nguy cơ và khuyến khích họ sử dụng
các biện pháp bảo vệ da như đeo găng tay thích hợp, dùng kem dưỡng ẩm...
1.2.Chàm tay là một bệnh nghề nghiệp
1.2.1. Đại cương về bệnh nghề nghiệp
Lao động giúp con người tạo ra của cải vật chất. Trong đó, nghề nghiệp
là một q trình lao động gắn với sự mưu sinh của từng con người. Dân gian ta
có câu “nghề nào, nghiệp nấy”, chứng tỏ người dân cũng nhận thấy có những
tác hại và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp. Trên cơ sở này, các nhà quản lý
đã đưa ra khái niệm về bệnh nghề nghiệp như sau: “đó là những bệnh phát sinh
do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến người lao động.
Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và
để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được” [1]. Các tác hại
trong nghề nghiệp bao gồm: những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện
lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng lao động [10]. Theo lịch
sử y học, ngay từ thời xa xưa, Hippocrates đã mô tả và đặt tên cho một chứng
bệnh: “cơn khó thở của những người thợ mỏ” [11]. Ngày nay, với sự tiến bộ
của y học, chúng ta đều biết đây là bệnh bụi phổi, một bệnh được xếp vào danh
mục bệnh nghề nghiệp và được bảo hiểm dành cho các công nhân hầm mỏ.
Như vậy, bệnh nghề nghiệp khơng phải mới có trong thời kỳ cơng nghiệp hiện
đại mà đã có từ xa xưa. Danh sách các bệnh nghề nghiệp thay đổi tùy theo các
quốc gia, chẳng hạn như ở Pháp có 88 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, Trung

Quốc có 102 bệnh nghề nghiệp [5], Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO:
International Labour Organization) đã công nhận 108 bệnh nghề nghiệp [67].
Trong đó, bệnh da nghề nghiệp là nhóm bệnh có mức độ phổ biến và thường

.


0.

gặp nhất: đứng từ hàng 1 đến 4 tùy theo quốc gia, chiếm tỉ lệ: 50% ở Nga, 65%
ở Pháp, 70% ở Mỹ [25]. Bệnh nghề nghiệp tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn
cho người lao động, gia đình của họ, cũng như sự phát triển kinh tế xã hội. ILO
ước tính tai nạn nghề nghiệp và các bệnh liên quan gây ra thiệt hại khoảng 4%
GDP toàn cầu, tương đương với 2,8 nghìn tỷ USD mỗi năm [20].
Tại Việt Nam, Bộ Y Tế phối hợp với Bộ Lao Động - Thương Binh và
Xã Hội đã chia bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thành 5 nhóm. Trong đó,
nhóm bệnh da nghề nghiệp bao gồm những bệnh da phát sinh hoặc nặng thêm
do tác hại của các yếu tố độc hại nghề nghiệp phát sinh trong q trình làm
việc. Nhóm này được xếp theo 4 loại căn nguyên sau: cơ học, lý học, hóa học,
sinh học (90% là do chất hóa học). Bệnh da nghề nghiệp gặp ở mọi ngành nghề:
công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, thể thao và các ngành dịch vụ như ngành y
tế [24]. Đứng đầu trong bệnh da nghề nghiệp đó là viêm da tiếp xúc kích ứng
và viêm da tiếp xúc dị ứng [4]
Bệnh nghề nghiệp được phân thành 2 loại: đặc hiệu và không đặc hiệu.
Bệnh nghề nghiệp đặc hiệu là những bệnh chỉ gặp ở một số nghề nghiệp nhất
định hoàn toàn do tác hại đặc trưng của nghề gây ra (bệnh giảm áp ở thợ lặn,
bệnh bụi phổi ở công nhân hầm mỏ...). Bệnh nghề nghiệp không đặc hiệu là
những bệnh mà người bình thường cũng có thể mắc; người lao động dễ bị mắc
hơn do quá trình lao động đã tiếp xúc với tác hại nghề nghiệp. Tỉ lệ mắc bệnh
nghề nghiệp không đặc hiệu ở người lao động cao hơn rõ rệt so với người dân

bình thường (viêm phế quản mạn tính ở những người lao động có tiếp xúc với
bụi, đau vùng thắt lưng ở công nhân bốc vác...). Để xác định bệnh nghề nghiệp
không đặc hiệu cần phải quan sát, phân tích kỹ điều kiện tiếp xúc tác hại nghề
nghiệp trong quá trình lao động và cần so sánh đối chiếu tỉ lệ mắc bệnh ở những
nhóm người không tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp đó [9].

.


1.

Hoạt động nghề nghiệp thường bị chàm tay nhất là những cơng việc có
đơi tay thường xun bị ẩm ướt (wet work), đặc biệt là tiếp xúc với các dung
dịch hóa chất như: chất tẩy rửa (nhân viên y tế, thợ làm tóc, người lau chùi nhàxe, rửa chén bát), xi-măng (thợ hồ), các chất dung môi (thợ sơn)… Các hóa
chất trên làm mất lớp bảo vệ da và gây tổn thương chàm. Ngoài ra, việc tiếp
xúc lặp đi lặp lại các hóa chất cũng làm tổn thương da. Hậu quả của kích ứng
da nhiều lần làm cho bệnh chàm tay trở nên dai dẳng [6, 37].
1.2.2. Các nghiên cứu xây dựng bằng chứng bệnh chàm tay là bệnh nghề
nghiệp trên thế giới
Tại các nước phát triển (Mỹ, các nước Bắc Âu), bệnh chàm tay được
công nhận là một bệnh da nghề nghiệp. Đây là một bệnh nghề nghiệp không
đặc hiệu, tỉ lệ bệnh chàm tay ở các ngành nghề cao hơn so với tỉ lệ bệnh trong
dân số [47].
Tại Đức, từ năm 1990 – 1999, khảo sát 24 ngành nghề cho thấy 54%
người lao động mắc bệnh da do nghề nghiệp, chủ yếu là chàm tay dạng tiếp xúc
kích ứng và dị ứng, gặp ở những cơng việc có liên quan với nước (wet work).
Số mắc bệnh mới mỗi năm là 4,1/10000 người lao động [39].
Tại Mỹ, trong số các bệnh da nghề nghiệp thì chàm tay chiếm tỉ lệ từ
9% - 35%, nhưng nếu tính trong viêm da tiếp xúc do nghề nghiệp thì chàm tay
chiếm tỉ lệ hơn 80% [47]. Dạng chàm tay mạn tính chiếm 17,49% và chiếm đến

33,33% trong số những người từng bị bệnh chàm tay [50].
Tỉ lệ hiện mắc của bệnh chàm tay khác biệt khá lớn giữa các sắc dân
trên thế giới tùy theo đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và xét
nghiệm (bảng 1.3).
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu bệnh chàm tay vẫn cịn ít. Có
nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh da (từ bệnh da nhiễm trùng đến bệnh da miễn
dịch dị ứng, tân sinh) ở các ngành nghề, nhưng riêng về bệnh chàm tay thì số

.


2.

lượng rất ít. Cụ thể là có đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân bị chàm tay [22], chàm tay ở công nhân xây dựng [2]. Riêng đối tượng là
nhân viên y tế thì chưa có.
Bảng 1.3. Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay ở các quốc gia trên thế giới [41]

Quốc
gia

Cách
thức
định bệnh

Số
lượng
người Thời gian
tham gia
(người)


Tỉ lệ hiện mắc
bệnh chàm tay (%)
Nam

Nữ

Tổng cộng



Khám da liễu

3140

3 năm

4,6

8,0

3,2*

Lan

Bảng câu hỏi

2185

1 năm


5,2

10,6

8,2

Mỹ

Khám da liễu

20749

Thời điểm

Na Uy Bảng câu hỏi

14667

1 năm

4,9

13,2

8,9

Thụy
Điển


Bảng câu hỏi

16587

1 năm

8,8

14,6

10,6

Đức

Khám da liễu

1196

1 năm

5,6

10,5

6,7

0,5**

*: Bao gồm những ca nhẹ
**: Được bác sỹ chẩn đoán.

1.2.3. Các thiệt hại do bệnh chàm tay
Bệnh chàm tay tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại gây ngứa
rất nhiều, gây phiền toái đến sinh hoạt và giao tế trong cuộc sống thường ngày
(bắt tay, nắm tay); ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lao động và chất lượng
cuộc sống của người bệnh [42, 49, 84].
Bệnh gây hao tổn to lớn về mặt kinh tế (hao tổn trực tiếp và gián tiếp).
Hao tổn trực tiếp bao gồm: chi phí y tế, phí đền bù thiệt hại do bệnh nghề
nghiệp, mất khả năng lao động và chi phí để phục hồi sức khỏe. Hao tổn gián

.


3.

tiếp xuất phát từ việc mất ngày công lao động, giảm thu nhập, có thể phải đổi
nghề và ảnh hưởng đến tinh thần [84].
Một nghiên cứu khác trên những người bị chàm tay ở Gothenburg, Thụy
Điển cho thấy: 69% thường xuyên đi gặp bác sỹ vì bệnh chàm tay; nghỉ việc để
bệnh lành hồn tồn là 4 tuần; 80% có rối loạn cảm xúc do chàm tay [84].
Chàm tay có thể gây mất ngủ, gây bất thường tính khí, và ảnh hưởng
xấu đến các mối quan hệ cá nhân [60]; 80% người bị chàm tay có rối loạn cảm
xúc [84]. Bị ảnh hưởng đến tinh thần cũng được coi là nguyên nhân gây tổn hại
kinh tế. Chàm tay có thể khiến người lao động mất việc làm và giảm thu nhập.
1.3.Bệnh chàm tay ở nhân viên y tế
1.3.1. Các công cụ chẩn đoán bệnh chàm tay cho quần thể
Bệnh chàm tay đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ những thập niên 90
của thế kỷ 20. Việc chẩn đoán bệnh chàm tay khơng khó. Khám lâm sàng được
coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh chàm tay [110] nhưng lại rất tốn kém
và cần có nhân lực có chuyên mơn da liễu để thực hiện. Chính vì vậy, các nhà
chuyên môn và chức trách của các nước Bắc Âu đã họp và đưa ra các cơng cụ

để chẩn đốn bệnh chàm tay cho quần thể (dùng trong các cuộc điều tra, các
nghiên cứu dịch tễ học)
a. Bản câu hỏi tự chẩn đoán [83, 99]
Bảng 1.4. Bản câu hỏi tự chẩn đoán
Nguồn: Smit và cộng sự, 1992 Contact Dermatitis, 26 (1)
Bạn có nghĩ là Bạn bị chàm tay trong vịng 12 tháng qua khơng?
Những đối tượng trả lời “có” sẽ được chẩn đốn là có bệnh. Khi sử dụng
cơng cụ này để tìm tỉ lệ bệnh chàm tay trong cộng động thì kết quả tìm được sẽ
có tên là tỉ lệ tự chẩn đoán mắc bệnh chàm tay trong 1 năm.

.


4.

b. Bản câu hỏi chẩn đoán dựa vào danh sách các triệu chứng [95, 104]
Bảng 1.5. Bản câu hỏi chẩn đoán dựa vào danh sách các triệu chứng
Nguồn: Smit và cộng sự, 1992 Contact Dermatitis, 26 (1)
Câu 1: Bạn có bị các triệu chứng sau đây trong vòng 12 tháng qua?
- Đỏ/sưng bàn tay hoặc ngón tay.
- Nứt da ở bàn tay hoặc ngón tay.
- Mụn nước ở bàn tay hoặc ngón tay.
- Tróc vảy da ở bàn tay hoặc ngón tay.
Câu 2: các triệu chứng kể trên có kéo dài hơn 3 tuần?
Câu 3: các triệu chứng trên có thường gặp hơn 1 lần trong 12 tháng?
Định nghĩa

Kích ứng da: trả lời “có” cho 1 câu trả lời ở câu 1 và “có”

chàm tay:


ở câu 2 và/hoặc câu 3.
Chàm tay: trả lời “có” cho 2 hoặc nhiều hơn 2 các câu trả
lời ở câu 1 và “có” ở câu 2 và/hoặc câu 3.

Khi sử dụng công cụ này để tìm tỉ lệ bệnh chàm tay cho cộng đồng, kết
quả tìm được có tên là tỉ lệ mắc bệnh chàm tay trong 1 năm.
Hai bản câu hỏi trên đã được so sánh với chẩn đốn lâm sàng để kiểm
tra tính giá trị vào năm 1992 (bảng 1.6).
Bảng 1.6. Tính giá trị của 2 bản câu hỏi so với chẩn đoán lâm sàng [99]

Độ nhạy
Độ đặc hiệu
Giá trị tiên đoán dương
Giá trị tiên đoán âm

.

Chẩn đoán dựa vào
danh sách triệu chứng (%)
100
64
38
100

Tự chẩn đoán (%)
65
93
68
92



×