BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
~~~~~~*~~~~~~
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
LỄ HỘI ĐỀN CỬA ÔNG THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
TỈNH QUẢNG NINH
1
PHỤ LỤC:
I, PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………
1.Lí do chọn đề tài..................................................................................
2.Mục đích nghiên cứu........................................................................
3.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.....................................................
II, NỘI DUNG…………………………………………………………………………
1. Khái quát về đặc điểm Tự nhiên- Xã hội, lịch sử của tỉnh Quảng Ninh.
2. Khái quát về đặc điểm văn hóa tỉnh Quảng Ninh
3. Một số khái niệm chung
3.1:Khái niệm về văn hóa………………………………………………………….
3.2: Khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng…………………….
3.3: Khái niệm lễ hội và cấu trúc lễ hội……………………………………………
4. Khái quát về nhân vật lịch sử Trần Quốc Tảng
4.1: Cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng………
5. Thực trạng di tích và lễ hội đền Cửa Ơng
5.1: Thực trạng di tích lịch sử đền Cửa Ơng………………………………………..
5.1.1: Khái qt vị trí………………………………………………………………..
5.1.2: Giá trị lịch sử văn hóa………………………………………………………...
5.2: Lễ hội đền Cửa Ơng…………………………………………………………….
5.2.1: Cấu trúc lễ hội cụ thể…………………………………………………………
5.2.2: Tổ chức trò chơi………………………………………………………………
5.3: Biện pháp và phương hướng giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử và lễ hội đền Cửa
Ơng…………………………………………………………………………………
6. Đánh giá, nhận xét…………………………………………………………………..
III, KẾT LUẬN……………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
I, PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Tín ngưỡng thờ cúng các vị thần thánh của người dân rất phổ biến thể hiện niềm tin
thiêng liêng, là một chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng từ bao đời nay.Thờ thần mang đậm
dấu ấn tâm linh là một biểu hiện rất đặc sắc của đời sống văn hóa của người dân bản địa.
Hằng năm,các hoạt động lễ hội thờ Thần được tổ chức vào dịp đầu xuân vừa để cầu xin
thần linh phù hộ cho cuộc sống tốt lành, vừa là một đạo lí thể hiện ý thức hướng về cội
nguồn cũng là tôn vinh các bậc tiền bối luôn gắn kết và che chở cho dân phát huy truyền
thống dân tộc “uống nước nhớ nguồn”. Ngày 3/2 âm lịch hằng năm, tại khu di tích đền
Của Ơng thuộc thành phố Cẩm Phả thường tổ chức lễ hội kỉ niệm tưởng nhớ công lao to
lớn của vị anh hùng Trần Quốc Tảng trong công cuộc đánh phá quân Mông - Nguyên.
Đây là hoạt động mang giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc nhằm khơi dậy niềm tự hào dân
tộc và ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
2. Mục đích chọn vấn đề:
- Tổng kết cơ sở lí luận và thực tiễn về tín ngưỡng thờ cúng, văn hóa, du lịch văn
hóa và lễ hội, du lịch lễ hội.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Cửa Ơng
- Làm sáng tỏ thêm tục lệ, vị trí, vai trị thờ cúng các tướng lĩnh nhà Trần ngồi ra
cịn thờ thêm Thiên Trung Long Mẫu, Tam tòa thánh Mẫu, Phật…, đặc biệt là vấn
đề đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao
- Đề ra các giải pháp khai thác giá trị di tích và lễ hội đền Cửa Ơng nhằm quảng
bá, giới thiệu và phát triển du lịch văn hóa của địa phương, của thành phố
3
- Giúp tăng thêm hiểu biết về nếp sống, phong tục tập quán cũng như tiếp xúc gần
gũi với dân làng sống quanh vùng đền, củng cố tình yêu văn hóa truyền thống,
niềm tự hào về bản sắc văn hóa quê mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tín ngưỡng thờ cúng Thần, ý nghĩa tinh thần
trong đời sống nhân dân của di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Cửa Ông ở TP.
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Nhằm phục vụ cho đời sống cộng đồng, phát triển du
lịch và lưu giữ bản sắc văn hóa
II, PHẦN NỘI DUNG:
1: Khái quát về đặc điểm tự nhiên- xã hội, lịch sử của tỉnh Quảng Ninh.
1.1: Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Quảng Ninh có vị trí ở địa đầu đơng bắc Việt Nam, lãnh thổ trải theo
hướng đông bắc tây nam.
Quảng Ninh tiếp giáp:
Phía bắc giáp Khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc
Phía đơng và nam giáp Vịnh Bắc Bộ
Phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phịng
Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng dun hải.Trong đó, có hơn hai
nghìn hịn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên.
- Khí hậu: Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền
bắc, có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều,
một mùa đơng lạnh khơ, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do ảnh
hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Ninh chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa
Đơng Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa Tây Nam so với các tỉnh phía bắc
- Khống sản:
Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%); phần lớn tập trung tại 3 khu
vực: Hạ Long, Cẩm Phả và ng Bí – Đơng Triều
4
Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh: Trữ lượng lớn, phân bố rộng khắp các địa phương
trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ( Hạ Long, Cẩm Phả); Các mỏ cao lanh ( Hải Hà, Bình
Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Móng Cái); các mỏ đất sét (Đơng Triều và Hạ Long) là
nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường
trong nước và xuất khẩu.
Các mỏ nước khống: Có nhiều điểm nước khống uống được ở Quang Hanh
(Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu).
1.2 Đặc điểm xã hội:
- Dân cư: Dân số tỉnh Quảng Ninh đạt 1.324.800 người (2019). Trong đó dân số sống tại
thành thị chiếm 64,4% dân số toàn tỉnh. Quảng Ninh hiện là một trong số các địa phương
có mức độ đơ thị hóa cao nhất Việt Nam, vượt xa cả thủ đô Hà Nội..
1.3: Đặc điểm lịch sử:
Quàng Ninh - vùng đất của cư dân Việt cổ sinh sống, lập nghiệp và xây dựng nên các nền
văn hóa hậu kỳ đá mới cách đây từ 3.500 năm đến 5.000 năm.
- Dưới thời Bắc thuộc, Quảng Ninh có lúc là quận, có lúc là huyện, với các tên gọi
khác nhau. Thời kỳ Nhà Triệu cai trị, vùng Quảng Ninh thuộc bộ Ninh Hải. Thời kỳ nhà
Ngô - Tấn cai trị, vùng Quảng Ninh thuộc quận Giao Chỉ; giai đoạn nhà Lương cai trị,
vùng Quảng Ninh thuộc châu Hoàng, quận Ninh Hải; từ năm 603 (nhà Tuỳ cai trị) cho
đến năm 939,vùng đất Quảng Ninh chủ yếu thuộc châu Lục.
- Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 - 1009) vùng Quảng Ninh thuộc trấn Triều Dương
- Thời nhà Lý (1010 - 1025), đời Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên 14, 1023 đổi trấn
Triều Dương thành châu Vĩnh An.
- Thời nhà Trần (1225 - 1400), đời Trần Thái Tông, năm Nhâm Dần 1242, đồi châu
Vĩnh An thành lộ Hải Đông
- Thời nhà Hồ (1400 - 1407), Đời vua Hồ Hán Thương, năm Đinh Hợi 1407, Khai
Đại năm thứ 4, đổi lộ phủ Tân An thành Châu Tĩnh An.
- Thời nhà Lê, năm Mậu Thân 1428, cả nước chia thành 5 đạo, vùng Quảng Ninh
thuộc Đông Đạo, Đời Lê Thánh Tông, năm Bính Tuất 1466, Quang Thuận năm thứ 7,
vùng Quàng Ninh là đạo thừa tuyên An Bang
- Thời kỳ nhà Nguyễn :
+ Năm 1884, sau khi thực dân Pháp thiết lập chế độ cai trị trên đất nước ta, tỉnh
Quảng Yên có hai phủ là phủ Sơn Định, gồm 3 huyện: Hoành Bồ, Yên Hưng, Nghiêu
Phong và phủ Hải Ninh, gồm hai châu: Tiên Yên và Vạn Ninh
+ Ngày 10/12/1906, Phủ Tồn quyền Pháp ra Nghị định tách phủ Móng Cái gồm 3
châu: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên của tỉnh Quảng Yên, thành lập tỉnh mới là tỉnh Hải
Ninh
5
- CMT8 năm 1945 thắng lợi. Quảng Ninh gồm 2 tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh
- Sau ngày toàn quốc kháng chiến, tháng 3/1947, Bộ Nội vụ ra Nghị quyết sáp nhập
Hòn Gai vào tỉnh Quảng Yên thành liên tỉnh Quảng Hồng
- Miền Bắc được giải phóng, 22/02/1955, Chủ tịch Hơ Chí Minh ra sắc lệnh Thành
lập khu Hồng - Quảng gồm Đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên
- Tháng 02/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh kỷ sắc lệnh thành lập khu Hồng Quàng, sáp
nhập Đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên.
- Theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh,
ngày 30/10/1963, hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh.
Về sự kiện này, Bác Hồ đã gợi ý gọi là Quảng Ninh, do ghép chữ Quảng (của Hồng
Quàng) và chữ Ninh (của Hải Ninh) mà thành; Bác bảo “Quảng Ninh cịn có nghĩa là một
vùng đất lớn an bình
2. Khái qt về đặc điểm văn hóa:
Tỉnh Quảng Ninh là nơi có nền văn hóa rất đặc sắc, không chỉ được biết đến là vùng công
nghiệp than lớn nhất của cả nước, mà còn bởi những di sản thiên nhiên, văn hoá quý báu,
cả do thiên nhiên ban tặng và do con người sáng tạo nên. Nói đến Quảng Ninh, người ta
khơng thể khơng nói đến kho tàng văn hoá khổng lồ mà hiện nay tỉnh đang bảo tồn và
phát triển. Đó là hơn 600 di sản văn hố vật thể gồm những đình, chùa, đền, miếu, danh
lam thắng cảnh và hơn 2.800 hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể là những phong tục, tập
quán, trị chơi dân gian
* Văn hóa vật chất:
- Trang phục: Áo dài: Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là váy đen, yếm trắng,
áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài
cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và
trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn,
phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón
trơng rất dun dáng và kín đáo. Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay
đổi. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ
nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao
động, công việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang
trọng, ngày vui... thì mới có dịp để "thể hiện mình". Ðó là chiếc áo dài có thân áo tương
đối bó sát thân người, làm cho thân thể phụ nữ hiện lên được đường cong mềm mại, phù
hợp với vóc người nhỏ nhắn của phụ nữ Việt Nam. Hai tà áo thả xuống ngang nửa ống
chân, thướt tha bay trong gió, quấn quýt từng bước đi. Thân áo xẻ hơi cao, hơn cả quần
để lộ một chút phần mình phía trên. Tay áo nới rộng vừa phải, có thể hơi loe, tay chỉ dài
6
đến 3/4 cánh tay, nếu muốn tạo dáng khoẻ, trẻ trung.Gần đây, các mốt thời trang của nước
ngoài được du nhập vào Việt Nam, nhưng bộ trang phục áo dài truyền thống vẫn được
phụ nữ Việt Nam ưa chuộng.
- Ẩm thực: Quảng Ninh nổi bật với các món chế biến từ hải sản như tôm, cua, ghẹ, cù
kỳ, tù hài, hàu, móng tay, giun biển, sam, sị, ngán. Nhưng đặc biệt không thể không kể
đến Chả mực giã tay của Hạ Long, cá thu một nắng, sá sùng,.... Ngoài ra cịn có miến
dong Bình Liêu, rượu Ba Kích, gà đồi Tiên Yên, khâu nhục, cà sáy, chè Ba chẽ, chè Hà
Cối, bánh gật gù Tiên Yên, rượu nếp Hoành Bồ, canh hà Quảng Yên, rượu chua Bằng Cả,
măng trúc Yên Tử, sái sùng Quan Lạn, cá sáy Tiên Yên, chả mực bánh cuốn Bạch Đằng,
ốc xào tương ớt, rượu ngán Hạ Long, bánh tro Phong Cốc, nem chua Quảng Yên, bánh
bạc đầu, bánh ngải, bánh tài lồng ệp....
- Nơi ở: Trong điều kiện xã hội hiện đại, xu hướng phổ biến đã chuyển dần từ phương
thức ở kiểu đại gia đình theo huyết thống sang căn hộ độc lập – tiểu gia đình. Đến nay,
tỉnh Quảng Ninh đang tồn tại 3 dạng nhà ở phổ biến là: Nhà Biệt thự, không gian vườn
rộng và biệt lập bao quanh hoặc trước sau; nhà phố – liền kề có mặt tiền bám sát đường
giao thông và nhà ở dạng căn hộ chung cư. Cả ba loại hình nhà ở này tùy theo diện tích,
tiện nghi, vật liệu xây dựng, vị trí mà có giá trị được phân thành nhiều hạng khác nhau.
Trong đó, loại hình nhà ở dạng phố – liền kề, bám trục giao thơng vẫn là xu hướng chính
của q trình chỉnh trang, quy hoạch đơ thị.
*Văn hóa tinh thần:
- Phong tục tập quán:
+ Tết nguyên đán, Rằm tháng giêng, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu….
+ Hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng
+ Tục ăn trầu, hút thuốc lào
+ Tang ma gồm các nghi thức chính kể từ khi có người qua đời như : Lập bàn thờ
vong, khâm liệm, phục hồn, phát tang,… cất đám, hạ huyệt.
- Tín ngưỡng:
+ Tơn giáo: Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hố lâu đời. Văn hố Hạ Long đã
được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa phương
khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tơn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ:
Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến
với đạo Phật ở núi n Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Vua Trần
Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc
Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ XIV, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của
Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó, Ðạo Phật vẫn tiếp
tục duy trì với hàng trăm ngơi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng
7
như chùa Lôi Âm, chùa Long Tiên (Hạ Long), chùa Cái Bầu (Vân Đồn), Linh Khánh (Trà
Cổ - Móng Cái), Ba Vàng (ng Bí), Hồ Thiên (Ðơng Triều), Linh Quang (Quan Lạn)...
Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng khơng đơng như tín đồ Ðạo
Phật.Tồn tỉnh Quảng Ninh có 6 tơn giáo khác. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo, Phật
giáo, Đạo Tin Lành , Đạo Cao Đài , Hồi Giáo, ít nhất là Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
+ Tâm linh: Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ
cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có cơng với dân với nước, các vị Thành
Hồng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng
Ngàn, Mẫu Thoải).
1. Một số khái niệm chung:
3.1: Khái niện văn hóa:
Văn hóa xuất hiện từ rất sớm, có thể nói văn hóa xuất hiện đồng thời với con người.
Trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử phát triển – xã hội nguyên thủy, loài người đã hình
thành tập tính sống thành bầy đàn trong các hang động, biết hái lượm, săn bắn để phục vụ
nhu cầu sống. Đến thời Vua Hùng dựng nước, khi xuất hiện hệ thống nhà nước con người
đã phải tuân theo một quy tắc, luật lệ do chính họ đặt ra bắt buộc bản thân phải thực hiện
để duy trì sự sống, ổn định trật tự xã hội tất cả vì đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện tại và
thế hệ tương lai. Văn hóa chính là sự phát triển từ một tập tính bản năng qua q trình
vận động biến đổi cùng với thời gian nó trở thành những kinh nghiệm được truyền lại mà
đời sau áp dụng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
Như vậy, văn hóa đơn giản là thói quen được lặp đi lặp lại của một nhóm, một số
nhóm hay đơng đảo gồm một tập thể người chung sống với nhau nhằm tạo ra lợi ích,
phục vụ hoạt động sinh hoạt của con người. Khát quát hơn, văn hóa là hoạt động hằng
ngày trong cuộc sống do con người thực hiện tạo ra lợi ích, có lợi cho sự phát chiển của
xã hội, mang dấu ấn đặc trưng của từng thời đại. Bên cạnh đó, văn hóa cũng có sự chọn
lựa chỉ lưu giữ lại những vẻ đẹp tinh túy để người đời sau học hỏi, vận dụng và tơn vinh
nó; những “thói hư tật xấu” sẽ bị xóa bỏ, đào thải thay đổi theo thời gian hoặc cải tiến
hướng đến vẻ đẹp hoàn mỹ nhất.
8
Có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi cách định nghĩa đều
có nhiều khía cạnh khác nhau tùy thuộc vào quan điểm vào góc độ nhìn nhận của mỗi
người. Tuy nhiên, nội dung hay nhận định nào cũng thể hiện ý nghĩ nhất định của văn
hóa.
PGS. Phan Ngọc trong cơng trình Văn hóa Việt Nan và cách tiếp cận mới, khẳng
định: “Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới
thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá
nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác”. Trên nền ấy, ông cho rằng: “Bản sắc
văn hóa, do đó, khơng phải – là một vật mà là một kiểu quan hệ. Kiểu quan hệ kết hợp,
chẳng nói từ nhiều góc rất khác nhau, nhưng tạo nên một thể thống nhất hữu cơ kì diệu”.
Năm 2002, UNESO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được
đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc
cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng cả cách sống,
ngoài văn học, và nghệ thuật thửơng thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và
đức tin”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”.
Tóm lại, văn hóa là một phạm trù rất lớn, rất khó để tìm ra một thuật ngữ bao qt
được hết tất cả các khía cạnh các nội dung, đặc điểm ẩn chứa trong nó. Từ trước đến nay
có rất nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa đưa ra hằng trăm khái niệm nhưng chưa có khái
niệm nào thâu tóm hết tồn bộ nội hàm của hai từ “văn hóa”. Vậy nên, chúng ta ngầm
hiểu “văn hóa” là tất cả những gì liên quan đến con người, vận động xảy ra xung quanh
cuộc sống con người đó là tất cả các lĩnh vực trong đời sống như : truyền thống, lịch sử,
9
chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, tơn giáo, tín ngưỡng... Văn hóa chính là con người,
con người vừa là chủ thể tạo ra văn hóa, vừa là đối tượng để văn hóa tác động vào tạo ra
quy tắc, chuẩn mực trong xã hội. Giữa văn hóa và con người có mối quan hệ mật thiết,
gắn bó khăng khít không thể tách rời cùng tồn tại và phát triển.
3.2: Khái niệm về tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Thành Hồnh Làng:
Khái niệm về tín ngưỡng
Ở Việt Nam có những hiện tượng xã hội - văn hóa, thực ra nếu xét theo tiêu chí của
tơn giáo thì chúng khơng đáp ứng đầy đủ nhưng khơng thể bỏ qua. Có nhà nghiên cứu
không thừa nhận thuật ngữ này mà gọi là các tôn giáo nguyên thuỷ, hay các tôn giáo sơ
khai. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa tơn giáo và tín ngưỡng chỉ có tính chất tương đối.
Giải thích từ tín ngưỡng, GS. Đào Duy Anh viết là: “Lòng ngưỡng mộ, mê tín đối
với một tơn giáo hoặc một chủ nghĩa”. Trong khi đó, giải thích từ tơn giáo, ơng lại viết:
“Một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên giới ước để khiến người ta tín
ngưỡng.”
Trong đời sống ngôn ngữ, xã hội, cả hai thuật ngữ tơn giáo, tín ngưỡng đều tồn tại. Sự
phân biệt giữa hai thuật ngữ chủ yếu ở mức độ niềm tin và cơ cấu tổ chức của hai hiện
tượng xã hội. Nói đến tín ngưỡng là nói đến q trình thiêng hóa một nhân vật được gửi
gắm vào niềm tin tưởng của con người. Q trình ấy có thể là q trình huyền thoại hóa,
lịch sử hóa nhân vật phụng thờ. Mặt khác, giữa các tín ngưỡng đều có những đan xen và
trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớp văn hóa lắng đọng.
Thực chất của tín ngưỡng là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và
tạo vật, lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng. Tín
ngưỡng này có mặt rất sớm trong cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á cổ đại nhưng có sự biến
thiên khác nhau giữa các vùng, do sự ảnh hưởng của văn hóa Hán nhiều hay ít.
Tín ngưỡng cũng thể hiện một khía cạnh của văn hóa, tín ngưỡng mang tính dân tộc
dân gian xuất phát từ trong cuộc sống đời thực được gìn giữ lưu truyền từ đời này sang
10
đời khác.Nó biểu hiện rõ nét trong các loại hình nghệ thuật dân gian và trong các nghi lễ
thờ cúng, và trong các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian.
Một số nhà thần học: xem tín ngưỡng, tơn giáo là niềm tin vào cái thiêng, cái
huyền bí, ở đó chứa đựng những yếu tố siêu nhiên, nó có một sức mạnh, một quyền lực to
lớn có thể cứu giúp con người khỏi khổ đau và có được hạnh phúc và sự bình n.
Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tơn
vinh những người có cơng với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có
tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị
tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Tín ngưỡng là sự phản ánh hư ảo của ý thức xã hội về tồn tại xã hội, chịu sự quy
định của các tồn tại xã hội, đều có chức năng bù đắp hư ảo, xoa dịu nỗi đau hiện thực của
con người, hướng con người tới sự giải thoát về mặt tinh thần.
Khái niệm về tín ngưỡng thờ Thành hồng làng:
Một trong những tín ngưỡng phổ biến nhất của dân tộc Việt Nam trên mọi miền
đất nước từ Bắc chí Nam là tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng trong các làng xã.
Thần Thành hoàng được thờ trong các đình làng.Tn ngưỡng thờ Thành hồng từ
Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, từ thời Bắc thuộc (179 TCN - 905 SCN),
cũng làm nảy sinh ra một số thần Thành hoàng mà chức năng cũng giống Thành
hồng Trung Quốc, tức là thần bảo vệ các tịa thành.Thành hồng là vị thần bảo hộ
thành trì, từ trung ương đến địa phương, bảo vệ bộ máy quan liêu và cư dân trong
thành.
Có thể nói tín ngưỡng thờ thần Thành hồng là một tín ngưỡng lâu đời và hết sức quan
trọng trong đời sống cộng đồng của người Việt. Làng Việt cịn tồn tại thì tín ngưỡng thờ
thần Thành hồng cịn tồn tại. Như Giáo sư Đào Duy Anh đã nhận định: “Thần Thành
hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hy vọng chung của cả
làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vơ hình, khiến cho hương
thơn thành một đồn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ.
11
Với người dân ở cộng đồng lãng xã, vị thần Thành hoàng làng được coi như một vị
thánh. Mỗi làng q có một vị thánh của mình: trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng
nào làng ấy thờ. Với các vương triều, vị thành hoàng làng được xem như một “viên chức”
thay mặt triều đình, nhà vua coi sóc, chăm nom một làng quê cụ thể, bởi ”viên chức” này
do nhà vua đưa về các làng quê bằng một quyết định cụ thể: sắc phong (còn gọi là sắc
thần). Các vương triều khác nhau sẽ có các sắc phong thần khác nhau. Một vị thành
hồng có thể có nhiều sắc phong khác nhau của các triều đại khác nhau. Ngay một triều
đại cũng có thể phong sắc nhiều lần cho một vị thần, nhưng số mĩ tự thì lần sau bao giờ
cũng gia tăng hơn lần trước.
Nói cách khác, Thành hoàng như một thanh nam châm hút tất cả các sinh hoạt văn
hóa ở các làng q để trình diễn trong một ngày hay vài ngày tùy theo diễn trình ngày
hội. Đối với người dân, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin cho họ,
giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc đời đầy sóng gió.
3.3: Khái niệm lễ hội và cấu trúc lễ hội
Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cổ truyền của các dân tộc trên khắp đất
nước ta và các dân tộc khác trên thế giới. Thông thường lễ hội được tổ chức vào thời gian
rảnh dỗi trong năm theo một chu kì xác định, có thể tổ chức vào sau hoặc trước mùa vụ.
Đây là dịp để người nông dân cảm ơn các vị thần linh đã phù hộ cho họ trong năm qua,
đồng thời cầu xin mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu trong năm tới.
Có thể hiểu, lễ hội là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra ở một đại phương,
trong thời gian nhàn rỗi hằm nhắc lại một sự kiện hoặc một nhân vật hay huyền thoại
nào đó có ảnh hưởng tới cộng đồng,đồng thời là dịp để con người thể hiện cách ứng xử
văn hóa của mình với thần thánh và con người trong xã hội.
Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với một cộng đồng dân cư nhất định. Nếu Tết âm lịch là
sinh hoạt của cả cộng đồng thì ngày hội là ngày Tết của một cộng đồng dân cư nhất định
nào đó. Lễ hội gắn bó với từng làng quê, các làng quê khác nhau thì ngày hội làng cũng
12
khác nhau. Mặt khác, lễ hội mang tính tộc người rất rõ. Các dân tộc khác nhau sẽ có
những lễ hội khác nhau.
Nhân vật trung tâm được thờ phụng của cộng đồng là nhân vật chính của ngày lễ
hội. Tất cả nghi lễ, lễ thức trò diễn, trò chơi đều hướng tới nhân vật được thờ phụng này.
Tùy theo từng tiêu chí phân loại mà người ta có thể chia hệ thống nhân vật được thờ
phụng này thành các loại: nhân thần và thần tự nhiên; thành hoàng làng và các phúc thần;
nam thần và nữ thần cùng các Mẫu…
Cấu trúc lễ hội
Đã thành một ước lệ, người ta chia lễ hội thành hai bộ phận: lễ và hội. Phần lễ là các
nghi thức được thực thi trong lễ hội, thường là có sự giống nhau trong các lễ hội, theo
điển lệ của các triều đình phong kiến. Chẳng hạn nghi thức quy định khi nào dâng rượu,
khi nào dâng trà, dâng oản quả, dâng thức ăn mặn. Tuy nhiên, phần lễ đơi khi vẫn có sự
khác nhau giữa các vùng. Phần hội là phần khác nhau giữa các lễ hội. Thành tố đáng
lưu ý trong phần hội là trị diễn. Trị diễn là hoạt động mang tính nghi l ễ, di ễn l ại
toàn bộ hay một phần hoạt động của cuộc đời nhân vật phụng thờ.
Các trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hóa tín ngưỡng của các thời kì lịch sử khác
nhau lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp sống với nghề
trồng lúa nước, gắn kết với nhân vật được phụng thờ. Cùng với các trò diễn là trị chơi.
Các trị chơi trong lễ hội thường khơng mang tính nghi lễ, nhưng cũng có những trị chơi
vốn trước kia là những trị diễn mang tính nghi lễ nhưng tính nghi lễ đã mờ nhạt hoặc đứt
gãy. Chằng hạn, trò chọi gà, trò đấu vật.
Cuối cùng là thức cúng trong lễ hội. Có hai loại thức cúng: một là loại thức cúng
phổ biến ở tất cả các lễ hội như oản, hương, hoa, quả v.v…; hai là loại thức cúng mang
tính nghi lễ chỉ có ở một lễ hội riêng .Không gian của lễ hội, bao gồm cả trong di tích lẫn
ngồi di tích. Tùy lễ hội ở từng địa phương, từng làng mà khơng gian này sẽ có những nét
khác nhau.
2. Khái quát về nhân vật lịch sử Trần Quốc Tảng
13
4.1: Cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng
Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng (1252 - 1313) một tơng thất hồng gia, tướng
lĩnh qn sự Đại Việt thời Trần. Ông là con trai thứ ba của Hưng Đạo đại vương Trần
Quốc Tuấn và Thiên Thành cơng chúa. Ơng đã cùng cha chỉ huy qn dân đánh
quân Nguyên xâm lược vào thời Trần Nhân Tông.
Tháng 12 âm lịch năm Thiệu Bảo thứ 6 (1284), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt
lần thứ hai. Được tin đại quân do Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy thua các trận
đánh quân Nguyên ở biên giới và rút về Vạn Kiếp, vua Trần Nhân Tông sai ông
cùng Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, Minh Hiến vương Trần Quốc Uất và Hưng Trí
vương Trần Quốc Hiện đốc suất 20 vạn quân các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên
Sinh, Long Nhãn đến hội ở Vạn Kiếp, theo quyền điều khiển của Hưng Đạo vương để
chống quân Nguyên. Năm 1289, sau 2 lần đánh bại quân Nguyên, thượng hoàng Trần
Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông xét công phạt tội, gia phong Hưng Đạo vương làm Đại
vương, Hưng Nhượng vương làm Tiết độ sứ.
Tuy nhiên, ông cũng là người từng đưa ra ý kiến với cha đẻ là nên cướp ngơi vua của nhà
Trần khi đất nước lâm nguy, chính vì thế ơng bị cha đẻ rút gươm định giết, may nhờ
có Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn biết và vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, bấy
giờ Trần Quốc Tuấn mới tha.
Năm 1297, vua Trần Anh Tông cử ông đem quân đi đánh sách Sầm Tử. Thời Trần Anh
Tông, Hưng Nhượng vương rất ghét Nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần
Khắc Chung, mỗi khi thấy Khắc Chung thì mắng phủ đầu: "Thằng này là điềm chẳng
lành đối với nhà nước. Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần rồi mất về nó
chăng?". Khắc Chung thường sợ hãi né tránh.
Ông mất tháng 3 âm lịch, năm Hưng Long thứ 21 (1313). Năm 1314, ông được truy
tặng Thái úy.
5.1: Thực trạng di tích lịch sử đền Cửa Ơng
5.1.1: Khái qt vị trí
Đền Cửa Ơng nằm trên một ngọn đồi cao khoảng 100m, thuộc khu 9A, phường Cửa Ông,
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tổng diện tích quy hoạch đền Cửa Ơng là 12,125
ha.
Đền Cửa Ơng có thế "Tọa sơn hướng hải”, hội tụ được các lợi thế về phong thủy: tả
Thanh Long, hữu Bạch Hổ, trước mặt có Minh Đường (vịnh Bái Tử Long), sau lưng có
Huyền Vũ (là thung lũng trù phú nơi tụ cư của dân cư đông đúc, xa hơn là dãy núi chạy
dài đến Mông Dương làm thế dựa vững chắc)[2].
Đền còn được gọi là Đền Cửa Suốt do vị trí nằm cạnh cửa biển có tên là Cửa Suốt:
14
“
Cửa Suốt: ở cách châu Tiên Yên 48 dặm về phía tây nam, phía nam là núi đá,
phía bắc kề bãi cát, từ đấy đi ngược lên là khe Châu Lâm và bãi cát Cẩm Phả,
trên bãi cát có đồn, phía bắc đồn gọi là Vườn Nhãn, xưa nhà Lê dùng chỗ này để
đày những tù phạm phải tội lưu cận châu, cách tỉnh 2 ngày đường thủy.
— Đại Nam Nhất Thống Chí, Quyển 18 - Tỉnh Quảng Yên.
5.1.2: Những giá trị lịch sử văn hóa:
Tín ngưỡng:
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Hưng Nhượng Đại Vương được suy tôn là Đức
Đệ Tam Phó Súy Đơng Hải Đại Vương Trần Quốc Tảng, còn trong nghi thức hầu đồng
người ta thường thỉnh ơng là: Đức Ơng Đệ Tam hay Đệ Tam Đức Thánh Ơng Cửa Suốt
Cửa Đơng.
Thơng thường những người hầu Hội Đồng Trần Triều thường hay hầu về Đức Ông Đệ
Tam. Khi về ngự đồng, ông thường mặc trang phục màu đỏ giống với Đức Thánh Trần,
hoặc cũng có một số nơi người ta cũng mặc áo trắng, có điều này sỡ dĩ là vì sự giao thoa
giữa tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và Đạo Mẫu Tứ Phủ nên coi hàng Đệ Tam mặc áo
trắng, hơn nữa ông cũng trấn giữ nơi cửa biển (thoải) là Cửa Suốt. Thanh đồng hầu Đức
Ông Đệ Tam cũng làm các ấn phép giống với Đức Đại Vương như: lên đai thượng, rạch
lưỡi ban dấu mặn, thư phù bắt quyết… Trong văn Đức Ơng Đệ Tam cũng có đoạn hát kể
về điển tích của ông như:
Thời Trần Thị mở mang Nam Hải
Đức Đệ Tam dịng dõi kim chi
Vì vậy Đền Cửa Ơng là Đền chính thờ Đức Ơng Đệ Tam. Ngày đại tiệc của Đức Ông Đệ
Tam là ngày 3 tháng 2 âm lịch.
Đền Hạ của đền Cửa ông bản chất là một phủ thờ đạo Mẫu. Đền thờ Trung Thiên Long
Mẫu là một vị thủy thần. Ngồi ra cịn thờ Vân Hương Thánh Mẫu và các mẫu Thượng
Thiên, mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải… cùng các ơng Hồng Bơ, Hồng Bảy, Hồng
Mười. Cạnh đền Thượng cũng có đền quan Tuần Tranh, quan Chánh, quan Giám sát.
Giá trị lịch sử:
Giá trị lịch sử của ngơi chùa cịn thờ cả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và
Thiên Chúa ,Dã Tượng, Trần Khánh Dư, Đỗ Khắc Trung, Phạm Ngũ Lào, Lê Trần Phụ
kiện … Bây giờ, nơi đây thờ 34 pho tượng được bảo quản q, có giá trị nghệ thuật cao,
cơng phu khắc.
Trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt đền Cửa Ơng cịn có đền Cặp
Tiên (xã Đơng Xá, huyện Vân Đồn). Đền thờ cô bé Cửa Suốt, quan Chánh, các nhân
15
”
thần và thờ Mẫu. Tương truyền, cô bé Cửa Suốt là con gái Trần Quốc Tảng, thống
lĩnh thủy quân cùng cha trấn giữ nơi này, sau khi mất thường hiển linh giúp dân, âm
phù đánh giặc rất linh ứng.
Giá trị văn hóa:
Khẳng định tính chất bản địa của văn hố Việt, khẳng định dấu tích lịch sử, truyền
thống có từ lâu do cha ông truyền lại.
Nơi thờ thần Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng thể hiện niềm tự hào, tự tôn
của thời độc lập đậm nét tinh thần dân tộc chủ nghĩa
5.2: Lễ hội đền Cửa Ông
Lễ hội Đền Cửa Ông là một trong những lễ hội lớn trên địa bàn tỉnh được tổ chức vào
ngày mùng 3/2 (âm lịch) hàng năm, có giá trị lớn trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, giáo dục và gắn kết cộng đồng; nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong
đời sống tâm linh, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân địa phương và là điểm đến
thu hút khách du lịch.
5.1.2: Cấu trúc lễ hội
Lễ dâng hương đền Thượng
Lễ rước Đức Ông bắt đầu từ đền đi vòng ra quốc lộ 18A. Múa rồng đi trước dẫn
đường với nhiều màn biểu diễn hấp dẫn. Hai bên đường có đồn rước đi qua, nhiều
gia đình bày mâm lễ để cầu an, cầu lộc, cầu tài. Lễ rước Đức Ơng được tổ chức quy
mơ, hồnh tráng có hàng nghìn người dân và du khách tham gia. Lực lượng chức
năng bám sát theo đoàn rước, phân luồng đảm bảo an tồn giao thơng. Sau khi rước
qua các con phố, đoàn rước quay lại tượng đài Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương,
Trần Quốc Tảng. Lễ rước được tổ chức bài bản, quy củ tốt lên khơng khí trang
nghiêm mà linh thiêng, thần bí.
Tế lễ và dâng hương và rước bài vị Trần Quốc Tảng: Từ đền vi hành ra miếu (tương
truyền xưa là vườn nhãn, nơi Đức Ơng hóa) ở xã Trác Chân rồi lại rước về đền. Lễ
rước bài vị này mô phỏng những cuộc tuần du bảo vệ bờ cõi vùng biển Đông Bắc của
Hưng Nhượng Vương, mang ý nghĩa ghi nhớ công đức của ngài trong sự nghiệp bảo
vệ biên cương tổ quốcvà cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hịa
5.2.2: Tổ chức trò chơi
16
Lễ hội trị chơi dân gian cịn góp phần khơi gợi cho mọi người về những nét văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo cho họ ý thức gìn giữ những giá trị tinh thần, ni
dưỡng tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước cùng những giá trị đạo đức tốt
đẹp trong tâm hồn.
Nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như múa rồng, cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, bịt mắt
đánh trống, tổ tôm điếm, đẩy gậy, kéo co…
Trò chơi kéo co
Ở đây kéo co bằng dây địi hỏi phải bám chắc, nếu khơng có kinh nghiệm dễ bị tuột
tay, thua cuộc. Thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương, gắn kết mọi người trong tập
thể,trong cộng đồng.
Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Bắc bộ
Việt Nam, với mong ước mưa thuận, gió hịa, mùa màng bội thu hay những tiên đốn liên
quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy. Tùy vào mỗi quốc gia thành
viên, nghi lễ và trò chơi kéo co được tổ chức ở cấp độ toàn quốc hoặc tại các vùng nhất
định.Năm 2015, UNESCO đã ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam vào danh
sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
5.3: Biện pháp và phương hướng giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử và lễ hội đền Cửa
Ơng
-
Quảng Ninh cần tăng cường cơng tác quản lý, tôn tạo và tu bổ các di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh; đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn nghiệp vụ chất lượng
cao đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hố đặc sắc của tỉnh.
Song song với q trình đào tạo các cán bộ chun mơn, có kế hoạch tập huấn cho
cán bộ và nhân dân địa phương, những người tham gia khai thác du lịch tại các
khu di tích, danh lam thắng cảnh về chuyên môn, ngoại ngữ và thái độ ứng xử đối
với di sản, khách tham quan, tạo sự ổn định, bền vững cho di tích và an toàn cho
khách du lịch.
-
Thực hiện cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử
Đền Cửa Ông để xứng tầm với vị thế của một di sản văn hóa quốc gia đặc biệt.
Tiếp tục phát huy, khai thác các giá trị văn hóa tốt đẹp của Lễ hội Đền Cửa Ông;
17
ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, làm phai mờ, xói mịn những giá trị,
bản sắc văn hóa và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống; tiến tới kiểm sốt hồn
tồn những tác động tiêu cực thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội.
Giữ gìn và bảo vệ mơi trường trong khu di tích ln văn minh, xanh, sạch đẹp
-
Xây dựng các loại hình du lịch tâm linh, sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với
du khách; đầu tư chiều sâu cho việc duy trì một số ngành nghề thủ cơng và lễ hội,
nghệ thuật trình diễn tiêu biểu độc đáo tại các khu di tích; tuyên truyền, quảng bá
các giá trị lịch sử văn hóa và tơn vinh cơng trạng của danh nhân được thờ phụng
để nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là lớp trẻ, nâng cao hiểu biết sâu sắc về
giá trị của di tích, tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống và có trách nhiệm giữ
gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các giá trị vốn có của khu di tích.
-
Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tăng cường phối hợp với các bộ, ngành Trung ương
trong việc quản lý, bảo tồn, khai thác giá trị của khu di tích, phát triển du lịch bền
vững; liên kết với các điểm di tích trong chuỗi du lịch văn hố, tâm linh, khơng chỉ
riêng Quảng Ninh mà mở rộng khơng gian văn hóa kết nối các di sản văn hóa, du
lịch tâm linh của quốc gia và quốc tế.
-
Xây dựng mơi trường văn hóa, tun truyền cho đồng bào các dân tộc biết tự hào
và trân trọng những giá trị tinh thần, đạo đức, phong tục tốt đẹp của mình, phát
huy các giá trị văn hóa tích cực truyền thống trong cuộc sống mới. Xây dựng và
thực hiện quy ước văn hóa trên cơ sở kết hợp những yếu tố truyền thống tốt đẹp.
Tổ chức hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh để thu hút nhân dân tham gia.
6. Đánh giá, nhận xét:
Tôi cảm thấy rất tự hào và may mắn được sinh ra và lớn lên tại Quảng Ninh
vốn là một vùng đất nổi tiếng kháng chiến với nhiều anh hùng có cơng lao lớn trong sự
nghiệp xây dựng đất nước. Tôi tự hào với tất cả mọi vẻ đẹp văn hóa riêng biệt từng địa
phương nơi đây, đặc biệt là Đền Cửa Ông yêu dấu nơi Hưng Nhượng Vương Trần
Quốc Tảng đã giữ vững vùng đất này, yên định được dân tình, ngăn những mưu mô
xâm lấn của giặc Nguyên . Công lao và sự nghiệp của ơng cịn vang mãi với thời gian,
là tấm gường để chúng ta noi theo. Khu di tích Đền Cửa Ông là nét đặc trưng của bản
sắc văn hóa, lối sống của nhân dân địa phương, đây cịn là một điểm du lịch, tham
18
quan trải nghiệm lí tưởng để con người phải biết hướng về cội nguồn, kế thừa và phát
huy truyền thống cha ông, xây dựng đất nước giàu đẹp
III, PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, lễ hội đền Cửa Ơng là một lễ hội vừa dung dị, gần gũi vừa cung cách, linh
thiêng để tưởng nhớ và biết ơn những thế hệ đã qua và nói lên sức mạnh trong việc kết
nối cộng đồng làng xã. Đến với môi trường lễ hội, mỗi người dân được dịp làm mới mình
bằng cách khám phá, sáng tạo và cảm thụ những điều tốt đẹp từ ngọn gió tâm linh thổi
tới.
Ngay từ những sáng tạo ban đầu, các thế hệ tiền nhân đã tạo dựng được hình thái lễ
hội đậm đà bản sắc, có tính chọn lọc và bản lĩnh văn hóa cùng với biết bao nguyện ước
tốt đẹp. Trước hết, mỗi cá nhân đã gửi trọn niềm tin yêu vào thần linh để các vị chở che
cho đời sống dương thế lắm nguy nan. Khi cơn khát tâm linh đã được giải tỏa thì mặc
nhiên họ tự mở rộng tâm trí nguyện cầu an bình cho cộng đồng làng xã bằng niềm tin lớn
lao đi cùng lòng tự nguyện và sự thành tâm. Trải dài trong tiến trình lịch sử, các ngơi đền
chùa ở Cẩm Phả đã gây dựng nên đặc trưng văn hóa lễ hội bằng việc tu bổ và dựng xây
các thiết chế văn hóa làng nước như đình, chùa, đền, miếu, cây đa, bến nước. Cho đến
hôm nay, truyền thống ấy vẫn được tôn tạo và phát huy để phù hợp với nhu cầu tín
ngưỡng của nhân dân. Tất cả tạo nên sự đa dạng, phong phú về giá trị văn hóa của lễ hội
truyền thống. Sự thành tâm, kính cẩn của cộng đồng với các đấng bảo trợ, với tiên tổ đã
tạo nên bộ quy tắc ứng xử văn hóa dựa trên quy chuẩn “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”. Đó ln là truyền thống tốt đẹp, là chuẩn mực của những di sản văn
hóa đầy tính nhân văn mà ông cha ta đã dày công sáng tạo, vun đắp và đang được thế hệ
con cháu tiếp nối, bảo tồn và phát huy.
Lấy Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng làm tấm gương về truyền thống yêu
nước để noi theo nhằm phát triển, dựng xây quê hương mình ngày càng giàu đẹp. Luôn tự
hào về truyền thống đậm đà bản sắc địa phương, đồng thời quảng bá di tích văn hóa q
hương và lễ hội truyền thống với bạn bè khắp mọi nơi.Phát hiện và phê phán những hành
19
động phá hoạt di tích lịch sử hay làm thụt lùi truyền thống văn hóa địa phương cũng như
truyền thống dân tộc
Tồn cảnh đền Cửa Ơng
Tượng Trần Quốc Tảng tại đền Cửa Ông
Người dân mang lễ đến dâng trong ngày khai hội. Lễ rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng
Trò chơi kéo co
Đấu cờ người
TÀI THAM LIỆU KHẢO
20
1. Đào Duy Anh (2005), Việt Nam văn hóa sử chương, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
2. Huỳnh Cơng Bá (2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận hóa.
3. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hồng Việt Nam, Nxb KHXH, Hà
Nội.
4. Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, người và đất Việt, Nxb. Văn hóa- Thơng tin, Hà
Nội.
5. Trần Quốc Vượng chủ biên (2006), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục Hà
Nội.
6. />7. />8. />9. />
21