Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DI TIM GA 9 CHIN CUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.09 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đi săn gà chín cựa</b>



<b>“Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng </b>


<b>mao” - món thách cưới độc đáo của Vua Hùng </b>


<b>với hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh vốn dĩ chỉ </b>


<b>có trong truyền thuyết.</b>



Ấy vậy mà, giữa vùng thâm sơn Thanh Sơn, Phú Thọ, đã từ nhiều năm nay, người ta vẫn nuôi được
giống gà chín cựa q hiếm có một khơng hai này.


Cũng chỉ vì tị mị, tơi đã lên tận nơi ấy, mua gà, luộc lên rồi… ăn thử. Nói khơng ngoa, đó quả thật là
thứ thịt gà ngon nhất trong đời mà tôi được ăn. Ăn xong rồi lại cứ tiếc hùi hụi vì giống gà lạ này vẫn
chưa đem lại kinh tế cho bà con dân bản.


Gà chín cựa dũng mãnh với mào rực đỏ


<b>Sự tích loài gà dẫn cưới</b>


Trưởng bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ là người Dao nhưng có cái
tên không hề Dao một chút nào: Đặng Vĩnh Phúc. Khi ông Phúc nói cái tên ấy ra, tôi
hỏi lại mấy lần cố ý để ơng giải thích về cái tên chẳng mấy ăn nhập thơng thổ này.
Ơng Phúc thực thà: “Tổ tiên tôi vốn dĩ chẳng phải người gốc ở đây. Ơng cố nội tơi
sinh ra ở Nam Định, chuyên nghề đúc đồng, tuy chẳng phải bậc cự phú gì nhưng cũng
có của ăn của để. Tu chí đến nửa đời người thì ơng cố sa vào cờ bạc rồi nướng cả gia
sản vào đấy. Nợ nần chồng chất, phẫn chí, ơng cố tơi nổi lửa đốt nhà rồi đưa cả gia
quyến vào vùng rừng sâu này. Ơng cố tơi cải thành người Dao, sống đời sống sơn
tràng và đến đời tơi thì đã coi đây là quê hương bản xứ của mình rồi. Nhưng họ tên
đời sau vẫn đặt theo lối cũ trong gia phả truyền đời. Cái tên của tơi có nguyên do là
vậy”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Phúc nghiện thuốc lào vào dạng siêu nặng, nói chuyện được dăm câu là phải hua tay


xin ngừng để nhồi thuốc vào ống điếu. Hút xong rồi ơm ngực ho sù sụ.


Có lẽ, máu thương lái bán buôn từ đời cha ông vẫn cịn chảy trong huyết quản ơng
Phúc. Ấy là về chuyện con gà chín cựa đặc dị của đất này. Người dân tộc thiểu số nói
chung và người Dao nói riêng mang nặng tư duy “tự sản - tự tiêu” từ ngàn đời rồi, tự
trồng cấy, nuôi thả mà ăn chứ ít người nghĩ đến chuyện bn bán hoặc nói cho ốch là
làm thương mại. Nên trang trại gà chín cựa của ơng Phúc được mở ra đã là sự lạ,
hồnh tráng ở bản Cỏi.


Sự tích lồi gà chín cựa ở Thanh Sơn cũng lắm điều thú vị. Có nhiều giai thoại và
những lời đồn thổi khác nhau về gà chín cựa. Cụ Bàn Văn Trường, 80 tuổi nhớ lại:
“Lúc tơi cịn bé tí đã thấy trong nhà có những con gà với những cái cựa tua tủa như
gai nhọn”. Cụ Trường kể rằng, ngày cụ cịn bé, con gà nào có đủ chín cựa thì khơng
bao giờ bị giết thịt và cũng chẳng thấy chúng chết. Chỉ biết rằng, đột nhiên vào một
ngày nào đó, chúng biến mất và khơng bao giờ quay trở về nữa”.


Có người thì bảo đây là giống gà rừng nhưng thơng minh và thích gần gũi với con người nên về sống
với con người từ xa xưa. Có người lại nói giống gà này là gà nhà, được người Dao ở Xuân Sơn nuôi
dưỡng như gia cầm, chỉ có điều sức vóc cũng như sự tinh anh đã khiến nó rất được coi trọng. Người
Dao ở Xuân Sơn khẳng định gà chín cựa thơng minh tới mức có thể trơng nhà khi chủ đi vắng. Thực hư
thế nào thì chỉ có người Dao làm bạn với gà chín cựa bao đời nay mới biết rõ nhưng tôi đã được chứng
kiến tận mắt cảnh 3 thanh niên không bắt nổi chú gà tám cựa - nói gì đến chín cựa, dù đã dùng đủ mọi
“mưu kế”, đưa ra nhiều mồi nhử.


Đôi chân "quái dị" của giống gà quý hiếm


<b>Nhọc nhằn nuôi gà “bay”</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

khẩu chân ngắn và rất nhỏ. Tôi ở vùng này đã lâu và đó là lần đầu tiên tơi nhìn thấy
giống gà này. Chỉ nhìn thấy lần ấy thơi và lâu lâu khơng nhìn thấy chúng nữa”.


Câu chuyện cũng chẳng có gì đáng kể nếu khơng có một ngày ông Phúc trông thấy
con gà rừng lạ kia… đạp mái với cánh gà nhà sau vườn nhà ông. Gà nhà ấp trứng nở
ra giống gà có đến… tám cựa. Ơng Phúc trơng thấy lạ, tưởng lứa gà bị đột biến gì đó
nhưng lạ thay, lứa nào cũng thế, con nào cũng vậy. Chúng ăn khỏe nhưng lớn rất
chậm, con nào con nấy chỉ đến khoảng 1,5kg là dừng lại.


Giống gà này mắt sáng quắc, không hoảng ngay cả khi bị giữ chặt. Mào đỏ tươi như
máu, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh. Riêng cặp chân thì to, chắc và mọc đều
4 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Đặc biệt, cựa trên
cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn độc. Khi đủ lông
đủ cánh, chúng bay như chim, bởi chân ngắn và sải cánh rất rộng. Có đận, cứ ni
được con gà nào lớn lên là chúng bay tuốt vào rừng và không về nữa. Ơng Phúc mất
gà cứ ngẩn ngơ tiếc, khơng hiểu chuyện gì xảy ra.


Rồi ơng tính đến chuyện ni nhốt chúng. Ơng ni theo kiểu cơng nghiệp, qy
chuồng, rải rơm và cho ăn theo bữa với đèn chụp hẳn hoi. Như thế được dăm ngày,
đàn gà của ông cứ lần lượt lăn ra chết như là chết dịch. Là bởi, chúng ở trong chuồng
trướng khí, đập cánh đòi bay, quẫy vào thành chuồng đến gãy nát cả xương mà chẳng
thiết tha ăn uống gì. Cách ni đó rõ ràng là khơng ổn.


Suy đi tính lại, ơng Phúc tính chuyện lập trang trại. Ơng tính: “Giống này lai gà rừng, mình ni theo
kiểu gà nhà là hỏng hết. Nó là gà lai rừng thì ni bán tự nhiên, sáng cho nó bay đi kiếm ăn, tối nó lại
bay về như ni ong. Nó quen thức ăn, quen chuồng rồi thì khắc nó sẽ tự tìm về”. Ơng tính tù mù thế,
chẳng sách vở gì nhưng xem ra lại rất ổn. Ơng lập hẳn ra một trang trại ni gà chín cựa theo cách của
riêng mình.


Trang trại gà chín cựa giữa mênh mơng rừng núi


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

rừng kiếm quả chín, lá non mà ăn. Tối chúng bu về ngủ đầy trên dãy cây lồ ơ gần đó.
Ơng Phúc chỉ có thể kiểm soát được số gà con thả về rừng chứ khơng bao giờ kiểm


được số gà ơng có trong trang trại, đếm chúng mà cứ như đếm vịt giời đang bay vậy.
Theo cách ấy, số gà thu hoạch mỗi lứa phải mất… một nửa. Một nửa cịn lại thì có
con bay vào rừng, rồi bị dân bản quanh vùng nhầm tưởng là gà rừng họ săn mất, có
con không tự thuần được, lại thành gà rừng vĩnh viễn khơng về nữa, có con thì vẫn về
chuồng ăn hàng ngày nhưng không tài nào bắt được chúng. Mà, cách thu hoạch gà của
ông Phúc cũng lắm điều lạ.


Để bắt chúng, ơng làm cái thịng lọng có dây rút thật dài. Nửa đêm về sáng, chờ lúc
đàn gà về ngủ say trên cành cây lồ ô, ông nhẹ nhàng đặt thòng lọng trước mặt con gà
rồi bật đèn pin chiếu thẳng vào mặt nó. Con gà giật mình và theo phản xạ tự nhiên thì
rướn cổ ra phía trước. Thế là chui vào thịng lọng. Ơng Phúc thít thịng lọng vào lơi
xuống thật nhẹ nhàng, nếu để phát ra tiếng kêu hoặc tiếng quẫy cánh quá mạnh, đàn
gà tỉnh dậy bay mất thì công toi.


Giống gà mà ông Phúc nhân giống ra gọi là gà chín cựa nhưng thực chất gà trống chỉ có tám cựa, gà
mái chỉ có sáu cựa. Một lứa gà, mỗi con ni khéo lắm được ngót 2kg cũng mất cả năm. Chính vì thế,
giá bán của nó cũng chẳng hề rẻ chút nào. Gà sáu cựa giá 300-500 ngàn đồng/kg, gà tám cựa giá phải
hơn 1 triệu đồng/kg.


Trang trại gà của ông Phúc chỉ vẻn vẹn một túp lều mà gà không bao giờ ở


Gà có đầy đủ chín cựa thì hiếm vơ cùng. Từ xưa đến nay, số gà có đủ chín cựa chỉ
đếm được trên đầu ngón tay và nhà nào sở hữu gà chín cựa thì chả khác nào có được
con gà bằng vàng rịng. Với con gà đủ chín cựa, gia chủ có thể phát giá thoải mái, đại
gia nào có thú sưu tầm của lạ, sẽ sẵn sàng mua với bất kỳ giá nào. Người dưới xuôi
lên đây săn tìm gà chín cựa ráo riết lắm. Họ đặt cả chục triệu cốt để tìm được một con
gà đủ chín cựa. Ơng bảo, có lẽ đến cả trăm triệu đồng cho một con gà người ta cũng
sẵn sàng mua. Thực tế, đã có đại gia cây cảnh siêu giàu ở Việt Trì mà tơi biết đã chi
100 triệu đồng để có được một chú gà chín cựa từ tay một con bn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bản Cỏi nằm lọt thỏm giữa Vườn Quốc gia Xuân Sơn, có vỏn vẹn có 65 hộ dân, với
khoảng 350 nhân khẩu sinh sống. Chỉ vài năm trở lại đây, con đường bê tông nối vào
bản mới được làm, bản Cỏi mới hết biệt lập hoang vu. Tiếng tăm lồi gà đó cũng theo
con đường mới lan truyền đi khắp nơi. Cũng đã có vài cuộc khảo nghiệm thực tế của
các vị giáo sư, tiến sĩ nơng học thuộc vài viện nơng nghiệp lên tìm hiểu thực tế để
nghiên cứu lịch sử giống gà, đánh giá thực trạng và tìm biện pháp bảo tồn. Thế nhưng,
các vị đồng loạt lên, uống rượu, ăn thịt gà rồi chẳng thấy hồi âm gì. Nguồn gốc của
giống gà lạ này cứ thế rơi vào quên lãng.


Có câu chuyện thế này, nhiều đại gia ở Việt Trì, Phú Thọ đã thực hiện giấc mơ làm giàu bằng gà chín
cựa. Nhiều người đã đầu tư trang trại hàng tỉ đồng, rồi hốt nửa số gà trong bản Cỏi đem về thả, rồi cứ
ao ước rằng, trăm con gà kia sẽ đẻ ra ngàn con, ngàn con sẽ đẻ ra vạn con… Cứ theo cấp số nhân mà
tính, giống gà chín cựa ấy sẽ đem về cho chủ gia trang cả núi vàng. Suy cho cùng thì mơ ước của các
ông chủ gia trang chẳng phải viển vơng. Con gà chín cựa kia cũng chỉ ăn ngơ, ăn thóc như giống gà
khác, trong khi giá trị của nó thì rất lớn.


Nếu đưa ra khỏi bản Cỏi, gà chín cựa sẽ khơng sống được


Dù họ cũng biết gà ấy chỉ hợp với bay nhảy, dù họ cũng làm cành lá nhân tạo gần gũi
với thiên nhiên nhưng lạ thay, giống gà ấy hễ ra khỏi rừng Xuân Sơn là héo hon dần
và… chết. Điều này thật lạ lùng, nhưng nó cũng là lời lý giải vì sao khơng đâu khác,
chỉ núi rừng Xn Sơn, chỉ cái bản Cỏi heo hút giữa đại ngàn, giữa những dãy núi
điệp trùng kia mới có loại gà kỳ dị.


Như vậy, bản Cỏi là nơi duy nhất có thể nhân được giống gà này. Chuyện kiếm tiền từ
giống gà đặc sản, ơng Phúc đã bắt đầu tính đến. Bà con trong bản cũng lác đác bắt đầu
nuôi gà chín cựa. Tuy nhiên, thi thoảng mới có người dưới huyện lên mua được dăm
con đãi khách. Gà ni ra đó, chủ yếu vẫn để… thịt ăn. Duy chỉ có ơng Phúc là đang
ấp ủ làm ăn lớn. Ơng tính: “Ở đây rừng núi có sẵn, tơi đang tính khoanh vùng nhân
giống đàn gà lên vài nghìn con, ni cho đã. Để cho giống gà này trở thành một


thương hiệu của huyện, của tỉnh và thực sự đem lại kinh tế cho bà con”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

con gà kia, ai sẽ là người mua, ai sẽ là người bù lỗ cho bà con khi nuôi giống gà này.
Trước khi làm trang trại lớn, tính chuyện ni đại trà, cần tính đến đầu ra, phải có kế
hoạch tổng thể lâu dài chứ khơng nên ăn xổi vài vụ. Rồi cả những chuyện dịch bệnh
trên trời giáng xuống có thể hủy diệt cả đàn gà. Những điều ấy mà khơng tính thì có
ngày bà con trắng tay như chơi.


Ơng Phúc rít hơi thuốc lào thật sâu, nhấp ngụm nước chè rồi trầm ngâm: “Có lẽ thế
thật, đợt tới phải bàn với mấy cán bộ xã, cán bộ huyện xem chiến lược thế nào. Nhưng
dù gì, tơi cũng làm trang trại thật lớn đấy!”.


Mới đây nhất, ơng Hồng Anh Tuấn, cán bộ UBND xã Xuân Sơn
cho biết, chính quyền địa phương đang tìm cách giúp người dân
bảo tồn gà chín cựa. Ban Khuyến nông của xã Xuân Sơn cũng
thống kê số lượng gà nhiều cựa của các hộ dân. Theo đó, gà từ
bảy cựa trở lên có hơn 300 con. Theo ơng Tuấn, xã Xn Sơn đã
có quyết định chọn 5 hộ gia đình ở 4 bản thí điểm mơ hình bảo
tồn gà chín cựa. Các gia đình này sẽ được hỗ trợ tiền làm chuồng
trại, được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phịng bệnh cho gà.
“Các loại gà nhiều cựa có giá trị kinh tế khá cao. Vì thế, người
dân vừa có thể yên tâm nuôi gà nhiều cựa tăng gia sản xuất vừa
có thể chắt lọc để bảo tồn nguồn gen q” - ơng Tuấn cho biết. Vì
thế, trong tương lai khơng xa, gà chín cựa sẽ trở lại, cất tiếng gáy
oai hùng ở vùng núi rừng Xuân Sơn nơi đất Tổ.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×