Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tư tưởng thiền học đại việt qua tác phẩm khóa hư lục của trần thái tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.12 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TIỂU LUẬN
Đề tài:
Tư tưởng thiền học Đại Việt qua tác phẩm Khóa hư lục
của Trần Thái Tông

SV thực hiện:
Lớp: - Mssv:
Môn:
GVHD:

TP.HCM – 2021


Mục lục
Mục lục...................................................................................................................................................................2
A. Dẫn Nhập...........................................................................................................................................................2
B. Nội Dung Chính..................................................................................................................................................4

A. Dẫn Nhập
Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam phải nói rằng, thời đại nhà Trần là một thời đại
hưng thịnh nhất. Khơng những phát triển từ các chính sách an dân trị nước mà còn
phát triển trên rất nhiều mặt như văn hóa, xã hội, kinh tế, đời sống, văn chương …
nhưng đặc biệt nhất là Phật giáo phát triển một cách rực rỡ với sự xuất hiện của các
thiền sư đều là vua quan cho đến dân chúng. Triều đại nhà Trần đã sáng lập nên Thiền
phái Trúc Lâm một thiền phái mang hơi thở và đậm đà bản sắc của người Việt.
Với tinh thần bất khuất, tự lực tự cường khơng chỉ trong cơng cuộc bảo vệ nền hịa
bình, tự chủ của dân tộc trước vó ngựa xâm lăng của ngoại bang mà còn tự chủ trong


cả tư tưởng, tín ngưỡng, tơn giáo và văn hóa giáo dục. Trong đó đạo Phật phát triển
cực thịnh và là nền tảng tư tưởng ra đời tam giáo đồng nguyên nước ta. Chính vì vậy
triều đại nhà Trần đã tạo ra một đạo Phật dung hợp với bản sắc văn hoá dân tộc để tạo


nên nét đặc thù cho lịch sử Việt Nam. Sự dung hợp đó đã làm cho đất nước có được
một nền triết học cũng như nền văn học Việt Nam mang đậm tư tưởng Phật giáo mà
cho đến về sau khơng có một triều đại nào có thể vượt qua được.
Một trong những người có cơng lớn đối với triều đại nhà Trần không ai khác hơn
là Trần Thái Tông. Ông là vị vua đầu tiên và cũng là người đã đặt nền móng cho thiền
phái Trúc Lâm ra đời để sau này Trần Nhân Tông là người phát triển đến tột bậc. Trần
Thái Tông viết nhiều tác phẩm nhưng trong đó Khóa Hư Lục là tác phẩm nổi tiếng
nhất của ơng đến nỗi người đời cịn gọi nó là Khóa Hư Kinh. Theo tư tưởng Phật tại
lịng cũng như qua hình ảnh sắc thân, Trần Thái Tơng đã cho ta thấy rất rõ về hình
ảnh con người qua bài “Phổ thuyết sắc thân” và khuyến cáo mọi người nên nhận chân
rõ về cái hữu hạn của sắc thân và cái vơ hạn của tình u. Ơng cho rằng sắc thân thì
mong manh dễ vỡ, dễ mất đi cịn tình u thì vơ hạn vĩnh cửu.
Khóa Hư Lục, một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc, thế kỷ XIII
chứa đựng một kho tàng tư tưởng sâu rộng và đầy màu sắc dân tộc, đặc biệt là nguồn
tư tưởng thiền học Đại Việt khổng lồ. Chính vì vậy mà người viết đã chọn đề tài: “Tư
tưởng thiền học Đại Việt qua tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tông”.
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ xin đề cập sơ lược tiểu sử
của Trần Thái Tơng, giới thiệu đơi nét về Khóa Hư Lục, bên cạnh đó sẽ bàn sâu về
giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, qua đó rút ra được những nguồn tư
tưởng thiền học Đại Việt chính yếu.
Bên cạnh đó, từ phương pháp nghiên cứu những tài liệu sẵn có của các bậc tiền
bối đi trước cùng với những bài viết đề cập đến thân thế của Trần Thái Tơng cũng
như Khóa hư lục người viết sẽ phân tích những dữ liệu trong tác phẩm cùng với sự
nhận xét đánh giá xung quanh nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật để thấy
được cái hay cũng như cái chân thật của tác phẩm này một cách khách quan nhất.



B. Nội Dung Chính
1. Đơi nét về tác giả – tác phẩm
1.1. Tiểu sử Trần Thái Tông
Trần Thái Tông sinh ngày 17 tháng 7 năm 1218, tại hương Tức Mặc, phủ Thiên
Trường (nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh), tên thật nguyên là
Trần Bồ, sau đổi thành Trần Cảnh. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử
Việt Nam. Ơng ở ngơi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng 19 năm.
Trần Cảnh là con thứ của Trần Thừa. Khi ông sinh ra, họ Trần đã nắm quyền thao
túng triều chính nhà Lý. Bấy giờ chú họ ơng là Trần Thủ Độ giữ chức Điện tiền chỉ
huy sứ trong triều Lý. Bố của ông cũng từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan


đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý. Năm ông lên 6 tuổi, do sự sắp đặt của
người chú họ đã đưa ông vào cung hầu hạ nữ vương Lý Chiêu Hoàng. Do sự sắp đặt
của Trần Thủ Độ, sau đó ơng cưới Lý Chiêu Hồng khi ấy mới 7 tuổi. Cuối năm
1225, Trần Thủ Độ ép nữ hồng nhà Lý nhường ngơi cho ơng, khi đó ơng vừa tròn 8
tuổi.
Tuy nhiên, mãi đến năm 20 tuổi, Trần Cảnh (bấy giờ là Trần Thái Tơng) và Chiêu
Hồng chưa có thái tử nối ngơi. Trước tình thế này, thái sư Trần Thủ Độ đã bày mưu
sắp đặt cho Trần Thái Tơng cưới chị dâu của mình là Thuận Thiên (vợ Trần Liễu) lúc
ấy đang mang thai 3 tháng và giáng Chiêu Hồng làm cơng chúa, gây sự bất hịa
trong mối quan hệ anh em giữa Trần Liễu với Trần Thái Tơng.
Tình cảnh éo le, cay đắng, nhưng uy thế của Trần Thủ Độ quá lớn khiến Trần Thái
Tông không thể chống lại mặc dù vô cùng bất mãn. Do đó, ơng quyết định từ bỏ
hồng cung, nửa đêm lặng lẽ vượt thành đến núi Yên Tử cầu xuất gia với quốc sư
Trúc Lâm. Trần Thủ Độ hay tin, lệnh cho quan lại và triều thần đến núi Yên Tử đón
Thái Tơng về triều để lo việc nước, bằng khơng vua ở đâu thì cung điện và quần thần
tại đó. Khơng cịn cách nào hơn, Trần Thái Tơng đành về lại Hoàng Thành với lời

khuyên của Quốc sư Trúc Lâm.
Sau khi về cung, Trần Thái Tông chuyên cần học tập và trị nước chăn dân, Ơng
tinh thơng cả Nho, Lão và Phật học, thường cùng các bậc kỳ túc trong rừng thiền như
thiền sư Đại Đăng, Ứng Thuận, Thiên Phong,… đàm luận đạo lý và tâm giải thốt.
Ơng là người có cơng rất lớn trong việc ổn định lại trật tự xã hội sau thời Lý suy kiệt,
đồng thời đặt nền móng cho chế độ học tập thi cử Việt Nam, sửa chữa đê điều, “vua
là người khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể mở nghiệp, truyền
sau, đặt rường giăng mối, chế độ nhà Trần tất đẹp.”
Khơng những thế, ơng cịn là người trực tiếp lãnh đạo tồn dân đứng lên đánh
đuổi giặc Mơng Cổ xâm lược vào năm 1257 - 1258, đích thân tham gia nhiều mặt
trận quan trọng, để giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc chiến đấu vệ quốc đầy
oai hùng của dân tộc.


Dưới triều đại Trần Thái Tơng, “chính trị, văn hố, tơn giáo đều cực thịnh. Chính
ơng cũng chun tâm nghiên cứu Phật học và sùng mộ đạo Phật nhưng không xem
thường cái học của các trường phái khác. Học thuật nước nhà do đó phát triển”. Ơng
là vị vua đỡ đầu việc phát triển Phật giáo Việt Nam, khiến cho Thiền học phát triển
rực rỡ. Dưới ảnh hưởng của ông, Phật giáo thiền tông không chỉ tạo nên những giá trị
tinh thần độc đáo trong sự phát triển đời sống văn hố - tơn giáo Đại Việt thế kỷ XIII
- XIV mà cịn góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ đất nước chống quân xâm lược
Nguyên Mông và xây dựng nền hồ bình, thịnh vượng của triều đại nhà Trần. Hơn
thế, tư tưởng thiền của Trần Thái Tông là một nền tảng lý luận quan trọng để dòng
thiền Trúc Lâm - thành tựu rực rỡ nhất của Phật giáo thời Trần - hình thành và phát
triển.
Ngồi ra, sinh thời Trần Thái Tơng có tài sáng tác nhiều thơ văn, kệ đạo, chú giải
một số kinh điển quan trọng. Ông là nhà văn, nhà thơ lớn chuyên suy niệm về vấn đề
sanh tử và giải thoát con người, là thiền gia nổi tiếng đặt nền móng cho sự ra đời của
Phật giáo nhất tông thời Trần, để Thiền Phái Trúc Lâm sau này rực sáng mãi cho tới
ngày nay.

Trong thời gian ở ngôi, Trần Thái Tông đã 3 lần đổi niên hiệu: Kiến Trung (12251232), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250) và Nguyên Phong (1251-1258).
Sau khi lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống lại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân
Nguyên Mông thành công, ông truyền ngôi cho con trai là Thái tử Trần Hoảng (tức
vua Trần Thánh Tông). Truyền ngôi được 19 năm, ông qua đời ngày 4 tháng 5 năm
1277, hưởng thọ 60 tuổi.
Ngày nay ở Hà Nội có phố mang tên Trần Thái Tơng ở quận Cầu Giấy. Tại thành
phố Nam Định cũng có phố mang tên ông
1.2. Ảnh hưởng và tiếp thu tư tưởng thiền của Trần Thái Tông
Năm 1236, theo bài tựa Thiền tông chỉ nam, Trần Thái Tông đã từng lên Yên Tử
gặp Quốc sư Trúc Lâm đại sa môn xin đi tu. Theo Thiền uyển tập anh, vị Quốc sư này
có thể là Viên Chứng, thế hệ nhà sư thứ hai tu ở Yên Tử. Trần Thái Tông đã chịu ảnh
hưởng tư tưởng thiền trực tiếp từ vị Quốc sư này. Nhưng sau đó, theo lời khuyên của


Quốc sư và chủ yếu là do sức ép của Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thái Tơng đã thuận
lịng trở về kinh thành, vừa chuyên tâm cai trị đất nước, vừa gắng sức nghiên cứu
thiền học.
Sau khoảng 10 năm, ông viết xong cuốn Thiền tông chỉ nam. Sách này nay khơng
cịn, mà chỉ cịn bài tựa. Theo lời khun của Quốc sư, rằng: “Trong núi vốn khơng có
Phật. Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm lắng, tuệ hiện, đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác
ngộ được tâm ấy thì thành Phật ngay tại chỗ, khơng phải đi tìm Phật cực khổ ở bên
ngoài. Phàm làm đấng nhân quân, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của
mình và tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn bệ hạ về, bệ hạ
khơng về sao được? Chỉ mong bệ hạ đừng xao lãng việc nghiên cứu Phật học” và căn
cứ vào hành trạng của Trần Thái Tơng trong bài tựa đó, ta có thể đốn định: ơng đã
thấu triệt tơn chỉ thiền tơng.
Căn cứ vào lời khuyên đối với Trần Thái Tông của Quốc sư Trúc Lâm, có thể thấy,
các nhà sư trụ trì trên núi Yên Tử đã kế thừa những thành tựu tư tưởng thiền Phật
giáo thời Lý, chịu ảnh hưởng của thiền phái Vô Ngôn Thông, là phái thiền tập trung
vào khái niệm tâm. Theo thiền phái Vô Ngôn Thông, Phật tức tâm, tâm tức Phật, khi

người tu tập khiến cho cái tâm trở nên trong sạch, trở nên siêu việt trên mọi ý niệm,
trở thành “tâm khơng” thì đó chính là lúc tâm đồng nhất với Phật. Lời của Quốc sư
đã cho thấy những yếu chỉ cơ bản của thiền Vơ Ngơn.
- Thứ nhất, Phật tại tâm (lịng);
- Thứ hai, tu tập đến độ giữ cho tâm yên tĩnh, phẳng lặng, đạt tới “tâm không” mà
thấu đạt mọi lẽ là đạt tới cảnh giới Phật
- Thứ ba, Giác ngộ được chân lý đó là thành Phật.
Từ những chỉ dẫn này của Quốc sư, Trần Thái Tông đã trở về kinh thành và suy
niệm, triển khai tư tưởng thiền theo hai hướng:
− Đầu tiên là tiếp tục triển khai tư tưởng “tâm khơng” như là bản thể, diệu tính,
chân như của vạn vật và một số tư tưởng thiền học khác mang tính lý luận siêu
hình un áo;


− Hướng dẫn phương pháp tu tập thiền để thanh lọc thân tâm, hướng tới giác
ngộ. Những tư tưởng thiền đặc sắc này của Trần Thái Tơng có thể tìm thấy
trong sách Khoá hư lục - sách tập hợp một số tác phẩm của ơng cịn lại đến
ngày nay.
1.3. Đơi nét về Khóa hư lục
Trần Thái Tơng là một tác giả lớn, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm bất hủ.
Theo Thánh Đăng Ngữ Lục thì tác phẩm của Trần Thái Tông gồm: Văn Tập 1 quyển,
Chỉ Nam Ca 1 quyển, Thiền Tơng Khóa Hư 10 quyển. Sau này các sách trên được tập
hợp thành Khóa Hư Lục gồm: Thiền Tông Chỉ Nam Tự, Kim Cang Tam Muội Kinh
Tự, Bình Đẳng Sám Hối Văn Tự, Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi Tự.
Theo Giáo sư Lê Mạnh Thác trong Trần Thái Tơng tồn tập nhận xét “chính nhà
vua cùng với những người khác đã đặt nền móng và mở đầu cho nền văn học Việt
Nam, có vai trị rất lớn trong việc phát triển về sau của nền văn học dân tộc”.
Sách gồm ba quyển Thượng, Trung, Hạ, viết theo thể văn biền ngẫu bằng Hán tự,
một lối văn rất khó viết, ở người cầm bút phải có một trình độ học vấn uyên bác mới
dám sử dụng tới.

Tác phẩm Khóa hư lục” được Trần Thái Tơng viết khi ông nhường ngôi cho thái
tử, lui về làm Thái thượng hoàng. Phan Huy Chú khi đọc tác phẩm này đã thốt lên: “ý
văn tỏ rõ niềm yêu thích cảnh đẹp núi rừng, coi ngang lẽ sống chết, chí thú khống
đạt”.
Về nội dung cuốn sách tác giả trình bày những tư tưởng triết lý đại thừa Phật giáo
nhằm mục đích tự thức tỉnh và đồng thời có tính cách giáo dục quần chúng, nói lên
niềm thao thức khổ đau cùng sự giác ngộ của một người có trách nhiệm với mình, với
đời và với đồng bào, nhân loại.
Tác giả, sau bao năm đối diện với những dằn vặt khổ đau ray rứt của tự thân. Năm
Vua lên hai mươi tuổi, Hoàng Hậu là Chiêu Thánh ( Lý Chiêu Hoàng) mới mười chín
tuổi, chỉ vì muộn có con, Trần Thủ Độ bắt ép Vua phải bỏ Chiêu Thánh để lấy người
chị dâu đã có mang ba tháng là Thuận Thiên, vợ của anh mình, tức Trần Liễu. Có lẽ
Trần Thủ Độ muốn Vua có con ngay để sau này nối nghiệp nhà Trần. Hiển nhiên là


Vua đã kịch liệt phản đối việc làm trái lễ giáo này của Trần Thủ Độ. Nhưng uy quyền
của ông ta quá lớn. Vua đành nhẫn nhục đau khổ, chịu đựng.
Người con trai hai mươi tuổi mới lớn lên, lòng mang nặng một nổi buồn u ẩn, Vua
đã nhất quyết bỏ ngai vàng ra đi, tìm lên núi Yên Tử, và xin ở lại đó để tu học Phật
pháp hầu tìm ra một lối thốt cho tâm tư uất nghẹn, khổ đau; mặt khác, đứng trước
tình cảnh rối bời của đất nước lúc bấy giờ, tuy tâm tư Vua chưa nguôi nỗi đau buồn,
do người chú họ Trần Thủ Độ gây ra, nhưng trên cương vị một người lãnh đạo quốc
gia, Vua không thể nhất đán phủi tay, buông xuôi, bỏ mặc cho vận nước nổi trôi... Và
nhất là van nài trước sự khẩn thiết của Trần Thủ Độ: “ Xin Bệ hạ nghĩ đến trăm họ.
Lòng dân như hoa hướng dương, luôn hướng về nẻo mặt trời mọc, là Bệ hạ. Vậy xin
Bệ hạ gấp hồi loan”. Vua cảm động, rươm rướm nước mắt rồi cùng các quan trở về
kinh sư, gượng lên ngôi báu. Trong 33 năm trị vì Vua đã làm trịn sứ mệnh của một
đấng qn vương, hết lòng lo sửa sang việc nước; bên trong, bình trị nội loạn; phía
ngồi, dẹp n xâm lăng. Nhờ vậy mà toàn dân được sống an vui hạnh phúc.
Với trí sáng như mặt trời và với lịng thì rộng như biển cả, Vua quả là một vị A la

hán, một vị đại Bồ tát thị hiện ở Việt Nam để cứu nước Việt Nam. Nên sau khi đã
hoàn thành sự nghiệp cứu nước, Vua nhường ngôi cho con là Trần Hoảng tức là Trần
Thánh Tông. Chắc chắn sau đấy vua có nhiều thì giờ rảnh rỗi để dành hết tâm tư vào
việc tu niệm, và viết sách truyền lại cho đời.
Tất cả nổi thao thức khổ đau đối với bản thân, đối với cuộc đời, và với lòng từ bi
thương xót chúng sanh, vì u mê tạo nghiệp xấu ác, nên phải luân hồi chìm đắm trong
ba cõi, sáu ngã. Do những ý nghĩa ấy, tác giả đã viết khóa Hư lục, trước hết là để tự
thức tỉnh mình trên đường tu niệm và thực hành, nhằm thanh lọc sáu quan năng,
mong đạt đến chỗ “ lục căn viên thông”, tức là chứng thánh quả, đồng thời khuyên
mọi người hướng tâm lên đức Phật từ bi cao cả và hãy học hỏi giáo lý vô thượng của
Ngài, và lấy đó làm chiếc bè đưa ta qua sơng mê, tới bờ giác.
Trước hết ta tìm về hai chữ “ Khóa - Hư”. Chữ Khóa ( trong khóa Hư Lục), theo
Hán tự, có nghĩa là bài học dạy về cách thức tu trì đúng chính Pháp. Chữ Hư, nghĩa là
rỗng lặng, tâm ln ln thức tỉnh, khơng chấp vào hình tướng, sự vật một cách giáo
điều, cố định. Khóa tượng trưng tinh thần hữu vi, minh chánh, quả quyết.


Hư, tượng trưng tinh thần vô vi, lồng trong một ý nghĩa: Vạn hữu chuyển biến,
khổ, không, vô thường, vô ngã, hiểu được lẽ sanh hóa của vũ trụ vạn hữu, là đi vào
cõi niết bàn, bất sanh bất diệt, là chứng đạo, đạt tới trạng thái chân lý tối cao: Phật đà.
2.. Luận về thiền trong Khóa hư lục của Trần Thái Tông
Dịch
Phàm người học đạo chỉ cầu kiến tánh. Tuy thọ được tất cả tịnh giới, mà không tọa
thiền thì định lực chẳng sanh; định lực chẳng sanh thì vọng niệm khơng diệt, muốn
được kiến tánh, thật là khó vậy. Đức Phật Thích-ca vào núi Tuyết, ngồi ngay thẳng
sáu năm, chim Cáp làm tổ trên đầu, cỏ tranh mọc xuyên qua bắp vế, mà thân tâm thản
nhiên. Tử Cơ ngồi tựa ghế, thân như cây khô, tâm tợ tro tàn. Nhan Hồi ngồi quên, tay
chân rời rã. Đuổi thơng minh, lìa ngu trí, đồng với đại đạo. Đó là các bậc Thánh Hiền
trong tam giáo ngày xưa, đã từng ngồi định.
Song đi đứng nằm ngồi đều là thiền, khơng phải chỉ riêng ngồi. Nhưng vì đi thì cất

bước, đứng thì nhọc nhằn, nằm thì mờ mịt mà yên tĩnh, yên tĩnh thì cái nghĩ sanh,
nghĩ sanh thì niệm khởi. Muốn dứt các niệm, nên tập ngồi thiền định. Nếu khi ngồi
không dứt các niệm, tâm khỉ đua nhảy, ý vượn chạy rong, hoặc vọng tưởng mà biết
tiền trần, hoặc vô ký mà quên tự tánh. Tựa giường, dựa vách, nhắm mắt che tròng ngủ
gục, nước miếng chảy, đầu cúi, xương sống cong. Tuy giả danh là tọa thiền, mà ngồi
dưới núi đen, trong hang qủy. Cho nên Thiền sư Hồi Nhượng nói: “mài gạch muốn
làm gương” là nói về người này vậy.
Vả lại, thiền có bốn thứ:
1. Tạo kế khác, ưa trên chán dưới mà tu, gọi là “Ngoại đạo thiền”.
2. Chánh tín nhân quả, cũng ưa trên chán dưới mà tu, gọi là “Phàm phu
thiền”.
3. Rõ lý sanh (nhân) không, chứng đạo thiên chân mà tu, gọi là “Tiểu giáo
thiền”.
4. Đạt nhân, pháp đều không mà tu, gọi là “Đại giáo thiền”.


Nay, người hậu học, cần lấy “Đại giáo thiền” làm chánh. Nơi đây tập tọa thiền dứt
niệm, chớ sanh kiến giải.
Giảng
“Phàm người học đạo chỉ cầu kiến tánh.” Đã nói về giới rồi phải nói đến định.
Định tức là tọa thiền. Ngài nói người học đạo phải cầu kiến tánh, tức nhận ra bản tánh
thanh tịnh sáng suốt của mình, gọi là kiến tánh.
“Tuy thọ được tất cả tịnh giới, mà khơng tọa thiền thì định lực chẳng sanh.” Nghĩa
là mình có được giới trong sạch là có phước, là tránh được phiền não,nhưng khơng
tọa thiền thì sức định khơng mạnh.
“Định lực chẳng sanh thì vọng niệm khơng diệt.” Khơng có sức định thì vọng
niệm khơng diệt, nó cứ lăng xăng làm cho tâm mình rối loạn khơng an. Bởi vậy có
giới rồi kế đó phải tọa thiền để tâm được định. Tâm được định thì vọng tưởng mới
dừng.
“Muốn được kiến tánh, thật là khó vậy.” Nếu vọng niệm chưa hết mà muốn được

kiến tánh thật là khó. Bởi vì nếu tâm chưa dừng lặng mà muốn nhận ra được bản tánh
thật là điều khó, khơng thể được. Cho nên đầu tiên là Giới, kế đó là Định. Định là nhờ
sức tọa thiền. Nhờ tọa thiền tâm mới lặng. Tâm lặng thì tánh giác mới hiện tiền.
Đây dẫn chứng: “Đức Phật Thích-ca vào núi Tuyết, ngồi ngay thẳng sáu năm, chim
Cáp làm tổ trên đầu, cỏ tranh mọc xuyên qua bắp vế, mà thân tâm thản nhiên.” Đây là
chỉ lúc đức Phật tu khổ hạnh sáu năm, chim làm tổ trên đầu, cỏ mọc qua bắp vế, mà
Ngài vẫn ngồi yên thiền định.
“Tử Cơ ngồi tựa ghế, thân như cây khô, tâm tợ tro tàn.” Tử Cơ là người học đạo
tiên. Người tu tiên cũng ngồi thiền định cho tâm n lặng, khơ kiệt khơng cịn rối
loạn nữa.
“Nhan Hồi ngồi quên, tay chân rời rã.” Nhan Hồi là người tu theo Nho vẫn ngồi
quên cả thân thể, buông thõng tay chân. Đây để chỉ tu theo Phật, Lão, Khổng đều
phải nhờ thiền định.
“Đuổi thơng minh, lìa ngu trí, đồng với đại đạo.” Đại đạo là chỉ tánh giác thanh
tịnh. Muốn được tánh giác thanh tịnh thì đừng giữ thơng minh, ngu trí. Thơng minh là


cái suy nghĩ lanh lợi, bén nhạy của thế gian, trong nhà Phật gọi là Thế trí biện thơng
tức là trí thế gian, chưa phải là chỗ chân thật, chỗ giác ngộ. Vì vậy nên nói đuổi thơng
minh, lìa ngu trí mới đồng với đại đạo. Khơng nên phân biệt trí ngu, chỉ khi nào tâm
thản nhiên thanh tịnh, lúc đó mới sống được với đại đạo.
“Đó là các bậc Thánh Hiền trong tam giáo ngày xưa, đã từng ngồi định.” Như vậy
những bậc Thánh, bậc Hiền trong Phật giáo, Khổng và Lão vẫn ngồi thiền cho tâm
được an định. Vì ngồi thiền mới có sức mạnh kềm chế được vọng tưởng, nếu khơng
thì e khơng có khả năng chinh phục được nó.
“Song đi đứng nằm ngồi đều là thiền, không phải chỉ riêng ngồi.” Tuy Ngài đề cao
ngồi thiền, nhưng bây giờ Ngài nói lại, trong nhà thiền khơng phải chỉ ngồi mới thiền,
mà đi đứng nằm ngồi đều là thiền.
“Nhưng vì đi thì cất bước, đứng thì nhọc nhằn, nằm thì mờ mịt mà yên tĩnh,yên
tĩnh thì cái nghĩ sanh, nghĩ sanh thì niệm khởi.” Ở đây nói mọi hành động đều là

thiền, nhưng khi đi phải cất bước, cất bước thì có lăng xăng có động, mà động thì khó
định. Đứng thì đứng lâu mỏi chân, cũng khó định. Nằm thì mờ mịt vì buồn ngủ, mà
mờ mịt thì khơng có sức mạnh. Tuy nó hơi n nhưng yên thì cái nghĩ dễ sanh, mà
nghĩ sanh thì niệm khởi. Như vậy tuy đi đứng nằm đều được, nhưng không phải là thế
ưu.
“Muốn dứt các niệm nên tập ngồi thiền định.” Ngồi thiền là ưu hơn hết, bởi vậy
bắt quí vị ngồi hai giờ là cái lý của tơi. Có ngồi nhiều rồi q vị mới thấy kinh nghiệm
tơi khơng sai. Nếu ngồi một giờ thì nửa giờ đầu rối bời, lúc hơi yên là hết giờ. Ngồi
một giờ rưỡi thì nửa giờ đầu rối, nửa giờ kế hơi yên yên, nửa giờ sau vừa mới yên thì
hết giờ. Ngồi hai giờ thì bỏ giờ đầu, cịn giờ sau là giờ yên. Yên là sức mạnh. Ngoại
trừ những người mới ngồi thì giờ sau là giờ chịu đựng, nhưng có chịu đựng rồi sẽ
thắng. Cịn người ngồi được lâu thì giờ sau mới yên, yên rồi sẽ thấy sức mạnh của
thiền. Sức mạnh đó mới thắng được vọng tưởng, nếu khơng thì vọng tưởng cứ ào ào
tn ra dừng không nổi. Bởi vậy, tu cần phải cố gắng chịu đựng mới thắng được, chớ
không phải dễ dàng.
“Nếu khi ngồi không dứt các niệm, tâm khỉ đua nhảy, ý vượn chạy rong, hoặc
vọng tưởng mà biết tiền trần, hoặc vơ ký mà qn tự tánh.” Ở đây Ngài nói, khi ngồi


cốt dứt vọng niệm, mà vọng niệm khơng dứt thì tâm, ý chạy lăng xăng loạn động.
Như đang ngồi ở Thiền đường Trúc Lâm mà đi dạo chợ Đà Lạt, có khi chạy xuống
Thường Chiếu, chạy khắp mọi nơi. Đó là tâm khỉ đua nhảy, ý vượn chạy rong.
“Hoặc vọng tưởng mà biết tiền trần, hoặc vô ký mà quên tự tánh.” Vọng tưởng và
vô ký là hai bệnh của người ngồi thiền. Vọng tưởng nhớ lại cảnh này cảnh nọ, hoặc
hình ảnh của những ngày qua, biết là biết theo cái bóng của những việc đã qua. Vơ ký
là chuẩn bị hơn trầm. Nếu ngồi mà tỉnh sáng, thì khơng lìa tánh giác. Có nhiều người
khơng hiểu, ngồi cứ cầu cho thấy tánh. Cần thấy tánh làm gì? Chỉ cần tỉnh sáng
không vọng tưởng là đủ rồi. Sao vậy? Vì tánh hiện đó chớ đâu, cịn cầu thấy chỉ là
bệnh. Cho nên vô ký quên tự tánh là khi mờ mờ mịt mịt quên cái tỉnh sáng của mình.
Đây nói những bệnh: “Tựa giường, dựa vách, nhắm mắt che tròng ngủ gục, nước

miếng chảy, đầu cúi, xương sống cong.” Đó là những bệnh của người ngồi thiền cịn
lơi thơi. Ngồi thiền mà ngồi trong mùng tựa giường, vừa mỏi muốn dựa vách cho đỡ
mỏi, hoặc nhắm mắt một hồi rồi gục lên gục xuống, hoặc ngồi đầu cúi, nước miếng
chảy xuống, xương sống cong. Người tập tu thiền có những bệnh ở trên đây cần phải
ráng sửa.
“Tuy giả danh là tọa thiền, mà ngồi dưới núi đen, trong hang quỉ.” Ngồi như vậy
là giả danh ngồi thiền, vì bị mờ mờ mịt mịt đâu có thấy gì, mà quỉ thì ở trong bóng
tối, nên nói là ngồi dưới núi đen, trong hang quỉ, chớ không phải ngồi trong nhà Phật,
trong nhà thiền. Như vậy ngồi thiền phải ngồi cho ngay thẳng, khơng nương dựa vào
vật gì, mắt mở nhỏ, không nên nhắm, đầu đừng cúi quá, không cho nước miếng chảy,
xương sống thẳng, đó mới đúng cách tọa thiền.
“Cho nên Thiền sư Hồi Nhượng nói: ‘mài gạch muốn làm gương’ là nói về
người này vậy.” Thiền sư Hồi Nhượng ở núi Nam Nhạc, một hôm Ngài đi dạo núi
chơi, thấy một vị sư ngồi thiền nghiêm chỉnh trên tảng đá, Ngài liền đến hỏi: Ơng làm
gì đây? Đáp: Dạ, con ngồi thiền. Hỏi: Ngồi thiền cầu làm gì? Đáp: Cầu thành Phật.
Ngài im lặng trở về. Hôm sau, Ngài trở lại, đến bên tảng đá vị sư kia ngồi (vị sư này
sau là Mã Tổ Đạo Nhất), lấy một viên gạch ngồi mài. Vị sư thấy lạ hỏi: Hòa thượng
mài gạch để làm gì? Ngài đáp: Ta mài gạch để làm gương. Vị sư thắc mắc hỏi: Mài
gạch sao thành gương được? Đáp: Nếu mài gạch không thành gương được thì ngồi


thiền đâu thể thành Phật được? Vị sư giật mình hỏi lại: Ngồi thiền sao khơng thành
Phật? Ngài giải thích: Ông học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền,
thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật khơng có tướng nhất định. Nếu
ơng chấp ngồi là Phật tức là giết Phật. Như vậy Phật không phải chỉ ngồi mới có. Nếu
ngồi mới gọi là Phật, thì lúc đi, đứng là ai? Vì Phật đâu phải chỉ ngồi, có khi Phật đi
khất thực, khơng ngồi thì khơng phải Phật sao? Ngài nói như vậy để đánh thức vị sư.
Lại nữa, Phật là giác ngộ mà giác ngộ không phải chỉ riêng ở trạng thái ngồi mà cả
trong bốn oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi). Nếu chấp ngồi mới là Phật, đó là bệnh. Ở
đây Ngài muốn nói nếu tu thiền mà cố chấp ngồi để thành Phật, rồi ngồi gục lên gục

xuống, khơng tỉnh, khơng sáng, thì chẳng khác nào mài gạch muốn thành gương vậy!
“Vả lại, thiền có bốn thứ:
1. Tạo kế khác, ưa trên chán dưới mà tu, gọi là ‘Ngoại đạo thiền’.
2. Chánh tín nhân quả, cũng ưa trên chán dưới mà tu, gọi là ‘Phàm phu thiền’.
3. Rõ lý sanh (nhân) không, chứng đạo thiên chân mà tu, gọi là ‘Tiểu giáo thiền’.
4. Đạt nhân, pháp đều không mà tu, gọi là ‘Đại giáo thiền’.” Ở chỗ khác theo lời giải
của ngài Tông Mật có thêm cái thứ năm nữa là Tối thượng thừa thiền, đó là Thiền
tơng.
“Tạo kế khác, ưa trên chán dưới mà tu, gọi là ‘Ngoại đạo thiền’.” Tức là ưa ngồi
thiền để có một cái gì bên ngồi tựa vào mình để được thành Thánh thành Thần; hoặc
ngồi thiền để mong cầu có một sức mạnh thiêng liêng nào ở bên ngồi tựa vào mình,
dầu sức mạnh đó có điện lực gì cũng thuộc về Ngoại đạo thiền.
“Chánh tín nhân quả, cũng ưa trên chán dưới mà tu, gọi là ‘Phàm phu thiền’.”
Nghĩa là nghe trong kinh Phật dạy, người tu được Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ
thiền thì được sanh trên các cõi trời Sắc giới... Vì ham sanh ở các cõi trời Sắc giới mà
tu để chứng các thứ thiền đó, nên gọi là Phàm phu thiền. Tuy có tin nhân quả, nhưng
kết quả chỉ sanh lên các cõi trời Sắc giới thôi.
“Rõ lý sanh không, chứng đạo thiên chân mà tu, gọi là ‘Tiểu giáo thiền’.” Sanh
khơng là rõ về thân con người khơng có ngã. Sanh không chỉ do cái nhân con người


phá được ngã chấp, mà tu thiền chứng được đạo thì gọi là Tiểu thừa thiền hay Tiểu
giáo thiền. Đây chứng được quả A-la-hán, giải thoát sanh tử.
“Đạt nhân, pháp đều không mà tu, gọi là ‘Đại giáo thiền’.” Người tu phá được
chấp ngã chấp pháp, cả hai đều không mà tu thì gọi là Đại giáo thiền hay Đại thừa
thiền.
“Nay người hậu học, cần lấy Đại giáo thiền làm chánh. Nơi đây tập tọa thiền dứt
niệm, chớ sanh kiến giải.” Ngài khuyên người thời nay tu hành nên theo Đại giáo
thiền, là thiền khơng cịn chấp ngã, chấp pháp. Ngã là chỉ cho mình cho người, pháp
là chỉ cho sự vật chung quanh. Cả hai đều không chấp gọi là Đại giáo thiền, cũng gọi

là thiền Đại thừa. Pháp tu này mới giải thốt sanh tử cho mình và phát đại bi tâm cứu
độ mọi người. Vì vậy Ngài khuyên chúng ta nên học theo Đại giáo thiền này mà tu
dứt niệm, không nên sanh kiến giải.
3. Tư tưởng và phương pháp tu tập thiền học của Trần Thái Tơng qua
Khóa hư lục
3.1. Một số tư tưởng thiền học căn bản
Thiền học lấy tâm làm khái niệm căn bản để chỉ bản thể của thế giới. Trần Thái
Tông đã kế thừa quan niệm bản thể thế giới là không của thiền học thời Lý: “Nguyên
lai, tứ đại vốn là khơng, ngũ uẩn cũng chẳng có. Từ khơng khởi ra hư vọng, từ hư
vọng thành ra sắc tướng mà sắc tướng là từ cái chân khơng”; “Bốn núi chót vót
mn khóm xanh, Hiểu ra thì tất cả là hư vơ, vạn vật là khơng”.
Bên cạnh khái niệm về tính khơng, Trần Thái Tơng cịn đưa ra các khái niệm
“chân tể”, “bản tính”, “chân tâm”, “bản tâm” để chỉ bản thể của thế giới: “Bản tính
huyền ngưng, chân tâm trạm tịch, dứt tuyệt ý niệm về trịn khuyết, nếu khơng phải là
người trí thì khơng truy cứu đến giềng mối của nó. Nó khơng hợp, khơng tan, khơng
mất, khơng cịn… Vì nó khơng phải hữu cũng khơng phải vơ, khơng đạo cũng khơng
tục, nó độc tồn, siêu nhiên, ngồi nó khơng có gì khác, vì vậy nó là tự tính kim
cương”.
Quan niệm chân tâm đồng nhất với tính khơng như trên của Trần Thái Tơng có rất
nhiều điểm đồng nhất với quan niệm về “đạo” của Lão Tử. Điều này cũng được ông
thừa nhận khi tiếp tục quan điểm thiền học thời Lý cho rằng mọi người đều có Phật


tính, ai ai cũng có thể thành tựu được q trình tu tập, đạt tới giác ngộ nếu nhận thức
được tâm khơng: “Nào biết bồ đề giác tính, ai nấy viên thành; hay đâu trí tuệ thiện
căn, người người đều đủ. Chẳng cứ đại ẩn tiểu ẩn; đâu nền tại gia xuất gia. Chẳng
nề tăng tục, chỉ cốt tỏ lòng; nào kể gái trai, cớ sao nề tướng? Người chưa hiểu chia
bừa thành tam giáo; giác ngộ rồi cùng thấu một chữ tâm”.
Từ quan niệm tâm không đồng nhất với Phật tính, đồng nhất với bản thể của vũ
trụ, Trần Thái Tông đi tới những kiến giải nhận thức luận về thế giới sự vật, hiện

tượng bên ngồi. Ơng cho rằng, sự xuất hiện của thế giới giả tượng là do niệm khởi,
duyên hội, ngũ uẩn hợp thành. Chân tâm vốn như gương, do vọng niệm mà trở nên
mờ tối, từ đó mà có thế giới giả tượng: “Pháp tính như như, không vướng mảy may
niệm lự. Chân tâm lặng lặng xưa nay vốn dứt bụi nhơ. Chỉ vì bị che lấp nên vọng
duyên mới khởi, ảo thể hiện thành”. Do vậy, theo Trần Thái Tông, cần phải làm cho
chân tâm trở lại tĩnh lặng, trong sáng để dập tắt vọng dun, có vậy mới thấy được
chân tính, bản thể.
Trần Thái Tông tuân thủ nguyên lý căn bản của thiền học là “kiến tính thành Phật”.
Ơng cho rằng, “người học đạo chỉ cốt thấy được bản tính”. Theo nguyên tắc thiền
học, Trần Thái Tơng quan niệm, để kiến tính, thấy được bản tính Phật, thấy được
chân tể, phải “cố thủ nội khán” (quay đầu nhìn vào bên trong), hướng vào tu tập nội
tâm để thấy tính: “Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được rõ tính thành Phật”.
Như vậy, Trần Thái Tông tiếp tục xu hướng thiền học Vô Ngôn Thơng, chú trọng
việc chiêm nghiệm tính khơng là bản thể vũ trụ, là chân tể của vạn vật. Khi quay đầu
nhìn vào bên trong (nguyên tắc thanh lọc nội tâm), tu tập để cho tâm bình lặng, đạt
tới trạng thái tâm khơng (dứt mọi niệm), là khi đó đã đạt tới cảnh giới Phật. Do vậy,
Phật tại tâm, không cần tìm kiếm đâu xa. Càng tìm kiếm ở ngoại giới thì càng xa rời
“q hương” - xa rời Phật tính - bởi q trình tìm kiếm ở ngoại giới đó sẽ bị lục căn,
lục tặc (các giác quan) làm cho mê lầm:
“Mũi quyện mùi thơm, lưỡi tham vị ngọt,
Mắt mờ vì sắc đẹp, tai mê tiếng hát hay.
Mãi mãi làm khách phong trần trôi dạt,


Ngày càng xa quê hương muôn vạn dặm đường”.
Điểm qua một số tư tưởng thiền học căn bản của Trần Thái Tơng trong Khố hư
lục, chúng ta thấy, những tư tưởng này của ông một mặt là sự tiếp nối tư tưởng thiền
học của phái Vô Ngôn Thông dưới thời Lý, mặt khác là sự lý giải cụ thể hơn và sâu
sắc hơn các nguyên lý tư tưởng mang tính siêu hình của thiền học. Nhờ đó, người học
đạo dễ dàng tiếp cận tới chân lý thiền học hơn là những bài kệ súc tích mang tính yếu

chỉ thiền dưới thời Lý. Cũng do vậy, thiền học, qua cách diễn giải của Trần Thái
Tông, trở nên gần gũi với nhận thức của người tu thiền và dân chúng. Đó là đặc trưng
tư tưởng thiền học của Trần Thái Tông.
* Một tư tưởng thiền học chính trong Khóa hư lục: Bàn về lẽ hư vơ
Khóa hư lục có thể được hiểu là những ghi chép chiêm nghiệm về lẽ hư vô. Trong
tác phẩm này, Trần Thái Tông thể hiện sự đắc ngộ của bản thân về bản thể chân như.
Qua những chiêm nghiệm, ta có thể cảm nhận được sự tĩnh tại tinh thần của ông và
sự thấu rõ mọi lẽ hư ảo, thịnh suy trôi qua. Những luận giải của ông có thể sánh
ngang với các bậc thiền sư bậc nhất.
Phàm người học đạo chỉ cầu kiến tính. Tuy thọ được tất cả tịnh giới, mà khơng tọa
thiền thì định lực chẳng sinh; định lực chẳng sinh thì vọng niệm khơng diệt, muốn
được kiến tính, thật là khó vậy. Đức Phật Thích-ca vào núi Tuyết, ngồi ngay thẳng
sáu năm, chim Cáp làm tổ trên đầu, cỏ tranh mọc xuyên qua bắp vế, mà thân tâm thản
nhiên. Tử Cơ ngồi tựa ghế, thân như cây khô, tâm tựa tro tàn. Nhan Hồi ngồi qn,
tay chân rời rã. Đuổi thơng minh, lìa ngu trí, đồng với đại đạo. Đó là các bậc Thánh
Hiền trong tam giáo ngày xưa, đã từng ngồi định.
Song đi đứng nằm ngồi đều là thiền, không phải chỉ riêng ngồi. Nhưng vì đi thì cất
bước, đứng thì nhọc nhằn, nằm thì mờ mịt mà yên tĩnh, yên tĩnh thì cái nghĩ sinh,
nghĩ sinh thì niệm khởi. Muốn dứt các niệm, nên tập ngồi thiền định. Nếu khi ngồi
không dứt các niệm, tâm khỉ đua nhảy, ý vượn chạy rong, hoặc vọng tưởng mà biết
tiền trần, hoặc vô ký mà quên tự tính. Tựa giường, dựa vách, nhắm mắt che tròng ngủ
gục, nước miếng chảy, đầu cúi, xương sống cong. Tuy giả danh là tọa thiền, mà ngồi


dưới núi đen, trong hang quỉ. Cho nên Thiền sư Hồi Nhượng nói: “mài gạch muốn
làm gương” là nói về người này vậy.
Không chỉ những luận giải về Thiền, tâm hồn thơ ca đã khiến cho Khóa hư lục có
một tinh thần bay bổng và thoát tục, vượt khỏi các chấp niệm của lý thuyết Phật học.
Thơ Thiền của Trần Thái Tơng có được khí phách thanh cao của các thiền sư Viên
Chiếu, Mãn Giác ở đời Lý; lại có phần tĩnh tại hơn.

“Điêu tường tuấn vũ dĩ hề vi,
Tích ngọc đôi kim nhi hà dụng.
Dạ đài u yểm, không văn sóc xúy sưu sưu;
Truyền hộ trường quynh, đãn kiến sầu vân thảm thảm”.
Dịch:
“Tường hoa nhà rộng có làm chi,
Kho ngọc đống vàng vơ dụng hết
Dạ đài khép kín, luống nghe gió bấc vì vèo,
Tuyền hộ đóng tràn, chỉ thấy mây sầu ngùn ngụt.”
Hay
“Mật lâm mậu thụ, kim phong nhất phiến kỉ phù sơ;
Thanh chướng thủy phong, ngọc lộ sơ thùy tăng lãnh lạc”.
Dịch:
“Cây xanh rừng rậm, gió vàng một trận thấy lơ thơ;
Ngàn biếc non xanh, móc ngọc vừa sa thêm lạnh lẽo.”
Người hiểu thấu lẽ hư vô hành sự ln khống đạt. Vua hiểu thấu lẽ hư vơ thì
khơng bị lịng tham và nỗi sợ ảnh hưởng đến vương quyền. Cuộc đời của Trần Thái
Tông là biểu hiện cho quan điểm thiền nhập thế của Thiền tông cõi Việt. Mặc dù tâm
trí đặt ở chốn Thiền, nhưng vạn sự trị quốc ông đều hơn người. Định lại quan chế và
pháp chế, nâng cao giáo dục, mở rộng giao thương và sản xuất, ngăn chặn phương
Bắc đánh dẹp phương Nam… tất cả đều rất chỉn chu, xuất sắc. Có tích cịn kể lại


rằng, khi đã nắm quyền trong tay, ông dám ẩn thân xông pha đất Bắc, dùng kế thắng
địch, coi nhẹ sống chết.
Khi đối diện trước cái chết, Trần Thái Tông cũng thấu rõ vạn sự hư không. Theo
sử sách ghi lại, Thái Tơng dự đốn trước được cái chết của mình. Trước khi qua đời,
ơng đã lý giải về cái chết như sau: “Tứ đại là bệnh, cái này xưa nay sinh tử khơng can
hệ, mà dính kẹt trong bệnh hoạn sao?” Trước đó, trong Khóa hư lục, ơng cũng để lại
lời bàn về sự vô nghĩa của nhục thân:

Hết thảy các người! Giống hệt con rối, đều nhờ sợi tơ kéo rút, đùa đến đùa đi cùng
sanh một thứ, sau khi buông đi, thật là đáng chết. Tự khởi mn việc tính tốn…
Chẳng lo già bệnh chết đến, chỉ thích sắc tài rượu thịt… Một hơm bệnh nặng trầm
kha, trăm năm trọn về mộng lớn… Nhặt thu hài cốt, chơn cất thịt xương… Quan
qch phó cho đóm lửa ma trơi nơi hoang dã, mả mồ giao cho muôn dặm núi sơng.
Khi xưa tóc đen má ửng, ngày nay xương trắng tro đen. Khi mưa lệ rơi thì mây sầu
thê thảm, lúc gió buồn thổi thì trăng sáng hắt hiu. Đêm vắng thì quỉ khóc thần sầu,
năm dài thì ngựa giày trâu đạp. Lửa đom đóm lập lịe trong đám cỏ xanh, tiếng dế
ngâm nỉ non cạnh hàng dương liễu. Bia ghi nửa chìm, rêu xanh phủ, tiều phu giậm
mãi thành lối mòn. Dầu cho văn chương cái thế, giả sử tài sắc nghiêng thành, chung
cuộc đâu có đường khác, cuối cùng cũng chỉ một lối đi.
Thấu rõ lẽ hư vô là con đường cởi bỏ các chấp niệm để thấu rõ bản thể. Đây là con
đường được ghi rõ trong kinh Kim Cương mà Trần Thái Tông đã lấy làm tâm đắc khi
ông viết “Chú giải kinh Kim Cương tam muội”. Kinh Kim Cương có thể nói là cốt
yếu của Thiền tông. Hoằng Nhẫn, vị tổ thứ 5 của Thiền tơng đã từng đúc rút lại bằng
bài kệ có ảnh hưởng lớn đến các Thiền giả đời sau, trong đó có Trần Thái Tơng.
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.”
Tất cả các pháp hữu vi
Như là mộng huyễn, như là điện sương,


Như bóng nước, như ảnh tượng,
Xét suy như thế cho tường chớ quên.
Bản dịch Khóa hư lục đến nay chưa bản nào được gọi là hồn hảo. Bản dịch của
Thích Thanh Từ quá nghiêng về luận giải mà làm mất đi vẻ đẹp thơ ca, bản dịch của
Đào Duy Anh lại không ra được tinh thần Phật học, bản dịch của Thiều Chửu được
đánh giá cao nhất, “vừa nhã vừa tín” (chữ dùng của Đào Duy Anh), nhưng vì q lệ

thuộc vào nhạc tính mà kém đi phần khống đạt. Thơi thì, lời cũng hư vơ, người đọc
lời bàn về lẽ hư vơ mà cịn chấp nệ vào ngơn từ thì chẳng phải là cách đọc của phàm
phu hay sao?
3.2. Những phương pháp tu tập thiền học
Xuất phát từ các nguyên lý tư tưởng thiền học căn bản nêu trên và từ các luận
thuyết Phật giáo căn bản về tứ diệu đế, bát chính đạo, nghiệp, thập nhị nhân duyên…,
Trần Thái Tông đã đưa ra một số phương pháp tu tập thiền để người tu hành không bị
mê lầm trên con đường chứng ngộ Phật tính.
Tuân thủ triết học Phật giáo về giải thốt, Trần Thái Tơng dẫn giải q trình đi tới
giác ngộ là con đường thiện và chia con đường giải thoát thành 3 giai đoạn: giới,
định, tuệ. Theo Trần Thái Tông, con đường tu tập, thanh lọc thân tâm trước nhất phải
là thực hành ngũ giới: không sát sinh, không trộm cắp, không mê nữ sắc, không nói
càn và khơng uống rượu.
Ơng dùng lý lẽ của cả Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo làm cơ sở để luận giải và
thuyết phục mọi người tuân thủ cách tu tập này. Không sát sinh bởi vạn vật đều có
tính linh và đều có cái tình tham sống, sợ chết. Khơng được trộm cắp là bởi đó là
hành vi của kẻ tiểu nhân và nếu trộm cắp thì khi chết sẽ phải làm kiếp trâu ngựa.
Không ham nữ sắc mới giữ gìn được đạo đức. Khơng nói càn thì mới tránh được
nghiệp chướng. Khơng uống rượu mới vẹn tồn được tài trí.
Như vậy, trên con đường tu tập, giới là bước khởi đầu. Đây chính là giai đoạn chế
định ham muốn, kiểm soát bản thân khỏi sự quyến rũ, mê lầm của các giác quan.
Người tu hành thực hành tốt giai đoạn giới là đi được giai đoạn đầu của thiện. Ở giai
đoạn đầu này, nếu thành tựu được, người tu tập sẽ vui mừng khiến thân nghiêng ngả


nên vẫn chưa kiểm sốt được cái tâm. Vì thế, người tu tập cần phải đi vào giai đoạn
hai là định.
Theo Trần Thái Tông, định là giai đoạn hai của thiện, giúp cho thân dừng lại, giúp
tâm đứng vững: “Vì tâm đứng vững nên nhận biết được sự chân thực. Do vậy gọi là
giai đoạn giữa của thiện”. Để đạt được giai đoạn hai của thiện là định, ông tập trung

vào một số phương pháp tu tập cơ bản cho người hành thiền.
Những phương pháp đó là: thụ giới, niệm Phật, ngồi thiền. Thụ giới là việc tiếp
nhận giới luật của Phật giáo. Người tu hành như người qua sông phải dùng bè mảng.
Tiếp nhận giới luật của Phật giáo giống như việc dùng bè để qua sông vậy. Qua sơng
mà khơng dùng phương tiện thì khó có thể tới bờ bên kia: “Giới như thuyền bè vượt
qua bể khổ. Giới như chuỗi ngọc làm cho pháp thân trang nghiêm”.
Thực hành giới luật Phật giáo chính là để chấm dứt nghiệp thân. Cùng với phương
pháp thụ giới là phương pháp niệm Phật. Ai cũng có điều nghĩ, ai cũng có điều nảy
sinh. Nghĩ, nảy sinh điều thiện thì nghiệp thiện khởi. Nghĩ, nảy sinh điều ác thì
nghiệp ác khởi. Tất cả đều do tâm động khởi mà thành ý. Để khơi dậy ý nghĩa chân
chính khơng gì bằng niệm Phật. Khi niệm Phật, người tu hành phải ngồi ngay thẳng,
miệng tụng lời chân chính, ý chăm chú ở sự tinh tiến, như vậy sẽ dập tắt được những
hành động, lời nói, ý nghĩ xằng bậy.
Trần Thái Tơng chia kẻ trí ra ba hạng là thượng, trung, hạ. Tuỳ mức độ trí mà cơng
nghiệp niệm Phật của mỗi người đạt tới cảnh trí nào. Bậc thượng trí có thể nhờ niệm
Phật mà khiến tâm trong sáng, không động, đạt tới cảnh trí thân Phật là thân ta, tâm
tức Phật. Bậc trung trí nhờ niệm Phật mà tiêu diệt được ý nghĩ, trở về chính đạo, khi
qua đời sẽ được niềm vui cõi Niết bàn. Cịn kẻ hạ trí nhờ niệm Phật sẽ ngày đêm tu
tập chăm chỉ, khi mệnh hết sẽ theo ý nghĩa thiện mà sinh ở nước Phật, lĩnh hội được
chính pháp, được Phật quả. Ngồi thiền là phương pháp thứ ba hết sức quan trọng đối
với người theo Thiền phái, vì mục đích cuối cùng của thiền giả là chứng nghiệm tâm
khơng, thấy được bản tính, giác ngộ.
Trần Thái Tơng nhấn mạnh mục đích và tầm quan trọng của phương pháp ngồi
thiền là: “Người học đạo chỉ cốt thấy được bản tính. Tuy chịu tất cả mọi tịnh giới mà


khơng ngồi thiền thì định lực khơng sinh. Định lực khơng sinh thì ý nghĩ sai lầm
khơng diệt được, thế mà lại muốn thấy bản tính, chẳng cũng khó sao!”. Ông cho rằng
cả đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể thiền, nhưng chỉ có ngồi thiền mới là phương pháp
hiệu quả nhất để dập tắt ý nghĩ, không để “tâm vượn” trỗi dậy.

Tuy nhiên, cũng có người ngồi thiền mà khơng tắt mọi ý nghĩ, đó là giả thiền và
nguy hiểm như “ngồi dưới núi Hắc Sơn trong hang quỷ”. Ông cũng chia ngồi thiền
làm bốn loại để người tu hành tự kiểm nghiệm xếp loại hành thiền của mình đang ở
mức độ nào. Loại dùng kế lạ làm vui người trên, chán kẻ dưới mà tu hành gọi là
ngoại đạo thiền. Loại hết lòng tin ở nhân quả nhưng cũng lấy việc làm vui, gây chán
mà tu gọi là phàm phu thiền. Loại hiểu rõ lẽ cuộc sống là khơng, chứng riêng được
đạo chân chính mà tu hành, là tiểu giáo thiền. Loại hiểu rõ người và pháp đều không
mà tu hành là đại giáo thiền. Và, Trần Thái Tơng khuyến khích mọi người tu theo đại
giáo thiền.
Giai đoạn cuối cùng của con đường giác ngộ là giai đoạn tuệ, đạt được nhờ định
lực. Theo Trần Thái Tông, “Tuệ sinh ra từ định lực. Nếu như tâm định thì gương tuệ
sinh; nếu tâm loạn thì gương tuệ mất”. Nhưng ông cũng cho rằng, định và tuệ có
quan hệ tương hỗ lẫn nhau: “Cho nên biết rằng tuệ xuất hiện từ định; định nảy sinh
từ tuệ. Định và tuệ nương dựa nhau, khơng bỏ sót một bên nào”.
Do đó, nếu ngồi thiền mà tâm khơng định thì gương tuệ khơng thể sinh, nếu có tuệ
tính mà khơng tập ngồi thiền thì cũng khơng thể đạt được gương tuệ: “vắng lặng mà
thường chiếu, thường chiếu mà vắng lặng”. Giai đoạn tuệ là giai đoạn lý tưởng của
thiền giả. Đạt được trạng thái tuệ là thiền giả đã đạt được trạng thái tâm khơng, chứng
ngộ được bản tính, giác ngộ được chân lý Phật tại tâm.
Như vậy, con đường tu tập của thiền giả bắt buộc phải trải qua ba giai đoạn giới,
định, tuệ nói trên. Đó cũng là con đường thiện, thanh lọc thân tâm, quay đầu nhìn vào
bên trong tâm thức, khiến cho thân được trong sạch, kiềm chế được lục tặc, định
được tâm, từ đó mở ra huệ nhãn giác ngộ chân lý nhà Phật. Trì giới, niệm Phật và
ngồi thiền là ba phương pháp căn bản mà thiền giả phải luôn thực hành trên con
đường thiện để đạt được chân lý Phật tại tâm.


Là một nhà thuyết pháp uyên áo thiền học, Trần Thái Tơng đã thâu tóm tồn bộ
những yếu chỉ căn bản về tư tưởng và phương pháp tu thiền của thiền học Vô Ngôn
Thông, diễn giải chúng hết sức dễ hiểu và đầy đủ trong bộ sách Khoá hư lục như trên

đã phân tích.
Sự tổng hợp và hệ thống những yếu chỉ thiền học đó của Trần Thái Tơng khơng
chỉ có ý nghĩa xây dựng những nền tảng cơ bản cho thiền học thời Trần phát triển,
không những giúp cho người tu thiền đương thời và hậu thế tránh được những mê
lầm trong nhận thức và thực hành thiền, mà còn giúp phổ biến thiền học và thu hút
quảng đại dân chúng hướng tới tu Thiền bởi sự giản dị, khúc triết trong cách dẫn giải
tư tưởng và phương pháp tu thiền đó. Bởi vậy, Trần Thái Tơng được coi là người khơi
nguồn để thiền học thời Trần phát triển rực rỡ.
4. Kết luận
Như vậy, triết lý Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông đã giải đáp thoả mãn các vấn
đề mà người ta thường đặt câu hỏi để tra vấn tìm câu giải đáp cho tri thức lồi người.
Trần Thái Tơng đã mở ra cánh cửa bí mật bằng tâm thức giác ngộ của mình, Ngài đã
phơi bày ra ánh sáng những điều mà chưa một triết gia nào làm được, đó là vấn đề vũ
trụ và bản chất cuộc sống con người.
Ông khuyên mọi người hãy trở về với tâm vốn thanh tịnh và trong sáng của mình
“lịng lặng mà biết thì gọi là Phật chơn thật”. Khơng ngồi sự tướng mà có sự vật, mà
dung hồ tất cả làm một, một là tất cả. Nói chung khi tâm chưa khai ngộ thì cái thực
tại khơng hình sắc nổi lên, cái ý thức mê lầm danh sắc cũng nổi lên. Tham đắm chấp
trước thân sắc ngũ uẩn rồi sinh ra đau khổ. Ngược lại, nếu đã ngộ lý chân thật rồi thì
mọi vật đều thực tại như như bất động.
Phật tính là thực tại tối cao, cái bản lai tính giác ấy sẳn có nơi chúng sanh, kẻ trí
hay ngu đều có khả năng giác ngộ cả. Bằng phương thức của Trần Thái Tơng, Ơng
đã hành động thực hiện nối liền đời sống nhập thế lẫn xuất thế, hoà nhập giữa xã hội
với thiên nhiên, giữa nhân sinh với nghệ thuật sống, Ông cởi mở các hệ luỵ vướng
mắc về sắc thân để đi đến giải thoát tự tại.


Bởi vậy, mới nói Trần Thái Tơng là một vị vua nhưng cũng là một vị thiền sư, Ông
đã liễu ngộ được các pháp. Và thật sự giác ngộ giải thốt ngay đời sống hiện tại này
vậy. Khơng chỉ thế mà ông đã khéo léo vận dụng sự chứng ngộ Phật pháp của mình

để viết lên những tác phẩm bất hủ lưu truyền cho thế hệ mai sau. Phải chẳng những là
một vị vua, một thiền gia, một triết gia mà cịn là vị Bồ tát hóa thân vịa cuộc đời này
để đem lại sự hịa bình cho đất nước trong khi quân Nguyên – Mông xâm lược.

C. Tài Liệu Tham Khảo
1. Sa mơn Thích Thanh Kiểm (dịch), Khóa Hư Lục (Trần Thái Tông). Hà Nội:
Nxb Tôn Giáo, 2003.
2. Lịch triều hiến chương loại chí, q. XLV Văn tịch chí, Bản dịch Viện sử học,
Nxb. KHXH, H. 1992. tập III, tr.16
3. Thích Thanh Từ, Khóa Hư Lục Giảng Giải. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Thành Phố
Hồ Chí Minh, 2001.
4. Lê Mạnh Thát, Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam, tập 3. TP. Hồ Chí
Minh: Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 2001.
5. Nguyễn Đăng Thục (dịch và chú thích), Khóa Hư Lục. Sài Gịn: Khng Việt
xuất bản, 1972.
6. Thích Thanh Từ, Chân Tâm Trực Thuyết Giảng Giải. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo,
2007.


7. Thích Thanh Từ, Thiền Tơng Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20. TP. Hồ Chí Minh:
Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998.
8. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tập I – II – III. Hà Nội: Nxb Văn
Học, 2000.
9. Lê Mạnh Thát, Tồn Tập Trần Thái Tơng. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Thành Phố
Hồ Chí Minh, 2004.
10.Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, tập 3. TP. Hồ Chí Minh: Nxb
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006.
11. Viện văn học, Thơ Văn Lý Trần, tập 2. Hà Nội: Nxb Khoa Học Xã Hội, 1989.
12.Cao Huy Giu (dịch), Đại Việt Sử Ký Tồn Thư. Hà Nội: Nxb Văn Hóa Thông
Tin, 2006.

13.Nguyễn Công Lý, Văn Học Phật Giáo Thời Lý – Trần Diện Mạo và Đặc Điểm.
TP. Hồ Chí Minh: Nxb Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003.
14.Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Tài liệu hội thảo Phật Giáo Trong Thời
Đại Mới Cơ Hội Và Thách Thức. TP. Hồ Chí Minh, lưu hành nội bộ, 2006.
15. Nguyễn Khắc Thuần, Đại Cương Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam. TP. Hồ Chí
Minh, Nxb Giáo Dục, 2005


×