Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

KDQT Bài tiểu luận khái quát về brazil và bài học kinh nghiệm khi thực hiện hoạt động kinh doanh tại brazil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 53 trang )

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ- MARKETING


BÀI TIỀU LUẬN
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI :

KHÁI QUÁT VỀ BRAZIL VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH Ở BRAZIL

 GỈANG VIÊN HƯỚNG DẪN

: TS. ĐINH THỊ THU OANH

 NHÓM THỰC HIỆN

: NHÓM 3

 CHUYÊN NGÀNH

: KINH DOANH QUỐC TẾ

TP. HCM 11/2018


LỜI CẢM ƠN

Trước khi bắt đầu bài viết đề tài môn học này chúng em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới trường “Đại Học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh”. Nơi mà trong
suốt thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em được học tập, rèn


luyện và tìm hiểu thêm những kiến thức mới, những tri thức mới.
Chúng em xin cảm ơn các anh chị và các cô chú trong thư viện trường
“Đại Học Kinh Tế” đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho chúng em tra cứu
thông tin và mượn tài liệu vô cùng quý giá trong q trình làm đề tài mơn
học.
Và chúng em xin được gửi lời cám ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc
đến cô giáo trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh, đã truyền đạt những
kiến thức chuyên mơn và kinh nghiệm bổ ích trong suốt q trình học tập,
nhất là tập thể thầy cô khoa kinh doanh quốc tế, đặc biệt là cô TS. Đinh Thị
Thu Oanh người đã trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình quan tâm hướng
dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài môn học
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BRAZIL................................................................2
1.1. Vị trí địa lý và dân số Brazil.........................................................................2
1.2. Lịch sử hình thành Brazil..............................................................................3
1.3. Quốc kỳ...........................................................................................................7
1.4. Quốc huy.........................................................................................................7
1.5. Các bang.........................................................................................................8
1.6. Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................8
1.7. Khí hậu...........................................................................................................8
1.8. Mơi trường.....................................................................................................9
1.9. Phân chia hành chính..................................................................................10
1.10.


Thủ đơ........................................................................................................11

1.11.

Luật pháp..................................................................................................12

CHƯƠNG 2: VĂN HĨA, CHÍNH TRỊ, KINH TẾ CỦA BRAZIL.......................13
2.1. Văn hóa............................................................................................................ 13
2.1.1. Tơn giáo....................................................................................................13
2.1.2. Ngơn ngữ...................................................................................................14
2.1.3. Giáo dục....................................................................................................15
2.1.4. Gia đình....................................................................................................17
2.1.5. Tổ chức xã hội..........................................................................................17
2.1.6. Thói quen tiêu dùng.................................................................................18
2.1.7. Phong tục, tập quán trong kinh doanh...................................................18
2.1.8. Văn hóa ẩn tàng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.......................19
2.2. Chính trị của Brazil........................................................................................21
2.2.1. Chính phủ và luật pháp...........................................................................21
2.2.2. Quan hệ ngoại giao và quân đội..............................................................22
2.2.3. Khủng hoảng chính trị tại Brazil............................................................23
2.3. Kinh tế Brazil.................................................................................................28
2.3.1. Tổng quan kinh tế brazil trong bối cảnh khủng hoảng.........................28
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng...............................................32
2.3.3. Diễn biến kinh tế Brazil trong giai đoạn khắc phục khủng hoảng.......32


2.3.4. Quan hệ giữa Việt Nam và Brazil.........................................................35
2.3.5. Thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Brazil........................................38
2.3.6. Những doanh nghiệp thành công và thất bại khi đầu tư vào Brazil....39
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHI ĐẦU TƯ KINH DOANH TẠI

BRAZIL..................................................................................................................... 43
3.1. Có thể kết hợp cơng việc kinh doanh và công việc cá nhân.........................43
3.2. Lời thăm hỏi rất quan trọng..........................................................................43
3.3. Uống cà phê.....................................................................................................43
3.4. Xưng hô...........................................................................................................43
3.5. Hãy kiên nhẫn.................................................................................................44
3.6. Trang phục......................................................................................................44
3.7. Đừng mong chờ vào Email.............................................................................44
3.8. Hãy bày tỏ.......................................................................................................44
3.9. Người Brazil hiếm khi nói khơng..................................................................44
KẾT LUẬN................................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................47


LỜI MỞ ĐẦU
Khi đi công tác hoặc kinh doanh ở nước ngồi,chúng ta nên am hiểu văn hóa
nước bạn ln là điều quan trọng. Có những thứ được coi là bình thường ở nước này
nhưng lại bị coi là bất lịch sự ở nước kia. Bên cạnh đón chúng ta chúng ta nên tìm
hiểu về yếu tố chính trị-kinh tế- pháp luật để nắm vững phần lợi thế trong hoạt động
kinh doanh của mình. Do đó, biết mình biết người bao giờ cũng là lợi thế lớn khi doạt
động kinh doanh quốc tế.
Văn hóa là một nét đẹp riêng của mỗi quốc gia. Nó thể hiện trên nhiều khía
cạnh: ngơn ngữ, tơn giáo, tín ngưỡng, thẩm mĩ, phong tục tập quán, thói quen và cách
ứng xử … Nói về văn hóa Brazil thì có thể nói Brazil là một đất nước nổi tiếng với
những bãi biển tuyệt đẹp đi kèm với những vũ điệu samba hấp dẫn, nhạc jazz và
những cánh rừng già kì bí. Bên cạnh sự khác biệt về ngôn ngữ giữa tiếng Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha, ở đây còn tồn tại sự đa dạng về văn hóa rất đáng để chúng ta chú
ý khi đi du lịch ở đất nước này. Người ta thường nói trước khi đến Brazil nên tìm hiểu
trước 10 sự thật thú vị của nước này như: khơng có người hướng nội tại Brazil, tiếng
anh không được sử dụng rộng rãi, vai trò quan trọng của các lễ hội, phong tục hôn

người lạ, những vũ điệu không ngừng nghỉ …
Brazil là quốc gia lớn nhất Mỹ Latin đang trải qua giai đoạn xung đột thể chế
căng thẳng với ba nhánh, gồm tư pháp, lập pháp và hành pháp mâu thuẫn chung quanh
cuộc điều tra hối lộ kéo dài hơn ba năm qua. Họ cũng đang đối mặt với nền kinh tế
khủng hoảng vào năm 2013. Hiện tại, hy vọng lớn nhất của chính quyền cũng như
người dân Brazil là làm sống lại nền kinh tế bằng các biện pháp kiềm chế lạm phát,
giảm thâm hụt ngân sách và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Vì vậy, Bài tiểu luận này nhóm chúng em sẽ phân tích các yếu tố trên tại đất
nước Brazil để làm rõ hơn về những điều kỳ thú, và những thuận lợi, khó khăn khi
hoạt động kinh doanh ở quốc gia này và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các công
ty đa quốc gia khi thực hiện kinh doanh ở Brazil.

1


1.1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BRAZIL
Vị trí địa lý và dân số Brazil
 Brazil tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brazil (tiếng Bồ Đào

Nha: República Federativa do Brasil), là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ và lớn thứ 5 trên
thế giới (sau Nga, Trung Quốc, Hoa Kì, Mơng Cổ) với diện tích 8.514.876,599 km².








Tiếp giáp với 11 Quốc gia và vùng lãnh thổ Nam Mỹ:
Phía Bắc giáp Venezuela, Guyana, Suriname, Guyane.
Phía Tây giáp Colombia, Bolivia, Peru.
Phía Nam giáp Uruguay, Argentina, Paraguay
Phía Đơng đường bờ biển dài 7.367 km giáp với Đại Tây Dương.
Lãnh thổ Brazil bao gồm nhiều quần đảo như Fernando de Noronha,

Đảo san hô Rocas, Saint Peter và Paul Rocks, và Trindade và Martim Vaz. Brazil tiếp
giáp với tất cả các nước ở Nam Mỹ khác trừ Ecuador và Chile
Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau
 Dân số: Hơn 205 triệu người (tháng 7/2016). Đứng thứ 5 trên thế giới
sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Indonesia (nguồn: “people of Brazil”.Central
Intelligence Agency. 2016).
 Brazil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất
trên thế giới.

1.2.

Lịch sử hình thành Brazil
Brazil là thuộc địa của Bồ Đào Nha từ khi Pedro Álvares Cabral đặt chân đến

năm 1500 cho đến năm 1815 khi nước này được nâng lên cho Vương quốc Liên hiệp
với Bồ Đào Nha và Algarves. Liên kết thuộc địa tan vỡ năm 1808 khi thủ đô của
2


Vương quốc Bồ Đào Nha được chuyển từ Lisboa đến Rio de Janeiro sau khi Napoléon
xâm lược Bồ Đào Nha. Brazil giành được độc lập từ Bồ Đào Nha vào năm 1822. Đầu
tiên là Đế quốc Brazil, sau đó trở thành một nước cộng hòa vào năm 1889 mặc dù nền
lập pháp lưỡng viện, bây giờ là Quốc hội, có từ năm 1824, khi hiến pháp đầu tiên

được thông qua. Hiến pháp hiện nay xác lập Brazil là một nước cộng hịa liên bang.
Liên bang được hình thành bởi liên hiệp của Quận liên bang, 26 bang và 5.564 khu tự
quản.
Thời gian đầu, người Bồ Đào Nha không mấy mặn mà với Brazil mà tập trung
nhiều hơn vào các hoạt động thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Với
nguồn tài nguyên và đất đai chưa khai phá hết sức lớn, nhiều nước châu Âu khác như
Pháp và Hà Lan cũng muốn lập thuộc địa tại Brazil song cuối cùng đều thất bại trước
người Bồ Đào Nha.
Tên gọi Brazil bắt nguồn từ tên một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng đất
này: Cây vang (trong tiếng Bồ Đào Nha là Pau-Brazil), một loại cây cung cấp nhựa để
làm phẩm nhuộm màu đỏ. Sang thế kỉ 17, mía đường dần thay thế cây vang để trở
thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brazil. Các quý tộc và chủ đất người Bồ Đào
Nha đã lập ra các đồn điền trồng mía rộng lớn và bắt hàng triệu người da đen từ châu
Phi sang làm nô lệ làm việc trên các đồn điền này. Người da đen bị đối xử rất khắc
nghiệt nên họ đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm
1835 tại Salvador, Bahia song thường không thành công.
 Đế chế Brazil
Vào năm 1808, để chạy trốn khỏi quân đội Napoléon, hoàng gia Bồ Đào
Nha cùng chính phủ đã di cư đến thủ đô lúc bấy giờ của Brazil là Rio de Janeiro.
Đây là sự di cư xuyên lục địa của một hồng tộc duy nhất trong lịch sử. Năm
1815, vua Jỗo VI của Bồ Đào Nha tuyên bố Brazil là một vương quốc hợp nhất
với Bồ Đào Nha và Algarve (nay là miền nam Bồ Đào Nha). Từ đó, về mặt danh
nghĩa thì Brazil khơng cịn là một thuộc địa nữa nhưng quyền nhiếp chính thì
vẫn nằm trong tay của Bồ Đào Nha. Khi João VI trở về Bồ Đào Nha vào năm
1821, con trai ông là Pedro lên nối ngôi vua Brazil. Ngày 7 tháng 9 năm 1822,
trước phong trào đấu tranh của người dân, Pedro đã tuyên bố Brazil ly khai khỏi
Bồ Đào Nha ("Độc lập hay là Chết") và thành lập Đế chế Brazil độc lập. Vua

3



Pedro tự phong danh hiệu Hoàng đế Pedro I của Brazil và thường được biết đến
với tên gọi Dom Pedro.
Hoàng đế Pedro I trở về Bồ Đào Nha vào năm 1831 do những bất đồng
với các chính trị gia Brazil. Con trai ông là vua Pedro II lên ngôi năm 1840 khi
mới 14 tuổi sau 9 năm chế độ nhiếp chính. Pedro II đã xây dựng một chế độ
quân chủ gần giống nghị viện kéo dài đến năm 1889 khi ông bị phế truất trong
một cuộc đảo chính để thành lập nước cộng hòa. Trước khi kết thúc thời gian cai
trị của mình, vua Pedro II đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ tại Brazil vào năm
1888. Đây cũng chính là ngun nhân khiến ơng bị giới chủ nô căm ghét và loại
bỏ khỏi ngai vàng.
 Nền Cộng hòa cũ (1889-1930)
Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo
chính quân sự của những người cộng hòa. Tướng Deodero de Fonseca, người
lãnh đạo cuộc đảo chính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brazil.
Tên của đất nước được đổi thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brazil (đến năm
1967 thì đổi lại thành Cộng hịa Liên bang Brazil như ngày nay). Trong khoảng
thời gian từ năm 1889 đến năm 1930, Brazil là một quốc gia với chính phủ theo
thể chế dân chủ lập hiến, với chức tổng thống luân phiên giữa hai bang lớn là
São Paulo và Minas Gerais.
Đến cuối thế kỉ 19, cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Brasil thay cho đường mía. Việc bn bán cà phê với nước ngồi đã làm nên sự
thịnh vượng của Brazil về mặt kinh tế, đồng thời cũng thu hút một số lượng đáng
kể người nhập cư đến từ các quốc gia châu Âu, chủ yếu là Italia và Đức. Dân số
tăng lên cùng với nguồn nhân công dồi dào đã cho phép đất nước Brazil phát
triển các ngành công nghiệp và mở rộng lãnh thổ vào sâu hơn trong lục địa.
Thời kỳ này, với tên gọi là "Nền Cộng hòa cũ" kết thúc vào năm 1930 do
một cuộc đảo chính qn sự mà sau đó Getúlio Vargas lên chức tổng thống.
 Chủ nghĩa dân túy và sự phát triển (1930-1964)
Getúlio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới qn sự năm

1930. Ơng đã cai trị Brazil như một nhà độc tài với những thời kỳ dân chủ xen
kẽ. Sau năm 1930, chính phủ Brazil vẫn tiếp tục thành công trong các dự án phát
triển nông nghiệp, công nghiệp và mở mang vùng lãnh thổ nội địa rộng lớn của
Brazil.
4


Tổng thống Getúlio Vargas đã cai trị như một nhà độc tài trong hai
nhiệm kỳ 1930-1934 và 1937-1945. Ông tiếp tục được bầu làm tổng thống Brasil
trong khoảng thời gian 1951-1954. Getúlio Vargas đã có những ý tưởng mới về
nền chính trị của Brasil để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển đất nước. Ông hiểu
rằng trong bối cảnh nền công nghiệp đang phát triển mạnh tại Brazil lúc bấy giờ,
những người công nhân sẽ trở thành một thế lực chính trị đơng đảo tại đây, kèm
theo một hình thức quyền lực chính trị mới - chủ nghĩa dân túy. Nắm bắt được
điều đó, tổng thống Vargas đã kiểm sốt nền chính trị của Brazil một cách tương
đối ổn định trong vịng 15 năm đến khi ơng tự tử vào năm 1954.
Sau hai giai đoạn độc tài dưới thời tổng thống Getúlio Vargas, nhìn
chung chế độ dân chủ đã chiếm ưu thế tại Brazil trong khoảng thời gian 19451964. Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong thời kỳ này là thủ đô
của Brazil được chuyển từ thành phố Rio de Janeiro sang thành phố Brasília.
 Chế độ độc tài quân sự (1964-1985)
Những khủng hoảng về mặt kinh tế, xã hội đã dẫn tới cuộc đảo chính
của giới quân sự vào năm 1964. Cuộc đảo chính đã nhận được sự giúp đỡ một số
chính trị gia quan trọng, ví dụ như José de Magalhães Pinto, thống đốc bang
Minas Gerais và nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ. Sau cuộc đảo chính,
một giai đoạn độc tài quân sự được thiết lập tại Brazil trong vòng 21 năm với
việc qn đội kiểm sốt tồn bộ nền chính trị của đất nước. Trong những năm
đầu tiên sau đảo chính, kinh tế Brazil vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh do các
chính sách cải cách kinh tế được ban hành. Nhưng sau đó, những cải cách này đã
khơng phát huy được tác dụng và khiến nền kinh tế Brazil lâm vào tình trạng khó
khăn. Nợ nước ngồi tăng lên nhanh chóng trong khi hàng ngàn người Brazil bị

chính phủ độc tài quân sự trục xuất, bắt giữ, tra tấn và thậm chí bị giết hại.
 Brazil từ năm 1985 đến nay
Năm 1985, Brazil bắt đầu quay trở lại tiến trình dân chủ. Tancredo
Neves được bầu làm tổng thống nhưng ông đã qua đời trước khi tuyên thệ nhậm
chức, phó tổng thống José Sarney được cử lên thay thế. Vào tháng 12 năm 1989,
Fernando Collor de Mello được bầu làm tổng thống và ông đã dành những năm
đầu tiên của nhiệm kỳ để khắc phục tình trạng siêu lạm phát của Brazil, lúc bấy
giờ đã đạt mức 25% mỗi tháng. Những tổng thống kế nhiệm ông đã tiếp tục duy

5


trì các chính sách kinh tế mở như tự do thương mại và tiến hành tư nhân hóa các
xí nghiệp của nhà nước.
Tháng 1 năm 1995, Fernando Henrique Cardoso nhậm chức tổng thống
Brazil sau khi đánh bại ứng cử viên cánh tả Lula da Silva. Ơng đã có những kế
hoạch cải cách kinh tế hiệu quả và đưa Brazil vượt qua cuộc khủng hoảng tài
chính năm 1998. Năm 2000, tổng thống Condor đã yêu cầu phải công khai
những tài liệu về mạng lưới các chế độ độc tài quân sự tại Nam Mỹ.
Ngày nay, một trong những vấn đề khó khăn nhất của đất nước Brazil là
sự bất bình đẳng trong thu nhập cũng như nhiều vấn đề xã hội nhức nhối khác.
Vào thập niên 1990, vẫn còn khoảng một phần tư dân số Brazil sống dưới mức 1
đô la Mỹ một ngày. Những căng thẳng về xã hội và kinh tế này đã giúp ứng cử
viên cánh tả Lula de Silva thắng cử tổng thống vào năm 2002. Sau khi nhậm
chức, các chính sách kinh tế dưới thời tổng thống Cardoso vẫn được duy trì. Mặc
dù có một vài tai tiếng trong chính phủ song nhiều chính sách xóa đói giảm
nghèo của tổng thống Silva đã thu được thành cơng nhất định. Ơng đã nâng mức
lương tối thiểu từ 200 real lên 350 real trong vòng 4 năm, xây dựng chương trình
Fome Zero (Khơng có người đói) để giải quyết nạn đói trong tầng lớp người
nghèo tại Brazil. Những chính sách nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và sự phụ thuộc

vào dầu lửa cũng đã mang lại hiệu quả tích cực.

6


1.3.

Quốc kỳ
Quốc kỳ Brazil có nền xanh mà trên đó một hình thoi màu vàng lớn là trung

tâm. Một vịng trịn màu xanh được đặt bên trong hình
thoi, với 27 ngơi sao màu trắng có kích thước khác nhau
được sắp xếp trong hình dạng của chịm sao Phương
Nam. Một dịng chữ màu trắng cũng chạy qua các vòng
tròn màu xanh, ghi khẩu hiệu của Brasil: Ordem e Progresso (Trật tự và phát triển).
1.4.

Quốc huy
Quốc huy Brazil được tạo ra vào ngày 19/11/1889, bốn ngày sau khi Brazil trở

thành một nước cộng hịa sau cuộc đảo chính lật đổ hồng đế Pedro II.
Trung tâm của quốc huy là tấm khiên hình tròn nền xanh da trời với viền
vàng, ở giữa là năm ngơi sao bạc xếp theo hình chịm sao Nam thập tự. Vịng quanh
tấm khiên là 27 ngơi sao (bằng với số sao trên quốc kỳ) đại diện cho 26 bang của
Brazil và quận liên bang.
Tấm khiên nằm trên một ngôi sao năm cánh, mỗi cánh
chia hai màu xanh lá cây và vàng - màu đại diện cho gia tộc của
hoàng đế Pedro I và hoàng hậu Maria thuộc triều đại quân chủ đầu
tiên ở Brazil. Tất cả được đặt trên một thanh kiếm màu nhạt, có
ngơi sao vàng trên chặn kiếm.

Các biểu tượng trung tâm lại được đặt lên một vịng lá hai bên gồm một nhánh
cà phê có quả bên trái và một nhánh cây thuốc lá ra hoa bên phải. Đó là những cây
trồng quan trọng ở Brazil vào thời điểm đó. Tồn bộ được gộp lại và đặt trên một ngơi
sao 20 cánh huy hồng - ngơi sao được hình thành bởi những tia sáng rực rỡ của vàng.
Phía dưới quốc huy là dải ruy băng màu xanh mang dòng chữ tiếng Bồ Đào
Nha, dòng đầu tiên là tên chính thức của quốc gia (Cộng hồ Liên bang Brazil), dòng
thứ hai là ngày thành lập nước cộng hòa liên bang (ngày 15/11/1889).

1.5.

Các bang
Brazil được tổ chức theo hình thức liên bang. Các bang của Brazil (estado) có

quyền tự tổ chức chính phủ, pháp luật, duy trì an ninh cơng cộng và thu thuế. Chính
phủ bang do một thống đốc bang (governador) đứng đầu, được bầu theo hình thức phổ
7


thơng đầu phiếu. Ngồi ra cịn có một cơ quan lập pháp riêng của bang (assembléia
legislativa).
Brazil gồm 26 bang và 1 quận liên bang (distrito federal), tổng cộng là 27 đơn
vị liên bang. Quận liên bang của Brazil bao gồm thủ đơ của nước này, Brasília.
Mỗi bang lại được chia thành nhiều hạt (municípios) với hội đồng lập pháp
(câmara de vereadores) và một thị trưởng (prefeito) riêng. Các hạt này có quyền tự trị
và về mặt hệ thống là độc lập với cả liên bang và chính phủ bang. Một hạt có thể gồm
các thị trấn (distritos) khác bên cạnh khu vực, tuy nhiên các khu đô thị tự trị này
khơng có chính phủ riêng biệt.
Tịa án được tổ chức ở mức liên bang và bang bên trong các quận được gọi là
comarca. Một comarca có thể gồm nhiều khu đơ thị tự trị.
1.6. Tài ngun thiên nhiên

Khống sản đa dạng về loại cũng như khối lượng đáng kể (vàng và uranium,
đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng quặng sắt; tài nguyên rừng với 485,6 triệu héc ta) đã
tạo động lực thúc đẩy nhiều ngành phát triển. Tập trung chủ yếu đó là ngành luyện
kim, ngành chế tạo hóa chất, ngành thiết kế trang sức, và là nguồn nhiên liệu cho
nhiều ngành khác…
Như vậy, có thê thấy rằng nền cơng nghiệp Brazil có nhiều điều kiện để phát
triển mạnh mẽ, làm phát triển nhanh hoạt động kinh tế toàn quốc gia.
1.7. Khí hậu
Phần lớn diện tích Brazil nằm trong khoảng từ xích đạo cho đến đường chí
tuyến nam. Mặc dù 90% lãnh thổ Brazil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng
này với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ bắc
xuống nam, khí hậu Brazil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến nam và
xích đạo) cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ơn hịa (nằm dưới chí tuyến nam).
Brazil có tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khơ,
núi cao và cận nhiệt đới.
Nhiệt độ trung bình năm quanh đường xích đạo khá cao, trung bình đạt
khoảng 25 °C. Tuy nhiên trong những ngày nóng bức nhất của mùa hạ, nhiệt độ tại
một số vùng của Brazil có thể lên tới 40 °C. Miền nam Brazil có khí hậu tương đối
cận nhiệt đới và có thể có sương giá về mùa đơng. Tuyết rơi có thể xảy ra ở những
vùng núi cao như Rio Grande do Sul hay Santa Catarina. Lượng mưa tại Brazil nhìn
chung tương đối cao, khoảng 1000 đến 1500 mm mỗi năm. Mưa tập trung nhiều hơn
tại vùng lịng chảo Amazon nóng ẩm ở phía bắc, nơi lượng mưa có thể lên đến 2000
8


mm mỗi năm hoặc thậm chí cao hơn. Tuy có một lượng mưa hàng năm lớn như vậy
song khu vực này cũng có mùa khơ, kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng tùy theo vĩ độ.
Do nằm tại Nam bán cầu nên thời gian các mùa trong năm tại Brazil ngược lại
so với các nước Bắc bán cầu. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, cịn mùa
đơng lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Trên thực tế, ở những vùng nằm

gần xích đạo, sự chênh lệch về mùa gần như khơng đáng kể với khí hậu nóng ẩm
quanh năm, trong khi những vùng có khí hậu nhiệt đới thường chỉ có mùa mưa và
mùa khơ. Tại vùng có khí hậu cận nhiệt ở phía nam, thời tiết chia ra đủ 4 mùa xuân,
hạ, thu, đông. Brazil cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từ Đại Tây
Dương đổ vào.
1.8. Môi trường
Brazil là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, hơn hẳn so
với mọi quốc gia khác. Nước này có số lượng động vật có vú nhiều nhất trên thế giới,
đứng thứ nhì về tổng số các loài lưỡng cư và bướm, thứ ba thế giới về các loài chim
và thứ năm thế giới về các loại bị sát. Rừng nhiệt đới Amazon là ngơi nhà của nhiều
loài thực vật và động vật độc đáo tại Brazil.
Về thực vật, ở Brazil người ta đã phát hiện được hơn 55.000 loài, xếp thứ nhất
trên thế giới và 30% trong số đó là những lồi thực vật đặc hữu của Brazil. Khu vực
Rừng Đại Tây Dương là nơi tập trung rất nhiều các loài thực vật khác nhau, bao gồm
các loài nhiệt đới, cận nhiệt đới và rừng ngập mặn. Vùng Pantanal là một vùng đất ẩm
và là nhà của khoảng 3500 loài thực vật trong khi Cerrado là một trong những vùng
savan đa dạng nhất trên thế giới. Về động vật, Brazil nổi tiếng với các loài báo jaguar,
báo sư tử, thú ăn kiến, cá piranha, loài trăn khổng lồ anaconda... và rất nhiều các loài
linh trưởng, chim và cơn trùng khác chỉ có tại đất nước này.
Tuy nhiên trong mấy thập kỉ trở lại đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân
số quá mức đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến mơi trường tự nhiên của Brazil. Sự
phá rừng lấy gỗ và đất canh tác, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp đang tàn phá
những khu rừng lớn tại nước này, đe dọa gây ra những thảm họa nghiêm trọng về môi
trường. Từ năm 2002 đến năm 2006, rừng Amazon đã bị mất đi một phần diện tích
xấp xỉ nước Áo. Dự kiến đến năm 2020, ít nhất 50% các loài sinh vật tại Brazil sẽ
đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Trước tình hình này, chính phủ Brazil đã ban hành
nhiều chính sách nhằm bảo về mơi trường. Một mạng lưới các khu vực bảo vệ đã

9



được thiết lập trên diện tích hơn 2 triệu km² (khoảng một phần tư diện tích Brazil) để
bảo vệ những vùng rừng và các hệ sinh thái tại nước này. Tuy nhiên công tác bảo vệ
môi trường tại Brazil cũng gặp rất nhiều khó khăn.
1.9. Phân chia hành chính
Lãnh thổ Brazil được chia thành năm vùng riêng biệt: Bắc, Đông Bắc, Trung
Tây, Đông Nam và Nam.
Vùng Bắc chiếm 45,27% lãnh thổ Brazil nhưng lại là vùng có số lượng dân cư
thấp nhất. Vùng Bắc có mức độ cơng nghiệp hóa và phát triển thấp (ngoại trừ Manaus,
là nơi có một khu cơng nghiệp miễn thuế). Đây là nơi có nhiều rừng mưa nhiệt đới
xanh tốt và nơi cư trú của một số lượng lớn người da đỏ.
Vùng Đông Bắc chiếm một phần ba dân số Brazil. Vùng này có nền văn hóa
đa dạng, bao gồm những ảnh hưởng văn hóa thời thuộc địa Bồ Đào Nha, văn hóa châu
Phi và văn hóa thổ dân da đỏ. Đây cũng là vùng nghèo nhất Brazil. Vùng Đơng Bắc có
mùa khơ kéo dài và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng.
Vùng Trung Tây là vùng có diện tích lớn thứ hai tại Brazil, nhưng mật độ dân
số lại thấp. Thủ đô của Brazil - thành phố Brasília, thuộc vùng này. Đây là nơi có đầm
lầy Pantanal lớn nhất thế giới và một phần của rừng mưa Amazon nằm ở phía tây bắc.
Về khí hậu, vùng này có hai mùa riêng biệt: mùa mưa (từ tháng 10 tới tháng 4) và mùa
khô (từ tháng 5 tới tháng 9). Đây cũng là vùng nông nghiệp quan trọng nhất đất nước.
Các thành phố lớn nhất là: Brasília, Goiânia, Campo Grande và Cuiabá.
Vùng Đông Nam là vùng giàu có tài ngun và đơng dân nhất nước. Riêng
dân số vùng này đã lớn hơn dân số của bất kỳ một nước Nam Mỹ nào khác. Đây là nơi
có hai thành phố lớn nhất của Brazil: Rio de Janeiro và São Paulo. Cảnh quan vùng
này khá đa dạng, với trung tâm thương mại chủ yếu của đất nước là São Paulo, thành
phố lịch sử Minas Gerais và bãi biển Rio de Janeiro nổi tiếng.
Vùng Nam là vùng giàu có nhất tại Brazil (tính theo GDP bình qn đầu
người), với tiêu chuẩn sống tốt nhất cả nước. Đây cũng là vùng lạnh nhất Brazil, thỉnh
thoảng có thể xuất hiện băng giá và tuyết ở một số vùng cao. Vùng này có nhiều người
nhập cư Châu Âu sinh sống, chủ yếu là con cháu người Đức, người Ý và người Slav,

mang theo những ảnh hưởng rõ rệt về văn hóa quê hương cũ của họ. Các thành phố
lớn nhất là Curitiba và Porto Alegre.
1.10. Thủ đô

10


Năm 1960, Brasilia chính thức trở thành thủ đơ của Brazil. Thành phố này
nằm ở giữa quốc gia, trên cao nguyên bán sa mạc Serado, được quy hoạch đô thị rất
tốt. Năm 1987, Brasilia được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Ở độ cao 1.200 mét so với mặt biển, Brasília đứng trong danh sách các thành
phố được quy hoạch tốt nhất thế giới. Mặt bằng thành phố được chia làm 2 trục giao
nhau hình chữ thập. Nhìn từ trên cao, thành phố mang dáng dấp của một con chim
đang xịe cánh bay, theo đó đầu chim là khu vực trụ sở của 3 ngành quyền lực tối cao
(lập pháp, hành pháp, tư pháp).
Nổi bật trong những cơng trình kiến trúc tại Brasília là Trụ sở Quốc hội, một
tịa tháp đơi 28 tầng (khu vực văn phịng) và hai cơng trình hình mái vịm ở hai bên
sườn (nơi hai viện tổ chức họp). Bên trong tòa nhà có hầu như tất cả các tiện nghi của
một thành phố thu nhỏ, từ trạm phát thanh và truyền hình, báo chí, đến các qn ăn,
qn rượu, rạp chiếu bóng, hiệu sách, các viện bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật
và các phịng họp mọi kích cỡ..
Rio de Janeiro: Thành phố sôi động lớn thứ 2 ở Brazil thường bị nhầm
lẫn là thủ đô. Nổi tiếng với lễ hội Carnival trên đường phố, tượng chúa Jesus đứng
nhìn ra biển (1 trong 7 kỳ quan thế giới hiện nay), và là quốc gia đầu tiên ở Nam Mỹ
vinh dự đăng cai tổ chức thế vận hội Olympics 2016.
Là thành phố đứng hạng thứ 3 ở Nam Mỹ nơi mà nhiều công ty lớn ở Brazil
đặt đại bản doanh, trong số đó có hai cơng ty lớn như Petrobras và Vale và công ty
truyền thông đại chúng lớn nhất Nam Mỹ là Globo Organization. Nhiều đại học danh
tiếng nằm ở đây.
1.11. Luật pháp

Luật pháp của Brazil dựa trên luật La Mã - Germania truyền thống. Hiến pháp
Liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản nhất của
Brazil. Tất cả những quyết định của nhánh lập pháp và tòa án đều phải dựa trên Hiến
pháp Brazil. Các bang của Brazil đều có hiến pháp riêng của bang mình, nhưng khơng
được trái với Hiến pháp Liên bang. Các chính quyền thành phố và quận liên bang
khơng có hiến pháp riêng mà có bộ luật của riêng mình, gọi là luật cơ bản (leis
orgânicas).
Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số
trường hợp đặc biệt Hiến pháp Brazil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thông
qua những quyết định về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành tư

11


pháp của Brazil là Tòa án Liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của Brazil bị
chỉ trích làm việc kém hiệu quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện nốt các
bước cuối của việc xét xử. Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giải quyết và đi
đến phán quyết cuối cùng.

12


CHƯƠNG 2: VĂN HĨA, CHÍNH TRỊ, KINH TẾ CỦA BRAZIL
2.1. Văn hóa
2.1.1. Tơn giáo
Tơn giáo chủ yếu ở Brazil là Thiên Chúa Giáo; và Brazil cũng là quốc gia có
cộng đồng theo đạo Thiên chúa lớn nhất thế giới. Hiện nay Brazil có 73.6% dân số
theo Đạo Thiên Chúa - Cơ đốc giáo; 15.4% theo Đạo Tin lành.7,4% dân số theo
Thuyết bất khả tri hay Thuyết vô thần. 1,3% dân số theo Thuyết thông linh. 1,8% dân
số là thành viên của các tôn giáo khác. Một số tôn giáo nhỏ lẻ là Mormon (900.000 tín

đồ), Nhân chứng Jehovah (500.000 tín đồ), Phật giáo (215.000 tín đồ), Do Thái giáo
(150.000 tín đồ), và Hồi giáo (27.000 tín đồ). Có 0,3% dân số theo các tôn giáo truyền
thống Châu Phi như Candomblé, Macumba và Umbanda. (Nguồn: 2016 Human
Development Report).
Một số ít người theo tôn giáo pha trộn giữa các tôn giáo khác nhau như Thiên
Chúa giáo, Candomblé và các tôn giáo Châu Phi. Mặc dù theo luật pháp có sự phân
biệt rõ ràng giữa tôn giáo và nhà nước và người dân được phép tự do bày tỏ niềm tin
và tôn giáo của mình nhưng trên thực tế Cơng Giáo và Chính quyền có quan hệ rất
mật thiết với nhau. Chính ngày lễ Cơng giáo là ngày lễ tồn dân và một linh mục hay
giám mục ln ln chủ trì lễ khánh thành cơng trình cơng cộng. Ngồi ra, những học
viện được xây dựng trên cơ sở của Giáo, chẳng hạn như chủng viện tôn giáo, đều nhận
được sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ liên ban.
Cộng đồng người Hồi giáo đông nhất tại Brazil lại là những người Brazil gốc
Ả Rập.
Cộng đồng Phật giáo lớn nhất Mỹ Latinh do nước này tập trung một lượng
lớn cộng đồng người Nhật Bản tại nước ngồi.
Bên cạnh đó ở Brazil cịn có những tôn giáo truyền thống của người da đen
gốc châu Phi.

13


Ngoài ra do là một quốc gia sùng đạo nên lễ hội ở Brazil rất được coi trọng.
Tháng Giêng và tháng Hai là tháng không thuận lợi cho các doanh nghiệp do các lễ
hội lớn, trong đó có lễ Carnival. Lễ hội này là dấu mốc để bắt đầu Mùa ăn chay. Lễ
hội Carnival ở Brazil rất nổi tiếng, đặc biệt là tại Rio de Janeiro. Mùa ăn chay sẽ diễn
ra trong 40 ngày. Kết thúc Mùa Chay là Lễ Phục Sinh. Trong Kitô giáo Tây phương,
Mùa Chay kéo dài từ ngày Thứ tư Lễ Tro đến Thứ bảy Tuần Thánh. Lễ Phục Sinh
luôn luôn rơi vào một Chủ nhật giữa ngày 22 tháng 3 và 25 tháng 4 vì vậy, Thứ tư Lễ
Tro có thể rơi vào bất cứ thời điểm nào giữa ngày 4 tháng 2 và 10 tháng 3. Theo

truyền thống Kitô giáo Tây phương, bốn mươi ngày trong Mùa Chay được đánh dấu
bởi việc ăn kiêng, làm từ thiện và hạn chế những thú vui.
Ba việc thực hành truyền thống được coi trọng là cầu nguyện (cơng lý về phía
Thiên Chúa), nhịn ăn (cơng lý về phía bản thân), và bố thí (cơng lý về phía tha nhân).
Kiêng chay thì khơng được ăn thịt động vật trên cạn như thịt chó, heo, trâu, bị, gà...
Nhưng đươc ăn thực vật và động vật dưới nước như tôm cua cá, ngồi ra cịn được ăn
trứng và đậu. Ngày kiêng chay thì bữa sáng khơng được ăn nhiều và phải cầu nguyện
trong ngày này.
2.1.2. Ngôn ngữ
Tiếng Bồ Đào Nha là ngơn ngữ chính thức, được sử dụng trong các trường
học, truyền thơng, trong kinh doanh và hành chính.
Brazil là nước duy nhất ở châu Mỹ La Tinh dùng tiếng Bồ Đào Nha. Tiếng Bồ
Đào Nha là ngơn ngữ chính thức của Brazil, được sử dụng gần như 100% trên lãnh
thổ Brazil và trong tất cả các văn bản hành chính. Ngồi ra có một số loại ngơn ngữ
khác được sử dụng như tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Nhật, và ngôn ngữ bản xứ (của các
cộng đồng thổ dân chủ yếu ở phía Bắc) nhưng tỉ lệ rất thấp.
Ở Brazil tuyệt đối không nên dùng tiếng Tây Ban Nha khi giao tiếp. Tiếng
Tây Ban Nha dùng ở Brazil khác rất nhiều so với tiếng Tây Ban Nha gốc.
Mặc dù nhiều người Brazil có thể nói được tiếng Anh, nhưng họ vẫn muốn
bàn luận công việc bằng tiếng Bồ Đào Nha. Những nhà kinh doanh nước ngồi khơng
nói được tiếng Bồ Đào Nha nên thuê một phiên dịch. Tài liệu và các ấn phẩm giới
14


thiệu sản phẩm nên in bằng tiếng Bồ Đào Nhà và tiếng Anh được ưa thích hơn tiếng
Tây Ban Nha. Các chỉ dẫn và các số liệu kỹ thuật khác nên dùng hệ thống mét.
Tiếng Anh là một phần trong chương trình giảng dạy cao học, nhưng ít người
Brazil thơng thạo ngôn ngữ này.
2.1.3. Giáo dục
Theo Globserver, tỷ lệ biết chữ của Brazil năm 2015 như sau: 97,5% cho

những người trong độ tuổi từ 6 đến 14, 84,1% cho những người trong độ tuổi từ 15
đến 17. Tuy vậy nạn mù chữ chiếm tỷ rất cao trong dân số Brazil. Trong rất nhiều
nguyên nhân dẫn tới nạn mù chữ, các chuyên gia IBGE cho rằng, bóng đá cũng hân
hạnh… gánh vách một phần trách nhiệm lớn lao.
Các nhà xã hội học cũng đồng ý với quan điểm nêu trên. Trong bài viết mang
tên “Bóng đá và xã hội ở Brazil” (Football and Society in Brazil) mới đây, nhà xã hội
học Mauricio Murad cho rằng: “Bóng đá kích thích sự biếng nhác trong tư duy và ngại
đến trường của trẻ em, bởi trẻ em - những cậu bé hằng ngày chỉ thích chơi bóng trên
đường phố hay bãi biển với những ước mơ thành Pele ngày xưa hay Neymar ngày
nay”.
Cũng theo quan điểm của các nhà xã hội học như Mauricio, bóng đá ảnh
hưởng rất lớn và trực tiếp đến văn hóa Brazil. Mơn thể thao Vua này ở xứ Samba
giống như một xã hội thu nhỏ của Brazil, bởi cũng như xã hội, người ta có thể thấy
trong bóng đá Brazil tồn tại rất nhiều bất cập như tham nhũng, phân biệt giàu nghèo,
phân biệt chủng tộc, bạo lực, ma túy, tệ nạn xã hội, tình dục vơ độ…
Theo con số thống kê khơng chính thức, có tới 99% số cầu thủ Brazil không
được học hành đến nơi đến chốn vì bỏ học theo bóng đá từ thời niên thiếu. Phải chăng
vì thế giới cầu thủ Brazil mới nổi tiếng là những người ầm ỹ và hay gây scandal nhất
thế giới với đủ các trị tệ nạn? Ngồi bóng đá, trẻ em Brazil lấy họ làm gương thì đúng
là đáng quan ngại như sự lo ngại của các nhà xã hội học.
Nhà báo Brazil Veja đưa ra thống kê, ở bậc đại học, Brazil chỉ có 58.000 sinh
viên làm luận án, tập trung vào hai bang Sao Paulo và Rio de Janero. Còn theo một số

15


liệu mới đây của UNESCO, Brazil có 213.000 người làm trong lĩnh vực nghiên cứu.
Trong khi đó ở Trung Quốc có 1,5 triệu người, cịn ở Nhật có 935.000 người, ở Pháp
có 200.000 người... Cần nói thêm đa số các cơng trình nghiên cứu khoa học ở Brazil
có chất lượng rất hạn chế, khó áp dụng vào thực tế, nếu khơng nói là vơ ích.

Sở dĩ nền đại học của Brazil “ốm yếu” như vậy là do số học sinh ở phổ thơng
q ít. Đó là một nền giáo dục cổ lỗ, kinh viện với một chương trình học nặng nề, đơn
điệu rập khuôn, không tạo điều kiện cho học sinh chọn một ngành kỹ thuật hay
chuyên nghiệp. Ngày nay giáo dục trung học ở những nước phát triển không những
giúp học sinh vào đại học mà còn chuẩn bị cho họ vào đời. Còn ở Brazil cả hai mục
tiêu đó đều làm khơng tốt. Qua khảo sát của PISA (chương trình đánh giá học sinh
quốc tế) về trình độ học sinh 15 tuổi, thì Brazil đứng thứ 54 về tốn, thứ 52 về khoa
học và 49 về ngoại ngữ.
Tình hình giáo dục trung học thảm hại ngồi lý do việc giảng dạy cứng nhắc
và quá cổ lỗ, còn do ngun nhân có q ít học sinh học cho đến nơi đến chốn. Nhiều
học sinh phải lưu ban nhiều lần, rồi chán học. Ở trung học đáng lẽ học sinh phải thuộc
lứa tuổi từ 11 đến 14, thì ở đây trong 4 em đã có 1 em 15 tuổi hay hơn nữa và chỉ có
3,6 triệu học sinh.
Brazil mơ trở thành một La Mã nhiệt đới mới, nhưng những con số thống kê
cho thấy, chỉ có 25% dân số Brazil thực sự thốt nạn mù chữ. 3/4 người dân cịn xa lạ
với báo chí vì đọc kém. Theo dữ kiện của Tổ chức “Đánh giá giáo dục tiểu học và phổ
thông”, trong năm vừa qua, 7 trên 10 học sinh khơng đạt được trình độ kiến thức về
tiếng Bồ Đào Nha vốn được coi như là lý tưởng của chương trình “Tất cả cho giáo
dục”. Chưa hết, người ta cịn phát hiện ra khoảng 25% học sinh CM1 (tương đương
lớp 3 ở Việt Nam) hầu như chưa biết đọc, biết viết sau những năm học trong trường.
Thất bại về xóa nạn mù chữ cho trẻ em vào năm 2015 không phải là trở ngại
của sự phát triển mà còn là một tai họa của Brazil. Trong khi đó nhiều nước chậm phát
triển đã cơ bản xóa được nạn mù chữ, nhất là đối với trẻ em. Hai nước Argentina,
Uruguay đã làm được việc này từ 100 năm trước và các nước phát triển đã làm được

16


từ 200 năm trước. Điều khó hiểu nhất là ở Brazil đã có hàng chục cơ sở giáo dục, kể
cả ở những vùng khó khăn, đã xóa được nạn mù chữ cho 100% học sinh vỡ lòng.

Cuối cùng, nhà báo Brazil Veja đúc kết: “Sớm hay muộn thì sự phát triển của
Brazil cũng vấp phải nạn thiếu người lao động có chất lượng. Và khi nhận ra vấn đề
thì q muộn rồi, chúng ta đã mất ít nhất cả một thế hệ”
Trình độ học vấn của Brazil được coi là thấp so với các nước phát triển, đặc
biệt là trong các trường công, mặc dù nhiều trường học tư nhân cũng có trình độ thấp.
Những năm gần đây giáo dục Brazil có tiến bộ nhưng tiến bộ ở bậc tiểu học và trung
học vẫn chậm. Hiện Brazil dành 4,3% GDP cho giáo dục. Cơng dân trên 15 tuổi trung
bình chỉ có 4,8 năm đi học. Chất lượng giáo dục cũng là một vấn đề đáng nói: Hơn
một nửa số học sinh 15 tuổi của Brazil mù chữ và gần 80% khơng biết tính tốn cơ
bản. Tuy vậy giáo dục bậc đại học của Brazil khá tốt. 2/3 chi phí cơng được chi cho
giáo dục bậc đại học. Phần còn lại chi cho giáo dục tiểu học và trung học. Chất lượng
giáo dục đại học ở các trường công lập cao hơn rất nhiều so với các trường dân lập,
mặc dù hệ thống cơng lập hồn tồn khơng thu phí. (Nguồn: Theo Courrier
international 2015)
2.1.4. Gia đình
Ở Brazil các gia đình có xu hướng là gia đình lớn mặc dù trong những năm
gần đây kích thước của 1 gia đình đã được giảm bớt. Ngồi ra ở Brazil có đặc trưng là
các gia đình mở rộng (gồm có cha mẹ, anh chị em và cả họ hàng gần sống gần nhau
hoặc sống cùng nhà).
Cá nhân xây dựng mối quan hệ xã hội cho mình đều xuất phát từ sự hỗ trợ của
gia đình. Gia đình trị được coi là một điều tích cực, vì nó ngụ ý rằng sử dụng những
người mình biết và tin tưởng là điều quan trọng hàng đầu.
2.1.5. Tổ chức xã hội
Về phân hoá tầng lớp, mặc dù có sự pha trộn của nhiều dân tộc nhưng ở
Brazil vẫn phân thành giai cấp. Ít người dân Brazil bị mô tả như những người theo chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc, tuy nhiên phân biệt đối xử theo màu da là điều diễn ra hàng
ngày. Nói chung, những người có làn da nâu sẫm màu hơn gặp khó khăn về kinh tế và
17



xã hội nhiều hơn; và các tầng lớp trung lưu và thượng lưu thường chỉ giao tiếp rất ít
với các tầng lớp thấp hơn , thường là người giúp việc, tài xế, v.v…
Tầng lớp được phân chia theo khả năng kinh tế và màu da. Mức lương giữa
các giai cấp có sự chênh lệch rất lớn. Theo số liệu thống kê của Joural Globo năm
2015 Brazil có 16,2 triệu người, gần 10% dân số sống trong nghèo đói cùng cực, tức
khoảng dưới $45/tháng theo mức chuẩn ở Brazil. Do đó vấn đề xoá nghèo tại Brazil là
vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Tiêu biểu là phát biểu của tổng thống Brazil, bà
Dilma Rousseff như sau: “Sứ mệnh của tơi là xóa bỏ nghèo đói ở đất nước này. Ngồi
ra bất bình đẳng giới cũng là 1 vấn đề lớn ở Brazil. Mặc dù phụ nữ chiếm 40% lực
lượng lao động Brazil, họ thường làm những công việc được trả lương thấp như giảng
dạy, hỗ trợ hành chính và điều dưỡng. Hiến pháp năm 1988 cấm phân biệt đối xử đối
với phụ nữ, nhưng sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại. Nơi duy nhất mà phụ nữ đạt được
bình đẳng là trong Hệ thống Nhà nước. Bà Dilma Rousseff cũng phát biểu: “Là nữ
tổng thống đầu tiên của Brazil nên tơi cịn có một sứ mệnh nữa là xóa bỏ bất bình
đẳng giới. Tơi hi vọng những ơng bố bà mẹ của các cô gái nhỏ sẽ ngắm lại con mình
và nói: Đúng, nữ giới có thể làm được rất nhiều việc”.
2.1.6. Thói quen tiêu dùng
Phần lớn người Brazil thường quan tâm đến vấn đề sinh thái khi mua hàng và
sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm sinh thái.
Tuy nhiên họ khơng có lịng tin với chiến lược tiếp thị “than thiện môi trường”
của các công ty.
2.1.7. Phong tục, tập quán trong kinh doanh
Trang phục: Trong kinh doanh khá thoải mái, chuộng gam màu nhạt, nhẹ
nhàng. Nam nên mặc vest sẫm màu, cà vạt sang trọng. Nữ nên mặc váy dài, vest.
Kiêng màu nâu và vàng.
Giao tiếp: Bắt tay cả khi đến và đi, thường vỗ lưng nhau. Khoảng cách giao
tiếp rất gần. Rất kiêng biểu tượng “OK” ( ngón trỏ và ngón cái kết lại thành vịng trịn,
3 ngón cịn lại tách rời) cho rằng đây là biểu tượng không văn minh.

18



Người Brazil nói khá nhanh và thích gọi tên riêng, chức danh thay vì họ.
Người Brazil rất thích trao đổi danh thiếp.
Không nên tặng quà ở cuộc gặp đầu mà bắt đầu từ cuộc gặp 2, 3 mới nên tặng
quà cho người Brazil.
2.1.8. Văn hóa ẩn tàng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Brazil là một quốc gia có nền văn hoá ẩn tàng nên việc xâm nhập thị trường
nên hạn chế hình thức xâm nhập bằng đầu tư trực tiếp. Việc tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng sẽ được tiến hành khó khăn hơn vì ngơn ngữ sử dụng trong sinh hoạt của
người Brazil là tiếng Bồ Đào Nha, và đầu tư trực tiếp sẽ gặp khó khăn trong các vấn
đề liên quan, vì mối quan hệ rất cần thiết ở những quốc gia có nền văn hố ẩn tàng.
Người mua hàng Brazil cũng quan tâm nhiều đến các dịch vụ sau bán của nhà
xuất khẩu. Nhiều nhà kinh doanh Brazil khơng có phản ứng tốt trước các cuộc viếng
thăm nhanh chóng và khơng thường xun của các đại diện bán hàng nước ngồi. Họ
thích các mối quan hệ cơng việc lâu dài. Do đó phải chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực
dài hạn (cả thời gian và tiền bạc) để thiết lập các mối quan hệ tốt ở Brazil.
Mơi trường văn hóa Brazil ảnh hưởng rất lớn đối với việc lựa chọn sản phẩm
của người tiêu dùng trong nước:
-

Về giá trị, thái độ thì Người dân Brazil khơng thích uống sữa kết hợp

với những chất chua vì họ cho rằng như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe và họ cũng cho
rằng phụ nữ khi cho con bú phải ăn thật nhiều chất dinh dưỡng.
Về ngơn ngữ thì người Brazil khơng thích nói chuyện bằng tiếng Tây
Ban Nha vì thế tên, bao bì sản phẩm hạn chế sử dụng Tây Ban Nha, và tốt nhất là nên
sử dụng tiếng Bồ Đào Nha và trước khi sử dụng phải nghiên cứu thật kĩ ngôn ngữ này
để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
Ví dụ: Khi Ford ra mắt “Pinto” tại Brazil, cơng ty này khơng hiểu vì sao

doanh số chết yểu. May mắn là họ đã phát hiện ra dân Brazil khơng muốn bị người
khác nhìn thấy đang lái một chiếc xe có ý nghĩa là “bộ phận sinh dục nam” và đã đổi
tên ngay lập tức.
19


-

Cịn về tơn giáo nên chú ý đến mùa chay, vì đa phần dân nơi đây theo

đạo Thiên Chúa, trong mùa chay họ sẽ ăn kiêng nên những sản phẩm trong mùa này
cần tránh thịt động vật trên cạn cũng như là trứng.
Người Brazil cũng cởi mở hơn trong việc dùng thử các sản phẩm và
danh mục mới, qua đó có thể thúc dẩy việc sử dụng sản phẩm mới và thay đổi thói
quen tiêu dùng.
Người Brazil phân biệt sản phẩm thơng qua nhãn hiệu, đi kèm theo đó là
đánh giá về chất lượng và sự trung thành với nhãn hiệu. Việc có rất nhiều nhãn hiệu
cũng như chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn của địa phương lẫn quốc tế và lớn tại Brazil đã
tạo nên cho người dân một thói quen lựa chọn rất kỹ khi mua sắm.
Người dân Brazil rất có ý thức trong việc lựa chọn giá khi tiêu dùng. Do
đó để kinh doanh ở Brazil phải xác định giá cạnh tranh đối với loại sản phẩm của
mình tại thị trường này. Nếu giá sản phẩm khơng thể đạt mức cạnh tranh với các
doanh nghiệp tại Brazil, kể cả trước khi tính thuế giá trị gia tăng thì gần như khơng thể
tiếp tục cơng việc kinh doanh ở đất nước này.
Sau khi xác định giá cạnh tranh, doanh nghiệp cần lưu ý về “văn hoá
thuế” khi kinh doanh ở Brazil do các mức thuế có thể khác nhau tuỳ theo từng bang.
Thông thường Sao Paolo là nơi có mức thuế cao nhất. Doanh nghiệp có thể dựa vào
đó để ước tính cho mình.
Khơng nên đụng đến những vấn đề tơn giáo vì nền tơn giáo ở Brazil khá
đa dạng, trong đó, thiên chúa giáo chiếm ưu thế. Brazil là đất nước sử dụng Bồ Đào

Nha là ngôn ngữ chính và là ngơn ngữ ảnh hưởng lớn tới ngôn ngữ được sử dụng ở
Châu Phi nên khi tiến vào thị trường Brazil, cần chú ý trong việc sử dụng ngôn ngữ,
cần chuyển các thông điệp của thương hiệu sang ngôn ngữ Bồ Đào Nha. Không nên
sử dụng màu sắc của quốc kỳ (xanh và vàng) trên các sản phẩm hay hình ảnh thiết kế
khi PR cho thương hiệu. Hình ảnh khi PR cho các chiến dịch quảng cáo nên tránh sử
dụng những ngôn ngữ cử chỉ bị coi là khơng được lịch sự và khơng được chào đón ở
Brazil
Ví dụ: Dùng tay thể hiện việc đồng ý bị coi là bất lịch sự. Tước vị được coi
trọng ở Brazil, do đó, khi giao tiếp nên đệm thêm các danh xưng “ông” “bà”.

20


×