Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Tim hieu che do cua lao dong nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CÂU 1: Hãy cho biết sự trưởng thành và phát triển của Hội LHPNVN và tên gọi của Hội?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trả lời: Ngày 20/10/ 1930, Tổ chức phụ nữ Việt Nam đầu tiên được thành lập. Kể từ đó đến nay, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, bao sự biến động của lịch sử dân tộc, phong trào phụ nữ Việt Nam không ngừng trưởng thành và lớn mạnh cùng với chặng đường phát triển của đất nước. Trải qua nhiều giai đoạn với những tên gọi khác nhau: - Giai đoạn 1930-1935: Giai đoạn phụ nữ thời kỳ tiền khởi nghĩa, mới thành lập phương thức tổ chức các Hội như: “Hội cấy”, “Hội gặt”, “Hội tương tế” và hình thành “Phụ nữ giải phóng”; - Giai đoạn 1936-1939: với tên gọi là Hội phụ nữ dân chủ; - Giai đoạn 1940-1945 : với tên gọi là Hội phụ nữ phản đế; - Ngày 20/10/1946 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN tổ chức Hội được đổi với tên gọi là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> CÂU 2: Hãy cho biết mức hưởng trợ cấp một lần lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi? Chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thời gian nghỉ chế độ hưởng chế độ do sinh con..?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trả lời: - Trợ cấp một lần: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, thì được hưởng trợ cấp 01 lần bằng 02 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết khi sinh con thì cha trợ cấp 01 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. (Điều 34 Luật BHXH) - Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Lao động nữ sau thời gian nghỉ hưởng chế độ do sinh con, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05-10 ngày một năm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe; mức hưởng cho 01 ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. (Điều 37 Luật BHXH) - Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong 01 tháng, thì cả người lao động và chủ sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó nhưng vẫn được tính là thời gian có đóng BHXH. ( Khoản 2 Điều 1 TT 41).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> CÂU 3 Hãy cho biết các điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động? Chế độ bệnh nghề nghiệp?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trả lời: *Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động: - Người lao động đang đóng BHXH bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp dưới đây dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động: + Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; + Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong các khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. (Điều 39 Luật BHXH) * Điều kiện được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp: - Lao động được hưởng bệnh chế độ bệnh nghề nghiệp khi bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành do làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. (Điều 40 Luật BHXH).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> CÂU 4 Hãy nêu quan điểm của Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trả lời: Ngày 24/12/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2351 phê duyệt chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 là: - Quan điểm quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước. Công tác bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới. Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CÂU 5: Hãy cho biết Quyết định số 2351/QĐ- TTg ngày 24/12/2010 Quyết định về chiến lược quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2010-2020 có mấy mục tiêu cụ thể ?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trả lời: Các mục tiêu cụ thể về chiến lược bình đẳng giới là: + Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; + Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động. + Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực GD và ĐT. + Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. + Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin. + Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới. + Mục tiêu 7: Nâng cao quản lý nhà nước về bình đẳng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> CÂU 6: Hãy cho biết trách nhiệm của Nhà nước đối với lao động nữ? nữ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trả lời: Trách nhiệm của Nhà nước đối với lao động nữ là: - Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc tại nhà. - Nhà nước có chính sách từng bước mở mang việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần lao động nữ, phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. - Các cơ quan Nhà nước mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm, lao động nữ có thêm nghề dự phòng và để sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ. - Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dựng nhiều lao động nữ. (Điều 109 và Điều 110, Bộ luật lao động).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> CÂU 7: Hãy cho biết trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với đối với lao động nữ?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trả lời: Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với đối với lao động nữ: + Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ. Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, nâng bậc lương và trả công lao động. + Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận lao động nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần. + Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> CÂU 8: Hãy cho biết tại Điều 28 Luật BHXH quy định những điều kiện người lao động được hưởng chế độ thai sản?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trả lời: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc các trường hợp sau đây: - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; - Người lao động được nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi; - Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> CÂU 9: Hãy cho biết 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2011..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trả lời: 1. Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu. 2. Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. 3. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. 4. Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. 5. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh. 6. Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hoà bình..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> CÂU 10: Hãy cho biết về quan điểm, mục tiêu về công tác vận động nữ CNVCLĐ của tổ chức công đoàn?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Trả lời: * Quan điểm: - Công đoàn có trách nhiệm nâng cao trình độ về mọi mặt cho nữ CNVCLĐ nhằm tạo điều kiện để nữ CNVCLĐ phát huy vai trò, tiềm năng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH và xây dựng gia đình hạnh phúc. - Nội dung và hình thức hoạt động nữ công xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng của nữ CNVCLĐ. - Công đoàn có trách nhiệm thường xuyên đối với công tác vận động nữ CNVCLĐ. - Ban Nữ công là Ban tham mưu cho Ban Chấp hành công đoàn. * Mục tiêu: - Nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ nữ CNVCLĐ, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ của tổ chức công đoàn; tạo sự chuyển biến mới trong công tác nữ công của các cấp công đoàn. - Phát huy tinh thần làm chủ, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của lao động nữ trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị lao động nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới. - Thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của lao động nữ. Tập hợp đông đảo lao động nữ vào tổ chức công đoàn..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> CÂU 11: Hãy cho biết về nội dung hoạt động của Ban Nữ công CĐCS?.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Trả lời: - Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện CĐCS đối với LĐ nữ. Ban Nữ công phải nắm vững chế độ, chính sách pháp luật về lao động nữ và trẻ em để giúp công đoàn tuyên truyền đến nữ CNVCLĐ. Hướng dẫn chị em thực hiện và giám sát việc thực hiện của cơ quan, doanh nghiệp, đề xuất, kiến nghị với CĐ, chuyên môn nhằm thực hiện tốt các chính sách phân bổ, sử dụng lao động nữ, chế độ BHLĐ, BHXH, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho nữ CNVCLĐ... - Tuyên truyền, giáo dục trong nữ CNVCLĐ về: Giới, truyền thống, pháp luật, các CĐCS có liên quan đến lao động nữ và trẻ em; - Tổ chức các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ; - Tổ chức các hoạt động xã hội trong cơ quan và ngoài xã hội; - Công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em; - Thực hiện quyền đại diện của Ban Nữ công theo Luật định. Ban Nữ công tập hợp những ý kiến, nguyện vọng của nữ CNVCLĐ để nghiên cứu, đề xuất tại Đại hội CNVCLĐ để đưa vào Nghị quyết Đại hội, TƯLĐTT... - Hướng dẫn nữ công bộ phận, Tổ, Nhóm nữ công hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×