Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.88 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC CHÂU 2. THAM LUẬN HỘI NGHỊ - KHỐI 4 Nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh Kính thưa : Quý đại biểu,quí khách dự và toàn thể quí thầy,cô thân mến! Chắc hẳn trong mỗi giáo viên chúng ta ,ai cũng mong muốn học trò luôn chăm ngoan học giỏi, để gặt hái được nhiều kết quả cao,và một trong những điều thầy cô quan tâm nhiều nhất là : nâng cao chất lượng đại trà. Với mục tiêu nâng cao chất lượng học tập của học sinh . Tổ khối 4 chúng tôi xin tham gia thêm một số biện pháp nhằm thực hiện nâng cao chất lượng học tập của học sinh cụ thể như sau: 1- Về đầu tư nâng cao chất lượng đại trà : Chất lượng học tập của học sinh là hiệu quả cuối cùng của công tác giáo dục trong nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên cần nghiên cứu tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh một cách vững chắc. . Tuy vậy ngoài đại bộ phận học sinh học rất tốt vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh do nhiều lí do khách quan hay chủ quan trong học tập nên chất lượng học tập có hạn chế. Trong những trường hợp này giáo viên phải có nhiều biện pháp để giúp đỡ các em vươn lên tiếp thu được chuơng trình. Nhất là đối với chương trình ở lớp 4, đòi hỏi 100% học sinh phải tích cực tham gia học tập, nhà trường và gia đình cần dành nhiều thời gian cho việc học của các em hơn, nhằm giúp cho các em hoạt động và tiếp thu được chương trình một cách đầy đủ. Từ những vấn đề đó tổ chúng tôi đã họp bàn và thống nhất kế hoạch giảng dạy cho từng phân môn. Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại học sinh, hình thành các nhóm đối tượng trong một lớp để tổ chức dạy học phù hợp cho từng đối tượng. Ngoài những giờ học chính khóa tại trường thì giáo viên tổ chức cho các em tự học tập ở nhà bằng nhiều hình thức như học tổ, học nhóm dưới sự chỉ dẫn của cán bộ lớp để khắc phục những hạn chế trong việc tiếp thu chậm của một số học sinh ở trường. Cố gắng làm thế nào để tất cả học sinh có đủ kiến thức tối thiểu trong chương trình theo chuẩn qui định. Đồng thời GV phải có nhiều bài tập tình huống để học sinh có tâm thế và kỹ năng rèn luyện khả năng giao tiếp trong từng môn học.Tăng cường công tác chủ nhiệm, tranh thủ sự hỗ trợ của phụ huynh để kèm thêm ở nhà. Lập kế họach, hướng dẫn học sinh cách học tập ở nhà để tự học tập nhằm chiếm lĩnh kiến thức. Đối với tổ thường xuyên kiểm tra, kiểm định chất lượng để đánh giá đúng chất lượng các lớp, đúng chất lượng từng học sinh để có biện pháp kịp thời giúp giáo viên đầu tư nâng cao chất lượng theo từng tháng, từng học kỳ. Đề kiểm địmh cần chính xác, khách quan, nội dung đề phải phù hợp để đánh giá chính xác từng học sinh. Kịp thời tư vấn cho nhà trường về thực trạng chất lượng từng lớp, từng học sinh, để có sự phối kết hợp nhằm giúp giáo viên đề ra các biện pháp đầu tư hợp lý, không để học sinh bị mất căn bản trong một nội dung học tập. 2-Việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu : Thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013, việc bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu mang tính toàn diện hơn nhằm đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Không chỉ giúp các em học giỏi Toán và Tiếng Việt mà cần tổ chức bồi dưỡng các môn học khác như tìm hiểu tự nhiên và xã hội, bồi dưỡng các môn nghệ thuật để mỗi em đều có cơ hội bộc lộ những khả năng và năng khiếu riêng của mình. Đối với từng giáo viên giảng dạy luôn có sự phối kết hợp và thường xuyên tham mưu với Đội TNTPHCM để tổ chức các hội thi nhằm giúp cho các em mở rộng thêm vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội, giàu lòng yêu quê hương đất nước qua các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện giáo dục phẩm chất làm người có ích cho xã hội.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> sau này. Phối hợp với nhà trường tổ chức các hội thi vui học trong học sinh để mở rộng vốn hiểu biết và rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh. Đối với các giáo viên dạy chuyên từng môn cần có kế hoạch bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh thông qua môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tiếng Anh… Đối với công tác Đội cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham quan thực tế để bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp cũng như tìm hiểu truyền thống ở địa phương nói riêng, hiểu biết về quê huơng đất nước nói chung, tạo cho các em có được vốn sống phong phú, vốn hiểu biết sâu rộng để vận dụng trong các hội thi tìm hiểu về tự nhiên và xã hội cũng như trong thực tế cuộc sống các em. Kính thưa hội nghị với mục tiêu giáo dục và nâng cao chất lượng học tập của học sinh một cách có hiệu quả, chúng ta cần thực hiện song song việc nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng các bộ môn năng khiếu, nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh để phát huy trí tuệ, tài năng giúp học sinh trở thành người có ích cho xã hội sau này. 3/ Cộng tác phụ đạo học sinh yếu: a. Học sinh yếu do hoàn cảnh gia đình: Giáo viên chủ nhiệm cần: - Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của học sinh vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường…thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh. - Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó, giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, hạnh kiểm, các mặt tham gia hoạt động…của con em mình thông qua phiếu liên lạc, thư mời. Giáo viên và phụ huynh cần có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn… - Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay tại lớp. b. Học sinh yếu do mất căn bản: Giáo viên chủ nhiệm cần: - Hệ thống kiến thức theo chương trình. - Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học, có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho các đối tượng… - Dạy phân hoá đối tượng học sinh. - Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức: thi đua cá nhân, thi đua theo nhóm, theo tổ, đố vui, giải trí…Kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> c. Học sinh yếu do lười học, không chăm chỉ, không chuyên cần hoặc chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập: Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do: không học bài, không làm bài, thường xuyên để quên vở bài tập ở nhà, vừa học vừa chơi, không tập trung… Để các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng hình thức trò chơi, sử dụng phong phú đồ dùng học tập…để giúp các em hiểu bài, tự bản thân mình giải quyết các bài tập thầy cô giao. Ngoài ra, giáo viên động viên các bạn trong tổ nhắc nhở và giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải những lỗi trên. Phương pháp này không dùng để giáo dục học sinh yếu kém do hoàn cảnh gia đình được. Ngoài ra, giáo viên cần trao đổi trực tiếp với từng đối tượng học sinh bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục. GV chúng ta cần đến với các em bằng tất cả tình yêu nghề, mến trẻ, bằng tất cả tấm lòng vì đàn em thân yêu. Biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu HS.Từ đó nắm bắt được tâm sinh lí, hoàn cảnh riêng, khả năng nhận thức, tiếp thu của cá nhân HS để có các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp.. Hiện nay, chúng ta đã có tài liệu chuẩn KTKN, đó là cơ sở giúp GV “cởi trói”, chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc dạy học sát đối tượng. Hệ thống câu hỏi cho HS cần phù hợp, bảo đảm nội dung và PPDH phù hợp từng đối tượng HS, nghĩa là phải cá thể hóa hoạt động dạy học, tạo điều kiện cho tất cả HS được tham gia phát biểu, chữa bài trước lớp, giúp các em xóa bỏ mặc cảm yếu kém và tự tin hơn trong học tập. Công tác phụ đạo học sinh yếu được Tổ khối 4 đặt làm nhiệm vụ thường xuyên, tích cực và đều đặn xuyên suốt cả năm học - Phấn đấu xoá học sinh yếu, còn không quá 1 % học sinh yếu. Cuối cùng xin kính chúc quí vị đại biểu, các Đ/c CB-GV-CNV trong nhà trường nhiều sức khỏe. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn. Lộc Châu, ngày 11 tháng 10 năm 2012 Khối trưởng. Võ Thị Phương Yến.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>