Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

De cuong on tap sinh 9 hoc ky I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.99 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHONG GD&ĐT ĐẠI LỘC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 9 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2012-2013 PHẦN I -TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(50 CÂU) Chương I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN Câu 1: Ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học là: A.Cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống B.Có vai trò quan trọng đối với y học, công nghệ sinh học C.Cung cấp các kiến thức cơ bản cho các phân môn Sinh học khác(Thực vật học, Động vật học) D.Cung cấp cơ sở lí thuyết và giá trị thực tiễn trong khoa học chọn giống, y học và công nghệ sinh học. Câu 2 : Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì………. A.F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn B.F2 phân li theo tính trạng tỉ lệ 3 trội: 1 lặn C.F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn D.F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn Câu 3 : Tại sao Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai? A.Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng B.Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng C.Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao D.Để dễ thực hiện phép lai. Câu 4 : Ý nghĩa của phép lai phân tích là gì? A.Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống B.Phát hiện được thể dị hợp trong chọn giống C.Để kiểm tra độ thuần chủng của giống D.Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn. Câu 5 : Khi cho lai cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được : A.Toàn cà chua quả vàng B.Toàn quả đỏ C.Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng D.Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Câu 6 : Biến dị tổ hợp là gì? A.Biến dị tổ hợp là làm thay đổi những kiểu hình đã có. B.Biến dị tổ hợp là tạo ra những biến đổi hàng loạt. C.Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố, mẹ. D. Biến dị tổ hợp là sự xuất hiện những tính trạng hồn tồn mới. Câu 7 : Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì: A.Sự phân li của tính trạng này không phụ thuộc vào tính trạng khác..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> B.F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:2:1 C.F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. D.F2 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 Câu 8 : Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào trong các trường hợp sau, để con sinh ra đều là tóc xoăn, mắt đen? A.AaBb – tóc xoăn, mắt đen B.AaBB – tóc xoăn, mắt đen C.AABb- tóc xoăn, mắt đen D.AABB- tóc xoăn, mắt đen Chương II NHIỄM SẮC THỂ Câu 9 : Tính đặc trưng của NST là gì? A.Tế bào mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng B.Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ C.NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào D.Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST giống nhau. Câu 10 : Chức năng của NST là gì? A.NST mang gen quy định các tính trạng di truyền. B.Sự tự nhân đôi của từng NST cùng với sự phân li trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp trong thụ tinh của các cặp NST tương đồng là cơ chế di truyền các tính trạng C.Là thành phần cấu tạo chủ yếu để hình thành nhân tế bào D.NST mang gen có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của AND đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Câu 11 : Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kí phân bào? A.Kì trung gian B.Kì đầu C.Kì giữa D.Kì sau Câu 12 : Nguyên phân là gì? A.Là sự phân chia tế bào đảm bảo cho cơ thể lớn lên B.Là phương thức duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào. C.Là sự phân chia đồng đều bộ NST về hai tế bào con D.Là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. Câu 13 : Nguyên phân có ý nghĩa gì? A.Sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế baò con B.Phân chia đồng đều chất tế bào cho 2 tế bào con. C.Sự phân li đồng đều các crômatit về 2 tế bào con. D.Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. Câu 14 : Chọn từ thích hợp trong số các từ sau để điền vào chỗ trống “Khi bắt đầu nguyên phân, các NST kép dần dần ……………………, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào”.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A.Co ngắn B.Đóng xoắn C.Dãn xoắn D.Tháo xoắn Câu 15 : Ở ruồi giấm 2n =8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân có số NST trong tế bào là : A. 4 NST B. 8 NST C. 16 NST D. 32 NST Câu 16 : Ở giảm phân II, tại kì giữa,các…………………..xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tiếp đến là kì sau, từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực tế bào A.NST đơn B.NST kép C.Các NST D.Từng NST Câu 17 : Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một TB đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn? A.16 B.8 C.4 D.2 Câu 18 : Trong quá trình thụ tinh, sự kiện nào là quan trọng nhất? A.Sự kết hợp theo nguyên tắc : một giao tử đực với một giao tử cái B.Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội C.Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái D.Sự tạo thành hợp tử Câu 19 : Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh là gì? A.Bộ NST lưỡng bội(2n) qua giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội(n) ở giao tử. B. Trong thụ tinh,các giao tử có bộ NST đơn bội(n) kết hợp với nhau tạo ra các hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n) C. Tạo ra nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST, làm tăng biến dị tổ hợp. D.Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể, tạo nhiều biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa. Câu 20 : Di truyền liên kết là gì? A.Là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. B.Sự di truyền bền vững từng nhóm tính trạng được quy định các gen trên NST giới tính C.Sự di truyền làm xuất hiện các tính trạng mới D.Là hiện tượng các tính trạng xuất hiện riêng rẽ Câu 21 : Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì? A.Được vận dụng để chọn những cá thể tốt dùng làm giống B.Được vận dụng trong xây dựng luật hôn nhân gia đình C.Được sử dụng để xác điïnh kiểu gen của các cơ thể đem lai.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> D.Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST,nhờ đó chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng với nhau Chương III : ADN VÀ GEN Câu 22 : Cấu tạo hóa học của ADN có đặc điểm đầy đủ là: A.ADN có kích thước lớn B.ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C.Thành phần chủ yếu trong AND là các nguyên tố:C,H,O,N D.ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P; thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Câu 23 : Nguyên tắc bổ sung là gì? A.Các nuclêôtit giữa hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên kết với G và T liên kết với X B.Các nuclêôtit giữa hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên kết với T và G liên kết với X C.Các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc bằng các liên kết Hiđrô D.Các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc bằng các liên kết hóa học. Câu 24 : Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào? A.Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và G liên kết với X B.Nguyên tắc bán bảo toàn: trong phân tử của AND có một mạch cũ và một mạch mới C.Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của ADN mẹ D.Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X và nguyên tắc giữ lại một nữa. Câu 25 : Bản chất của gen là gì? A.Là một đoạn của phân tử ADN chứa thông tin di truyền B.Có khả năng nhân đôi C.Là một đại phân tử gồm nhiều đơn phân D.Là một đoạn của NST Câu 26 : Chức năng của ADN là gì? A.Tự nhân đôi để duy trì sự ổn định qua các thế hệ B.Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền C.Điều khiển sự hình thành các tính trạng của cơ thể D.Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin Câu 27 : Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền? A. tARN B. mARN C. rARN D. mARN và tARN Câu 28 : Tính đặc thù của prôtêin do yếu tố nào xác định? A.Vai trò của prôtêin B.Các bậc cấu trúc không gian của prôtêin C.Thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các axit amin.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> D.Prôtêin cấu tạo từ bốn nguyên tố chính: C,H,O,N Câu 29 : Các chức năng quan trọng của prôtêin là gì? A.Lưu giữ thông tin di truyền B.Tham gia cấu tạo nên ADN C.Truyền đạt thông tin di truyền D.Thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hòa các quá trình trao đổi chất Câu 30 : Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của Pr : A.Cấu trúc bậc 1. B.Cấu trúc bậc 2. C.Cấu trúc bậc 3. D.Cấu trúc bậc 4. Câu 31 : Chọn từ thích hợp cần điền trong đoạn sau: “ Trình tự các…………………. Trên AND quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng”. A.Axit amin B.Nuclêôtit C.Gen D.Ribôxôm Chương 4 : BIẾN DỊ Câu 32 : Thế nào là đột biến gen? A.Là những biến đổi trong cấu trúc gen B.Là những biến đổi hoàn cảnh sống tạo ra nhiều kiểu hình. C.Là những biến đổi về kiểu hình dưới ảnh hưởng của môi trường. D.Là những biến đổi trong số lượng NST. Câu 33 : Nguyên nhân gây ra đột biến gen là gì? A.Do con người tạo ra bằng các tác nhân vật lí và hóa học B.Do rối loạn quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của môi trường C.Do cạnh trang giữa cá thể đực và cái trong loài. D.Do rối loạn quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của môi trường và do con người tạo ra bằng các tác nhân vật lí và hóa học. Câu 34 : Đột biến cấu trúc NST là gì? A.Là những đổi về số lượng NST B.Là những biến đổi về cấu trúc NST C.Là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình D.Là những biến đổi trong cấu trúc của ADN Câu 35 : Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST là gì? A.Do quá trình tự thụ phấn ở các loài thực vật hoặc giao phối gần ở các loài động vật. B.Do con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học tác động vào cơ thể sinh vật. C.Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính D.Do các tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh hoặc do con người tạo ra làm phá vỡ cấu trúc của NST Câu 36 : Thế nào là hiện tượng dị bội?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A.Là hiện tượng thay đổi số lượng của một hoặc một số cặp NST B.Là hiện tượng tăng số lượng của một hoặc một số cặp NST C.Là hiện tượng giảm số lượng của một hoặc một số cặp NST D.Là hiện tượng bộ NST tăng lên gấp bội là bội số của n. Câu 37 : Thế nào là thể đa bội? A.Là cơ thể trong tế bào sinh dưỡng chứa số NST là bội số của n(>2n) B.Là cơ thể phát triển mạnh hơn bình thường C.Là cơ thể dị hợp có sức sống cao hơn bố mẹ D.Là cơ thể đồng hợp phát triển nhanh Câu 38 : Cơ chế nào dẫn đến sự phát sinh thể đa bội? A.Thoi vo sắc không hình thành nên toàn bộ các cặp NST không phân li B.Bộ NST không phân li trong quá trình phân bào C.Các điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột D.Sự tự nhân đôi của hợp tử nhưng không xảy ra nguyên phân, sự hình thành giao tử không qua giảm phân và sự phối hợp giữa chúng trong thụ tinh cũng hình thành thể đa bội Câu 39 : Thường biến là gì? A.Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trức tiếp của môi trường B.Thường biến thường xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên. C.Thường biến là những biến đổi về kiểu gen và kiểu hình được biểu hiện trên cơ thể sinh vật D.Thường biến là biến dị di truyền được Câu 40 : Biến dị nào di truyền được? A.Đột biến B. Thường biến C. Biến dị tổ hợp D.Đột biến và biến dị tổ hợp Câu 41 : Mức phản ứng là gì? A.Là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau. B.Là khả năng sinh vật có thể phản ứng trước những điều kiện bất lợi của môi trường. C.Là mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện sống khác nhau. D.Là những biến đổi từ một kiểu gen thành nhiều kiểu gen trước môi trường khác nhau Chương 5 : DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Câu 42 : Thế nào là phương pháp nghiên cứ phả hệ? A.Là phương pháp thep dõi những bệnh tật di truyền của một dòng họ qua một số thế hệ B.Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó. C.Là phương pháp theo dõisự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> D.Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của nhiều tính trạng ở những người khác dòng họ Câu 43 : Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào? A.Trẻ đồng sinh cùng trứng hoàn toàn giống nhau về kiểu hình B.Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và cùng giới tính C.Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể khác giới tính D.Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và cùng giới tính còn trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể khác giới tính. Câu 44 : Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì? A.Biết được tính trạng nào đó phụ thuộc hay không phụ thuộc vào kiểu gen để tạo điều kiện cho việc phát triển tính cách của trẻ được nghiên cứu. B.Biết được tiềm năng của trẻ để định hướng về học tập và lao động. C.Biết được vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng D.Biết được vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. Câu 45 : Bệnh Đao biểu hiện như thế nào? A.Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn;hở môi hàm B.Si đần bẩm sinh và không có con; câm điếc bẩm sinh C.Da và tóc trắng, mắt màu hồngD.Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn; si đần bẩm sinh và không có con. Câu 46 : Chọn câu đúng trong các câu sau: A.Bệnh nhân Tớcnơ chỉ có 1 nhiễm sắc thể X trong cặp NST giới tính B.Hội chứng Tớcnơ xuất hiện với tỉ lệ 1% ở nữ C.Người mắc bệnh Đao có 3 NST ở cặp NST giới tính D.Bệnh bạch tạng được chi phối bởi cặp gen dị hợp. Câu 47 : Các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền là gì? A.Sử dụng thuốc trừ cỏ, trừ sâu và một số chất độc khác theo đúng quy trình và hợp lí B.Tích cực phòng chống ô nhiễm môi trường C.Khi có bệnh tật di truyền thì không nên sinh con. D.Đấu trang phòng chống ô nhiễm môi trường và các hành vi khác; sử dụng đúng quy cách thuốc trừ cỏ, trừ sâu, thuốc chữa bệnh; hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, tật di truyền. Câu 48 : Thế nào là di truyền y học tư vấn? A.Là khoa học nghiên cứu phả hệ, xét nghiệm, chẩn đoán về mặt di truyền B.Là cung cấp những lời khuyên về một bệnh, tật di truyền nào đó. C.Là khoa học nghiên cứu và cung cấp những lời khuyên cho hôn nhân.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> D.Là khoa học nghiên cứu phả hệ, xét nghiệm, chẩn đoán về mặt di truyền; cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền. Câu 49 : Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn? A.Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật của con cháu của họ sẽ tăng lên rõ rệt B.Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình. C.Nếu lấy nhau thì vi phạm luật Hôn nhân và gia đình D.Nếu lấy nhau thì sẽ vi phạm đạo đức xã hội Câu 50 : Chức năng của Di truyền học tư vấn là gì? A.Chẩn đoán, cung cấp thông tin và lời khuyên B.Tìm hiểu khả năng mắc bệnh của con cháu về một số bệnh nào đó. C.Đưa ra những cơ sở khoa học để phòng tránh các bệnh di truyền D.Cho biết hiệu quả của các thiết bị y tế hiện đại dùng để chữa bệnh PHẦN II -TỰ LUẬN Câu 1: Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Câu 2: Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập? Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập? Câu 3: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân? Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì? Câu 4: Thế nào là di truyền liên kết? Ý nghĩa của di truyền liên kết? Câu 5: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của phân tử ADN? ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? Câu 6: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của phân tử ARN? ARN tự tổng hợp theo những nguyên tắc nào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ARN và ADN? Câu 7: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến? Câu 8: Khi lai hai cơ thể đậu Hà Lan hạt vàng, nhăn với hạt xanh, trơn người ta thu được F1 toàn hạt vàng, trơn. a. Hãy biện luận về kiểu gen và kiểu hình của F1? Sơ đồ lai? b. Lai phân tích F1 hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhăn thì phép lai phân tích có kết quả như thế nào? Viết sơ đồ lai?. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1D 2B 3A 4C 5A 6C 7C 8D 9A 10D 11A 12D 13A 14B 15C 16B 17B 18C 19D 20A 21D 22D 23B 24D 25A 26B 27B 28C 29D 30A 31B 32A 33D 34A 35D 36A 37A 38D 39A 40D 41A 42C 43D 44D 45D 46A 47A 48D 49A 50A Phần II –TỰ LUẬN Câu 1: Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ. - Biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính (giao phối) Câu 2: Nội dung của quy luật phân li độc lập là: Các nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập: - Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp, đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen. - Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng với chọn giống và tiến hóa. Câu 3: Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân: Kì đầu: - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt - Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động Kì giữa: - Các NST kép đóng xoắn cực đại - Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Kì sau: - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Kì cuối: - Các NST đơn giãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất. + Ý nghĩa của nguyên phân: Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. Câu 4: Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào Ý nghĩa của di truyền liên kết: - Trong tế bào mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết. Liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện tổ hợp. - Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. Câu 5: Đặc điểm cấu tạo hóa học của phân tử ADN: - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn. - ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X. - Tính đặc thù của ADN do số lượng, thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. - Những cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN. + ADN tự nhân đôi theo nguyên các nguyên tắc: - Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại. - Nguyên tắc giữ lại một nữa. Câu 6: Đặc điểm cấu tạo hóa học của phân tử ARN: - ARN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. - ARN thuộc loại đại phân tử - ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X. + ARN tự nhân đôi theo nguyên tắc: - Nguyên tắc bổ sung - Nguyên tắc khuôn mẫu Điểm khác nhau trong cấu trúc giữa ADN và ARN: Đặc điểm ADN ARN Đơn phân A, T, G, X A, U, G, X Kích thước, khối lượng Lớn Nhỏ Số mạch đơn 2 1 Câu 7: Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến: Thường biến Đột biến Biến đổi kiểu hình Biến đổi cơ sở vật chất di Không di truyền truyền Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác Di truyền được định Xuất hiện ngẫu nhiên Thường biến có lợi cho sinh vật Thường có hại cho sinh vật Câu 8: Vì F1 100% Vàng, trơn nên ta có P phải thuần chủng và Vàng trội so với xanh, trơn trội so với nhăn. Qui ớc: Gen A qui định hạt vàng, gen a qui định hạt xanh, Gen B qui định hạt trơn, gen b qui định hạt nhăn. Sơ đồ lai:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Pt/c: Vàng, nhăn X Xanh, trơn AAbb aaBB Gp: Ab aB F1 : 100% AaBb (Vàng, trơn) b/ Vàng, trơn X Xanh, nhăn AaBb aabb F2: KG: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: aabb KH: 1 Vàng, trơn : 1 Vàng, nhăn : 1 Xanh, trơn : 1 Xanh, nhăn. ----------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×