Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Su 9 tuan 11 tiet 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.8 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Tuần 11: NS: 03/11/2012
Tiết 11: NG: 05 /11/2012


<b>Chương IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY</b>


<b>Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH </b>

<b>THẾ GIỚI THỨ HAI</b>



<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1. Kiến thức:</b> HS hiểu:


- Biết được sự hình thành trật tự thế giới mới- Trật tự hai cực I-an-ta sau chiến tranh thế giới
thứ hai.


- Biết được sự hình thành, mục đích và vai trị của tổ chức Liên hợp quốc.


- Trình bày được những biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh và những hậu quả của nó.
- Những đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.


<b>2.Tư tưởng</b>: HS thấy:


- Toàn cảnh thế giới trong nửa sau thế kỉ XX với những diễn biến phức tạp.


- Cuộc đấu tranh gay gắt vì mục tiêu hồ bình – độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.
<b>3. Kỹ năng: HS biết quan sát, sử dụng bản đồ thế giới, khái quát – phân tích và tổng hợp.</b>


<b>II. CHUẨN BỊ: </b>


<b> 1. GV: Bản đồ thế giới, tranh ảnh về hoạt động của các khối quân sự và vũ khí mới. </b>



<b> 2. HS</b>: Tìm hiểu về tổ chức Liên hợp quốc.


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Trình bày tình hình kinh tế, chính trị của các nước Tây Âu sau CTTG II?
- Trình bày sự liên kết khu vực ở Tây Âu sau chiến tranh thế giới II?


<b> 2. Giới thiệu bài: Sau chiến tranh thế giới II, một trật tự thế giới mới đã được xác lập – “Trật</b>
tự hai cực Ianta” do 2 siêu cường là Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. Vậy trật tự được hình
thành trong bối cảnh nào? Hội nghị đã quyết định những vấn đề gì? Diễn biến cuộc chiến tranh
lạnh và thế giới sau chiến tranh lạnh có chuyển biến gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.


<b>3. Bài mới.</b>


<b>Hoạt động của GV – HS</b> <b>Nội dung kiến thức cần đạt</b>
<b>Hoạt động1: Tìm hiểu sự hình thành trật tự thế giới</b>


<b>mới sau chiến tranh thế giới II.</b>


*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I/44 và cho
biết:


H: Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc triệu tập hội nghị
Ianta?


HS: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn
<i>cuối.</i>


<b>=>GV: Cuối 1944 – đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ</b>


hai ở giai đoạn chót, sự thất bại của CNPX là khơng
tránh khỏi, vì vậy việc kết thúc chiến tranh – phân chia
khu vực ảnh hưởng thế giới sau chiến tranh được đặt ra
và cần giải quyết.


H: Cho biết thành phần tham gia hội nghị?


<b>I. Sự hình thành trật tự thế giới</b>
<b>mới</b>


<b>1. Bối cảnh LS:</b>


- Chiến tranh thế giới II bước vào giai
đoạn cuối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

HS: Nguyên thủ 3 cường quốc Liên Xô, Anh và Mĩ.
<b>=>GV treo ảnh cho HS quan sát và giới thiệu về</b>
nguyên thủ 3 cường quốc tại hội nghị.


H: Hội nghị đã thông qua các quyết định nào?


HS: Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa 2 cường quốc
<i>Liên Xô và Mĩ.</i>


<b>=>GV dùng bản đồ thế giới xác định phạm vi ảnh</b>
hưởng cụ thể của sự phân chia đó (theo thơng tin đoạn
in nghiêng/45) (thủ đơ Béc-lin cũng bị phân chia) …và
<b>liên hệ đây chính là thời kì thực dân Pháp quay trở lại</b>
xâm lược và đặt ách thống trị ở Đơng Dương (có Việt
Nam).



H: Cho biết hệ quả của những quyết định đó?


HS: Trật tự 2 cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
<b>=>GV giảng: Trật tự diễn ra tại Ianta (Liên Xô), do LX</b>
và Mĩ đứng đầu mỗi cực thì gọi là trật tự 2 cực Ianta.
<b>Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thành lập Liên Hợp</b>
<b>Quốc.</b>


*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục II/45 và cho
biết:


H: Hội nghị Ianta cịn có quyết định nào quan trọng?
HS: Thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp
<i>quốc.</i>


=>GV chuẩn xác và giới thiệu về thời gian và địa điểm
thành lập tổ chức mới này (tại Xan Phranxiscơ (Mĩ)).
*GV cho HS quan sát các bức ảnh nói về Liên hợp
quốc, sau đó cho HS trao đổi bàn (2’) theo 2 câu hỏi?
H: Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì?
H: Nêu những việc làm của LHQ giúp nhân dân Việt
Nam mà em biết?


HS: Xử lý chất độc da cam còn tồn tại ở VN, xử lý chất
<i>thải gây ô nhiễm môi trường, các dự án phát triển kinh</i>
<i>tế - xã hội, chống hạn hán – lũ lụt, xây dựng cơ chế</i>
<i>cảnh báo bão nhanh và sớm nhất …</i>


=>HS trình bày, GV chuẩn xác kiến thức và chốt lại.


H: Những việc LHQ đã làm được từ khi thành lập đến
nay?


HS: trả lời theo thông tin cuối mục II/46.


H: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc thời gian nào?
HS: 9.1977.


<b>=>GV bổ sung: 18h30’ – 20.9.1977, chủ tịch Đại hội</b>
đồng LHQ – thứ trưởng ngoại giao Nam Tư
(Ladamôixốp) trịnh trọng nói “Tơi tun bố nước
<i>CHXHCN VN được công nhận là thành viên chính</i>
<i>thức của LHQ”.</i>


<b>Hoạt động 3: Tìm hiểu về “chiến tranh lạnh”.</b>


*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục III/46 cho biết:


- Từ 04 – 11/02/1945, diễn ra cuộc
gặp gỡ giữa nguyên thủ 3 cường quốc
Liên Xô, Anh, Mĩ.


<b>3. Những quyết định: </b>


- Phân chia khu vực ảnh hưởng ở
châu Âu và châu Á giữa 2 cường
quốc Liên Xô và Mĩ.


<b>4. Hệ quả:</b>



- Trật tự thế giới mới hình thành: Trật
tự 2 cực I-an-ta, do Liên Xô và Mĩ
đứng đầu mỗi cực.


<b>II. Sự thành lập Liên hợp quốc</b>
<b>1. Sự hình thành:</b>


- 10/1945, thành lập tổ chức Liên
Hợp Quốc.


<b>2. Nhiệm vụ chính:</b>


- Duy trì hồ bình và an ninh thế giới.
- Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá,
xã hội...


<b>3. Vai trị của Liên Hiệp Quốc</b>
- Giữ gìn hịa bình.


- Đấu tranh chống CNTB và chế độ
phân biệt chủng tộc.


- Giúp các nước phát triển kinh tế.
* 9.1977, VN gia nhập LHQ và là
thành viên thứ 149.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

H: Tình hình Mĩ và Liên Xơ sau chiến tranh thế giới II?
HS: Mâu thuẫn, từ liên minh chống phát xít sang đối
<i>đầu. </i>



H: Đó là tình trạng nào?


HS: 2 phe (TBCN – Mĩ, XHCN – Liên Xô).
H: Em hiểu thế nào là “chiến tranh lạnh”?


HS: dựa vào thông tin đoạn in nghiêng/46 trả lời.
H: Cho biết những biểu hiện của “chiến tranh lạnh”?
HS trả lời.


=>GV cho HS quan sát các bức ảnh thể hiện biểu hiện
của “chiến tranh lạnh” do Mĩ thiết lập để chống Liên
Xô và các nước XHCN.


H: Trước tình hình bị đe doạ, Liên Xơ làm gì ?


HS: Liên Xơ và các nước XHCN tăng cường ngân sách
<i>quốc phòng và củng cố khả năng phòng thủ.</i>


H: Nêu những hậu quả mà “chiến tranh lạnh” đưa lại?
HS: trả lời theo thông tin cuối SGK/46,


<b>=>GV chốt lại: Nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế</b>
giới mới, sản xuất vũ khí huỷ diệt và xây dựng hàng
ngàn căn cứ quân sự.


<b>Hoạt động 4: Tìm hiểu thế giới sau chiến tranh</b>
<b>lạnh.</b>


*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục IV/47 cho
biết:



H: Chiến tranh lạnh kết thúc thời gian nào?


HS trả lời, GV cho HS quan sát ảnh chân dung 2 nhà
lãnh đạo Xô – Mĩ để thấy sự thay đổi trong quan hệ
(Tổng thống Mĩ – Bush cha và Tổng bí thư ĐCS LX –
Gioocbachốp).


H: Lúc này tình hình thế giới thay đổi theo những xu
hướng nào?


HS: Có chuyển biến và theo 4 xu hướng.
H: Biểu hiện của xu thế hồ hỗn và hồ dịu?
HS: trả lời theo đoạn in nghiêng /47.


H: Cho biết xu hướng thứ hai là gì?


GV nhấn mạnh: nhưng Mĩ muốn thiết lập thế giới đơn
<i>cực để dễ bề thống trị thế giới.</i>


<b>=>GV: Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực</b>
tế của Mĩ vẫn có khoảng cách khơng nhỏ.


H: Chiến lược phát triển kinh tế được điều chỉnh ntn?
HS: Các nước tích cực tham gia các tổ chức (Liên
<i>minh châu Âu – EU, Hiệp hội ĐNA – ASEAN, LHQ).</i>
H: Nguyên nhân của những xung đột?


HS: trả lời theo đoạn in nghiêng cuối SGK/47.



<b>=>GV: Mặc dù tồn tại nhiều xu thế, song xu thế phát</b>
triển chung của thế giới ngày nay là gì?


HS: Hồ bình – ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.


<b>1. Hồn cảnh: </b>


Mĩ mâu thuẫn Liên Xơ <sub></sub> “chiến tranh
lạnh” giữa 2 phe TBCN và XHCN.


<b>2. Biểu hiện:</b>


- Chạy đua vũ trang.


- Thành lập các khối và căn cứ quân
sự.


- Tiến hành các cuộc chiến tranh cục
bộ.


<b>3. Hậu quả:</b>


- Thế giới luôn căng thẳng.
- Tổn hại lớn về người và của.
- Đói nghèo, dịch bệnh và thiên tai.
<b>IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh</b>


* 12.1989: chấm dứt “chiến tranh
lạnh”.



* Các xu hướng:


- Xu thế hồ hỗn và hoà dịu.


- Xác lập trật tự TG mới đa cực và
nhiều trung tâm.


- Điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy
kinh tế làm trọng điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>=>GV chốt lại: Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức</b>
với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI – trong đó có


Việt Nam. * Xu thế chung: Hồ bình – ổn địnhvà hợp tác phát triển.
<b>4. Củng cố:* HS trao đổi bàn (2’): Tại sao xu thế hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức với</b>
các dân tộc?


<b> =>HS trả lời theo hướng sau: </b>


- Thời cơ vì có điều kiện hội nhập vào kinh tế TG và KV, có điều kiện rút ngắn khoảng cách
phát triển và áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.


- Thách thức vì nếu khơng chớp thời cơ thì sẽ tụt hậu và hội nhập sẽ trở thành hoà tan.


<b> * GV kết luận: Xu thế phát triển của thế giới hiện nay là hồ bình, ổn định, hợp tác phát triển </b>
và chuyển từ đối đầu sang đối thoại hợp tác.


<b>5. Hướng dẫn về nhà:</b>
- Học bài theo các nội dung.



- Chuẩn bị bài mới (Thành tựu KHKT).
<b>*Rút kinh nghiệm:</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×