Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án tổng hợp Lịch sử 9 tuần 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.97 KB, 6 trang )

Ngày soạn: 18/10/2016

Tuần 11
Tiết 11
Bài 9

NHẬT BẢN

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những nội dung chính sau:
Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, NB đã vươn lên trở thành
siêu cường kinh tế, đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. NB đang ra sức vươn lên trở thành
một cường quốc chính trị nhằm tương xứng với sức mạnh kinh tế to lớn của mình.
2. Tư tưởng:
Có nhiều nguyên nhân đưa tới sự phát triển “thần kì” về kinh tề NB; trong đó, ý
chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật ... của người Nhật là một trong
những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định nhất.
Từ năm 1993 đến nay, các mối quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa, ... giữa nước
ta và Nhật ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở của phương châm “Hợp tác lâu
dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước.
3. Kĩ năng:
Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và so sánh, liên hệ.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv, giáo án, bản đồ Nhật Bản, tranh ảnh liên quan.
HS: Sgk, đọc nội dung, tìm hiểu trả lời câu hỏi sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày tình hình kinh tế của Mĩ từ sau CTTG II.
? Nêu những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau CTTG II.
3. Bài mới:


GTB: Sau CTTG II, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn (bị thiệt hại nặng nề trong chiến
tranh) nhưng nhật Bản đã vươn lên nhanh chóng trở thành một siêu cường về kinh
tế, đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự phát triển thần kì
của đất nước này. → vào bài.
Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS
- Sử dụng bản đồ nước Nhật giới thiệu - Theo dõi.
về đất nước Nhật Bản và xác định vị
trí của nước Nhật với 4 đảo lớn.
? Tình hình NB sau CTTG II.

Nội dung

I. Tình hình Nhật Bản
sau chiến tranh
- Dựa vào nội - Là nước bại trận, mất
dung Sgk trình hết thuộc địa.
bày.

- Bổ sung, dẫn chứng một vài số liệu:
+ Lần đầu tiên trong lịch sử của
mình, NB bị quân đội nước ngoài (Mĩ) - Nghe
chiếm đóng.
+ Chủ quyền của NB chỉ còn trên 4
-1-


hòn đảo: Hốc –cai-đô, Kiu-xiu, Xi-côcư, Hôn-xin.

+ Kinh tế bị tàn phá nặng nề, 34%
máy móc, 25% công trình, 80% tàu
biển bị phá hủy.
+ Sản xuất công nghiệp năm 1946
chỉ bằng ¼ so với trước chiến tranh.
- Trình bày tiếp: Nhưng cũng ngay sau
chiến tranh, dưới chế độ quân quản
của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ
được tiến hành.
? Nêu nội dung những cải cách dân - Nêu theo sgk
chủ ở NB sau CTTG II và ý nghĩa của
chúng.
- Nhận xét, giải thích bổ sung, kết
luận: quân đội Mĩ chiếm đóng NB đã - Nghe
không cai trị trực tiếp mà thông qua
bộ máy chính quyền NB, kể cả vẫn duy
trì ngôi vua của Thiên Hoàng. Điều
đáng chú ý là Mĩ đã tiến hành một loạt
các cải cách dân chủ. Nhờ đó, NB đã
có một chuyển biến to lớn và sâu sắc
là chuyển từ chế độ chuyên chế sang
dân chủ, là một nhân tố quan trọng
tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế
của NB sau này.

? Từ 1950 đến những năm 70 của thế → ... dần được
khôi phục và bắt
kỉ XX nền kinh tế NB như thế nào.
đầu phát triển
mạnh mẽ.

 ? Những thuận lợi cơ bản dẫn đến → do Mĩ tiến
sự khôi phục và phát triển thần kì hành cuộc chiến
tranh Triều Tiên,
của kinh tế NB trong giai đoạn này.
NB đã thu được
những thuận lợi
khổng lồ, nhờ
những đơn đặt
hàng của Mĩ. Đó
là “ngọn giá
thần” thứ nhất
thổi vào NB.
Khi Mĩ gây
-2-

- Kinh tế bị tàn phá nặng
nề, xuất hiện nhiều khó
khăn lớn bao trùm đất
nước.

- Dưới chế độ chiếm
đóng của Mĩ, nhiều cuộc
cải cách dân chủ đã được
tiến hành (sgk/37)

II. Nhật Bản khôi phục
và phát triển kinh tế
sau chiến tranh:
- Từ đầu những năm 50
đến đầu những năm 70

của thế kỉ XX, kinh tế
NB tăng trưởng nhanh
chóng


chiến tranh ở
VN, kinh tế nhật
lại có cơ hội
mới để vươn lên
vượt qua các
nước Tây Âu,
đứng thứ 2 thế
giới sau Mĩ.
? Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự - Đọc đoạn chữ
phát triển thần kì của nền kinh tế NB nhỏ sgk/37
trong những năm 70 của thế kỉ XX.
- Minh họa thêm:
- Nghe
+ GDP của Nhật tăng rất nhanh:
1950 là 20 tỉ USD, 1968 là 183 tỉ
USD, 1973 là 402 Tỉ USD, 1989 là
2828 tỉ USD.
+ Hiện nay nhật có tiềm lực kinh tế
đứng thứ hai TG (sau Mĩ).
+ Công nghiệp: 1950: tổng giá trị
4,1 tỉ USD = 1/28 của Mĩ; 1969: đứng
thứ hai TG, bằng ¼ của Mĩ; hiện nay
Nhật đứng đầu TG về tàu biển (trên
50%), ô tô, sắt, thép, xe máy, điện tử,
(máy thu thanh, thu hình, ghi âm, ghi

hình, máy ảnh, đồng hồ, ...); từ những
năm 70 trở đi, Nhật trở thành một
trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế
giới (Mĩ, Nhật, Tây Âu; dự trữ vàng và
ngoại tệ vượt Mĩ.
- Hàng hoá nhật len lỏi, cạnh tranh
khắp thị trường thế giới: ô tô, máy
móc điện tử, ... kể cả thị trường Mĩ và
Tây Âu.
Tóm lại, từ một nước bị chiến tranh
→ trở thành một trong
tàn phá nặng nề, chỉ vài thập kỉ, nhật
ba trung tâm kinh tế - tài
đã trở thành siêu cường kinh tế đứng
chính trên thế giới.
thứ 2 TG. Đó là sự thần kì của NB.
? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển - Thảo luận (2/),
Nguyên nhân:
của kinh tế NB.
trình bày.
(Sgk/ 38)
- Diễn giảng bổ sung:
- Nghe
+ Vai trò của NB: có thể nói, Bộ
Công nghiệp và Thương mại NB
(MITI) là một dẫn chứng tiêu biểu,
được đánh giá là “trái tim cảu sự
thành công NB”. Ngay sau chiến
tranh, MITI đã tổ chức lại toàn bộ nền
công nghiệp quốc gia NB. Sau đó ,

-3-


trong những năm tiếp theo, MITI đã
kiên trì theo đuổi một chiến lược công
nghiệp hướng đến việc phát triển một
số lĩnh vực mũi nhọn bảo đảm sự
thành công, sự phồn thịnh trong tương
lai của NB, để nước này đủ sức cạnh
tranh cà chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
Những bộ óc tốt nhất của đất nước
được trưng dụng cho công nghiệp.
Thông qua hệ thống các ngân hàng,
nhà nước đã cấp những khoản cho vay
với lãi suất ưu đãi và tài trợ cho
những dự án phát triển nhằm tạo nên
những nguồn vốn to lớn cho các tổ
hợp công nghiệp và các xí nghiệp lớn.
MITI đã dành ưu tiên cho các lĩnh
vực lọc dầu, hóa dầu, tạo sợi nhân
tạo, máy công cụ và nhất là điện tử, xe
hơi. Đồng thời, luật hải quan NB đã
cấm nhập khẩu các sản phẩm nước
ngoài cùng chủng loại và bảo hộ chặt
chẽ nền công nghiệp quốc gia.
Tóm lại, những việc làm của MITI
nhằm làm cho nền công nghiệp NB đủ
sức phát triển và bán hàng với giá rẻ
hơn trên các thị trường nước ngoài,
giành được những thị phần quốc tế và

đảm bảo chiến thắng.
+ Con người NB: từ những điều
kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và
môi trường xã hội, con người NB được
hình thành với những giá trị truyền
thống được đề cao là: cần cù lao động
và có tình yêu với thiên nhiên, biết tìm
ra cái hay của người khác để học hỏi
và vận dụng nó để phục vụ mình, tình
kỉ luật và có ý thức rõ ràng về nghĩa
vụ và bổn phận, trung thành với
những bậc quyền uy và luôn giữ trọn
chữ tín, biết chịu đựng và giữ phép
lịch sự, tiết kiệm và biết lo xa.
- Giới thiệu, hướng dẫn HS quan sát - Theo dõi, quan
H.18,19 và cho HS giải thích sự thần sát, giải thích.
kì của kinh tế NB.
- Liên hệ, so sánh với VN để thấy - Liên hệ, trả lời.
được VN cần phải vượt lên nhiều; xác
định nhiệm vụ to lớn của thế hệ trẻ.
-4-


- Nhận định: Tuy vậy, sau một thời
gian tăng trưởng nhanh, kinh tế Nhật
cũng gặp khó khăn và hạn chế.
? Những khó khăn và hạn chế của kinh → hầu hết năng
tế Nhật là gì.
lượng, nguyên
liệu đều phải

nhập từ nước
ngoài, sự cạnh
tranh, chèn ép
của Mĩ và nhiều
nước khác ...
- Tuy vậy, sau một thời gian phát triển
nhanh, đến đầu những năm 90, kinh tế
Nhật lâm vào tình trạng suy thoái kéo
dài.
? Cho biết sự suy thoái của kinh tế - Đọc đoạn chữ
Nhật đầu những năm 90.
nhỏ / 39.
→ đòi hỏi phải có những cải cách
theo hướng áp dụng những tiến bộ của
khoa học – công nghệ. Và hiện nay,
NB đã khắc phục được suy thoái và đi
lên.
? Những nét chính của chính sách đối - Lần lượt trình
ngoại của Nhật bản sau chiến tranh ?
bày.
 ( so sánh với Mĩ)

- Mở rộng thêm về quan hệ giữa Nhật
Bản và VN.
- Cho HS xem 01 số hình ảnh liên - Nghe
quan.
- Nhấn mạnh: Từ đầu những năm - Quan sát hình.
1990, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở
thành một cường quốc chính trị.
-5-


- Trong thập kỉ 90, kinh
tế Nhật bị suy thoái kéo
dài

III. Chính sách đối
ngoại của Nhật Bản sau
chiến tranh
- Về chính trị và an ninh,
Nhật Bản hoàn toàn lệ
thuộc vào Mĩ. Năm 1951
kí với Mĩ “Hiệp ước an
ninh Mĩ-Nhật", chấp
nhận để Mĩ đóng quân và
xây dựng căn cứ trên đất
Nhật Bản.
- Thi hành chính sách đối
ngoại mềm mỏng về
chính trị, tập trung phát
triển các quan hệ kinh tế
đối ngoại như trao đổi
buôn bán, tiến hành đầu
tư và viện trợ cho các
nước, đặc biệt đối với
các nước Đông Nam Á.


4. Củng cố:
- Câu hỏi 1, 2/40.
- GV khái quát lại: Mặc dù bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh song NB đã

vươn lên mạnh mẽ về kinh tế và có những bước phát triển “thần kì” đứng hàng thứ 2
thế giới, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Chính sách đối
nội , đối ngoại của NB có sự thay đổi lớn sau CTTG II.
5. Hướng dẫn:
- Học bài, xem lại và trả lời các câu hỏi sgk.
- Xem, tìm hiểu trước nội dung bài Các nước Tây Âu.
Trình ký: 22/10/2016
6. Lưu ý: câu hỏi  dành cho HS khá, giỏi.
IV. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................

-6-

Huỳnh Thị Thanh Tâm



×