Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Mieu tho liet si cach mang dau tien o nuoc ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.96 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Miếu thờ liệt sĩ cách mạng đầu tiên ở nước ta



<b>Đó là ngơi miếu thờ bà Ấu Triệu (bà Triệu nhỏ). Cái tên Ấu Triệu do Phan Bội</b>
<b>Châu đặt cho người nữ đồng chí Lê Thị Đàn.</b>


<i>Bia tưởng</i>
<i>niệm nữ chiến sĩ Ấu Triệu của cụ Phan đang được lưu giữ tại Nhà lưu niệm Phan Bội Châu - Huế.</i>


Bà người xã Thế Lại Thượng, tỉnh Thừa Thiên, là một nữ liệt sĩ hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước - cách
mạng của Duy Tân hội ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX.


Năm 1910, bà bị mật thám Pháp bắt và giải về nhà lao Thừa Phủ (Huế). Thượng thư bộ Hình và là tên tay sai đắc lực
của thực dân Pháp lúc bấy giờ là Trương Như Cương tự thân xét hỏi vụ này. Hắn dùng đủ ngón của mật thám nhà nghề
tra khảo bà, khi khuyên bảo đường mật, khi hăm dọa khổ hình, nhưng trước sau vẫn khơng tìm được từ bà một lời khai
báo nào cả.


Một hôm bà bảo Trương Như Cương: Các việc bí mật của Hội tơi đều biết hết, nhưng hiện nay mình mẩy tơi đau lắm,
nói năng cũng khó mà rành rẽ được. Vậy tơi xin được ở riêng một phịng n tĩnh, có đủ giấy bút mực và nhờ mở gơng
cùm cho tôi nghỉ một đêm, cho được tắm rửa sạch sẽ, đầu óc được rảnh rang, tơi sẽ nhớ lại và viết ra hết mọi điều.
Trương Như Cương tin là thật, bèn làm theo yêu cầu của bà. Đêm hơm ấy, một mình ngồi trong phịng vắng lặng, bên
ngọn đèn hiu hắt, bà viết một mạch bản "cung từ" thật dài, toàn là những lời chửi mắng, lên án tội ác của giặc Pháp và
bè lũ tay sai như Trương Như Cương. Viết xong, bà cắn đầu ngón tay viết lên tường ba bài thơ tuyệt mệnh bằng máu,
rồi dùng dây thắt lưng lụa trắng treo cổ để kết liễu cuộc đời hiến thân cho nước của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chúng bản viết đầy những lời cáo đanh thép tội ác của giặc và để lại cho anh em đồng chí niềm tiếc thương vơ hạn,
cùng với ba bài thơ từ tuyệt cáo chung như sau:


Nguyên văn chữ Hán:
<i>I - Huyết khô lệ kiệt hận nan tiêu</i>
<i>Trường đoạn Hương giang nhật dạ trào</i>



<i>Ngô đảng tảo thanh cừu lỗ nhật</i>
<i>Phần tiền nhất chỉ vị nùng thiêu</i>
<i>II - Trùng tuyền yểm lệ kiến Trưng Vương,</i>


<i>Đề huyết thư quyên chỉ tự thương</i>
<i>Bằng tạ Phật linh như tái thế</i>
<i>Nguyện thân thiên tý tý thiên sang</i>
<i>III - Thê lương ngục thất mệnh chung thì</i>


<i>Hải khốt sa khơng khốc tự tri</i>
<i>Tử quốc đáo nùng thiên hữu phận</i>


<i>Thương tâm quan lũ kỷ nam nhi.</i>
<i>Dịch.</i>


<i>I - Huyết lệ dầu khan, giận chửa sờn,</i>
<i>Chiều hôm tê tái nước sông Hương</i>


<i>Đảng ta khi quét xong quân giặc</i>
<i>Trước nấm mồ em đốt bó nhang.</i>
<i>II - Suối vàng gạt lệ gặp bà Trưng</i>
<i>Máu thắm hồn quyên khóc thảm thương</i>


<i>Lạy Phật: thân này cịn hóa kiếp</i>
<i>Tay xin nghìn cánh, cánh nghìn thương.</i>
<i>III - Lạnh lùng cảnh ngục lúc qun sinh,</i>


<i>Biển rộng đồng khơng mình biết mình.</i>
<i>Chết với nước non em tốt số</i>
<i>Chạnh lòng tủi hổ lũ trâm anh.</i>



(Đặng Thai Mai dịch)


Cuộc đời ngắn ngủi và cái chết oanh liệt của Lê Thị Đàn đã nêu một tấm gương sáng chói trong sự nghiệp chung đấu
tranh giải phóng dân tộc. Hơn nữa, ba bài thơ tuyệt mệnh trên đây của bà để lại cho kho tàng văn học yêu nước và cách
mạng của nhân dân ta hồi đầu thế kỷ XX là những lời ca "khát vọng lay động cả thời đại" (câu chữ của nhà thơ Hồng
Phủ Ngọc Tường bình về 3 bài thơ trên của Lê Thị Đàn).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

×