Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bai day them

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.79 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Năm học:2012-2013 ............#..#...#.............. ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC Người thực hiện: Phạm Nguyễn Phương Dung GV hướng dẫn: Trần Thị Thuý Nga. Đề tài: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG-KIỆT TÁC NGHỆ THUẬT CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG. -Kính thưa ban giám khảo! -Kính thưa các thầy giáo ,cô giáo! -Các bạn thân mến! Sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương.Sẽ u tối biết bao nếu xung quanh ta toàn những người vị kỉ. “Tình yêu thương” có lẽ đó là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho con người..Ban tặng cho tôi,cho bạn và cho mỗi chúng ta.Sẽ hạnh phúc biết bao nếu ta được sống trong vòng tay thân ái của mọi người.Chỉ khi chúng ta được sống trong tình thương,sống để yêu thương thì chúng ta mới thật sự cảm nhận được niềm hạnh phúc.Khi ấy, cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa.Cũng chính vì thế mà “ tình yêu thương” luôn là tiếng nói đồng vọng ,kết nối trái tim của triệu triệu con người . Đến với cuộc thi thuyết trình văn học hôm nay,em chọn đề tài: Chiếc lá cuối cùng-kiệt tác nghệ thuật của tình yêu thương. Đề tài là những cảm xúc,những trăn trở của bản thân em sau khi cảm thụ văn bản (đoạn trích truyện ngắn) “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ: O.hen-ri. -Kính thưa ban giám khảo! -Kính thưa các thầy giáo ,cô giáo! -Các bạn thân mến! Trước khi đến với đề tài ,em xin giới thiệu đôi nét về tác giả O.hen-ri. O.hen-ri. Là nhà văn Mĩ sinh năm 1862 và mất năm 1910.Cha ông là thầy thuốc;mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba.Thuở nhỏ ông không được học hành nhiều,năm 15 tuổi đã phải thôi học, đến làm việc tại hiệu thuốc của chú ruột;sau đó còn làm nhiều nghề khác để kiếm ăn như:nhân viên kế toán,vẽ tranh,thủ quỹ ngân hàng.O.hen-ri Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và sáng tác rất nhiều.Có những năm số lượng truyện ngắn ông sáng tác lên đến con số rất cao:65 truyện (1904),50 truyện (1905)...Các truyện ngắn của ông lần lượt được in thành tập trong thời gian ông còn sống và sau khi ông đã qua đời.Có thể kể đến các tập:Bắp cải và vua chúa(1904) Bốn triệu (1906)Trung tâm miền Tây (1907),Tiếng nói thành phố (1908)...Truyện của ông phong phú, đa dạng về đề tài, nhưng phần lớn đều hướng đều hướng vào cuộc sống nghèo khổ,bất hạnh của người dân Mĩ.Một số truyện mang ý nghĩa phê phán rõ rệt.Về nghệ thuật,truyện ngắn của ông thường được tổ chức xoay quanh một cốt truyện dàn dựng chu đáo với tình tiết được sắp xếp thật khéo léo,lôi cuốn sự hứng thú của bạn đọc. Ông thường sử dụng kiểu đảo ngược tình huống hai lần một cách đột ngột,bất ngờ.Nhiều nhân vật của ông vừa rất thực mà cũng vừa rất mơ hồ,phảng phất như trong giấc mơ.Nhiều truyện của ông để lại.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cho độc giả nhiều ấn tương sâu sắc như:Căn gác xép,Tên cảnh sát và gã lang thang,Chiếc lá cuối cùng,Quà tặng của đạo sĩ... “Chiếc lá cuối cùng” là một truyện ngắn hay của O.hen-ri.Chuyện được đặt vào bối cảnh một ngôi nhà ba tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ,trong một khu phố ở phía Tây công viên Oa-sin –tơn.Thời điểm sự việc xảy ra vào tháng mười một,khi gió lạng mùa đông tràn về.Hai hoạ sĩ nghèo là Xiu và Giôn-xy đến thuê chung một căn phòng trên tầng thượng ngôi nhà.Cụ Bơ-men cũng là một hoạ sĩ nghèo sống ở tầng cuối cùng. Giôn-xy bị bệng sưng phổi.Phần vì bệnh nặng,phần vì không có tiền lo thuốc thang cô không thiết sống nữa ,mặc cho Xiu chăm sóc , động viên.Giôn-xy cứ nằm quay ra cửa sổ,nhìn những chiếc lá cứ rụng dần dần.Cứ mỗi lần một chiếc lá rụng thì sợi dây vô hình nối cô với trần thế cứ lơi dần,lơi dần.Và cô cứ nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc cô buông xuôi là khỏi cõi đời.Cụ Bơ-men nghe kể,rất bực mình vì trên đời này lại có người lại có niềm tin ngớ ngẩn muốn chết vì một dây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá. Và rồi ,một ngày mới lại về,Giôn-xy –con người ngớ ngẩn -lại ra lệnh kéo mành lên.Chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, mặc cho mưa gió phũ phàng cả một đêm qua không hề dứt.Nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng còn dũng cảm đeo bám trên cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ Giôn-xy đã lấy lại niềm tin vào cuộc sống. Đổi lại Cụ Bơ-men lại bị chết vì chứng sưng phổi. Điều gì khiến cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy,vẫn đeo bám vào dây leo mảnh mai yếu đuối ấy mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì khiến cho Giôn-xycái con người tàn nhẫn có suy nghĩ quái gỡ kia lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Mới hôm qua đây thôi,Giôn-xy còn chẳng thiết gì ăn uống,chẳng thiết gì soi gương gương vậy mà điều gì khiến nàng nhận ra rằng muốn chết là một tội? Phải chăng có một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu (Không phải là phép màu nhiệm trong những câu chuyện cổ tích mà chúng ta vẫn thường đọc,không phải là phép màu do một ông tiên ,một vị thần linh nào ban phát mà nó chính là phép màu nhiệm của tình yêu thương).Chính tình yêu thương,chính tình yêu thương của Cụ Bơ-men đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn mãi,vẫn tươi rói mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng.Chiếc lá ấy vẫn đeo bám lấy sự sống, để cho Giôn-xy thấy rằng cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao!Chiếc lá dũng cảm vượt lên trên số phận đã làm cho “con người quái ác” ấy nhận thấy rằng: mình đã quá yếu đuối,quá tệ bạc với cuộc đời.Nàng đã muốn ăn,muốn soi gương,và muốn vẽ vịnh Nablơ.Chính chiếc lá ấy đã khiến cho người con gái tội nghiệp lấy lại niềm tin vào cuộc sống,ham sống.Chính chiếc lá khiến cho Giôn-xy “sống lại” những ham muốn của mình. “sống lại” những ước mơ mà mới cách đấy không lâu tưởng chừng như đã bị nghèo nàn,bệnh tật chôn vùi. Chiếc lá mới đẹp làm sao! “Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm,tưởng chừng như không bao giờ dứt,vẫn còn chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm,nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa,chiếc lá vẫn dũng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cảm đeo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ” Chiếc lá đã làm cho cả Giôn-xy và Xiu ngạc nhiên.Chiếc lá giống như thật.Nhưng sao... sau bao nhiêu mưa gió, tuyết rơi nó vẫn đứng vững.Nó vẫn gan góc bám lấy cành,bám lấy cuộc sống.Xiu có biết đâu rằng để vẽ nên chiếc lá ấy Cụ Bơ-men đã đánh đổi cả mạng sống của mình.Cụ đã lẳng lặng vẽ chiếc lá trong một đêm mưa gió,trong cái lạnh thấu xương của mùa đông Bắc Mĩ. Tác giả không miêu tả tỉ mỉ , về việc Cụ Bơ-men vẽ tranh,không miêu tả chi tiết cụ đã làm gì trong cái đêm khủng khiếp ấy.Chẳng ai biết cụ đã làm gì?Chẳng ai biết cụ vẽ vào lúc nào?Chỉ biết một điều là cụ đã bị mắc chứng bệnh sưng phổi nặng.Người ta tìm thấy mấy mảng màu còn sót,một chiếc thang,và cây bút vẽ,một chiếc đèn bão... Tác giả chỉ viết có vậy.Tác giả chỉ gợi vài nét thôi, mà sao người đọc thấy xót thương quá !thấy nghẹn ngào quá!Cụ Bơ-men có nói gì đâu...Chỉ thấy cụ giận dữ...Chỉ thấy cụ chế nhạo cay độc sự mềm yếu .Chỉ thấy cụ bảo rằng cụ sẽ vẽ một kiệt tác nghệ thuật.Cụ có biết đâu rằng cụ đã để lại cho đời một kiệt tác nghệ thuật vô giá.Kiệt tác ấy không phải là tác phẩm được vẽ bằng những mảng màu trên những chất liệu thông thường ,quen thuộc .Mà nó được vẽ-không nói đúng hơn là nó được dệt-nên từ tình thương yêu vô ngần của cụ dành cho Giôn-xy -con người bất hạnh ấy.Cụ không giống Xiu ,chăm sóc Giôn-xy bằng những hành động dịu dàng , ân cần, bằng những lời động viên an ủi.Cứ nhìn cái vẻ bề ngoài dữ dằn của cụ ta biết đâu trong cụ lại chất chứa một tình yêu bao la đến vậy.Nhìn cái vẻ lo lắng của cụ khi nghe Xiu kể về việc Giôn-xy có niềm tin quái gỡ,ta có biết đâu rằng ngay lúc ấy cụ đã nảy sinh ý định vẽ bức tranh kì lạ này. Phải nói rằng bức tranh như một phép màu đối với căn bệnh quái ác của Giôn-xy .Phải nói rằng Cụ Bơ-men là người đã tạo ra phép màu ấy.Hay nói đúng hơn chính tình yêu thương của Cụ Bơ-men đã trả lại màu xanh cho chiếc lá úa vàng,trả lại màu hồng cho đôi má của người thiếu nữ xanh xao,trả lại niềm tin ,nghị lực cho những con người yếu đuối.Phải chăng nghệ thuật chân chính luôn mang trong mình chức năng sinh thành và tái tạo.Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống,nó mở đường cho những khát vọng lớn lao,nó chắp cánh cho những ước mơ.Vì thế hình tượng Bơ-men cho dù chỉ được phác hoạ,nhưng vẫn sống mãi trong lòng người đọc,bởi cụ đã tạo ra kiệt tác bằng màu xanh hi vọng,bằng chất liệu nhân đạo truyền thống ,bằng tình yêu thương vốn có của mỗi con người.Cái chất liệu “rất người” ấy ta không chỉ bắt gặp trong các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc mà còn được bắt gặp trong các áng văn ,lời thơ,câu hát... Đọc đoạn trích Chiếc lá cuối cùng em như bắt gặp cũng cái tình người ấy,cái tình người trong truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch lam.Cũng trong cái lạnh thấu xương ấy, tình cảm của con người càng trở nên ấm áp.Phải chăng nghệ thuật không bao giờ có ranh giới,không bao giờ có giới hạn!Em cứ nhớ mãi hình ảnh cậu bé Sơn chìa chiếc áo cho bạn một cách vụng về mà sao đầm ấm tình người đến thế. Em như bắt gặp hình ảnh của mẹ Sơn Chìa cho mẹ Lan mượn mấy đồng tiền mà sao thân thương đến thế.Giôn-xy ,Xiu,Cụ Bơ-men những con người đến từ những miền xa lắc của nước Mĩ xa xôi kia sao lại gần gũi với chúng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ta đến vậy?Em không còn nhận ra sự khác biệt về cách sống,không còn thấy sự xa lạ trong món xúp mà Xiu bón cho Giôn-xy bởi cái tình người cứ bàng bạc khắp trang văn,bàng bạc khắp cõi lòng. Chỉ có “tình yêu thương” mới có sức mạnh đến vậy,mới có phép màu nhiệm đến vậy.Chính tình yêu thương mới là sợi dây bền chặt nhất níu kéo con người trở lại với cuộc đời.Chính tình yêu thương của Xiu,của Cụ Bơ-men đã kéo Giôn-xy rời khỏi tay tử thần, trở về với cuộc sống,khi mà tất cả những sợi dây níu kéo cô lại với trần thế cứ lơi lỏng dần.Tình yêu thương ấy kết tinh trong chiếc lá cuối cùng. Tình yêu thương là một “kiệt tác nghệ thuật” độc đáo nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. -Kính thưa ban giám khảo! -Kính thưa các thầy giáo ,cô giáo! -Các bạn thân mến! Em xin được mượn lời của nhà thơ Ta go để thay cho lời kết của mình: “Cõi đời ơi khi tôi đã chết rồi Thì trong cõi vắng lặng của người Chỉ một lời còn sót lại Tôi đã từng yêu” Vâng !Tình yêu thương sẽ bất tử.Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi là một “kiệt tác nghệ thuật” sống mãi với thời gian. ‫٭ ٭٭٭٭ ٭٭٭‬.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC:2012-2013 ---#-#-#--. ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC. Tên đề tài:Chiếc lá cuối cùng- kiệt tác nghệ thuật của tình. yêu thương. Người thực hiện: Phạm Nguyễn Phương Dung. Lớp 8.2 Giáo viên hướng dẫn:Trần Thị Thuý nga.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×