Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng tại Công ty TNHH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.18 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỒ MINH VŨ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG
KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) TRỒNG TẠI
CÔNG TY TNHH LÂM NGHIỆP QUY NHƠN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Lâm Học

HUẾ - 2015

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


i

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỒ MINH VŨ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG
KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) TRỒNG TẠI
CÔNG TY TNHH LÂM NGHIỆP QUY NHƠN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP


Chun ngành: Lâm Học
Mã số: 60.62.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGÔ TÙNG ĐỨC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN

PGS.TS ĐẶNG THÁI DƯƠNG

HUẾ - 2015

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Hồ Minh Vũ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được kết quả ngày hôm nay và có thể hồn thành khóa luận này tơi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của TS. Ngơ Tùng Đức đã tận tình hướng dẫn, các thầy cơ
giáo Trường Đại Học Nơng Lâm Huế, phịng đào tạo sau đai học, tập thể Công ty TNHH
Lâm nghiệp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và gia đình.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
Q thầy cơ giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế, những người giảng dạy tôi
trong suốt thời gian tôi học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy TS. Ngơ Tùng Đức đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tơi thực hiện và hồn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Cơng ty TNHH Lâm Nghiệp Quy nhơn, tỉnh
Bình Định. Các cơ chú, anh chị công nhân viên đã cung cấp những thơng tin cần thiết và
tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và tập thể lớp LN20A đã giúp
đỡ và bên cạnh tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện khóa luận, những kỉ niệm về
các bạn có lẽ tơi sẽ khơng bao giờ qn.
Trong q trình thực hiện khóa luận do thời gian hạn chế và trình độ chun mơn
chưa cao nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý và nhận xét của
q thầy cơ, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên

Hồ Minh Vũ


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

TÓM TẮT
Để thực hiện việc đánh giá đặc điểm sinh trưởng, khả năng hấp thụ carbon của
rừng Keo lai trồng phịng hộ tại cơng ty TNHH Lâm Nghiệp Quy Nhơn, từ đó làm cơ sở
cho việc đề xuất định hướng phát triển lồi cây này cũng như góp phần thực hiện việc
chi trả dịch vụ môi trường rừng tại công ty.
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp như tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu như
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các hồ sơ liên quan đến rừng trồng keo lai được thu
thập từ tài liệu, báo cáo… thơng qua các phịng ban cơng ty và tiến hành thu thập số liệu
tại khu vực nghiên cứu bằng các ô tiêu chuẩn 500 m2 (20 x 25m) tiến hành đo D1.3, Hvn ,
ô tiêu chuẩn được lựa chọn đại diện cho các điều kiện lập địa, tuổi rừng, một tuổi lập 3 ô,
Sinh khối cây tiêu chuẩn được xác định cho các bộ phận gồm thân, cành, lá và xác định
sinh khối tươi riêng từng bộ phận thân, cành, lá và tiến hành cân trọng lượng tươi từng
bộ phận ngay ngoài thực địa. Sau khi xác định được trọng lượng tươi, tiến hành lấy mẫu
từng bộ phận tươi đem về phịng thí nghiệm để sấy khơ và tính sinh khối khơ. Sử dụng
cơng thức tính carbon thông qua việc sử dụng hệ số mặc định của IPCC (IPCC 2003)
theo đó trữ lượng carbon được tính bằng ½ sinh khối khô. Từ kết quả sinh khối khô và
kết quả hàm lượng Cacbon của các bộ phận quy đổi ra khả năng hấp thụ CO2 bằng cách
nhân hàm lượng cacbon với hệ số 3,67. Lượng CO2 hấp thụ = Lượng C tích lũy *44/12
hay 1 tấn carbon tương ứng với 3,67 tấn CO2 mà cây hấp thụ.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đạt được một số kết quả như sau tổng lượng CO2
hấp thụ của lâm phần phụ thuộc vào cấp tuổi và diện tích rừng của cấp tuổi đó.
Lượng CO2 hấp thụ của lâm phần cao nhất thuộc độ tuổi 6 là 57,5 tấn/ha/năm, kế
đến là độ tuổi 5 là 54,3 tấn/ha/năm, thấp nhất là độ tuổi 2 là 6,2 tấn/ha/năm.
Tính chung cho cả khu vực nghiên cứu với tổng diện tích là 1.870 ha rừng Keo lai
thì rừng hấp thụ được 74.006,2 tấn CO2/năm tính tại thời điểm nghiên cứu.

Giá trị kinh tế do hấp thụ CO2 mang lại tại thời điểm nghiên cứu của độ tuổi thấp
nhất là tuổi 2 là 104,45 USD/ha tương đương 2,3 triệu đồng/ha/năm
Giá trị kinh tế do hấp thụ CO2 mang lại của độ tuổi cao nhất là tuổi 6 là 966,63
USD/ha tương đương 21,3 triệu đồng/ha/năm.
Như vậy căn cứ vào diện tích rừng Keo lai của 6 độ tuổi hiện có tại cơng ty
TNHH Lâm Nghiệp Quy Nhơn thì mổi năm sẽ có nguồn thu 27,35 tỷ VNĐ từ phí dịch
vụ mơi trường rừng, trong đó thu từ độ tuổi 2 là 0,735 tỷ VNĐ, độ tuổi 3 là 2,12 tỷ VNĐ,
độ tuổi 4 là 6,32 tỷ VNĐ, độ tuổi 5 là 5,92 tỷ VNĐ, độ tuổi 6 là 6,59 tỷ VNĐ và độ tuổi
7 là 5,65 tỷ VNĐ.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... iii
TÓM TẮT.......................................................................................................................... iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH ............................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn để ....................................................................................................................... 1
2. Mục đích, mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 4
1.1 Ảnh hưởng của khí CO2 đến biến đổi khí hậu tồn cầu ............................................... 4

1.2 Thị trường carbon thế giới ............................................................................................ 5
2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu .................................................................... 8
2.1 Nghiên cứu về sinh khối ............................................................................................... 8
2.1.1 Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới ....................................................................... 8
2.1.2 Nghiên cứu sinh khối ở Việt Nam ........................................................................... 10
2.2 Các nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 .................................................................. 12
2.2.1 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 trên thế giới ................................................. 12
2.2.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 trong nước ................................................... 13
2.3 Thảo luận về tổng quan nghiên cứu ........................................................................... 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................................. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 16
2.1.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................................. 16
2.1.2. Đặc tính sinh thái .................................................................................................... 16
2.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 17
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 17

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi

2.3.1. Tìm hiểu tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu ............................................... 17
2.3.2. Tìm hiểu tình hình và diễn biến rừng trồng keo lai ở khu vực nghiên cứu ........... 17
2.3.3. Xác định đặc điểm và mơ hình sinh trưởng của cây rừng keo lai .......................... 17
2.3.4. Xác định đặc điểm và mơ hình trữ lượng carbon của rừng keo lai ........................ 17
2.3.5. Đề xuất nguyên lý canh tác và cơ chế kinh doanh cho rừng keo lai trên địa bàn
nghiên cứu ........................................................................................................................ 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 18
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 18

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 19
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................... 20
3.1. Tìm hiểu tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu .................................................. 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 20
3.1.2. Dân số và lao động ................................................................................................. 22
3.1.3. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................................... 22
3.2. Tìm hiểu tình hình và diễn biến rừng trồng keo lai ở khu vực nghiên cứu .............. 22
3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất ............................................................... 23
3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng ........................................................................................ 23
3.3. Hiện trạng sử dụng đất............................................................................................... 23
3.4 Xác định đặc điểm và mơ hình sinh trưởng của cây rừng Keo lai ............................. 24
3.4.1 Sinh trưởng về đường kính (D1,3/A) ........................................................................ 24
3.4.2. Sinh trưởng về chiều cao (Hvn/A) ........................................................................... 27
3.4.3. Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính (Hvn/D1,3) ............................ 31
3.5. Xác định đặc điểm và mơ hình trữ lượng carbon của rừng Keo lai .......................... 33
3.5.1. Sinh khối cây cá thể ................................................................................................ 33
3.5.2. Tương quan giữa sinh khối tươi cá thể với D1,3 ..................................................... 36
3.5.3. Tương quan giữa sinh khối tươi cá thể với Hvn ...................................................... 38
3.6. Kết cấu sinh khối khô ................................................................................................ 40
3.6.1. Kết cấu sinh khối khô cá thể................................................................................... 40
3.6.2. Kết cấu sinh khối khô lâm phần ............................................................................. 42
3.6.3. Tương quan giữa sinh khối khô với D1,3 ................................................................ 42
3.6.4. Tương quan giữa sinh khối khô với Hvn ................................................................. 44

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

3.7. Tương quan sinh khối tươi và sinh khối khô cây cá thể ............................................ 45

3.8. Lượng cacbon hấp thụ ............................................................................................... 46
3.8.1. Tỷ lệ carbon tích lũy trong cây ............................................................................... 46
3.8.2. Tương quan giữa lượng carbon tích lũy cá thể với D1,3 ......................................... 48
3.8.3. Tương quan giữa lượng carbon tích lũy cá thể với Hvn .......................................... 50
3.9. Hấp thụ Co2 của cây cá thể ........................................................................................ 52
3.9.1 Kết cấu hấp thụ CO2 của cá thể Keo lai .................................................................. 52
3.9.2. Tương quan giữa CO2 tích lũy với D1,3 .................................................................. 53
3.9.3. Tổng trữ lượng hấp thụ CO2 của lâm phần............................................................. 54
3.9.4. Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 của lâm phần ..................................................... 55
3.9.5 Đề xuất nguyên lý canh tác cho rùng Keo lai tại khu vực nghiên cứu .................... 56
3.9.6 Kết luận.................................................................................................................. 588
3.9.7 Kiến nghị ................................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 63

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

a, b

Các tham số của phương trình

A

Tuổi

D1,3


Đường kính tại vị trí 1,3 m

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên chính
phủ về Biến đổi khí hậu

R2

Hệ số xác định

REDD

Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation Chương trình giảm phát thải do phá rừng và thối hóa rừng

X

Biến độc lập

Y

Biến phụ thuộc

Wtt

Sinh khối tươi cây cá thể

Wtht


Sinh khối thân tươi cây cá thể

Wcat

Sinh khối cành tươi cây cá thể

Wlat

Sinh khối lá tươi cây cá thể

Wtk

Sinh khối khô cây cá thể

Wthk

Sinh khối thân khô cây cá thể

Wcak

Sinh khối cành khô cây cá thể

Wlak

Sinh khối lá khô cây cá thể

Wttqt

Sinh khối tươi quần thể


Wthtqt

Sinh khối thân tươi quần thể

Wcatqt

Sinh khối cành tươi quần thể

Wlatqt

Sinh khối lá tươi quần thể

Wtkqt

Sinh khối khô quần thể

Wthkqt

Sinh khối thân khô quần thể

Wcakqt

Sinh khối cành khô quần thể

Wlakqt

Sinh khối lá khô quần thể

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khuyến khích phát triển sạch với định giá Cacbon toàn cầu ............................. 6
Bảng 1.2. Giá trị của rừng thông 3 lá ở Lâm Đồng ............................................................ 7
Bảng 3.1. Bảng hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất ............................................. 23
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu thống kê cho dấu hiệu đường kính D1,3 thân cây tại khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................................ 24
Bảng 3.3. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa
đường kính D1,3 và tuổi (D1,3/A) ....................................................................................... 25
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu thống kê cho dấu hiệu chiều cao vút ngọn .............................. 28
Bảng 3.5. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa chiều
cao Hvn và tuổi (Hvn/A) ..................................................................................................... 29
Bảng 3.6. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa
đường kính D1,3 và chiều cao Hvn (D1,3/Hvn) ..................................................................... 31
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp sinh khối tươi cá thể ................................................................ 33
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp sinh khối tươi lâm phần ........................................................... 36
Bảng 3.9. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan sinh khối
tươi cá thể với D1,3 (Wtt/D1,3) ........................................................................................... 37
Bảng 3.10. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan sinh khối
tươi cá thể với H1,3 (Wtt/H1,3) ........................................................................................... 39
Bảng 3.11. Bảng sinh khối khô cá thể .............................................................................. 40
Bảng 3.12. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan sinh khối
khô cá thể với D1,3 (Wtk/D1,3) ........................................................................................... 43
Bảng 3.13. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan sinh khối
khô cá thể với Hvn (Wtk/Hvn) ............................................................................................ 44
Bảng 3.14. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan sinh khối
khô với sinh khối tươi (Wtk/Wtt) .................................................................................... 46
Bảng 3.15 So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan carbon

tích lũy cá thể với D1,3(Ct/D1,3) ........................................................................................ 49
Bảng 3.16. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan carbon
tích lũy cá thể với Hvn(Ct/Hvn) .......................................................................................... 51
Bảng 3.17. So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan carbon
hấp thụ cá thể với D1,3(CO2t/D1,3) .................................................................................... 54
Bảng 3.18. Khả năng hấp thụ CO2 ở các độ tuổi tại khu vực nghiên cứu ........................ 55
Bảng 3.19. Bảng thông kê giá trị hấp thụ Co2 cho khu vực nghiên cúu .......................... 56

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


x

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu ................................................................................ 20
Hình 3.2. Đường biểu diễn tương quan (D1,3/A) của loài Keo lai trồng tại khu vực nghiên
cứu .................................................................................................................................... 26
Hình 3.3. Đường biểu diễn tương quan Hvn/A của loài Keo lai giâm hom trồng tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................................. 30
Hình 3.4. Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3) của lồi
Keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu ............................................................................... 32
Hình 3.5. Tỷ lệ sinh khối tươi bộ phận của cây cá thể ..................................................... 34
Hình 3.6. Đường biểu diễn tương quan giữa sinh khối tươi và đường kính (Wtt/D1,3) của
lồi Keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu ........................................................................ 38
Hình 3.7. Đường biểu diễn tương quan giữa sinh khối tươi và Chiều cao (Wtt/H vn) của
loài Keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu ........................................................................ 40
Hình 3.8. Tỷ lệ sinh khối khơ bộ phận của cây cá thể...................................................... 41
Hình 3.9. Tương quan sinh khối khơ với D1,3 (Wtk/D1,3) ................................................. 43
Hình 3.10. Tương quan sinh khối khơ với Hvn (Wtk/Hvn) ................................................ 45
Hình 3.11. Kết cấu carbon cá thể Keo lai ......................................................................... 48

Hình 3.12. Tương quan hàm lượng carbon tích lũy với D1,3 ............................................ 50
Hình 3.13. Tương quan hàm lượng carbon tích lũy với Hvn ............................................ 51
Hình 3.14. Tỷ lệ sinh hấp thụ CO2 của cây cá thể ............................................................ 52

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn để
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với con người, là nơi cung
cấp các sản phẩm và nguyên liệu cho đời sống sinh hoạt và sản xuất, rừng có chức
năng phịng hộ, bảo vệ mơi trường, cải thiện khí hậu. Rừng là lá phổi xanh của trái đất,
hấp thụ khí CO2, tăng lượng O2, giữ nước, giữ đất, chống thiên tai lũ lụt hạn hán … và
có vai trị quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu trên tồn cầu.
Biến đổi khí hậu tồn cầu là một hệ quả của sự nóng lên tồn cầu làm thay đổi
các kiểu khí hậu, nước biển dâng cao do băng tan, hạn hán, lũ lụt bất thường, suy giảm
đa dạng sinh học và gia tăng khí hậu cực đoan
Sự nóng lên tồn cầu là do sự gia tăng của nồng độ khí nhà kính như: CO2,
CH4, N2O, HFCs, PFCs, FS6… trong đó hàm lượng CO2 là nhân tố chính gây nên
những biến đổi có hại trong bầu khí quyển, nguyên nhân dẫn đến lượng CO 2 tăng
nhanh là do con người phát thải khí nhà kính trong cơng nghiệp, giao thơng, chặt phá
rừng bừa bãi ở đầu nguồn, đốt rừng làm nương rẫy… bên cạnh đó cịn do tự nhiên
đóng góp một phần
Rừng có vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu do ảnh hưởng
của nó ảnh hưởng đến chu trình cacbon tồn cầu, Tổng lượng hấp thụ cacbon dự trữ
của rừng trên toàn thế giới, trong đất và thảm thực vật là khoảng 830 PgC, trong đó
cacbon trong đất lớn hơn 1,5 lần cacbon trong thảm thực vật (Brown, 1997).
Ở Việt Nam, Nghị định số 99/2010/NĐ – CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của

Chính phủ về việc chi trả dịch vụ cho mơi trường trong đó có hấp thụ carbon của rừng,
giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đã thúc đẩy các nhà khoa học ở Việt Nam
tiến hành nghiên cứu khả năng tích tụ carbon cũng như hấp thụ CO2 từ các loại cây
rừng cũng như lượng CO2 phát thải vào môi trường.
Việt Nam là một nước đang phát triển, và là một trong những quốc gia đang
chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, với mong muốn góp phần chống lại sự biến đổi
khí hậu, đã sớm ký Nghị định thư Kyoto và triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm
phát triển rừng bền vững. Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu để lượng hóa những
giá trị về mặt mơi trường đã được thực hiện cịn ở Việt Nam chỉ mới có một vài nghiên
cứu gần đây, thí điểm mơ hình dự án chi trả dịch vụ môi trường tại 2 tỉnh Lâm Đồng
và Sơn La nhưng chỉ dừng lại ở những nghiên cứu cho việc chi trả môi trường về dịch
vụ điều tiết và cung ứng nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lấp lòng hồ, dịch vụ du
lịch mà chưa đề cập đến khả năng hấp thụ carbon của rừng.
Nghiên cứu khả năng cố định CO2 trong thực vật để xác định giá trị kinh tế đối
với chức năng phòng hộ môi trường sinh thái của rừng là một hướng nghiên cứu cần

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2

được quan tâm và phát triển. Trong thời gian qua giới khoa học Việt Nam đã có những
nghiên cứu ban đầu nhưng hết sức quan trọng về xác định sinh khối (biomass) và khả
năng hấp thụ khí CO2, lượng hóa giá trị khả năng hấp thụ khí CO2, làm cơ sở cho triển
vọng tham gia thị trường carbon cũng như thực hiện chương trình REDD (Giảm thiểu
khí thải thơng qua hạn chế suy thoái và mất rừng). Tuy nhiên những nghiên cứu này
vẫn cịn ít so với u cầu thực tế hiện nay.
Cây Keo lai có năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế góp phần vào việc
xóa đói giảm nghèo các năm gần đây ở các địa bàn trong tỉnh Bình Định nói riêng và
trong cả nước nói chung, ngồi lợi ích cung cấp nguồn gỗ cho ngun liệu giấy cịn có

giá trị về hấp thu CO2 chưa được đề cập đến.
Xuất phát từ những nhu cầu trên Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả
năng hấp thụ CO2 của rừng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium)
trồng tại Công ty TNHH Lâm Nghiệp Quy Nhơn tỉnh Bình Định” để cung cấp thơng
tin về khả năng hấp thụ CO2 của rừng khi tham gia thị trường carbon.
2. Mục đích, mục tiêu của đề tài
* Mục đích:
- Đề tài thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm sinh trưởng trong mối liên hệ với
khả năng hấp thụ carbon của rừng Keo lai trồng phịng hộ tại cơng ty TNHH Lâm
Nghiệp Quy Nhơn, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng phát triển loài cây này
cũng như góp phần thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng tại công ty.
* Mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định đặc điểm và mơ hình sinh trưởng của rừng Keo lai được gây trồng
phòng hộ tại công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn.
- Xác định và xây dựng mơ hình sinh khối và trữ lượng carbon của rừng Keo lai
ở khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng suất mơ hình rừng trồng Keo lai trên
địa bàn nghiên cứu, đồng thời đề xuất định hướng chi trả dịch vụ môi trường dựa trên
khả năng hấp thu carbon của rừng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
- Đề tài nghiên cứu góp phần ứng dụng và phát triển các phương pháp ước
lượng và dự báo khả năng hấp thụ của rừng trồng, xây dựng cơ sở khoa học cho việc
xác định chi phí dịch vụ mơi trường

* Ý nghĩa thực tiễn
- Tính được lượng CO2 hấp thụ của rừng Keo lai (Acacia auriculiformis x
Acacia mangium) trồng phịng hộ tại Cơng ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn tỉnh Bình
Định để tính tốn được giá trị về dịch vụ môi trường rừng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
1.1 Ảnh hưởng của khí CO2 đến biến đổi khí hậu tồn cầu
- Trong số những chất khí gây hiệu ứng nhà kính thì CO2 chiếm đến 50% tác
dụng. Từ khi bắt đầu thời kỳ công nghiệp đến nay (khoảng 200 năm), sự phát thải CO 2
vào bầu khí quyển đã khơng ngừng gia tăng. Nồng độ CO2 hiện nay đã tăng 35% so
với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa nồng độ của chúng 600.000 năm trước. Nồng độ
CO2 đã tăng từ 280 ppm ở thời kỳ tiền công nghiệp đến 379 ppm vào năm 2005. Mức
tăng trung bình của CO2 là +1,5 ppm/năm trong khoảng 1970 đến 2000 và + 2,1
ppm/năm trong khoảng 2000 đến 2007. Các hoạt động của con người như sử dụng
nhiên liệu hóa thạch, phá rừng... sản sinh ra mỗi năm 6 tỷ tấn carbon.
- Tính tốn diễn biến nồng độ CO2 trong khí quyển theo các kịch bản khác nhau
cho thấy nồng độ này đạt cân bằng ổn định khoảng 500 ppm, trong trường hợp ngay từ
bây giờ chúng ta không làm gia tăng thêm CO2 và đạt giá trị cân bằng cực đoan
khoảng 1.100 ppm nếu tiếp tục phát thải như hiện nay. Nếu nồng độ CO2 tăng lên gấp
đôi sẽ làm gia tăng nhiệt độ trung bình của mặt đất lên 2,8°C. Điều này sẽ làm đảo lộn
khí hậu trên hành tinh. (Bùi Văn Gia và ctv, 2009) Biến đổi khí hậu (BĐKH), theo
định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), là những thay đổi theo thời
gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do
các hoạt động của con người gây ra.

- Kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp, carbon dioxit đã tăng lên đến
30% trong bầu khí quyển của chúng ta (Hồng Vũ, 2009). Khi sự tăng vọt CO2 xảy ra
nó cho phép trái đất có thể giữ được các tia phản xạ với bước sóng dài và nếu hàm
lượng CO2 càng tăng thì khả năng bắt giữ của trái đất cũng tăng điều này giải thích tại
sao trái đất lại ấm dần lên.
- Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính gây nên sự tăng số lượng CO 2
là từ sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá và khí đốt) bởi vì trong lịch sử
chưa hề có nguồn năng lượng nào lại giải phóng nhiều CO2 như là các loại khí đốt
ngày nay mà con người đang sử dụng. Dù rằng sự trao đổi chất của thực vật và quá
trình phân hủy của các chất hữu cơ thải ra CO2 gấp 10 lần hoạt động của con người, sự
giải phóng CO2 là hoàn toàn cân bằng trong những thế kỷ trước, khi chưa xảy ra cuộc
cách mạng công nghiệp mà trong đó CO2 được hấp thụ bởi thực vật và đại dương.
(Hoàng Vũ, 2009) Viện Tài nguyên thế giới (World Ressousces Institute) cho rằng xã
hội loài người từ 1860 – 1949 đã thải vào khí quyển khoảng 51 tỷ tấn carbon dưới
dạng dioxit carbon thơng qua hình thức duy nhất là sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

- Sau đó nhịp độ thải khí CO2 gia tăng và đạt tới 130 tỷ tấn bổ sung từ 1950
đến 1987. Nếu người ta cộng thêm vào đó khối lượng khí carbonic phát thải do việc
đốt phá rừng từ 1860 thì đến năm 1987 khối lượng carbon thải vào khí quyển đạt tới
tổng số 241 tỷ tấn chỉ trong vòng hơn một thế kỷ. Hiện nay, người ta ước tính rằng
hàng năm việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã phát thải vào khí quyển 5,5 tỷ tấn dioxit
carbon. (dẫn theo Phạm Tuấn Anh, 2007)
1.2 Thị trường carbon thế giới
- Thị trường carbon được cho là thị trường của môi trường bởi đó là thị trường
mua bán các chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính, vốn là các loại khí gây hại cho môi

trường sống của con người. Cùng với sự ra đời của Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu tồn cầu tại Rio de Janeiro năm 1992, thị trường carbon cũng
được hình thành và đi vào hoạt động theo cơ chế mua bán phát thải, cơ chế phát triển
sạch (CDM) và cơ chế đồng thực hiện (JI) được xác định trong điều 6 của Nghị định
thư Kyoto.
- Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) đang nổi lên ở những nơi các doanh nghiệp,
nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận quan tâm giải quyết các vấn đề cụ thể về môi
trường. Các chương trình này tạo ra một nguồn thu nhập mới cho các hoạt động quản
lý đất đai, phục hồi, bảo tồn, và sử dụng bền vững, có tiềm năng lớn để khuyến khích
quản lý hệ sinh thái bền vững. Hiện nay, hàng tỉ đô la đang được giao dịch thông qua
các thị trường mới nổi về carbon, nước, đa dạng sinh học và chúng ta đang chuẩn bị
sẵn sàng cho một sự gia tăng đáng kể trong các thị trường này khi chúng ngày càng
mở rộng.
- Một nghiên cứu mới công bố trên tờ “Thư viện Sinh học cộng đồng” của
Russell A.Mittermeier (2007). Trong nghiên cứu các tác giả ước tính với giá 10
USD/tấn CO2 thì khoản tín dụng sẽ giúp các nước HFLD (Các nước cịn nhiều rừng và
ít bị tàn phá) thu về từ 365 triệu tới 1,8 tỉ USD mỗi năm, tùy thuộc cách tính khoản
bồi thường. (Thu Hương và Phùng Hà, 2007) Nhà kinh tế Steven Stoft đề nghị các
nước áp dụng một cơ chế tạm gọi là khuyến khích phát triển sạch (Clean Development
Incentive, CDI) để xây dựng một Quỹ Xanh. Thông qua CDI, những nước có mức
phát thải trên đầu người trên trung bình của thế giới sẽ phải trả tiền cho những nước có
mức phát thải dưới trung bình ở mức được xác định trước là z/tấn CO2 (z có thể được
coi là mức phạt), theo bảng 1.1. ( Lê Giang Nam, 2010)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

Bảng 1.1. Khuyến khích phát triển sạch với định giá Cacbon toàn cầu


Thứ tự

Phát thải/
Đầu người
(tấn)

Thu nhập
từ quỹ xanh
USD/Người
/Năm

Nguồn thu
từ thuế Cacbon
USD/Người
/Năm

Chi phí giảm
phát thải của
thuế Cacbon
USD/Người
/Năm

Tổng
Chi Phí
USD/Người/
năm

Ấn Độ


1

6

30

3

5

Nước
trung
bình

5

0

150

15

15

Mỹ

20

30


600

60

90

- Giá carbon toàn cầu là 30 USD/tấn, z là 2 USD/tấn và mức giảm khí thải là
20% (Nguồn: Stoft, 2009)
- Vậy một nước phát thải nhiều như Mỹ mỗi năm chỉ phải tốn 90 USD/đầu
người, tức là mồi ngày mỗi người chỉ cần đóng góp 0,25 USD. Ấn Độ thì lại sẽ thu
được 5 USD mỗi năm cho mỗi người. Với dân số khoảng 1,1 tỉ người, riêng Ấn Độ sẽ
có thể nhận được 5,5 tỉ USD/năm. Một cơ chế rẻ như vậy hẳn sẽ tăng khả năng các
nước đạt được một thỏa thuận.
- Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, mặc dù suy thoái về kinh tế nhưng thị
trường các bon trên thế giới năm 2008 có tổng giá trị giao dịch tăng gấp đôi, đạt mức
hơn 126 tỷ USD. Tuy nhiên, giao dịch qua các dự án CDM ở các nước đang phát triển
giảm hơn 12%, ở mức 6,5 tỷ USD với giá trung bình khoảng 16,8 USD/tấn. Theo số
liệu thống kê, hiện nay bên “cung” chủ yếu của thị trường carbon là: Trung Quốc
(35,5%), Ấn Độ (24,25%), Brazil (6,25%), v.v. Các bên “cầu” chủ yếu của thị trường
là: Anh (28,11%), Thụy Sỹ (20,35%), Hà Lan (11,895), Nhật (11,43%), Thụy Điển
(6,39%), Đức (5,72%), …Các lĩnh vực tham gia thị trường chủ yếu là năng lượng
(59,89%), quản lý chất thải (18,16%), sử dụng nhiên liệu (5,86%), nông nghiệp
(5,13%), công nghiệp (4,67%), v.v. Việt Nam tham gia thị trường với tư cách là bên
cung ở mức khoảng 0,03%.(Nguyễn Văn Tài, 2010)
- Theo một cuộc khảo sát liên quan tới 200 công ty tại 13 quốc gia EU do Sở
giao dịch năng lượng châu Âu tại Đức tiến hành năm 2004: “Lượng CO2 được buôn
bán trên thị trường châu Âu trong năm 2005 là 125 - 250 triệu tấn. Con số này sẽ tăng
lên 400 - 800 triệu tấn từ năm 2008. Với mức giá hiện nay là 8 - 9 USD/tấn CO2, chỉ
riêng doanh số tại thị trường EU sẽ là 7 tỷ đôla mỗi năm”.(Minh Sơn, 2004)
- Hiện nay các nước ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam có tiềm năng dẫn đầu trong

việc trình diễn các thị trường dịch vụ hệ sinh thái như carbon rừng, lưu vực, biển, ven
biển. Tại tỉnh Lâm Đồng, một số công ty thủy điện và cung cấp nước sạch sử dụng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

“dịch vụ” cung cấp nước và chống xói mịn, rửa trôi gây hiện tượng bồi lắng hiện đang
trả tiền cho những người dân số ở nơi rừng đầu nguồn nhằm đảm bảo rừng không bị
chặt phá, các “dịch vụ” do rừng cung cấp được duy trì. (Michael Jenkins, 2010) Theo
nghiên cứu của Nguyễn ngọc Lung và ctv (2003), tính giá trị của rừng thông 3 lá ở
Lâm Đồng, cho kết quả ở bảng 1.2:
Bảng 1.2. Giá trị của rừng thông 3 lá ở Lâm Đồng
USD/ ha/
Chu kỳ (20 năm)

Tỷ lệ %
Tương ứng

USD/ha/năm

Tổng giá trị

4.201

100%

159,75


- Giá trị gỗ nguyên
liệu giấy

2.595

61,77%

129,75

1.043,4
562,5

24,82%
13.41%

52,17
28,12

Hạng mục

- Giá trị dịch vụ:
+ Hấp thụ CO2
+ Chống rửa trôi

- Ở đây chưa tính đủ các giá trị dịch vụ mơi trường, chỉ mới tính 2 giá trị: hấp
thụ CO2 và chống rửa trôi mà giá trị dịch vụ môi trường đã chiếm tỷ lệ gần 40% giá trị
tính tốn; có thể dự đốn nếu tính đầy đủ thì giá trị dịch vụ môi trường của rừng thông
3 lá cũng hơn giá trị lâm sản. Theo Vũ Tấn Phương (2006) đã bước đầu tính tốn
được giá trị lưu trữ/hấp thụ cacbon của rừng, cụ thể với rừng tự nhiên, rừng giàu có giá
trị từ 18 – 26 triệu đồng/ha và rừng phục hồi khoảng 4 – 4,5 triệu đồng/ha (giá bán

được định là 3,5 – 5 USD/tấn CO2e. Như vậy mục đích của thị trường carbon là buộc
các quốc gia tuân thủ mục tiêu giảm thiểu khí thải. Nếu một cơng ty giảm được lượng
khí thải, nó có thể bán phần còn lại trong hạn ngạch trên thị trường carbon. Người mua
sẽ là một cơng ty khác thải khí q hạn ngạch được phân bổ. Họ phải mua thêm hạn
ngạch để tránh bị phạt tiền.
- Các nghiên cứu khoa học đưa ra nhiều phương pháp để xác định giá trị bằng
tiền cho lượng carbon giảm xuống nhờ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Tuy
nhiên giá trị đó có được chấp nhận tại thị trường hay khơng cịn tùy thuộc vào quan
điểm của các nước, khu vực và các ngành sản xuất trên thế giới, xu hướng hiện nay là
tạo ra một cơ chế linh hoạt để có thể đưa ra giá cả phù hợp với thị trường và vẫn mang
lại hiệu quả môi trường.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
Sinh khối được xác định là tất cả chất hữu cơ ở dạng sống và chết (còn ở trên
cây) ở trên hoặc dưới mặt đất (Brown, 1997).
Sinh khối là kết quả của quá trình sinh tổng hợp vật chất hữu cơ trong cây, bao
gồm tổng trọng lượng của các bộ phận như: thân, cành, lá, hoa, quả, rễ ở trên và dưới
mặt đất. Sinh khối là tổng chất hữu cơ có được trên một đơn vị diện tích tại một thời
điểm và được tính bằng tấn/ha theo trọng lượng khơ (Viên Ngọc Nam, 2003).
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng hấp thụ CO 2 và
tích lũy lại ở dạng các bon trong sinh khối. Do vậy, việc nghiên cứu về sinh khối trong
lâm nghiệp là rất cần thiết, đây là căn cứ xác định lượng CO2 mà cây rừng hấp thụ, góp
phần vào việc đánh giá chất lượng rừng, giúp công tác quản lý - kinh doanh rừng có
hiệu quả. Đồng thời chúng là cơ sở tham gia thị trường hạn ngạch khí thải giữa các
quốc gia và đề xuất biện pháp lâm sinh nhằm tăng khả năng hấp thụ CO2 góp phần hạn

chế những thay đổi bất lợi của khí hậu.
2.1 Nghiên cứu về sinh khối
2.1.1 Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới
Theo Art và Marks (1971), một héc ta rừng rụng lá ơn đới trưởng thành có sinh
khối khoảng 422 tấn, rừng nhiệt đới là 415 tấn, rừng ôn đới thường xanh là 575 tấn
(Trích dẫn từ Nguyễn Văn Thêm, 2001).
Ở Costa Rica: Milena Segura và Markku Kanninen (2005) đã nghiên cứu “sử
dụng phương trình tương quan trong việc tính trữ lượng cây và tổng sinh khối trên mặt
đất ở rừng mưa Costa Rica”. Các tác giả đã sử dụng phương trình tương quan cho
việc ước tính trữ lượng cây và sinh khối trên mặt đất trong rừng mưa nhiệt đới đã
được phát triển dựa trên các phép đo trực tiếp của 19 cá thể thuộc bảy loài cây ở miền
Bắc Costa Rica. Trữ lượng và sinh khối của thân cây chiếm khoảng 2/3 tổng lượng
sinh khối tương ứng trên mặt đất. Trữ lượng trung bình của thân cây khác nhau từ 4 11 t/cây và tổng sinh khối trung bình trên mặt đất dao động từ 4 - 10 t/cây. Trọng
lượng riêng của cây lấy mẫu là 0,62 ± 0,06 (g /cm3).
Tác giả đã sử dụng phương trình lơgarít để tính tổng trữ lượng, với đường kính
ngang ngực (R2 = 0,66 - 0,81) như là một biến độc lập. Các phương trình thích hợp
nhất cho tổng số sinh khối trên mặt đất được dựa trên sự kết hợp của đường kính
ngang ngực, và chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, như các biến độc lập có hệ số
xác định R2 có giá trị từ 0,77 - 0,87. Mơ hình được đề nghị sử dụng cho việc ước
lượng tổng sinh khối trên mặt đất theo đường kính ở vị trí 1,3 m, bởi vì mơ hình này
đơn giản, dễ thực hiện. Biến số này dễ đo lường, chính xác và được sử dụng phổ biến
nhất trong công tác điều tra rừng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

Ở Kerala: Kumar.B.M và ctv (2005) nghiên cứu về sinh khối trên mặt đất của
cây tre (Bambusa bambos) 20 năm tuổi. Trong nghiên cứu này tác giả đã điều tra 2 bể

chứa carbon là sinh khối trên mặt đất của cụm tre, và sinh khối vật rụng trên sàn rừng.
Tác giả đã lấy mẫu ngẫu nhiên với 9 cụm tre có đường kính cụm từ 6,9 – 13,5 m, bằng
phương pháp chặt hạ. Đối với sinh khối vật rụng tác giả đã lập 27 ơ mẫu với diện tích
1 m2. Kết quả: Sinh khối trung bình của cụm tre là 2417 kg/cụm, sinh khối trung bình
mỗi ha là 241,7 Mg/ha, sinh khối tích lũy cao nhất là cây sống 82%, lá và gai chiếm
13%, cây chết chiếm 5%.
Michael và ctv (1998) đã nghiên cứu sinh khối và năng suất trên mặt đất của
các quần thể rừng ngập mặn ở vườn Quốc gia Biscayne, Florida, Mỹ từ sau cơn bão
Andrew (1992) đã chỉ ra rằng chức năng quan trọng của cấu trúc tự nhiên của quần thể
trong việc chống bão của hệ thống rừng ngập mặn. Theo đó, đặc biệt kích thước và sự
phân bố của các bộ phận cấu thành sinh khối có vai trị rất lớn đến khả năng chống bão
của rừng.
Tác giả Kiyoshi Fujimoto và ctv (1999) thực hiện nghiên cứu về: carbon tích
lũy dưới mặt đất của rừng ngập mặn Micronesia. Sinh khối carbon dưới mặt đất được
khảo sát cho rừng ngập mặn trên đảo Pohnpei, Micronesia. Carbon tích lũy trong mơi
trường sống rừng ngập mặn ở một kiểu đá ngầm hình thành từ san hơ gồm một lớp
than bùn dày 2 m, là một kiểu môi trường sống ở những hòn đảo nhệt đới ở Thái Bình
Dương, ở đây ước lượng khoảng 1.300 t C ha-1. Tỷ lệ carbon tích lũy trong suốt giai
đoạn của quá trình dâng lên dần dần thì có ý nghĩa hơn trong giai đoạn mực nước biển
ổn định.
Magcale – Macandong và ctv (2006) đã xây dựng mơ hình dựa trên hệ thống
thơng tin địa lý (GIS) để dự đốn khơng gian sinh khối trên mặt đất của rừng thứ
sinh ở Philippin. Ông và ctv đã thu thập dữ liệu về đặc điểm vật lý (loại đất, độ dốc, độ
cao so với mặt biển) và thời tiết (vùng khí hậu nơng nghiệp, lượng mưa hàng năm) của
những đơn vị hành chính khác nhau của Philippin dựa vào số liệu thứ cấp và bản đồ
hiện hành. Các tác giả đã sử dụng những số liệu cơng bố về đường kính ngang ngực
của những cây mẫu ở rừng thứ sinh và rừng trồng hai loài cây Swietenia macrophylla
và Dipterocarpus sp. để ước lượng sinh khối trên mặt đất bằng phương trình hồi quy.
Mối quan hệ của các yếu tố về thời tiết (các biến độc lập) và sinh khối trên mặt đất
(biến phụ thuộc) được xác định thơng qua phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết

quả phương trình để dự đốn sinh khối tiềm năng trên mặt đất của rừng thứ sinh ở
nước này. Từ đó hình thành một bản đồ ước lượng sinh khối trên mặt đất của rừng thứ
sinh. Nghiên cứu cũng chứng minh tiềm năng của GIS trong việc đánh giá sinh khối
rừng ở những địa phương khác nhau và những điều kiện môi trường khác nhau.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

Theo kết quả nghiên cứu của Christensen , 1997 (trích dẫn từ Nguyễn Khắc
Điệu, 2012) cho thấy tổng sinh khối khô của rừng Đước (rừng ngập mặn đảo Phuket,
bờ biển Tây, Thái Lan) ở rừng 15 tuổi là 159 tấn sinh khối khơ/ha. Lượng tăng trưởng
hằng năm tính cho tồn bộ thân , cành, lá và rễ vào khoảng 20 tấn/ha/năm.
Aksornkoae S. (1982) đã nghiên cứu sinh khối rừng Đước đôi (Rhizophora
apiculata) trồng ở tuổi 6, 10, 15 tại Chanthaburi lần lượt là 50,00 tấn/ha; 103,13 tấn/ha;
206,25 tấn/ha (Viên Ngọc Nam 2011, trích dẫn). Theo nghiên cứu của Ong, J.E. và ctv
(Viên Ngọc Nam 2011, trích dẫn) về cây Đước đôi (Rhizophora apiculata) được trồng
ở Malaysia cho thấy sinh khối của rừng Đước ở độ tuổi 5, 10, 15 lần lượt là 16,25
tấn/ha, 180 tấn/ha, 200 tấn/ha.
2.1.2 Nghiên cứu sinh khối ở Việt Nam
Lê Hồng Phúc, 1996 đã có cơng trình “Đánh giá sinh trưởng tăng trưởng, sinh
khối và năng suất rừng trồng thông ba lá (Pinus keysia) vùng Đà Lạt, Lâm Đồng”. Tác
giả đã kết luận rằng mật độ rừng trồng ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, tăng trưởng,
sinh khối và năng suất của rừng.
Nguyễn Thị Hà (2007) khi nghiên cứu sinh khối loài keo lai (Acacia
auriculiformis x A. mangium) tuổi 3, 5 và 7 tại Tp. Hồ Chí Minh trên 2 bể carbon quần
thể Keo lai và sàn rừng, đã lập ơ tiêu chuẩn với diện tích 500 m2 theo phương pháp ô
ngẫu nhiên tạm thời đại diện cho các tuổi. Tác giả đã chia cây thành 5 phần có chiều
dài bằng nhau, để riêng các bộ phận thân, cành và lá để xác định sinh khối tươi và lấy

mẫu. Kết quả cho thấy sinh khối tươi cây cá thể biến động từ 5,8 – 445,0 kg/cây,
trong đó thân chiếm 79,6 %, cành 12,2 % và lá 8,2 %. Sinh khối khô cây cá thể đạt
3,12 – 245,00 kg/cây, trong đó thân chiếm 78,64%, cành chiếm 15,85 % và lá 5,51 %.
Nguyễn Khắc Điệu (2012), trong nghiên cứu về khả năng hấp thu CO 2 của rừng
Bần chua ở ven biển tỉnh Sóc Trăng đã xác định tổng sinh khối khơ của cây cá thể
trung bình là 464,37 ± 72,37 kg/cây với tỉ lệ sinh khối khô của từng bộ phận: thân
(81,5%), cành (17%), lá (1,5%). Tác giả cũng xây dựng được mối quan hệ giữa sinh
khối khô và sinh khối tươi : Wtongk = 63,86%*Wtongt.
Tác giả Viên Ngọc Nam, 1998 đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp
rừng đước (Rhizophora apiculata) trồng ở Cần Giờ. Kết quả là sinh khối rừng đước có
lượng tăng sinh khối từ 5,93 – 12,44 tấn/ha/năm, trong đó tuổi 4 có lượng tăng sinh
khối thấp nhất và cao nhất ở tuổi 12; lượng tăng đường kính 0,46 – 0,81 cm/năm, trữ
lượng thảm mục tích lũy trên sàn rừng 3,4 - 12,46 tấn/ha.
Viên Ngọc Nam (2003) đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp quần thể
mấm trắng (Avicennia alba BL.) tự nhiên tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

Tác giả bố trí 4 tuyến điều tra theo hướng từ ngồi sơng vào đất liền, từ ngồi
biển vào trong rừng tại Tiểu khu 17. Mỗi tuyến bố trí 5 ơ tiêu chuẩn có diện tích 100
m2 (10m x 10m), mỗi ơ tiêu chuẩn chia thành 4 ơ có diện tích 25m2 (5m x 5m) và đo
tất cả các cây có D1,3 > 3 cm trong ơ. Tác giả đã chặt 28 cây có D1,3 từ nhỏ đến lớn,
phân theo các bộ phận và cân trọng lượng. Tác giả đã sử dụng phương trình logW =
a + blog D1,3 để mô tả mối tương quan giữa sinh khối các bộ phận cây Mấm trắng với
đường kính và cũng đã lập được bảng tra sinh khối cây cá thể loài Mấm trắng. Tác
giả đã tìm ra tỷ lệ sinh khối tươi của các bộ phận cây như sau: thân chiếm từ 50,44 –
79,73%, cành chiếm từ 9,09 – 44,45% và lá chiếm 4,50 – 20,83% trên tổng sinh

khối của cây. Sinh khối khơ trung bình của quần thể Mấm trắng là 118,29 tấn/ha;
đường kính thân tăng 0,96 + 0,08 cm/năm chủ yếu vào mùa mưa; lượng lá rơi
chiếm tỉ lệ cao từ 90 – 93,35%, cành từ 5,5 – 8,96%, hoa từ 0,24 – 0,62%, quả từ
0,52 – 1,03% của tổng lượng rơi; năng suất sơ cấp trung bình của Mấm trắng tại Cần
Giờ là 23,37+ 0,52 tấn/ha/năm.
Vũ Văn Thông, 1998 đã nghiên cứu cơ sở xác định sinh khối cây cá lẻ và lâm
phần keo lá tràm tại tỉnh Thái Nguyên. Tác giả cũng đã thiết lập được một số mơ hình
dự đốn sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp sử dụng cây mẫu. Theo kết quả nghiên
cứu thì dạng hàm W = a + bD1,3 và LnW = a + bLnD1,3 mô tả tốt mối quan hệ giữa
sinh khối các bộ phận với chỉ tiêu sinh trưởng đường kính.
Xuexia Chen và cộng sự (2008) đã thực hiện: ước lượng sinh khối carbon rừng
trên mặt đất và sự tiêu thụ chất đốt ở U.S Utah High Plateaus sử dụng dữ liệu từ
chương trình phân tích và kiểm kê rừng, ảnh landsat và landfire. Sinh khối carbon trên
mặt đất rừng là vật chỉ thị sinh thái quan trọng, chất phát thải thốt ra trên quy mơ lớn
thì có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu. Đó
là một thử thách khi muốn ước lượng chính xác từ sự phân bố khơng gian của AFBC
trên một vùng nghiên cứu rộng bởi vì không gian không đồng nhất của các kiểu rừng
bao phủ và cấu trúc độ tàn che. Trong nghiên cứu này dữ liệu FIA, Landsat và
Landfire được kết hợp trong một mơ hình tương quan để ước lượng AFBC với các ơ
đo đếm cách nhau 30 m. AFBC được tính tốn từ 225 ô điều tra và sử dụng như là biến
phụ thuộc có thể thay đổi trong mơ hình. Trong tất cả những ơ đo đếm này, thì 10 %
được lấy ra theo độ cao với sự phân tầng mẫu ngẫu nhiên và 90 % còn lại là sử dụng
dữ liệu thống kê để phát triển mơ hình tương quan cây. Dữ liệu cuối cùng mô tả lại 24
kiểu rừng bao phủ cho khu vực với 4.000.000 ha. Xuexia Chen và cộng sự đã ước
lượng được tổng 353 Tg AFBC với trung bình 87 MgC/ha tại Utah High Plateaus, và
cũng đã ước lượng được 8.054 Mg AFBC thoát ra từ 2,24 km2 diện tích rừng cháy
trong vụ cháy Longston. Kết quả này đã giải thích bản đồ khơng gian của AFBC và
ước lượng sinh khối carbon tiêu thụ có thể được phát ra từ cơ sở dữ liệu tồn tại.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



12

Phương pháp luận này đã cung cấp một cách phù hợp, có ích và chi phí rẻ cho sự ước
lượng AFBC.
2.2 Các nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2
2.2.1 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 trên thế giới
- Rừng đóng vai trị quan trọng trong chống lại biến đổi khí hậu do ảnh hưởng
của nó đến chu trình carbon tồn cầu. Tổng lượng hấp thụ dự trữ carbon của rừng trên
toàn thế giới, trong đất và thảm thực vật là khoảng 830 PgC, trong đó cácbon trong đất
lớn hơn 1,5 lần cácbon dự trữ trong thảm thực vật. Đối với rừng nhiệt đới, có tới 50%
lượng cácbon dự trữ trong thảm thực vật và 50% dự trữ trong đất. (Brown, 1997)
Rừng trao đổi cácbon với môi trường khơng khí thơng qua q trình quang hợp
và hơ hấp. Rừng ảnh hưởng đến lượng khí nhà kính theo 4 con đường: carbon dự trữ
trong sinh khối và đất, cácbon trong các sản phẩm gỗ, chất đốt sử dụng thay thế
ngun liệu hóa thạch (IPCC, 2000). Theo ước tính, hoạt động trồng rừng và tái trồng
rừng trên thế giới có tỷ lệ hấp thụ CO2 ở sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất là 0,4 –
1,2 tấn ha/năm ở vùng cực bắc, 1,5 – 4,5 tấn/ha/năm ở vùng ôn đới, 4 - 8 tấn/ha/năm ở
các vùng nhiệt đới. Brown và ctv. (1996) đã ước lượng, tổng lượng carbon mà hoạt
động trồng rừng trên thế giới có thể hấp thụ tối đa trong vòng 55 năm (1995 – 2050) là
vào khoảng 60 - 87 tấn C, với 70% ở rừng nhiệt đới, 25% ở rừng ôn đới và 5% ở rừng
cực bắc. Tính tổng lại, rừng, trồng rừng có thể hấp thụ được 11 - 15% tổng lượng CO2
phát thải từ nguyên liệu hóa thạch trong thời gian tương đương (Brown, 1997).
Hệ sinh thái rừng ngập mặn được coi là khả năng tích tụ carbon trong đất và
ước tính các khu rừng ngập mặn nhiệt đới ở phía nam Thái Lan lưu giữ khoảng 60%
tổng hữu cơ được tích tụ tại lớp đất của khu rừng (Alongi, 2001). Subarudi và ctv
(2004) đã phân tích chi phí cho việc thiết kế và triển khai dự án CDM tại Cianjur,
miền tây Java, Indonesia với diện tích 17,5 ha đất. Kết quả cho thấy trữ lượng carbon
hấp thụ từ 19,5 – 25,5 tấn C/ha, chi phí để tạo ra 1 tấn các bon là 35,6 – 45,9 USD và 1

tấn C tương đương 3,67 tấn CO2, vì thế giá bán 1 tấn CO2 là từ 9,5 – 12,5 USD.
Wanthongchai và Piriyayota (2006) đã tiến hành nghiên cứu vai trò về hấp thụ
C bằng phương pháp phân tích sinh khối khơ của 3 loài cây (Rhizophora mucronata,
R. apiculata, Bruguiera cylindrica) ở rừng ngập mặn tại Trat, Thái Lan. Kết quả cho
thấy lượng carbon trung bình chứa trong 3 lồi là 47,77% trọng lượng khơ và ở rừng
nhiều tuổi thì hấp thu carbon nhiều hơn rừng ít tuổi. Hấp thu carbon cao nhất ở tuổi 11
là loài R. apiculata với 74,75 tấn/ha, kế đến là R. mucronata với 65,50 tấn/ha, loài
Bruguiera cylindrica chỉ đạt 1,47 tấn/ha. Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn về khả
năng hấp thu giữa các loài nghiên cứu là do 2 trong số 3 lồi có sinh trưởng tốt hơn.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

Pearson, Brown và Ravindranath (2005) trong tài liệu Ước tính các nguồn lợi
carbon tổng hợp vào các dự án của GEP, do UNDP và GEF xuất bản đã xây dựng
phương pháp nghiên cứu hấp thụ carbon dựa trên 5 bước để tiến hành. Các bước đó là:
Xác định vùng dự án, phân cấp diện tích, quyết định bể carbon đo đếm, xác định kiểu,
số lượng, kích thước và hình dạng ô đo đếm và cuối cùng là xác định dung lượng ô đo
đếm. Phương pháp nghiên cứu hấp thụ carbon được ứng dụng và tỏ ra có hiệu quả,
được ứng dụng ở nhiều nơi.
Henson (2005) cho rằng tổng sinh khối của cây bao gồm các bộ phận là thân,
cành, lá, rễ. Để xác định lượng carbon tích lũy trong cây rừng ở Malaysia tác giả đã
tính tốn lượng carbon tích lũy từ sinh khối khô theo tỷ lệ là 45 %.
2.2.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 trong nước
Nguyễn Xuân Phước (2009) nghiên cứu khả ăng hấp thụ CO2 của rừng keo tai
tượng tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu đạt được là: Khả năng hấp thụ CO2 cá
thể cây keo tai tượng thay đổi theo cấp đường kính và từng bộ phận cây. Cây cá thể có
đường kính trung bình 12,33 cm thì hấp thụ được 96,25 ± 21,2 kg, trong đó bộ phận

thân chiếm tỷ lệ cao nhất 60,8 %, cành chiếm 15,8 %, lá chiếm 10,4 % và thấp nhất là
vỏ chiếm 9,3 %, Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể keo tai tượng phụ thuộc vào cấp
tuổi, đường kính bình qn và mật độ rừng. Quần thể cấp tuổi I đạt 28,37 ± 3,08
tấn/ha, quần thể cấp tuổi II là 61,16 ± 8,59 tấn/ha, quần thể cấp tuổi III là 121,07 ±
13,06 tấn/ha. Tổng trữ lượng CO2 tương đương của toàn bộ khu vực nghiên cứu là
206.148,68 tấn. Ước tính giá trị bằng tiền thu nhập từ khả năng hấp thụ CO2 của toàn
bộ quần thể keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu đạt khoảng 1.109.920 Euro, tương
đương với 28,73 tỷ đồng/năm. Khả năng hấp thụ CO2 của cá thể và quần thể keo tai
tượng có mối quan hệ khá chặt với các nhân tố điều tra như D1,3, Hvn, M. Mối quan
hệ này được xác định bằng các phương trình tương quan ở các dạng đơn giản, dễ áp
dụng, có hệ số xác định (R2) khá cao, vì vậy có thể sử dụng các phương trình đã thiết
lập để xác định nhanh hoặc dự báo khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo tai tượng.
Phan Văn Trung (2009) thực hiện nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng
cóc trắng (Lumnitzera racemosa Will) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu đã có được kết quả: Về quan hệ
giữa các nhân tố điều tra của cây cá thể. Phương trình tương quan giữa chiều cao
(Hvn) với đường kính (D1,3) Hvn = 1/(0,0782 + 0,2823/D1,3). Phương trình tương
quan giữa thể tích (V) với D1,3 và Hvn: V = 0,000062*(D1,3)1,72171*(Hvn) 1,08104.
Về sinh khối cây cá thể: Kết cấu sinh khối tươi các bộ phận của cây cá thể được sắp
xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Sinh khối thân tươi trung bình 56,69 ± 3,85%,
sinh khối cành tươi chiếm 32,65 ± 3,74%, sinh khối lá tươi chiếm 10,66 ± 1,11%. Kết
cấu sinh khối khô các bộ phận của cây cóc trắng được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

thấp như sau: Sinh khối thân khơ trung bình chiếm 70,43 ± 2,46% biến động từ 62,99
– 89,55%, sinh khối cành khơ trung bình chiếm 23,65 ± 2,22% và sinh khối lá khơ

trung bình 5,92 ± 0,63% biến động 2,53 – 11,81%. Phương trình tương quan giữa sinh
khối khơ thân, cành, lá và tổng sinh khối phần trên mặt đất với đường kính có dạng y =
a*xb. Phương trình tương quan giữa sinh khối tươi và sinh khối khô các bộ phận (thân,
cành, lá và tổng sinh khối) với thể tích (V m3) là rất chặt. Về sinh khối quần thể: Kết
cấu sinh khối tươi các bộ phận được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Thân
(64,63 ± 1,85%) > cành (22,79 ± 1,47%) > lá (12,68 ± 0,48%). Kết cấu sinh khối khô
các bộ phận (thân, cành và lá) được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Thân
(75,06 ± 1,09%) > cành (18,36 ± 0,91%) > lá (6,58 ± 0,22%). Tổng sinh khối khơ
trung bình của quần thể đạt 47,514 tấn/ha và biến động từ 1,74 – 99,19 tấn/ha. Về
lượng carbon tích tụ, lượng carbon tích tụ trong sinh khối khơ của cây cá thể có đường
kính trung bình là 6,6 cm thì lượng carbon tích tụ trung bình của cây là 8,58 kg C/cây,
biến động từ 0,31 – 25,85 kg/cây. Lượng carbon tích tụ trung bình trong sinh khối khơ
các bộ phận (thân, cành và lá) lần lượt là: Thân 5,98 kg C/cây chiếm 69,7%, cành 2,06
kg C/cây chiếm 24% và lá 0,54 kg C/cây chiếm 6,3%. Lượng carbon tích tụ của rừng
cóc trắng trồng trung bình 16,76 tấn C/ha, hay rừng hấp thụ lượng CO2 tương đương
trung bình là 61,51tấn CO2/ha và giá trị tính bằng tiền cho cả khu rừng cóc trắng trồng
thu được là 1.888.974 đồng/ha/năm. Đã lập bảng tra tính nhanh sinh khối khơ, lượng
tích tụ carbon, lượng CO2 hấp thụ của cây cóc trắng tại khu vực nghiên cứu.
2.3 Thảo luận về tổng quan nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu đề tài đã tóm lược những tài liệu, kết quả nghiên cứu,
thảo luận những vấn đề của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài. Trong đó, đáng chú ý là ảnh hưởng của sự gia tăng lượng CO2
trong khí quyển và hệ quả của nó là biến đổi khí hậu tồn cầu gây cho thế giới những
hiện tượng khí hậu cực đoan, ảnh hưởng khơng tốt ngày càng nhiều đến đời sống của
con người.
Qua phần tổng quan, đề tài đã tổng kết các tài liệu có liên quan đến khả năng
hấp thụ CO2 cũng như các nghiên cứu về sinh khối và tích tụ carbon vốn là những
nhân tố có liên hệ quan hệ một cách hữu cơ với CO2. Từ tổng quan nghiên cứu chúng
tơi có một số nhận định: Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của rừng cũng như các
nghiên cứu khác để đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế xu hướng biến đổi khí hậu, gây

hậu quả xấu cho mơi trường sống con người đang trở thành vấn đề toàn cầu và thu hút
sự quan tâm sâu sắc của các nhà khoa học.
Việc định lượng giá trị của khả năng hấp thụ CO2 của rừng cũng như các lợi ích
khác của rừng ln là vấn đề phức tạp nhưng đều có thể thực hiện được trên cơ sở
khoa học với độ chính xác cho phép. Điều đó cho phép trong tương lai gần việc lượng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×