Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giao an on thi TN Dia 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.06 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỊA LÝ TIẾT 1: Ôn tập kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ I.Phân biệt các dạng biểu đồ 1.Biểu đồ cột đơn, cột ghép -Ý nghĩa: +So sánh các đại lượng qua các năm +Thể hiện sự gia tăng sản lượng, tình hình gia tăng dân số -VD: Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng dân số ở nước ta qua các năm So sắnh DT cây CN và cây lương thực qua một số năm 2.Biểu đồ cột chồng -Ý nghĩa: +vẽ theo giá trị tuyệt đối (thể hiện quy mô và thành phần của tổng thể, VD bài thực hành 1 bài 38) + vẽ theo giá trị tương đối: thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo không gian và thời gian VD: Sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm (nuôi trồng, khai thác) 3.Biểu đồ đường (đồ thị, đường biểu diễn) -Ý nghĩa: cần tình bày sự thay đổi giá trị của 1 đại lượng theo thời gian hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng -VD: Tốc độ tăng trưởng sản phẩm than qua các năm Tình hình sản lượng lúa, ngô qua các năm Lưu ý: +Vẽ nhiều đường-cần xử lý số liệu về gái trịu tương đối (%), lấy năm đầu tiên làm gốc (=100%) +Vẽ 2 đại lượng có đơn vị khác nhau thì dùng 2 trục tung (mỗi trục thể hiện một loại) 4.Biểu đồ kết hợp: thể hiện 2 đại lượng khác nhau VD: vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường) 5.Biểu đồ tròn: so sánh các thành phần trong một cơ cấu (%) Thể hiện sự thay đổi tỷ trọng của các thành phần trong cơ cấu theo thời gian VD: Vẽ biểu đồ cơ cấu CN nước ta qua 2 năm (2000, 2007) 6.Biểu đồ miền: thể hiện sự thay đổi, sự chuyển dịch cơ cấu (4 mốc thời gian trở lên) VD: Sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu II. Bài tập vận dụng: 1:Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo ngành (%). Nh.ngành Chế biến Năm 2000 79,0 2005 84,8 2: Cho bảng số liệu sau:. Khai thác. SX PP điện, khí... 13,7 9,2. 7,3 6,0. Trong đó Tổng diện tích Tỷ lệ che phủ Năm Rừng tự nhiên Rừng trồng rừng (triệu ha) rừng (%) (triệu ha) (triệu ha) 1943 14,3 14,3 0 43,8 1976 11,1 11,0 0,1 33,8 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 1990 9,2 8,4 0,8 27,8 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2005 12,4 9,5 2,9 37,7 a. Hãy vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2005 của nước ta?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> b.Nêu nhận xét sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta gia đoạn trên? c.Nêu phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta? 3: Cho bảng số liệu độ che phủ rừng qua các năm sau: (Đơn vị %). Vùng Miền núi phía Bắc Trung Du phía Bắc Đồng Bằng Sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên Hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng Bằng Sông Cửu Long Cả nước. 1943 95 55 3 66 62 93 54 23 67. 1991 17 29 3 35 32 60 24 9 29. a. Vẽ biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng của nước ta và các vùng trong 2 năm 1943 – 1991. b. Nêu nhận xét về sự thay đổi độ che phủ rừng của các vùng và cả nước? 4: Bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005.(đơn vị: %) Cơ cấu GDP 1990 1991 1995 2005 Nông – lâm – ngư nghiệp 38,7 40,5 27,2 21,0 Công nghiệp – xây dựng 22,7 23,8 28,8 41,0 Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 38,0 a/ Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005. b/ Nhận xét và rút ra kết luận gì?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TIẾT 2: Ôn tập kỹ năng sử dụng Atlat I.Lưu ý khi sử dụng Atlat, người học nên theo trình tự +Tìm hiểu cấu trúc Atlat (tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) +Xem bản chú giải ở trang bìa 1 để biết kỹ hiệu trên bản đồ và cố gắng nhớ được càng nhiều càng tốt II.Bài tập Câu 1 : Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam, hãy cho biết độ cao và vị trí của các đỉnh núi sau: Phanxipăng, Pu Hoạt, Ngọc Lĩnh, Chư Yang Sin? Trả lời (Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang 9,10). - Đỉnh Phanxipăng: có độ cao 3143m, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn phía Tây thành phố Lào Cai. - Đỉnh Pu Hoạt: có độ cao 2452m, nằm ở phía Tây thành phố Thanh Hóa gần biên giới Việt – Lào. - Đĩnh Ngọc Lĩnh: có độ cao 2598m, nằm ở phía Bắc thị xa Kon Tum. - Đình Chư Yang Sin: có độ cao 2405m, nằm ở phía Bắc thành phố Đà Lạt, là điểm cuối cùng của lát cắt A – B – C. Câu 2: Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam, hãy xác định các phụ lưu lớn, các chi lưu, các cửa đổ ra biển của hệ thống sông Thái Bình? Trả lời (Sử dụng Át lát trang 9,10). - Các phụ lưu: Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam, Sông Đuống, Sông Luộc. - Các chi lưu: Sông Văn Úc, Sông Kinh Thầy. - Các cửa đổ ra biển: cửa Thái Bình, cửa Nam Triệu, Cửa Văn Úc. Câu 3: Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam hãy kể tên các vườn quốc gia thuộc vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ? Trả lời (sử dụng Át lát trang 8). Chư mon rây (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Kon Tum), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Núi Chúa (Ninh Thuận), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò Sa Mát (Tây Ninh), Cát Tiên (Đồng Nai), Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang). Câu 4: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét sự phân hóa CN ttheo lãnh thổ nước ta Cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ *Các khu vực tập trung cao: a/ Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận: khu vực tập trung nhiều TTCN nhất cả nước: -TTCN Hà Nội lớn nhất vùng - Từ TTCN Hà Nội toả ra các hướng: + Bắc: có TTCN Thái Nguyên + Đông Bắc: TTCN Bắc Ninh + Đông: TTCN Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm phả + Đông Nam: TTCN Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hoá +Tây Nam: Hà Đông, Hoà Bình + Tây Bắc: TTCN Phú Yên, Việt Trì b/ Vùng Đông Nam Bộ: -Gồm : TTCN Tp Hồ Chí Minh lớn nhất nước - Ngoài ra còn có các TTCN khác như: + TTCN Biên Hoà + TTCN Vũng Tàu ( Bà Rịa Vũng Tàu) + TTCN Thủ Dầu Một ( Bình Dương) c/ Duyên hải miền Trung: -Đà nẵng là TTCN quan trọng nhất.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Ngoài ra còn có các TTCN Quy Nhơn, Nha Trang, Vinh d/ Đồng bằng Sông Cửu Long: -TTCN cần Thơ quan trọng nhất -TTCN Cà Mau *Các vùng còn lại nhất là vùng núi công nghiệp phát triển châm, phân tán (Tây Nguyên, Tây Bắc).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tiết 3: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về Địa lý tự nhiên Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta. Trả lời : a) Vị trí địa lí : - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. - Vị trí bán đảo, có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. - Nằm trên các con đường giao thông hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng. b) Phạm vi lãnh thổ : - Hệ toạ độ địa lí : + Điểm cực Bắc : 23023’ B ( xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang ) + Điểm cực Nam : 8034’ B ( xã Đất Mũi, tỉnh Cà Mau ) + Điểm cực Tây : 102009’ Đ (xã Sín Thầu, tỉnh Điện Biên ) + Điểm cực Đông : 109024’ Đ ( xã Vạn Thạnh, tỉnh Khánh Hoà ) - Phạm vi lãnh thổ : gồm 3 bộ phận : + Vùng đất : là toàn bộ phần đất liền và hải đảo. Có đường biên giới chung với các nước : Trung Quốc ( 1400 km ), Lào ( 2100 km ), Campuchia ( 1100 km ) + Vùng biển : Diện tích trên 1 triệu km 2. Đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên. + Vùng trời : là khoảng không gian bao trùm lên trên vùng đất và vùng biển nước ta. Câu 2 : Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về tự nhiên, kinh tế, văn hoá-xã hội và an ninh quốc phòng. Trả lời : a) Ý nghĩa tự nhiên : - Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa : giàu nhiệt, ẩm và ánh sáng, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều. - Nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á-Thái Bình Dương và là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư sinh vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú. - Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên : theo Bắc-Nam, Đông-Tây, thấp-cao. * Khó khăn : Thường chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh… b) Ý nghĩa kinh tế, văn hoá-xã hội và an ninh quốc phòng : - Về kinh tế : + Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. + Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. * Khó khăn : Đặt nước ta vào thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt. - Về văn hoá-xã hội : Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hửu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực. - Về chính trị và quốc phòng : + Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. + Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.  Khó khăn : Đường biên giới dài ( trên bộ và trên biển ) nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng. Câu 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Trả lời :.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Đồi núi chiếm tớỉ 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tich. - Đồi núi thấp (dưới 1000 m ) chiếm hơn 80 o/o diện tích cả nước, núi cao (trên 2000 m) chỉ chiếm 1o/o diện tích. b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng. - Địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. - Gồm 2 hướng chính : + Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ rệt ở vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. + Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam. - Địa hình Việt Nam phân chia thành các khu vực : khu vực núi cao, các khu vực đồi núi thấp và trung bình, các vùng trung du chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng, các đồng bằng, ô trũng xen kẻ…tạo nên tính đa dạng và phức tạp của địa hình Việt Nam. Câu 4 : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Trả lời : Đặc Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam điểm Phạm Phía nam sông Cả đến dãy Phía nam dãy Bạch Mã đến vĩ tuyến vi Bạch Mã 11oB. Đặc - Gồm các dãy núi song song - Gồm các khối núi và cao nguyên điểm và so le theo hướng tây bắc - theo hướng bắc - tây bắc, nam - đông chung đông nam. nam. - Cao ở hai đầu, thấp ở giữa. - Sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng. Các - Phía bắc là vùng núi Nghệ - Phía đông là khối Kon Tum và khối dạng An, giữa là vùng núi đá vôi núi cực Nam Trung Bộ mở rộng địa Quảng Bình, phía nam là và nâng cao. hình vùng núi tây Thừa Thiên-Huế - Phía tây là các cao nguyên Kon - Mạch núi cuối cùng là dãy Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Bạch Mã đâm ngang ra biển ở Viên, Mơ Nông có bề mặt tương o vĩ tuyến 16 B ( là ranh giới đối bằng phẳng với độ cao xếp với Trường Sơn Nam và cũng tầng 500 - 800 - 1000 m. là bức chắn ngăn các khối - Sự bất đối xứng giữa hai sườn đông không khí lạnh từ phương bắc -tây tràn xuống phía nam ) rõ hơn ở Trường Sơn Bắc. Câu 5 : Phân tích những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Trả lời : a) Các thế mạnh : - Tập trung nhiều loại khoáng sản là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Có các bề mặt cao nguyên san bằng và các thung lũng, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và một số nơi có thể trồng cây lương thực. - Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng trong đó có nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. - Có tiềm năng lớn về thuỷ điện. - Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái. b) Các mặt hạn chế :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Ở nhiều vùng núi địa hình bị chia cắt, gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. - Do mưa nhiều, độ dốc lớn nên miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (đá lở, đất trượt, lũ quét, lũ bùn …) gây ảnh lớn tới sản xuất và đời sống dân cư. Câu 6 : So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bàng sông Cửu Long? Trả lời: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm giống nhau và những điếm khác nhau: Giống nhau. -Đều là hai đồng bằng châu thổ rộng lớn nằm ở hạ lưu các sông lớn. - Được hình thành trong vùng sụt lún. - Tiếp giáp với vùng bờ biển phẳng có thềm lục địa nông. - Địa hình thấp khá bằng phẳng. thuận lợi cho việc cơ giới hóa Khác nhau - Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lơn gần gấp 3 lần đồng bằng sông Hồng. - Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp và bằng phẳng hơn. - Đồng bằng sông Cửu Long không có đê nên được phù sa sông bồi đắp thường xuyên còn đồng bằng sông Hồng có đê nên chỉ được bồi đắp phù sa ở.khu vực ngoài đê. - Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn lại có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ thường bị ngập sâu ở các vùng trũng, còn mùa khô bị thủy triều lấn mạnh gây nhiễm mặn trên diện rộng. Hiện tượng này trên đồng bằng sông Hồng ít hơn Câu 7: Hãy nêu những đặc điểm chính của Biển Đông nước ta ? Trả lời: Biển Đông là biển lớn của thế giới (diện tích gần 3,447 triệu km 2 trong đó phần thuộc lãnh thổ nước ta hơn 1 triệu km2 ). - Là một biển kín . - Đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Các yếu tố hải văn - Nhiệt độ TB năm 23 0C, độ muối TB khoảng 30-33 %o - Sóng trên biển mạnh vào thời kỳ gió mùa ĐB, ảnh hưởng đến bờ biển Trung Bộ - Thủy triều biến động theo 2 mùa lũ và cạn - Hải lưu chịu ảnh hưởng của gió mùa (Gió mùa ĐB tạo hải lưu hướng ĐB-TN, gió mùa TN làm xuất hiện dòng hải lưu chạy ngược lại) Câu 8 : Ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu và cảnh quan nhiên nhiên nước ta Trả lời: a Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang tính chất hải dương điều hoà -Làm cho không khí có độ ẩm lớn (trên 80%). . - Gió biển làm giảm tính lục địa : mùa đông bớt lạnh khô, mùa hạ bớt nóng bức - Có lượng mưa lớn (1500 - 2000 mm/năm) b Địa hình ven biển - Hoạt động xâm thực bồi tụ diễn ra mạnh. - Ven biển có các dạng địa hình : vịnh cửa sông, cồn cát, vũng, vịnh, đảo ven bờ, rạn san hô, tam giác châu thổ… có nhiều giá trị về kinh tế và du lịch. Cảnh quan rừng chiếm ưu thế : - Lượng mưa dồi dào nên rừng phát triển nhanh chiếm diện tích lớn, xanh quanh năm khác hẳn các nước có cùng vĩ độ - Diện tích rừng ngập mặn ven biển lớn (450.000 ha, đứng thứ hai thế giới)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tiết 4: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về Địa lý dân cư Câu 1. Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của dân số nước ta? Trả lời : - Nước ta là một nước đông dân, với dân số năm 2006 là 84 156 nghìn người, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 thế giới. - Có nhiều thành phần dân tộc, với 54 dân tộc sống khắp vùng lãnh thổ của đất nước. - Dân số còn tăng nhanh, mỗi năm dân số nước ta còn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người. - Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi chiếm 27%, nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 64%. - Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi; giữa thành thị với nông thôn. Câu 2. Dân số đông nhanh và tăng có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội? Trả lời: * Tác động đối với kinh tế - xã hội: - Tác động tích cực : Dân số đông là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. - Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào. - Là thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài. - Tác động tiêu cực: Dân số đông trong lúc kinh tế phát triển vẫn còn chậm, sẽ hạn chế đến việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, các nhu cầu phúc lợi xã hội khác hạn chế hơn, việc tích luỹ xã hội cũng hạn chế. * Tác động đối với môi trường: - Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Ô nhiểm môi trường. - Dịch bệnh… Câu 3. Chứng minh rằng sự phân bố dân cư ở nước ta chưa hợp lí? Sự phân bố dân cư chưa hợp lí đã dẫn đến hậu quả gì? Trả lời : - Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi: + Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong lúc diện tích hẹp, tài nguyên đang tiến dần tới giới hạn. Cụ thể: Đồng bằng sông Hồng mật độ dân số là 1225 người/km 2 , đồng bằng sông Cửu Long là 429 người/km2. + Trong khi đó, ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên phong phú, thiếu nhân lực để khai thác, nhưng dân số chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với cùng đồng bằng : Tây Bắc mật độ dân số là 69 người/km 2. Tây Nguyên mật độ dân số là 89 người/km2. - Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa nông thôn và thành thị: Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ quá lớn, chiếm đến 73,1% (năm 2006), dân thành thị chỉ chiếm 26,9% (năm 2006). Như thế chứng tỏ quá trình đô thị hoá còn chậm. Hậu quả: - Đối với các vùng đồng bằng và đô thị: Dân cư tập trung quá đông đâ gây sức ép lớn đối với việc giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đông đảo, ô nhiễm môi trường gai tăng, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, ….gặp nhiều khó khăn. - Đối với các vùng trung du, miền núi, các vùng nông thôn : Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất rộng, …nhưng dân cư tập trung ít dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Như vậy việc phân bố dân cư chưa hợp lí không những đã dẫn đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng miền chưa hợp lí mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng miền . Câu 4. Hãy nêu các chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của nước ta? Trả lời : - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kìm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Xây dựng chính sách di dân phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi ; phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước. Câu 4. Vì sao vấn đề việc làm lại là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay? Hãy trình bày các hướng giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta? Trả lời : - Vì nước ta là nước đông dân, nguồn lao động rất dồi dào, hàng năm nguồn lao động nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người, trong lúc nền kinh tế phát triển chưa cao, dẫn tới tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1% ; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%. - Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp, các tệ nạn xã hội gia tăng, …. Phương hướng: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. - Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp …), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 5. Đặc điểm mạng lưới đô thị hóa nước ta? Đô thị hoá có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta? Trả lời : - Mạng lưới đô thị hóa nước ta: - Mạng lưới đô thị hóa nước ta được phân làm 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ, tỉ lệ phi nông nghiệp… - Đến năm 2007 nước ta có 5 thành phố trực thuộc TW, 2 đô thị loại đặc biệt - 4 đô thị loại I, 13 đô thị loại II, 26 đô thị loại III, 639 đô thị loại IV, V… - Những ảnh hưởng tích cực : Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ c6áu kinh tế của nước ta..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước. + Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ; có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng có những ảnh hưởng tiêu cực : Quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội, … Vì thế cần điều chỉnh quá trình đô thị hoá phù hợp với quá trình công nghiệp hoá..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tiết 6: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về Địa lý các ngành kinh tế Câu 1: Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? Trả lời Vì ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác -Với cơ cấu ngành đa dạng có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước. - Sản lượng các sản phẩm tăng cao -Giá trị sản lượng cao góp phần tăng trưởng kinh tế -Giá trị xuất khẩu tăng nhanh ( hàng tỉ đôla/năm) - Giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động -Tác đông mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác ( nông nghiệp, ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ…) Câu 2: Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm Trả lời -Đối với ngành CN chế biến sản phẩm trồng trọt: + CN xay xát:Sản lượng lương thực liên tục tăng và dồi dào + CN đường mía: nguồn nguyên liệu dồi dào hàng năm đạt khoảng 15 triệu tấn mía cây + CN chế biến chè, cà phê, thuốc lá: . Nguồn nguyên liệu sẵn có . Nhu cầu lớn ngày càng tăng +CN rượu bia: nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng lớn -Công nghiệp chế biến chăn nuôi: Cơ sở nguyên liệu còn hạn chế vì mới phát triển gần đây -Công nghiệp chế biến thuỷ hải sản: . Cơ sở nguyên liệu phong phú . Thị trường rộng lớn Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam giải thích vì sao Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta? Trả lời: - Đây là 2 trung tâm công nghiệp hội đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển công nghiệp. + Vị trí nằm trong vùng kinh tế trong điểm, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế, là đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước. Tiếp giáp vùng giàu tài nguyên. + Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn kĩ thuật. + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước. + Thị trường tiêu thụ lớn. + Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài. + Có nhiều chính sách năng động trong việc phát triển kinh tế. Hà Nội còn là thủ đô của nước ta. + Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi hơn Hà Nội cửa ngõ thông ra biển, qui mô dân số lớn năng động trong cơ chế thị trường. Vì vậy, Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, Hà Nội đứng thứ 2. Câu 4:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta? Trả lời: - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Vị trí địa lí thuận lợi: tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên, nằm trên các trục giao thông huyết mạch. - Tài nguyên và nguyên nhiên liệu dồi dào. + Là vùng cung cấp cây công nghiệp lớn nhất nước + Khoáng sản, dầu khí có tỉ trọng lớn nhất nước và đang khai thác có hiệu quả - Nguồn nhân lực đông và có trình độ, người dân rất nhạy bén với cơ chế thị trường, vừa là thị trường tiêu thụ. - Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phát triển mạnh nhất nước. - Chính sách phát triển năng động. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tiết 7: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về Địa lý các vùng kinh tế Câu 1- Trình bày các định hướng chính về chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các khu vực I, II, III và trong nội bộ từng khu vực ở Đồng bằng sông Hồng. Trả lời + Giữa các khu vực I, II, III: - Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. - Đến năm 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng sẽ là 20%, 34%, 46%. + Trong nội bộ tường khu vực: - Khu vực I: Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của các ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của các cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả. - Khu vực II: Quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành chế biến lương thực-thực phẩm, dệt-may và da giày, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí-Kỹ thuật điện-điện tử. - Khu vực III: Du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục-đào tạo…cũng phát triển mạnh nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dich kinh tế. Câu 2. Hãy trình bày các điều kiện ( tự nhiên và kinh tế - xã hội ) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp có thể phát triển ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên. Trả lời 1. Các điều kiện phát triển cây cà phê. a. Thuận lợi: * Về tự nhiên: - Đất trồng: Chủ yếu là đất bazan ( 1,4 triệu ha) chiếm 2/3 diện tích đất bazan cả nước. Đất có tầng phong hóa sâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những mặt bằng rông lớn thuận lợi cho việc hình thành các nông trường, vùng chuyên canh với quy mô lớn. - Khí hậu cận nhiệt, với một mùa mưa và một mùa khô. Mùa mưa cung cấp nước cho cây trồng, mùa khô kéo dài sâu sắc tạo điều kiện thuân lợi cho phơi sấy và bảo quản sản phẩm. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Các cao nguyên cao 400 – 500m, khí hậu khô nóng thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê ) - Nguồn nước mặt tuy ít, song nước ngầm có thể khai thác cho sản xuất và sinh hoạt. * Điều kiện kinh tế - xã hội. - Dân cư và lao động : được bổ sung từ nhiều vùng khác trong cả nước. nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trồng cà phê. - Thị trường tiêu thụ lớn: Do nhu cầu cà phê thế giới lớn, giá cao, sản xuất cà phê mang hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩn cà phê phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trên thế giới nên cà phê Việt Nam đứng vững trên thị trường. - Nhiều nhà máy chế biến và bảo quản sản phẩm cà phê ngày càng có chất lượng hơn. b. Khó khăn. - Mùa khô kéo dài dẫn tới thiếu nước trong sản xuất và sinh hoạt. - Đất dễ bị xói mòn vào mùa mưa. - Trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật. - Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu nhất là hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2. Sự phân bố các khu vực chuyên canh cây cà phê và những biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê. a. Sự phân bố. - Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 468,6 nghìn ha ( 2006 ), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. - ĐăkLắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất ( 259 nghìn ha), ngoài ra còn trồng nhiều ở Gia Lai, Đăk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng. - Cà phê có hai loại chính: + Cà phê chè: trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát mẽ ( Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng). + Cà phê vối: Trồng ở những vùng khí hậu nóng hơn ( Đắk Lắk, Đắk Nông). Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao. b. Các giải pháp nhằm phát triển ổn định cà phê ở Tây Nguyên. - Cần đảm bảo đủ nước tưới vào mùa khô, vì vậy cần ngăn chặn nạn phá rừng . - Phát triển kinh tế vườn, trang trại, mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng, chất lượng cà phê. - Phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là đường số 14. - Đẩy mạnh công nghiệp chế biến - Có chính sách ưu đãi hợp lý đối với vùng sản xuất cà phê. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực – thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cây cà phê. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê. Câu 3: Chứng minh thế mạnh về thủy điện Tây Nguyên . Nêu ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nguyên. Trả lời a. Tiềm năng thủy điện to lớn của Tây Nguyên đang được phát huy và sử dụng có hiệu quả hơn. - Tài nguyên nước của hện thống sông Xê Xan, Xrêpốk, Đồng Nai…được sử dụng ngày càng có hiệu quả. Trước đây có xây dựng nhà máy thủy điện Đa Nhim ( 160MW) trên sông Đa Nhim, Đrây Hơling ( 12MW) trên sông Xrêpok. - Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, hàng loạt các công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng. Theo thời gian, các bậc thang thủy điện sẽ hình thành trên các hệ thống sông nổi tiếng của Tây Nguyên ( Ya li – 720MW, Xê Xan 3, Xê Xan 4 … ). b. Ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nguyên. - Thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến kim loại màu trên cơ sở giá thành thủy điện rẻ, đặc biệt là khai thác và chế biến nhôm từ mỏ Bôxit rất lớn ở Tây Nguyên. - Cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp trong mùa khô. - Khai thác cho mục đích du lịch và nuôi trồng thủy sản Câu 4: Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng ĐNBộ Trả lời: - Tăng cường cơ sở vật chất cho vùng: + Do phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn. + Cơ sở năng lượng của các vùng đã và đang giải quyết từ các nguồn: Thủy điện Trị An ( 400.000 KW). Thủy điện Thác Mơ 150.000 KW). Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi ( 475.000 KW). Nhiệt điện tua bin khí Phú Mỹ I, II, III, IV ( tổng công suất là 4 triệu KW) Đường dây cao áp 500KV tải từ thủy điện Hòa Bình vào. - Tăng cường hệ thống giao thông, thông tin liên lạc..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Mở rộng đầu tư nước ngoài, chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành công nghệ cao. - Giảm thiểu về môi trường, có biện pháp chống ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Câu 5. Trình bày thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển KT-XH. Trả lời a. Thế mạnh; - Đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ thích hợp trồng cây lương thực, hoa màu. - Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lượng mưa lớn từ 1300-2000mm/năm thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất, sinh hoạt. - Khí hậu cận xích đạo thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp. - Tài nguyên sinh vật phong phú. Thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, rừng tràm. Động vật có giá trị hơn cả là cá và chim. - Tài nguyên biển phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm, diện tích mặt nước rộng lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. - Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí. b. Hạn chế - Thiếu nước mùa khô - Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. - Lũ lụt, hạn hán.. Tiết 8: Giải một số đề thi mẫu sách ôn tập Tiết 9: Giải một số đề thi mẫu sách ôn tập (tiếp theo).

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×