Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

tiet 32 bai 29 qua trnh hinh thanh loai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.06 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 32- Bài 29. Quá trình hình thành loài. Qúa trình hình thành loài gồm + Hình thành loài khác khu vực địa lí ( Tiết 31) + Hình thành loài cùng khu vực địa lí ( Tiết 32).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. Hình thành loài khác khu vực địa lí 1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài Nghiên cứu SGK kết hợp với phân tích hình ảnh sau và cho biết ; - Cách li địa lí là gì ? - Cơ chế của quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí ? - Trong quá trình hình thành đó thì cách li địa lí có vai trò gì ?. Loài mới Cách li địa lí ngăn cản sự giao phối giữa các cá thể của các quần thể khác nhau duy trì và thúc đẩy sự phân hóa về tần số các alen và thành phần kiểu gen của các quần thể. Cách li sinh sản. Loài mới. Quần thể mở rộng khu phân bố hình thành những quần thể mới, mỗi quần thể chiếm một khu phân bố riêng.. Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa, mỗi quần thể tích lũy các đột biến khác nhau do chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau ở những môi trường sống khác nhau Có sự khác biệt về tần số các alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể.. Cách li sinh sản giữa các quần thể hình thành loài mới.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chướng ngại về địa lí..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. Hình thành loài khác khu vực địa lí 1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài a. Cách li địa lí : Là những trở ngại về mặt địa lí như núi , sông , biển … ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau b. Cơ chế hình thành loài bằng cách li địa lí. Quần thể A. Nòi A. Loài phụ A. Loài A. CLTN tích luỹ ĐB và BDTH theo hướng mới Quần thể gốc. Quần thể B. Cách li địa lý. Nòi B. Cách li giao phối. Loài phụ B. Loài B. Cách li sau hợp tử.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> c. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài -Cách li địa lí làm chia cắt quần thể ban đầu thành nhiều quần thể nhỏ . - Cách li địa lí ngăn cản các cá thể thuộc các quần thể giao phối với nhau ( Trao đổi gen với nhau ) - Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen của các quần thể dẫn tới sự cách li sinh sản Lưu ý : -Hình thành loài khác khu vực địa lí ( hình thành loài bằng con đường địa lí ) thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh VD1 : H29- SGK VD2: Trên quần đảo Galapagos có 13 loài chim sẻ khác nhau được hình thành từ 1 nhóm cá thể di cư đến từ đất liền.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span> c. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài -Cách li địa lí làm chia cắt quần thể ban đầu thành nhiều quần thể nhỏ . - Cách li địa lí ngăn cản các cá thể thuộc các quần thể giao phối với nhau ( Trao đổi gen với nhau ) - Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen của các quần thể dẫn tới sự cách li sinh sản Lưu ý : -Hình thành loài khác khu vực địa lí ( hình tthành loài bằng con đường địa lí ) thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh - Cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo nên bởi các nhân tố tiến hoá - Cách li địa lí không phải là cách li sinh sản - Quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí thường diễn ra chậm qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp - Quá trình trình thành loài bằng con đường địa lí thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi tuy nhiên không phải quá trình hình thành quần thể thích nghi nhất thiết dẫn đến quá trình hình thành loài mới ( VD : Ở Người ).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giải thích quá trình hình thành loài mới trên H29 SGK và cho biết tại sao trên các đảo đại dương hay tồn tại các loài đặc hữu ( Loài chỉ có ở 1 nơi nào đó mà không có ở nơi nào khác trên Trái Đất ). Sự phân hoá vốn gen của quần thể có 1 số đặc điểm -Số lượng cá thể di cư đến ít nên yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng . - Trong quần thể có sự giao phối gần - Mỗi đảo có điều kiện tự nhiên riêng biệt - Ít chịu sự tác động của di nhập gen Bởi vậy vốn gen trong quần thể trở nên “ độc nhất vô nhị ”.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí. Nghiên cứu SGK và cho biết Đốtđơ đã tiến hành thí nghiệm như thế nào để chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí ?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí 1 QT Ruồi ban đầu. Nuôi trong lọ thuỷ tinh chứa tinh bột. Nuôi trong lọ thuỷ tinh chứa đường Mantozơ. Sau nhiều thế hệ Nuôi chung. Ruồi tinh bột thích giao phối với ruồi tinh bột. Ruồi Mantozơ thích giao phối với ruồi mantozơ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giải thích CLTN làm phân hoá vốn gen giữa 2 quần thể làm cho chúng thích nghi với các loại thức ăn khác nhau . Việc tiêu hoá các loại thức ăn khác nhau đó làm thành phần hoá học trong vỏ Kitin khác nhau dẫn đến xuất hiện các mùi khác nhau . Mùi kitin là 1 trong những tín hiệu nhận biết đồng loại trong quá trình giao phối . Bởi vậy ở 2 nhóm ruồi này xuất hiện sự cách li tập tính trong quá trình giao phối dẫn đến cách li sinh sản .. Kết luận Cách li địa lí kéo dài dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Củng cố -Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các QT bị cách li và không thể giao phối được với nhau -Cách li địa lí có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các QT được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá. - Do các QT được sống cách biệt trong những khu vực địa lí khác nhau nên CLTN và các NTTH khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các QT. Khi sự khác biệt về di truyền giữa các QT được tích tụ dẫn đến sự xuất hiện cách li sinh sản thì hình thành loài mới.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Củng cố Câu 1 : Trong quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí sự khác biệt về vốn gen giữa các QT được tạo nên bởi a.CLTN b. Các nhân tố tiến hoá c. Chướng ngại địa lí d. Núi , sông…. Câu 2 : Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là a.Tạo nên sự khác biệt về vốn gen b. Tạo nên sự khác biệt về các kiểu gen c. Tạo nên sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen d. Duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Củng cố Câu 3;Quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lí thường gặp ở a.Vi sinh vật b. Động vật có khả năng di cư mạnh c. Động vật ít di cư d. Thực vật. Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng a.Quá trình hình thành loài mới thường diễn ra chậm chạp qua nhiều dạng trung gian b. Quá trình hình thành loài mới thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi c. Khi xuất hiện cơ chế cách li sinh sản giữa các quần thể thì mới hình thành loài mới d. Cách li địa lí là cách li sinh sản.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tiết 31- Bài 29. Quá trình hình thành loài. I. Hình thành loài khác khu vực địa lí 1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài a. Cách li địa lí b. Cơ chế hình thành loài bằng cách li địa lí c. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài. 2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bài tập về nhà. -Trả lời các câu hỏi cuối bài . (Lưu ý giải thích câu 2) - Tìm hiểu về các con đường hình thành loài trong quá trình tiến hoá ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Chân thành cảm ơn.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×