Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

9 nguyen tac day hoc co ban o truong THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1.Khái niệm nguyên tắc dạy học:</b>


“Nguyên tắc từ tiếng La tinh là “Principium”, là tư tưởng chỉ đạo quy tắc cơ bản, yêu cầu cơ bản đối với hoạt động và hành
vi rút ra từ tính quy luật được khoa học thiết lập.


Từ đó ta có thể định nghĩa: Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định những u cầu cơ bản, có tính chất xuất phát để chỉ đạo
việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, với nhiệm vụ dạy học và
với những tính quy luật của q trình dạy học.


Ngun tắc dạy học là phạm trù lịch sử. Lịch sử phát triển nhà trường và lý luận nhà trường đã chỉ ra rằng mục đích giáo
dục biến đổi dưới tác động của những yêu cầu của sự phát triển xã hội đã dẫn tới sự biến đổi các nguyên tắc dạy học. Lý
luận dạy học phải nhạy bén nắm bắt sự biến đổi những yêu cầu của xã hội đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, phản ứng kịp thời
trước những yêu cầu đó, xây dựng hệ thống những nguyên tắc dạy học, chỉ ra một cách đúng đắn phương hướng chung đi
đến mục đích. Đồng thời cũng cần bảo toàn và hoàn thiện những phương pháp dạy học trước đây mà chưa mất ý nghĩa trong
hoàn cảnh mới của nhà truờng PT.


Nguyên tắc dạy học phản ánh những tính quy luật của q trình dạy học. Điều đó có nghĩa là nguyên tắc dạy học không phải
tạo ra một cách tuỳ tiện mà rút ra từ bản chất của quá trình dạy học. Vì vậy mặt này chúng có tính khách quan.


<b>2.Hệ thống ngun tắc dạy học: gồm 9 nguyên tắc</b>


<i>+ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học.</i>


<i>+ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với </i>
<i>những nhiệm vụ phát triển bền vững của đát nước.</i>


<i>+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học.</i>


<i>+ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tích cực, tính độc lập sáng tạo của học sinh và vai trò chủ đạo của </i>
<i>giáo viên trong quá trình dạy học.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>+ Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc và sự phát triển năng lực nhận thức của người học sinh.</i>


<i>+ Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể trong q trình dạy học.</i>


<i>+ Ngun tắc đẩm bảo tính cảm xúc tích cực của q trình dạy học.</i>


<i>+ Nguyên tắc chuyển từ dạy học sang tự học.</i>


Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích nội dung và phương hướng thực hiện của từng nguyên tắc dạy học:


<b>2.1.Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học:</b>


Nguyên tắc này địi hỏi trong q trình dạy học phải vũ trang cho người học những tri thức khoa học chân chính, phản ánh
những thành tựu khoa học, cơng nghệ và văn hoá hiện đại, phải dần dần giúp học sinh tiếp cận với những phương pháp học
tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. Thơng qua đó mà dần dần hình thành cơ sở thế giới quan
khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức cao quý của con người hiện đại.


Dạy học khơng chỉ làm phát triển lý trí của con người và cung cấp cho người học một khối lượng kiến thức nào đó mà phải
làm cháy lên ở họ lòng khát khao học tập một cách nghiêm túc. Thiếu điều đó thì cuộc sống khơng thể nào là một cuộc sống
xứng đáng và hạnh phúc.


Ảnh hưởng giáo dục của khoa học là người đồng hành không tránh khỏi của dạy học. Song từ đó sẽ khơng đúng khi cho
rằng dạy học bao giờ cũng có tác động như nhau đến học sinh và sự nỗ lực một cách tự giác, nghệ thuật của nhà giáo dục
khơng có ý nghĩa quan trọng. Trái lại, tính chất giáo dục của dạy học, phương hướng tư tưởng và sức mạnh ảnh hưởng của
nó tới học sinh là do nội dung, phương pháp dạy học, sự tổ chức tiết học và do tác động của chính nhân cách người giáo
viên quyết định.


Chính vì vậy, để thực hiện nguyên tắc này cần phải:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con người Việt Nam, những truyền thống tốt đẹp trong


lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước của dân tộc ta qua hàng ngàn năm, đặc biệt truyền thống đó ngày càng phát triển
mạnh mẽ dưới sư lãnh đạo của Dảng. Từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ cơng dân trước sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trong học tập và tu dưỡng.


- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, biết phê phán một cách đúng mức những thông tin đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng, những quan niệm khác nhau về một vấn đề.


- Vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng giúp học sinh làm quen với một số phương pháp
nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản nhằm dần dần tiếp cận với hoạt động khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm
chất của người nghiên cứu khoa học.


<b>2.2.Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời </b>
<b>sống, với nhiệm vụ phát triển đất nước.</b>


Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học nắm vững tri thức, nắm vững cơ sở khoa học, kỹ thuật, văn hoá khi kết hợp
hai điều kiện: 1) Tri thức là những điểm có hệ thống, quan trọng và then chốt hơn cả. 2) Tri thức đó phải được vận dụng
trong thực tiễn để cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân. Thơng qua đó mà giúp họ ý thức rõ tác dụng của tri thức lý thuyết đối
với đời sống, với thực tiễn, với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành cho họ những kỹ năng vận dụng chúng ở
những mức độ khác nhau mà mức độ cao nhất là góp phần phát triển kinh tế- xã hội và văn hoá- khoa học của đất nước.


Bản thân nội dung “ Lý luận liên hệ với thực tiễn” đã phản ánh nội dung “học đi đơi với hành”. Theo Hồ Chí Minh thì “ Lý
luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên. Thực hành cũng như cái đích để
bắn. Có tên mà khơng bắn hoặc bắn lung tung cũng như khơng có tên. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời phải
hành”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nghĩa xã hội, ý nghĩa cách mạng rất lớn, có tác dụng hình thành con người có tư tưởng cao cả, tình cảm và hành vi đẹp đẽ,
góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của tập thể, của dân tộc từ những cơng việc bình thường hàng ngày.


Từ đó có thể nhận thấy nội dung khái niệm học và hành quện vào nhau, đan kết chặt chẽ với nhau. Trong nội dung học có
nội dung hành và ngược lại, trong nội dung hành đã có nội dung học, thể hiện ở động cơ, mục đích, thái độ và cách học:


Học làm người.


Nguyên tắc này dựa trên nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Theo Bác, “ thống
nhất lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành
thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Một mặt, Người chống lại lý luận suông, nhưng
mặt khác Người cũng chống lại bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường lý luận: “ Có kinh nghiệm mà khơng có lý luận
cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”.


Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:


- Khi xây dựng kế hoạch chương trình dạy học cần lựa chọn những mơn học và những tri cơ bản, phù hợp với những điều
kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, chuẩn bị cho người học thích ứng nhanh và
tham gia có hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.


- Về nội dung dạy học phải làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc của những tri thức đó và vai
trị của tri thức khoa học đối với thực tiễn; phải vạch ra phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể đất
nước, của địa phương; phải phản ámh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học.


- Về phương pháp dạy học cần khai thác vốn sống của người học để minh hoạ, để đặt ra và giải quyết những vấn đề lý luận.
Cần vận dụng có đổi mới những phương pháp như thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn…làm cho học
sinh nắm nhanh và nắm chắc những tri thức lý thuyết và vận dụng những tri thức lý thuyết đó vào giải quyết những tình
huống khác nhau. Thơng qua đó, bước đầu giúp học sinh làm quen với những phương pháp nghiên cứu khoa học.


- Về hình thức tổ chức dạy học thì cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt là hình thức lên lớp với
hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành, thực tập ở phịng thí nghiệm, ở các trung tâm kỹ thuật tổng hợp…


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>2.3.Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học.</b>


Nguyên tắc này đòi hỏi phải làm cho người học lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong mối liên hệ logic và tính kế
thừa, phải giới thiệu cho họ hệ thống những tri thức khoa học hiện đại, hệ thống đó được xác định không chỉ nhờ vào cấu


trúc của logic khoa học mà cả tính tuần tự phát triển những khái niệm và định luật khoa học trong ý thức người học. Tính
tuần tự phát triển những khái niệm và định luật khoa học trong ý thức người học khác rất nhiều (Đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu
học) với hệ thống tri thức khoa học do các nhà bác học trình bày.


Cái cho là sơ đẳng và đơn giản về mặt lịch sử và mặt logic thường lại là điều khó nhất để lĩnh hội một cách tự giác. Trong
lịch sử khoa học, sự nhận thức những vật thể và hiện tượng phức tạp hơn thường đi trước sự nhận thức những thành phần
của nó; trong quá trình dạy học ở trường PT, việc giới thiệu những thực vật, động vật bậc cao phải đi trước việc giới thiệu tế
bào, việc trình bày các hợp chất phải đi trước việc nghiên cứu các phân tử, nguyên tử… Đúng như Cácmác đã chỉ ra rằng:
Vật thể đã được phát triển dễ nghiên cứu hơn là tế bào của vật thể. Điều mà trong việc trình bày hợp logic hệ thống khoa
học là cái cuối cùng thì trong dạy học thường là cái mở đầu, và ngược lại, cái mà trong việc trình bày khoa học là cái mở
đầu thì trong dạy học lại được trình bày nếu như khơng phải là cái cuối cùng thì cũng cách khá xa cái mở đầu. Hệ thống hợp
lý về mặt lý luận dạy học của những giáo trình phải được xây dựng chỉ trên sự nghiên cứu cẩn thận logic của khoa học và sự
phát triển của những khái niệm, định luật trong lịch sử khoa học và trong ý thức của người học sinh.


Để thực hiện nguyên tắc dạy học này, về mặt nội dung dạy học cần:


- Xây dựng hệ thống môn học, chương, chủ đề và những tiết học phụ thuộc vào lý thuyết làm cơ sở cho sự khái quát. Dựa
trên lý thuyết của một số nhà Tâm lý học đề ra thì cần thay đổi hệ thống xây dựng những giáo trình ở bậc PT theo nguyên
tắc từ cái chung tới cái riêng. Với tính tuần tự như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy lý luận cho học sinh.


- Khi xây dựng nội dung dạy học phải tính tới mối liên hệ giữa các môn học, mối liên hệ giữa những tri thức trong bản thân
của từng mơn học và tính tích hợp tri thức của các môn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

hoạch một cách hợp lý hoạt động học tập của mình, thói quen lập dàn bài một cách logic cho những câu trả lời miệng,
những bài tập làm văn và thực hiện những cơng tác trong phịng thí nghiệm.


<b>2.4.Ngun tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh và vai trị </b>
<b>chủ đạo của giáo viên trong q trình dạy học.</b>


Ngun tắc này địi hỏi trong q trình dạy học phải phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của


người học dưới tác dụng vai trò chủ đạo của giáo viên, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học.


- Tính tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập mà qua đó nỗ lực nắm vững tri
thức, tránh chủ nghiã hình thức trong quá trình lĩnh hội tri thức.


- Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức
năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập, nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, vừa là
điều kiện để đạt được mục đích và vừa là kết quả của hoạt động.Tính tích cực nhận thức cũng là phẩm chất hoạt động của cá
nhân.


Cần phải phân biệt tính tích cực và trạng thái hành động, về bề ngoài chúng giống nhau nhưng về bản chất là khác nhau.


Tuỳ theo sự huy động những chức năng tâm lý nào và mức độ sự huy động đó mà có thể diễn ra tính tích cực tái hiện, tính
tích cực tìm tịi và tính tích cực sáng tạo.


- Tính độc lập nhận thức về nghĩa rộng là sự sẵn sàng tâm lý đối với sự tự học.Theo nghĩa hẹp, tính độc lập nhận thức là
năng lực, phẩm chất, nhu cầu học tập và năng lực tự tổ chức học tập, cho phép người học tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề,
tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động học tập của mình và qua đó cho phép người học hình thành sự sẵn sàng về mặt tâm lý cho
việc tự học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập nhận thức có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tính tự giác nhận thức là cơ sở của tính
tích cực và tính độc lập nhận thức. Tính tích cực nhận thức là điều kiện, là kết quả, là định hướng và là biểu hiện của sự nảy
sinh và phát triển của tính độc lập nhận thức. Tính độc lập nhận thức là sự thể hiện tính tịư giác, tính tích cực ở mức độ cao.


- Trong quá trình dạy học người giáo viên càng giữ vai trị chủ đạo của mình khi họ phát huy cao độ tính tự giác, tính tích
cực, tính độc lập, sáng tạo của người học. Cịn người học càng thể hiện tính tự giác, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của
mình, nghĩa là càng thể hiện vai trị trung tâm của mình trong hoạt động nhận thức – học tập, và qua đó càng tạo điều kiện
để giáo viên phát huy vai trò chủ đạo.


Kết hợp tính tích cực của giáo viên và học sinh một cách hài hoà trong hoạt động phối hợp với nhau sẽ cho phép đạt được


những kết quả dạy học và giáo dục trong một thời gian ngắn nhất.


Trong hồn cảnh đổi mới ở nước ta nói chung và đổi mới sự nghiệp giáo dục nói riêng, trong điều kiện nhân tố con người là
động lực cho sự phát triển của xã hội thì tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập sáng tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.


Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:


- Quan tâm đúng mức đến việc giáo dục cho người học ý thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập nói chung và
từng mơn học nói riêng để họ xác định đúng động cơ và thái độ học tập.


- Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, ý tưởng và những thắc mắc của mình, đề
cao tinh thần hồi nghi khoa học, óc phê phán, tác phong độc lập suy nghĩ, chống lối học vẹt, học đối phó, chủ nghĩa hình
thức trong học tập.


- Cần sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở những mức độ khác nhau, đặc biệt tăng dần tỷ trọng mức độ
tự nghiên cứu, tự giải quyết những bài tập nhận thức.


- Cần tăng cường sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Hình thành cho người học những thao tác tư duy, những hành động thực hành,những biện pháp hoạt động sáng tạo và tạo
điều kiện cho họ thể hiện khả năng hoạt động sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, học tập những cơ sở khoa học, nghệ thuật
và lao động.


<b>2.5.Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý thuyết:</b>


Nguyên tắc này địi hỏi trong q trình dạy học có thể cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng hay hình tượng
của chúng, từ đó hình thành những khái niệm, quy luật, lý thuyết; ngược lại, có thể từ việc lĩnh hội những tri thức lý thuyết
trước rồi xem xét những sự vật, hiện tượng cụ thể sau.Trong việc vận dụng nguyên tắc này bao giờ cũng đảm bảo mối quan
hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.



Từ đó ta có thể nhận thấy rằng: a) Tính trực quan có thể là điểm xuất phát chủ yếu ở các lớp tiểu học. b) Tuỳ theo mức độ
vận động của trẻ từ các lớp dưới lên các lớp trên thì điểm xuất phát của quá trình dạynhọc là sự tiếp cận lịch sử đối với sự
phát minh một quy luật nào đó. Lúc đầu nêu lên vấn đề, tiếp theo là trình bày lịch sử giải quyết vấn đề đó và cuối cùng là
trạng thái hiện nay. Sau đó cần phải tiến hành cơng tác thực hành hoặc làm thí nghiệm. Đó là con đường có tính quy nạp –
lịch sử trong việc nghiên cứu tri thức. Ở đây tính trực quantham gia hai lần như là minh hoạ sự phát minh, nghĩa là sự phát
minh đó diễn ra trong lịch sử khoa học như thế nào và vạch ra cách giải quyết vấn đề hiện nay ra sao. Tuy nhiên cần phải
thấy rằng việc trình bày theo quan điểm lịch sử mất nhiều thời gian học tập và không phải bao giờ cũng cần thiết. Cơ sở xuất
phát có thể là những luận điểm lý thuyết, tiên đề, hệ thống khái niệm đã được lĩnh hội ở những giai đoạn dạy học trước đây
hoặc thậm chí được đưa vào bằng con đường lý luận. Chỉ sau khi đã nắm được những định luật có tính chất lý luận đó, trực
quan được sử dụng để minh hoạ sự vận dụng chúng hoặc dưới hình thức cơng việc ở phịng thí nghiệm khi bài tập nhận thức
được giải quyết bằng con đường thực nghiệm.


Ngay cả học sinh tiểu học cũng tiến hành dạy học từ cái chung đến cái riêng nhằm phát triển tư duy lý luận cho trẻ.


Nguyên tắc này đã được J.A.Comenxki ( 1592-1670) lần đầu tiên đề ra và được gọi là nguyên tắc vàng ngọc. Sau này được
J.J.Rutxo (1712-1778), J.A.Pextalogi (1746-1827), K. Đ. Usinxki ( 1824-1870) kế tục và phát triển. Dưới ánh sáng của nhận
thức luận Macxit, nội dung của nguyên tắc ngày càng được hoàn thiện và phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phương tiện và nguồn nhận thức.


- Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan và lời nói sinh động, diễn cảm, nghĩa là kết hợp hai hệ thống tín hiệu.


- Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có để hình thành những biểu tượng mới,
qua đó mà hình thành những khái niệm, định luật mới.


- Cần vận dụng một trong những cách sử dụng trực quan nêu trên phù hợp với lứa tuổi, nội dung và hồn cảnh cụ thể nhằm
hình thành và phát triển tư duy lý thuyết cho họ.


Trong quá trình trình bày đồ dùng trực quan cần hình thành cho học sinh óc quan sát để nhìn thấy những dấu hiệu bản chất,
qua đó mà rút ra những kết luận có tính khái qt.



- Cần sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả.


- Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể, cái trừu tượng và
ngược lại.


<b>2.6.Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh:</b>


Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững nội dung dạy học với sự căng thẳng tối đa
tất cả trí lực của họ, đặc biệt là sự tưởng tượng ( Tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo), trí nhớ (chủ yếu là trí nhớ
logic), tư duy sáng tạo, năng lực động viên tri thức cần thiết để thực hiện công việc nhận thức, học tập đã đề ra.


Tâm lý học đã khẳng định việc lĩnh hội nội dung dạy học và phát triển năng lực nhận thức là hai mặt của một q trình, có
liên hệ mật thiết với nhau. Khi lĩnh hội những tri thức khoa học thì trí não đồng thời thực hiện những nhiệm vụ nhận thức
khác nhau, và cùng với điều đó, năng lực nhận thức của học sinh được phát triển.


Trong cách hiểu như trên, nguyên tắc này cần phải kết hợp với nguyên tắc tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh,
nghĩa là phải làm cho họ nhớ lại điều đã học một cách tự giác, đã được suy ngẫm, tránh lối học thuộc l ịng một cách máy
móc và thiếu suy nghĩ sâu sắc về tài liệu đó, và do vậy chẳng hiểu được điều mình học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Cần phải giúp học sinh kết hợp hài hồ giữa ghi nhớ chủ định và khơng chủ định trong quá trình lĩnh hội tài liệu học tập.


- Cần hình thành cho học sinh những kỹ năng tìm ra những tri thức có tính chất tra cứu khác nhau để giúp họ tránh học
thuộc lịng khơng cần thiết những tài liệu đó.


- Cần đặt ra những vấn đề địi hỏi học sinh phải tích cực hố những tri thức đã học để giải quyết, qua đó mà giúp họ nhớ
sâu, nắm vững tri thức và tạo điều kiện phát triển năng lực nhận thức. Cùng với điều đó mà việc ơn tập và luyện tập được
thực hiện thường xuyên, có hệ thống.


- Cần tổ chức quá trình dạy học như thế nào để một bộ phận đáng kể những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được củng cố tại tiết


học. Muốn vậy, việc trình bày tài liệu học tập của giáo viên phải logic, rõ ràng, dễ hiểu, phải tác động mạnh về mặt cảm
xúc.


- Giáo viên phải tiến hành kiểm tra, đánh giá và học sinh phải tiến hành tự kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một
cách đều đặn, toàn diện về các mặt số lượng và chất lượng tri thức, kỹ năng hoạt động sáng tạo thông qua bài tập sáng tạo,
có tính chất chẩn đốn.


<b>2.7.Ngun tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy </b>
<b>học:</b>


Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phải khơng
ngừng nâng cao mức độ khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về trí lực, thể lực một cách cần thiết.


Nói cách khác, dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học
tập đề ra phải tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất. Dạy học vừa sức khơng có nghĩa là sức
học sinh đến đâu thì dạy đến đó, mà bao giờ cũng đề ra những khó khăn mà dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, người học
bằng sự nỗ lực của mình cũng đều khắc phục được. Dạy học như vậy mới đảm bảo đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát
triển của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Mỗi độ tuổi gắn liền với sự trưởng thành của những cơ quan trong
cơ thể và những chức năng của các cơ quan đó, cũng như với sự tích luỹ những kinh nghiệm về mặt nhận thức và về mặt xã
hội, với loại hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó. Lứa tuổi thay đổi thì nhu cầu trí tuệ và hứng thú nhận thức của trẻ cũng biến
đổi.


Trong cùng một lứa tuổi, học sinh cũng có những đặc điểm khác nhau về hoạt động hệ thần kinh cấp cao, sự phát triển về
thể chất và tinh thần, về năng lực, hứng thú… Vì vậy sự vừa sức phải chú ý đến những đặc điểm cá biệt.


Điều kiện dạy học hiện nay ở nước ta là dạy từng lớp với khoảng 40- 50 học sinh. Điều đó địi hỏi người giáo viên phải tiến
hành dạy học và giáo dục cả lớp như một tập thể học tập, tạo điều kiện và tổ chức công tác học tập của tất cả học sinh, đồng
thời phải tính tới những đặc điểm cá biệt của từng học sinh nhằm đạt được hiệu quả dạy học và góp phần phát triển những tư


chất tốt đẹp của các em.


Để đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm cá biệt trong điều kiện tiến hành dạy – học với cả tập thể cần:


- Xác định mức độ tính chất khó khăn trong q trình dạy học để thiết lập những cách thức chủ yếu tạo nên động lực học
tập, mở rộng khả năng nhận thức của học sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung với cả lớp và với từng học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Cũng có thể từ một nhiệm vụ chung, mỗi nhóm được phân cơng giải quyết những nhiệm vụ bộ phận, và từng thành viên suy
nghĩ độc lập để đi đến cách giải quyết chung của cả nhóm. Các nhóm cử người lần lượt trình bày cách giải quyết nhiệm vụ
của mình. Lớp thảo luận và đi tới cách giải quyết nhiệm vụ chung.


Với cách tổ chức tiết học như vậy, học sinh làm việc không đơn thuần là ngồi cạnh nhau, mỗi người tìm cách giải quyết
khơng chỉ cho bản thân mình mà cho cả tập thể. Trong lớp xuất hiện khơng khí thúc đẩy nhau tích cực suy nghĩ, có sự đồng
cảm với nhau, hợp tác và kiểm tra lẫn nhau.


Cách tiến hành dạy học như vậy không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho học sinh, mà từng học sinh giúp đỡ lẫn nhau nên
nhiệm vụ học tập đề ra trở nên vừa sức mỗi người.


<b>2.8.Nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học:</b>


Ngun tắc này địi hỏi trong quá trình dạy học phải gây cho người học sự hấp dẫn, hứng thú, lòng ham hiểu biết, niềm vui
và tác động mạnh mẽ đến tình cảm của họ.


Tình cảm có vai trị quan trọng đối với hoạt động của con người, thôi thúc con người hành động, thậm chí đến mức xả thân
mình cho sự nghiệp. Những tấm gương của các nhà khoa học trước đây và hiện nay đã khẳng định điều đó. Thực tiễn cũng
chứng minh rằng cơng việc mà được u thích thì sẽ được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả, lại ít tốn sức. Ngược lại,
thì khơng những khơng động viên được sức lực mà cịn đè nén sức lực, do đó khơng đạt được hiệu quả cao.Học tập của học
sinh cũng hoàn toàn như vậy. V.I.Lênin đã khẳng định: “Nếu thiếu tình cảm con người thì khơng bao giờ có sự tìm tịi chân
lý”. Về vấn đề này, Paxcan cũng đã nói: “ Ta hiểu được chân lý chẳng phải chỉ nhờ bộ óc mà còn nhờ con tim nữa”.



Hơn nữa, hiện nay với sự phát triển văn hoá, khoa học, sụ tiến bộ về khoa học thông tin đã tạo cho con người nhiều trị chơi
hấp dẫn hơn nhiều so với cơng việc học tập trong nhà trường. Vì vậy, nếu dạy học trong trường PT chỉ quan tâm nhiều đến
việc phát triển tư duy, trí nhớ mà ít quan tâm đến thức ăn cho tình cảm và óc tưởng tượng của học sinh thì chưa hợp lý.


Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tích cực tìm tịi, địi hỏi học sinh phải suy nghĩ,
phát hiện. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho học sinh hình thành tình cảm trí tuệ.


- Cần sử dụng trị chơi nhận thức trong quá trình dạy học.


- Nên sử dụng các phương tiện nghệ thuật như: tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, kịch…trong q trình dạy
học, vì đó là những phương tiện tác động mạnh mẽ đến tình cảm của nguời học. Đừng sợ làm như vậy sẽ làm cho học sinh
thiếu tập trung vào công việc học tập nghiêm túc, vì khoa học và nghệ thuật không phải không chung sống được với nhau.
Khoa học và nghệ thuật đều cùng phản ánh hiện thực khách quan, nhưng phương tiện sử dụng của chúng khác nhau. Khoa
học phản ánh hiện thực bằng khái niệm, định luật, lý thuyết; cịn nghệ thuật bằng hình tượng. Cả hai cách phản ánh đó
khơng mâu thuẫn nhau mà còn bổ sung và làm phong phú cho nhau, tạo điều kiện hình thành và phối hợp tư duy logic với tư
duy thẩm mỹ.


Những tác phẩm nghệ thuật được sử dụng vào những thời điểm, vị trí thích hợp với liều lượng hợp lý trong tiết học thông
qua những đồ dùng trực quan hoặc những phương tiện kỹ thuật dạy học làm cho học sinh khơng chỉ hình dung tốt nhất
những sự kiện, hiện tượng mà còn làm rung động tình cảm của người học, làm phong phú tâm hồn của tuổi trẻ.


- Tính cảm xúc của quá trình dạy học cịn phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào hoạt động học tập. Hoạt động tập thể của học sinh
càng có nội dung, càng phong phú về hình thức thì càng kích thích nhu cầu hiểu biết, hứng thú với học tập. Vì vậy, cần chú
ý tổ chức hoạt động tập thể của học sinh, cần tổ chức dạy học như một hình thức tham quan học tập, hình thức ngoại khố…


- Nhân cách người giáo viên có vai trị rất lớn trong việc tác động về mặt cảm xúc đối với người học. Ngôn ngữ giàu hình
ảnh, giàucảm xúc, thể hiện thái độ của giáo viên đối với những hiện tượng, sự kiện, tư tưởng được trình bày khơng chỉ giúp
cho học sinh có tri thức về vấn đề nào đó mà cịn kích thích hình thành tình cảm tương ứng.



<b>2.9.Ngun tắc chuyển q trình dạy học sang quá trình tự học:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ phát triển hiện nay đã dẫn tới sự bung nổ thông tin và làm cho ri thức ở từng người
trở nên lạc hậu nhanh chóng. Để thích ứng với cuộc sống, mỗi người phải tự học liên tục, học suốt đời. Hồ Chí Minh, một
tấm gương sáng về tự học đã từng nói: “Học tập là cơng việc phải tiếp tục suốt đời… Khơng ai có thể tự cho mình đã biết đủ
rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để
đuổi kịp nhân dân”; “Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúp vào”. Những lời khuyên bảo đó ngày càng có ý nghĩa
cấp thiết đối với thế hệ trẻ, nhất là trong giai đoạn thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay ở nước ta.


Để thực hiện nguyên tắc này cần:


- Thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên mà thúc đẩy học sinh thực hiện có hệ thống cơng tác độc lập nhằm lĩnh
hội những tri thức về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật mà họ u thích.


- Trong q trình dạy học cần chú ý hình thành cho học sinh những kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tự tổ chức, kỹ năng tự
kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học của chính mình. Thơng qua cơng tác độc lập làm cho học sinh cảm thấy rằng việc tự
học không chỉ là công việc của bản thân từng người mà là sự quan tâm chung của cả tập thể lớp, của giáo viên và của tập thể
sư phạm.


- Trong các lần trò chuyện với học sinh cần làm cho họ hiểu rõ ý nghĩa của sự tự học trong thời đại ngày nay, tìm hiểu
những khó khăn mà họ gặp phải trong việc tự học và chỉ ra cho họ những biện pháp khắc phục khó khăn đó.


- Cần tận dụng những nội dung dạy học, những hoàn cảnh thuận lợi nêu những tấm gương tự học của những nhân vật trong
lịch sử đất nước, trong trường, trong lớp để giáo dục học sinh.


- Cần tổ chức phong trào tự học trong lớp, trong trường.


- Cần tăng cường tỷ trọng tự học về khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh để khi tốt nghiệp PT, tất cả học sinh
phải được hình thành nhu cầu, ý chí đối với tự học và những kỹ năng cơ bản, cần thiết, cho sự tự học.



<b>3.Mối liên hệ giữa các nguyên tắc dạy học:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

và tính giáo dục trong dạy học khơng thể không chú ý tới nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi
đôi với hành; nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giứa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập sáng tạo của học sinh và vai trò
chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học; nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm
cá nhân trong điều kiện dạy học tập thể; nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học; nguyên tắc chuyển từ dạy
học sang tự học.


</div>

<!--links-->

×