Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

sang khien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.94 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I/ ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI HỌC SINH YẾU LỚP MỘT Ở GIAI ĐOẠN ÂM, VẦN. II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Theo chương trình Sách giáo khoa mới hiện nay việc dạy Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học là coi trọng cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong đó đọc là kỹ năng quan trọng hàng đầu của con người. Không biết đọc con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Nhờ biết đọc con người có thể tự học và ham học, học nữa- học mãi, học suốt đời.Chính vì vậy mà dạy Tiếng Việt đọc trong các trường phổ thông nhất là các lớp đầu cấp của bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt nhất, khó khăn nhất là dạy đọc cho các em lớp Một -lớp đầu cấp của Tiểu học. Khi các em tiếp xúc với việc rèn kĩ năng đọc là ta đã đưa các em tiếp cận với một môi trường sống mới. Khác với những tháng ngày vui chơi, ăn, ngủ trong sự nâng niu, chiều chuộng của gia đình, của các thầy, cô giáo mầm non. Để làm được điều đó đòi hỏi sự quan tâm, lòng nhiệt huyết với cái tâm của người thầy ra sao, sự kiên trì như thế nào trong chuỗi dài của quá trình rèn luyện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền giáo dục. Từ kinh nghiệm có được qua nhiều năm giảng dạy lớp Một bản thân tôi đã phát hiện ra những thực tế sau: Hầu hết học sinh ở đối tượng yếu vì các em chưa qua mẫu giáo, sự quan tâm chăm sóc của một số bộ phận gia đình phụ huynh chưa được đúng mức, cuộc sống của gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn, môi trường tiếp xúc với thế giới xung quanh của các em chưa được mở rộng, vì thế kĩ năng nhận dạng mặt chữ, con chữ rất hạn chế dẫn đến kĩ năng còn nhiều yếu, kém. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp nhiều năm liền bản thân vô cùng trăn trở khi thấy chất lượng học tập của học sinh lớp mình có nhiều yếu, kém. Để không phụ lòng mong mỏi của các bậc phụ huynh, khi họ đã đặt hết niềm tin gửi gắm con em họ cho thầy, cô giáo- làm thế nào để giúp các em nhận dạng, đọc tốt cũng như nâng dần tốc độ đọc và có kĩ năng đọc tốt góp phần nâng coa chất lượng học tập của lớp. Đó chính là lí do thôi thúc tôi chọn và thực hiện đề tài này. Đề tài nghiên cứu đối tượng chính là học sinh yếu lớp tôi đang chủ nhiệm. Trong quá trình nghiên cứu áp dụng đề tài tôi xin giới thiệu phần phạm vi giới hạn của đề tài như sau: Thời gian thực hiện của đề tài trong 26 tuần thực học của năm học. Từ tuần 1 đến tuần 24 tiếp xúc tìm hiểu trải nghiệm thực tế. Từ tuần 24 đến tuần 26 viết thành văn bản. Nội dung nghiên cứu xoay quanh mối liên hệ giữa biện pháp rèn đọc ở giai đoạn âm, vần của phân môn học vần trong chương trình môn Tiếng Việt lớp Một - là phương pháp dạy học phân môn Học vần, là tâm lí học tập phân môn của tập thể lớp tôi đang đảm nhiệm, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu nói riêng. III/CƠ SỞ LÍ LUẬN:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Căn cứ QĐ số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT về chuẩn KT-KN môn học, căn cứ công văn “2 không” BGD&ĐT về nói không trong thi cử, chống bệnh thành tích trong giáo dục; các công văn chỉ đạo của ngành để góp phần nâng cao chất lượng học sinh của lớp, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường và từng bước thực hiện tốt công tác Phổ cập chống mù chữ đối với địa phương nói riêng cũng như huyện nhà nói chung. Trên cơ sở các công văn chỉ đạo về đánh giá chất lượng hiệu quả giáo dục dạy và học của Bộ giáo dục và ĐT đã tạo động lực cho bản thân tôi tìm tòi, nghiên cứu để lựa chọn những biện pháp hữu hiệu nhằm đưa vào áp dụng trực tiếp giảng dạy trên lớp giúp các em có một vốn kiến thức thực sự vững vàng để các em tự tin khi bước vào lớp 2. IV/CƠ SỞ THỰC TIỄN: Đối với lớp Một của trường nói chung và lớp Một bản thân tôi chủ nhiệm nói riêng việc dạy Tiếng Việt đọc cho các em lớp Một bên cạnh những thành công, vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc: -Tổng số học sinh: 26/17 nữ - Đa số học sinh là con em các gia đình nông dân nghèo, phụ huynh ít quan tâm việc học của con em họ. - Môi trường học tập hoàn toàn mới nên các em chưa có ý thức trong học tập, hay làm việc riêng, ít tập trung. - Chất lượng học tập của các em trong lớp không đồng đều. - Tình trạng học sinh suy dinh dưỡng, học sinh khuyết tật học hòa nhập dẫn đến việc tiếp thu bài đối với các em còn gặp nhiều khó khăn. - Nhận biết mặt chữ quá chậm so với yêu cầu của chương trình, một số em học hết phần âm (chữ các) nhưng chưa nhận diện được tên chữ cái. - Phát âm, đánh vần chưa đúng quy trình (thứ tự) của tiếng. - Phát âm sai do tiếng đia phương. - Một số em chưa thực sự mạnh dạn trong học tập, đọc bài nhỏ dẫn đến việc phát hiện sửa sai rất khó khăn. - Kết quả học tập của lớp được nhà trường cùng tổ chuyên môn đã khảo sát đánh giá kết quả sau 4 tuần học năm học 2012 -2013 cụ thể như sau: TS HL GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU GHI HS Môn CHÚ SL TL SL TL SL TL SL TL K/tật 26 T.Việt 4 15,4 6 23 6 23 10 38,6 1 Để khắc phục tình trạng trên một cách thiết thực và từng bước nâng cao chất lượng học sinh của lớp một cách có hiệu quả bản thân đã mạnh dạn lên kế hoạch xây dựng nội dung nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn đọc nâng cao chất lượng đối với học sinh yếu lớp Một ở giai đoạn âm, vần”. V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đối với Tiếng Việt đọc lớp 1 về mạch nội dung kiến thức có nhiều giai đoạn. Vậy giáo viên cần theo dõi những lỗ hỏng kiến thức của từng mạch nội dung ở học sinh để có biện pháp khắc phục phù hợp. 1.Giai đoạn học âm: Mục tiêu đặt ra của giai đoạn này là giúp các em nhận biết được 29 âm (chữ) cái và 11 chữ ghép trong chương trình Tiếng việt lớp 1. Tuy nhiên mỗi tiết học nhiều nhất là 2 âm (chữ) và ghép các chữ cái đang học với chữ đã học thành tiếng, từ câu ứng dụng.Để giúp các em đọc đúng nhớ và nắm vững kiến thức giáo viên viên cần lưu ý: *Biện pháp 1: Rèn kỹ năng đọc nhớ chữ thông qua đồ dùng học tập. - Giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài học để chuẩn bị đồ dùng (tranh ảnh, vật thật) gắn liền thực tiễn giúp các em dễ hình dung và nhớ lâu. Ví dụ : Dạy bài l – h hay bài k-kh. Tranh hoặc vật thật có thể là: + L : quả lê, cái lá, cây lúa... + H: con hươu, chú hề, con hổ, con heo... + kh: quả khế, củ khoai, con khỉ - Nếu học sinh quên chỉ cần ta nhắc đến tên các vật đó học sinh sẽ hình dung, nhớ lại chữ để đọc. - Trong mỗi tiết học bắt buộc giáo viên phải cho học sinh được sử dụng bộ chữ Tiếng Việt để tìm, ghép âm, tiếng mới. Vì mỗi lần tìm chữ để ghép là mỗi lần giúp các em được suy nghĩ tìm tòi, nhận diện nhớ được mặt chữ. Ví dụ: Học bài: q- qu - gi phải cho các em thực hành ghép qu (gồm q trước, u sau) Hoặc gi (gồm g trước i sau). Được thực hành ghép chữ nhằm làm cho các em nhớ và phân biệt được các phụ âm ghép bằng 2 đến 3 con chữ như ch, ngh... - Phát huy cho các em tìm ghép tiếng có âm mới vừa học bằng bộ chữ ghép Tiếng Việt. Chẳng hạn: P : pin, pí pa , pí pô... m: mơ, me, mẹ, má,… th: thơ, thợ, thi, tha, tho, thở ... nh: nhà, nhớ, nhỏ, nhẹ... *Biện pháp 2: Rèn đọc thông qua hướng dẫn đọc mẫu của giáo viên. - Muốn học sinh đọc đúng thì giọng đọc của giáo viên phải chuẩn, vì vậy giáo viên cố gắng phát âm chuẩn, việc khắc phục phương ngữ của giáo viên cũng không được xem nhẹ. Ví dụ: + Dạy o,ô,ơ,u….khi đọc phải tròn môi. + Dạy m, b, p khi phát âm môi khép lại rôi mở ra thoát hơi tạo thành âm. - Theo dõi sửa sai ngay giúp học sinh phân biệt nhớ và đọc đúng những âm học sinh hay nhầm lẫn.Trong quá trình sửa sai giáo viên cần cho học sinh vừa nghe giáo viên đọc vừa quan sát khẩu miệng của giáo viên rồi bắt chước..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ví dụ 1: Cách đọc s – x khi phát âm chữ (s, sờ) đầu lưỡi hơi cong thu vào trong rồi bật ra tạo thành âm, còn phát âm chữ (x, xờ) lưỡi đẩy hàm dưới bật mạnh hơi thoát ra nhiều khi tạo thành âm. Ví dụ 2: dạy âm p .Học sinh thường đọc là phờ hay b. Để chỉnh sửa cho học sinh đọc đúng âm p giáo viên phải xác định được p là phụ âm vô thanh nên khi đọc cho học sinh mím hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm p.(pờ) - Hướng dẫn các em đánh vần chữ thành tiếng phải liền mạch và theo thứ tự, chữ nào trước đọc trước, chữ nào sau đọc sau. Ví dụ: củ nghệ (c- u -cu –hỏi – củ; ngh – ê - nghê – nặng - nghệ) củ nghệ - Với những tiếng có thanh hỏi khi đọc phát âm trầm, thấp (nghỉ hè); tiếng có thanh ngã cần phát âm cao giọng ( ý nghĩ). * Biện pháp 3: Rèn kỹ năng đọc và ghi nhớ kiến thức thông qua các bước luyện đọc trên lớp. - Theo dõi kiểm tra các em bằng các hình thức nhẹ nhàng khác nhau, không nhất thiết phải kiểm tra bài cũ học sinh ngay đầu giờ mà có thể lồng ghép trong tiết học bài mới. Ví dụ: Bài l – h, lê, hè.muốn kiểm tra học sinh A đọc thuộc âm ê hay chưa, khi dạy tiếng lê giáo viên gọi học sinh A đứng dậy hỏi “Em cho cô biết tiếng lê có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? Hoặc tiếng lê có âm nào đã học” Nếu học sinh A trả lời không đúng giáo viên gọi bạn khác trả lời sau đó cho em A nhận diện, đọc lại âm ê một vài lần bằng cách che âm l học sinh A đọc âm ê, sau đó mới đánh vần đọc tiếng lê và có thể làm như vậy với những tiếng khác chắc chắn các em sẽ nhớ được mặt chữ. - Đối với học sinh yếu trong quá trình đọc tiếng từ hay câu ứng dụng, giáo viên cần giành chút thời gian để cũng cố ( giúp học sinh nhận diện âm trong tiếng) bằng cách dùng tấm bìa nhỏ che âm sau cho học sinh nhận diện âm trước, che âm trước nhận diện âm sau rồi dấu thanh, sau đó mới cho học sinh đánh vần, đọc trơn thành tiếng.Không nhất thiết phải bắt buộc các em phải đánh vần ngay, hay đọc trơn tiếng từ khi các em chưa nắm vững nhớ hết mặt chữ, mà giáo viên phải từng bước dìu dắt các em dần dần tiến bộ. * Biện pháp 4: Rèn kỹ năng đọc và ghi nhớ bài học thông qua trò chơi. - Sau mỗi tiết học, bài học giáo viên nên tổ chức các trò chơi học tập nhằm thay đổi không khí học tập đưa các em vào thế giới “học mà chơi, chơi mà học” để tránh sự nhàm chán gây sự hứng thú học tập cho các em.Vì vậy giáo viên nên tổ chức nhiều hình thức học tập khác nhau. Ví dụ 1: Tìm đúng và nhanh chữ vừa học (Học sinh có thể lên bảng dùng phấn màu để gạch chân hoặc dùng bộ chữ Tiếng Việt để ghép). Trò chơi này thường tổ chức trong tiết học bài mới. Ví dụ 2: Thi đọc đúng, đọc nhanh. (Học sinh đọc chữ giáo viên chỉ trên bảng hoặc chữ trên tấm bìa giáo viên viết sẵn).Trò chơi này được sử dụng cả dạy bài mới và bài ôn tập. * Biện pháp 5: Rèn kỹ năng phân biệt đọc, nhớ thông qua vận dụng thực tế..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Có những chữ giáo viên không chỉ dạy cho các em qua giới thiệu tranh, ảnh, sách giáo khoa mà có thể thông qua hoạt động thực tế hằng ngàycủa các em như: Bài ng, ngh Sách Tiếng Việt 1 tập 1 để học sinh dễ vận dụng nhớ tốt khi đọc và cả khi nghe viết được chính xác, giáo viên cần nhấn mạnh: ng ( ngờ đơn), ngh (ngờ ghép) các chữ chỉ ghép được cụ thể sau: Ng ô e ơ ngh ê u i ư a ă â Sau đó cho các em tìm tiếng chỉ hoạt động hằng ngày của con người có: + ng: ngủ, ngã, ngứa... + ngh: nghỉ, nghe,nghề... - Lồng ghép cách đọc chữ gắn với hoạt động thực tế không chỉ giúp học sinh nhớ, khắc sâu bài học mà còn làm tăng thêm sự hiểu biết ngôn ngữ cho các em. * Biện pháp 6: Hướng dẫn các em thuộc được mặt chữ thông qua phiếu học tập. - Sau mỗi bài ôn tập, giáo viên kiểm tra ghi lại những chữ học sinh chưa thuộc vào sổ tay cá nhân, để làm phiếu học tập cho học sinh tiếp tục ôn luyện ở lớp, ở nhà. Ví dụ: Bài 16: Ôn tập SGK Tiếng Việt 1 trang 38 những chữ học sinh chưa thuộc giáo viên ghi ra phiếu bài tập kèm theo một số tiếng có các âm đó cụ thể như sau: n m đ th no mo đỏ thỏ nô má đi thợ nơ me. đò thi - Mỗi lần kiểm tra học sinh đọc giáo viên phải gạch chân những chữ học sinh chưa thuộc và cho các em tiếp tục ôn luyện cho đến khi thuộc hết chữ trong phiếu, cứ như thế, nhiều lần đọc các em sẽ nhớ lâu, khắc sâu mặt chữ một cách tốt hơn. * Biện pháp 4: Dạy đọc thông qua chữ viết của học sinh. - Để tin tưởng học sinh nhớ bài đã chắc chắn hay chưa điều quan trọng không thể thiếu là tổ chức cho các em viết lại các âm (chữ) vừa học hoặc đã học vào bảng con, bảng lớp, vở để nhằm kiểm tra củng cố kiến thức cho các em được thực sự bền vững. Bên cạnh đó còn cung cấp thêm cho các em nắm bắt được mẫu chữ in chữ viết một cách hoàn thiện hơn. Ví dụ:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo viên viết Học sinh đọc Giáo viên đọc Học sinh viết. â ớ Quờ qu. s th sờ thờ xờ pờ x p. gi zi cu q. * Biện pháp 5: Hướng dẫn ôn luyện kiến thức thông qua bảng chữ cái trong sách giáo khoa. - Sau khi hoàn thành phần học âm và ôn tập thông qua bảng chữ cái giáo viên cần kiểm tra học sinh đọc chữ trên bảng chữ cái theo hàng ngang, cột dọc, dưới lên, từ trái qua phải hoặc đọc ngược lại để tránh tình trạng đọc vẹt ở học sinh. Làm như vậy mới đánh giá được học sinh đã thực sự nắm được bài học hay chưa. - Bảng chữ cái giáo viên nên phô tô, phóng to dán trình bày tường sau của lớp, để các em được làm quen tiếp xúc mặt chữ mỗi khi đến lớp.Nếu trong giai đoạn này học sinh vẫn còn chưa nắm hết các chữ cái chữ ghép giáo viên vẫn tiếp tục củng cố ôn luyện trong các tiết học vần tếp theo. 2. Giai đoạn học vần: Ở giai đoạn học vần là mạch kiến thức được kế thừa từ học âm qua và đã từng bước được nâng lên khó hơn nhất là các vần có kết thúc bằng n/ ng, t/c; tiếng có âm đệm như oan, oang, uât , uyên…để giúp ác em đọc đúng giáo viên phải chú ý cách hướng dẫn: *Biện pháp 1: Cách phát âm tạo vần. - Trong quá trình hướng dẫn các em đọc các vần hay tiếng có vần kết thúc bằng n như: on, an, ôn, ơn…Khi đọc đưa đầu lưỡi cong lên chạm lợi trên. - Ở tiết học vần giáo viên cần chú ý đến cách hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng phải xuất phát từ âm đầu – vần – thanh điệu tạo tiếng: Ví dụ: chồn : ch – ôn – chôn –huyền – chồn chồn - Còn những vần hay tiếng có kết thúc bằng ng chẳng hạn như: ang, ong,ương, ung, ưng khi đọc điều khiển chủ yếu bằng hai hàm, miệng hở,đầu lưỡi hơi thụt vào trong. - Những vần khó đọc có thêm âm đệm như uân, uât oat, oach khi đọc hai môi đều chúm tròn rồi cử động đến kết thúc vần mở ra giống như đang hé miệng cười tạo thành vần. - Các vần tận cùng là nh, ch khi phát âm mở rộng khẩu hình, mặt lưỡi và đầu lưỡi đè xuống. Mới đầu học sinh nghe còn bỡ ngỡ, nhưng giáo viên tuân thủ đều đặn thì học sinh rất mau quen và dễ nhận biết. - Cách phát âm để phân biệt vần có tận cùng là o và u (ao –au) để phát âm đúng chuẩn chúng ta phải chú đến khẩu miệng của người đọc Ví dụ: Vần ao khi phát âm môi chúm tròn tạo vần, còn vần au khi phát âm môi mím lại hàm răng trên chạm vào môi dưới để tạo vần. * Biện pháp 2: Rèn kỹ năng đọc thông qua đánh vần nhẩm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Khi học sinh đọc yếu thường các em đánh vần thành tiếng trước khi đọc trơn. Do đó giáo viên nên tập cho các em từ đánh vần thành tiếng qua nhẩm bằng miệng rồi chuyển dần bằng mắt trước khi đọc trơn thành tiếng, dần dần tốc độ đọc của các em sẽ được nâng lên. Ở lớp 1 không những đảm bảo cho học sinh nghe đúng, giáo viên cần cho học sinh được nghe hay. Mặc dù mới chỉ là học vần, nhưng ứng dụng vần là một vài câu văn hoặc một đoạn thơ ngắn. Dẫu ngắn cũng nên cho các em được tiếp xúc với một văn bản hoàn chỉnh ít nhiều mang tính nghệ thuật. Nhưng khi hướng dẫn học sinh đọc giáo viên phải giúp các em lĩnh hội tương đối nội dung, nghệ thuật của văn bản thì mới thể hiện nó một cách biểu cảm bằng ngắt câu, nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng hợp lí. Ví dụ: “Ban ngày, Sẻ mãi đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con”.Câu không dài, nhưng để làm rõ nghĩa, ta nên đọc thành cụm từ: “Ban ngày/, Sẻ/ mải đi kiếm ăn/ cho cả nhà. Tối đến/, Sẻ/ mới có thời gian/ âu yếm đàn con.” Hoặc đoạn thơ trong bài ôn tập Sách tiếng Việt 1 tập 2 trang 16: “ Con tép lim dim” Trong chùm rễ cỏ Con cua áo đỏ Cắt cỏ trên bờ Con cá múa cờ Đẹp ơi là đẹp. Mặc dù dòng thơ nào cũng 4 chữ nhưng cứ 2 dòng tạo thành 1 ý thơ, vì vậy thời gian nghỉ giữa từng dòng thơ không giống nhau. Giữa 2 dòng của cùng 1 ý có thể nghỉ nhanh hơn giữa hai dòng của 2 ý khác nhau. Do đó ta có thể hướng dẫn học sinh đọc: “ Con tép lim dim/ Trong chùm rễ cỏ// Con cua áo đỏ/ Cắt cỏ trên bờ// Con cá múa cờ/ Đẹp ơi là đẹp.” Trong các từ, câu ứng dụng chúng ta nên cho học sinh nhận diện âm, vần, dấu thanh, đánh vần tiếng có âm vần mà học sinh còn bỡ ngỡ rồi cho học sinh đọc tiếng, từ, cụm từ không theo thứ tự để tránh tình trạng đọc vẹt.Chẳng hạn: + Nhận diện âm vần, dấu thanh:tép ( t + ep + sắc = tép ) hoặc trong (tr+ ong = Trong. + Đọc từ không theo thứ tự: con tép, con cua, mú cờ, đẹp, cắt cỏ, lim dim… + Đọc cụm từ hoặc dòng thơ sau đó đọc cả đoạn thơ hoàn chỉnh. Đó chính là từng bước hình thành cho các em kĩ năng đọc tốt. * Biện pháp 3: Rèn đọc thông qua khuyến khích tuyên dương của giáo viên - Để mọi học sinh trong lớp đều đọc bài to, rõ ràng giáo viên cần khuyến khích Cho các em mạnh dạn đọc to trước lớp. Giáo viên tập cho học sinh thói quen chú ý nghe khi bạn mình đọc bài để phát hiện lỗi sai. - Tuyên dương những học sinh đọc bài to, rõ để các em có niềm tin hứng thú phát huy trong giờ học..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Cần nêu lên trước lớp những học sinh đọc tốt, những em có tiến bộ để các em noi gương. - Cần giảng giải cho các em hiểu, đọc to,rõ nhằm làm cho người nghe thích thú đồng thời dễ phát hiện lỗi sai của người đọc, để chỉnh sửa kịp thời giúp người đọc biết lỗi sai của mình để điều chỉnh. Tóm lại: - Để có có biện pháp phù hợp hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nắm vững mục tiêu nội dung chương trình cần đạt của môn học qua từng giai đoạn và những tồn tại, yếu kém của học sinh mà xây dựng kế hoạch khắc phục kịp thời. - Trong quá trình học tập giáo viên cần chú trọng khuyến khích tạo niềm tin cho các em mạnh dạn tự tin trong học tập. Tuyệt đối không chê bai khi các em đọc chưa đúng mà phải nhẹ nhàng uốn nắn giúp các em từng bước tiến bộ hơn. VI/KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua quá trình thực hiện đề tài kết quả học tập của học sinh đã từng bước có nhiều chuyển biến rõ rệt. a) Về tình cảm đối với phân môn: Những ngày đầu năm học, tôi luôn băn khoăn về tinh thần thái độ học tập đối với vấn đề rèn đọc âm, vần của một bộ phận học sinh yếu lớp tôi. Nhưng đến thời điểm này hầu hết các em đều say mê luyện đọc, tích cực học tập một cách rõ nét. Ý thức tự luyện ấy được hình thành dần dần qua quá trình khổ luyện dưới sự hướng dẫn của bản thân tôi. b) Kết quả về chất lượng học tập đạt cụ thể qua bảng thống kê sau: Giữa học kỳ 1: HL GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU GHI CHÚ Môn SL TL SL TL SL TL SL TL Khuyết tật T.Việt 5 19,3 7 26,9 7 26,9 7 26,9 1 Đọc - Học kì 1: HL GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU GHI CHÚ Môn SL TL SL TL SL TL SL TL Khuyết tật T.Việt 9 34,6 5 19,2 10 38,5 2 7,7 1 Đọc Tất cả kết quả học tập của học sinh lớp tôi nói trên đã được chuyên môn nhà trường công nhận trong học kì 1 năm học 2012-2013. c) Kết quả về kĩ năng thực hành: Bên cạnh những chuyển biến tốt về chất lượng thì kĩ năng thực hành ở lớp tôi cũng có nhiều điểm nổi bật cụ thể: - Hầu hết các em học sinh yếu đã biết nhận diện nhanh về âm, vần. - Kĩ năng về tốc độ thực hành đọc cũng vượt trội hơn so với đầu năm học. - Kĩ năng phát âm cũng được tôi luyện nhuần nhuyễn hơn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Tuy chất lượng có nhiều chuyển biến, song bản thân tôi không ngừng học hỏi áp dụng những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng học sinh của lớp đạt kết quả ngày một cao hơn. VII/ KẾT LUẬN: Trong suốt thời gian thực hiện đề tài đã đem lại cho bản thân một số kinh nghiệm bổ ích sau: - Cần có kế hoạch khảo sát nắm bắt phân luồng đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học. - Thường xuyên kiểm tra phát hiện những tồn tại của từng đối tượng học sinh ở từng nội dung của bài học, từng giai đoạn để kịp thời phụ đạo bổ sung ngay. - Phải thực sự quan tâm, gần gũi tạo môi trường thân thiện đối với học sinh. - Biện pháp đưa ra phải thực tiễn với học sinh và áp dụng xuyên suốt trong quá trình học. - Ngôn ngữ của giáo viên phải chuẩn xác giúp học sinh dễ nắm bắt.Phải hướng cho học sinh rèn đọc thông qua các hoạt động như: nghe đọc mẫu, quan sát khẩu miệng người đọc để bắt chước một cách có hiệu quả. - Cách tổ chức thực hiện phải nhẹ nhàng tạo không khí vui tươi học mà chơi, chơi mà học.Không gây căng thẳng, nhàm chán đối với học sinh. VIII/ĐỀ NGHỊ: Rất mong các đồng nghiệp góp ý, bổ sung những thiếu sót của đề tài giúp bản thân hoàn thiền đề tài này và áp dụng vào giảng dạy trong nhà trường ngày một hiệu quả hơn. IX/ PHỤ LỤC: X/TÀI LIỆU THAM KHẢO: TT Tác giả Tên tài liệu Năm xuất Nhà xuất bản bản 1 Nguyễn Tất Dong Tạp chí thế giới trong 209 Bộ Giáo dục ta. và Đào tạo 2 Đặng Thị Lanh Sách Tiếng Việt 1. 2010 Bộ Giáodục và Đào tạo 3 Phan Kế Thái Chuẩn KT- KN. 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> XI/ MỤC LỤC: Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12. Tên đề tài. T Trang. Tên đề tài........................................................................................... 1 Đặt vấn đề......................................................................................... 1 Cơ sở lí luận...................................................................................... 2 Cơ sở thực tiễn.................................................................................. 2 Nội dung nghiên cứu....................................................................... 3-8 Kết quả nghiên cứu.......................................................................... 8 Kết luận............................................................................................ 9 Đề nghị............................................................................................. 9 Phụ lục............................................................................................. 9 Tài liệu tham khảo.......................................................................... 10 Mục lục........................................................................................... 11 Phiếu đánh giá xếp loại................................................................... 12.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

<span class='text_page_counter'>(12)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012- 2013 I/ Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường: Tiểu học Lê Văn Tám 1. Tên đề tài: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI HỌC SINH YẾU LỚP MỘT Ở GIAI ĐOẠN ÂM, VẦN” 2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Bích Nam 3. Chức vụ: Chủ nhiệm lớp 1B 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a/Ưu điểm.............................................................................................................. ........... .................................................................................................................................. .......................................................................................................................b/ Hạn chế................................................................................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 5/ Đánh giá xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường tiểu học Lê Văn Tám thống nhất xếp loại:................ Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên). II/Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT huyện Núi Thành. Sau khi thẩm định, đánh giá đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT huyện Núi Thành thống nhất xếp loại:................ Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên). II/Đánh giá xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam. Sau khi thẩm định, đánh giá đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại:................ Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên).

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×