Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

DONG TAM TU BAT DINH TRONG DAY THON VI DA CUA HANMAC TU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.18 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU</b>


<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


<b>1.1. Thực trạng vấn đề </b>


Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một tài năng độc đáo, một cuộc đời dị biệt,
đầy “hương thơm và mật đắng” đến nay đã được khẳng định và tôn vinh là nhà
thơ lớn của thơ ca Việt Nam hiện đại. Những năm trước đây, các sáng tác của thi
sĩ luôn là tâm điểm của mọi sự tranh cãi khơng có hồi kết. Tuy nhiên, sự đổi mới
của đất nước, đời sống, văn hóa, văn học nghệ thuật trong thời gian gần đây đã
đưa thơ Hàn Mặc Tử trở thành một đối tượng nghiên cứu, trân trọng và mến u
của đơng đảo bạn đọc.


Trong chương trình trung học phổ thơng, thơ của thi sĩ Hàn trích học không
nhiều. nhưng cũng đủ làm xáo động cả một cuốn sách – ngữ văn 11, tập 2.
Chương trình Ngữ văn 11, tập 2, cùng với “<i>Vội vàng</i>” của Xuân Diệu, “<i>Tràng</i>
<i>giang</i>” của Huy Cận,…., “<i>Đây</i> <i>thôn Vĩ Dạ</i>” của Hàn Mặc Tử đã đưa phong trào
Thơ mới ra mắt bạn đọc thay vì lời giới thiệu của người viết sách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ông. Ở đây, người viết khơng nhằm đi vào lí giải lại những tranh cãi trên mà chỉ
mạn phép dừng lại ở một góc phiến diện của bài thơ hay này. Đó là “<i>Dịng tâm</i>
<i>tư bất định trong Đây thôn vĩ Dạ”.</i>


<b>1.2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài</b>


Qua thực tiễn dạy học chương trình ngữ văn 11 nói chung và những bài
thơ trong phong trào Thơ mới cũng như “Đây thôn Vĩ Dạ” nói riêng, người viết
cảm thấy tâm đắc với tác phẩm và mong muốn có thể khơi gợi một hướng tìm
hiểu mới cho tác phẩm này theo cách hiểu của riêng mình. Hi vọng có thể đóng
góp một chút mới mẻ cho việc tìm hiểu tác phẩm này trong sự nhìn nhận của
người đọc, người học. Hơn nữa, người viết cũng muốn dẫn dắt học viên đi theo


một hướng tìm hiểu riêng so với cách hiểu bình thường xưa nay là căn cứ vào hệ
thống câu hỏi trong sách giáo khoa.


<b>1.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài </b>


Để triển khai đề tài này, tôi sẽ sử dụng nhiều phương pháp. Cụ thể, đó là
các phương pháp <i>nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp, so sánh</i>…


Để có thể hiểu được thế nào là dòng tâm tư bất định, đầu tiên tôi sử dụng
phương pháp <i>nêu vấn đề</i> bằng cách đưa ra khái niệm thế nào dòng tâm tư bất
định. Và làm rõ cơ sở của khái niệm nói trên, tôi lại vận dụng phương pháp nêu
vấn đề. Để có thể chỉ ra những biểu hiện của dịng tâm tư bất định trong “Đây
thôn Vĩ Dạ”, tôi sẽ sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH</b>


<b>2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài</b>


Nhắc đến Hàn Mặc Tử, người ta thường nhớ đến “Vị Chúa của Trường thơ
Loạn”. Người ta viết về ông rất nhiều. Nào là những nàng thơ đi qua cuộc đời
ông, nào là tình cảm u thương đùm bọc của ơng đối với các thi sĩ đất Quy
Nhơn và miền Trung, nào là mơ típ trăng, hồn, máu, rồi ảnh hưởng của tơn giáo
và bệnh lý đối với người thi sĩ tài hoa, mệnh bạc,…


Đề cập đến các sáng tác thơ của ông, chúng ta khơng thể khơng nói tới
“<i>Đây</i> <i>thơn Vĩ Dạ</i>”, một tuyệt tác của đời thơ Hàn Mặc Tử. Trong nhà trường phổ
thơng, khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu về tác phẩm này, giáo viên thường căn cứ
vào hoặc là hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc là nội dung từng khổ thơ.
Cũng có người đưa người học tiếp cận từ nội dung đến hình thức nghệ thuật,…
Tuy nhiên, dù ở góc độ nào đi chăng nữa thì người dạy cũng muốn truyền tải tất


cả những cái hay nhất của bài thơ đến người học.


Qua thực tiễn dạy học ở phổ thông mấy năm trước cũng như hệ giáo dục
thường xuyên hiện tại, người viết mong muốn có một sự đổi mới trong việc tiếp
cận tác phẩm nhìn từ góc độ nộ dung. Dù mới thử nghiệm trong năm học trước
nhưng tiết học đi theo phương pháp này đã đưa lại nhiều điều lí thú, bổ ích và
khả quan. Bởi vậy, trong bài viết ngắn này, xin đưa ra những suy nghĩ mới về
tiết học “<i>Đây thôn Vĩ Dạ</i>”.


<b>2.2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thử nghiệm một phương pháp đọc hiểu lạ nên người viết đã mạn phép viết ra
điều này.


Trước tiên, để có thể học tốt tiết học này, giáo viên cho học sinh chuẩn bị
bài trước ở nhà bao gồm đọc tác phẩm nhiều lần và soạn bài theo yêu cầu của
phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Giáo viên yêu cầu các em học
sinh tìm thêm những tài liệu liên quan đến tác giả cũng như bài thơ để hiểu thêm
về cuộc đời và xuất xứ của tác phẩm. Đến lớp, sau khi tìm hiểu qua về cuộc đời
và sự nghiệp của tác giả, giáo viên sẽ yêu cầu một số em nêu lên cảm nhận của
mình về bài thơ cũng như cách tìm hiểu tứ thơ để tạo khơng khí tiết học và
cuốn lớp học vào bài giảng. Sau đó, giáo viên sẽ từng bước gợi ý, dẫn dắt lớp
học đi theo phương pháp học mà giáo viên đã chuẩn bị.


<b>NỘI DUNG</b>


<b>1. Về khái niệm dòng tâm tư bất định</b>


Hầu như, các tác phẩm của nhà thơ Hàn Mặc Tử khơng riêng gì “<i>Đây thơn</i>
<i>Vĩ Dạ</i>” đều thể hiện rõ dòng tâm tư bất định. Vậy thế nào là dòng tâm tư bất
định? Chúng ta có thể nhận thấy rõ sự chuyển đổi liên tục của tình điệu và hình


tượng thơ trong thi phẩm. Tất cả như cứ như một dịng nước trơi chảy vơ định,
một mạch liên tưởng tùy tiện, cóc nhảy. Hay nói cách khác, trong bài thơ này,
văn bản hình tượng có vẻ hỗn loạn song văn bản cảm xúc lại nhất phiến, liền
mạch. Những hình ảnh tán loạn ấy có thể ví như những mảnh vỡ văng ra rất xa
nhau nhưng rồi cuối cùng lại gặp nhau bởi một nỗi lớn, nỗi đau và sự dằng xé
của bệnh tật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

sáng bao nhiêu thì cảnh sơng trăng và sương khói lại âm u bấy nhiêu. Nếu phần
đầu là tâm trạng hi vọng, đợi chờ bao nhiêu thì cuối cùng lại thất vọng bấy
nhiêu. Rồi, tác giả giường như đang mô tả vẻ đẹp lộng lẫy của khu vườn thôn Vĩ
với tư cách của người ở nơi xa ngóng trơng về thì thoắt cái lại ẩn vào cảnh để trở
thành một nhân vật đã về tới, đứng nép mình bên vườn thôn Vĩ,… Thơ Hàn mặc
Tử thường là thế. Ý nọ cách ý kia một khoảng rất lớn, có lúc ngỡ như khơng liên
hệ gì với nhau và thống nhìn có vẻ như đầu Ngơ mình Sở, nhưng nét đặc sắc
của thơ ơng cũng chính ở chỗ ấy. Những ý thơ tưởng như rất xa nhau về ý nghĩa
lại gặp nhau ở cùng một chỗ. Ấy chính là trạng thái cảm xúc. Đấy chẳng phải là
dòng tâm tư bất định hay sao? Tồn bài thơ, mở đầu là thơn Vĩ, rồi cảnh thơn Vĩ.
Cịn sau đó chỉ cịn là tâm tình, tâm trạng được gợi lên do cái đích ban đầu chính
là thơn Vĩ vậy.


<b>2. Cơ sở dẫn đến dịng tâm tư bất định trong “Đây thơn Vĩ Dạ” của Hàn</b>
<b>Mặc Tử</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Có lẽ, chính đời sống thực thể đặc biệt của Hàn Mặc Tử, nhất là ở giai
đoạn sau, lúc nào cũng chập chờn bất định giữa thực tại và chiêm bao, giữa cõi
thực và mộng đã phần nào thể hiện rõ nét yếu tố bất định trong thơ ơng nói
chung và “<i>Đây thơn Vĩ Dạ</i>” nói riêng. Bước vào thế giới thơ Hàn Mặc Tử, người
đọc không tránh khỏi cảm giác phân tâm bởi dường như tâm trí khơng sao theo
kịp mạch vận động bất định của các hình ảnh nhưng lịng lại bị cuốn theo bởi
cảm xúc đau thương với những sắc thái, cung bậc khác nhau. Dòng tâm tư ngầm


chảy bên dưới bài thơ cuốn theo lớp hình ảnh dày đặc trên bề mặt tác phẩm. Đây
chính là những cơ sở dẫn đến dòng tâm tư bất định trong bài thơ mà người viết
sẽ trình bày ở phần sau.


<b>3. Sự thể hiện dịng tâm tư bất định trong “Đây thơn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc</b>
<b>Tử</b>


Bài thơ gồm ba khổ, nhịp thơ chậm rãi, dìu dặt, hiu hắt, tơ đậm thêm tâm
trạng u hoài, nhớ tiếc, ngẩn ngơ với những kỉ niệm đẹp, buồn khó có đến hai lần
trong cuộc đời tác giả và nỗi hoài nghi xa vời mà da diết. Và mỗi khổ được ví
như một bài thơ tứ tuyệt vi diệu mà mỗi bài thơ đều mang sẵn trong nó những
nét đẹp của một bức tranh tồn thiện tồn mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

gặp và yêu trong thời gian làm thư kí cơng nhật cho Sở đạc điền Quy Nhơn dưới
quyền thân phụ cơ là ơng Hồng Phùng, năm đó Hàn Mặc Tử mới 20 tuổi.


Theo nhiều tài liệu ghi lại thì khơi nguồn cho cảm xúc của bài thơ là sau
khi nhà thơ gửi tặng Hoàng Cúc tập thơ “<i>Gái quê</i>”, Hàn Mặc Tử liền nhận được
bức ảnh phong cảnh Huế có hình người chèo đị trên sơng Hương với lời cầu
mong chóng lành bệnh. Hàn Mặc Tử đã gửi lại Hoàng Cúc lời cảm tạ chân thành
kèm theo bài thơ bất hủ “<i>Đây thôn Vĩ Dạ</i>”. Tuy nhiên, khi đi vào khám phá tác
phẩm này, không nên căn cứ quá sâu và xem nó như những chất liệu của hiện
thực đời sống vì như thế sẽ làm giảm đi giá trị thẩm mĩ của bài thơ. Mà căn cứ
quan trọng hơn cả vẫn là văn bản trích dẫn.


Mở đầu khổ thơ thứ nhất là một câu hỏi tu từ: “<i>Sao anh không về chơi</i>
<i>thôn Vĩ?”</i> rất có dụng ý và mang nhiều cách hiểu khác nhau, có thể là lời của cơ
gái thơn Vĩ mà tác giả tưởng tượng ra hay cũng có thể là lời chính tác giả tự hỏi
mình, trách mình, là ước ao thầm kín được về thăm thơn Vĩ,…Nhưng dù là ai
hay cách hiểu nào đi nữa thì câu hỏi mở đầu cũng vừa là lời trách móc nhẹ nhàng


lại vừa là lời mời gọi thiết tha về với thôn Vĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

cau” và “mới lên” cho thấy vẻ riêng của nắng miền Trung, nắng Huế. Đó là ánh
nắng đầu tiên của một ngày, mới mẻ, ấm áp. Nó khơng phải là nắng ban mai hay
nắng mai như cách nói thơng thường mà đó là nắng mới lên trong trẻo, tinh
khiết. Hình ảnh thơ khiến ta bồi hồi nhớ đến “<i>Nắng mới</i>” của Lưu Trọng Lư
“Mỗi lần nắng mới hắt bên song/ Xao xác gà trưa gáy não nùng”. Rồi hình ảnh
nắng hàng cau, nghe qua có vẻ rất lạ nhưng đi vào cắt nghĩa mới thấy hết được
vẻ hay của ý thơ. Chúng ta đều biết, trong vườn, cau thường là cây cao nhất nên
tất sẽ đón được ánh nắng sớm nhất. Vì thế, nắng hàng cau là thứ nắng thanh tân,
tinh khôi, là nắng thiếu nữ. Khi ánh nắng chiếu vào thân cau, đổ xuống từng đốt
cau rồi bỗng nhiên lan tỏa khắp khu vườn. Bởi vậy cho nên, cau được người ta ví
như cây thước của thiên nhiên, được dựng sẵn trong vườn dùng để đo mực nắng.
Tác giả Hồng Nguyên cũng đóng góp một hình ảnh góp phần làm giàu thêm vẻ
đẹp của nắng hàng cau: “Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau”. Vì đó mà hình
ảnh khu vườn trở nên xanh mướt, mướt và xanh không thể sánh với bất cứ hình
ảnh nào ngồi màu xanh của sắc ngọc. So sánh xanh như ngọc làm hiện rõ vẻ
quý phái, sang trọng của lá hoa trong vườn (“Đổ trời xanh ngọc qua mn lá”,
Xn Diệu). Mướt chứ khơng phải mượt. Đó là vẻ mượt mà, óng ả, đầy xuân
sắc, màu xanh mỡ màng, tràn trề nhựa sống. Có thể nói sau một đêm được tắm
gội bởi những giọt sương mát lành, sáng ra lại được đánh thức bởi những ánh
nắng hồng ban mai cứ rót dần và lan tỏa khắp khu vườn thành một đảo ngọc.
Câu thơ hay không chỉ hay ở những gì nó mang sẵn mà cịn vì những gì nó có
thể gợi ra để người đọc đồng sáng tạo. Nhà thơ Xuân Diệu đã không quá lời khi
nhận xét về vườn Vĩ Dạ xinh xinh như “ <i>bài thơ tứ tuyệt</i>”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

tranh cãi cho người đọc. Có người cho rằng đó là khn mặt của cơ gái thôn Vĩ,
khuôn mặt của người ngay thẳng, phúc hậu theo quan niệm truyền thống. Người
khác lại cho rằng đó là khn mặt của chàng trai thơn Vĩ. Rồi thì khn mặt của
chính chủ thể trữ tình . Kẻ lại cho đó là khn của sổ hình vng… Song, dù


hiểu theo cách nào thì đó cũng là hình ảnh của con người và cuộc sống nơi thôn
Vĩ. Cách miêu tả theo lối cách điệu hóa tức chỉ gợi lên vẻ đẹp của con người,
không chỉ rõ cụ thể là ai càng làm cho bức tranh thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong
trẻo, gợi cảm và đầy sức sống hơn. Qua đó chúng ta thấy được thiên nhiên, con
người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.


Như vậy, ở khổ thơ thứ nhất, mỗi câu là một chi tiết vườn. tất cả được hòa
nhập và ánh lên một vẻ đẹp thanh tú. Cảnh sắc thôn Vĩ, vườn thơn Vĩ là của thế
giới ngồi kia, vườn trần gian. Cảnh sắc ấy được nhìn qua lăng kính của mặc
cảm chia lìa nên những vật tưởng như đơn sơ nhất cũng trở nên vô cùng lộng lẫy.
Về với thôn Vĩ là việc bình thường với bao người, song đối với Hàn lại là một
ước ao, ước ao quá tầm tay với. Hay có thể lấy lời của một nhà nghiên cứu phê
bình nọ để kết lại cho khổ thơ đầu này, rằng: Khổ một chính là một ước ao thầm
kín ngấm ngầm bên trong lại cất lên như một lời mời mọc từ bên ngoài, nỗi hoài
niệm âm u lại mang gương mặt sáng của khát khao rực rỡ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

của tác giả “dòng nước buồn thiu”. Nguyễn Du rất đúng khi cho rằng “Người
buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.


Cách ngắt nhịp 4/3 trong câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây” với
hai vế tiểu đối gợi tả một khơng gian gió, mây chia lìa, đơi ngả như một nghịch
cảnh đầy ám ảnh. Người ta nói “Thơ là sai ngữ pháp” quả khơng sai vì nó đã
chấp nhận những cách nói vơ lí của ngơn ngữ thơ và nhận ra cái hợp lí của
người thơ ẩn trong “cái bề sau, bề sâu, bè xa” ( Chế Lan Viên). Theo lẽ thường
thì gió thổi, mây bay, phải chăng mặc cảm chia lìa đã chia xa những thứ vốn
không thể chia tách ấy?


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Khác với ban ngày, thiên nhiên xứ Huế về đêm ngập tràn ánh trăng
“Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó”. Có phải chính cuộc sống trần giới với bao vẻ
đẹp trong sáng ấy càng ngày càng tuột khỏi tầm tay nên thi sĩ mới quay về với


trăng, nguồn an ủi, động viên, sự bám víu cuối cùng cho cuộc đời mình.


Hình ảnh sơng trăng khiến người đọc có cảm tưởng như mình đang đứng
trước dịng sơng được dát bạc bởi sự lộng lẫy, lung linh của nó. Có thể nói, đây
là một trong những câu thơ hay nhất của tác giả trong bài thơ này. Hình ảnh
thuyền ai gợi lên bao ngỡ ngàng, bang khuâng, vừa quen, vừa lạ, man mác như
điệu hò xứ Huế được đặt cùng với hình tượng sơng trăng nên thơ càng nổi bật
thần thái, vẻ đẹp thân thương của thiên nhiên Vĩ Dạ. Khơng phải đến Hàn Mặc
Tử, hình ảnh sơng trăng mới được ra đời, mà trước đó, thi ca cũng đã ghi nhận
những ý thơ tuyệt mĩ về hình ảnh này. Đó là hình ảnh “Thuyền ai đậu bến Cô
Tô” (Trương Kế đời Đường), “Sông xuân sao chẳng sáng ngời trăng” (<i>Xuân</i>
<i>giang hoa nguyệt dạ</i>, Trương Nhược Hư), rồi thơ ca Việt Nam cũng có hình ảnh
“gió trăng chứa một thuyền đầy” (Nguyễn Công Trứ) hay “Trăng sơng Trà – như
tấm gương soi dịng nước bạc” ( Cao Bá Quát). Cho nên, đây là một sự kế thừa,
sáng tạo nhưng cũng là đóng góp mới mẻ vào kho tàng thơ ca viết về đề tài
‘trăng”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

với ý thơ trên, hình ảnh con thuyền chở trăng là gì nếu khơng chính là chở tình
u và bến sơng trăng chính là đến với bến bờ hạnh phúc. Nhưng tại sao tác giải
lại nói “Có chở trăng về kịp tối nay?” Có lí do nào khiến cho con thuyền không
thể về kịp bến sông trăng ấy? Nếu khổ thơ thứ nhất là cảnh đẹp buổi sáng trong
hồi niệm, trong khao khát trở về thì khổ hai là cảnh đẹp ban đêm của thôn Vĩ ,
nhưng ở đây đay đã chuyển sang thì hiện tại, nhuốm màu đau đớn bởi sự tuyệt
vọng, chia lìa. Cho nên mới có cái ý nguyện níu kéo, khắc khoải chơi vơi. Phải
chăng chỉ là sự tưởng tượng của nhà thơ bởi vì khát vọng, khát vọng yêu, khát
vọng được hịa nhập và chiếm lĩnh tình u, cuộc sống của một cái tôi đau
thương quá lớn? Kịp để sống chạy đua với thời gian. Kịp để được hưởng tối đa
hạnh phúc nơi trần giới bởi đời quá ngắn và cái chết sẽ chờ đợi tất cả ở cuối con
đường. Với Hàn Mặc Tử nó càng quan trọng hơn nữa bởi lưỡi hái tử thần đã kề
cạnh sau lưng chàng. Người ta nói “Thơ là sự lên tiếng của thân phận’ hẳn khơng


sai với Hàn chút nào. Như vậy, có thể nói sang khổ thơ thứ hai này một ước ao
vơ cùng khẩn thiết lại biến thành một hồi vọng chới với đến nghẹn ngào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

hiểu nôm na mà cho rằng “Áo em trắng q nhìn khơng ra” là bởi lẫn vào sương
khói. Nhưng thực ra, câu thơ là một tiếng kêu , một cách cực tả sắc trắng ở mức
tuyệt đối, tuyệt cùng. Đến đây, mơ tưởng da diết, khắc khoải hơn hết vẫn là dành
cho con người, vẫn hướng tới con người vì với tác giả, mất mát lớn nhất, niềm
đau thương lớn nhất là phải chia lìa với người mình yêu, với thế giới ngoài kia
vậy.


Đến đây, tác giả quay trở về với thực tại. Hình ảnh “sương khói mờ nhân
ảnh” nhằm chỉ cho cảnh vật và con người hư ảo, xa xôi. Hiện thực hư ảo, mờ
nhịe càng lúc càng chìm vào cõi mộng. giường như, tác giả càng cảm nhận rõ
hơn cái xa xơi, hư ảo của hạnh phúc và tình u. Cuộc đời ngồi kia vẫn cứ diệu
kì nhưng vẫn cách xa nghìn thế giới vời Hàn. Chỉ cịn lại chút tình là sợi dây duy
nhất níu giữ cuộc đời ơng với Ngoài kia nhưng sao cũng mong manh, xa vời q.
“Ai biết tình ai có đậm đà?” …..Câu hỏi cuối cùng khép lại bài thơ như một
tiếng thở dài hay là lời cầu mong? Hẳn là cả hai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

thơ Hàn Mặc Tử, không nên đọc theo đề tài, sự việc mà phải tìm ra diễn biến tâm
trạng của thi nhân, cái “mạng vi mạch” của ‘cơ thể” tác phẩm.


<b>KẾT LUẬN</b>



<b>“Đây thôn Vĩ Dạ” được coi là một trong những bài thơ tình hay nhất của</b>
Hàn Mặc Tử. Bài thơ được viết theo thể cách, thành những khổ chỉnh tề, vuông
vức. Mỗi khổ tựa một bài thơ tứ tuyệt nhỏ nhắn, xinh xinh. Tồn bài thơ là tình
u thiết tha man mác đượm vẻ u buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hòa
với lòng người, cái thực là cái mộng, huyền ảo và cụ thể hòa vào nhau. Phải
bằng tri giác và trí tưởng tượng mới có thể cảm nhận hết được cái hay, đặc sắc


của thi phẩm này.


Bằng kiến thức còn hạn chế của bản thân, người viết đã đi vào làm rõ chủ
đề mà mình đang nói đến. Đó là “Dịng tâm tư bất định” trong Đây thôn Vĩ Dạ.
Vẫn biết sẽ không bao giờ là hoàn thiện nếu chỉ riêng suy nghĩ của cá nhân. Cho
nên, người viết hi vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét và phản
hồi của quý độc giả để đề tài được toàn diện hơn. Với lại, đây chỉ là một phần
rất nhỏ của tác phẩm này. Sự mời gọi của nó vẫn ln tha thiết đối với những ai
yêu thích và muốn khám phá nét độc đáo, riêng biệt của thi phẩm này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



1. Lê A (Chủ biên) (2008), <i>Hướng</i> <i>dẫn dạy học Ngữ văn 11</i>, tập 2, Nxb Giáo
dục, Phúc Yên.


2. Phan Cự Đệ, Nguyễn Toàn Thắng (Tuyển chọn và giới thiệu) (2007), <i>Hàn</i>
<i>Mặc Tử về tác gia và tác phẩm, </i>Nxb Giáo dục, Huế.


3. Nguyễn Văn Đường (2009), <i>Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11</i>, tập 2, Nxb Hà
Nội, Phúc Yên.


4. Dzũ Kha (Sưu tầm và biên soạn) (2006), <i>Hành</i> <i>trình đến với Hàn Mặc Tử,</i>


Nxb Hội nhà văn, Quy Nhơn.


5. Mã Giang Lân (Tuyển chọn và biên soạn) (2000), <i>Thơ Hàn Mặc Tử và những</i>
<i>lời bình</i>, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.


6. Phan Trọng Luận (2008), <i>Thiết kế bài học Ngữ văn 11, </i>tập 2, Nxb Giáo dục,
Tp. Hồ Chí Minh.



7. Nhiều tác giả (2005), <i>Giảng văn văn học Việt Nam</i>, Nxb Giáo dục, Thanh
Hóa.


8. Nhiều tác giả (2006), <i>Ngữ văn 11</i>, tập 2, Nxb Giáo dục, Tp. Đà Nẵng.
9. Chu Văn Sơn (2006), <i>Ba đỉnh cao thơ mới</i>, Nxb Giáo dục, Hà Nội


10. Hoài Thanh – Hoài Chân (2000), <i>Thi nhân Việt Nam</i>, Nxb Văn học, Hà Nội.
11. Đỗ Lai Thúy (2000), <i>Mắt thơ</i>, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.


</div>

<!--links-->

×