Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Su dung do dung truc quan trong day hoc toan 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.62 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>

<b>CHUYÊN ĐỀ:</b>


<b>SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY – HỌC TOÁN </b>
<b>LỚP MỘT</b>


<b> I . ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>


<b> Trong các môn học ở Tiểu học, mơn Tốn có một vị trí quan trọng. Mơn Toán trang </b>
bị cho các em kiến thức, kỹ năng để ứng dụng trong đời sống. Mơn Tốn đóng góp
một phần rất quan trọng trong việc rèn luyện ý nghĩ, phương pháp suy luận, pháp giải
quyết vấn đề… Nó đóng góp vào việc phát triển trí thơng minh, cách suy nghĩ độc lập,
linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan
trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế
hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Do vậy giáo viên và học sinh cần có kỹ năng
trong việc sử dụng trực quan ở các tiết học nói chung và ở một tiết học Tốn nói riêng
dẫn đến tiết học đạt hiệu quả cao.


II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG TRỰC QUAN
<b> a. Thuận lợi:</b>


- Sách giáo khoa mới có các kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ(
ước tính kênh hình nhiều gấp đôi kênh chữ và số).


- Nhà trường tạo điều kiện mua sắm đồ dùng cần thiết cho giảng dạy.
- Mỗi lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dùng dạy học Tốn.


- Có hệ thống bảng chống lố, bảng phụ, chữ viết của giáo viên rõ ràng, cẩn thận, trình
bày trên bảng một cách khoa học.


- Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán.
- Trường đã động viên giáo viên tự làm đồ dùng dạy học..



- Chương trình tốn hiện nay có cấu trúc đồng tâm, lơgic, thuật ngữ Tốn học chính
xác, rõ ràng, phù hợp với tư duy trẻ. Vì vậy học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới và áp
dụng để làm bài tập.


<b>b. Khó khăn:</b>


+ Do nội dung dạy Tốn mang tính trừu tượng.


+ Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều.


+ Một số giáo viên chưa thường xuyên sử dụng trực quan hoặc còn ngại sử dụng đồ
dùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>III- SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC HÌNH MINH HOẠ VÀ CÁC ĐỒ DÙNG DẠY </b>
<b>HỌC TỐN LÀ THIẾT THỰC GĨP PHẦN ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG </b>
<b>PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở LỚP 1.</b>


Do đặc điểm về tâm lý và trình độ học tập của học sinh ở mỗi lớp( Một), việc sử
dụng loại hình minh hoạ nào hoặc loại hình dạy học nào, với mức độ trực quan nào
đều được cân nhắc kĩ lưỡng. Cần phải căn cứ vào đối tượng học sinh cụ thể để lựa
chọn nội dung và phương pháp dạy học sao cho có thể hỗ trợ học sinh đạt được các
mục tiêu cơ bản của bài học. Đối với các hình minh hoạ và đồ dùng dạy học ở lớp
Một, giáo viên cũng phải sử dụng đúng mức, không được coi nhẹ nhưng cũng phải
tránh “ lạm dụng”. Vì vậy giáo viên nên tìm hiểu kĩ, cân nhắc sử dụng hình minh hoạ,
các đồ dùng dạy học ở mỗi dạng bài, ở mỗi giai đoạn học tập.


<b>IV- MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRỰC QUAN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT </b>
<b>LƯỢNG DẠY VÀ HỌC</b>



1. Có các phương tiện trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh
Ở lớp Một, các đồ dùng học toán là các vật thực (bông hoa, lá cây, quả cà chua,...),
các tranh ảnh về các vật gần gũi với học sinh( cây, hoa, lá,...) các mơ hình, vật tượng
trưng (hình vng, hình chữ nhật, hình tam giác, chấm trịn, que tính, ...). Mỗi học
sinh lớp 1 đều được trang bị một bộ đồ dùng học tốn. Ngồi ra sách giáo khoa cịn
có các kênh hình rất đẹp, màu sắc phong phú gây hứng thú cho học sinh.


2. Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng học toán ở lớp Một


Giáo viên nên tổ chức, hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập, học sinh phải
huy động mọi giác quan( tay cầm, mắt nhìn, tai nghe, ...)và đặc biệt là phải hoạt động
trên các đồ dùng học tập đó để nhận biết, tìm tịi, củng cố kiến thức mới.


* Ví dụ 1:


Ở lớp 1, khi dạy bài: “ Các số 1, 2, 3” thầy cùng trị cần có các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật
cùng loại. Chẳng hạn: 3 bông hoa, 3 hình vng, 3 con bướm, 3 hình trịn, ..., 3 tờ bìa.
Trên mỗi tờ bìa viết sẵn một trong các số 1, 2, 3; 1 chấm tròn, 2 chấm tròn, 3 chấm
tròn.


Giáo viên cần giới thiệu từng số 1( 2, 3) theo các bước sau:
Bước 1:


Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm chỉ có một phần tử( từ cụ thể đến
trừu tượng, khái qt), chẳng hạn: bức ảnh(mơ hình) có một con chim, bức tranh có
một cơ gái, tờ bìa vẽ một chấm trịn, bàn tính có một con tính, ... Mỗi lần cho học sinh
quan sát một nhóm đồ vật, học sinh nêu, chẳng hạn: học sinh chỉ vào bức tranh và nói:
“ Có một bạn gái, có một con chim, có một chấm trịn, ...”


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


Hỏi: Có mấy con chim? - Có một con chim.


Hỏi: Có mấy bạn gái? - Có một bạn gái.
Hỏi: Tờ bìa vẽ mấy chấm


trịn?


- Tờ bìa vẽ một chấm trịn.
Hỏi: Bàn tính có mấy con


tính?


- Bàn tính có một con tính.


- Học sinh nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng một.
Sau đó giáo viên chốt( chỉ vào từng nhóm đồ vật và nói): Một con chim bồ câu, một
bạn gái, một chấm trịn, một con tính, ... đều có số lượng là một.


<b>-</b> Ta dùng số một


- chỉ số lượng mỗi nhóm đồ vật đó; số một viết bằng chữ số một, viết
- Giáo viên viết mẫu: 1


- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết, học sinh chỉ vào
từng chữ số và đều đọc là: Một


- Giới thiệu số 2, số 3 tương tự như giới thiệu số 1.
Bước 3:


Học sinh chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương để đếm xem có bao nhiêu hình, rồi


đếm từ 1 --> 3, ( một, hai, ba) rồi đọc ngược lại( ba, hai, một).


* Ví dụ 2:


Khi dạy bài: “ Các số 1, 2, 3, 4, 5”


- Mục tiêu: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 4 và số 5. Biết đọc, viết
các số 4, 5. Biết đếm từ 1--> 5 và đọc các số từ 5--> 1. Nhận biết số lượng câc nhóm
có từ 1 đến 5 đồ vật và thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5.


- Chuẩn bị đồ dùng:


+ Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. Mỗi chữ số 1, 2, 3, 4, 5 cần viết trên một
tờ bìa.


+Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.


Ngoài việc kiểm tra bài cũ, sang bài mới giáo viên cần:
. Giới thiệu từng số 4, 5.


. Tương tự giới thiệu số 1, 2, 3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

vào ô trống.


<b>-</b> Có 1 ngôi nhà, 2 ô tô, 3 con ngựa.


Giáo viên treo tranh Học sinh quan sát tranh và
trả lời


Hỏi: Có bao nhiêu bạn


đang cười?


- Có 4 bạn.
Hỏi: Có bao nhiêu cái kèn? - Có 4 cái kèn.
Hỏi: Có bao nhiêu chấm


trịn?


- Có 4 chấm trịn.
Hỏi: Có bao nhiêu que


tính?


- Có 4 que tính.


- Giáo viên chỉ từng tranh và nói: Có 4 bạn, 4 cái kèn, 4 chấm trịn, 4 que tính, đều
có số lượng là 4. Ta dùng số 4 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó; số bốn viết
bằng chữ số bốn: viết như sau:


- Giáo viên ghi: 4


- Học sinh quan sát chữ số 4 in, chữ số 4 viết. Học sinh chỉ vào từng chữ số 4 và
đều đọc là: Bốn


- Bằng đồ dùng trực quan, các em nhận ra các nhóm đồ vật có số lượng là 4.
Tiếp đó học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa Toán 1/ trang 14 tương tự giới
thiệu số 4; bằng trực quan giáo viên giới thiệu số 5.


- Đếm số ô vuông trong từng cột( từ trái sang phải hình 1, 3 rồi nêu số ô vuông).
- Học sinh chỉ vào các số viết dưới dạng cột các ô vuông và đọc:



+ Một, hai, ba, bốn, năm.
+ Năm, bốn, ba, hai, một.


- Học sinh viết số còn thiếu vào ơ tróng của hai nhóm ơ vng dịng dưới, rồi
đọc các số ghi trong từng nhóm ơ vng.


- Học sinh được củng cố các kiến thức về số 4( 5) bằng hệ thống bài tập thực
hành.


Bài 1/15 SGK


. Học sinh đọc yêu cầu của bài: Viết số
. Giáo viên hướng dẫn quy trình viết số 4, 5


. Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát, học sinh viết bảng con.
Bài 2/ 15 SGK


* Thực hành nhận biết số lượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

với hình vẽ mà các em đếm được.


( Học sinh quan sát từng hình, đếm từng nhóm đồ vật rồi ghi kết quả đếm được vào ơ
trống).


Hỏi: Có bao nhiêu quả táo? - Có 5 quả táo, ghi ơ trống (5 )
- Dưới tranh nhóm cây dừa ghi


số mấy?



- Ghi số 3 vì em đếm được 3
cây dừa


- Hãy ghi số đồ vật em đếm
được vào ơ trống của từng
hình.


- Ô tô ghi 5
- áo ghi 2
- Quả cà ghi 1
- Chậu hoa ghi 4
=> Tại sao ở hình 3 em lại ghi


số 5?


- Vì em đếm được 5 cái ơ tơ
- Ở hình 4 em điền số mấy? - Em ghi số 2 vì có 2 chiếc áo.


Bằng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh quan sát tranh trả lời để các em
khắc sâu kiến thức bằng trực quan.


3. Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang dạng
trừu tượng hơn


 Ví dụ 3: Chẳng hạn khi dạy bài số 6, giáo viên cần xác định rõ:
 + Mục tiêu:


- Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 6. Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh
các số trong phạm vi 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số
từ 1 đến 6.



- Xác định được mục tiêu chính của bài rồi, giáo viên cần:
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:


- Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại.


- Sáu miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 6 trên từng miếng bìa.
- Sách giáo khoa, que tính, bộ đồ dùng học toán.


Bước 1:


- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh
Hỏi: Trong tranh có mấy bạn


đang chơi?


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Tất


cả có 6 bạn.


- HS nhắc lại: có 6 bạn.


Qua việc sử dụng trực quan là tranh vẽ, học sinh hình thành số 6( là 5 thêm 1)
- Học sinh lấy 5 hình trịn, lấy


thêm 1
hình trịn.


- Học sinh thực hiện và nói:
năm hình trịn thêm một hình


trịn là sáu hình trịn.


- Học sinh được trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan để khắc sâu kiến thức.
- Học sinh quan sát tranh vẽ


sách giáo khoa.


- Năm chấm tròn thêm một chấm
tròn là sáu chấm tròn.


- Năm con tính thêm một con
tính là sáu con tính.


- Giáo viên chỉ vào các tranh vẽ,
các nhóm đồ vật.


- Có sáu bạn, sáu chấm trịn, sáu
con tính.


=> Tất cả các tranh vẽ, các nhóm đồ vật đều có số lượng
Bước 2:


- Giáo viên giới thiệu: chữ số 6 in, chữ số 6 viết.
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- Học sinh đọc: Sáu.


- Học sinh viết bảng con: 6
Bước 3:


Nhận biết thứ tự của số 6:



- Học sinh được thực hành trên trực quan để củng cố, khắc sâu kiến thức. Học sinh
dùng que tính đếm xi, ngược. Sau đó học sinh đếm bng( khơng dùng que tính
đếm). Học sinh nhìn vào dãy số nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6;
số 6 đứng liền sau số 5.


Như vậy, việc sử dụng trực quan trong việc hình thành số 6 được tiến hành theo
từng giai đoạn, phù hợp với sự phát triển trí tuệ của trẻ được nâng dần lên ở từng mức
độ cụ thể( trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng), tránh dùng trực quan không
cần thiết.


4. Không lạm dụng phương pháp trực quan:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

phương pháp trực quan, do đó sẽ hạn chế khả năng phát triển của học sinh, tạo điều
kiện cho học sinh ngại suy nghĩ, ngại sử dụng trí tưởng tượng, làm việc máy móc,
thiếu linh hoạt.


* Ví dụ 4: Khi dạy bài “ Phép cộng trong phạm vi 7”.
+ Mục tiêu:


Giúp học sinh tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng. Thành lập và ghi nhớ bảng
cộng trong phạm vi 7. Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.


+ Đồ dùng:


Sử dụng đồ dùng học toán lớp một. Bằng đồ dùng trực quan( que tính, hình vng,
hình trịn, hình tam giác) hướng dẫn cho học sinh lập và ghi nhớ bảng cộng.


+ Phép cộng: 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7
Bước 1:



Học sinh quan sát hình vẽ nêu thành vấn đề cần giải quyết


“ Có 6 hình tam giác, thêm 1 hình tam giác nữa. Hỏi tất cả có mấy hình tam
giác?”.


- Giáo viên chốt
Bước 2:


- Giáo viên chỉ vào hình vẽ và nêu: “ Sáu cộng một bằng mấy?”
- “Sáu cộng một bằng bảy”. Giáo viên ghi: 6 + 1 = 7


- Đọc: “Sáu cộng một bằng bảy”. Học sinh đọc lại, học sinh tự điền kết quả (7)
vào phép tính.


Bước 3:


- Giáo viên nêu: “ Một cộng sáu bằng mấy?” (Bảy)
- Giáo viên ghi: 1 + 6 = 7. Học sinh đọc cả hai phép tính.
- Học sinh nhận xét: “ Lấy 1 cộng 6 cũng như lấy 6 cộng 1”
+ Phép cộng: 5 + 2 = 7 và 2 + 5 = 7


4 + 3 = 7 và 3 + 4 = 7


theo 3 bước tương tự như với 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7


+ Học sinh quan sát tranh hình vng, chấm trịn, tự nêu bài tốn và ghi phép
tính.


+ Sau khi bằng đồ dùng trực quan, học sinh đã lập được công thức cộng trong


phạm vi 7 rồi, yêu cầu học sinh đọc và học thuộc.


+ Giáo viên xoá bảng, học sinh nhớ và đọc thuộc lại phép cộng trong phạm vi 7,
vận dụng bảng cộng vừa được học vào việc thực hành các phép tính trong bài tập thực
hành. Trong khi làm bài tập, học sinh không càn sử dụng các mẫu vật( que tính, hình
trịn, hình vng, ...) mà ghi nhớ việc lập bảng cộng để thực hiện các bài tập, ghi ngay
kết quả phép tính.


5. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học đặc biệt là sử dụng các phương tiện dạy học
hiện đại:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

a. Đồ dùng trực quan cần đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tính thẩm mỹ,
tính kinh tế và được sử dụng một cách thuận lợi.


b. Đối với giáo viên:


- Cần nắm vững nội dung, yêu cầu của bài dạy để chuẩn bị đồ dùng trực quan
cho hợp lý.


- Ngôn ngữ truyền đạt cho học sinh cần ngắn gọn, dễ hiểu và chính xác.
- Việc sử dụng đồ dùng trong một tiết dạy cần được cân nhắc, tính tốn cụ
thể( cất lúc nào, sử dụng lúc nào, như thế nào cho hợp lý?)


- Người giáo viên cần phải sử dụng trực quan thường xuyên, sử dụng máy tính
thành thạo.


- Khi sử dụng trực quan, mọi học sinh phải được nhìn thấy. Các hình ảnh, nội
dung đưa lên màn hình phải đẹp , chuẩn.


- Tự mình làm những đồ dùng đơn giản, dễ sử dụng, sử dụng thuận tiện.



- Luôn tự học, tự bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp các trường bạn để nâng cao trình
độ nghiệp vụ.


- Chữ viết của giáo viên ở trên bảng, vở phải đẹp, rõ ràng.


- Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là sử dụng các phương tiện dạy
học hiện đại.


c. Với học sinh:


- Nếu là trực quan của học sinh( thầy hướng dẫn học sinh thực hành thì mọi học
sinh đều phải có).


- Cần chuẩn bị đồ dùng để học tập.


<b>-</b> Đồ dùng học tập cần được bảo quản và giữ gìn .
<b>VI. KẾT LUẬN</b>


Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Toán cho học sinh lớp Một đã mang
lại kết quả nhất định. Sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng mức độ, kịp thời thì
hiệu quả cao. Việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các mơn học nói chung
và dạy học tốn nói riêng rất hiệu quả, nhất là phần sử dụng trực quan cho học sinh
trong giờ dạy học toán.


Đại Hiệp, ngày 2 tháng 11 năm 2012
Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>

<!--links-->

×