Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi HSG lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.75 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường TH&THCS Lê Văn Hiến. ĐỀ ĐỀ XUẤT. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao, nhận đề). ĐỀ BÀI Câu 1: (10 điểm): “Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn”. (Bài 3 - SGK Lịch sử 9). Em hãy: 1. Phân chia các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945; Nêu nội dung chủ yếu và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn; 2. Nêu một cách khái quát các đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945. Câu 2: (4.0 điểm): Những khó khăn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của các nước Châu Phi hiện nay. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn đó? Câu 3: (6.0 điểm): Các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 1. Chính sách đối nội, đối ngoại. 2. Nguyên nhân của sự liên kết khu vực và quá trình hình thành, phát triển của nó. …………………………………………… Hết …………………………………….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: LỊCH SỬ 9 CÂU. NỘI DUNG. 1. 1. Phân chia các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945; Nêu nội dung chủ yếu và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn; * Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX: - Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Khởi đầu là nhân dân Đông Nam Á đã lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, trong đó tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào - Phong trào đấu tranh lan rộng sang Nam Á, Bắc Phi và Mĩ La-tinh. Nhiều nước giành được độc lập: Ấn Độ (1946-1950), Ai Cập (1952), Cu Ba (1959), năm 1960 là “Năm châu Phi” - Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. * Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX: - Nội dung chủ yếu là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao. Chính quyền ở Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho các nước đó. * Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX: - Nội dung chủ yếu là phong trào đấu tranh của nhân các nước ở Nam Phi nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (hay còn gọi là chế độ A-pácthai) - Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ, gian khổ cuối cùng chính quyền thực dân đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. - Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ La-tinh bước sang chương mới: Củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. 2. Nêu một cách khái quát các đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945. - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra với khí thế sôi nổi, mạnh mẽ. Khởi đầu từ Đông Nam Á, Tây Á, châu Phi, tới Mĩ La-tinh. - Lực lượng tham gia: Đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc. Lực lượng chủ yếu và đi đầu là công nhân và nông dân.. ĐIỂM. (10) 0,5 1. 0,5. 0,5 0,5 1. 0,5 0,5. 0,5 0,5. 1 1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. 3. - Giai cấp lãnh đạo: Phần lớn ở các nước là giai cấp tư sản dân tộc. Ở một số nước, phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Hình thức đấu tranh: Đa dạng, phong phú như biểu tình, bãi công, nổi dậy... Ở một số nước nhân dân đã tiến hành đấu tranh giành chính quyền như Việt Nam, Cu Ba, An-giê-ri... Những khó khăn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của các nước Châu Phi hiện nay. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn đó? - Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, đã thu được nhiều thành tích nhưng chưa đủ sức làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của châu Phi. - Nhiều nước châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Chiến tranh tàn phá, sản xuất đình đốn, chi phí lớn cho mua sắm vũ khí ... - Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định: Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần và bệnh tật ... - Có nhiều nguyên nhân đưa tới tình trạng đó, nhưng chia rẽ và xung đột, nội chiến đã và đang làm cho các nước châu Phi lâm vào những thảm họa đau thương. - Trong những năm gần đây các nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực. Các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 1. Chính sách đối nội, đối ngoại; * Đối nội: - Giai cấp tư sản cầm quyền luôn tìm cách thu hẹp các quyền tự do, dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ. * Đối ngoại: - Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây. - Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4-1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Các nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự. 2. Nguyên nhân của sự liên kết khu vực và quá trình hình thành, phát triển của nó. * Nguyên nhân của sự liên kết: - Nhằm hình thành một thị trường chung châu Âu để dần dần xóa bỏ hàng rào thuế quan; - Để có chính sách thống nhất trong nhiều lĩnh vực; - Để mở rộng thị trường; - Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. * Quá trình hình thành và phát triển: - Tháng 3 – 1957 sáu nước Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-. 1 1. (4.0) 0,5. 1 1. 1. 0,5. (6.0). 1 0,5 0,5. 0,5. 0,5 0,5 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> xăm-bua thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) - Năm 1991, cộng đồng kinh tế châu Âu mang tên mới Liên minh châu Âu (EU). - Năm 1999, số thành viên của EU là 15 nước. Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước. - Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. (Lưu ý: Trường hợp thí sinh có những ý tưởng sáng tạo khác nhưng đảm bảo tính khoa học, lô gíc thì tùy bài làm cụ thể để giám khảo cho điểm chi tiết). 0,5 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×