Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Sang kien kinh nghiem 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.55 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ I.. VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG:. Trong quá trình giảng dạy, mong muốn cuối cùng của bản thân tôi và tất cả các giáo viên là học sinh có thể hiểu được nội dung bài học và vận dụng chúng vào thực tế, mà cụ thể hơn là vận dụng vào việc giải các bài tập hoặc các câu hỏi kiểm tra kiến thức cuối bài. Hơn thế nữa, những năm học gần đây việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã và đang được thay đổi theo hướng trắc nghiệm khách quan, nên việc làm thế nào giúp học sinh vận dụng kiến thức bài học để làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan một cách hiệu quả và nhanh chóng càng là điều băn khoăn của bản thân tôi. Trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học 12 của đối tượng học sinh giáo dục thường xuyên, tôi nhận thấy hầu hết học sinh khó có thể hiểu một cách cặn kẽ bài học để có thể vận dụng vào bài tập và càng khó hơn nếu yêu cầu các em nhớ hết kiến thức bài học theo kiểu “học thuộc lòng” được vì tính chất trừu tượng, khó hiểu và khối lượng kiến thức quá nhiều. Từ thực tế trên, tôi nhận thấy cần phải có một phương pháp dạy và học khác giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ và vận dụng kiến thức bài học vào việc làm các câu hỏi trắc nghiệm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh khối giáo dục thường xuyên. II.. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm nâng cao hiệu quả công tác của bản thân và nâng cao chất. lượng học sinh; giúp học sinh yêu thích môn học hơn, không còn cảm thấy áp lực trước những câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tự tin bước vào những kỳ thi. Đồng thời có thêm một phương pháp dạy học mới, đặc thù dành riêng cho đối tượng học sinh khối giáo dục thường xuyên. III.. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:. Trong kết quả nghiên cứu này, điểm nổi bật so với phương pháp dạy học cũ là học sinh có thể vận dụng bài học để làm các câu hỏi trắc nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ngay sau bài học với sự hướng dẫn của giáo viên để từ đó các em vừa nắm vững hơn nội dung bài học, vừa làm quen với các câu hỏi trắc nghiệm “mẫu” cho từng bài, đồng thời cũng giúp các em học bài một cách “vô tình” mà lại nhớ bài rất hiệu quả. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu là: + Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài và kiểm tra bài cũ cho học sinh thay vì hỏi lại các em nội dung ghi bài trong vở. + Hệ thống cho học sinh một số câu hỏi trắc nghiệm “mẫu” theo từng bài học ở mức độ biết và hiểu (phù hợp với đối tượng học sinh giáo dục thường xuyên) vừa để kiểm tra và luyện tập vừa làm tài liệu cho các em tự học ở nhà. + Giúp một số học sinh thuộc đối tượng lười học bài ở nhà cũng có thể nhớ và làm được một số câu hỏi trắc nghiệm của bài học ngay trên lớp. Đây cũng được xem là cách giúp học sinh yếu kém học bài “thụ động” và cải thiện chất lượng bộ môn. IV.. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:. Đề tài được thực hiện trên nội dung chương I và II trong chương trình chuẩn của học sinh lớp 12 giáo dục thường xuyên. Thời gian thực hiện đề tài trong học kì I năm học 2012-2013. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài ngoài kinh nghiệm bản thân, tôi còn học hỏi và trao đổi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trong đơn vị cũng như một số đồng nghiệp ở những trường lân cận..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHẦN B NỘI DUNG I.. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:. Trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học lớp 12, tôi nhận thấy học sinh có thể tiếp thu được nội dung bài học trên lớp; nhưng khi áp dụng vào làm các bài tập, bài kiểm tra trắc nghiệm thì các em lại lúng túng không biết cách chọn ra đáp án đúng nhất, vì các đáp án gần giống nhau hoặc cách hỏi của đề bài lạ không giống với nội dung mà các em ghi trong vở hoặc trong sách giáo khoa. Qua tìm hiểu nhận thấy lý do chính một phần là vì nội dung bài học quá nhiều các em không thể nhớ và thuộc hết được, một phần vì các em chưa hiểu rõ câu hỏi đề bài yêu cầu. II.. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI:. Trên thực tế, qua tìm hiểu tôi nhận thấy có nhiều câu hỏi các em chọn đáp án sai vì không hiểu đề nhưng khi nghe giáo viên giải thích câu hỏi và từng đáp án thì các em lại như “ngộ ra” và lần sau khi gặp lại các câu hỏi tương tự như thế các em không sai nữa. Hoặc có trường hợp các em chỉ chọn được đáp án đúng khi câu hỏi đề bài yêu cầu “quen thuộc” hoặc giống với câu văn ghi trong vở, trong sách giáo khoa, hễ đổi cách hỏi đi lạ một tí là các em lúng túng không hiểu đề bài hỏi gì. Những trường hợp này đối với đối tượng học sinh phổ thông thì ít gặp vì các em nhạy bén và nắm nội dung bài học căn kẽ (mức độ “hiểu”), nhưng đối với đối tượng học sinh GDTX thì rất hay gặp vì các em tiếp thu bài chậm và nắm bắt bài học đa phần chỉ ở trình độ “biết”. Hơn thế nữa, thời gian cho việc ôn tập hoặc hướng dẫn học viên làm bài tập trắc nghiệm không nhiều. Chỉ khi đến tiết ôn tập cho kiểm tra hoặc thi học kỳ các em mới được tiếp xúc với các câu hỏi trắc nghiệm; nên dù có nắm bài học các em vẫn lúng túng trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm. Đồng thời, số lượng câu hỏi trắc nghiệm trong sách giáo khoa, sách bài tập (và có thể do giáo viên sưu tầm thêm) rất nhiều. Nếu giáo viên không hệ thống, tinh giản lại thì với số lượng câu hỏi đó (có khi lên đến hàng trăm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> câu), học sinh không có đủ thời gian và thậm chí là nảy sinh tâm lý “ngán ngại” không muốn học. III.. CHI TIẾT NỘI DUNG ĐỀ TÀI:. 1. Thiết lập hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm “mẫu” cho từng bài học trong hai chương được chọn để nghiên cứu. Trong chương I và II của chương trình sinh học 12 ban cơ bản, nội dung kiến thức tương đối nhiều và còn có áp dụng bài tập nên số lượng câu hỏi trắc nghiệm trong hai chương này rất phong phú. Để giúp học viên, đặc biệt là đối tượng học viên yếu dễ dàng tiếp thu và vận dụng kiến thức tôi đã sưu tầm, chọn lọc hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với từng bài và phù hợp với khả năng của học viên đối tượng GDTX. Đặc biệt lưu ý những nội dung đề thi hay hỏi với nhiều cách hỏi khác nhau. Số lượng câu hỏi ít nhưng mang tính đại diện và thể hiện trọng tâm bài học. Đơn cử ví dụ cho hệ thống câu hỏi “mẫu” cho bài 1 chương I ( Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND) như sau: Trong bài này, nội dung trọng tâm là đặc điểm của mã di truyền và quá trình nhân đôi AND. Hơn thế, trong bài học này còn có một số bài tập vận dụng, nên học sinh dễ “rối” vì khối lượng kiến thức và số lượng công thức cho bài tập nhiều và mới lạ. Để học sinh quen dần cần đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó, từ một câu hỏi mẫu giáo viên có thể tự mở rộng ra nhiều câu hỏi tương tự để hạn chế số lượng câu hỏi không làm cho học sinh thấy rối. Ví dụ một số câu hỏi và cách phân tích như sau: Câu 1: Gen là gì? a. Là một đoạn phân tử AND. b. Là một đoạn phân tử ARN. c. Là một đoạn phân tử AND mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit hoặc phân tử ARN. d. Là một phân tử AND mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit hoặc phân tử ARN. Đây là câu hỏi làm quen nên khá dễ dàng cho học sinh chọn đáp án đúng là đáp án C vì nội dung đáp án này giống với nội dung ghi trong vở. Tuy nhiên, giáo viên cũng phải giải thích thêm các đáp án còn lại chưa đúng ở điểm nào và giới thiệu thêm nếu không hỏi “gen là gì?” thì đề còn có thể.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hỏi khác đi là “ trình bày khái niệm gen” hay “ khái niệm nào sau đây là đúng khi nói về gen”…. Câu 2: đặc điểm nào sau đây không phải thuộc mã di truyền? a. Mã di truyền có tính phổ biến. b. Mã di truyền có tính đặc hiệu. c. Mã di truyền mang tính thoái hóa. d. Mã di truyền được đọc gối lên nhau. Ở câu hỏi này đòi hỏi học viên phải đọc kỹ đề hơn một tí và nhớ lại tất cả các đặc điểm của mã di truyền để có thể chọn đúng đáp án D. Đồng thời học sinh làm quen với cách hỏi ngược là chọn câu có nội dung “sai” để làm đáp án đúng cho câu hỏi. Đồng thời ở mỗi đáp án, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lại những đặc điểm của mã di truyền. Cuối cùng là yêu cầu các em giải thích tại sao đáp án D là sai, sửa lại như thế nào thì đúng. Và cho học sinh tự mình đặt lại các yêu cầu khác cho đề bài này, hoặc cách hỏi khác cho nội dung này. Khi tự mình đặt câu hỏi các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Câu 3: Bộ ba nào sau đây có mã hóa axit amin? a. AUG b. UAA c. UAG d. UGA Đối với câu hỏi này học sinh phải biết được các bộ ba trên làm nhiệm vụ gì trên gen. Trong các đáp án có 4 bộ ba, đây là 4 bộ ba đặc biệt đòi hỏi các em phải nhớ nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn đó là 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) và một bộ ba mở đầu (AUG). Giáo viên có thể giúp học sinh phân biệt bằng cách chỉ ra điểm tương đồng của 3 bộ ba kết thúc là có U đứng đầu (và có thể liên hệ với chữ kết thúc) và trong tất cả các câu hỏi chúng sẽ luôn luôn được đi cùng nhau, còn bộ ba mở đầu thì có chữ A đứng đầu ( có thể liên hệ với chữ mở đầu). Đối với câu này nếu thuộc bài thì học sinh có thể chọn được đáp án A vì bộ ba mở đầu có mã hóa axit amin; nhưng nếu không thuộc bài, giáo viên giúp học sinh suy luận: 3 bộ ba giống nhau ( UAA, UAG, UGA) sẽ làm nhiệm vụ giống nhau, chỉ có bộ ba AUG làm nhiệm vụ khác, nên hoặc là cả ba bộ ba UAA, UAG và UGA cùng mã hóa axit amin hoặc cùng không mã hóa được. Và trong câu hỏi trắc nghiệm chỉ chọn được 1 đáp án đúng nên cả ba bộ ba trên không thể nào mã hóa axit amin được và còn lại bộ ba duy.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nhất khác biệt là AUG sẽ là bộ ba có mã hóa axit amin và là đáp án đúng cho câu hỏi này. Tương tự các câu hỏi khác, sau khi giải xong câu này, giáo viên có thể giới thiệu thêm (hoặc yêu cầu học sinh tự tìm hiểu) các cách hỏi khác nhau cho 4 bộ ba đặc biệt này. Ví dụ có thể hỏi ngược lại là bộ ba nào không mã hóa axit amin hoặc bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc phiên mã ( mở đầu phiên mã)… Và đặc biệt giáo viên nên lặp đi lặp lại nhiều lần tên của các bộ ba để học sinh khắc sâu kiến thức (học bài thụ động). Câu 4: Vai trò của enzim AND polimeraza trong quá trình nhân đôi AND là: a. Tháo xoắn phân tử AND. b. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch AND. c. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của AND. d. Cả a, b và c. Đây là câu hỏi cuối bài trong SGK trang 10 và cũng là câu hỏi dạng củng cố bài. Vì để trả lời được câu hỏi này học sinh phải biết gần như toàn bộ diễn biến chính của quá trình nhân đôi AND. Khi giải thích câu hỏi giáo viên đồng thời có thể nhắc lại (hoặc yêu cầu học viên nhắc lại) một lần nữa về diễn biến chính của quá trình nhân đôi AND. Câu 5: Một gen có 2400 nucleotit và có 300 nucleotit loại A. Số liên kết hidro của gen trên là: a. 4798 liên kết. b. 4080 liên kết. c. 720000 liên kết. d. 3300 liên kết. Đây là câu hỏi dạng bài tập đầu tiên nên tương đối dễ. Giáo viên có thể yêu cầu học viên nhắc lại công thức tính số liên kết hidro của gen và yêu cầu học viên lên bảng giải như một bài tập tự luận. Sau khi có được đáp án giáo viên có thể yêu cầu học viên tính tiếp những số liệu khác của gen như số liên kết hóa trị, chiều dài, khối lượng, số vòng xoắn của gen … dựa trên 2 số liệu của đề bài (các thông số đó sẽ tương ứng với các đáp án còn lại của câu hỏi). Như vậy từ một câu hỏi gốc ban đầu, chỉ cần thay đổi một chút có thể có được 4 câu hỏi tương tự nhau, học sinh dễ nhớ mà lại không bị rối bởi số lượng câu hỏi quá nhiều nữa..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 6: Một gen có 3000 nucleotit và 3900 liên kết hóa trị. Số nucleotit mỗi loại của gen trên là bao nhiêu? a. A=T= 900 nucleotit, G=X= 600 nucleotit. b. A=T= 600 nucleotit, G=X= 900 nucleotit. c. A= 900 nucleotit, G= 600 nucleotit. d. A= 600 nucleotit, G= 900 nucleotit. Đây là câu hỏi bài tập dạng “ngược” nên giáo viên cần phải hướng dẫn cho học viên cách giải một cách sơ lược rồi cho học viên lên bảng giải giống như một bài tập tự luận để dễ dàng phát hiện và sữa chữa cách hiểu sai của học sinh. Tương tự như câu trên, có thể mở rộng đề bài này thành 3 hay 4 câu hỏi khác cho học sinh tham khảo mà không cần cho thêm quá nhiều câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Đối với bài tập chỉ cần cho vài bài tập dạng “xuôi” và “ngược” như thế là đủ. Không cần cho quá nhiều làm học sinh bị rối. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo bài học trong chương I và II sinh học 12 ban cơ bản cụ thể như sau:. Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI AND. Câu 1: Gen là gì? a. Là một đoạn phân tử AND. b. Là một đoạn phân tử ARN. c. Là một đoạn phân tử AND mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit hoặc phân tử ARN. d. Là một phân tử AND mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit hoặc phân tử ARN. Câu 2: đặc điểm nào sau đây không phải thuộc mã di truyền? a. Mã di truyền có tính phổ biến. b. Mã di truyền có tính đặc hiệu. c. Mã di truyền mang tính thoái hóa. d. Mã di truyền được đọc gối lên nhau. Câu 3: Bộ ba nào sau đây có mã hóa axit amin? a. AUG b. UAA c. UAG.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> d. UGA Câu 4: Vai trò của enzim AND polimeraza trong quá trình nhân đôi AND là: a. Tháo xoắn phân tử AND. b. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch AND. c. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của AND. d. Cả a, b và c. Câu 5: Một gen có 2400 nucleotit và có 300 nucleotit loại A. Số liên kết hidro của gen trên là: a. 4798 liên kết. b. 4080 liên kết. c. 720000 liên kết. d. 3300 liên kết. Câu 6: Một gen có 3000 nucleotit và 3900 liên kết hóa trị. Số nucleotit mỗi loại của gen trên là bao nhiêu? a. A=T= 900 nucleotit, G=X= 600 nucleotit. b. A=T= 600 nucleotit, G=X= 900 nucleotit. c. A= 900 nucleotit, G= 600 nucleotit. d. A= 600 nucleotit, G= 900 nucleotit.. Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ. Câu 1: Phân tử ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã: a. mARN. b. tARN. c. rARN. d. Cả ba phân tử trên. Câu 2: Phân tử ARN mới được tổng hợp nên từ AND có chiều như thế nào? a. Từ 3’  5’ và cùng chiều mạch khuôn trên AND. b. Từ 3’  5’ và ngược chiều mạch khuôn trên AND. c. Từ 5’  3’ và cùng chiều mạch khuôn trên AND. d. Từ 5’  3’ và ngược chiều mạch khuôn trên AND. Câu 3: Phân tử nào sau đây không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã? a. AND..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> b. mARN. c. tARN. d. rARN. Câu 4: Quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra ở đâu trong tế bào? a. Tế bào chất. b. Riboxom. c. Ti thể. d. Nhân tế bào. Câu 5: Bộ ba nào sau đây tương ứng với bộ ba 5’ GXA 3’ trên mARN? a. 5’ AXG 3’. b. 5’ UGX 3’. c. 5’ XGU 3’. d. 5’ UXG 3’. Câu 6: Một gen có 300 nucleotit loại A và T, 600 nucleotit loại G và X. Số axit amin môi trường cần cung cấp cho 1 phân tử protein được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu? a. 300 axit amin. b. 600 axit amin. c. 299 axit amin. d. 599 axit amin.. Bài 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN. Câu 1: Điều hòa hoạt động gen là gì? a. Điều hòa khả năng nhân đôi của gen. b. Điều hòa khả năng sao mã của gen. c. Điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. d. Cả a, b, c. Câu 2: Cấu trúc operon ở tế bào nhân sơ gồm: a. Vùng khởi động, vùng vận hành, các gen cấu trúc. b. Gen điều hòa, vùng vận hành, các gen cấu trúc Z,Y,A. c. Vùng điều hòa, các gen cấu trúc. d. Gen điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành, các gen cấu trúc. Câu 3: Trong cơ chế điều hòa biểu hiện của gen ở tế bào nhân sơ, vai trò của gen điều hòa R là: a. Gắn với các protein ức chế làm cản trở hoạt động của enzim phiên mã..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> b. Quy định tổng hợp protein ức chế tác động lên vùng vận hành. c. Tổng hợp protein ức chế tác động lên vùng điều hòa. d. Tổng hợp protein ức chế tác động lên các gen cấu trúc.. Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN. Câu 1: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? a. Thay thế 1 hoặc 1 số cặp nucleotit. b. Mất 1 hoặc 1 số cặp nucleotit. c. Thêm 1 hoặc 1 số cặp nucleotit. d. Cả a, b, c. Câu 2: Một gen có 2380 nucleotit. Sau đột biến, phân tử protein do gen này tổng hợp có số axit amin giảm đi một axit amin. Chiều dài của gen đột biến là: a. 40358 A0. b. 4046 A0. c. 4035.8 A0. d. 4056.2 A0. Câu 3: Một đột biến không làm thay đổi số lượng nucleotit nhưng số liên kết hidro lớn hơn gen bình thường 1 liên kết. Đây là dạng đột biến nào? a. Thêm cặp nucleotit. b. Thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác. c. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. d. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. Câu 4: một gen dài 4080 A0, có số nucleotit loại A bằng 1.5 lần số nucleotit loại G. Do đột biến mất đoạn, trong gen còn lại 640 nucleotit loại A và 2240 liên kết hidro. Số nucleotit loại G bị mất do đột biến là: a. 120. b. 160. c. 200. d. 320. Câu 5: Thể đột biến là gì? a. Những cá thể mang đột biến. b. Những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình. c. Nhưng cá thể mang đột biến nhưng không được biểu hiện ra kiểu hình..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> d. Những cá thể mang đột biến gen, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.. Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ. Câu 1: Trong các cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cromatic là cấu trúc có đường kính là: a. 11 nm. b. 30 nm. c. 300 nm. d. 700 nm. Câu 2: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng nào thường gây chết hoặc giảm sức sống ở sinh vật? a. Mất đoạn. b. Lặp đoạn. c. Đảo đoạn. d. Chuyển đoạn nhỏ. Câu 3: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi có liên quan đến: a. Số lượng gen trên nhiễm sắc thể. b. Thành phần các gen trên nhiễm sắc thể. c. Trật tự sắp xếp các gen trên nhiễm sắc thể. d. Cả a, b, c.. Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ. Câu 1: Dạng đột biến số lượng nào sau đây được gọi là thể ba nhiễm? a. 2n +1. b. 2n + 3. c. 2n – 1. d. 2n – 3. Câu 2: Ở người 2n=46, số lượng nhiễm sắc thể ở người bệnh Toc-nơ là: a. 45. b. 47. c. 48. d. 49..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Câu 3: Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng: a. Đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể. b. Đột biến đa bội và lệch bội. c. Đột biến đa bội chẵn và đa bội lẽ. d. Thêm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.. Bài 8: QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LY. Câu 1: Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menden gọi là phương pháp gì? a. Phương pháp sử dụng toán xác suất. b. Phương pháp lai. c. Phương pháp lai và phân tích con lai. d. Phương pháp tạo các dòng thuần chủng và lai chúng với nhau. Câu 2: Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden là gì? a. Tạo ra các dòng thuần chủng rồi mới tiến hành lai. b. Lai từ một đến nhiều cặp tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3. c. Hình thành giả thuyết khoa học rồi sử dụng lai phân tích để kiểm tra giả thuyết của mình. d. Theo dõi sự biểu hiện riêng rẽ từng tính trạng qua các thế hệ lai, sử dụng toán xác suất để xử lý kết quả. Câu 3: Menden đã tạo ra dòng thuần chủng về các tính trạng ở cây đậu Hà Lan bằng phép lai nào? a. Lai phân tích. b. Lai thuận nghịch. c. Tự thụ phấn. d. Lai xa. Câu 4: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là: a. Khi giảm phân, mỗi nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng chứa cặp alen phân li đồng đều về các giao tử. b. Khi giảm phân, các thành viên của một cặp alen phân li không đồng đều về các giao tử. c. Khi giảm phân, có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng. d. Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu 5: Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ phấn, Menden đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào? a. ¼ giống bố đời P: 2/4 giống F1: ¼ giống mẹ đời P. b. ¾ giống bố đời P: ¼ giống mẹ đời P. c. ¾ giống mẹ đời P: ¼ giống bố đời P. d. ¾ giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F1: ¼ giống bên còn lại đời P. Câu 6: Tính trạng do một cặp alen có quan hệ trội - lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 biểu hiện như thế nào? a. 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn. b. 2 trội: 1 trung gian: 2 lặn. c. 3 trội : 1 lặn. d. 100 % trung gian.. Bài 9: QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP. Câu 1: Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là: a. Nếu xét riêng từng cặp tính trạng ở F2 đều phân tính theo tỉ lệ 3:1. b. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là (1:2:1)n. c. Sự phân li của cặp alen này không phụ thuộc vào cặp alen kia, từng tính trạng di truyền riêng rẽ. d. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là (3:1)n. Câu 2: Điều kiện để các cặp alen phân li độc lập là gì? a. Các cặp alen phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. b. Các cặp alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. c. Các cặp alen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng. d. Các alen trội - lặn phải hoàn toàn. Câu 3: Khi đem lai 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, ở thế hệ F 2, Menden đã thu được tỉ lệ phân tính về kiểu hình là: a. 9: 3: 3: 1. b. 3: 3: 3: 3. c. 1: 1: 1: 1..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> d. 3: 3: 1: 1. Câu 4: Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là: a. 32. b. 64. c. 128. d. 256.. Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN. Câu 1: Điểm khác nhau giữa các hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là: a. 2 cặp gen alen quy định các tính trạng nằm trên những nhiễm sắc thể khác nhau. b. Thế hệ lai F1 dị hợp về cả 2 cặp gen. c. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ con lai. d. Tăng biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới. Câu 2 : Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích: a. Hiện tượng biến dị tổ hợp. b. Kết quả của hiện tượng đột biến gen. c. Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. d. Sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng. Câu 3: Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì: a. Tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng. b. Làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. c. Sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ. d. Càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau. Câu 4: Ở một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng một kiểu gen thì cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác sẽ cho màu hoa trắng. Cho lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen, kết quả phân tính ở F2 sẽ là: a. 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng. b. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng c. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> d. 100% hoa đỏ. Câu 5: Ở thỏ, chiều dài tai do 2 cặp gen không alen tương tác với nhau quy định, và cứ mỗi gen trội quy định tai dài thêm 4,5cm, thỏ mang kiểu gen aabb có tai dài 10cm. Kiểu hình tai dài nhất do kiểu gen nào sau đây quy định và có chiều dài là bao nhiêu? a. Aabb, 28cm. b. AABB, 28cm. c. aaBB, 30cm. d. aaBB, 19cm.. Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN. Câu 1: Điều kiện để có gen liên kết hoàn toàn là: a. Các gen nằm gần nhau trên 1 nhiễm sắc thể và trao đổi chéo. b. Các gen nằm gần nhau trên 1 nhiễm sắc thể và không có trao đổi chéo. c. Các gen nằm xa nhau trên 1 nhiễm sắc thể và trao đổi chéo. d. Các gen nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể và cùng di truyền làm thành nhóm gen liên kết. Câu 2: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp ở đời con? a. Phân li độc lập. b. Liên kết gen. c. Hoán vị gen. d. Tương tác gen. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen? a. Càng gần tâm động, tần số hoán vị gen càng lớn. b. Không lớn hơn 50%. c. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể. d. Tỉ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên nhiễm sắc thể. Câu 4: Cho bản đồ gen như sau: ACB. Biết tần số hoán vị gen của AB= 49%, BC= 13%. Hỏi tần số hoán vị giữa gen A và C là bao nhiêu? a. 62%. b. 26%. c. 36%. d. 46%..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Câu 5: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen Aa BD/bd khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là: a. 3: 3: 1: 1. b. 1: 1: 1: 1. c. 1: 2: 1. d. 3: 1.. Bài 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN. Câu 1: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên nhiễm sắc thể giới tính Y là: a. Không phân biệt được gen trội hay lặn. b. Luôn di truyền theo dòng bố. c. Chỉ biểu hiện ở con đực. d. Được di truyền ở giới dị giao tử. Câu 2: Động vật có vú và ruồi giấm có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là: a. ♀XX, ♂XY. b. ♀XY, ♂XX. c. ♀XO, ♂XY. d. ♀XX, ♂XO. Câu 3: Phương pháp lai nào giúp khẳng định một gen quy định một tính trạng bất kỳ nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính? a. Phân tích kết quả lai dựa trên xác suất thống kê. b. Hoán đổi vị trí của các cá thể bố và mẹ trong các thí nghiệm lai. c. Lai phân tích. d. Lai trở lại đời con với các cá thể bố mẹ. Câu 4: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Một người phụ nữ bình thường nhưng mang gen bệnh lấy chồng khỏe mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con của họ như thế nào? a. 100% con trai bệnh. b. 50% con trai bệnh. c. 25% con trai bệnh..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> d. 12,5% con trai bênh. Câu 5: Hiện tượng lá đốm xanh trắng ở cây vạn niên thanh là do: a. Đột biến bạch tạng do gen trong nhân. b. Đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp. c. Đột biến bạch tạng do gen trong ty thể. d. Đột biến bạch tạng do gen trong plasmit của vi khuẩn cộng sinh.. Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với khái niệm về kiểu hình? a. Kiểu hình liên tục thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. b. Kiểu hình luôn ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi. c. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. d. Kiểu hình khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. Câu 2: Tính chất của thường biến là: a. Định hướng, di truyền. b. Đột ngột, không di truyền. c. Đồng loạt, định hướng, không di truyền. d. Đồng loạt, không di truyền. Câu 3: Yếu tố “giống” trong sản xuất nông nghiệp tương ứng với yếu tố nào sau đây? a. Môi trường. b. Kiểu gen. c. Kiểu hình. d. Năng suất. Câu 4: Mức phản ứng là gì? a. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau. b. Là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau. c. Là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. d. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 5: Khi nghiên cứu tính trạng sản lượng sản lượng trứng gà trong một năm, người ta nhận thấy tính trạng này thay đổi nhiều bởi điều kiện thức ăn, chăm sóc. Vậy tính trạng này có đặc điểm gì? a. Có mức phản ứng rộng. b. Có mức phản ứng hẹp. c. Có mức phản ứng trung bình. d. Có khả năng đột biến cao. Câu 6: Sự mềm dẻo về kiểu hình có nghĩa là: a. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen quy định. b. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau. c. Tính trạng có mức phản ứng rộng. d. Sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen. 2. Vận dụng hệ thống câu hỏi này ngay sau mỗi bài học: Ngay sau mỗi bài học, tôi dùng hệ thống câu hỏi này để củng cố bài cho học sinh. Đặc biệt lưu ý giải thích cặn kẽ những câu hỏi khó hoặc câu hỏi nhiều đáp án và câu hỏi với nhiều cách hỏi khác nhau. Chỉ chú trọng học sinh hiểu được câu hỏi hay không chứ không chú trọng số lượng câu hỏi giải được trên lớp là bao nhiêu. Số câu hỏi còn lại cho học sinh về nhà làm và giải đáp trong tiết sau (trả bài). Khi các em tự mình chọn được đáp án đúng sẽ rất vui thích và hăng hái tự mình làm các câu còn lại. Qua quan sát tôi nhận thấy có em còn làm ngay trong giờ chơi sau tiết học để được giáo viên cho đáp án liền, điều đó cho thấy thái độ yêu thích bộ môn, không còn tâm lý “sợ” bài tập của học sinh đối tượng giáo dục thường xuyên nữa. Tùy vào từng câu hỏi của từng bài mà giáo viên có cách hướng dẫn, giải thích và mở rộng cho phù hợp. Qua quá trình hướng dẫn giáo viên tự mình rút kinh nghiệm để chỉnh sửa, thêm hoặc bớt để hoàn thiện hệ thống câu hỏi “mẫu” trên. Đối với học sinh khá hơn, có thể giới thiệu thêm những câu hỏi khác từ sách bài tập. IV.. KẾT QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:. Do đặc thù của học sinh khối giáo dục thường xuyên, số lớp và số học sinh trên một lớp ít, đồng thời trình độ học sinh trong một lớp, giữa các lớp và giữa các năm đều khác nhau nên không thể lấy kết quả khảo sát bằng.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> cách so sánh và đối chiếu. Hơn nữa, đặc thù đơn vị tôi đang công tác, trong năm học này chỉ có 1 lớp 12 giáo dục thường xuyên với 37 học sinh. Vì thế để thực hiện đề tài và khảo sát kết quả tôi chọn cách thu thập ý kiến đánh giá của học sinh sau khi thực hiện xong đề tài và khảo sát trên kết quả kỳ thi HKI và điểm trung bình môn sinh học năm học 2012-2013. Sau khi tiến hành khảo sát ý kiến và kết quả kiểm tra học kì I của học sinh, tôi thu được kết quả như sau: Kết quả điểm số kì thi HKI và trung bình môn HKI của học sinh khối lớp 12 được khảo sát như sau: điểm thi trung bình đạt 3.5 điểm, điểm trung bình môn đạt trung bình là 5.1. Tuy điểm thi trung bình chưa đạt yêu cầu nhưng đây cũng không phải là con số quá thấp và điểm trung bình môn khá tốt và đặc biệt là tất cả điểm trung bình của 37 học sinh của lớp 12 đang khảo sát đều trên 4.0 Qua kết quả khảo sát học sinh tôi nhận thấy đa số học sinh yêu thích cách học mới và nắm vững bài học hơn. Học sinh không còn thấy lúng túng trước những câu hỏi trắc nghiệm lạ, đặc biệt một số học sinh yếu kém vẫn có khả năng tự làm được một số câu hỏi trắc nghiệm của đề bài. Đồng thời, học sinh không còn thấy nặng nề với những tiết bài tập hay những tiết phụ đạo. Thậm chí các em còn nhiệt tình tham gia giải bài tập, xung phong lên bảng nhiều hơn so với các tiết học lý thuyết trong chương trình..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> PHẦN C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi nhận thấy rằng: Khi thực hiện việc củng cố bài bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm “mẫu” thì khá tốt vì học sinh vẫn còn nhớ bài học vừa mới học xong. Tuy nhiên, cũng có những học sinh chưa nhớ bài ngay thì phải lật lại vở để xem nội dung bài. Đây cũng là một cách học bài thụ động nhưng điều này lại có một tác dụng ngược là một số em ỷ lại và quen như thế nên mỗi khi làm bài tập trắc nghiệm thì lại lười suy nghĩ mà hay lật lại vở xem bài. Khi kiểm tra bài cũ ở tiết học sau bằng các câu hỏi trắc nghiệm (mà không yêu cầu học viên đọc nội dung ghi bài như cách làm truyền thống) thì học sinh thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm khá tốt và nắm được nội dung chính của đề bài. Khi giáo viên thêm một số câu hỏi lạ hoặc khó hơn, cũng có một số học sinh trả lời được. Nhưng khi giáo viên đặt ra những câu hỏi trắc nghiệm mới ở những phần “phụ” mà ít được nhắc đến ở tiết học trước thì đa phần học sinh không trả lời được dù nội dung không khó. Điều này có thể lý giải là vì học sinh chỉ được giáo viên hướng dẫn và củng cố bài ở nội dung chính, trọng tâm của bài học nên các em cũng không hoặc ít để ý đến những phần khác của bài học. Chỉ một số học sinh siêng học bài, về nhà có xem lại toàn bộ nội dung bài thì có thể trả lời được. Đồng thời, vì không yêu cầu học viên trả bài nội dung ghi vở nên đây là cơ hội cho những học sinh lười không học bài, đọc bài ở nhà. Vì nếu có trả bài các em này thì các em vẫn ứng phó được các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách suy luận hoặc bằng may rủi. II.. Ý NGHĨA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:. Sáng kiến có ý nghĩa trong việc áp dụng giảng dạy bộ môn sinh học nói riêng và có thể đối với các môn khác có kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm nói chung. Giúp học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức ngay sau bài học và giúp giáo viên nhanh chóng phát hiện cái sai của học sinh để kịp thời sữa chữa..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Đây là sáng kiến áp dụng cho đối tượng học sinh giáo dục thường xuyên với khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức còn hạn chế và cũng là cách cho đối tượng học sinh lười học hoặc không có thời gian học bài ở nhà (các cán bộ công chức đi học) có thể học bài ngay trên lớp một cách cả chủ động và thụ động. Nhưng đồng thời cũng là một phương pháp dạy học có thể lồng ghép thêm cho các lớp học sinh phổ thông. Giúp học sinh khá giỏi có thể khắc sâu kiến thức và giúp giáo viên mở rộng kiến thức cho hoc sinh khá giỏi. III.. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI:. Sáng kiến này có thể ứng dụng trong tất cả các bài của chương trình sinh học. Phương hướng triển khai đầu tiên là trên đối tượng học sinh các lớp giáo dục thường xuyên và lồng ghép nếu áp dụng trên các lớp học sinh phổ thông. IV.. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:. Sau một thời gian nghiên cứu đề tài tôi mạnh dạn đề nghị có thể áp dụng phương pháp này vào việc giảng dạy bộ môn của lớp 12 giáo dục thường xuyên. Đồng thời để có thể áp dụng có hiệu quả và thực hiện kịp và đúng chương trình theo phân phối chương trình của bộ môn, tôi cũng đề xuất có thể có thêm những tiết phụ đạo hoặc tiết bài tập cho bộ môn để giáo viên có thêm thời gian giới thiệu, sữa chữa và hướng dẫn thêm các câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh mà không bị áp lực bởi thời gian và khung phân phối chương trình..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Hữu Danh và cộng sự (2011), Sách bài tập sinh học 12 – Nhà xuất bản giáo dục. 2. Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2008), Sách sinh học 12 chương trình chuẩn - Nhà xuất bản giáo dục. 3. Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2008), Sách giáo viên sinh học 12 chương trình chuẩn - Nhà xuất bản giáo dục. 4. Mai Sĩ Tuấn, Lê Hồng Điệp (2011), Sách bài tập sinh học 12 – Nhà xuất bản giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> MỤC LỤC Phần A: Đặt vấn đề I. Vấn đề thực trạng II. Mục đích nghiên cứu III.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phần B: Nội dung I. Cơ sở lý luận của đề tài II.Thực trạng của đề tài III. Chi tiết nội dung đề tài IV. Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Phần C: Kết luận và đề nghị I. Những bài học kinh nghiệm II. Ý nghĩa sáng kiến kinh nghiệm III. Khả năng ứng dụng, triển khai IV. Những kiến nghị, đề xuất. Trang 1 1 1 1 2 3 3 3 4 19 21 21 21 22 22.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×