Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

KHẢO SÁT CÁC BỆNH VỀ TAI TRÊN CHÓ VÀ PHÁT ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM THÚ Y VINPET TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.67 KB, 40 trang )

KHẢO SÁT CÁC BỆNH VỀ TAI TRÊN CHÓ VÀ PHÁT
ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM THÚ Y VINPET
TP. HỒ CHÍ MINH

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…............................................................................................ ii
Chương 1. MỞ ĐẦU...................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu............................................................................ 2
1.2.1. Mục đích....................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu......................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN............................................................................... 3
2.1. Sơ lược về cấu tạo và chức năng của tai chó........................................ 3
2.1.1. Tai ngoài....................................................................................... 3
2.1.2. Tai giữa......................................................................................... 4
2.1.3. Tai trong........................................................................................ 4
2.2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh về tai.............................................. 5
2.3. Các bệnh thường gặp trên tai chó........................................................ 6
2.3.1. Viêm tai ngồi............................................................................... 6
2.3.2. Viêm tai giữa............................................................................... 10
2.3.3. Viêm tai trong............................................................................. 11
2.3.4. Tụ máu vành tai.......................................................................... 11
2.3.5. Ghẻ tai........................................................................................ 12
2.4. Lược duyệt một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.....14
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................15
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát.......................................................... 15
3.2. Đối tượng khảo sát............................................................................. 15


ii


3.3. Trang thiết bị vật liệu......................................................................... 15
3.4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 15
3.4.1. Nội dung 1: Khảo sát các trường hợp một số bệnh tai trên chó theo nhóm
giống, giới tính, độ tuổi................................................................................... 15
3.4.2. Nội dung khảo sát 2: Đánh giá hiệu quả của phát đồ điều trị của các bệnh về tai
16
3.5. Các phương pháp tiến hành............................................................... 17
3.5.1. Phân loại chó đến khám và điều trị............................................. 17
3.5.2. Lập hồ sơ bệnh án....................................................................... 17
3.5.3. Khám lâm sàng........................................................................... 17
3.6. Ghi nhận phát đồ điều trị................................................................... 18
3.6.1. Điều trị bằng thuốc..................................................................... 18
3.6.2. Các cơng thức tính...................................................................... 18
3.7. Tổng kết và xử lý số liệu.................................................................... 19
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 20
4.1. Tình hình chó mắc bệnh về tai........................................................... 20
4.2. Tỷ lệ bệnh về tai theo giới tính, giống và lứa tuổi..............................21
4.3. Tỷ lệ bệnh tai theo giới tính............................................................... 21
4.4. Tỷ lệ bệnh tai theo giống................................................................... 23
4.5. Tỷ lệ bệnh tai theo lứa tuổi................................................................ 24
4.6. Tỷ lệ tường loại bệnh và hiệu quả điều trị bệnh về tai.......................26
4.6.1. Hiệu quả điều trị bệnh viêm tai ngoài......................................... 27
4.6.2. Hiệu quả điều trị bệnh ghẻ tai..................................................... 29
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................... 31
5.1. Kết luận............................................................................................. 31

iii



5.2. Đề Nghị............................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 32

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1.Cấu tạo tai chó................................................................................ 3
Hình 2. 2. Chó bị viêm tai ngồi..................................................................... 9
Hình 2. 3 Chó bị tụ máu vành tai.................................................................. 11
Hình 2. 4. Ghẻ tai trên chó............................................................................ 13
Hình 2. 5. Trứng Otodectes cynotis soi dưới kính hiển vi.............................13
Hình 4.1 Vệ sinh tai loại bỏ các bụi bẩn cặn bã........................................... 28
Hình 4.2. Otodectes cynotis được soi dưới kính hiển vi...............................29


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4. 1. Tỷ lệ mắc bệnh tai................................................................... 20
Biểu đồ 4. 2. Tỷ lệ mắc bệnh tai theo giới tính............................................. 22
Biểu đồ 4. 3. Tỷ lệ mắc bệnh tai theo giống................................................. 23
Biểu đồ 4. 4. Tỷ lệ mắc bệnh tai theo lứa tuổi.............................................. 25
Biểu đồ 4. 5. Tỷ lệ bệnh về tai và hiệu quả điều trị bệnh về tai....................26


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh tai........................................................................ 20
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh tai theo giới tính.................................................. 21
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh tai theo giống....................................................... 23

Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh tai theo lứa tuổi................................................... 24
Bảng 4.5. Tỷ lệ bệnh về tai và hiệu quả điều trị bệnh về tai.........................26
Bảng 4.6. Tỷ lệ bệnh viêm tai ngoài............................................................. 27
Bảng 4.7. Tỷ lệ bệnh ghẻ tai......................................................................... 29


Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, bên cạnh việc quan tâm
đến sức khỏe đời sống con người, chúng ta còn quan tâm đến việc ni dưỡng và
chăm sóc các con vật ni. Trong đó lồi vật được quan tâm nhất là thú cưng chó và
mèo. Chúng ln là đề tài nghiên cứu hấp dẫn, truyền cảm hứng cho những người
yêu động vật. Sự ra đời của ngành thú y là một trong những thành tựu vĩ đại của
nhân loại, giúp đưa con người và động vật gần nhau hơn. Quan tâm đến các thay đổi
bệnh lý của thú là điều cần thiết giúp đời sống sức khỏe vật nuôi được nâng cao.
Trên chó có một số bệnh phổ biến thường phát hiện ở đường tiêu hóa, hơ hấp, …
Trong đó có nhóm bệnh về tai được chúng tơi nghiên cứu chiếm một tỷ lệ thấp và ít
nguy hiểm hơn so với các bệnh khác, nhưng nhóm bệnh này lại dễ bị bỏ qua, gây ra
khó chịu cho thú, làm thay đổi tính cách của chúng, đồng thời làm mất đi tính thẩm
mỹ về ngoại hình. Có rất nhiều ngun nhân gây ra bệnh trên tai, chúng đơi khi có
liên quan đến nhau như: Sự hiện diện của Demodex canis ký sinh trên da gây ảnh
hưởng xấu đến tai hoặc vi khuẩn Pseudomonas có thể được tìm thấy trong tai và
mắt. Một yếu tố nữa chính là lứa tuổi của thú cũng ảnh hưởng khơng ít đến tỷ lệ
mắc bệnh về tai.
Thông qua nghiên cứu, các bệnh về tai nếu được phát hiện sớm và được chữa
trị theo phát đồ điều trị thích hợp, nhóm bệnh này thường có kết quả cao, hầu hết
đều trị khỏi. Chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng thuốc rửa tai hằng ngày có tác
dụng phịng ngừa và điều trị viêm bên ngồi trên chó. Nắm được tầm quan trọng
của bệnh đối với thú cưng và cùng với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Vũ Thụy
Hồng Loan, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Khảo sát các bệnh về tai trên

chó và phát đồ điều trị tại trung tâm thú y Vinpet thành phố Hồ Chí Minh " nhằm
tìm hiểu kỹ hơn về bệnh về tai của chó và đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất.

8


1.2. Mục đích và u cầu
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến các bệnh về tai trên chó tại trung tâm thú y
Vinpet thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát những dấu hiệu lâm sàng cận lâm sàng và mức độ các trường hợp
bệnh tai trên chó. Theo dõi ghi nhận kết quả từ đó đưa ra những phát đồ điều trị
thích hợp cho từng loại bệnh tai.
1.2.2. Yêu cầu
Ghi nhận tỷ lệ các trường hợp bệnh về tai, xác định nguyên nhân và ghi nhận
lại các triệu chứng lâm sàng.
Phân tích tỷ lệ bệnh về tai trên chó theo nhóm giống, giới tính, lứa tuổi.
Theo dõi các phương pháp và hiệu quả điều trị của bệnh, các biến chứng
trong và sau khi phẫu thuật trên các trường hợp bệnh về tai.


Chương 2. TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về cấu tạo và chức năng của tai chó

Hình 2. 1.Cấu tạo tai chó.
Cấu tạo tai chó gồm có ba phần: Tai ngồi, tai giữa và tai trong.
2.1.1. Tai ngoài
Tai ngoài: Bao gồm loa tai, kênh tai ngang có vai trị thu nhận hướng sóng âm
vào màng nhỉ.
Loa tai là phần bên ngồi của tai, bao gồm một kênh tai dài thẳng đứng, cuối

cùng uốn cong khoảng 750 để tạo thành kênh tai ngang ngắn hơn. Các kênh tai ngang


và dọc phần lớn được bao bọc bởi sụn. Tuy nhiên, tiếp giáp với màng nhĩ, kênh tai
ngang được hỗ trợ bởi xương.
Kênh tai tạo bởi da có lơng, tuyến bã nhờn và tuyến ráy tai có tác dụng giữ
bụi, cùng với sự tích tụ của các mảnh vảy sừng, chất tiết của tuyến ráy tai và tuyến
bã nhờn tạo nên ráy tai bình thường của chó. Vì kênh tai ngồi chính là do lớp da
tạo nên, tai sẽ có những biểu hiện liên quan trong các phản ứng dị ứng. Ngồi ra
những bệnh của da cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kênh tai ngồi của chó.
Kênh tai ngang có một dây chằng hình vịng giúp cho sụn nhĩ bám với sụn
vành khuyên. Kênh tai ngang có đầu tận cùng tại màng nhĩ. Ta chỉ có thể thấy được
một phần của kênh tai ngang khi kiểm tra tai bằng kính soi tai.
Màng nhĩ là một tấm mỏng bán trong suốt tạo thành rào cản giữa kênh tai
ngoài và tai giữa và truyền sóng âm thanh từ tai ngồi đến các kênh thính giác của
tai giữa. Phần lớn mỏng, trong suốt đến mờ của màng nhĩ chịu sức căng đáng kể.
Phần từ lưng đến mặt trước hình tam giác nhỏ hơn của màng nhĩ là một màng màu
hồng hoặc trắng đục chứa một mạng lưới các mạch nhỏ. Trong tai được thiết kế “dải
mạch máu” có thể bị phù nề và giống như một khối.
2.1.2. Tai giữa
Tai giữa: Nằm phía sau màng nhĩ. Tai ngồi truyền rung động và nó sẽ được
hội tụ, khuếch đại tại tai giữa. Đây là một xoang hình trống lót bởi niêm mạc mỏng.
Một cấu trúc hệ thống địn bẩy gồm có ba xương nhỏ: Xương búa, xương đe và
xương bàn đạp. Giữa tai ngoài và tai giữa là một lớp màng liên kết dày gọi là màng
nhĩ, có tác dụng chuyển những rung động của khơng khí cho vào xương tai. Thần
kinh mặt và chuỗi giao cảm đi ngang qua tai giữa, có thể hư hại nếu tai giữa bị viêm
dẫn đến tình trạng liệt mặt hay hội chứng Horner.
2.1.3. Tai trong
Tai trong: Đây là hốc xương có hình dáng phức tạp gồm những ống bán
khuyên, bộ máy tiền đình và ốc tai, có chức năng tiếp nhận âm thanh, chiều hướng

và trạng thái thăng bằng của cơ thể.


Ốc tai là phần phía trước nhất. Ốc tai có tầm quan trọng rất lớn, nhờ nó ta
mới có thể hiểu được các loại âm thanh. Ốc tai có nhiệm vụ chuyển những kích
thích cơ học nhận được ở cửa sổ tiền đình thành những xung động thần kinh. Những
xung động này tiếp tục được truyền qua dây thần kinh số 8 mang đến não là nơi tiếp
nhận âm thanh trung ương.
Tiền đình kết nối với các kênh bán khuyên, chịu trách nhiệm cho sự tiếp
nhận chiều hướng và trạng thái thăng bằng của cơ thể, và được chuyển đến trung
tâm nhờ sợi thần kinh tiền đình.
2.2. Các phương pháp chẩn đốn bệnh về tai
Thu thập bệnh sử.
Tính chất mùa vụ: Từ đó có thể giúp chúng tơi xác định bệnh có thể do ký
sinh trùng có tính chất mùa vụ gây nên.
Sự tiếp xúc với thú khác. Điều trị trước đó và hiệu quả điều trị bệnh.
Kiểm tra lâm sàng: Được thực hiện như một phần của khám sức khỏe định
kỳ. Kiểm tra toàn bộ tai ngoài đặc biệt quan trọng ở những động vật có biểu hiện lắc
đầu, gãi tai, có mùi hoặc chảy mủ tai, rụng lơng quanh tai, điếc, nghiêng đầu hoặc
mất khả năng phối hợp. Kiểm tra kĩ xem có sự hiện diện của ve, rận trên da thú, mức
độ tổn thương, ...
Kiểm tra phi lâm sàng: Gồm các phương pháp sau
Xét nghiệm ngoại ký sinh trùng để xác định Otodectes cynotis.
Phương pháp nuôi cấy nấm để xác định việc nhiễm nấm.
Tế bào học tai: Dịch tai nhuộm màu được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác
định được nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hay là vi nấm.
Nuôi cấy dịch tai và lập kháng sinh đồ.
Phương pháp X - quang: Được sử dụng khi cần kiểm tra tai giữa.



2.3. Các bệnh thường gặp trên tai chó
2.3.1. Viêm tai ngoài
Căn bệnh học
Viêm tai ngoài: Được thể hiện qua hiện tượng viêm của ống thính giác ngồi
từ nơi chúng ta thấy được cho đến màng nhĩ. Đây là một tình trạng bệnh lý đa
nguyên nhân. Bệnh có thể chia làm ba nhóm ngun nhân chính là: Ngun nhân
mở đường, ngun nhân khởi phát và nguyên nhân duy trì.
Nguyên nhân mở đường
Là những tình trạng hay cách chăm sóc dẫn đến vấn đề về tai nhưng đây là
nguyên nhân không trực tiếp gây viêm tai nhưng làm chó có nguy cơ mắc bệnh cao.
Các ngun nhân mở đường gồm có:
Hình dạng ngồi của tai: Đối với những giống chó có đơi tai rũ, dài hay lông
quá nhiều ở trong bề mặt của tai như Cocker Spaniel đều làm cản trở sự lưu thơng
của khơng khí trong tai từ đó làm gia tăng âm độ tại chỗ, tạo điều kiện phát triển
cho vi khuẩn và nấm. Tương tự ở kênh tai ngang dài và hẹp dốc xuống phía dưới
như chó Pug, Chow Chow, English Bull và Chinese Shar-Pei làm chất tiết dễ bị ứ
đọng gây viêm tai.
Vật trở ngại: Làm ảnh hưởng sự lưu thơng khơng khí trong tai và dẫn đến
nhiễm trùng.
Mơi trường trong tai: Khí hậu q nóng và ẩm hay thói quen của thú thích
tắm thường xun dễ gặp tình trạng tích nước trong tai, làm tăng ẩm độ trong tai,
tạo cơ hội phát triển cho vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân
quan trọng của viêm tai ngoài. Bề mặt da của kênh tai phải có một độ ẩm tối ưu để
duy trì chức năng “rào cản” vi sinh vật một cách hiệu quả nhất. Ngược lại, nếu quá
khô hoặc quá ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và gây
viêm.
Những liệu pháp điều trị không đúng: Cắt lông thú không cần thận, rửa tai
quá mạnh, lau rửa tai chó bằng tăm bơng, … Vì ống tai thú rất nhạy cảm và dễ tổn
thương,



vì vậy khi chăm sóc nếu khơng cẩn thận vơ tình sẽ tạo nên những vết thương trên tai
chó dẫn đến kết quả là biểu mô tai bị sưng hay ăn mịn và tạo điều kiện cho q
trình nhiễm bệnh xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng các chất sát khuẩn gây kích ứng để
rửa tai hàng ngày gây cho chó ngứa ngáy khó chịu, chó cào gãi gây các vết thương
thuận lợi cho sự nhiễm trùng cục bộ. Dùng các kháng sinh quá liều và tùy tiện có
thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, đây cũng là một trong những yếu tố mở đường
cho bệnh viêm tai ngoài.
Suy giảm miễn dịch: Viêm tai được thấy nhiều khi có những bệnh có tác
động suy giảm miễn dịch như bệnh dịch tả chó, bệnh bạch cầu mèo và nhiễm virus
suy giảm miễn dịch trên mèo, …
Nguyên nhân khởi phát
Đây là nguyên nhân trực tiếp gây viêm tai.
Kí sinh trùng: Ghẻ Otodectes cynotis có kích thước nhỏ, ký sinh ở kênh tai
ngoài. Chúng hút chất bạch huyết ký chủ để sống, kích thích ký chủ đau đớn và gây
ngứa dữ dội, con vật lắc đầu thường xuyên, cào hay chà tai tạo ra vết xước. Tai bị
nhiễm ghẻ có sáp dày màu nâu đến đen.
Bệnh da dị ứng: Vì tai ngồi là phần mở rộng của da do đó chúng thường liên
quan trong các bệnh da dị ứng. Với các nguyên nhân như: Dị ứng do thức ăn, dị ứng
do bọ chét hay dị ứng do tiếp xúc dị nguyên, …là những nguyên nhân phổ biến gây
ra viêm tai ngoài.
Ngoại vật: Những vật chất, sợi cỏ nhỏ bám vào quần áo chúng ta hoặc trên
bộ lơng của chúng có thể rớt vào tai gây viêm. Thường là một bên nhưng đôi khi là
cả hai bên. Ở một số trường hợp, ngoại vật có thể tổn hại đến màng nhĩ dẫn đến tổn
thương sẽ nghiêm trọng hơn.
Tăng tiết bã nhờn: Khi tuyến bã nhờn bị tăng tiết quá mức làm tích tụ nhiều
chất bẩn đóng lỗ tai chó và gây viêm.


Các bệnh trên da: Viêm da có mủ, bệnh nấm da có thể lan đến tai và gây

viêm tai kế phát.
Nguyên nhân duy trì
Đây là nguyên nhân làm cho bệnh viêm tai kéo dài, khó điều trị và tái phát
nhanh nếu bị bỏ qua.
Tai bình thường có thể bảo vệ tốt, ngăn cản sự nhiễm trùng của vi khuẩn và
nấm. Tuy nhiên nếu tai khơng được làm sạch thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và
nấm phát triển gây viêm tai ngồi ở chó, tạo chất tiết mùi hơi thối, thú đau đớn, thay
đổi tập tính và dễ bị kích thích sợ hãi hay hung dữ.
Tụ cầu khuẩn gram dương có khoảng từ 1,7 - 47,6% trên tai chó bình thường
về lâm sàng. Những vi khuẩn này ln phân lập được trên chó bị viêm tai ngồi, và
chúng thường được tìm thấy ở một số lượng lớn. Staphylococcus khơng thể gây sự
nhiễm trùng lâm sàng trong kênh tai bình thường, nhưng chúng tăng sinh đáp ứng
với những sản phẩm viêm và kéo dài mãi tình trạng viêm tai. Pseudomonas spp
thường thấy khi phân lập. Vi khuẩn này thường thấy trong các trường hợp viêm tai
ngồi mãn tính và điều trị rất khó. Khi bị nhiễm Staphylococcus spp, Streptococcus
spp, và Proteus spp, tai chó thường chảy mủ màu sẫm. Viêm tai ngoài do vi khuẩn
thường xuất hiện triệu chứng như: Bị viêm, loét, ung nhọt có dịch màu vàng sáng
đến xanh, dịch hơi ở tai, nó làm chó đau đớn.


Nấm Malassezie pachydermatis là loại nấm phổ biến trong viêm tai ngoài.
Malassezie được coi là loài thường trú trong ống tai, có thể tìm thấy ở 36% tai chó
khỏe. Triệu chứng thường xuất hiện của viêm tai mgoài do nấm gồm: Tăng tiết bã
nhờn, ngứa, nổi mẫn đỏ, chó hay lắc đầu. Viêm tai do Malassezie thường kết hợp
với viêm da tồn thân.

Hình 2. 2. Chó bị viêm tai ngồi.
Viêm tai ngồi nếu khơng được phát hiện sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng và
phức tạp hơn, dẫn đến viêm tai giữa hoặc viêm tai trong rất nguy hiểm, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến khả năng nghe, sự thăng bằng của cơ thể cũng như chức năng não

bộ của con thú.
Điều trị viêm tai ngoài
Bước đầu tiền cần phải làm sạch và khô tai của thú trước khi tiến hành điều
trị bệnh: Loại bỏ các ngoại vật và đối tượng gây viêm nhiễm. Loại bỏ chất thừa
trong tai: Ráy tai, chất cặn bã và dịch tiết. Rửa sạch tai với nước muối sinh lý hoặc
nước rửa tai. Việc làm này nhằm mục đích loại bỏ mơi trường thuận lợi cho vi
khuẩn và nấm phát triển. Đây là một bước quan trọng trong điều trị viêm tai ngoài.


Điều trị cục bộ với dược phẩm dạng dầu hay dạng kem được nhỏ vào trong
kênh tai như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống nấm, thuốc chống
kí sinh trùng. Các thuốc này được sử dụng phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây
bệnh.
Điều trị toàn thân khi bị bệnh viêm tai ngồi có nguy cơ lan sang viêm tai
giữa. Khi viêm tai ngồi ở thể mãn tính nặng chỉ điều trị thơng thường một mình
với thuốc thì dường như không mang lại kết quả khả thi, liệu pháp duy nhất chính là
phẫu thuật.
2.3.2. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa ở chó cũng xuất hiện thường xuyên và phổ biến như viêm tai
ngồi. Xảy ra chủ yếu trên chó nhỏ và thường xảy ra ở một bên tai.
Viêm tai giữa được thể hiện qua các biểu hiện ở tai giữa bao gồm các bộ phận
trong xoang nhĩ và ống nhĩ hầu.
Nguyên nhân
Có thể do viêm lan từ tai ngồi sang, chấn thương, ung thư trong tai giữa,
hay do vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus, Pseudomonas spp và nấm
Malassezia canis, Candida thường rất phổ biến. Các khối u có thể thấy trong tai chó
là u tuyến bã nhờn lành tính, ác tính, một sụn lành tính, ác tính và khối u tế bào
Mast.
Triệu chứng
Triệu chứng của viêm tai giữa cũng giống như viêm tai ngoài như: Đau đớn ở

tai, lắc đầu hoặc nghiêng qua một bên. Có nhiều vết xước, cào ở đầu hoặc tai và
chất tiết vấy máu.
Nhiễm trùng tai giữa tiến triển thì chó có thể bị liệt mặt. Từ đó gây viêm dây
thần kinh gần tai giữa, nuốt khó, sụp mi mắt, cơ mặt ủ rũ.
Khi nhiễm trùng tiến triển đến tai trong, con thú có triệu chứng mất thăng
bằng, đầu nghiêng xuống qua một bên và đi lòng vòng.


Viêm tai giữa khi xảy ra thường khá nặng và đơi khi có các biểu hiện như
sốt, biếng ăn, nơn, ngủ lịm ...


Cần chụp X - quang để nhìn thấy rõ được ổ viêm bên trong tai.
Điều trị
Phương pháp điều trị khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh.
Nhiễm trùng nhẹ: Cho uống hoặc tiêm kháng sinh kết hợp với kháng viêm,
kháng nấm cục bộ.
Nhiễm trùng mãn tính, nặng: Phẫu thuật và điều trị. Phương pháp giải phẫu là
rạch màng nhĩ và thủ thuật đục xương trong xoang nhĩ.
2.3.3. Viêm tai trong
Viêm tai trong là kết quả của sự tiếp nối từ viêm tai giữa, dễ làm cho thú bị
điếc. Quá trình viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến nhọt mủ (abcess) não hay viêm
não – màng não.
2.3.4. Tụ máu vành tai
Nguyên nhân
Bướu máu vành tai thường do tổn thương, vết cắn hoặc do chó lắc đầu mạnh
làm vỡ một số mạch máu bên trong gây chảy máu và tụ lại ở vành tai (máu tụ ở giữa
lớp sụn và lớp da của tai). Bướu máu vành tai có thể xảy ra một phần hay tồn bộ
tai, có thể xảy ra ở mặt trong cũng như mặt ngồi của tai.


Hình 2. 3 Chó bị tụ máu vành tai


Điều trị
Có ba phương pháp điều trị
Rút dịch trực tiếp: Trong trường hợp nhẹ dùng syringe hút máu ra, sau đó
dùng băng keo dán ép hai mặt tai vào nhau thật chặt trong vịng 7 ngày. Sau đó cho
chó đeo vòng Elizabeth.
Phương pháp đặt ống dò: Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trên thế
giới và đem lại kết quả tốt.
Phương pháp phẫu thuật: Với phương pháp này, dịch sẽ được lấy ra hết, đồng
thời trong tai không cịn khoảng trống, do đó dịch sẽ khơng cịn đọng nữa.
Cách tiến hành: Gây mê thú, vệ sinh vùng tai, dùng dao cắt vỡ bướu, vệ sinh
sạch sẽ đặc biệt là các cục máu đông, tiến hành may những đường may ép để hai
lớp da sát lại với nhạu, bằng lại và tiến hành hậu phẫu, cắt chỉ sau 7 đến 10 ngày.
Với bệnh bướu máu vành tai, thú có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp của bác
sĩ. Dịch sẽ được tái hấp thu sau một thời gian dài. Nhược điểm của phương pháp
này là sự tự phục hồi sẽ để lại nhiều vết sẹo ảnh hưởng lớn đến mặt thẩm mỹ cũng
như sự khó chịu và đau đớn cho thú trong thời gian dài.
2.3.5. Ghẻ tai
Nguyên nhân
Do Otodectes cynotis, là loài ký sinh trùng sống trong ống tai chó mèo. Thức
ăn của chúng là các mảnh da vụn trong tai. Mèo thường bị hơn chó và thường gặp ở
các thú nhỏ tuổi. Tuy nhỏ bé (chỉ có thể thấy qua kính hiển vi) nhưng chúng làm
cho con thú ngứa ngáy, có thể dẫn đến viêm tai và tụ máu vành tai do lắc, gãi. Ngoài
ra, chúng có thể chuyển đến các nơi khác trên cơ thể và gây ngứa dữ dội. Ghẻ tai
truyền lây trực tiếp từ chó mèo nhiễm sang chó mèo khỏe.


Hình 2. 4. Ghẻ tai trên chó


Hình 2. 5. Trứng Otodectes cynotis soi dưới kính hiển vi


Điều trị
Sử dụng thuốc điều trị ghẻ tai và viêm tai do phụ nhiễm (nếu có). Thường
xuyên vệ sinh tai để giảm lượng chất tiết và loại bỏ một phần ghẻ tai. Sử dụng thuốc
phòng ký sinh trùng để ngừa tái nhiễm ghẻ tai và ngừa các loài ký sinh trùng khác.
2.4. Lược duyệt một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vũ Minh Nguyệt (2007), khảo sát 91 ca bệnh tại bệnh viện thú y trường Đại
học Nơng Lâm trong đó cho thấy bệnh viêm tai ngồi chiếm tỷ lệ cao nhất trong
nhóm bệnh tai (57,14%), tụ máu vành tai chiếm (14,29%), các bệnh về tai khác chủ
yếu là chấn thương cơ học (18,68%).
Nguyễn Thị Kiều Nga (2008), khảo sát 33 ca bệnh tại bệnh viện thú y trường
Đại học Nơng Lâm trong đó cho thấy bệnh viêm tai ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất
(66,67%), tụ máu vành tai (21,21%), và một số bệnh về tai khác (chủ yếu chấn
thương cơ học) chiếm (12,12%).


Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát
Thời gian khảo sát: Từ ngày 11/01/2021 đến ngày 21/03/2021.
Địa điểm khảo sát: Tại trung tâm thú y Vinpet thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Đối tượng khảo sát
Tất cả các giống chó có biểu hiện bất thường về tai được chủ nuôi mang đến
khám và điều trị tại trung tâm thú y Vinpet thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Trang thiết bị vật liệu
Quan sát các triệu chứng và bệnh tích ở tai của chó mèo. Quan sát dưới kính
hiển vi để sát định nguyên nhân gây bệnh.
Dụng cụ khám tai, bơng tâm, kính hiển vi, la men, dầu soi kính, nhiệt kế điện

tử, lam kính.
Dao mổ, kẹp, kéo, bơng ngịn, kim, chỉ phẩu thuật, povidine, gạc, cồn 70 độ.
Thuốc nhỏ tai Ear drops (Marbofloxacin, Clotrimazole, Dexamethasone
acetate, dung môi vừa đủ), thuốc tê Lidocain 2%.
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Nội dung 1: Khảo sát các trường hợp một số bệnh tai trên chó theo nhóm
giống, giới tính, độ tuổi
3.4.1.1. Phương pháp thực hiện
Khi thú đến phịng khám chúng tôi tiến hành đo thân nhiệt cho thú sau đó
quan sát các dấu hiệu lâm sàng nếu có, và hỏi chủ về các biểu hiện của thú khi ở
nhà.
Kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn và nấm trong dịch tiết của tai viêm: Lấy
mẫu trên tai chó bị viêm, nếu chó bị viêm cả 2 tai thì lấy 2 mẫu. Cố định chó, lấy
miếng gạc hay bơng tẩm cồn 700 vệ sinh bên ngoài tai và gạt lớp lông tai ra để bộc
lộ ống tai. Tiếp theo lấy tăm bông vô trùng nhúng ướt vào trong lọ nước muối sinh



vô trùng, cho đầu tăm bông hơi ẩm, không quá ướt. Dùng tăm bơng ẩm ngốy tai
cho chó trong khoảng 10 giây. Khi ngốy tai khơng để tăm bơng chạm vào lớp lơng
bên ngồi có thể gây nhiễm mẫu. Ngốy tai chó xong cho vào ống nghiệm sạch vơ
trùng hoặc cắm sâu vào thạch Carry Blair, giữ mát và đưa về phòng xét nghiệm.
Sau khi lấy mẫu xong cần tiến hành ghi chép các đặc điểm của chó như:
Giống, tuổi, cân nặng, giới tính, bên tai bị viêm, …
3.4.1.2. Chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ bệnh tai trên chó (%).
Tỷ lệ theo nhóm giống (%).
Tỷ lệ theo giới tính (%).
Tỷ lệ theo lứa tuổi (%).
Phân loại các loại bệnh về tai (%) và nguyên nhân gây bệnh.

3.4.2. Nội dung khảo sát 2: Đánh giá hiệu quả của phát đồ điều trị của các bệnh về
tai
3.4.2.1. Phương pháp thực hiện
Đánh giá mức độ bệnh trên lâm sàng được thực hiện tại phòng khám: Dựa
vào triệu chứng lâm sàng mà cho biế mức độ của bệnh từ khơng có, nhẹ, trung bình,
nặng và rất nặng. Ghi nhận tình trạng của chó trên phiếu đánh giá.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả của từng phát đồ điều trị được sử dụng.
3.4.2.2. Tỷ lệ theo dõi
Tỷ lệ chó khỏi các bệnh về tai trên chó sau q trình điều trị (%).
Tỷ lệ chó khỏi theo cụ thể từng dạng bệnh như: Viêm tai ngoài, viêm tai
trong, viêm tai giữa và tụ máu vành tai (%).


3.5. Các phương pháp tiến hành
3.5.1. Phân loại chó đến khám và điều trị
Trong suốt q trình nghiên cứu, chó được phân loại như sau:
Nhóm giống: Chó ngoại – chó nội.
Giới tính: Đực – cái.
Lứa tuổi phân làm các nhóm:
Dưới một tuổi.
Từ một đến năm tuổi.
Trên năm tuổi.
3.5.2. Lập hồ sơ bệnh án
Hỏi và ghi nhận rõ những thông tin cần thiết:
Về chủ nuôi: Tên, địa chỉ và số điện thoại.
Về bệnh sử.
Vật nuôi: Tên, giống (nội – ngoại), giới tính (đực – cái), lứa tuổi (dưới 1 năm
tuổi, từ 1 đến 5 năm tuổi, trên 5 năm tuổi), thời gian xảy ra bệnh, các triệu chứng đã
thấy (nổi mẫn đỏ, tiết dịch mủ, …), thuốc đã dùng để điều trị, chăm sóc và ni
dưỡng, sự tái phát sau điều trị.

Chẩn đoán.
3.5.3. Khám lâm sàng
Khám cả hai bên tai dưới ánh sáng tự nhiên, chú ý mùi, tính chất của dịch
tiết, màu của da kênh tai.
Kết hợp dùng đèn soi, một tay kéo vành tai ra xa về phía sau, tay kia dùng
đèn soi chĩa một góc khoảng 30° vào kênh tai để kiểm tra sự hiện diện của ngoại
vật, ve, u trong tai và sự nguyên vẹn của màng nhĩ, tuy nhiên cách này rất khó thực
hiện vì khi bị viêm tai thú thường bị đau và phản ứng lại rất dữ dội nên chỉ áp
dụng cho


×