Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận QTSX_tìm hiểu thực trạng công tác cung ứng nguyên vật liệu cho sản phẩm ống nhựa tại công ty cổ phần nhựa đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.27 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, sự tồn tại và phát triển của các tổ
chức phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tài chính, năng lực lao động và quan
trọng không kém là công tác quản lý cung ứng nguyên vật liệu. Xã hội càng phát
triển, cung ứng càng khẳng định rõ vai trò quan trọng của mình. Giờ đây, trong
điều kiện hội nhập và tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, cung ứng đã thực sự trở
thành vũ khí chiến lược sắc bén giúp tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trên trường quốc nội và quốc tế.
Đối với công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng, vấn đề nguyên vật liệu luôn nhận được
sự quan tâm đặc biệt của các cấp quản lý bởi đây là thành phần chính cấu thành
nên giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chiếm đến hơn 75% chi phí hoạt
động của tồn cơng ty. Vì vậy, làm thế nào để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung
ứng cho hoạt động sản xuất sản phẩm một cách ổn định trong điều kiện nguồn
ngun liệu ít và quy mơ cung ứng không ổn định luôn được đề ra nhất là đối với
sản phẩm ống nhựa – một trong những mặt hàng chủ lực của công ty.
Giới thiệu đề tài
Thông qua cơ sở lý thuyết về cung ứng, tôi thực hiện việc phân tích mơ hình này
thực tế tại một doanh nghiệp để xem xét những ưu điểm cũng như những tồn tại
trong việc quản lý cung ứng nguyên vật liệu.
Mục tiêu đề tài
-Tìm hiểu thực trạng cơng tác cung ứng nguyên vật liệu cho sản phẩm ống nhựa
tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
- Chỉ ra những ưu điểm và tồn tại trong công tác cung ứng nguyên vật liệu cho
sản phẩm ống nhựa tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
Tuy đề tài đã nêu ra được những vấn đề cơ bản trong lý thuyết sản xuất và điều
hành tại doanh nghiệp nhưng vẫn còn giới hạn rất nhiều. Tơi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của quý thầy, cô.

Trang 1



PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
I. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu và các khái niệm có liên quan
1. Cung ứng và các khái niệm có liên quan
Trong quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức thì mua hàng và cung ứng là
hoạt động khơng thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì vai trò của cung ứng càng
thêm quan trọng, giờ đây cung ứng được coi là vũ khí chiến lược sắc bén giúp tăng
sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Vậy cung ứng là gì?
Trong thực tế, khi nói về hoạt động cung ứng người ta có thể dùng các từ sau:
mua hàng (Purchasing), thu mua (Procurement), quản trị cung ứng (Supply
management) nhưng qua nghiên cứu ta thấy được 3 khái niệm này hồn khơng
trùng khớp nhau mà là 3 bước phát triển của hoạt động cung ứng.
1.1. Mua hàng (Purchasing)
Mua hàng là một trong những chức năng cơ bản không thể thiếu của mọi tổ
chức. Mua hàng gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu,
trang thiết bị, các dịch vụ,... để phục vụ cho hoạt động của tổ chức.
Các hoạt động đó bao gồm:
 Phối hợp với các phòng ban, bộ phận để xác định nhu cầu nguyên vật liệu, máy
móc cần cung cấp.
 Tổng hợp nhu cầu của toàn bộ tổ chức, xác định lượng vật tư cần mua thực sự.
 Xác định các nhà cung cấp tiềm năng.
 Thực hiện các nghiên cứu thị trường cho những nguyên vật liệu quan trọng.
 Đàm phán với nhà cung cấp tiềm năng.
 Phân tích các đề nghị.
 Lựa chọn nhà cung cấp.
 Soạn thảo đơn đặt hàng / hợp đồng.

Trang 2



 Thực hiện các hợp đồng và giải quyết các vướng mắc.
 Thống kê, theo dõi các số liệu mua hàng.
1.2. Thu mua (Procurement)
Thu mua là hoạt động thiết yếu của tổ chức, là sự phát triển, mở rộng chức
năng mua hàng. So với hoạt động mua hàng thì trong thu mua người ta mở rộng
hơn chú trọng hơn đến các vấn đề mang tính chiến lược. Cụ thể thu mua bao gồm
các hoạt động sau:
 Tham gia vào việc phát triển các nhu cầu nguyên vật liệu, dịch vụ, các chi tiết
kỹ thuật.
 Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và quản lý các hoạt động phân
tích có giá trị.
 Thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu về thị trường nguyên vật liệu.
 Thực hiện các hoạt động của chức năng mua hàng.
 Quản trị chất lượng của các nhà cung cấp.
 Quản lý quá trình vận chuyển.
 Quản trị các hoạt động mang tính đầu tư như: tận dụng, sử dụng lại các nguyên
liệu.
1.3. Quản trị cung ứng (Supply mangement)
Quản trị cung ứng là một sự phát ở một bước cao hơn của thu mua, quản trị
cung ứng chủ yếu tập trung vào chiến lược. Những hoạt động chủ yếu của quản trị
cung ứng là:
 Đặt quan hệ trước để mua hàng và đặt quan hệ trước với các nhà cung cấp
ngay trong quá trình thiết kế sản phẩm và phát triển các chi tiết kỹ thuật kèm theo
của các sản phẩm quan trọng.
 Thực hiện chức năng mua hàng và các hoạt động của quá trình thu mua.
 Sử dụng nhóm chức năng chéo trong việc xác định và lựa chọn các nhà cung
ứng.


Trang 3


 Phát triển mối quan hệ thân thiết và các mối quan hệ có lợi cho cả đối bên với
những nhà cung cấp chủ yếu cũng như để quản lý chất lượng và chi phí.
 Tiếp tục xác định những cơ hội và nguy cơ trong môi trường cung ứng của
công ty.
 Phát triển các chiến lược, kế hoạch thu mua dài hạn cho các nguyên liệu chủ
yếu.
 Tiếp tục quản lý việc cải thiện dây chuyền cung ứng.
 Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp.
2. Quản trị cung ứng
Quản trị cung ứng là tiếp cận một cách khoa học - toàn diện và có hệ thống
q trình cung ứng nhằm thực hiện cung ứng có hiệu quả.
Cung ứng là bộ phận khơng thể thiếu trong mọi tổ chức nhưng ở mỗi tổ chức
cụ thể thì tầm quan trọng của bộ phận cung ứng ở các mức độ khác nhau.

Việc

bộ phận cung ứng giữ vai trò đặc biệt quan trọng hay chỉ ở vị trí thứ cấp được
quyết định bởi nhiều yếu tố như:
 Nguồn nguyên liệu:
 Lượng nguyên vật liệu cần mua:
 Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm:
 Các hình thức mua nguyên vật liệu:
II. Nội dung của hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu:
Quy trình nghiệp vụ cung ứng nguyên vật liệu bao gồm các hoạt động sau:
 Xác định nhu cầu và lượng đặt hàng tối ưu.
 Lựa chọn nhà cung cấp.
 Soạn thảo đơn hàng – ký kết hợp đồng.

 Tổ chức thực hiện đơn hàng (hợp đồng).
 Nhập kho nguyên vật liệu – bảo quản – cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu.
1. Xác định nhu cầu và lượng đặt hàng tối ưu
Đối với mỗi loại nhu cầu có nghiệp vụ và phương pháp tính tốn riêng nhưng
Trang 4


nhìn chung để xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần phải dựa vào hai căn cứ: Kế
hoạch sản xuất và mức sử dụng vật tư.
1.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh
Kế hoạch sản xuất là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch cung ứng vật
tư. Mục tiêu của kế hoạch sản xuất là sắp xếp sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
của cơng ty, phối hợp hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong công ty để thực
hiện quá trình sản xuất đạt chất lượng tốt theo đúng lịch trình đã định với tổng chi
phí là thấp nhất.
Quá trình lâp kế hoạch sản xuất bao gồm các bước sau:
 Tính tốn sơ bộ
 Lập kế hoạch tổng thể
 Kế hoạch sản xuất chi tiết (lịch trình sản xuất chi tiết)
 Phát đơn hàng / lệnh sản xuất cho từng bộ phận sản xuất trực tiếp
 Giám sát việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần)
1.2. Mức và định mức tiêu hao nguyên vật liệu
1.2.1. Mức sử dụng nguyên vật liệu là lượng hao phí nguyên vật liệu cần
thiết cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một khối
lượng công việc) đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định trong các điều kiện sản xuất
của kỳ kế hoạch.
1.2.2.Thành phần của mức sử dụng nguyên vật liệu
Mức sử dụng nguyên vật liệu gồm hai thành phần cơ bản: Phần tạo nên
thực thể sản phẩm và phần không tạo nên thực thể sản phẩm nhưng phần thứ hai
cần thiết và khơng tránh khỏi và phần này nhiều hay ít là do công nghệ các điều

kiện sản xuất quyết định.
Công thức chung biểu diễn thành phần của mức sử dụng nguyên vật liệu là:
M=P+H
Trong đó:
M: Mức sử dụng nguyên vật liệu

Trang 5


P: Trọng lượng tịnh của sản phẩm
H: Các hao phí liên quan đến điều kiện sản xuất ra sản phẩm
1.3. Xác định nhu cầu và lượng đặt hàng tối ưu
1.3.1. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch
1.3.1.1. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu của từng bộ phận của từng bộ
phận thuộc tổ chức/công ty
Công thức chung để xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm là
N = Q.M
Trong đó:
N là nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm trong kỳ kế hoạch
Q là số sản phẩm cần sản xuất trong kỳ kế hoạch ( kế hoạch sản xuất sản phẩm )
M là mức sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm
1.3.1.2. Tổng hợp nhu cầu ngun vật liệu của tồn thể tổ chức/cơng ty
Khi nhận được báo cáo từ các bộ phận, nhân viên phịng cung ứng phải kiểm tra
kỹ lưỡng độ hồn chỉnh và tính chính xác của chúng trên cơ sở đó tổng hợp nhu
cầu của các loại nguyên vật liệu.
1.3.2. Xác định lượng đặt hàng và dự trữ tối ưu
Vấn đề được đặt ra là phải xác định được lượng đặt hàng và dự trữ đem lại
hiệu quả kinh doanh cao nhất (lượng đặt hàng và dự trữ tối ưu). Các nhân tố cần
xem xét khi xác định lượng đặt hàng và dự trữ tối ưu là: tổng nhu cầu về nguyên
vật liệu trong kỳ kế hoạch, thời gian, mua sắm, khả năng cung ứng từng phần,

năng lực kho tàng, giới hạn về tài chính.
Nếu ta có:
Dn là số cầu về nguyên vật liệu của thời kỳ kế hoạch (một năm).
P là giá mua 1 đơn vị nguyên vật liệu.
VCms là chi phí kinh doanh mua sắm trực tiếp.
FCdh là chi phí kinh doanh cố định đặt hàng gắn với từng lần đặt hàng.

Trang 6


VCi là chi phí kinh doanh lưu kho và tiền trả lãi tương ứng với số vốn liên quan
đến nguyên vật lưu kho trong kỳ kế hoạch.
i là tỷ lệ lãi suất phải trả và chi phí kinh doanh lưu kho so với lượng chi phí
kinh doanh lưu kho và tiền trả lãi trong kỳ kế hoạch.
TC là tổng chi phí kinh doanh mua sắm và lưu kho trong kỳ kế hoạch.
Q là lượng đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng.
QQPT là lượng hàng đặt tối ưu cho mỗi lần đặt hàng.
Hàm chi phí kinh doanh mua sắm và lưu kho được thiết lập theo công thức:
VCms + FCdh + VCi + TC
Hàm này phải tiến đến cực tiểu: TC
Có:

min.

Dn.P + FCdh.Dn/Q + Q.P.i/2 = TC
dTCQ = FCdh.Dn/Q2 + P.i/2

Với mục tiêu TC

min sẽ phải thỏa mãn điều kiện: dTC/dQ = 0 nên:

FCdh.Dn/Q2 = P.i/2
QQPT2 = 2DnFCdh/P.i
QQPT =

2.Dn.FCdh/P.i

1.3.3. Xác định lượng dự trữ tối thiểu cần thiết
Một là, lượng dự trữ thường xuyên
Lượng dự trữ thường xuyên là lượng dự trữ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất
diễn ra liên tục trong các điều kiện cung ứng bình thường.
Lượng dự trữ thường xuyên mỗi loại được xác định theo công thức sau:
DTTX = tcư . ĐMTH
Trong đó:
DTTX là lượng dự trữ thường xuyên.
tcư là thời gian (ngày) cung ứng trong các điểu kiện bình thường.
ĐMTH là định mức sử dụng (tiêu thụ) trong một ngày đếm.
Lượng dự trữ này đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục,
không bị gián đoạn trong các điểu kiện cung ứng bình thường.
Trang 7


Hai là, lượng dự trữ bảo hiểm
Lượng dự trữ bảo hiểm là lượng cần dự trữ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất
(tiêu thụ) tiến hành liên tục trong điều kiện cung ứng khơng bình thường.
Lượng dự trữ bảo hiểm mỗi loại có thể được xác định theo cơng thức:
DTBH = tsl.ĐMTH
Trong đó:
DTBH là lượng nguyên vật liệu dữ trữ thường xuyên.
tsl là thời gian (ngày) cung ứng sai lệch so với dự kiến, được xác định bằng
phương pháp thống kê kinh nghiệm.

ĐMTH là định mức sử dụng (tiêu thụ) trong một ngày đêm.
Với mức dự trữ này, doanh nghiệp có thể hoạt động liên tục, khơng bị gián
đoạn vì thiếu nguyên vật liệu trong các điều kiện cung ứng khơng bình thường.
Ba là, lượng dự trữ tối thiểu cần thiết.
Lượng nguyên vật liệu dự trữ tối thiểu cần thiết bằng tổng cảu lượng dự trữ
thường xuyên và lượng dự trữ bảo hiểm:
DTCT = DTTX + DTBH
Trong đó: DTCT là lượng dự trữ tối thiểu cần thiết.
1.3.4. Xác định khoảng cách đặt hàng
Khoảng cách thời gian đặt hàng là khoảng cách thời gian giữa 2 lần đặt hàng
liền nhau của doanh nghiệp đối với người cung cấp. Xác định đúng và có kế hoạch
đặt hàng giúp cho người cung cấp chủ động chuẩn bị cấp hàng theo hướng mỗi lần
yêu cầu. Hai hệ thống đặt hàng mà các doanh nghiệp hay áp dụng là hệ thống đặt
hàng theo thời điểm và hệ thống đặt hàng thông báo.
Ở hệ thống đặt hàng thời điểm, doanh nghiệp xác định khoảng cách thời gian
đặt hàng cố định (tCĐ). Khoảng cách thời gian đặt hàng cố định (t CĐ) được xác định
trên cơ sở lượng đặt hàng và lưu kho tối ưu, lượng lưu kho tối thiểu cần thiết và
định mức sử dụng nguyên vật liệu. Theo đó có thể xác định trước được lịch đặt
hàng cố định trên cơ sở xác định được số ngày lưu kho tối ưu và số ngày dự trữ tối
thiểu cần thiết.
Trang 8


Cần chú ý kiểm tra, kiểm kê lượng hàng lưu kho thực tế khi sử dụng cơng thức
sau đây:
Hình 1.3.4. Khoảng cách đặt hàng cố định
DT
QDT

0


Q1
t1

Q21
t2

Q3
t3

Nếu Q1, Q2, Q3 là lượng hàng thực tế còn lưu kho
DTCP = Q1 = Q2 = Q3
t1, t2, t3 là khoảng cách đặt , sẽ có tCĐ = t2 = t3
Ở hệ thống đặt hàng theo lượng thơng báo, khi trong kho cịn lượng dự trữ tối
thiểu cần thiết doanh nghiệp sẽ thông báo cho người cấp hàng cung cấp một đợt
hàng mới. Nó cho phép có lượng đặt hàng cố định, khơng dẫn đến nguy cơ lượng
hàng lưu kho dưới mức tối thiểu cần thiết nhưng lại dẫn đến khoảng cách thời gian
đặt hàng lại khơng giống nhau.
Có thể sử dụng hệ thống “hai tín hiệu”: Cứ mỗi lần xuất kho lại so sánh lượng
hàng cịn lại (tín hiệu thứ nhất) với lượng lưu kho tối thiểu cần thiết (tín hiệu thứ
hai). Nếu tín hiệu thứ nhất trùng với tín hiệu thứ hai sẽ phải thông báo đặt một đợt
hàng mới.
2. Lựa chọn nhà cung cấp
Ngay khi xác định được nhu cầu nguyên vật liệu cần mua, nhân viên cung ứng
tiến hành nghiên cứu, lựa chọn nhà cung cấp
 Đối với các loại nguyên vật liệu đã sử dụng thường xuyên thì điều tra thêm để
chọn được nguồn cung cấp tốt nhất.
 Đối với các loại nguyên vật liệu mới hay lô hàng có giá trị lớn thì phải nghiên
cứu thật kỹ để chọn được nguồn cung ứng tiềm năng.


Bốn giai đoạn lựa chọn nhà cung cấp
GIAI ĐOẠN KHẢO SÁT
Trang 9


GIAI ĐOẠN LỰA CHỌN

GIAI ĐOẠN ĐÀM PHÁN

GIAI ĐOẠN THỬ
NGHIỆM

Khơng

Đạt u
cầu?

Quan hệ lâu dài

3. Lập đơn hàng, ký hợp đồng cung ứng
Sau khi chọn được nhà cung cấp, tiến hành lập đơn đặt hàng/hợp đồng cung ứng.
Thường thực hiện bằng một trong hai cách sau:
Cách 1: Người mua lập đơn hàng  Q trình giao dịch bằng thư, fax, email, ...
(hồn giá)  Nhà cung cấp chập nhận đơn đặt hàng/Ký hợp đồng.
Cách 2: Người mua lập đơn đặt hàng  Quá trình đàm phán gặp mặt trực tiếp
 Ký kết hợp đồng cung ứng.

Trang 10



4. Tổ chức mua sắm
4.1. Vị trí của hoạt động mua sắm
Bộ phận mua sắm thực hiện các hoạt động có vị trí rất quan trọng trong các tổ
chức. Bởi vì:
- Các chi phí về hàng hóa và dịch vụ thường chiếm hơn phân nửa các chi tiêu
của công ty.
- Thực hiện các quan hệ giữa công ty với bên ngồi cụ thể là mạng lưới cung
cấp, nó ảnh hưởng rất lớn đến thành công dài hạn của công ty.
- Tác động đến khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong của tổ
chức.
4.2. Các loại nhu cầu mua sắm:
Việc mua sắm được tiến hành trong nhiều tình huống, tuy vậy ta có thể chia thành
3 nhóm chính:
Nhóm 1: Mua sắm khơng thường xun với số lượng ít có giá trị bằng tiền nhỏ.
Nhóm 2: Mua sắm một lần hoặc khơng thường xun với giá trị lớn.
Nhóm 3: Mua sắm với khối lượng lớn, sử dụng theo thời gian hoặc mua ở
những vị trí phức tạp.
5. Nhập kho – bảo quản – cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu
Sau khi tiếp nhận nguyên vật liệu, bộ phận cung ứng / bộ phận nhập kho - quản
lý vật liệu cần làm tốt các công việc sau:
 Nhập kho
 Bảo quản ( tuỳ theo tính chất của từng loại vật liệu)
 Cấp vật liệu cho các bộ phận có nhu cầu.
5.1. Tiếp nhận và nhập kho
Tiếp nhận phải đảm bảo đúng về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian.
Tiếp nhận hàng hóa là hoạt động của phận quản trị kho tàng. Hoạt động này
liên quan đến bộ phận cung ứng và vận chuyển hàng về kho. Khi tiếp nhận phải
đảm bao thủ tục giao nhận giữa hai bên, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra kỹ lưỡng

Trang 11



cả hai mặt số lượng và chất lượng, phải chuẩn bị kỹ lưỡng nơi nhận hàng, thực
hiện tốt thủ tục nhận hàng và bố trí hàng hóa trong kho.
5.2. Bảo quản hàng trong kho
Bảo quản hàng trong kho liên quan nhiều đến việc trang thiết bị kho tàng. Khi
trang thiết bị kho tàng. Khi trang thiết bị kho tàng cần chú ý mức trang thiết bị
thấp nhất do chính đặc điểm của hàng hóa địi hỏi.
5.3. Quản trị và cấp phát hàng
Quản trị và cấp phát hàng đòi hỏi phải tiến hành một loạt các công việc liên
quan trực tiếp đến việc quản trị hàng trong kho như:
- Công tác thống kê, lập sổ sách theo dõi việc xuất, nhập, tồn đối với từng loại
hàng cụ thể.
- Công tác kiểm kê hàng hóa.
- Cơng tác định mức tiêu dùng ngun vật liệu và cấp phát nguyên vật liệu cho
các bộ phận sử dụng có liên quan.
- Cơng tác chuẩn bị sẵn sàng cho cấp phát hàng.
Ghi chép, theo dõi cấp phát hàng phải liên tục, đầy đủ các tiêu thức về thời gian
cấp phát, số lượng, chất lượng địa điểm sử dụng từng loại nguyên vật liệu cụ thể
làm cơ sở cho cơng tác phân tích và hạch tốn chi phí sử dụng nguyên vật liệu và
lập các báo cáo cần thiết. Ngày nay, công tác này được tin học hóa.
5.4. Kiểm tra kho tàng và hàng hóa trong kho
Kiểm tra kho tàng giúp cho việc đánh giá lại chính xác số lượng và chất lượng
hàng lưu kho để thông báo cho bộ phận cung tiêu kiểm tra lại lượng đặt cũng như
khoảng cách thời gian đặt hàng, đồng thời phát hiện hàng hóa kém phẩm chất và
phân tích ngun nhân để có biện pháp kịp thời nâng cao chất lượng bảo quản
hàng hóa trong kho.
5.5. Chi phí kinh doanh về kho tàng
Chi phí về kho tàng được cấu thành chủ yếu từ số tiền phải trả lãi cho số vốn liên
quan đến kho tàng, tiền thuê mướn hay khấu hao kho tàng, tiền lương cho đội ngũ


Trang 12


lao động phục vụ kho tàng, tiền trả cho điện, nước,...phục vụ kho tàng. Chi phí này
phải thấp nhất trong quản trị kho tàng.

Trang 13


PHẦN II:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CUNG
ỨNG NGUN VẬT LIỆU CHO SẢN PHẨM ỐNG
NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ
NẴNG
I. Giới thiệu về công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng ( DANAPLAST CO.), tiền thân là một cơ sở tư
nhân chuyên về chế biến các loại sản phẩm bằng nhựa chủ yếu là chế biến các loại
nhựa phế thải và thực hiện gia công được thành lập từ ngày 22 tháng 01 năm 1976
theo quyết định số 886/QĐ của UBND Tỉnh Quảng Nam với tên gọi ban đầu là Xí
nghiệp nhựa Đà Nẵng.
Trải qua 33 năm hoạt động vừa sản xuất vừa tích lũy cho tái đầu tư đến nay cơng
ty cổ phần nhựa Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc đáng kể và được
đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất tại thành phố Đà
Nẵng. Từ một xí nghiệp nhỏ ban đầu gồm 14 người hoạt động trên 500m 2 nay cả
công ty đã có 297 cán bộ cơng nhân viên có tay nghề, trình độ chun mơn cao;
80% máy móc thiết bị ngoại nhập với diện tích mặt bằng 17400m2,...
Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, công ty cũng đã sản xuất
được 5 nhóm sản phẩm khác nhau bao gồm: Nhóm bao bì túi xốp; nhóm các loại
ống; nhóm sản phẩm két bia, nước ngọt; nhóm sản phẩm tiêu dùng như dép,

ủng, cánh quạt,... và nhóm các sản phẩm chuyên dùng theo yêu cầu của khách
hàng. Hiện nay, cơng ty đang mở rộng liên doanh với nước ngồi để sản xuất
bao bì các loại, đặc biệt là túi cao cấp cho sản xuất, liên doanh sản xuất khung
cửa nhôm cao cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất ống nước, đầu tư dây chuyền
sản xuất 20 triệu vỏ bao xi măng mỗi năm.

Trang 14


II. Thực trạng công tác cung ứng nguyên vật liệu cho sản phẩn ống Nhựa tại
công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
1. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
1.1. Xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Mỗi sản phẩm của cơng ty đều có định mức ngun vật liệu nhất định để sản
xuất ra sản phẩm, định mức này do phòng kỹ thuật xác định và cung cấp cho các
phòng, các tổ sản xuất. Bộ phận sản xuất căn cứ vào đinh mức đó để thực hiện.
Việc xây dựng định mức nguyên vật liệu rất quan trọng nhằm tiết kiệm tránh lãng
phí nguyên vật liệu đồng thời bảo đảm chất lượng sản phẩm tạo ra đồng bộ, có
tính ổn định cao.
Đối với sản phẩm ống nhựa PVC và HDPE, nguyên liệu chính là các hạt nhựa
nên trọng lượng sản phẩm bằng lượng nguyên vật liệu thực tế trừ đi phần hao hụt
trong quá trình sản xuất và phần phế liệu thu hồi sau sản xuất
NVLtt = Msp * (1 + Kh + Kp)
Trong đó:
NVLtt là lượng nguyên vật liệu thực tế.
Msp

là khối lượng sản phẩm.

Kh


là tỷ lệ hao hụt.

Kp

là tỷ lệ phế phẩm.

Bảng sau thể hiện cụ thể định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm
ống nhựa của công ty

Loại sản phẩm
Ống PVC
Ống PVC
Ống HDPE

Hao hụt

Phế liệu thu hồi

(%)

(%)

1
2
0,8

2
2
2


Trang 15

Lượng nguyên vật
liệu cần cho 100 Kg
sản phẩm
103
104
102,8


Việc xác định tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu phụ thuộc vào công đoạn sản xuất ra
sản phẩm, nếu sản phẩm trải qua nhiều cơng đoạn thì lượng hao hụt lớn hơn sản
phẩm sản xuất giản đơn. Ngoài ra, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào độ đậm đặc của sản
phẩm mà khách hàng yêu cầu.
1.2. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu và lượng dự trữ tối ưu
1.2.1. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu
Phòng kinh doanh tổng hợp đơn đặt hàng của khách hàng của khách hàng từ đó
ước tính sản lượng tiêu thụ của từng sản phẩm phối hợp với phịng kỹ thuật để tính
tốn lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất. Đồng thời, bộ phận mua nguyên vật
liệu căn cứ lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng do các bộ phận kiểm soát dự
trữ báo cáo để xác định lượng đặt hàng và tiến hành đặt hàng căn cứ vào thời gian
thực hiện hợp đồng và thời gian vận chuyển nguyên vật liệu mà xác định thời gian
đặt hàng cho phù hợp.
Sơ đồ xác định nhu cầu nguyên vật liệu

Sản lượng tiêu thụ từng tháng

Lượng tồn kho cuối tháng


Nhu cầu nguyên vật liệu

Thời gian vận chuyển nguyên vật
liệu

Thời gian đặt hàng

Trang 16


1.2.2. Xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, khơng bị ngừng trệ,
cơng ty đã duy trì một lượng nguyên vật liệu dự trữ. Sau khi đã xuất ngun vật
liệu để sản xuất thì cơng ty tính tốn và xác định thời điểm và lượng đặt hàng để
tái tạo dự trữ.
Hiện nay, công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng đang sử dụng hệ thống dự trữ cố
định và số lượng không đổi, tức hệ thống tái tạo dự trữ định kỳ: Nhựa HDPE đen
dùng để sản xuất ống nhựa HDPE từ 400 – 600 tấn, bột PVC sản xuất ống nhựa
PVC là 100 tấn. Với hệ thống này, nhân viên quản lý dự trữ tổng hợp báo cáo từ
các tổ sản xuất và tiến hành đánh giá mức dự trữ ngun vật liệu cịn lại sau đó sẽ
xác định lượng nguyên vật liệu đặt mua phù hợp thông thường lượng hạt nhựa đặt
mua bằng với mức nguyên vật liệu dự trữ đã xuất kho để sản xuất sản phẩm.
2. Thực trạng mua nguyên vật liệu
2.1. Tổ chức bộ phận thu mua
Sơ đồ hoạt động mua sắm nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng

Mua sắm

Nhà cung cấp


Tiếp nhận

Kho nguyên vật liệu

Hệ thống sản xuất

Thành phẩm

Kho thành
phẩm
Trang 17


Công tác mua nguyên vật liệu do bộ phận thu mua nguyên vật liệu tại phòng
kinh doanh đảm nhiệm. Bộ phận thu mua nguyên vật liệu của công ty hiện nay
gồm 3 nhân viên: 1 nhân viên đảm nhận việc mua nguyên vật liệu; 1 nhân viên
quản lý sản xuất, nhập nguyên vật liệu và 1 nhân viên đảm nhận việc cung ứng vật
tư và tổ chức vận chuyển đưa nguyên vật liệu từ cảng Đà Nẵng về kho của công
ty.
2.2. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Đối với công ty nhựa Đà Nẵng, nhà cung cấp bao gồm các tổ chức và cá nhân
cung cấp cho công ty các mặt hàng như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, máy móc thiết
bị. Cơng ty có cả nhà cung cấp ở trong và ngoài nước.
Nhà cung cấp trong nước chủ yếu cung cấp nhiên liệu, khuôn mẫu, thiết bị phụ
tùng đơn giản,…Nhà cung cấp nước ngoài cung cấp chủ yếu về nguyên vật liệu
như hạt PP, PE,PVC, dầu hoả dẻo,…Hiện tại, tình hình về các nhà cung cấp đang
rất ổn định, các nhà cung cấp nước ngồi có uy tín nên cơng ty đang giữ mối quan
hệ tốt với họ, việc thực hiện thanh tốn thơng qua ký quỹ tại ngân hàng ngoại
thương Đà Nẵng.
Cơ cấu nhập nguyên vật liệu qua 3 năm 2006 – 2008

(Đvt: Kg)
Khoản mục
Nhựa HDPE đen TR 480 BK Korea
Nhựa HD đen H 5211 PC Thái
Nhựa HDPE đen P 301 E Korea
Nhựa HDPE đen P 600 BK Korea
Nhựa bột PVC K66 – Việt Nam
Nhựa PVC bột P1000 Korea
Nhựa PVC bột PM 66R
Tổng

Năm 2006
154.000
102.500
110.200
80.000
390.000
5.000
110.000
951.700

Trang 18

Năm 2007
142.000
121.000
134.000
69.000
510.000
10.000

125.000
1.111.000

Năm 2008
173.000
106.000
101.800
85.000
450.000
8.000
138.200
1.062.000


3. Các hình thức mua nguyên vật liệu
3.1. Mua theo hợp đồng văn bản
Hợp đồng là cơ sở pháp lý buộc hai bên thực hiện theo đúng những gì đã thỏa
thuận. Sau khi ký hợp đồng, bên bán căn cứ vào hợp đồng để giao hàng, bên mua
căn cứ vào hợp đồng để thanh tốn. Đối với cơng ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng, hình
thức mua theo hợp đồng được thực hiện chủ yếu đối với các nguyên liệu chính,
những nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, những nguyên liệu mua với khối
lượng lớn hoặc có những nguyên liệu phụ thực hiện hợp đồng theo năm nếu giá cả
có thay đổi thì thỏa thuận lại cịn khơng thì vẫn thực hiện hợp đồng như cũ.
Trường hợp này công ty sử dụng rất nhiều.
3.2. Mua theo thỏa thuận khơng có hợp đồng văn bản
Phần lớn nguyên vật liệu của công ty được nhập khẩu từ nước ngồi nên hình
thức mua theo thỏa thuận là rất ít chủ yếu được thực hiện với những nguyên vật
liệu phụ, mua với khối lượng ít, không đều đặn thường trị giá dưới 10.000.000
VND và thỏa thuận bằng miệng. Hình thức mua này nhanh, tiết kiệm được các chi
phí đặt hàng, chỉ gặp mặt qua điện thoại khi cần mua và thường mua ở trong nước,

đối tác quen biết, có quan hệ tốt với cơng ty.
4. Quy trình mua nguyên vật liệu
4.1. Bộ phận mua sắm xác nhận yêu cầu từ các bộ phận chức năng hay
người hoạch định tồn kho.
Khi nhận được báo cáo từ các bộ phận, nhân viên mua sắm phải kiểm tra kỹ
lưỡng độ hồn chỉnh và tính chính xác của các báo cáo trên cơ sở đó tổng hợp nhu
cầu của các loại nguyên vật liệu, phân loại, xác định các đặc trưng kỹ thuật và
chủng loại thương mại cần phải đáp ứng, gộp nhóm các mặt hàng giống nhau hoặc
có thể mua từ một người cung cấp và bắt đầu tìm kiếm các nhà cung ứng.
Nhu cầu nguyên liệu sản xuất ống nhựa bình quân của tháng
1.
2.

Loại nguyên vật liệu
Nhựa HDPE
Nhựa PVC

Nhu cầu bình quân trong tháng (tấn)
50
110

Trang 19


4.2. Lựa chọn nhà cung ứng và xác định các điều khoản thương lượng
4.2.1. Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp
Cơng ty tiến hành tìm kiếm và thu thập thông tin về khả năng cung cấp
nguyên vật liệu từ các nguồn nhất là các loại nguyên liệu chủ yếu phảo đảm bảo
cho kế hoạch sản xuất trong kỳ kế hoạch. Đánh giá các nhà cung cấp cần xét cả
khả năng hiện tại và phát triển trong tương lai. Hiện tại, các nguồn cung cấp

ngun liệu cho cơng ty có thể chia thành hai nhóm chính: Nhóm các nhà cung
ứng trong nước và nhóm các nhà cung ứng nước ngồi.
Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp của công ty bao gồm: chất lượng, giá
cả, uy tín và thời hạn giao hàng. Việc lựa chọn các tiêu chuẩn được thực hiện một
cách khoa học đặc biệt công ty rất coi trọng về chất lượng ngun vật liệu vì đó là
yếu tố đảm bảo chất lượng sản phẩm quyết định vị thế cạnh tranh công ty trên
thương trường. Yếu tố quan trọng tạo thuận lợi cho công ty là hiện nay thị trường
cung ứng nguyên vật liệu nhựa diễn ra sự cạnh tranh gay gắt nên chất lượng
nguyên liệu của các nhà cung ứng tương đương nhau và luôn ổn định.
Lựa chọn nhà cung ứng thông qua tiêu chuẩn giá cả, cơng ty có thể thơng qua
các bảng chào hàng của các nhà cung ứng hoặc tham khảo thông tin về giá cả trên
thị trường do nhân viên bộ phận mua sắm cung cấp hoặc tự công ty đưa ra khung
giá từ dó so sánh với mức giá của các nhà cung cấp để lựa chọn nhà cung cấp có
mức giá thấp nhất (với các điều kiện khác không đổi) hoặc trên cơ sở cân đối các
tiêu chuẩn để lựa chọn nhà cung ứng thích hợp.
Nguồn cung ứng nguyên liệu chính của công ty hiện nay là Singapore, chiếm
tỷ trọng tương đối lớn trong tổng cơ cấu đặc biệt năm 2007 có sự gia tăng mạnh
chiếm đến 40,2% so với 28,9% năm 2006 đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn
27,5%. Tiếp theo là các nguồn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc cũng chiếm tỷ trọng
tương đối lớn.
Có thể thấy cơng ty có một hệ thống các nhà cung ứng trải khắp trên cả nước
và mở rộng ra thị trường nước ngoài. Đối với một loại ngun vật liệu cơng ty có
đến vài nhà cung ứng như nhựa HDPE5000S Thái có đến 2 nhà cung cấp là: Công
Trang 20


ty TM – DV Miền Nam – 91 Trần Bình Trọng – P2 – Q5 – Tp. Hồ Chí Minh và
Công ty cổ phần Nhựa 04 364 – 366 Nguyễn Văn Lng – Q.6 – Tp. Hồ Chí
Minh. Do đó thuận tiện trong việc đáp ứng sản xuất khi nhu cầu lên cao tránh tình
trạng thiếu nguyên vật liệu dẫn đến đình trệ sản xuất. Tuy nhiên, trong số các nhà

cung ứng của cơng ty thì chỉ có một số ít các nhà cung ứng ở tại Đà Nẵng đa số
đều ở rất xa sẽ gây khó khăn đối với công tác vận chuyển nguyên vật liệu.
4.2.2. Xác định các điều khoản thương lượng và đặt hàng
* Sau khi đã có danh sách các nhà cung ứng, cơng ty tiến hành thương lượng
Đối với các nhà cung ứng mới quan hệ mua bán lần đầu: công ty tiến hành
thương lượng dựa trên những u cầu về lợi ích của đơi bên về
• Số lượng.
• Chất lượng.
• Giá cả.
• Điều kiện thanh tốn.
• Điều kiện vận chuyển.
• Thời hạn giao hàng.
Đối với các mối quan hệ mua bán lâu dài: việc thực hiện hợp đồng dựa trên uy
tín giữa các bên.
* Khi đã thỏa thuận các điều khoản thương lượng (bằng văn bản hoặc bằng
miệng) nếu chấp nhận công ty sẽ tiến hành đặt mua nguyên vật liệu, thông thường
công ty sẽ gởi Fax cho người bán với những yêu cầu như đã thỏa thuận trong hợp
đồng mua bán giữa các bên.
4.3. Thúc giục giao hàng và kiểm tra hóa đơn ngay khi nhận hàng
Khi đơn đặt hàng được chấp nhận hay hợp đồng nguyên vật liệu đã được ký kết,
nhân viên phòng kinh doanh cụ thể là bộ phận mua nguyên vật liệu sẽ thường
xuyên nhắc nhở nhà cung ứng ( thông qua điện thoại, Fax, Telex,...) để họ giao
hàng theo đúng yêu cầu tránh tình trạng giao hàng trễ ảnh hưởng đến tiến độ sản
xuất đồng thời thực hiện quá trình tiếp nhận và kiểm tra nguyên vật liệu tránh các

Trang 21


rủi ro như thiếu hàng, thừa hàng, hàng sai quy cách, chất lượng kém không như đã
thỏa thuận trong hợp đồng và lập biên bản các sai sót vi phạm, thơng báo cho nhà

cung ứng để có biện pháp xử lý kịp thời.
4.4. Kiểm tra hóa đơn và thanh tốn
* Đối với nguồn cung cấp nội địa
 Trường hợp1: Công ty nhận hàng tại cơ sở người bán: Kiểm tra kỹ lưỡng hàng
hóa cả về mặt số lượng và chất lượng đồng thời kiểm tra các chứng từ kèm theo.
 Trường hợp 2: Người bán giao hàng tại cơ sở của công ty
Công ty kiểm tra các ghi chú của nhà cung ứng so với đơn đặt hàng nếu tất cả
đều đạt yêu cầu thì thực hiện việc tiếp nhận hàng hóa.
+ Giám sát việc dỡ hàng từ phương tiện vận tải để sao cho hàng hóa khơng bị
hư hỏng và nhận đủ số kiện như đã ghi chú trên chứng từ.
+ Kiểm tra xem hàng hóa được giao về các chỉ tiêu như chất lượng, số
lượng, .... xem có đúng với đơn đặt hàng và hóa đơn hay khơng.
+ Ký vào các chứng từ cần thiết: Nếu mọi thứ đều đúng thì ký vào chứng từ
giao hàng. Trường hợp khơng có đủ thời gian kiểm tra tồn diện thì ký vào chứng
từ và ghi thêm “chưa kiểm tra”. Nếu hàng hóa bị hư hỏng thì phải ghi rõ ràng là
hàng bị thiếu hụt, hư hỏng hay có trục trặc gì và ký vào chứng từ giao hàng đồng
thời lập biên bản và yêu cầu người giao hàng xác nhận.
+ Ghi mã số hàng hóa và cho nhập kho, hiệu chỉnh lại sổ sách cho phù hợp.
+ Kiểm tra kỹ hóa đơn và tiến hành thanh tốn.
* Đối với nguồn cung cấp từ nước ngồi / nhập khẩu
Cơng ty tiến hành thực hiện các công việc bước đầu của khâu thanh tốn đó là
việc lập bộ chứng từ thanh tốn bằng L/C tại Ngân hàng công thương Đà Nẵng;
xin giấy phép (nếu cần) và làm thủ tục nhập khẩu theo quy định hiện hành của
Nhà nước
 Thuê phương tiện vận tải để đưa nguyên vật liệu về công ty .
 Mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu.

Trang 22



 Kiểm tra chứng từ và nhận bộ chứng từ.
 Tiến hành nhận hàng.
 Kiểm tra hàng nhập khẩu.
 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).
 Hồn tất thủ tục thanh tốn.
Thơng thường, cơng ty thanh tốn 71% giá trị lô hàng nhập ngay khi nhận hàng và
thanh tốn phần cịn lại sau khi nhận hàng một tháng.
5. Nhập kho – bảo quản – cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu
5.1. Tiếp nhận và nhập kho nguyên vật liệu
Sau khi nguyên vật liệu về đến công ty, bộ phận quản trị kho tiến hành kiểm tra
hàng hóa và quy trình được tiến hành như sau:
Hàng về đến kho  Kiểm tra giấy tờ  Kiểm tra phương tiện

Dỡ hàng ra khỏi phương tiện

Kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên vật liệu

Ký vào hóa đơn

Đưa hàng vào khu vực bảo quản
5.2. Thực trạng nhà kho và công tác bảo quản nguyên vật liệu tại công ty cổ
phần Nhựa Đà Nẵng
Hiện nay, tổng diện tích nhà kho của cơng ty là 1.271m 2, chiếm chỉ 7,30% tổng
diện tích tồn cơng ty. Chia thành 3 khu vực:
• Kho thành phẩm: chứa các loại sản phẩm hồn thiện.
• Kho bán thành phẩm: chứa các sản phẩm dở dang, sản phẩm chưa qua cơng đoạn
sản xuất cuối, sẽ cịn tiếp tục qua các công đoạn sản xuất tiếp theo.
Trang 23



• Kho công cụ và vật tư: chứa các loại nguyên vật liệu nhập kho và dự trữ, các loại
công cụ dụng cụ, máy móc.
Hệ thống nhà kho cịn q nhỏ so với yêu cầu sản xuất và dự trữ nguyên vật
liệu nên nhiều loại sản phẩm sản xuất ra không được bảo quản theo đúng quy cách
mà phải để ngoài trời như ống nhựa PVC, uPVC, ống HDPE,.... Ngoài ra, hệ
thống trang thiết bị phục vụ nhà kho cũng cịn rất hạn chế, chưa có hệ thống máy
móc bảo đảm an tồn như: hệ thống thơng gió, phịng cháy chữa cháy,.... Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo quản nguyên vật liệu trong kho vì hạt nhựa là hóa
chất nên dễ xảy ra hao hụt, phai màu khơng đảm bảo chất lượng như ban đầu hoặc
rất dễ dẫn đến hiện tượng cháy nổ nếu khơng có các trang thiết bị bảo quản phù
hợp.

Trang 24


KẾT LUẬN
Cung ứng là hoạt động không thể thiếu trong mọi tổ chức. Cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật thì hoạt động cung ứng cũng ngày càng phát triển và
hoàn thiện từ chỗ chỉ là những hoạt động mua bán đơn giản được thực hiện bằng
tay đến nay cung ứng đã được khẳng định là một nghề chuyên môn năng động.
Cung ứng đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời máy móc, trang thiết bị, nguyên vật
liệu,... với giá trị chiếm phần lớn trong giá thành sản phẩm làm ra; không những
thế, nguyên vật liệu đầu vào còn là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm;
trong một số trường hợp, cung ứng có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của tổ chức.
Nếu hoạt động cung ứng tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mới có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng với năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt,
giá thành hạ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên,
đa số các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn xem nhẹ chức năng cung ứng, cung ứng
bị coi là “đầu sai cối vác’, là người phục vụ thuần túy “chỉ đâu làm đấy”, người
“coi kho, cấp phát”, nhân viên cung ứng không được tuyển chọn,... đây chính là

một phần thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chúng và cơng ty cổ phần
Nhựa Đà Nẵng nói riêng.

Trang 25


×