Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

chuyen de 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.13 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH, LUY ỆN TẬP A.Mục tiêu: 1. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản thiết thực về: phép cộng. phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; phép nhân phép chia và bảng nhân2,3,4,5 bảng chia2,3,4,5 ; tên gọi và mối quan hệ của từng phép tính; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép cộng và phép nhân, các đơn vị đo độ dài đo thời gian, nhận biết một số hình học, tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi của hình tan giác tứ giác, một số bài toán có lời văn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành về: phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100; nhân và chia trong phạm vi bảng tính, giải phương trình đơn giản dưới dạng tìm x. tính giá trị biểu thức, đo và ước lượng khối lượng đo dài dung tích nhận biết hình và bước đầu tập vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, giải một số bài toán đơn giản về cộng trừ nhân chia... 3. Tập phát hiện, tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới theo mức độ của lớp 2, chăm chỉ tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. Nội dung chuyên đề: I. Định hướng chung về phương pháp dạy học toán lớp 2 Định hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học toán tiểu học nói chung và –phương pháp dạy học toán 2 nói riêng là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động tích cực chủ động sáng tạo của HS. Cụ thể là GV tổ chức thiết kế và hướng dẫn cho HS hoạt động cùng với sự trợ giúp của các thiết bị dạy học phù hợp để từng HS chiếm lĩnh nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II.Phương pháp dạy học các nội dung thực hành, luyện tập: Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập là củng cố kiến thức kỹ năng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành, giúp HS nhận ra rằng : Học không chỉ để biết mà học để làm để vận dụng Khi dạy luyện tập thực hành cần chú ý: 1Giúp mọi HS đều tham gia hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình bằng cách: -Tổ chức cho HS làm các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp ở SGK,hoặc vở bài tập toán, không tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập HS cho là dễ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài, sau mỗi bài HS nên kiểm tra ( GV tổ chức kiểm tra) nếu làm xong thì chuyển sang làm bài tiếp sau Trong dạy học, ở mỗi tiét học phải chấp nhận có HS làm nhiều bài tập hơn học sinh khác. GV nên có kế hoạch giúp học sinh, đặc biệt là những HS làm bài chậm, về phương pháp làm bài và nên giúp học sinh khá, giỏi làm được càng nhiều bài tập trong sách giáo khoa càng tốt, đặc biệt cần giúp học sinh khai thác các nội dung tìm ẩn trong các bài tập..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.Tạo ra sự hổ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS -Khi cần thiết có thể cho HS trao đổi ý trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập .nên khuyến khích HS bình luận về cách giải của bạn, kể cả cách giải của GV của SGK, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ở nhóm ở lớp -Sự hổ trợ các HS trong nhóm, trong lớp phải góp phần giúp HS tự tin hơn vào khả năng của bản than, tự rút kinh nghiệm về cách học của mình VD: Với bài luyện tập chung ở bài tập 3 cho HS hoạt nhóm 2 qua hoạt động nhóm, các em sẽ trao đổi ý kiến, những em khá giỏi sẽ giúp đỡ những em trung bình yếu để giải bài toán đưa đến kết quả đúng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3 .Khuyến khích HS tự đánh giá kết quả thực hành luyện tập -Tập cho HS thói quen làm xong bài tự KT lại xem có làm nhầm có sai, … không -Nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình, của bạn -Khuyến khích HS tự nói ra hạn chế của mình của bạn và nêu cách khắc phục VD:Sau mỗi bài làm GV đều cho HS đánh kết quả bài làm của bạn mình,sau đó GV mới nhận xét đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4.Giúp HS nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của các bài thực hành luyện tập Các bài tập thực hành, luyện tập thường có nhiều dạng và có các mức độ khó khác nhau Nếu HS tự nhận ra kiến thức của bài học trong mối quan hệ mới của bài thực hành luyện tập thì HS sẽ vận dụng các kiến thức cơ bản đã học để làm bài . GV không nên làm thay hoặc chỉ dẫn các chi tiết cho HS mà nên giúp HS cách phân tích bài toán để tự HS biết phải sử dụng các kiến thức nào trong các kiến thức đã học khi giải quyết từng vấn đề của bài toán. Đây còn là dịp để GV không bị phân tán suy nghĩ và hoạt động bởi mối quan hệ không bản chất, do đó tập trung vào các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> VD:Bài 1 ở bài luyện tập chung GV củng cố cho HS thấy được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia thì các em sẽ tìm ra kết quả nhanh và đúng 5.Tập HS thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với các cách giải có sẵn -Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập GV tạo cho HS niềm vui và niềm tin vì đã hoàn thành công việc được giao và đã đạt được những tiến bộ nhất định trong học tập ( Bằng cách khuyến khích nêu gương …) Tập cho HS thói quen và có phương pháp tìm được cách giải quyết tốt nhất cho bài học của mình ( Bằng cách giúp cho HS tự kiểm tra, tự đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm …). GV không nên áp đặt HS theo phương án có sẵn, hãy động viên các em tìm và chọn phương án tốt nhất..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> VD:Sau mỗi bài làm đúng GV cho điểm khuyến khích hoặc tuyên dương kịp thời, còn những em làm bài chưa đúng GV nên nhắc nhở động viên để các em có niềm tin thì học tập mới tiến bộ III.Vấn đề soạn bài của GV: 1/ Soạn bài thực chất là lập kế hoạch để tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập tích cực nhằm đạt các mục tiêu dạy học của một bài học, bài tập cụ thể của toán 2. Vì vậy bài sọan của GV nên gọn, sáng sủa, nêu rõ các hoạt động dạy học cụ thể. bài soạn phải dễ sử dụng, dễ bổ sung, dễ điều chỉnh 2/GV nên tham khảo các bài hướng dẫn cụ thể để có tư liệu chuẩn bị cho bài soạn 3/ Mỗi bài soạn đều có :.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> A/ Mục tiêu: -Nêu mức độ kiến thức kĩ năng cơ bản mà HS cần phải đạt được sau mỗi tiết học, với sự hướng dẫn và tổ chức đúng mức của GV B/Đồ dùng dạy học : -Nêu các đồ dùng dạy học của GV và đặt biệt là đồ dùng cần thiết nhất của HS C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: a/ Bài cũ b/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Dạy bài mới 3/ Thực hành 4/ Củng cố dặn dò.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Chào tạm biệt thầy cô và tất cả các em !.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×