Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

HIỆU QUẢ của PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU DO BỆNH NHÂN tự điều KHIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.08 KB, 23 trang )

KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC
BỘ MÔN GÂY MÊ HỒI SỨC

HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP
GIẢM ĐAU DO BỆNH NHÂN
TỰ ĐIỀU KHIỂN.

Họ tên sinh viên

: ĐỖ THỊ CẨM TÚ

Lớp

: CNGMHS 2015

Mã số sinh viên

: 1555010155

Giáo viên hướng dẫn

: Bộ mơn Gây mê – Hồi sức

HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô Trường
đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch nói chung và q thầy cơ Bộ mơn Gây Mê Hồi
Sức nói riêng đã ra sức dạy dỗ , truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
cho em trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường.


Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, anh chị tại các bệnh viện đã tạo điều
kiện thuận lợi để em có thể thực tập và rèn luyện chuyên ngành của mình thật tốt,
cũng như chia sẻ cho em những kinh nghiệm lâm sàng quý báu, những cập nhật mới
nhất của Bộ Y Tế đưa ra…
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế lâm sàng chưa đủ nhiều nên em
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp,
nhận xét của q thầy cơ. Đó sẽ là những hành trang quý giá giúp em hoàn thiện
hơn về kiến thức cũng như đủ tự tin để bước vào nghề của mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1:
I.

TỔNG QUAN

Đặt vấn đề:
Hiện nay, nỗi lo sợ lớn nhất của các bệnh nhân khi phải trải qua các cuộc mổ

dù lớn hay nhỏ là phải chịu những cơn đau sau phẫu thuật. Theo thống kê, có hơn
90% bệnh nhân phải chịu những cơn đau khủng khiếp khi các phương pháp vô cảm
sử dụng trong cuộc mổ hết thời gian tác dụng, trở thành nỗi ám ảnh lớn của các
bệnh nhân . Theo Gary Oderda trong một cuộc khảo sát vào năm 2012, có đến 1050% bệnh nhân phải chịu những ảnh hưởng nặng nề của cơn đau sau mổ cấp tính.
Đau sau mổ khơng chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, lo lắng, ảnh hưởng
đến tâm lý,giảm chất lượng chăm sóc của bệnh viện, mà cịn làm chậm khả năng
phục hồi vết mổ, ảnh hưởng nhiều đến các hệ cơ quan trong cơ thể như hô hấp ,
tuần hoàn, thần kinh,làm tăng khả năng để lại nhiều biến chứng nặng nề và nguy

hiểm… làm tăng thời gian nằm viện kéo theo nhiều hệ lụy tạo nên nhiều gánh nặng
cho gia đình bệnh nhân cũng như quá tải cho bệnh viện… Do vậy, việc giảm đau tốt
cho bệnh nhân sau phẫu thuật là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết góp
phần hỗ trợ bệnh nhân hồi phục nhanh để sớm trở về cuộc sống bình thường.
Với đời sống xã hội ngày càng tiến bộ như ngày nay, các phương pháp giảm
đau hiện đại dần được nghiên cứu và áp dụng để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi và an
tâm sau phẫu thuật. Nếu như trước đây chúng ta chỉ sử dụng các thuốc giảm đau
đơn thuần thuộc nhóm morphinic với nhiều tác dụng phụ, thì nay chúng ta đã có các
phương thức giảm đau phối hợp, làm giảm liều sử dụng morphin, nên tác dụng phụ
trên người bệnh cũng ít dần như các phương pháp tê tủy sống với liều thấp, tê vùng,
tê ngoài màng cứng,... Và mới đây, phương pháp giảm đau do người bệnh tự điều
khiển (Patient Controlled Anal-gesia – PCA) là một trong những phương pháp giảm
đau tiên tiến được sử dụng phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam,
phương pháp này cũng đã được áp dụng ở một số bệnh viện lớn từ năm 1990 [1] và
thu được những kết quả rất tích cực. Tuy nhiên các nghiên cứu về PCA ở Việt Nam
chưa nhiều, nên em xin làm một bài tiểu luận để bàn về : “hiệu quả và những lợi
điểm của phương pháp PCA dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật”.

4


[1].Nguyễn Đức Lam (2004). Nghiên cứu phương pháp giảm đau do bệnh nhân
kiểm soát PCA với morphine sau mổ tim, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh
viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
II.

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG PCA TRONG GIẢM ĐAU HẬU
PHẪU:
Như nhiều phương pháp gây mê hay gây tê trước đó, bất kỳ phương pháp nào


mới xuất hiện đều phải qua các đợt thử nghiệm và nghiên cứu, nếu thu được kết quả
tốt mới được sử dụng trên người bệnh. Phương pháp giảm đau do bệnh nhân tự điều
khiển cũng vậy. Từ năm 2004, BS. Nguyễn Đức Lam đã thực hiện Nghiên cứu
phương pháp giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát PCA với morphine sau mổ tim
(Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú bệnh viên của trường Đại học Y Hà Nội). Đến
năm 2014, Nguyễn Ngọc Thạch và cộng sự cũng thực hiện nghiên cứu về Giảm đau
sau phẫu thuật tuyến giáp bằng PCA tĩnh mạch Fentanyl kết hợp Ondansetron [2] và
thu được những kết quả tích cực . Cùng với những hiệu quả đáng kể trong giảm đau
sau phẫu thuật mà phương pháp PCA mang lại, năm 2016 BS. Nguyễn Thị Thơm
(Bệnh viện Việt Đức) và Nguyễn Tồn Thắng (Bộ mơn Gây Mê Hồi Sức – trường
Đại học Y Hà Nội ) lại tiếp tục đưa ra một bài nghiên cứu về Hiệu quả giảm đau và
thay đổi chức năng thận , đông máu khi phối hợp Ketorolac với Morphin PCA sau
phẫu thuật cột sống[3]. Song song đó, ở nước ngồi, PCA được nghiên cứu và áp
dụng khá sớm một phần do có điều kiện thuận lợi về mặt phát triển cơng nghệ hiện
đại nhanh hơn so với nước ta. Suy cho cùng, PCA là một phương pháp giảm đau
hậu phẫu hiệu quả, phù hợp với mọi lứa tuổi , có thể phối hợp với nhiều loại thuốc
để giảm thiểu tác dụng phụ tùy theo từng loại phẫu thuật. Vậy, PCA là gì? Sử dụng
như thế nào và hiệu quả ra sao?
[2]. Tạp chí Y- Dược học Quân Sự số 1-2015.
[3]. Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học 99 (1) – 2016.

5


III. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Phân tích đưa ra những lợi điểm của phương pháp giảm đau do bệnh nhân tự
điều khiển (PCA) và những hiệu quả do phương pháp này mang lại khi ứng dụng
vào thực tiễn trên bệnh nhân.

6



CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Dựa vào giáo trình Chuyên khoa bệnh lý 2 của Bộ môn Gây Mê Hồi Sức trường
Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch – bài Các phương pháp giảm đau sau phẫu
thuật.
Những bài luận văn nghiên cứu về tác dụng và hiệu quả của phương pháp PCA
khi áp dụng tại các bệnh viện ( có chú thích tài liệu tham khảo).

7


CHƯƠNG 3:
I.

NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN

Khái niệm:
PCA (Patient Controlled Anal- gesia) là phương pháp giảm đau chọn lọc cho

bệnh nhân đang phổ biến hiện nay , giúp người bệnh tự điều trị cơn đau cho chính
mình mà khơng cần đợi người điều dưỡng hay bác sĩ. Khi đau bệnh nhân chỉ cần
bấm nút điều khiển , máy sẽ tự bơm vào cơ thể một liều thuốc giảm đau an toàn.
Phương pháp này được thực hiện nhờ vào một máy bơm tiêm tự động và dụng cụ
bấm để điều khiển liều lượng. Phương pháp này được nghiên cứu từ năm 1998 đến
2001 với 370 bệnh nhân ở Trung tâm Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh , kết quả
cho thấy có 98% bênh nhân cảm thấy mức đau chủ quan hạ xuống thấp , nhanh khi

sử dụng, đặc biệt an toàn vào tạo mức độ thỏa mãn nhiều hơn so với các phương
pháp khác.

BỆNH NHÂN

ĐAU

GIẢM ĐAU

BẤM NÚT

BƠM TIÊM TM

Bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau bằng bơm tiêm điện.
II.

Cấu tạo hệ thống và các thông số cài đặt PCA:
Mỗi bệnh nhân sau mổ sẽ được đeo một thiết bị nhỏ gọn có phần mềm điện tử

bên trong có túi chứa thuốc giảm đau, các bác sĩ sẽ đặt đường dẫn thuốc vào những
vùng cần giảm đau và cài đặt chương trình điều khiển phù hợp cho từng người
bệnh. Người bệnh sẽ tự điều trị đau cho chính mình, sau mỗi lần bấm nút máy sẽ tự

8


bơm vào cơ thể một liều thuốc giảm đau an tồn mà khơng cần chờ gọi điều dưỡng
hay bác sĩ. “Đây là phương pháp an toàn, lượng thuốc phù hợp với ngưỡng đau của
từng người bệnh, không sợ thiếu hoặc quá liều” BS Nguyễn Trương Thọ (Khoa Gây
Mê Hồi Sức, Bệnh viện TWQĐ 108) chia sẻ.

III. Cấu tạo hệ thống:
-

Về bản chất máy PCA là một máy bơm tiêm điện tử được cài đặt sẵn một
chương trình vi xử lý có thể hiểu được và thực hiện các lệnh yêu cầu đã được
cài đặt sẵn. Nguyên tắc hoạt động của máy dựa vào cơ chế kiểm tra ngược.
Tức là khi bệnh nhân đau sẽ bấm vào nút cho thuốc, liều lượng thuốc đã
được cài đặt trước , sau đó thuốc vào hệ thống tĩnh mạch phát huy tác dụng
giảm đau và bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau nữa thay vì các phương pháp
giảm đau khác là ngăn chặn cơn đau bộc phát trước khi bệnh nhân cảm nhận
được cảm giác (như tê ngoài màng cứng, tê tại chỗ hay tê tủy sống với liều
thấp). Đặc biệt kỹ thuật sẽ trở nên nguy hiểm nếu người nhân viên y tế hoặc

-

người nhà của bệnh nhân tự ý bấm nút thay cho bệnh nhân.
Thuốc sử dụng trong PCA thường là dùng liều nhỏ Morphin ( hoặc các thuốc
giảm đau thuộc nhóm Morphin) , có thể có hoặc khơng phối hợp với các
thuốc khác (ví dụ giảm đau thuộc các nhóm khác, các thuốc antimuscarinics,
…) với mục đích giảm liều Morphin và hạn chế các tác dụng phụ khơng
mong muốn của nó.

9


IV. Các thông số cài đặt PCA:
-

Liều tiêm tĩnh mạch đầu tiên (Loading Dose): là liều khi bệnh nhân bấm nút
điều khiển lần đầu tiên, liều này thường cao hơn liều bolus thông thường

nhằm đưa nhanh nồng độ thuốc trong máu lên gần nồng độ thuốc tối thiểu

-

trong huyết tương, phát huy tác dụng giảm đau.
Liều bolus những lần sau: là liều thuốc mà máy tự động bơm vào mỗi khi

-

bệnh nhân tự bấm nút điều khiển.
Thời gian trơ đặt trước: là khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần bơm thuốc.
Đây là một cơ chế đảm bảo an toàn cho người bệnh giúp hạn chế số lần bệnh
nhân tự yêu cầu bơm thuốc. Thời gian trơ thường phải đủ dài để lượng thuốc
cũ đủ thời gian pháy huy tối đa tác dụng trước khi liều thuốc mới được
phóng thích vào. Thường thời gian này được cài đặt phụ thuộc vào thời gian

-

tiềm phục của từng loại thuốc được sử dụng.
Liều tiêm truyền thuốc giảm đau cơ sở: là liều thuốc duy trì đường tĩnh mạch
như bơm tiêm điệm thơng thường nhằm duy trì nồng độ thuốc giảm đau ổn
định trong máu. Thường được áp dụng với các bệnh nhân bi tăng dung nạp

-

với Morpin.
Liều giới hạn: là lượng thuốc giảm đau tối đa trong một khoảng thời gian
nhất định được giải phóng tới bệnh nhân. Liều này sẽ được cài đặt trước khi
lắp máy PCA vào cho bệnh nhân.
Cấu tạo của một máy PCA.


10


V.

CHỈ ĐỊNH , CHỐNG CHỈ ĐỊNH KHI SỬ DỤNG PCA

1.

Chỉ định :
-

Giảm đau sau phẫu thuật .
Giảm đau cho bệnh nhân bị ung thư thời kì cuối.
Giảm đau cho bệnh nhân do bỏng.
Giảm đau cho bệnh nhân bị đa chấn thương.
Phối hợp với gây mê và tiền mê.
Lưu ý trong tất cả trường hợp bệnh nhân phải tỉnh táo, có ý thức. Nếu là trẻ

em dưới 10 tuổi phải có sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên y tế hoặc người
giám hộ trẻ.
2.

Chống chỉ định:
-

Bệnh nhân không tỉnh táo, hơn mê, thở máy.
Bệnh nhân có vấn đề về tâm thần.
Bệnh nhân có dị ứng hoặc chống chỉ dịnh với các thuốc dùng đẻ giảm đau.

Lạm dụng thuốc.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
Hen phế quản, suy hô hấp ( Morphin gây co thắt cơ trơn phế quản).
Đang dùng các chất ức chế monoaminoxidase.
Bệnh nhân chấn thương sọ não hoặc bị tăng áp lực nội sọ.

11


Giảm đau bằng PCA hiện là sự lựa chọn của rất nhiều
bệnh nhân.
VI. KỸ THUẬT PCA TRONG GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT:
1.

Chuẩn bị dụng cụ :
-

Thuốc giảm đau: tùy theo y lệnh của bác sĩ (có thể là morphin, fentanyl,
bupivacaine 0.5%,..) Lidocaine 2% dùng để gây tê vị trí chọc kim và test

-

2.

catheter.
Các thuốc hồi sức : Ephedrin, Atropin, Adrenalin,…
Máy PCA.
Dụng cụ gây tê ngoài màng cứng (NMC).
Thực hiện kỹ thuật :


-

Chuẩn bị tư thế gây tê NMC: nằm nghiêng ,đầu cúi ,lưng cong tối đa, hai

-

cẳng chân ép sát vào đùi, hai đùi ép sát vào bụng.
Bác sĩ thực hiện kỹ thuật gây tê NMC.
Pha thuốc giảm đau theo y lệnh của bác sĩ.
Cài đặt các thông số của máy theo y lệnh.
Hướng dẫn, giải thích cách sử dụng cho người bệnh.
Theo dõi và đánh giá mức độ giảm đau của bệnh nhân.

VII. SINH LÝ ĐAU , MỨC ĐỘ ĐAU :
1.

Sinh lý đau của con người:
-

Hiệp hội Joint Commision đề xuất đau như là “dấu hiệu sinh tồn thứ 5” của

-

con người.
Đau là cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương mô tế bào, là

-

một cơ chế bảo vệ cơ thể.
Đường đẫn truyền cảm giác đau:

o Đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não
• Bó tân gai thị: dẫn truyền lên các nhân đặc hiệu nằm ở phía sau
đồi thị, cho cảm giác và vị trí.
• Bó cựu gai thị: dẫn truyền lên các nhân không đặc hiệu và lên vỏ
não một cách phân tán.
• Bó gai lưới thị: bó này có các nhánh qua thể lưới rồi từ thể lưới
lên các nhân khơng đặc hiệu ở đồi thị có vai trị hoạt hóa vỏ
o

não
Trung tâm cảm nhận đau:

12


• Từ neurone thứ ba ở đồi thị cho các sợi họp thành bó thị vỏ đi

qua 1/3 sau của đùi sau bao trong, qua vành tia tới vỏ não hồi
sau trung tâm (hồi đỉnh lên vùng SI và SII) và thùy đỉnh để
phân tích và ra quyết định đáp ứng:
• Vùng SI phân tích đau ở mức độ tinh vi.
• Vùng SII phân biệt về vị trí, cường độ, tần số kích thích (gây

hiệu ứng vỏ não).
Đau vừa có tính thực thể, vừa mang tính chủ quan tâm lý , bao gồm cả những
chứng đau tưởng tượng, đau không có căn nguyên.
-

Cơ chế chung: tổn thương (thực thể hay tâm lý => cảm giác đau xuất hiện =>
đáp ứng cơ thể nhằm loại trừ cảm giác đau.


13


-

Tuy nhiên, mỗi người có ngưỡng chịu đau khác nhau. Vì vậy, muốn đánh giá
đau một cách chính xác nhất , theo nguyên tắc là để bệnh nhân tự đánh giá
cơn đau của mình dựa vào các bảng kiểm hoặc check list.

2.

Mức độ đau theo loại phẫu thuật. Thang điểm đánh giá mức độ đau:
a) Mức độ đau:
-

Là công cụ để bác sĩ đánh giá cơn đau của một người, phụ thuộc vào rất

-

nhiều yếu tố và thay đổi theo từng cá nhân.
Tùy vào từng loại phẫu thuật và vị trí phẫu thuật mà mức độ đau sẽ diễn tiến
khác nhau, theo thứ tự: phẫu thuật vùng ngực, bụng trên > phẫu thuật bụng

-

-

dưới > phẫu thuật vùng ngoại biên.
Cường độ đau sau phẫu thuật sẽ giảm dần theo thời gian:

+ Phẫu thuật ngực : 4 ngày.
+ Phẫu thuật bụng trên : 3 ngày.
+ Phẫu thuật bụng dưới : 2 ngày .
+ Phẫu thuật ngoại biên : 1 ngày .
b) Thang điểm đánh giá mức độ đau:
Theo thống kê: 15% bệnh nhân khơng đau hoặc đau rất ít, 15% bệnh nhân
cảm thấy đau rất nhiều, ngay cả khi đã điều trị giảm đau chuẩn. Do vậy, ta
cần sử dụng các dụng cụ đánh giá cơn đau để đánh giá một cách chính xác
một cách khách quan cơn đau của bệnh nhân để đưa ra các điều trị phù hợp

-

với từng người bệnh, từng loại phẫu thuật .
Các công cụ đánh giá đau thường được sử dụng:

14


+ Thang đánh giá số NRS (Numeric pain Rate Scale): mức đánh
giá từ 1-10

15


+ Categorical Scale : thường được dùng cho trẻ em .

+ Thang điểm VAS (Vissual Analog Scales): thường được dùng
cho người trưởng thành để đánh giá mức độ đau hiện tại và trong
quá khứ.
+ Bảng câu hỏi McGILL Pain.

+ Ngoài các thang đo trên, ta còn cần phải đánh giá mức độ đau
thông qua thái độ, biểu hiện của bệnh nhân .
+ Trong tất cả trường hợp, chính xác nhất là sẽ do bệnh nhân tự
đánh giá trên chính cơn đau của mình . Trường hợp bệnh nhân hơn
mê hoặc có rối loạn về tâm thần, thì người điều trị sẽ dựa vào các
chỉ tiêu khác như là loại phẫu thuật, vị trí, thời gian tác dụng và
liều thuốc sử dụng trên bệnh nhân để có được sự điều trị tương đối
chính xác.
3.

Hậu quả của đau sau phẫu thuật:
-

Đau khơng chỉ khiến bệnh nhân khó chịu về mặc thể xác lẫn tinh thần, nó
cịn mang lại khá nhiều hậu quả đáng lo ngại đến tiến trình lành bệnh của
bệnh nhân. Không chỉ vậy , đau sau phẫu thuật không được kiểm sốt tốt cịn
là một trong những yếu tố quyết định cuộc phẫu thuật có thành cơng hay

-

khơng.
Đau làm cho hệ thống miễn dịch suy giảm, gia tăng quá trình viêm, vì thế vết
thương lâu lành, ảnh hưởng đến sức khỏe, gia tăng thời gian nằm viện kéo
theo gánh nặng kinh tế cho gia đình bệnh nhân.

16


-


Ức chế hô hấp đối với các phẫu thuật ở vùng ngực – bụng, ảnh hưởng lên hệ
tiêu hóa, dinh dưỡng của bệnh nhân,...

Đau sau mổ ảnh hưởng lên tất cả các hệ cơ quan trong cơ th
VIII. HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP PCA :
1.

Trong gây mê và tiền mê:
a) Trong tiền mê :
-

Bệnh nhân an tâm hơn, ít lo lắng, sợ hãi.
Giảm được các tác dụng phụ của các thuốc tiền mê đơn thuần.
Có thể phối hợp với nhiều loại thuốc để làm tăng hiệu quả tiền mê.
b) Trong gây mê:
Giảm liều bolus các thuốc giảm đau thuộc nhóm Opiods.
Giảm thiểu tác dụng phụ của các thuốc thuộc nhóm á phiện và làm tăng tác
dụng giảm đau khi phối hợp với các thuốc khác (như ketamin , ondansetron,

-

…)
Nồng độ thuốc trong máu ổn định, gây mê ổn định, ít xảy ra biến chứng.
Ít gây ức chế hơ hấp do dùng opioids ở liều thấp.

17


PCA giúp cuộc gây mê ít xảy ra biến chứng, hỗ trợ cuộc mổ diễn ra thuận
lợi.

2.

Trong giảm đau sau phẫu thuật:
-

Tăng mức độ hài lòng của người bệnh.
Bệnh nhân tự giải quyết cơn đau kịp thời, tự dò liều trong giới hạn cài đặt, tự

-

cai thuốc.
Tâm lý thoải mái vì tự chủ, khơng phải chờ đợi khi đang đau.
Chất lượng giảm đau vượt trội dùng giảm đau với liều thấp.
Ít xảy ra các tác dụng phụ do thuốc, hạn chế xảy ra các biến chứng hậu phẫu.
Thời gian nằm viện ngắn hơn, giảm chi phí nằm viện cho bệnh nhân.
Giảm tải được công việc của nhân viên y tế ở phịng hậu phẫu.
Khơng mất nhiều thời gian chăm sóc của điều dưỡng, tác dụng giảm đau
nhanh, đặc biệt không gây tai biến ức chế hô hấp so với các phương pháp
khác.

PCA giúp rút ngắn thời gian nằm viện, giảm tải cơng việc chăm sóc cho
NVYT.
3.

Các nghiên cứu đánh giá phương pháp PCA:
a) Trong nước:
-

Nguyễn Đức Lam (2004). Nghiên cứu phương pháp giảm đau do bệnh nhân
kiểm soát PCA với morphine sau mổ tim, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú


-

bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
Ngiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ PCA morphin kết hợp với ketamin trên

-

sản phụ của BS CKII Nguyễn Thị Hồng Vân – BV Từ Dũ.
Hiệu quả của phương pháp giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát (PCA)
đường tĩnh mạch kết hợp morphin và ketamin sau các phẫu thuật lớn tại ổ
bụng của Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Hữu Tú ( Bộ môn GMHS – trường
18


Đại học Y Hà Nội) cho thấy morphin kết hợp ketamin làm tăng tính hiệp
đồng tác dụng, tăng tác dụng giảm đau cho bệnh nhân, đồng thời tăng sự
-

thỏa mãn giảm đau , rút ngắn thời gian nằm viện.
Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Quốc Kính (2008). Nghiên cứu tác dụng giảm
đau của ketamine liều thấp kết hợp với morphine tĩnh mạch qua PCA ở bệnh

-

nhân mổ tim mở, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 60 (1), 62 - 65.
Nghiên cứu giảm đau sau phẫu thuật tuyến giáp bằn PCA tĩnh ạch Fentanyl
phối hợp với Ondansetron của Nguyễn Ngọc Thạch Và công sự cho thấy
việc hỗ trợ giảm đau tối tưu khi bệnh nhân nuốt đồng thời hạn chế các tác


-

dụng phụ khơng mong muốn của Fentanyl.
b) Ngồi nước :
Jeremy N. Cashman (2006). PatientControlled Analgesia (Chapter 16),
Postoperative Pain management; an evidence - based guide to practice,

-

edited by George Shorten.
Gorazd Sveticic, M.D et al. (2003). Combinations of Morphine with
Ketamine for Patient controlled Analgesia; A New Optimization Method.

-

Anesthesiology, 98, 1195 - 205.
Adriaenssens G, Vermeyen K.M, Hoffman V.L.H et al (1999). Postoperative
analgesia with I.V. patient –controlled morphine effect of adding ketamine.

-

Br J Anesth, 83, 393 - 396.
Reeves M, Lindholm DE, Myles PS et al (2001). Adding ketamine to
morphine for patient - controlled analgesia after major abdominal surgery: a

-

4.

double-blinded, randomized controlled trial. Anesth Analg, 93, 116 - 120.


Những hạn chế của phương pháp PCA:
Song song với những lợi điểm của phương pháp PCA ta vừa tìm hiểu ở trên,

ngồi ra phương pháp này cũng cịn một số hạn chế:
-

Đối tượng sử dụng phải tỉnh táo hoàn tồn.
Khơng giảm đau cho những cơn đau do ho, di chuyển, hay tập vật lý trị liệu,

-


Phải sử dụng loại máy bơm đặc biệt.
Người thực hiện phải được đào tạo kỹ thuật, có chun mơn.
Có thể gây ức chế hơ hấp ở những bệnh nhân lớn tuổi, giảm thể tích tuần
hồn, có sử dụng liều thuốc lớn và có cài đặt chế độ truyền thuốc liên tục.
19


20


CHƯƠNG 4:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Qua các bài nghiên cứu của các tác giả thuộc nhiều bệnh viện khác nhau ở trong
và ngoài nước, ta thấy phương pháp giảm đau sau phẫu thuật do bệnh nhân tự điều
khiển mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bệnh nhân, gia định bệnh nhân lẫn bệnh viện

và các nhân viên y tê đang cơng tác tại bệnh viện đó. Khơng chỉ giảm đau tốt, mang
lại sự hài lòng cao cho người bệnh, hạn chế những tác dụng phụ do thuốc mang lại,
mà còn nâng cao chất lượng bệnh viện, nâng việc chăm sóc bệnh nhân lên một tầm
cao mới.
Với tình hình tiến bộ của khoa học xã hội và hội nhập quốc tế như nước ta hiện
nay, nhu cầu sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Do đó,
việc áp dụng các phương pháp mới, hiện đại vào trong chăm sóc và điều trị bệnh và
một việc vơ cùng cần thiết , góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành y nước ta
ngày càng tiến bộ.
Tóm lại, so với các phương pháp giảm đau sau mổ khác , PCA là một phương
pháp mới, hiện đại, có nhiều ưu điểm, có thể khác phục nhược điểm của các phương
pháp giảm đau truyền thống mang lại hiểu quả giảm đau vượt trội cũng như tạo
được sự hài lòng cao của người bệnh. Là một phương pháp tốt nên ứng dụng nhiều
trên thực tiễn .

21


CHƯƠNG 5:

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo trình Gây mê hồi sức Chuyên Khoa Bệnh Lý – bộ môn Gây Mê Hồi

Sức, trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
2. Tạp chí Y- Dược học Quân Sự số 1-2015.
3. Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học 99 (1) – 2016.
4. />5. />%20PCA%20morphin%20ket%20hop%20Ketamin.pdf?
fbclid=IwAR0pN7Ga1YNxbT3nv8bcsHZcsIt_qTDxIPz8fj9PFf357C2lNCw3p0FLlM
6. />7. />%2Fdocument%2F2305150-tieu-luan-giam-dau-sau-mo-do-benh-nhan-tudieu-khien-pca.htm%3Ffbclid%3DIwAR2opWOqsehdCKfWES6yglYLx1XkntpQJsy5xGLO88ug7wcVYCBNxkK_Gc&h=AT3kV8vv1PaAXVs

4NXupYXjLdgOw6I8LSz7FY_kQCvkTIdt4NsShpb50Y9b-pfMA7_XsaDfzjIFzONhOnvrtDDOMmnK4hsffdrCTFw9SoSxJlICD7ScinwTA9
MC4MAWUj-51w
8. />fbclid=IwAR1tWHeXIIlJBrIgLmMXppEE8ztblmwJQtg20HeKN_uBEzFTSsvRtBri1o
9. />10. />
22


CHƯƠNG 6:

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN:

23



×