Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

HIỆU QUẢ của tư vấn sức KHỎE về xử TRÍ sốt CHO THÂN NHÂN BỆNH NHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ KIM TUYẾN

HIỆU QUẢ CỦA TƯ VẤN SỨC KHỎE VỀ XỬ
TRÍ SỐT CHO THÂN NHÂN BỆNH NHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ KIM TUYẾN

HIỆU QUẢ CỦA TƯ VẤN SỨC KHỎE VỀ XỬ
TRÍ SỐT CHO THÂN NHÂN BỆNH NHI
Ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. PHẠM LÊ AN
2. GS. TS. JANE CHAMPION

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Câu hỏi của nghiên cứu ................................................................................ 2
Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1.Các khái niệm .......................................................................................... 3
1.1.1.Kiến thức .......................................................................................... 3
1.1.2.Hành vi ............................................................................................. 3
1.1.3.Giáo dục, tư vấn sức khỏe: ............................................................... 3
1.1.4.Sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng: ........................................... 3
1.1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể ....................................... 4
1.1.7.Quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.................................... 6
1.1.8.Trung tâm điều hòa thân nhiệt ......................................................... 8
1.2 Sốt............................................................................................................ 8
1.2.1.Định nghĩa ........................................................................................ 8
1.2.2.Phân độ thân nhiệt: ........................................................................... 9
1.2.3.Nguyên nhân gây sốt ...................................................................... 11
1.2.4.Cơ chế gây sốt ................................................................................ 11
1.2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến sốt ........................................................ 13
1.2.6.Ý nghĩa của sốt ............................................................................... 14
1.2.7.Ảnh hưởng của sốt lên cơ thể: ....................................................... 15
1.2.8.Điều trị sốt ...................................................................................... 17
1.2.9.Vị trí lấy nhiệt độ: .......................................................................... 22

1.2.10.Các nghiên cứu trước đây ............................................................ 23
1.2.11.Ứng dụng học thuyết Callista Roy vào nghiên cứu ..................... 25
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 31
2.1.Thiết kế nghiên cứu:.............................................................................. 31
2.2.Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................ 31
2.3.Thời gian nghiên cứu: ........................................................................... 31
2.4.Dân số nghiên cứu:................................................................................ 31
2.5.Cỡ mẫu .................................................................................................. 31
2.6.Phương pháp chọn mẫu: ........................................................................ 32
2.6.1.Kỹ thuật chọn mẫu: ........................................................................ 32
2.6.2.Tiêu chí chọn mẫu: ......................................................................... 32
- Tiêu chuẩn chọn vào:.......................................................................... 32
- Tiêu chuẩn loại trừ:............................................................................. 32
2.7. Thu thập số liệu .................................................................................... 32
2.7.1.Công cụ thu thập số liệu: ................................................................ 32
2.7.2. Các bước thu thập số liệu: ............................................................. 33


2.8.Xử lý và phân tích số liệu: .................................................................... 34
2.9.Đạo đức trong nghiên cứu: .................................................................... 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 38
3.1. Mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................... 38
3.2. Kiến thức về xử trí khi trẻ sốt của phụ huynh trước và sau can thiệp
truyền thông................................................................................................. 39
3.3. Quan điểm về xử lý sốt cho trẻ của phụ huynh trước và sau truyền
thông. ........................................................................................................... 42
3.4. Hành vi về xử trí sốt cho trẻ của phụ huynh trước và sau truyền thơng
..................................................................................................................... 45
3.5. Xác định hiệu quả của chương trình truyền thơng lên kiến thức, quan
điểm, hành vi xử trí khi trẻ sốt. ................................................................... 49

3.6. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả của chương trình truyền thơng...... 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 53
4.1. Mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................... 53
4.2. Kiến thức về xử trí khi trẻ sốt của phụ huynh trước và sau can thiệp
truyền thông................................................................................................. 55
4.2.1. Tỷ lệ kiến thức cách phát hiện trẻ sốt ........................................... 56
4.2.2. Tỷ lệ kiến thức cách sử dụng thuốc khi trẻ sốt ............................ 57
4.2.3. Tỷ lệ kiến thức cách lau mát khi trẻ sốt ........................................ 58
4.2.4. Tỷ lệ phụ huynh có kiến thức về thân nhiệt của trẻ ...................... 59
4.3. Quan điểm về xử lý sốt cho trẻ của phụ huynh trước và sau can thiệp
truyền thông................................................................................................. 61
4.4. Hành vi về xử trí sốt cho trẻ của phụ huynh trước và sau can thiệp
truyền thông................................................................................................. 65
4.5. Xác định hiệu quả của chương trình truyền thơng lên kiến thức, quan
điểm, hành vi xử trí khi trẻ sốt .................................................................... 69
4.6. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả của chương trình truyền thơng...... 71
4.6.1. Sự khác biệt về số điểm kiến thức sau truyền thông với đặc điểm
dân số xã hội (n=130) .............................................................................. 71
4.6.2. Sự khác biệt về số điểm quan điểm, hanh vi sau truyền thông với
đặc điểm dân số xã hội (n=130) .............................................................. 72
4.7. Nhận xét về đề tài ................................................................................. 73
4.7.1. Điểm mạnh .................................................................................... 73
4.7.2. Điểm yếu ....................................................................................... 73
4.7.3. Ứng dụng của nghiên cứu ............................................................. 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 76
DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1 Sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt....................................7

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ ứng dụng học thuyết Callista Roy vào nghiên cứu .......................30
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân độ thân nhiệt và mức độ ảnh hưởng ...............................................10
Bảng 1.2: Hệ thống đèn giao thông xác định nguy cơ mắc bệnh nặng của NICE
(2013) .......................................................................................................................21
Bảng 1.3: Vị trí đo nhiệt độ thích hợp với tuổi ........................................................22
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số của phụ huynh (n=130) .................................................37
Bảng 3.2. Đặc điểm dân số của trẻ gia nghiên cứu (n=130) ....................................38
Bảng 3.3. Tỷ lệ mức độ kiến thức của phụ huynh về xử trí khi trẻ sốt trước và sau
can thiệp truyền thông (n=130) ...............................................................................38
Bảng 3.4 mô tả điểm số trung bình kiến thức xử lý sốt của phụ huynh trước và sau
can thiệp truyền thông ..............................................................................................40
Bảng 3.5 Tỷ lệ phụ huynh có kiến thức về nhân nhiệt của trẻ trước và sau truyền
thông (n=130) ..........................................................................................................41
Bảng 3.6. Tỷ lệ mức độ quan điểm về xử lý sốt của phụ huynh trước và sau truyền
thông (n=130) ..........................................................................................................41
Bảng 3.7. Điểm số trung bình về quan điểm xử trí khi trẻ sốt của phụ huynh
(n=130) ....................................................................................................................43
Bảng 3.8. Tỷ lệ mức độ hành vi về xử trí sốt của phụ huynh trước và sau truyền
thơng (n=130) .........................................................................................................44
Bảng 3.9 Điểm số trung bình về hành vi xử trí sốt của phụ huynh trước và sau
truyền thông (n=130) ...............................................................................................47
Bảng 3.10. So sánh về kiến thức chung về thân nhiệt trước và sau truyền thông
(n=130) ....................................................................................................................48
Bảng 3.11. So sánh về kiến thức quan điểm và hành vi của phụ huynh về xử trí khi
trẻ sốt trước và sau truyền thông (n=130) ...............................................................48
Bảng 3.12. Sự khác biệt về số điểm kiến thức sau truyền thông với đặc điểm dân số
xã hội (n=130) ........................................................................................................49



Bảng 3.13. Sự khác biệt về số điểm quan điểm sau truyền thông với đặc điểm dân
số xã hội (n=130) ....................................................................................................50
Bảng 3.14. Sự khác biệt số điểm của hành vi sau truyền thông với các đặc điểm dân
số xã hội (n=130) ....................................................................................................51
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt là một trong những dấu hiệu lâm sàng rất thường gặp ở nhiều bệnh lý khác
nhau trong suốt thời kỳ thơ ấu. Đôi khi sốt cũng xuất hiện do sự tác động trực tiếp
từ môi trường bên ngồi như thời tiết q nóng nực, oi bức, phụ huynh ủ ấm bé quá
kỹ, trẻ sốt sau tiêm chủng văcxin… Sốt cao ở trẻ em nếu không được xử trí kịp thời
có thể xảy ra các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ
như co giật . Vì vậy việc kiểm sốt tốt nhiệt độ của trẻ và thái độ, cách xử trí đúng
khi trẻ bị sốt là rất quan trọng [1], [2]. Mặt khác, sốt thường xảy ra rất đột ngột, bất
ngờ; người đầu tiên phát hiện và xử trí cho trẻ thường là người nhà của trẻ như cha,
mẹ, ông, bà. Nếu thân nhân bệnh nhi có thái độ và phương pháp xử trí đúng thì sẽ
hạn chế rất nhiều hậu quả không tốt cho trẻ, ngược lại nếu thân nhân bệnh nhi
khơng có kiến thức và phương pháp xử trí đúng thì có thể dẫn đến những hậu quả
đáng tiếc.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, còn nhiều phụ huynh chưa biết đo nhiệt độ
khi nghĩ trẻ sốt mà chỉ dựa vào sờ vào trẻ, hành vi hỗ trợ hạ sốt cho trẻ chưa đúng
như chườm đá, chà chanh, chà giấm (26,4%).., cạo gió, cắt lễ (11,3%), mặc thêm
quần áo cho trẻ (41,5%) [12]. Ngoài ra, một số tài liệu đã chỉ ra những sai lầm của

phụ huynh khi chăm sóc con sốt như đoán bệnh qua cảm giác, cho trẻ uống thuốc
aspirin, ủ kín hoặc cởi hết đồ của trẻ và dùng thuốc tuỳ tiện. Những việc làm này,
không những giúp trẻ mau khỏi sốt mà ngược lại còn gây ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ của trẻ. Chính vì vậy, việc truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao nhận
thức của phụ huynh về cách nhận biết và xử trí khi trẻ bị sốt là rất quan trọng và cần
thiết.
Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ từ lâu đã được nhìn nhận là 1 phương
pháp hữu hiệu trong việc nâng cao kiến thức về các vấn đề sức khoẻ, giúp thay đổi
thái độ và hành vi có hại cho sức khoẻ và hướng đến những thái độ và hành vi tích
cực, giúp cải thiện và nâng cao sức khoẻ người bệnh. Tại Trà Vinh, công tác truyền
thông giáo dục sức khoẻ phát triển khá mạnh trong những năm qua, mang lại nhiều


2

thành tựu và đóng góp vào sự nghiệp phát triển ngành y tế của Tỉnh. Tuy nhiên,
chưa có một chương trình truyền thơng nào liên quan đến hướng dẫn phụ huynh có
trẻ nhỏ cách nhận biết và xử trí trẻ khi bị sốt. Từ thực tế và nhu cầu cấp thiết,
nghiên cứu đề xuất xây dựng một chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ
nhằm cung cấp cho phụ huynh các kiến thức về sốt và những thực hành cơ bản
trong chăm sóc trẻ bị sốt. Chương trình thực hiện tại bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh,
nơi tập trung nhiều Phụ huynh có trẻ nhỏ. Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát kiến
thức – thực hành của phụ huynh trước và sau q trình truyền thơng, kết quả khảo
sát góp phần đánh giá hiệu quả chương trình truyền thơng, để từ đó cung cấp minh
chứng cho các nhà quản lý y tế hiệu chỉnh về nội dung và phương pháp nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất.
Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả của tư vấn sức khỏe về xử trí
sốt cho thân nhân bệnh nhi” với câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi của nghiên cứu
Tỷ lệ kiến thức và hành vi về nhận biết và xử trí trẻ bị sốt của phụ huynh có

con đang điều trị tại khoa Nội Nhi – Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh thay đổi bao
nhiêu sau chương trình truyền thơng – giáo dục sức khoẻ? Các yếu tố liên quan đến
sự thay đổi này là gì?
Đáp ứng của người chăm sóc trẻ đối với can thiệp tư vấn sức chăm sóc trẻ sốt
như thế nào?

Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định mức độ trung bình phụ huynh có con đang điều trị tại Khoa Nội
Nhi – Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh có hành vi, kiến thức đúng trước và sau
chương trình truyền thơng.
2. Xác định hiệu quả của chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ.
3. Xác định các yếu tố liên quan đến hiệu quả của chương trình truyền thơng


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Các khái niệm

1.1.1. Kiến thức
Là sự thể hiện biết hay không biết của đối tượng đối với một sự vật, hiện tượng
[11].
1.1.2. Hành vi
Là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt
động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại
kích thích ngoại giới” là hành động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể) hoặc
sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể
thuộc về ý thức, tiềm thức, cơng khai hay bí mật, và tự giác hoặc khơng tự giác.

Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian [11].
Hành vi sức khỏe là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra các yếu tố
tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức khỏe của chính họ, có thể có lợi hoặc có
hại cho sức khỏe[11].
1.1.3. Giáo dục, tư vấn sức khỏe:
Là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ, tình cảm của con
người nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành hành vi lành mạnh để
bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng [8],[11], [18]
1.1.4. Sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng:
Là nội dung được đưa lên hàng đầu trong các nhiệm vụ chuyên môn của Điều
dưỡng theo Thông tư 07/2011/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 26 tháng 01
năm 2011 về việc “Hướng dẫn cơng tác Điều dưỡng về Chăm sóc người bệnh trong
bệnh viện” [8], trong thông tư cũng quy định rõ: “ Người bệnh nằm viện được điều
dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo
dõi, phịng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện”. Tư vấn, hướng dẫn


4

giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ mà mỗi Điều dưỡng viên sẽ tiếp tục thực hiện khi
chăm sóc cho người bệnh tại bệnh viện [8],[11], [18], [17]
1.1.5. Thân nhiệt và điều hòa thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Thân nhiệt được phân làm hai loại là thân
nhiệt trung tâm (phần sâu trong cơ thể) và thân nhiệt ngoại vi (nhiệt độ da). Thân
nhiệt trung tâm: đo ở những vùng nằm sâu trong cơ thể [9], ổn định ở mức 370C là
nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ các phản ứng sinh học xãy ra trong cơ
thể, mục đích của hoạt động điều nhiệt, thường được giữ cố định, ít thay đổi theo
nhiệt độ môi trường [9]. Thân nhiệt ngoại vi: đo ở da, thay đổi theo nhiệt độ mơi
trường xung quanh.
Điều hịa thân nhiệt là hoạt động có tác dụng giữ cho thân nhiệt dao động ở

một khoảng rất hẹp, trong khi nhiệt độ mơi trường sống thay đổi. Vì vận tốc các
phản ứng hóa học trong cơ thể, và sự hoạt động tối ưu của hệ thống en-zym tùy
thuộc vào thân nhiệt, nên muốn cơ thể hoạt động bình thường thì thân nhiệt phải giữ
ổn định. Có thể coi điều nhiệt là một hoạt động nhằm đảm bảo tính nội mơi [9].
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể
Bình thường thân nhiệt dao động trong khoảng 36,3oC - 37,1oC, nhiệt độ lấy ở
hậu môn đúng nhất, nhiệt độ ở miệng thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,2 –
0,5oC, dễ đo nên thường được dùng để theo dõi tình trạng bệnh, nhưng bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố như uống nước nóng hay lạnh, ăn kẹo... Nhiệt độ ở nách
thấp hơn trực tràng 0,5oC – 1oC và dễ đo, thường được dùng để theo dõi thân nhiệt
người bình thường [9].
Thân nhiệt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tuổi càng cao, tuy càng về sau
thì mức độ càng ít hơn. Nhịp ngày đêm cũng ảnh hưởng tới thân nhiệt: thân nhiệt
thấp lúc 6 giờ sáng và cao nhất vào buổi chiều. Thân nhiệt thấp nhất lúc ngủ, cao
hơn khi hoạt động. Sự co cơ làm thân nhiệt tăng lên, nếu hoạt động mạnh thân nhiệt
đo ở trực tràng có thể lên tới 40 oC. Thân nhiệt cũng tăng lên khi xúc động có lẽ do


5

tác dụng chuyển hóa của thần kinh giao cảm. Phụ nữ tăng thân nhiệt vào ngày rụng
trứng, khi có thai thân nhiệt cũng tăng. Sự điều hòa thân nhiệt ở trẻ em khơng chính
xác, và thường cao hơn trị số người lớn khoảng 0,5oC. Thân nhiệt tăng khoảng
0,5oC ở người bị cường giáp và giảm ở người suy giáp, nhưng cũng có một số người
bình thường có thân nhiệt cao hơn thường xuyên [9].
Nhiệt độ cơ thể bị ảnh hưởng bởi giới tính. Sự khác nhau này có liên quan đến
khối lượng cơ và hormone giới tính trong cơ thể [12], [14]. Trong cơ thể, nhiệt được
sinh ra chủ yếu từ cơ (cả trong trạng thái chuyển hóa cơ bản), nam giới có khối
lượng cơ nhiều hơn nữ nên nhiệt độ ở nam cao hơn so với nữ [12]. Khi đến tuổi dậy
thì và trước khi mãn kinh, thân nhiệt của nữ còn bị ảnh hưởng bởi hormone sinh dục

nữ, khi nồng độ hormone này đạt đến tối đa thì thân nhiệt tăng lên 0,3 - 0,50C và
đây cũng là lúc trứng rụng nên thường được lựa chọn để đưa ra quyết định về sinh
con [12], [50]. Như vậy, nhiệt độ cơ thể giữa hai giới là khác nhau và biên độ chênh
lệch nhiệt độ này là không cố định.
Thân nhiệt còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ
môi trường thấp, cơ thể phản ứng bằng cách run cơ để sinh nhiệt cho cơ thể [12].
Đến khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể phản ứng bằng cách tăng tiết mồ hôi
để giảm nhiệt độ cho cơ thể đồng thời gây ra phản ứng ngược làm giảm quá trình
sinh nhiệt của cơ thể [7], [12]. Tuy nhiên, ở người biết cách tự thay đổi nhiệt độ môi
trường xung quanh cơ thể bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau như sưởi
ấm hoặc mặc đồ thống để tạo ra nhiệt độ mơi trường sao cho phù hợp với cơ thể và
ở trẻ em do không thể tự làm nên được người trực tiếp chăm sóc theo dõi thường
xun nên nhiệt độ mơi trường không ảnh hưởng nhiều đến thân nhiệt của trẻ [7].
Nhiệt độ môi trường thay đổi làm cho nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhưng khơng
nhiều vì ở người biết cách tự tạo nhiệt độ thích hợp cho mình.


6

1.1.7. Quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể
Quá trình sinh nhiệt: nhiệt lượng tạo ra trong cơ thể chủ yếu là do chuyển hóa
các chất, thơng qua các phản ứng oxy hóa. Lúc nghỉ ngơi, gan là nơi sinh nhiệt
chính nhằm duy trì chuyển hóa cơ bản. Ngoài ra vận cơ bao gồm cả cơ vân, cơ tim
và cơ trơn cũng tạo ra nhiều nhiệt nhất là lúc cần tạo nhiệt khẩn cấp thì sinh nhiệt
chủ yếu do cơ (run cơ). Hormon tuyến cận giáp thyroxin đóng vai trò quan trong
trong tạo nhiệt, năng lượng được tạo ra chuyển thẳng thành nhiệt, khơng qua khâu
tích lũy vào ATP. Nhiệt lượng sản xuất ra hàng ngày rất lớn nếu khơng có sự thải
nhiệt thì sau 24 giờ thân nhiệt có thể > 40°C [9]. Các chuyển hóa cơ sở như tác
dụng động lực đặc hiệu của thức ăn, sự co cơ, kích tố (Epinephrin và Norepinephrin
làm tăng tốc độ chuyển hóa năng lượng), ở trẻ em cịn có một loại mô mỡ đặc biệt

gọi là mỡ nâu, nằm ở dưới và xung quanh xương bả vai và những nơi khác trong cơ
thể. Khi kích thích thần kinh giao cảm phân phối tới mỡ nâu, thì năng lượng sinh ra
từ sự oxit hóa trong tế bào khơng được dự trữ dưới dạng ATP, mà tỏa thành nhiệt.
Do đó mỡ nâu là một nguồn tạo nhiệt quan trọng của trẻ em [7],[9].
Quá trình thải nhiệt: phần lớn nhiệt năng được tạo ra từ những cơ quan ở sâu
trong cơ thể như gan, tim, não, cơ. Sau đó nhiệt năng phải được truyền từ trong cơ
thể ra mặt ngoài da, để được thải ra ngồi cơ thể. Ở da có hệ thống mạch máu đặc
biệt. Sự truyền nhiệt từ trong sâu qua lớp cách nhiệt dưới da (mô mỡ của mô dưới
da) để ra ngoài mặt da được thực hiện nhờ hệ thống mạch máu này, trong đó đặc
biệt quan trọng là mạng tĩnh mạch ở dưới da. Khi lưu thông máu qua mạng tĩnh
mạch cao, thì nhiệt được đem từ trong sâu ra da, ngược lại khi lưu lượng máu qua
mạng tĩnh mạch thấp , thì nhiệt được giữ sâu bên trong cơ thể. Hệ thần kinh giao
cảm chi phối độ co mạch của các tiểu động mạch và hệ thống nối trực tiếp động
mạch, tĩnh mạch để cung cấp máu cho mạng tĩnh mạch của da, nên có nhiệm vụ
quan trọng trong quá trình thải nhiệt của cơ thể. Nhiệt năng từ mặt da được thải ra
khỏi cơ thể bằng hai cách: truyền nhiệt và sự bốc hơi[7],[9]. Truyền nhiệt qua tiếp
xúc và khuếch tán (áo quần, đồ vật, khơng khí). Điều kiện để truyền nhiệt ra mơi
trường là nhiệt độ cơ thể hơn nhiệt độ môi trường. Bay hơi nước qua mồ hôi và hơi


7

thở bằng phương pháp bốc hơi. Khi 1 gam nước bốc hơi mang đi khoảng 0,6 Kcal
nhiệt. Hình thức này quan trọng khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể.
Để thân nhiệt ổn định thì quá trình sinh và thải nhiệt phải cân bằng nhau. Điều hòa
sự cân bằng này là do trung tâm điều hòa thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi [9].

Truyền nhiệt (dẫn nhiệt
và đối lưu)
Bức xạ nhiệt

Bóc hơi
Co hoặc dãn mạch ngoại
vi

Chuyển hóa
Co cơ
Thyroxine
Glucocorticoide
Catecholamine
Nhiệt độ

370C

THẢI
NHIỆT

SINH
NHIỆT

Trung tâm
điều nhiệt

Sơ đồ 1.1 Sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt


8

1.1.8. Trung tâm điều hòa thân nhiệt
Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở phía trước của vùng dưới đồi (hypothalamus)
gồm hai phần: phần chỉ huy sinh nhiệt khi bị kích thích thì làm tăng chuyển hóa và

tạo nhiệt thơng qua hệ giao cảm, tủy thượng thận và tuyến giáp và phần chỉ huy thải
nhiệt khi bị kích thích thì làm tăng thải nhiệt thơng qua hệ phó giao cảm y gây dãn
mạch dưới da và bài tiết[9].
1.2 Sốt
1.2.1. Định nghĩa
Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng nhưng cơ chế kiểm sốt và điều hịa
nhiệt độ khơng bị tổn thương. Khi nhiệt độ cơ thể tăng đến 380C được coi là sốt (đo
ở hậu mơn) [7], [9].Thân nhiệt bình thường cuả trẻ thay đổi theo thời điểm trong
ngày và được điều hòa bởi trung tâm điều nhiệt ở vùng hạ đồi. Tuy nhiên, mỗi vị trí
lấy nhiệt độ khác nhau sẽ cho ngưỡng sốt khác nhau. Nguyên nhân là do sự sai lệch
nhiệt độ ở mỗi vị trí lấy nhiệt độ, trong đó hậu mơn là nơi cho nhiệt độ giống nhiệt
độ cơ thể nhất và kém chính xác nhất là ở nách [15].Ngồi ra, sự chênh lệch này
cịn phụ thuộc vào loại nhiệt kế sử dụng [15]. Như vậy, có nhiều ngưỡng nhiệt được
xác định là sốt và các ngưỡng này phụ thuộc vào vị trí lấy nhiệt độ. Cần phân biệt
sốt với các rối loạn tăng thân nhiệt khác. Tăng thân nhiệt là chiều hướng lệch cân
bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt theo chiều hướng dương tính do nhiệt độ mơi
trường tăng hoặc do cơ thể tăng sản xuất nhiệt và giảm thải nhiệt.
Đặc tính của tình trạng sốt: người bệnh cảm thấy ớn lạnh, da lạnh vì hiện
tượng co mạch, sau đó người bệnh run cho đến khi thân nhiệt tăng lên tới mức qui
định mới. Khi thân nhiệt đã tăng tới mức này, thì người bệnh không thấy ớn lạnh
nữa. Khi tác nhân gây sốt khơng cịn, thì mức qui định của vùng dưới đồi đột ngột
giảm xuống trở lại mức qui định bình thường, và thân nhiệt được điều chỉnh từ nhiệt
độ cao xuống trở lại mức qui định như cũ bằng cơ chế chống nóng, nên gây ra đổ
mồ hơi nhiều, và có tình trạng giãn mạch khiến da đỏ và nóng lên [9].


9

Tăng thân nhiệt là một tình trạng nguy hiểm. Tăng thân nhiệt là một hội
chứng gồm các triệu chứng về thần kinh ác tính, tăng thân nhiệt ác tính và sock

nhiệt, trong đó sock nhiệt là biểu hiện phổ biến nhất .Khi nhiệt độ tăng thì nhu cầu
về oxy của cơ thể cũng tăng theo dẫn đến tăng nhịp tim và tăng hô hấp nhưng khi
nhiệt độ tăng cao vượt quá khả năng đáp ứng oxy của hệ tuần hoàn sẽ dẫn đến tình
trạng thiếu oxy tại mơ làm cho các tế bào bị chết và tình trạng tế bào bị phá hủy vẫn
có thể xảy ra ngay cả khi bệnh nhân đang dần hồi phục sau khi điều trị tăng thân
nhiệt. Tình trạng tế bào bị phá hủy do thiếu oxy xảy ra ở nhiều cơ quan trong cơ thể
bao gồm hệ thần kinh trung ương nên khi nhiệt độ của trẻ tăng lên đến 41,7 0C có
thể dẫn đến tổn thương não và dẫn đến tình trạng hơn mê .Ngồi ra, khi hệ tuần
hồn khơng đáp ứng được theo nhu cầu của cơ thể còn làm giảm khả năng thải nhiệt
do giảm lượng máu đến mô ngoại biên, giảm lượng nhiệt mất qua sự bốc hơi nước ở
đường hô hấp. Sự nguy hiểm của tăng thân nhiệt là các tế bào chuyển hóa trong tình
trạng thiếu oxy và dẫn đến tình trạng bị phá hủy.
Hạ sốt khi tăng thân nhiệt là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều trị tăng thân nhiệt
bằng thuốc hạ sốt thì khơng hiệu quả. Thuốc hạ sốt làm hạ nhiệt độ bằng cách ức
chế giải phóng prostaglandin, trong khi đó, tăng thân nhiệt gây sốt không thông qua
prostaglandin nên dùng thuốc hạ sốt là khơng có tác dụng. Do đó, tăng thân nhiệt
cần được hạ sốt từ bên ngoài cơ thể bằng các biện pháp làm tăng thải nhiệt của cơ
thể và ngưng tiếp xúc với nguồn nhiệt. Như vậy, sự khác nhau trong điều trị bắt
nguồn từ sự khác nhau về cơ chế gây tăng nhiệt độ cơ thể nên phải áp dụng phương
pháp tương ứng để điều trị [7],[9],[12].
1.2.2. Phân độ thân nhiệt:
Nhiệt độ cơ thể được phân thành các mức độ khác nhau. Mỗi mức độ có một
khoảng nhiệt độ tương ứng. Với mỗi một mức độ có hướng xử trí khác nhau.Sự
phân chia nhiệt độ cơ thể giúp chúng ta biết được những bất lợi do tăng nhiệt độ cơ
thể gây ra, đặc biệt là tình trạng tăng thân nhiệt vì khi nhiệt độ trên 41 0C được coi
là có hại do có thể làm tổn thương não nên trẻ cần được hạ nhiệt tích cực.Có thể


10


thấy, việc phân chia mức độ sốt giúp theo dõi được nhiệt độ của trẻ dễ dàng hơn
đồng thời giúp tiên lượng được những bất lợi mà sốt có thể gây ra cho trẻ ở hiện tại
hoặc trong thời gian tới và đưa ra hướng xử trí kịp thời [58], [24].
Bảng 1.1: Phân độ thân nhiệt và mức độ ảnh hưởng [58], [24]
Phân độ thân nhiệt

Nhiệt độ

Nhiệt độ bình thường

35,9 – 37,90C

Sốt

≥ 38 – 39°C

Tác động của sốt

Có lợi cho cho cơ thể.

Có lợi cho cho cơ thể, nhưng có thể
làm trẻ không thoải mái như mất nước
Sốt cao

≥ 39,1°C – 40°C

hay co giật.

Khơng có hại nhưng làm trẻ khơng
Sốt rất cao


≥ 40,1°C – 41°C

thoải mái như mất nước, co giật.
Trẻ có biểu hiện nóng, da khơ và rối
loạn chức năng hệ thần kinh trung
ương nên cần được hạ sốt cho trẻ vì có
thể gây tổn thương não, co giật, hôn

Tăng thân nhiệt

≥ 41,1°C – 42°C




11

1.2.3. Nguyên nhân gây sốt
Sốt do phản ứng thông thường: nguyên nhân gây bệnh mà sốt là một phản ứng
có lợi được gọi là sốt do phản ứng thông thường. Phản ứng thông thường của sốt là
làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch. Sốt làm tăng khả năng giải độc của cơ thể do
sốt làm tăng chuyển hóa ở gan. Mặt khác, sốt còn làm giảm số lượng sắt huyết
thanh gây ức chế khả năng sinh sản nên làm giảm số lượng vi khuẩn. Sốt do phản
ứng thông thường là một tình trạng có lợi của cơ thể nên cần được duy trì [27]
,[14],[57],[7]
Sốt do những trường hợp khác: nguyên nhân gây bệnh mà sốt trở thành yếu tố
bất lợi được gọi là sốt do những trường hợp khác. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân
thường gây sốt nhất. Các bệnh lý do virus và vi khuẩn như cảm, tiêu chảy, nhiễm
khuẩn tai, viêm thanh quản cấp và viêm tiểu phế quản thường là ngun nhân hàng

đầu gây sốt[23].
Ngồi ra cịn có các ngun nhân sốt khơng do nhiễm khuẩn như: sốt do thuốc
(một số thuốc có tác dụng kích thích sinh nhiệt như thyroxin, giảm thải nhiệt như
adrenalin), do thần kinh (sốt gặp trong một số bệnh lý thần kinh như u não, chảy
máu não), do protid lạ (protid lạ đưa từ ngoài vào do truyền đạm hoặc trong thức ăn,
protid nội sinh do tổn thương các tế bào, các mô trong các trường hợp hoại tử như
viêm, bonhr, gãy xương, chấn thương...), do muối (tiêm dung dịch muối vào cơ thể,
nhất là muối ưu trương)[23],[14]
1.2.4. Cơ chế gây sốt
Do các chất gây sốt (pyrogen) làm rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt, các chất
gây sốt này gọi là chất gây sốt ngoại sinh. Chất gây sốt ngoại sinh gây sốt thông qua
một chất trung gian gọi là chất gây sốt nội sinh, đó là interleukin 1 (IL - 1) và
interleukin -6 (IL-6). IL-1 và IL-6 được bạch cầu đơn nhân và đại thực bào bài tiết
ra khi có tác động của các chất sinh nhiệt ngoại sinh. IL - 1 và IL-6 được máu đưa
tới trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi thị rồi gắn vào các neuron cảm


12

nhận nhiệt độ ở vùng trước thị giác của đồi thị và “đặt lại chuẩn” của trung tâm điều
hòa thân nhiệt lên mức cao hơn. Khi đó làm cho thân nhiệt bình thường trở nên thấp
hơn “mức chuẩn” mới làm người ta có cảm giác ớn lạnh, sởn gai ốc, run và co mạch
ngoại vi làm da và niêm mạc tái. Đây là triệu chứng khởi đầu của cơn sốt và là cơ
chế làm tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt đạt tới “mức chuẩn” mới thì quá trình sinh
nhiệt và thải nhiệt cân bằng và sốt duy trì thân nhiệt độ ở mức cao. Khi nguyên
nhân sốt được loại bỏ thì mức “nhiệt độ chuẩn” trở lại bình thường làm người bệnh
cảm thấy quá nóng và thân nhiệt đang ở mức cao. Khi đó bệnh nhân bỏ chăn, vã mồ
hơi, da ửng đỏ vì dãn mạch, tăng tần số thở, các phản ứng trên làm tăng thải nhiệt
và sốt giảm. IL - 1 cịn kích thích tổng hợp prostaglandin E1 (PGE1) gây hoạt hóa
q trình sinh nhiệt và giữ nhiệt, huy động bạch cầu từ các kho dự trữ trong tuỷ

xương, gây hóa ứng động với bạch cầu tới các nơi vi khuẩn xõm nhập, làm tăng giải
phóng enzym và tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu. Đây là cơ chế bảo vệ chống
lại các tác nhân gây bệnh. IL - 1 có trong các tế bào hình sao của não được giải
phóng vào não gây hoạt hóa các neuron gây ngủ sóng chậm, gây ra tình trạng ngủ
gà, ngủ lâu khi sốt có tác dụng bảo vệ tế bào não [7],[57].
Giai đoạn đầu của sốt: sinh nhiệt tăng và thải nhiệt giảm để tảng nhiệt độ. Tại
thời điểm này, tính nhạy cảm của trung tâm đối với nóng giảm xuồng, ngược lại đối
với lạnh tăng lên. Do chất gây sốt làm thay đổi vị trí điểm đặt nhiệt của trung tâm
khiến nó điều chỉnh thân nhiệt vượt 37oC. Vì vậy, nhiệt độ của máu lúc này trở nên
“quá lạnh” đối với trung tâm nên tăng sinh nhiệt, hạn chế thải nhiệt, kết quả làm
thân nhiệt tăng. Giai đoạn sốt đứng: khi nhiệt độ tâng cao đến một mức nào đó thì
ức chế tính cảm thụ lạnh, sinh nhiệt giảm, thải nhiệt bắt đầu tăng, hai quá trình này
cân bằng nhau ở mức cao. Giai đoạn sốt lui: chất gây sốt hết tác dụng, thân nhiệt ở
giai đoạn sốt đứng "quá nóng” đối với trung tâm nên cơ thể phải tăng cường thải
nhiệt (giãn mạch, tăng tiết mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu...) giúp thân nhiệt về mức
binh thường [7].


13

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sốt
Vai trò của bộ phận nhận cảm nhiệt: chất gây sốt có thể theo đường tuần hoàn
tác dụng trực tiếp lên trung tâm điều nhiệt hoặc tác động lèn các bộ phận nhận cảm
nhiệt của cơ thể, rồi truyền tín hiệu qua dây thần kinh hướng tâm lên não làm rối
loạn cân bằng sinh và thải nhiệt. Tùy theo hoạt tính, hàm lượng chất gây sốt, cơ
quan nhận cảm, thời gian chất gây sốt xuất hiện trong máu mà thời gian xuất hiện
cơn sốt, cường độ cơn sốt khác nhau. Như vậy bộ phận nhận cảm cũng đóng vai trị
khá quan trọng đến diễn biết cơn sốt [7],[57].
1.2.5.1 Các rối loạn chuyển hóa trong sốt
Rối loạn chuyển hóa năng lượng: Khi nhiệt độ gia tăng thì chuyển hóa năng

lượng cũng gia tăng, sự tiêu thụ oxy cũng gia tăng (khi nhiệt độ tăng 10 0C, chuyển
hóa tăng 3,3%, tiêu thụ oxy tăng 13%).
Rối loạn chuyển hóa glucid: Khi sốt có tăng chuyển hóa glucid, giảm dự trữ
glycogen, tăng đường huyết, tăng lactic acid.
Rối loạn chuyển hóa lipid: khi sốt kéo dài, dự trữ glycogen giảm, tăng sử dụng
lipid, tăng thể ketone trong máu.
Rối loạn chuyển hóa protid: gia tăng thối hóa protein từ cơ, giảm tổng hợp
protein, cân bằng nitơ âm. Chuyển hóa protid có thể tăng đến 30%.
Tăng nhu cầu các vitamin, nhất là các vitamin thuộc nhóm B và C.
Đang trong giai đoạn phát sốt thì có sự tăng các nội tiết tố như : Aldosterone
và ADH làm giảm sự bài tiết nước tiểu. Khi sốt lui có sự tăng bài tiết nước tiểu, vã
mồ hôi để tăng sự thải nhiệt [7],[9].
1.2.5.2 Các rối loạn chức phận trong sốt
Rối loạn thần kinh: Khi sốt có thể có những rối loạn ở hệ thần kinh với các
biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, nhức mỏi toàn thân, mê sảng, ở trẻ con có thể
có co giật. Các biểu hiện tùy thuộc vào tác nhân gây sốt và tính phản ứng cơ thể.


14

Rối loạn tuần hoàn: Nhịp tim tăng, thường thân nhiệt tăng 100C thì tim tăng 10
nhịp. Khi bắt đầu sốt huyết áp tăng do co mạch ngoại vi, khi sốt giảm huyết áp giảm
do giãn mạch.
Rối loạn hô hấp: Khi sốt có sự tăng thơng khí do nhu cầu oxy tăng
Rối loạn tiêu hóa: Thơng thường có các biểu hiện như đắng miệng, chán ăn,
khô niêm mạc môi miệng, giảm tiết dịch và nhu động của ống tiêu hóa gây ăn chậm
tiêu, táo bón.
Ngồi ra ở hệ nội tiết người ta thấy có sự tăng tiết ACTH, Cortisol.
Đối với chức năng gan, có sự tăng chuyển hóa đến 30-40%[7],[9].
1.2.6. Ý nghĩa của sốt

Sốt là một biểu hiện thường gặp trong lâm sàng nên được nghiên cứu từ lâu.
Sốt khác nhau giữa động vật cấp thấp và động vật cấp cao, thay đổi theo q trình
tiến hóa của động vật [7],[9],[12].
Sốt có lợi: là một hiện tượng có lợi cho cơ thể, sốt là phản ứng của hệ thống đề
kháng của cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh. Khi thân nhiệt tăng có tác dụng ức
chế hoạt động của vi khuẩn và có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Khi có sốt, hệ đề
kháng của cơ thể tăng do tăng hoạt động của hệ miễn dịch, tăng thực bào, tăng tổng
hợp kháng thể... Sốt làm tăng chuyển hóa cơ thể, tăng khả năng chống độc cho gan.
Như vậy, sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể [7].
Sốt có hại: ngồi tác dụng có lợi của sốt thì sốt cịn có những tác dụng xấu như
sốt làm người bệnh mệt mỏi, nhức dầu, khó chịu, mất ngủ, ăn kém...làm giảm lượng
sắt trong huyết thanh do có sự tăng thu sắt bởi hệ thống tế bào đơn nhân thực bào,
giảm hấp thu sắt từ ruột khiến vi khuẩn không sinh sản được. Ngoài ra nếu sốt cao
kéo dài gây rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng nhiều cơ quan dẫn tới suy kiệt,
nhiễm độc, giảm sức đề kháng của cơ thể. Trẻ nhỏ khi sốt cao hay bị co giật, hôn
mê. Như vậy, sốt cũng cần được điều trị [7],[9],[12],[57].


15

Tăng thân nhiệt là một tình trạng nguy hiểm. Tăng thân nhiệt là một hội chứng
gồm các triệu chứng về thần kinh ác tính, tăng thân nhiệt ác tính và sock nhiệt,
trong đó sock nhiệt là biểu hiện phổ biến nhất. Khi nhiệt độ tăng thì nhu cầu về oxy
của cơ thể cũng tăng theo dẫn đến tăng nhịp tim và tăng hô hấp nhưng khi nhiệt độ
tăng cao vượt quá khả năng đáp ứng oxy của hệ tuần hoàn sẽ dẫn đến tình trạng
thiếu oxy tại mơ làm cho các tế bào bị chết và tình trạng tế bào bị phá hủy vẫn có
thể xảy ra ngay cả khi bệnh nhân đang dần hồi phục sau khi điều trị tăng thân nhiệt.
Tình trạng tế bào bị phá hủy do thiếu oxy xảy ra ở nhiều cơ quan trong cơ thể bao
gồm hệ thần kinh trung ương nên khi nhiệt độ của trẻ tăng lên đến 41,70C có thể
dẫn đến tổn thương não và dẫn đến tình trạng hơn mê .Ngồi ra, khi hệ tuần hồn

khơng đáp ứng được theo nhu cầu của cơ thể còn làm giảm khả năng thải nhiệt do
giảm lượng máu đến mô ngoại biên, giảm lượng nhiệt mất qua sự bốc hơi nước ở
đường hô hấp. Sự nguy hiểm của tăng thân nhiệt là các tế bào chuyển hóa trong tình
trạng thiếu oxy và dẫn đến tình trạng bị phá hủy [7],[9],[12], [57].
Hạ sốt khi tăng thân nhiệt là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều trị tăng thân
nhiệt bằng thuốc hạ sốt thì khơng hiệu quả. Thuốc hạ sốt làm hạ nhiệt độ bằng cách
ức chế giải phóng prostaglandin, trong khi đó, tăng thân nhiệt gây sốt không thông
qua prostaglandin nên dùng thuốc hạ sốt là khơng có tác dụng. Do đó, tăng thân
nhiệt cần được hạ sốt từ bên ngoài cơ thể bằng các biện pháp làm tăng thải nhiệt của
cơ thể và ngưng tiếp xúc với nguồn nhiệt. Như vậy, sự khác nhau trong điều trị bắt
nguồn từ sự khác nhau về cơ chế gây tăng nhiệt độ cơ thể nên phải áp dụng phương
pháp tương ứng để điều trị [7],[9],[12], [57].
1.2.7. Ảnh hưởng của sốt lên cơ thể:
Rối loạn chuyển hóa năng lượng ảnh hưởng đến tuần hồn và hơ hấp.
Ngun nhân là do sốt làm tăng chuyển hóa nên cơ thể phải đáp ứng bằng cách tăng
hơ hấp và tuần hồn . Khi nhiệt độ tăng lên 10C thì nhịp tim tăng lên 10 nhịp/phút,
nhịp tim tăng kết hợp với tác dụng của hormone ADH và adosteron làm tăng thể
tích tuần hoàn dẫn đến huyết áp tăng trong giai đoạn đầu nhưng đến giai đoạn giữa
thì huyết áp ổn định hơn do sự giãn mạch để thải nhiệt. Hô hấp tăng giúp tăng thải


16

nhiệt thông qua sự bốc hơi nước qua niêm mạc hơ hấp, q trình này gây ra tình
trạng khơ miệng, mũi, họng nếu xảy ra quá mức . Hô hấp, tuần hoàn thay đổi giúp
giảm nhiệt và cân bằng cơ thể do rối loạn chuyển hóa năng lượng gây ra [7]. [9].
Sốt dùng nhiều nguồn năng lượng để sinh nhiệt nên tạo ra các sản phẩm
chuyển hóa khác nhau. Quá trình sinh nhiệt bằng cách phân giải lipid, glucid và
protid nên làm tăng đường huyết, tăng nồng độ acid béo, triglycerid/máu, tăng
ure/nước tiểu [7], [9].Nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình sinh nhiệt được ưu

tiên lựa chọn đầu tiên là glucid, các nguồn cung cấp năng lượng khác được dự trữ ở
cơ, mỡ và chỉ sử dụng khi nguồn dự trữ glucid đã hết. Khi sử dụng nguồn năng
lượng từ lipid hoặc protid, cơ thể có thể nhiễm acid do tăng acid lactic/máu vì
chuyển hóa yếm khí, tăng nồng độ ceton/máu. Các sản phẩm chuyển hóa trong sốt
làm thay đổi chỉ số sinh hóa/máu của cơ thể [7],[9],[12].
Trong sốt, quá trình bài tiết của cơ thể bị ảnh hưởng. Ở giai đoạn đầu và giai
đoạn giữa của sốt, cơ thể giảm bài tiết nước tiểu và mồ hôi do tác dụng của
hormone ADH và adosteron nên cơ thể có biểu hiện là khô da, giảm số lần – số
lượng nước tiểu, nước tiểu sậm màu. Đến giai đoạn cuối, hai hormone trên bị ức chế
cho nên cơ thể bắt đầu bài tiết nước tiểu và mồ hôi với biểu hiện như da ẩm hơn,
tăng số lần – số lượng nước tiểu, nước tiểu nhạt màu dần [7]. Ở giai đoạn này, vì cơ
thể tăng bài tiết mồ hơi và nước tiểu nên gây ra hạ huyết áp tư thế do giảm khối
lượng tuần hoàn [7]. Sự rối loạn bài tiết mang tính chất đặc trưng theo từng giai
đoạn của sốt.
Trong sốt, hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng của hệ thần
kinh là khác nhau giữa các giai đoạn của sốt, ở giai đoạn đầu thì hệ thần kinh bị
kích thích đến giai đoạn cuối thì bị ức chế với các dấu hiệu thường gặp là nhức đầu,
chóng mặt, nhức mỏi tồn thân [7], [9].Ở trẻ dưới năm tuổi, co giật là một biểu hiện
mà hệ thần kinh bị ảnh hưởng trong sốt, biểu hiện này thường xảy ra ở trẻ có tiền sử
gia đình bị co giật (25 - 40%), tiền sử bản thân bị co giật [1].Co giật thể đơn thuần
là thường gặp nhất ở trẻ nhưng nó thì lành tính [1]. Mức độ trầm trọng của các dấu


17

hiệu trên tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, tuổi [7],[9]. Hệ thần kinh bị ảnh hưởng
trong sốt là khác nhau, nó phụ thuộc vào tuổi và nhiệt độ cơ thể.
Sốt co giật là một hình thức mà hệ thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng trong sốt
mang tính di truyền. Nghiên cứu đã tìm ra bốn gen gồm FEB1, FEB2, FEB3, FEB4
lần lượt trên các nhiễm sắc thể số 8 (q13-q21), 19 (p13.3), 2 (q23-q24), 5 (q14-q15)

cùng quy định tính trạng co giật do sốt nhưng chúng hiếm khi có biểu hiện trội [25].
Điều này giải thích tại sao khoảng 9-22 % trẻ sốt co giật có cả anh-chị-em ruột từng
sốt co giật và nguy cơ trẻ bị co giật sẽ tăng lên gấp đơi nếu trẻ có cả cha và mẹ
mang gen này. Vì đa phần là tính trạng lặn nên tỷ lệ sốt co giật thấp như tại Trung
Quốc là 1%, Mỹ, châu Âu và Việt Nam là 2-5%, Nhật Bản là 8,8%, Ấn Độ khoảng
10%, Guam là 14% [47] [27]. Mặc dù co giật do sốt mang tính di truyền nhưng
khơng phải tất cả các trẻ đều bị co giật do sốt.
Trong sốt, hệ tiêu hóa cũng bị rối loạn. Khi sốt, hệ tiêu hóa giảm tiết dịch
tiêu hóa như dịch vị dạ dày hoặc dịch mật làm trẻ chán ăn, khó tiêu [7], [9]. Ngồi
ra, sốt làm giảm nhu động ruột gây đầy bụng, táo bón, khó tiêu . Nếu rối loạn tiêu
hóa kéo dài thì cơ thể khơng nhận được nguồn cung cấp năng lượng từ thức ăn và
phải dùng nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể dẫn đến nguy cơ bị giảm cân sau
sốt. Sốt ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Sốt làm tăng chuyển hóa tại
gan nên làm tăng tổng hợp kháng thể, bổ thể, emzym…bằng cách phân giải protein.
Do tăng tạo bổ thể nên kích thích khả năng thực bào của cơ thể [7], [9].Sốt làm hệ
thống miễn dịch cơ thể hoạt động mạnh hơn
1.2.8. Điều trị sốt
Cần xử trí sốt hợp lý để phát huy được tác dụng tích cực của sốt và làm giảm
những tác dụng bất lợi của sốt, dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 39 0C, điều trị
duy trì lợi ích của sốt [14].


18

+ Điều trị khơng dùng thuốc:
Sốt có lợi cho cơ thể nhưng nó chỉ trở nên có hại khi sốt cao quá mức do sốt
làm gia tăng quá trình chuyển hóa và teo cơ bắp vì IL - 1 huy động các acid amin từ
cơ thơng qua vai trị của men cyclo oxygenase. Hiện tượng này gây ra đau mỏi cơ
và teo cơ bắp do sốt. Sốt làm tăng nhịp tim, tăng tiết mồ hôi gây mất muối, mất
nước, nhức đầu, sợ ánh sáng, toàn thân mệt mỏi. Người cao tuổi đang mắc các bệnh

tim hoặc não thì sốt là tác động xấu. Trẻ em khi sốt cao trên 40oC dễ bị co giật. Do
đó cần xử trí sốt hợp lý để phát huy được tác dụng tích cực của sốt và làm giảm
những tác dụng bất lợi của sốt. Khi sốt nhẹ (< 38oC) thường ít gây hại, khơng khó
chịu nhiều lại có lợi cho cơ chế bảo vệ của cơ thể không nên hạ sốt. Hơn nữa, dùng
thuốc hạ sốt sẽ làm mất các hiệu ứng có lợi của IL - 1, làm thay đổi diễn biến tự
nhiên của bệnh, gây nhiễu cho quá trình theo dõi kết quả của thuốc điều trị đặc hiệu.
Trong trường hợp này chỉ cần điều trị loại trừ nguyên nhân gây sốt. Khi sốt cao
(nhiệt độ nách > 40oC) ngoài dùng thuốc còn dùng phương pháp vật lý là lau mát
cho trẻ
Lau mát được coi là một phương pháp hạ sốt nhưng đây là một phương pháp
hạ sốt còn nhiều tranh cải. Theo NICE 2013 khuyến cáo không lau mát cho trẻ dưới
5 tuổi [19]. Theo Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (2010) khuyến cáo về việc lau mát
cho trẻ là lau mát được đề nghị khi sốt cao nhưng không bắt buộc. Theo quan điểm
mới trong điều trị sốt là giúp trẻ thoải mái hơn nhưng khi lau mát làm trẻ khó chịu,
khóc, rùng mình mà những yếu tố này làm cho nhiệt độ của trẻ tăng cao hơn vì trẻ
phải vận cơ.Tuy nhiên, hiệu quả hạ sốt đã được chứng minh nên lau mát được tiến
hành khi nhiệt độ của trẻ trên 400C kèm theo dọa co giật, kích động hoặc sốt cao
kèm co giật. Hiệu quả hạ sốt sẽ tốt hơn nếu kết hợp với dùng thuốc hạ sốt [53]. Hạ
sốt bằng phương pháp lau mát chỉ nên thực hiện khi lợi ích mà lau mát đem lại
nhiều hơn sự thoải mái
Lau mát cũng cần nguyên tắc và kỹ thuật riêng. Thời gian lau mát có hiệu quả
là 15 – 30 phút, khi nhiệt độ trẻ ≤ 38,5oC thì ngưng lau mát,lau khơ, mặt đồ vải


19

mỏng nhẹ cho trẻ. Khi tiến hành lau mát chọn những vùng có mạch máu lớn như
nách, bẹn sẽ tăng hiệu quả hạ sốt và nước được dùng để lau mát cho trẻ là nước ấm.
Lau mát sử dụng nước ấm thấp hơn nhiệt độ trẻ sốt 2oC, được thực hiện với năm cái
khăn: hai cái lau ở nách, hai cái lau ở bẹn, một cái tồn thân khơng lau vùng ngực,

lưng, trán và thay khăn theo vòng tròn. Thực hiện đúng nguyên tắc và kỹ thuật giúp
tăng hiệu quả hạ sốt [2].
+ Điều trị dùng thuốc
Dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 39oC vì trong giai đoạn này sốt làm trẻ
khó chịu hoặc có thể sử dụng sớm hơn khi thân nhiệt trên 38 oC trong các trường
hợp bệnh lý tim mạch, viêm phổi để giảm nhu cầu oxy do tăng nhịp tim khi sốt,
giảm nguy cơ suuy tim, trẻ có sốt cao co giật. Có hai loại thuốc được dùng để hạ sốt
cho trẻ là paracetamol và ibuprofen. Mỗi loại thuốc có liều dùng và khoảng cách
giữa hai lần dùng là khác nhau, paracetamol liều dùng 10 – 15mg/kg mỗi 4-6
giờ/lần và ibuprofen liều dùng 5-10 mg/kg mỗi 6-8 giờ/lần. Mỗi loại thuốc gây ra
tác dụng phụ trên các cơ quan khác nhau của cơ thể, paracetamol là trên gan và
ibuprofen là trên thận và đường tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc hạ sốt ngồi theo dõi
nhiệt cơ thể cịn phải theo dõi tác dụng khơng mong muốn mà thuốc gây ra
[1],[27],[13]
Có hai cách cho trẻ dùng thuốc hạ sốt là bằng đường uống và đặt hậu môn. Khi
sử dụng đường uống, đa phần thuốc được hấp thu ở ruột nhưng khả năng hấp thu
này bị ảnh hưởng bởi thức ăn, pH đường tiêu hóa, khả năng tan trong lipid của
thuốc. Thuốc đặt hậu môn được sử dụng khi trẻ khơng thể uống như khóc, nơn, hơn
mê hoặc trong trường hợp thuốc chịu ảnh hưởng bởi men tiêu hóa. Mặc dù thuốc
đặt hậu mơn giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn nhưng lượng nhiệt giảm đi là giống nhau
giữa uống thuốc và đặt hậu môn. Như vậy, lựa chọn đúng đường đưa thuốc vào cơ
thể giúp đạt hiệu quả hơn trong điều trị[3],[27].


×