Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm mô học, x QUANG và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ BỆNH NHÂN mất RĂNG SAU hàm TRÊN BẰNG PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT SAU NÂNG XOANG, GHÉP XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN HỒNG GIANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MƠ HỌC, X QUANG
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN MẤT RĂNG SAU HÀM TRÊN
BẰNG PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT
SAU NÂNG XOANG, GHÉP XƯƠNG


ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU SINH

CẦN THƠ, Năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN HOÀNG GIANG

BỘ Y TẾ


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC, X QUANG
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN MẤT RĂNG SAU HÀM TRÊN
BẰNG PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT
SAU NÂNG XOANG, GHÉP XƯƠNG



NGÀNH

: RĂNG HÀM MẶT

MÃ SỐ

: 9720501

ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU SINH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. BS. VÕ VĂN NHÂN
2. TS. BS. LÊ NGUYÊN LÂM

CẦN THƠ, Năm 2021


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMP

Bone Morphogenetic Protein

CT

Computed Tomography

ĐM

Động mạch

HA

Hydroxy apatide

FDB

Freeze Dried Bone

ISQ

Implant Stability Quotient

MPM

Mineralized plasmatic matrix

PRF


Platelet rich fibrin

PRP

Platelet rich plasma

RFA

Resonance Frequency Analysis

TCP

Tricalcium phosphate

TGF β

Transforming Growth Factor Beta

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang



8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống
ngày càng được nâng cao, người ta càng quan tâm hơn đến sức khỏe toàn thân
nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.
Mất răng vĩnh viễn nhất là răng sau gây ảnh hưởng xấu đến chức năng ăn
nhai, phát âm lẫn thẫm mỹ của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây mất
răng như sâu răng, bệnh viêm nha chu hay chấn thương răng là những nguyên
nhân phổ biến trong đời sống hằng ngày và có thể gặp ở mọi lứa tuổi [17].
Việc phục hồi răng mất là rất quan trọng nhằm cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người. Do đó, phục hình răng ln là nhu cầu lớn
của xã hội.
Có nhiều phương pháp phục hồi răng đã mất, trong đó, phục hình trên
implant là phương pháp mới, có hiệu quả cao mà thơng qua đó răng mất được
thay thế bằng cách cấy chân răng nhân tạo gọi là implant nha khoa vào xương
hàm tại nơi mất răng với phục hình sứ bên trên, phương pháp này giúp phục
hồi răng đã mất gần như sinh lý nhất so với răng tự nhiên. Tuy phục hình trên
implant có nhiều ưu điểm nhưng cũng địi hỏi một số điều kiện về tồn thân
và tại chỗ nhất định, đặc biệt là cần phải đủ khối lượng xương tại chỗ để tạo
sự vững ổn nhằm lưu giữ trụ implant [6].
Thông thường, sự tiêu xương sau khi mất răng làm cho thể tích xương cịn
lại có thể không đủ để nâng đỡ implant. Đặc biệt trong trường hợp mất răng
sau hàm trên, thể tích xương cịn bị giới hạn bởi xoang hàm ngày càng mở
rộng theo tuổi dẫn đến thất bại hoặc làm giảm tiên lượng về lâu dài của kết
quả điều trị [8], [30]. Để giải quyết vấn đề này, nâng xoang, ghép xương là
phương pháp hữu hiệu nhằm gia tăng thể tích xương tại vị trí cần cấy ghép



9

implant. Việc đánh giá kết quả điều trị ghép vật liệu trên cơ thể người là bắt
buộc nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc chỉ định cấy ghép, các kết quả
vi thể về mặt mô học luôn là cơ sở đáng tin cậy để đánh giá sự đáp ứng về
mặt sinh học của phương pháp cấy ghép. Trên thế giới, các nghiên cứu lâm
sàng và mô học đánh giá lành thương xương sau cấy ghép khá phong phú
[19], [21], [26, [48]. Tại Việt Nam gần đây, đã có một số đề tài nghiên cứu mô
học và lâm sàng về vấn đề cấy implant có ghép xương [7], [11], tuy nhiên
chưa có nghiên cứu mơ học kết hợp với lâm sàng nào về cấy ghép implant sau
nâng xoang, ghép xương. Do đó, chúng tơi thực hiện luận án “Nghiên cứu
đặc điểm mô học, X quang và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân mất
răng sau hàm trên bằng phục hình trên implant sau nâng xoang, ghép
xương” với ba mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm mô học, X quang sau nâng xoang, ghép xương.
2. Đánh giá kết quả cấy implant sau nâng xoang, ghép xương.
3. Đánh giá kết quả phục hình trên implant sau nâng xoang, ghép xương.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu xương hàm trên và tình trạng mất răng
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu xương hàm trên
Xương hàm trên là một xương đôi tạo nên phần chính của tầng giữa
mặt, tiếp khớp với các xương khác để tạo thành ổ mắt, ổ mũi và khoang
miệng. Cấu tạo xương hàm trên gồm thân xương và bốn mỏm là mỏm trán,
mỏm khẩu cái, mỏm huyệt răng và mỏm gò má [3], [23].

1.1.1.1. Thân xương hàm trên
- Mặt ổ mắt: có hình tam giác, nhẵn, tạo thành phần lớn nền ổ mắt. Phía
sau mặt ổ mắt có rãnh dưới ổ mắt liên tiếp với ống dưới ổ mắt và có dây thần
kinh dưới ổ mắt đi qua.
- Mặt trước: ngăn cách với mặt ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt. Dưới bờ dưới
ổ mắt có lỗ dưới ổ mắt là nơi dây thần kinh dưới ổ mắt thoát ra. Ở phía trên vị
trí chân răng nanh có hố nanh là điểm giải phẫu cần lưu ý khi cấy implant ở
vùng này vì có dây thần kinh ổ răng trên trước đi qua. Phía trong của mặt
trước có khuyết mũi và dưới khuyết mũi là gai mũi trước.
- Mặt thái dương: phía sau mặt thái dương có lồi củ hàm trên với 4 – 5
lỗ để dây thần kinh huyệt răng sau đi qua.
- Mặt mũi: có rãnh lệ đi từ ổ mắt xuống, phía trước rãnh lệ có mào
xoăn, phía sau có lỗ xoang hàm trên [5], [20].
1.1.1.2. Các mỏm xương hàm trên
- Mỏm ổ răng: có những ổ răng xếp thành hình cung gọi là cung răng.
Đáy ổ răng cửa liên quan đến hố mũi, đáy ổ răng hàm liên quan đến xoang
hàm trên. Khi mất răng, thể tích xương bị giảm do tiêu xương ảnh hưởng đến
việc chọn lựa vị trí cấy ghép, hướng trục implant. Vì vậy cần sử dụng giải


11

pháp ghép xương, chọn lựa kiểu phục hình và khớp cắn phù hợp cho phục
hình sau cùng.
- Mỏm khẩu cái: mỏm khẩu cái của xương hàm trên ở phía dưới mặt
mũi, liên tiếp với mỏm khẩu cái bên đối diện tạo thành vịm miệng. Phía trước
mỏm khẩu cái có lỗ răng cửa để động mạch khẩu cái trước và thần kinh bướm
khẩu cái đi qua. Bó mạch thần kinh đi qua lỗ răng cửa khơng quan trọng,
trong q trình thực hiện cấy ghép implant ở vùng phía trước hàm trên có thể
cắt bỏ bó mạch này.

- Mỏm trán: chạy lên trên để khớp với xương trán.
- Mỏm gò má: tương ứng với đỉnh của thân xương, hình tháp, phía trên
có một diện gồ ghề để khớp với xương gò má [3], [23].
Mỏm trán
Lỗ dưới ổ mắt
Huyệt ổ răng

Lỗ răng cửa

Mỏm gò má
Gai mũi trước

Mỏm huyệt răng

Lỗ khẩu cái Khớp khẩu cái giữa

Hình 1.1. Giải phẫu xương hàm trên
(Nguồn: Anatomy - A Regional Atlas of the Human Body, 2011 [20])
1.1.1.3. Giải phẫu xoang hàm trên
Về mặt phôi thai học: xoang hàm trên bắt đầu phát triển từ tháng thứ
hai đến tháng thứ ba của thai kỳ với niêm mạc vách mũi bên lộn ngược ra
ngồi. Khi mới sinh, kích thước của nó khoảng 0,1 cm đến 0,2 cm và duy trì
cho đến khi mọc răng vĩnh viễn, nó phát triển hồn chỉnh vào giai đoạn


12

trưởng thành mặc dù thể tích của nó có thể tăng lên sau khi mất răng hàm sau
hàm trên [5], [13].
Xoang hàm trên là xoang lớn nhất trong các xoang cận mũi bao gồm:

xoang bướm, xoang trán và xoang sàng. Nó chiếm một phần lớn xương hàm
trên. Đây là một khoang khí có hình tháp. Xoang hàm liên hệ với hai hố mũi
hai bên bằng một lỗ tự nhiên.
Thành ngoài và thành trong là hai vách xương liên quan mật thiết với
quá trình phẫu thuật nâng xoang hàm trên.
Sàn xoang bao gồm huyệt ổ răng của xương hàm và một phần khẩu cái
cứng. Thơng thường, nó nằm ở dưới đáy hốc mũi 0,1 cm. Sàn xoang hàm là
thành cứng nhất trong các thành xoang ở người trưởng thành khi đã mọc răng
đầy đủ [3], [5].
Xoang trán

Lỗ thông xoang hàm

Ổ mắt
Hố chân bướm
Xoang hàm trên
Răng hàm trên

Hình 1.2. Hình thể xoang hàm
(Nguồn: Atlas giải phẫu người, 2012 [14])
Khi lớn tuổi, sàn xoang bị tái hấp thu và các vết nứt xung quanh chân
răng có khuynh hướng được hình thành làm cho chóp chân răng này nhơ vào
xoang và chỉ được bao bọc bởi một lớp màng nhầy (màng Schneiderian) và
một lớp vỏ xương mỏng nhưng đôi khi cũng bị mất đi. Vỏ xương mỏng quanh


13

các chân răng có thể tồn tại vài tháng sau nhổ răng hoặc có thể bị tiêu mất, do
đó phải cẩn thận khi tách màng xoang vì có thể bị xé rách [2], [3].

* Màng xoang
Các vách bên trong của xoang được phủ bởi màng Schneiderian, một
lớp biểu mô trụ giả tầng có lơng chuyển hình thành bởi các tế bào đáy, tế bào
trụ và các tế bào hình đài gắn chặt với màng. Biểu mô này được nối từ biểu
mô hô hấp. Thông thường độ dày của màng Schneiderian thay đổi từ 0,13 mm
đến 0,5 mm [3], [41].
* Kích thước
Ở người lớn, thể tích trung bình của xoang hàm là 12 – 15 cm 3 (có sự
dao động lớn là từ 3,5 – 35,2 cm3), độ cao từ 36 – 45 mm, dài từ 38 – 45 mm,
rộng từ 25 – 35 mm.
* Vách ngăn
Các xoang hàm thường không đối xứng nhau. Bên trong xoang người
ta thấy vách ngăn xương xuất phát từ đáy xoang lên đến một độ cao nào đó
trên vách bên. Vách ngăn thường được thấy ở vị trí răng cối lớn thứ nhất hoặc
vùng răng cối nhỏ. Chúng được hình thành từ vỏ xương theo chiều từ dưới lên
trên và chia phần sau của xoang thành nhiều ngăn được gọi là các hốc phía
sau. Đơi khi vách này có thể đi lên tới thành trên của xoang tạo ra hai xoang
mới có kích thước nhỏ hơn. Sự hiện diện của các vách ngăn xương này sẽ gây
những phức tạp trong việc phẫu thuật nâng xoang hàm [13], [23].
* Sự phân bố mạch máu
Sự phân bố mạch máu của xoang hàm rất dồi dào nhằm đảm bảo sự
cung cấp máu tốt. Có 3 động mạch chính cung cấp máu vào trong xoang hàm,
tất cả đều là nhánh của động mạch hàm trên:
Động mạch trong ổ mắt cung cấp máu cho xương hàm trên và các
huyệt răng hàm trên. Động mạch mũi bên sau cung cấp máu cho thành trong


14

và toàn bộ màng xoang. Động mạch ổ răng sau cung cấp toàn bộ màng xoang.

Động mạch ổ răng sau trên thường thông với động mạch dưới ổ mắt nằm
trong xương bắt đầu từ thành ngoài xoang hàm, cách sàn xoang hàm trung
bình là 19 mm [3], [5].
CT Cone Beam là phương tiện cận lâm sàng giúp ta có thể thấy được
đường đi của mạch máu bên trong xương [23].
ĐM trong ổ mắt
ĐM răng trên giữa
ĐM răng trên trước
ĐM răng trên sau
Nhánh trong xương
ĐM răng trên sau
Hình 1.3. Phân nhánh của động mạch hàm trên
(Nguồn: The Sinus Bone Graft, 2006 [30])
1.1.2. Tình trạng mất răng
1.1.2.1 Nguyên nhân mất răng
− Biến chứng của bệnh lý tủy do sâu răng.
− Biến chứng của bệnh viêm quanh răng.
− Chấn thương.
− Các bệnh lý của xương hàm.
− Thiếu răng bẩm sinh.
1.1.2.2 Hậu quả mất răng
Răng và mô quanh răng lập thành 1 đơn vị chức năng. Do đó, lực sinh ra
như lực nhai, được truyền từ thân răng qua chân răng và mô bám dính tới cấu
trúc mơ cứng nâng đỡ trong xương ổ răng, nơi lực bị phân tán. Sự mất răng và


15

mất chức năng sẽ dẫn tới một loạt sự thay đổi thích nghi của phần sống hàm
mất răng. Điều này được chứng minh bằng cách theo dõi việc nhổ răng hàng

loạt và theo sau đó là phục hình tháo lắp thì kích thước của sống hàm sẽ giảm
đi rõ rệt, không chỉ chiều ngang mà cả chiều dọc. Hơn nữa, cung hàm cũng sẽ
ngắn lại.Theo dõi phục hình tháo lắp một răng thì thấy sống hàm cũng bị thu
nhỏ rõ rệt (Hình 1.4).

Hình 1.4. Xương hàm bị tiêu lõm sau mất răng
(Nguồn: Clinical periodontology and implant dentistry, 2008 [28])
Việc mất răng hàm trên và tuổi tác tăng dần là nguyên nhân làm giảm
đáng kể sự phân bố mạch máu của xương. Việc giảm số lượng mạch máu dẫn
đến việc giảm kích thước mạch máu, gia tăng các khuyết tật vi mạch, tăng quá
trình tiêu xương. Sự thu hẹp mạch máu ở người lớn tuổi làm giảm lượng máu
cung cấp cho tủy xương, ngăn cản hoạt động tạo cốt bào và làm chậm q
trình khống hóa dẫn đến tiêu xương ổ răng hàm trên, đây là một hiện tượng
phổ biến ở người lớn tuổi [13], [20].
Ngồi ra, xoang hàm có khuynh hướng tăng kích thước sau mất răng do
tiêu xương liên tục của các vách theo các hướng phía trước-sau và ngồitrong. Sự mở rộng xoang hàm có thể thay đổi tùy theo từng người và thậm chí
thay đổi giữa 2 xoang trên cùng một người [3], [5]. Điều này đặt ra vấn đề
rằng cần phải nâng cao xoang hàm trên nhằm gia tăng kích thước sống hàm ở
bệnh nhân mất răng sau hàm trên để có thể chỉ định cấy ghép implant.


16

1.2. Các cận lâm sàng trong điều trị ghép xương và cấy implant
1.2.1. Chẩn đốn hình ảnh
Phim quanh chóp và phim toàn cảnh: là cận lâm sàng thường dùng
trong khi cấy ghép implant, nó cho chúng ta biết tình trạng của các răng cịn
lại, vị trí của ống thần kinh răng dưới và xoang hàm trên, chiều cao của xương
và độ dày niêm mạc vùng mất răng, các tình trạng bệnh lý của xương… Phim
quanh chóp và phim tồn cảnh có nhược điểm là chỉ cho chúng ta các thơng

tin trong khơng gian 2 chiều và có độ phóng đại khó xác định được so với
thực tế.
CT Cone Beam cho phép xác định chính xác hình dạng và kích thước
của các yếu tố giải phẫu liên quan, có thể tái tạo hình ảnh xương hàm theo
khơng gian 3 chiều và cho phép lập kế hoạch điều trị trên phần mềm chuyên
dụng. Dựa vào CT Cone beam chúng ta đánh giá được kích thước và mật độ
xương có ảnh hưởng rất quan trọng lên trên việc lựa chọn kế hoạch điều trị,
thiết kế của implant, cách thức phẫu thuật, thời gian lành thương và thiết kế
khả năng chịu tải của phục hình sau này [18], [30].
1.2.2. Đánh giá độ ổn định implant bằng phương pháp tần số cộng
hưởng (RFA)
Phương pháp phân tích tần số cộng hưởng (RFA: Resonance Frequency
Analysis): kỹ thuật không xâm lấn giúp xác định độ ổn định sơ khởi và ổn
định thứ cấp của implant. Giá trị tần số cộng hưởng phản ánh tình trạng
xương quanh implant sau khi đặt implant ở các thời điểm khác nhau. Phương
pháp này giúp chẩn đốn sớm tình trạng implant trong xương và có thể tham
chiếu để tiên lượng thời gian lành thương. Phân tích tần số cộng hưởng (RFA)
sử dụng nguyên tắc âm thoa và đơn vị đo lường là ISQ (thay đổi từ 0 đến
100). Chỉ số ổn định của implant (ISQ) là một đơn vị để đo lường độ vững ổn


17

của implant. Dãy chỉ số lâm sàng bình thường của ISQ là 55 - 80. Giá trị ISQ
càng lớn thì implant càng vững ổn [18].
1.2.3. Phương pháp thử nghiệm mô-men xoắn ngược (lực torque)
Thử nghiệm mô-men xoắn ngược được đề xuất bởi Roberts vào năm 1984
và được phát triển bởi Johansson và Albrektsson vào năm 1987 [32], nó thể
hiện một chỉ số lâm sàng về sự tích hợp xương của implant nha khoa. Mức
mô-men xoắn yêu cầu thường được biểu thị bằng đơn vị Newton xen-ti-mét

(Ncm).
Đánh giá lâm sàng được thực hiện bằng cách ghi nhận chuyển động của
implant nha khoa sau khi đặt lên implant một lực ngược chiều kim đồng hồ
(lực torque) bằng dụng cụ vặn implant có chỉ số lực mơ-men xoắn ngược.

Hình 1.5. Cây vặn implant có bộ phận chỉ thị lực torque
(Nguồn: International Journal of Implant Dentistry, 2016 [46])
Lực torque càng lớn thì mức độ tích hợp xương càng lớn, đây là chỉ số
lâm sàng thường dùng để đánh giá độ ổn định của implant và chỉ định cho
việc tải lực của phục hình trên implant.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị về lực torque tối thiểu để chỉ
định tải lực trên implant, nghiên cứu trên khỉ của Carr’s vào năm 1995 [11],
thông qua việc đo lực torque cần thiết để tháo implant trên xương hàm của khỉ


18

đã đưa ra khuyến nghị lực torque tối thiểu để tải lực trên người là 35 Ncm.
Nghiên cứu của Ottoni (2005) khuyến nghị rằng lực torque trên 32 Ncm [44]
nghĩa là implant có độ ổn định ban đầu tốt và cho phép tải lực tức thì. Gần
đây, nghiên cứu của Sabrina G. Simeone năm 2016 trên 40 implant được cấy
ghép trên 17 bệnh nhân đã kết luận rằng có thể thực hiện phục hình trên
implant với lực torque trên 30 Ncm mà không gây ra bất kỳ thay đổi nào về
mặt X quang sau thời gian theo dõi [46].
1.2.4. Phương pháp mô học
Xét nghiệm mô học là phương pháp giúp đánh giá chính xác nhất về tích
hợp xương nhưng phương pháp này không sử dụng được trên người mà
thường chỉ dùng trong nghiên cứu thực nghiệm do phải lấy mô quanh implant
sau khi tích hợp làm tiêu bản khảo sát mô học [36].
Xét nghiệm mô học thường được sử dụng đánh giá sự lành thương xương

sau ghép trên người tại một thời điểm. Sau khi trãi qua quá trình lành thương,
mẫu mô xương sẽ được lấy thông qua phẫu thuật để làm tiêu bản xét nghiệm
mô học trong nhiều nghiên cứu [11], [21], [25], [48].
Sự lành thương sau ghép xương được đánh giá qua hình ảnh mơ học là cơ
sở khoa học đáng tin cậy. Các tiêu chí thường được sử dụng là sự hiện diện
của mô xương tân tạo, các tế bào xương và mạch máu tân sinh [11], [21]. Việc
xác định sự hiện diện của mô tế bào dựa vào đặc điểm của chúng khi quan sát
qua kính hiển vi (Hình 1.5).
Tạo cốt bào: có hình đa diện, hình vng, hình bầu dục, hình tháp, dài 2030µm, bào tương ái kiềm do chứa nhiều lưới nội bào hạt, nhân tạo cốt bào
lớn, hình bầu dục hay hình cầu.
Cốt bào: thân hình bầu dục (20-30µm), nhân hình trứng, có nhánh bào
tương mảnh kéo dài, nằm trong một hốc nhỏ của chất gian bào gọi là ổ xương,
còn các nhánh bào tương nằm trong các khe nhỏ gọi là vi quản xương. Vi


19

quản xương chứa một chất lỏng giàu glycoprotein, tạo thuận lợi cho sự vận
chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào xương, chúng có thể nối với nhau, làm
các nhánh bào tương giữa hai cốt bào có thể tiếp xúc với nhau. Bào quan kém
phát triển, khơng có trung thể.
Hủy cốt bào: là tế bào lớn chứa nhiều nhân (từ ba đến vài chục nhân),
kích thước lớn (đường kính 20-100µm), nhân thường hình cầu, bào tương ưa
bazo, đơi khi ưa acid. Trong bào tương có nhiều ti thể, bào quan kém phát
triển.
Ngồi ra, xét nghiệm mơ học cịn giúp đánh giá đáp ứng sinh học của vật
liệu ghép xương thông qua việc quan sát sự tiêu biến, kích thước cũng như số
lượng của mảnh ghép.

Hình 1.6. Khảo sát mơ học dưới kính hiển vi

(Nguồn: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2018 [11])
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp mô học để
đánh giá sự lành thương sau ghép xương với đa số sử dụng sự hiện diện các
loại mô (mô xương tân tạo, mơ xương ghép cịn sót, mơ vật liệu ghép cịn sót,
mơ liên kết, mạch máu), % diện tích các loại mô và sự hiện diện của tế bào
xương (Tạo cốt bào, cốt bào, hủy cốt bào) làm biến số đánh giá kết quả lành
thương sau ghép xương (Bảng 1.1).


20

Bảng 1.1. Các nghiên cứu mô học đánh giá lành thương sau ghép xương [7],
[11], [19], [21], [22], [25], [26], [48] (+: có, -: khơng)
Thời
Tác giả

Đối

Cỡ

tượng

mẫu

điểm lấy
mơ sau
ghép

Hiện
diện


diện

diện tế

lượng



tích

bào

tế bào



xương

xương

+

+

-

-

+


+

-

-

+

+

+

-

+

+

+

+

xương
Ihsan

Caglar

Cinar (2020)
Ghanem Marwa

A. (2018)
Phạm Thành Nam
(2018)
Võ Chí

Hùng

(2017)

Daniel

Deluiz

(2016)
Tosta

Mauro

(2011)
Joseph
Choukroun
(2006)
Mitsuyoshi Iino

6 tháng

Biến số được sử dụng
%
Hiện
Số


Người

20

Thỏ

10

Người

5

Thỏ

20

Người

4

4 tháng

+

-

+

-


Người

30

9 tháng

+

+

-

-

Người

9

+

+

-

-

Người

5


+

-

+

-

2 và 8
tuần
4-6
tháng
1,2,3 và
4 tháng

4 và 8
tháng
5-10
tháng

(2000)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mô xương được lấy sau nâng xoang
ghép xương 6 tháng để khảo sát tỷ lệ phần trăm diện tích các loại mơ và sự
hiện diện của loại tế bào xương.
1.3. Phương pháp điều trị mất răng sau hàm trên
Hiện nay có nhiều phương pháp phục hồi cho trường hợp mất răng sau
hàm trên, có thể phân thành 2 nhóm lớn:



21

− Phục hồi răng mất bằng phục hình tháo lắp:
+ Phục hình tháo lắp nền nhựa.
+ Phục hình tháo lắp khung bộ.
 Ưu điểm:
+ Khơng xâm lấn.
+ Chi phí thấp.
 Nhược điểm:
+ Không ổn định.
+ Độ bền thấp.
+ Thẫm mỹ tương đối thấp.
+ Lực nhai kém.
+ Tăng nguy cơ sâu răng và hơi miệng.
+ Cần sự thích nghi lâu dài mà đôi khi bệnh nhân không chấp nhận
được.
− Phục hồi răng mất bằng phục hình cố định:
+ Phục hình bằng cầu răng.
+ Phục hình trên Implant.
 Ưu điểm:
+ Cứng chắc, ổn định trong miệng.
+ Thẫm mỹ cao.
+ Lực nhai tốt.
+ Thời gian thích nghi ngắn.
 Nhược điểm:
+ Xâm lấn.
+ Chi phí cao.
+ Cần đáp ứng một số điều kiện về tồn thân và tại chỗ nhất là
trường hợp phục hình trên Implant.



22

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp phục hình trên
Implant cho trường hợp mất răng sau hàm trên với xoang hàm mở rộng và
tiêu xương, do đó cần kết hợp với phẫu thuật nâng xoang, ghép xương trước
khi cấy ghép Implant giúp tăng thể tích vùng xương nhận ghép nhằm tạo sự
lưu giữ và vững ổn cho Implant.
1.3.1. Implant nha khoa
* Các loại Implant
− Implant dưới màng xương
− Implant xuyên xương
− Implant trong xương
* Cấu tạo của Implant nha khoa và răng giả trên Implant
Implant nha khoa được chia làm 3 phần :
− Thân implant (Fixture)
Thân Implant là phần được cấy vào trong xương thay thế chân răng đã
mất. Thân implant có nhiều hình dạng khác nhau thường là hình trụ hoặc hình
chóp. Có thể có ren hoặc khơng có ren.
− Cùi giả (Abutment)
Cùi giả là phần nối dài của implant, nơi chụp răng giả sẽ được gắn liền.
Cùi giả có thể được đúc liền với implant hoặc với thân implant bằng vít. Nếu
làm răng giả loại bằng vớt trờn implant thỡ cựi răng giả sẽ nằm trong chụp
răng hoặc liền khối với chụp răng.
− Mão răng giả hay chụp răng giả
Mão răng giả là phần thay thế thân răng đã mất. Mão răng giả có thể được
gắn với cùi giả bằng ciment hay bằng vít vào implant.


23


Mão răng
Cùi giả
Thân implant

Hình 1.7. Implant nha khoa thơng thường
(Nguồn: Đại học Y Hà Nội, 2010 [17])
1.3.2. Phẫu thuật nâng xoang, ghép xương
1.3.2.1. Kỹ thuật nâng xoang từ thành ngoài (nâng xoang hở): kỹ thuật
Tatum
Đường vào từ thành ngoài và nhìn trực tiếp vào sàn xoang, gồm có 3
bước [6], [30]:
Bước 1: Rạch tạo vạt
− Đường rạch trên sống hàm
− Vì tiêu xương sống hàm xảy ra hướng về
đường giữa nên cẩn thận động mạch khẩu
cái lớn tiến đến gần đỉnh sống hàm trong
trường hợp tiêu xương hàm trên trầm
trọng.
− Đường rạch dọc giảm căng.
− Lật vạt toàn bộ → bộc lộ toàn bộ hàm bên
của xương hàm trên và một phần xương gò
má: vạt đủ rộng, lật vạt quá mức không cẩn


24

thận sẽ làm tổn thương thần kinh dưới ổ
mắt.
− Tất cả các mô sợi nên được lấy đi ngăn

ngừa nhiễm vào xương ghép sau này.
Bước 2: Mở cửa sổ xương
− Phác họa cửa sổ dựa trên CT scan.
− Kích thước 8 – 10 mm x 15 mm.
− Mở rộng → giảm căng màng xoang → dễ
ghép xương.
− Không mở rộng q mức vì thành xương
phía ngồi giúp xương tăng trưởng vào
trong vật liệu ghép.
− Bờ dưới thường ở trên sàn xoang 2 – 5
mm.
− Nếu ngang hoặc thấp hơn so với sàn xoang
thì mở cửa sổ vào xoang rất khó vì dễ rách
màng xoang.
− Nếu quá cao (> 5 mm) so với màng xoang
thì nhìn khơng rõ phần màng xoang cần
nâng.
− Sử dụng mũi khoan Carbide tròn số 6,
khoan xương và phác họa cửa sổ → mũi
kim cương tròn số 4 làm nhẵn → mũi kim
cương tròn số 6 để tạo hồn tồn cửa sổ vì
mũi carbide dễ làm rách màng xoang.


25

− Biến chứng hay gặp của kỹ thuật này là
thủng màng xoang khi nâng lên hay khi mở
xương. Torella đề nghị dùng dụng cụ siêu
âm mở cửa sổ xoang.

− Ưu điểm của dụng cụ siêu âm:
+ Giảm nguy cơ thủng màng xoang.
+ Quan sát rõ và vệ sinh vùng phẫu thuật trong khi mở xoang nhờ bơm
rửa dưới tác động của siêu âm.
+ Mở xương hạn chế nên bảo tồn xương hơn.
Bước 3: Nâng xoang
− Dùng dụng cụ đầu bằng (hoặc cán gương)
và búa gõ nhẹ làm gãy nhẹ thành bên của
xoang trong khi vẫn dính vào màng xoang.
− Đặt dụng cụ đầu bằng vào giữa cửa sổ
xương.
− Nếu gõ nhẹ không làm gãy kiểu cành tươi,
dùng dụng cụ gõ dọc theo chu vi lần nữa.
− Dùng cây nạo ngà ngắn đưa vào dọc theo
bờ cửa sổ.
− Phần bờ sắc đặt vào giữa màng xoang và
thành trong xoang hàm, phần lưng đặt
ngược hướng cửa sổ.
− Cây nạo trượt dọc theo bờ xương xung
quanh cửa sổ → bóc tách màng xoang
xung quanh cửa sổ mà không làm rách do
bờ xương bén nhọn.


×