Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

NGHIÊN cứu TƯƠNG QUAN GIỮA đặc điểm TRÊN SIÊU âm DOPPLER và TRIỆU CHỨNG lâm SÀNG ở BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH CHI dưới mạn TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒNG THỦY HẰNG

NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM TRÊN SIÊU ÂM
DOPPLER VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY
TĨNH MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH

ĐỀ CƯƠNG CAO HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒNG THỦY HẰNG

NGÀNH: CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH
MÃ SỐ: 8720111

ĐỀ CƯƠNG CAO HỌC

NGƯỜI DỰ KIẾN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1 PGS.TS.BS TRẦN MINH HOÀNG
2 THS.BS. HỒ QUỐC CƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................i
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................ii
DANH MỤC BIỂU.....................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................4
1.1. Bệnh học suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính:........................................4
1.1.1. Định nghĩa....................................................................................4
1.1.2. Giải phẫu hệ tĩnh mạch chi dưới..................................................5
1.1.3. Sinh lý bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính...........................11
1.1.4. Bệnh cảnh lâm sàng...................................................................13
1.1.5. Cận lâm sàng..............................................................................13
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán.................................................................14
1.2. Đặc điểm hình ảnh trên siêu âm Doppler suy tĩnh mạch chi dưới mạn
tính...........................................................................................................15
1.2.1. Chỉ định siêu âm........................................................................15
1.2.2. Quy trình siêu âm.......................................................................15
1.2.3. Đặc điểm hình ảnh trên siêu âm.................................................16
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.......................................17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước...............................................17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.............................................18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................20

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu.................................................................20


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.....................................................................20
2.1.3. Phương pháp chọn......................................................................20
Chọn mẫu thuận tiện, lấy số mẫu tối đa trong quá trình thực hiện
nghiên cứu............................................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................20
2.2.2. Thời gian và địa điểm.................................................................20
2.2.3. Cỡ mẫu.......................................................................................20
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu.............................................................21
2.2.5. Cách thức tiến hành....................................................................22
2.2.6. Các biến số nghiên cứu..............................................................23
DỰ KIẾN KẾT QUẢ..................................................................................28
2.3. Xác định tần số các triệu chứng lâm sàng.........................................28
2.4. Chỉ số trên siêu âm Doppler trên bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới
mạn tính....................................................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.................................................33
3.1. Nhân lực:...........................................................................................33
3.2. Phương tiện thực hiện:......................................................................33
3.3. Kinh phí:...........................................................................................34
3.4. Thời gian biểu các hoạt động:...........................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................36
..........................................................................................................................


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt

BMI

Body Mass Index

Chi số khối cơ thể

CEAP

C:Clinical

Phân loại theo lâm

E:Etiological

sàng, bệnh nguyên,

A:Anatomical

giải phẫu, bệnh học

P:Pathological
SPSS

VCP


classification
Statistical Package for Phần mềm thống kê
the Social Sciences

dùng cho nghiên cứu

Vein consult program

khoa học
Chương trình tham
vấn bệnh



tĩnh

CVD

Chronic

mạch
venous Rối loạn tĩnh mạch

CVI

disorders
Chronic

mạn tính

venous Suy tĩnh mạch mạn

insufficiency
TỪ VIẾT TẮT
Từ
Động mạch
Tĩnh mạch

Viết tắt
ĐM
TM

tính


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1 Về yếu tố nguy cơ.........................................................................28
Bảng 0.2 Về triệu chứng thực thể................................................................29
Bảng 0.3 Về triệu chứng cơ năng.................................................................29
Bảng 0.4 Bảng tần số xuất hiện dòng phụt ngược theo yếu tố nguy cơ.......29
Bảng 0.5 Bảng tần số xuất hiện dòng phụt ngược theo triệu chứng thực thể
......................................................................................................................30
Bảng 0.6 Bảng tần số xuất hiện dòng chảy ngược theo triệu chứng cơ năng
......................................................................................................................30
Bảng 0.7 Bảng tần số xuất hiện dòng chảy ngược bệnh lý..........................31
Bảng 0.8 Bảng thời gian kéo dài dịng chảy ngược bệnh lý........................31
Bảng 0.9 Bảng đường kính tĩnh mạch..........................................................31



iii

DANH MỤC BIỂU


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Giải phẫu hệ tĩnh mạch chi dưới.....................................................5
Hình 1.2 Mạng lưới tĩnh mạch chi dưới.........................................................6
Hình 1.3 Giải phẫu hệ tĩnh mạch nơng (mặt trước).......................................7
Hình 1.4 Giải phẫu hệ tĩnh mạch nơng (mặt sau)..........................................8
Hình 1.5 Hệ thống tĩnh mạch sâu (trước, sau)...............................................9
Hình 1.6 Hệ thống tĩnh mạch xuyên............................................................10
Hình 1.7 Suy tĩnh mạch nguyên phát...........................................................11
Hình 2.8 máy siêu âm..................................................................................21
Hình 2.9 Bục thang tĩnh mạch......................................................................22
Hình 3.10 Máy siêu âm................................................................................33
Hình 3.11 Bục thang tĩnh mạch....................................................................34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tĩnh mạch mạn tính (CVD) được định nghĩa là bất kỳ rối
loạn nào về hình thái và chức năng của hệ tĩnh mạch, nó có thể biểu hiện
các dấu hiệu từ nhẹ như giãn các TM trong da, TM nông đến phù, biến đổi
da và loét tĩnh mạch (theo phân loại CEAP dựa trên lâm sàng CVD bao
gồm các bệnh nhân có biểu hiện từ C1 đến C6). Suy tĩnh mạch mạn tính

(CVI) bao gồm các bệnh nhân mắc CVD ở mức độ nặng với biểu hiện phù,
biến đổi da hay xuất hiện các vết loét tĩnh mạch (theo phân loại CEAP, CVI
bao gồm những bệnh nhân có triệu chứng từ C3 đến C6).[4]
Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính là căn bệnh vơ vùng phổ biến. Tại
Mỹ, theo thống kê có đến 35% người trưởng thành có suy tĩnh mạch chi
dưới mạn tính, trong đó 1.5% dân số có biểu hiện loét TM và con số này ở
nhóm từ 65 tuổi trở lên là 4%. Chi phí hằng năm tại Mỹ dành cho điều trị
CVI và loét tĩnh mạch được ước tĩnh lên tới 1 tỷ dơ la Mỹ.[12]
Theo như kết quả của chương trình tham vấn tĩnh mạch, một nghiên
cứu được tiến hành mang tính tồn cầu tại 23 quốc gia trong đó có Việt
Nam nhằm điều tra mức độ phổ biến của bệnh tĩnh mạch mạn tính, đã đưa
ra có đến 69.94% dân số mắc CVD con số này dành cho CVI là 32.3%.
Tính riêng tại châu Á hai chỉ số này lần lượt là 51.93% và 19.84% dân số.
Để có một văn bản hướng dẫn chuẩn hóa trong báo cáo, thơng tin về
rối loạn tĩnh mạch mạn tính dựa trên thơng tin chẩn đốn chính xác thơng
qua hướng dẫn có tính hệ thống trong thăm khám lâm sàng hàng ngày, là cơ
sở cho việc quyết định thái độ điều trị và cần được áp dụng rộng rãi trên
toàn thế giới. Năm 1994, một ủy ban quốc tế được đề cử bởi Diễn đàn tĩnh
mạch Mỹ, gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tĩnh mạch đã nhóm


2

họp để đi đến đồng thuận trong việc xây dựng nên Hệ thống xếp loại và
phân mức độ cho các rối loạn tĩnh mạch mạn tính dựa trên các biểu hiện
lâm sàng (Clinical manifestation), các yếu tố bệnh nguyên (Etiology
factors), các phân bố giải phẫu (Anatomy distribution) và các biến đổi sinh
lý bệnh (Pathophisilogic findings). Hệ thống có tên là CEAP lấy chữ cái
đầu tiên trong 4 cơ sở dữ liệu vừa nêu. Sau đó, vào năm 2004 CEAP được
bổ xung cho hoàn chỉnh hơn.

Hiện nay, siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới được coi là phương
tiện hàng đầu nhằm mang lại các thông tin để phân loại bệnh. Rõ ràng rằng
hiện có nhiều phương pháp để đánh giá hệ tĩnh mạch. Nhưng ở mức độ
thăm khám lâm sàng thông tin đem lại sẽ nghèo nàn và kém tin cậy về phân
bố giải phẫu và biến đổi sinh lý. Trong khi đó, chụp tĩnh mạch tuy là kỹ
thuật có tính chính xác cao cung cấp thơng tin về giải phẫu, biến đôi sinh lý
cũng như bệnh nguyên nhưng lại quá xâm nhập, tốn kém và không phải là
phương tiện sẵn có ở tất cả các cơ sở. Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới
với những ưu điểm như rẻ tiền, phổ biến, ít xâm lấn đem lại các thơng tin
mơ tả đầy đủ tình trạng bệnh lý suy tĩnh mạch về phương diện phân bố giải
phẫu, đặc điểm thương tổn cũng như các biến đổi huyết học. Những thông
tin này được dùng làm cơ sở cho việc xếp lại CEAP giúp các bác sĩ lâm
sàng quyết định thái độ diều trị cho bệnh nhân cũng như lựa chọn các
phương pháp can thiệp phù hợp. Do đó, siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới
được diễn đàn tĩnh mạch Mỹ (American venous forum) và hội phẫu thuật
mạch máu Châu Âu (European Society for Vascular Surgery) khuyến cáo là
phương tiện hàng đầu được dùng trong đánh giá CVI.[10]


3

Vì vai trị ngày càng quan trọng của siêu âm Doppler TM chi dưới
trong đánh giá bệnh lý tĩnh mạch nên hiện nay trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu về các đặc điểm hình ảnh của CVI trên siêu âm Doppler và mối
liên quan giữa các đặc điểm hình ảnh này với các triệu chứng lâm sàng ở
bệnh nhân CVI. Tại Việt Nam, các vấn đề xung quanh bệnh lý suy tĩnh
mạch chi dưới mạn tính vẫn chưa được quan tâm đúng mức và việc khảo sát
hệ tĩnh mạch trên siêu âm Doppler mạch máu chi dưới vẫn còn chưa hệ
thống, thống nhất giữa các cơ sở y tế. Bên cạnh đó số lượng báo cáo và
nghiên cứu về các đặc điểm hình ảnh của bệnh lý CVI trên siêu âm Doppler

mối liên quan của các đặc điểm này với các mức độ biểu hiện lâm sàng còn
rất hạn chế. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:”nghiên cứu tương
quan giữa đặc điểm trên siêu âm Doppler và triệu chứng lâm sàng ở bệnh
nhân suy tĩnh mạch chi dươi mạn tính”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1- Xác định tần số các triệu chứng lâm sàng và chỉ số trên siêu âm
Doppler ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính.
2- Xác định mối tương quan giữa các triệu chứng lâm sàng và chỉ số
trên siêu âm Doppler.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh học suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính:
1.1.1. Định nghĩa
Suy tĩnh mạch mạn tính ở chi dưới là tình trạng bệnh lý mà ở đó các
cơ chế làm giảm áp lực tĩnh mạch cũng như duy trì dịng chảy từ ngoại vi
về trung tâm khơng cịn được đảm bảo một cách bình thường, nhất là cơ
chế bơm đẩy máu qua vận động hệ chi dưới. Hậu quả là làm gia tăng áp lực
bên trong hệ tĩnh mạch chi dưới và gây ra các biểu hiện lâm sàng như phù,
thay đổi ở da và loét tĩnh mạch.[3]
Nhận được sự đồng thuận của các hiệp hội tĩnh mạch lớn trên thế
giới, diện đàn tĩnh mạch Mỹ (AVF) đã đưa ra định nghĩa cho thuật ngữ
CVI: nó là tình trạng nặng của bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính (CVD) ám
chỉ những rối loạn chức năng của hệ tĩnh mạch dẫn đến các triệu chứng
phù, biến đổi da và loét tĩnh mạch tương đương vơi phân độ C3 đến C6
trong hệ thống phân loại CEAP.[4]



5

1.1.2. Giải phẫu hệ tĩnh mạch chi dưới

Hình 1.1 Giải phẫu hệ tĩnh mạch chi dưới
Nguồn: “Atlas of endovascular venous surgery, 2019” [9]
Thành TM bao gồm 3 lớp: lớp áo ngoài được tạo bởi các nguyên bào
sợi, lớp áp giữa tạo nên bởi các sợi cơ trơn, lớp áo trong bao gồm một lớp tế
bào nội mạch dựa trên một màng đáy. (practice vascular ultrasound) Đặc
biệt lớp áo giữa ở tĩnh mạch mỏng hơn rất nhiều so với ở động mạch.[9]
Một đặc điểm giải phẫu rất quan trọng của thành TM là sự hiện diện
của các ổ van dọc theo thành TM. Hầu hết các lá van được cấu tạo bởi hai
lá, chúng được xem như nếp gấp lại của lớp áo trong. Các lá van này chỉ
cho phép dòng chảy một chiều từ ngoại vi hướng về trung tâm và từ nông
hướng về sâu. Hệ thông van TM cung ngăn và chia cột máu trong TM thành


6

nhiều đoạn nhỏ, đồng thời có chức năng như giá đỡ các đoạn nhỏ này, nhờ
thế mà áp lực trong TM luôn được giữ thấp ngay cả khi cơ thể đang trong tư
thế đứng.(th quân)

Hình 1.2 Mạng lưới tĩnh mạch chi dưới
Nguồn: “Hanbook of venous disorders, 2009” [10]
Toàn bộ các TM chi dưới được chia thành 3 hệ thống bao gồm: hệ
TM nông, hệ TM sâu và các TM xuyên. Hệ TM nông bao gồm các TM nằm
trên cân sâu chủ yếu dẫn lưu cho vi tuần hoàn da và dưới da. Các TM nằm
bên dưới mạc sâu thuộc hệ TM sâu chủ yếu dẫn lưu cho cơ. Hệ TM xuyên
là cá TM xuyên qua mạc sâu kết nối hệ TM nông và sâu. [10]



7

Hình 1.3 Giải phẫu hệ tĩnh mạch nơng (mặt trước)
Nguồn: “Atlas of endovascular venous surgery, 2019” [9]


8

Hình 1.4 Giải phẫu hệ tĩnh mạch nơng (mặt sau)
Nguồn: “Atlas of endovascular venous surgery, 2019” [9]


9

Hệ tĩnh mạch nông bao gồm: TM hiển lớn, TM hiển bé và các nhánh
hợp lưu của chúng (Hình 1.3 và Hình 1.4). Như đã biết mạc sâu phân tách
bề sâu mô chi dưới thành 2 ngăn: ngăn nông và ngăn sâu. Tuy nằm trong
ngăn nông nhưng TM hiển được phủ ngay phía trên bởi mạc hiển. Do đó
giữa mạc hiển và mạc sâu hình thành nên một ngăn riêng biệt gọi là ngăn
TM hiển. Chính vị trí đặc thù nằm trong ngăn hiển giúp phân biệt TM hiển
với các nhánh của nó nằm trong ngăn nơng (Hình 1.2).

Hình 1.5 Hệ thống tĩnh mạch sâu (trước, sau)
Nguồn: “Atlas of endovascular venous surgery, 2019” [9]


10


Hệ tĩnh mạch sâu bao gồm: cá TM đi kèm với ĐM và mang cùng tên
gọi như tên của ĐM mà nó đi kèm (Hình 1.5) và các TM trong cơ, đặc biệt
là cơ dép và cơ bụng chân.

Hình 1.6 Hệ thống tĩnh mạch xuyên
Nguồn: “Atlas of endovascular venous surgery, 2019” [9]


11

Hệ thống TM xuyên là các TM nối thông giữa TM nông và TM sâu.
Các TM xuyên đi xuyên qua cân sâu và có các van một chiều để đảm bảo
máu đi từ TM nơng vào TM sâu (Hình 1.5).
1.1.3. Sinh lý bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính
Cơ sở để lý giải cho mọi biểu hiện lâm sàng của CVI là tình trạng
tăng áp lực tĩnh mạch. Dựa trên cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây tăng
áp lực tĩnh mạch, CVI được chia thành hai nhóm nguyên phát và thứ phát.
Nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ giữa suy tĩnh mạch nguyên phát và suy tĩnh
mạch thứ phát vào khoảng 80/20.
Suy tĩnh mạch mạn tính nguyên phát (primary venous insufficiencyPVI) là do bất thường các thành phần cấu tạo nên thành mạch, khiến cho
cấu trúc thành mạch bị khiếm khuyết và trở nên yếu đi, giảm khả năng đàn
hồi cũng như trương lực… Hậu quả là làm tĩnh mạch giãn ra, kéo theo là
giãn các vòng van, chính điều này khiến cho các lá van đóng khơng kín và
van bị suy. Khảo sát mơ bệnh học của các tĩnh mạch giãn tổ chức xơ xuất
hiện nhiều trong các lớp áo của thành mạch, các thành phần sợi đàn hồi, cơ
trơn giảm đi và phân bố không đồng đều, lớp cơ bị phân tán trong khi thành
phần collagen tăng lên. Đặc biệt, những biến đổi này cung được quan sát ở
chi khơng bị giãn tĩnh mạch.[6]

Hình 1.7 Suy tĩnh mạch nguyên phát



12

Nguồn: “Primary chronic venous disorders, 2006” [6]
Cơ chế bệnh sinh trung tâm và duy nhất của suy tĩnh mạch mạn tính
ngun phát là dịng chảy ngược bệnh lý. Bình thường dòng máu trong hệ
tĩnh mạch chỉ theo một chiều từ các TM nông về các TM sâu thông qua các
TM xuyên và máu trong các TM sâu được đẩy trở về tim thơng qua hoạt
động co bóp của các cơ chi dưới và các van tĩnh mạch đóng vai trị quan
trọng trong ngăn chặn dòng máu chảy ngược từ hệ tĩnh mạch sâu về hệ tĩnh
mạch nơng trong q trình bơm đẩy máu của cơ. Khi suy van tĩnh mạch sẽ
xuất hiện dòng chảy ngược bệnh lý từ TM sâu về TM nông qua lá van bị hở
ở giai đoạn giãn cơ, dòng chảy ngược bệnh lý này hướng ngoại vi, tiếp tục
đi xuống và trở vào TM sâu thông qua TM xuyên sau đó được đẩy về trung
tâm trong kỳ co cơ tiếp theo.
Suy tĩnh mạch thứ phát (secondary venous insufficiency – SVI)
thường do kết hợp cả hai yếu tố: tắc nghẽn và suy van. Huyết khối TM sâu
mạn tính sau ly giải sẽ gây nên các tổn thương trên thành mạch gây gia tăng
sức cản đối với dòng chảy dẫn lưu về trung tâm. Tình trạng tăng áp xuất
này lan đần ra ngoại vi ảnh hưởng đến các TM xuyên và TM nông. Hệ quả
làm cho TM xuyên bị suy, các van giữa TM nông và TM sâu cũng trở nên
mất chức năng. Bên cạnh đó các van tĩnh mạch cũng bị tổn thương thực thể
và/hoặc bị bất hoạt do cánh van dính vào thành mạch khiến cho van bị suy
cùng với bản thân các kênh tái thông trong lịng mạch sau huyết khối khơng
có van khiến xuất hiện dịng chảy ngược bệnh lý. Nhìn chung các rối loạn
huyết động trong suy tĩnh mạch thứ phát có thẻ thấy ở cả 3 trạng thái hoạt
động của cơ: trong thời kỳ nghỉ áp lực lớn do bởi tắc nghẽn ở TM sâu đã
làm xuất hiện suy van tĩnh mạch xuyên, trong giai đoạn co bóp cơ, áp lực



13

tĩnh mạch gia tăng trong cả TM sâu, TM xuyên và TM nơng, ở thời kỳ giãn
cơ dịng chảy hồi lưu về trung tâm bị cảm trở ở vị trí tắc nghẽn khiến tình
trạng tăng áp dội ngược lại hệ nơng qua trung gian TM xun. Như thế
dịng chảy lui-tới xuất hiện bên trong cả 3 hệ TM sâu, TM xuyên và TM
nông. Điều này cho thấy mức độ rối loạn huyết động diễn ra trầm trọng hơn
so với kiểu rối loạn huyết động trong suy tĩnh mạch mạn tính nguyên phát.
[7]
1.1.4. Bệnh cảnh lâm sàng
Bệnh nhân thường đến với các triệu chứng khó chịu ở chân từ mơ hồ
đến rõ ràng thường có liên quan đến tăng áp lực tĩnh mạch trong cơ và trong
các khoang giới hạn bởi các mạc các triệu chứng có thể từ các rối loạn cảm
giác như kiến bị, ngứa, dị cảm, nóng rát đến cảm giác đau, căng chân, mỏi
chân. [3]
Các triệu chứng thực thể xuất hiện ở bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn
tính có thể biểu hiện từ các triệu chứng như xuất hiện giãn tĩnh mạch trong
da tạo thành các tĩnh mạch mạng nhện, đến giãn các tĩnh mạch lưới, các
tĩnh mạch nơng có thể nhìn và sờ thấy được. Ở giai đoạn nặng hơn bệnh
nhân xuất hiện các triệu chứng như phù tĩnh mạch, biến đổi sắc tố da và các
vết loét tĩnh mạch.[3]
1.1.5. Cận lâm sàng
Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi đưới đước AVF khuyến cáo là
phương pháp cận lâm sàng đầu tiên được sử dụng với tất cả các bệnh nhân
nghi ngò mắc bệnh tĩnh mạch chi dưới mạn tính vì tính an tồn, khơng xâm
nhập, hiệu quả, rẻ tiền và đáng tin cậy của nó.


14


Chụp tĩnh mạch (plebography) tuy đem lại nhiều thông tin về giải
phẫu cũng như huyết động nhưng vì tính xâm lấn, chi phí cao và khơng sẵn
có ở nhiều cơ sở y tế nên chỉ được khuyến cao sử dụng ở những bệnh nhân
trước khi thực hiện can thiệp tái tạo lại lịng mạch và trong số ít trường hợp
mà các phương pháp hình ảnh khác khơng thể thực hiện.
Biểu đồ đo thể tích (plethysmography) hiện nay ít được sử dụng do
hạn chế về thơng tin mà nó đem lại. Tuy có thể xác định sự hiện diện của
tắc mạch và dòng chảy ngược bệnh lý nhưng phương pháp này khơng thể
xác định được vị trí tổn thương cụ thể. Phương pháp này được sử dụng để
đánh giá số lượng của dòng chảy ngược bệnh lý cũng như hiệu quả bơm
đẩy máu của khối cơ bắp chân.
Chụp cắt lớp vi tính có thuốc cản quang chủ yếu được sử dụng trong
đánh giá tĩnh mạch vùng ngực, bụng, chậu. Tuy có thể đem lại nhiều thông
tin về giải phẫu nhưng hạn chế trong cung cấp thơng tin về huyết động như
dịng chảy ngược bệnh lý trong hệ tĩnh mạch.
Chụp cộng hưởng từ có nhiều giá trị trong đánh giá huyết khối tĩnh
mạch đặc biệt là những vị trí sâu mà siêu âm hạn chế đánh giá như huyết
khối cấp tính vùng chậu đùi. Đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, thời
gian tiến hành lâu và tốn kém hạn chế trong khảo sát vùng rộng như toàn bộ
chi dưới.
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo phân loại CEAP 2004 các triệu chứng lâm sàng được phân loại
từ C0 đến C6:
C0: không quan sát hay khám thấy dấu hiệu của bệnh TM
C1: giãn TM mạng nhện hay TM lưới.


15


C2: giãn thân TM
C3: phù
C4a: Biến đổi màu sắc nâu đen của da hoặc chàm
C4b: Xơ cứng thâm nhiễm mỡ bì hoặc teo trắng da
C5: ổ loét đã lành
C6: ổ loét đang hoạt động.
S: có triệu chứng: sưng, đau, đỏ, nặng chân, chuột rút hay bất cứ than
phiền nào khác do rối loạn TM.
A: khơng có triệu chứng trên
Rối loạn tĩnh mạch mạn tính – chronic venous disorder – CVD: C1-C6
Suy tĩnh mạch mạn tính – chronic venous insufficiency – CVI: C3-C6 [5]
1.2. Đặc điểm hình ảnh trên siêu âm Doppler suy tĩnh mạch chi dưới
mạn tính
1.2.1. Chỉ định siêu âm
Siêu âm Doppler hệ tĩnh mạch chi dưới được chỉ định cho tất cả bệnh
nhân nghi ngờ có các rối loạn tĩnh mạch mạn tính liên quan đến suy van
và/hoặc tắc nghẽn mạch.
1.2.2. Quy trình siêu âm
Phịng siêu âm đầy đủ ánh sáng và phương tiện để tiến hành siêu âm.
Nhiệt độ phịng khơng q thấp để tránh tình trạng co mạch.
Bệnh nhân được giải thích lý do tiến hành siêu âm và quá trình siêu
âm
Bệnh nhân được hướng dẫn thay đồ phù hợp để có thể bộc lộ vùng
khảo sát từ bẹn trở xuống.
Người bệnh được tiến hành khảo sát hệ tĩnh mạch nông và sâu ở tư
thế nằm (theo quy trình thường qui hiện tại ở bệnh viện) sau đó


16


Bệnh nhân được hướng dẫn để tiến hành siêu âm ở tư thế đứng trên
bục thang siêu âm tĩnh mạch. Trong quá trình siêu âm bệnh nhân sẽ được
hướng dẫn tư thế chuẩn và thực hiện các nghiệm pháp nếu cần thiết.
1.2.3. Đặc điểm hình ảnh trên siêu âm
Dấu hiệu giãn các tĩnh mạch chi dưới: giãn TM hiển lớn khi đường
kính của nó tại vị trí gần dổ vào TM đùi trên 7mm và đối với TM hiển bé là
> 5 mm [3]. Các TM xuyên được coi là giãn khi đường kính của chúng >
3.5 mm.[12]
Xuất hiện hình ảnh dòng chảy ngược trên Doppler màu: sau khi thực
hiện nghiệm pháp dồn đẩy máu thì sẽ xuất hiện dịng chảy ngược được mã
hóa đối nghịch với sắc màu mã hóa cho dịng chảy sinh lý hướng về trung
tâm nhờ đó ta có thể phát hiện vị trí luồng phụt ngược và hướng của luồng
phụt ngược qua đó giúp xác định vị trí đặt cổng và điều chỉnh góc cho
Doppler xung
Thời gian kéo dài của dòng chảy ngược trên Doppler xung có giá trị
trong chẩn đốn có hay khơng sự hiện diện của dòng chảy ngược bệnh lý.
Thời gian diễn ra dịng chảy ngược được tính từ lúc phổ dược bắt đầu cho
đến khi kết thúc phổ của dòng chảy ngược. Giá trị ngưỡng của dòng chảy
ngược bệnh lý theo tác giả Nicos Labropoulos là:[8]
+ ≥ 1000 ms đối với TM đùi chung, TM đùi và khoeo
+ ≥ 500 ms đối với TM nông, TM sâu cẳng chân, TM cơ vùng bắp
chân
+ ≥ 350 ms đối với các TM xuyên


17

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chủ yếu là các nghiên cứu liên quan đến các triệu chứng lâm sàng và

các yếu tố nguy cơ
Năm 2011 nghiên cứu của Lê Phước Nguyên với tiêu chuẩn chẩn
đốn suy TM khi có dấu hiệu phụt ngược hoặc giãn TM trên siêu âm trong
123 bệnh nhân được chẩn đoán suy TM, phân loại lâm sàng theo CEAP như
sau: C0:0.81%, C1: 21.14%, C2: 47.97%, C3: 21,14%, C4: 5.69%, C5:
2.44%, C6: 0.81%. Trong nghiên cứu này với phân loại bệnh TM nhẹ từ C0
đến C3, và nặng từ C4 đến C6, tác giả ghi nhận các kết quả như sau: nhóm
tuổi trên 50 có mức độ nặng của bệnh có ý nghĩa thống kê (p=0,04); nam
giới có phân loại nặng nhiều hơn nữ giới; khơng có sự liên quan giữa nghề
nghiệp và mức độ nặng của bệnh (p=0.44); tỉ lệ người BMI> 25 có giai
đoạn bệnh nặng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người có BMI<25
(p=0.04); khơng có sự liên quan giữa yếu tố gia đình và mức độ nặng của
bệnh (p=0.54); phụ nữ có trên hai con trở lên có tỷ lệ bệnh nặng cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với phụ nữ có từ hai con trở xuống (p=0.04).[2]
Năm 2015 nghiên cứu của Phạm Mai Hương trên những bệnh nhân
có triệu chứng suy tĩnh mạch mạn tính trên lâm sàng ở người trưởng thành
cho kết quả đường kính trung bình của TM hiển lớn ở quai là 7.97 mm, ở
thân dưới gối là 4.04 mm. Đường kính trung bình của TM hiển bé ở quai là
5.97 mm, và ở thân là 4.63 mm. Đường kính trung bình của TM xun ở
trên gối là 6mm và ở dưới gối là 2.84 mm. Thời gian dịng chảy ngược
trung bình của TM hiển lớn ở quai là 3.3 s, ở thân trên gối là 4.13 s và thân


×