Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Chức Năng Giáo Dục Trong Một Số Tác Phẩm Của Nhà Văn Hồ Biểu Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.39 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM
2014 – 2015 XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA
HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT”
NĂM 2015
ĐỀ TÀI

CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN
HỒ BIỂU CHÁNH
(Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn.)

Bình Dương tháng 4 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM
2014 – 2015 XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ
ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT”
NĂM 2015

ĐỀ TÀI


CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN HỒ BIỂU CHÁNH
(Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn.)

Sinh viên thực hiện: Tống Thanh Thương

Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D12NV03

Khoa: Ngữ Văn

Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn
Người hướng dẫn: Ths. Lê Sỹ Đồng
Bình Dương, tháng 4 năm 2015


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Chức năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh
- Sinh viên thực hiện: Tống Thanh Thương
- Lớp: D12NV03

Khoa: Ngữ văn

- Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: Ths. Lê Sỹ Đồng
2. Mục tiêu đề tài
2.1

Mục tiêu chung

Nhóm nghiên cứu chọn đề tài này với mục đích làm rõ hơn về chức năng giáo dục
trong văn học và tìm hiểu những thơng điệp giáo dục mà nhà văn Hồ Biểu Chánh muốn
truyền tải thông qua tác phẩm của mình. Đồng thời, đề tài này sẽ giúp sinh viên khoa văn
hiểu rõ hơn về chức năng giáo dục trong bộ mơn lí luận văn học.
Qua đề tài này, nhóm cịn mong muốn đưa những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đến
gần với bạn đọc hơn để những tác phẩm của ơng đặt đúng vào vị trí và chức năng của nó
đối với thi đàn văn học Việt và đối với mỗi người.
2.2
-

Mục tiêu cụ thể


Làm rõ những thông điệp giáo dục trong một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Hồ
Biểu Chánh.

-

Góp thêm nguồn tài liệu cho sinh viên khoa Ngữ văn đối với học phần Lí luận văn
học, Văn học Việt Nam hiện đại I.

-

Đưa những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đến gần với bạn đọc hơn.


-

Khẳng định hướng nghiên cứu văn học dựa trên phương diện chức năng là khơng thể
thiếu trong q trình tìm hiểu sâu nội dung các tác phẩm văn học.
Tóm lại, mục tiêu là hướng đến hoạt động học tập và nghiên cứu. Đề tài “Chức

năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh” sẽ giúp cho người
học mở rộng nguồn kiến thức về nội dung văn học, có cái nhìn tồn diện hơn, sâu sắc hơn
về các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Đồng thời, nó sẽ gợi mở thêm nhiều đề tài cho
người học trong quá trình chọn đề tài làm nghiên cứu khoa học từ phương diện chức
năng. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Trường Đại học Thủ
Dầu Một.
3. Tính mới và sáng tạo
Tính mới là, các cơng trình nghiên cứu về tác giả Hồ Biểu Chánh và tác phẩm của
ông tuy công phu nhưng đa phần chỉ tập trung vào những vấn đề mang tính tổng quan.
Điều đó chứng tỏ, việc nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về chức năng giáo dục các tác
tác phẩn của Hồ Biểu Chánh chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Vậy việc thực hiện

đề tài “Chức năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh” là
hồn tồn mới.
Tính sáng tạo là, nghiên cứu về tác giả Hồ Biểu Chánh và tác phẩm của ông đã được
các nhà nghiên cứu văn học quan tâm và khảo cứu từ nửa thế kỉ trước. Điều này đồng
nghĩa với việc để tìm ra một hướng nghiên cứu mới về tác phẩm của Hồ Biểu Chánh
không phải là dễ dàng. Ở đề tài này, chúng tôi đã vận dụng hướng nghiên cứu từ phương
diện chức năng để làm rõ nội dung tác phẩm, tức xem chức năng nghệ thuật là một tiêu
chí để đánh giá trị của một tác phẩm văn học.
4. Kết quả nghiên cứu
Tổng hợp và nhận xét những thơng tin về hồn cảnh thời đại, cuộc đời, sự nghiệp
của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
Sắp xếp một cách có hệ thống những bài học giáo dục mà Hồ Biểu Chánh truyền đạt
trong tác phẩm của mình bao gồm:
 Giáo dục về thẩm mĩ.
 Giáo dục về đạo đức, tình cảm.


 Giáo dục về tư tưởng, trách nhiệm.
Đưa ra những nhận xét tổng quan về chức năng giáo dục của văn học trong học phần
Lí luận văn học, Văn học Việt Nam hiện đại I.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài
- Giúp người đọc đến gần hơn với những tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
- Giúp người đọc nhìn nhận lại bản thân và rèn luyện lối sống sao cho phù hợp với
đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Khẳng định những giá trị giáo dục mà nhà văn gởi vào tác phẩm của mình.
- Nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở học phần Lí luận văn học, Văn học Việt
Nam hiện đại I, và các bài giảng văn về tác phẩm của Hồ Biểu Chánh trong chương trình
phổ thơng.
6. Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác

giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp
dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Chúng tơi dự kiến:
-

Cơng bố bài viết trên tạp chí khoa học

-

In tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Ngữ văn.

Ngày

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(Ký, họ và tên)


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Đề tài “Chức năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh”
do sinh viên Tống Thanh Thương thực hiện không chỉ có ý nghĩa khoa học mà cịn có ý
nghĩa thực tiễn, ứng dụng.
Trước hết, đề tài này đi sâu nghiên cứu, khái qt hóa các khía cạnh giáo dục trong
các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh – một tác giả lớn của Nam Bộ hồi đầu thế kỉ XX.
Thứ hai, đề tài này đã khơi lại nguồn cảm hứng cho các độc giả, và gây thêm sự chú

ý đến các nhà nghiên cứu văn học đối với nhà văn Hồ Biểu Chánh.
Thứ ba, sinh viên đã nghiên cứu từ hướng chức năng của văn học nghệ thuật, điều
này gợi ra thêm hướng nghiên cứu cho những lớp sinh viên kế cận khi nghiên cứu văn
học từ tri thức học được ở phân mơn Lí luận văn học.
Thứ tư, khi được thông qua, đề tài này khi được Hội đồng Khoa học thơng qua, có
thể in thành tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành sư phạm, sinh viên khoa Ngữ văn
khi học học phần Văn học Việt Nam hiện đại I, và dạy các bài giảng văn liên quan tới tác
phẩm, tác giả Hồ Biểu Chánh trong chương trình phổ thơng sau khi ra trường.
Tóm lại, đề tài “Chức năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu
Chánh” do sinh viên Tống Thanh Thương thực hiện đã góp thêm vào việc nâng cao chất
lượng dạy học đối với sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Thủ Dầu Một.
Đồng ý cho bảo vệ đề tài.
Ngày
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(Ký, họ và tên)

tháng

năm

Người hướng dẫn
(Ký, họ và tên)


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: Tống Thanh Thương
Sinh ngày: 06 /10/1994
Nơi sinh: Bình Dương
Lớp: D12NV03

Khóa: 2012 - 2016

Khoa: Ngữ Văn
Địa chỉ liên hệ: 589 Phạm Ngũ Lão, phường Hiệp Thành, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0997 244 245
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn

Khoa: Ngữ Văn

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn


Khoa: Ngữ Văn

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3: (HKI)
Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn

Khoa: Ngữ Văn

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(Ký, họ và tên)

Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(Ký, họ và tên)


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Bình Dương, ngày


tháng 05 năm 2015

Kính gửi: Ban tổ chức Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu
Một”
Tên tôi là: Tống Thanh Thương

Sinh ngày 06 tháng 10 năm 1994

Sinh viên năm thứ: 3

Tổng số năm đào tạo: 4

Lớp: D12NV03

Khoa : Ngữ Văn

Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn
Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Địa chỉ liên hệ: 589 Phạm Ngũ Lão, phường Hiệp Thành, tỉnh Bình Dương.
Số điện thoại (cố định, di động): 0997 244 245
Địa chỉ email:
Tơi làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho tôi được gửi đề tài nghiên cứu khoa
học để tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” năm
2015
Tên đề tài:
“Chức năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh” 
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Lê Sỹ
Đồng, đề tài này chưa được trao bất kỳ một giải thưởng nào khác tại thời điểm nộp
hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án tốt nghiệp.
Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước khoa và Nhà trường.

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(Ký, họ và tên)

Người làm đơn
(Sinh viên chịu trách nhiệm
chính thực hiện đề tài
ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
Mở đầu......................................................................................................................1
1.

Lí do chọn đề tài....................................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2

3.

Lịch sử vấn đề.......................................................................................................3

4.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5

5.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận đề tài.............................................6


6.

Cấu trúc của đề tài.................................................................................................7

Chương 1: Đơi nét về hồn cảnh lịch sử và tác giả Hồ Biểu Chánh....................9
1.1

Những vấn đề lịch sử.............................................................................................9

1.1.1

Sơ lược về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.................................................9

1.1.2

Sơ lược về tình hình văn học........................................................................12

1.2

Nhà văn Hồ Biểu Chánh......................................................................................13

1.2.1

Cuộc đời.......................................................................................................13

1.2.2

Tác phẩm......................................................................................................16


Chương 2: Giáo dục thẩm mĩ trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu
Chánh......................................................................................................................23
2.1

Thẩm mĩ về nội dung...........................................................................................23

2.2

Thẩm mĩ về hình thức..........................................................................................35

Chương 3: Giáo dục đạo đức, tình cảm trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ
Biểu Chánh.............................................................................................................40
3.1

Đạo đức...............................................................................................................40

3.2

Tình cảm tâm hồn................................................................................................48

Chương 4: Giáo dục tư tưởng, trách nhiệm trong một số tác phẩm của nhà
văn Hồ Biểu Chánh................................................................................................53
4.1

Tư tưởng..............................................................................................................53

4.2

Trách nhiệm.........................................................................................................58


Kết luận...................................................................................................................64
Thư mục tài liệu tham khảo..................................................................................67


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục ln được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia. Con người
có thể giáo dục bản thân thơng qua các hình thức khác nhau như: giáo dục tại trường, các
phương tiện truyền thơng, báo chí… và hơn bao giờ hết văn học là một phương tiện hữu
hiệu làm cho những con người có cùng chung nỗi đau, khát vọng, quan niệm đạo đức và
lý tưởng thẩm mỹ xích lại gần nhau, đoàn kết với nhau. Văn học biến những tư tưởng,
tình cảm, chuyển nhận thức của con người thành hành động thực tiễn. Nó là cơng cụ hỗ
trợ đắc lực cho việc hoàn thiện đạo đức lẫn nhân cách con người thông qua chức năng
giáo dục như lời tâm sự của Macxim Gorki trong bài viết “Tôi đã học tập như thế nào”:
“Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên
tới gần Con Người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc
sống ấy” [36]. Rõ ràng, văn học ra đời bên cạnh mục đích thoả mãn nhu cầu của người
đọc nó cịn có một chức năng quan trọng hơn là giáo dục con người về mọi phương diện
tư tưởng, đạo đức, tình cảm, tâm hồn… Văn học đưa con người tách ra khỏi loài vật và
nâng tâm hồn con người lên, để con người sống biết yêu thương, biết tình nghĩa. Chính vì
thế, mỗi nhà văn, nhà thơ thường hay đưa những giá trị giáo dục vào trong tác phẩm của
mình. Từ nhận thức trên, chúng tơi nhận thấy, cần phải tiếp tục nghiên cứu chức năng
giáo dục của văn học.
Hồ Biểu Chánh là nhà văn lớn của Nam Bộ đầu thế kỉ XX. Các tác phẩm của ông
không chỉ thể hiện chức năng giải trí mà cịn thể hiện chức năng giáo dục một cách sâu
sắc. Người đọc sẽ dễ nhận ra những triết lí nhân sinh, những quan niệm đạo đức và những
bài học giáo dục về tư tưởng, tình cảm con người trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.
Với lối kể tự nhiên, bình dân, mộc mạc, ngôn từ gần gũi với cuộc sống con người đặc biệt
là những người vùng đất Nam Bộ, những triết lí nhân sinh, những câu chuyện về những
con người và số phận của họ luôn để lại cho người đọc những ấn tượng, những chiêm

nghiệm, suy ngẫm về cách sống, cách làm người. Ấy vậy mà, chưa có bất kì đề tài nào
của sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Thủ Dầu Một nghiên cứu về tác giả Hồ Biểu
Trang 1


Chánh cũng như chức năng giáo dục trong các tác phẩm của ơng. Do đó, việc nghiên cứu
đề tài “Chức năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh” là hết
sức cấp thiết. Đề tài này ngoài việc giúp cho sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học
Thủ Dầu Một có cái nhìn sâu sắc hơn về các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh mà nó cịn góp
thêm một nguồn tài liệu tốt cho sinh viên ngành sư phạm Ngữ Văn khi học học phần Văn
học Việt Nam hiện đại I và học phần Lí luận văn học.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhóm nghiên cứu chọn đề tài này với mục đích làm rõ hơn về chức năng giáo dục
trong văn học và tìm hiểu những thông điệp giáo dục mà nhà văn Hồ Biểu Chánh muốn
truyền tải thơng qua tác phẩm của mình. Đồng thời, đề tài này sẽ giúp sinh viên khoa Ngữ
Văn hiểu rõ hơn về chức năng giáo dục trong bộ môn Lí luận văn học và Văn học Việt
Nam hiện đại I.
Qua đề tài này, nhóm cịn mong muốn đưa những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đến
gần với bạn đọc hơn để những tác phẩm của ông đặt đúng vào vị trí và chức năng của nó
đối với thi đàn văn học Việt và đối với mỗi người.
Mục tiêu cụ thể
-

Làm rõ những thông điệp giáo dục trong một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn
Hồ Biểu Chánh.

-

Góp thêm nguồn tài liệu cho sinh viên khoa Ngữ văn đối với học phần Lí luận

văn học, Văn học Việt Nam hiện đại I.

-

Đưa những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đến gần với bạn đọc hơn.

-

Khẳng định hướng nghiên cứu văn học dựa trên phương diện chức năng là không
thể thiếu trong quá trình tìm hiểu sâu nội dung các tác phẩm văn học.

Tóm lại, mục tiêu là hướng đến hoạt động học tập và nghiên cứu. Đề tài “ Chức
năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh” sẽ giúp cho người
học mở rộng nguồn kiến thức về nội dung văn học, có cái nhìn tồn diện hơn, sâu sắc hơn
về các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Đồng thời, nó sẽ gợi mở thêm nhiều đề tài cho
người học trong quá trình chọn đề tài làm nghiên cứu khoa học từ phương diện chức

Trang 2


năng. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Trường Đại học Thủ
Dầu Một.

3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Hiện tại, chúng tôi đã khảo sát được một số cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp
đến đề tài như sau:
Trong buổi Hội thảo khoa học về nhà văn Hồ Biểu Chánh được tổ chức lần đầu tiên
tại Tiền Giang vào hai ngày 17 và 18/11/1988, ở góc độ nội dung, nhà nghiên cứu
Nguyễn Ngọc Thạch viết: “Trên nửa thế kỷ trước, Hồ Biểu Chánh đã phác họa được bức
tranh hiện thực về kiếp sống người bần cố nông dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, ở

một vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hồ Biểu Chánh đã dựng lại cảnh sống vất vả, cực
nhọc đói cơm, rách áo, bị đàn áp nhục mạ... của người nông dân nghèo. Cũng mới chỉ có
một số nét phác họa, giá trị của nó thật đáng trân trọng. Hơn ai hết, Hồ Biểu Chánh khắc
họa được nhiều khuôn mặt đầy tình nghĩa, giàu nhân ái... của tầng lớp nơng dân nghèo,
tất nhiên cũng trong những chuẩn mực đạo lý đã nói trên”. Như vậy, Nguyễn Ngọc
Thạch đã đề cập đến những vấn đề xã hội trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Cũng trong buổi hội thảo trên, đồng chí Nguyễn Ngọc Hiếu lại nhìn nhận tác phẩm
của Hồ Biểu Chánh ở phương diện nghệ thuật “Đọc các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, ta
thấy tác giả thường chú trọng nhiều vào những biểu hiện bên ngồi như sắc diện, ngơn
ngữ, cử chỉ, hành động... của nhân vật. Tâm lý nhân vật được bộc lộ chủ yếu từ những
biểu hiện bên ngồi ấy. Ít khi tác giả nói nhiều về những giằng co, trăn trở của nội tâm
hay những suy nghĩ sâu kín phức tạp. Xây dựng tác phẩm như vậy, có người cho tác giả
quá giản đơn, cạn cợt, thiếu sự sâu xa, tinh tế, làm giảm giá trị tác phẩm. Trong một vài
trường hợp, tác giả sơ lược quá đáng thì nhận xét trên có phần đúng. Nhưng nhìn tồn
cục, thì sự thật có phần ngược lại. Chính do chú ý mơ tả những biểu hiện bề ngồi nhiều
hơn những biến chuyển bên trong tâm hồn nhân vật mà nhân vật của tác giả còn là người
Nam Bộ và rõ là người Nam Bộ. Người buồn thì tả cảnh buồn, phô diễn những ý nghĩ
trầm tư, sâu lắng không thể dùng giọng văn sơi động… đó là quy luật của văn chương.
Sao ta lại không thấy rằng để thể hiện những con người bình dị, chân chất, có suy nghĩ
giản đơn, mộc mạc, có tình cảm dứt khốt, rõ ràng, quen hiếu động, hễ nghĩ gì thì nói
Trang 3


nấy, nói gì làm nấy... mà cứ chẻ nhỏ những nghĩ suy của họ ra như ta chẻ sợi tóc làm tư
thì đó là một sự “ép uổng”... Ta khơng phủ nhận là có những lúc Hồ Biểu Chánh quá
giản lược, dễ dãi, nhưng nhìn chung thủ pháp biểu hiện của tác giả là phù hợp với đặc
tính của con người. Khơng biết tác giả có ý thức về điều đó hay khơng, nhưng thực tế nó
đã góp phần đắc lực vào việc thể hiện chân thật, tự nhiên bản tính con người Nam Bộ”.
Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Hiếu đã chú ý đến chất Nam Bộ để đánh giá giá trị thẩm mĩ
nghệ thuật các sáng tác của Hồ Biểu Chánh

Cịn trong cuốn “Trương Vĩnh Kí, Hồng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm
Duy Tốn, Hồ Dzếch” xuất bản vào năm 1988, giáo sư Nguyễn Lộc có nhận xét về Hồ
Biểu Chánh như sau: “điều Hồ Biểu Chánh quan tâm sâu xa và thể hiện đậm nét trong
tác phẩm của mình là: làm thế nào cho xã hội có được phong hoá lành mạnh. Vốn là
người bản chất nhân hậu, ông chưa bao giờ đứng về phía cái mới để đả kích cái cũ, hay
ngược lại đứng về phía cái cũ để đả kích cái mới. Thái độ của ơng là tìm cách dung hồ
giữa cái mới và cái cũ. Theo ơng, cái mới và cái cũ đều có những ưu điểm riêng của nó”
[23, 72]. Với nhận xét này, Nguyễn Lộc lại khẳng định chức năng giáo dục trong các tác
phẩm của Hồ Biểu Chánh chính là cải tạo xã hội, tức là “làm thế nào cho xã hội có được
phong hố lành mạnh”.
Đến năm 1999, trong “Văn xi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX”, Nguyễn Văn Trung,
viết rằng:
“Dạy văn học trên 20 năm ở miền Nam, nhưng mới chỉ đọc Hồ Biểu Chánh gần đây
vì trước đây khinh chê, không thèm đọc”. Sau khi đọc xong, nhận thấy tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh thật cảm động, thật hay, thật hấp dẫn. Một người bạn lớn tuổi của ông đã thú
nhận, với ông: “chả nhẽ tôi trên 60 tuổi rồi mà còn bị xúc động như muốn rơi nước mắt”.
GS Trung đặt ra câu hỏi: “Tại sao một cuốn truyện sau hơn nửa thế kỷ, vẫn còn hấp dẫn,
gây xúc động với người ở một địa phương khác với địa phương của tác giả?” [2, 667].
Hồ Biểu Chánh sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ nên các sáng tác của ông mang đậm
chất miền Nam, các tác phẩm của ông hầu như đều đề cập đến những vấn đề phổ biến
trong xã hội lúc bấy giờ. Có lẽ, nhà văn đã tận mắt chứng kiến những cảnh đời, những

Trang 4


hiện tượng của xã hội, thấu hiểu những tâm tư, tình cảm nên đã viết ra những dịng cảm
xúc chân thật nhất.
Cũng có thể là do những giá trị giáo dục trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, nó làm
cho người đọc tự tìm đến những bài học của cuộc sống, nhận ra được chân lí của cuộc
đời: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm

tháng đã sống hồi sống phí…” [34] như Nikolai A.Ostrovsky đã từng suy nghĩ.
Tiếp theo đó, đến năm 2001, Hồi Anh trong “Chân dung văn học” có nhận định
về Hồ Biểu Chánh như sau “Điều kì lạ của Hồ Biểu Chánh là ơng vẫn ung dung, thanh
thản với phong thái của một nhà hiền triết đem những bài học luân lí của quá khứ để
nhắc nhở hiện tại và hướng tới tương lai…” [1, 143]. Như vậy, nhà nghiên cứu Hoài Anh
rất rõ chức năng giáo dục trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh chính là “những bài học
ln lí”.
Cịn giáo sư Lê Ngọc Trà cho rằng “cái mới của Hồ Biểu Chánh là ơng nói đạo lí đi
kèm với chuyện đời, kể lại những cảnh đời khác nhau, có thể là khơng gắn gì với biến
động chính trị, kinh tế xã hội nhưng lại gắn chặt với đời người, lại là nội dung của đời
sống hằng ngày” [1, 73]. Vậy, Lê Ngọc Trà đã gắn chức năng giáo dục trong các tác
phẩm của Hồ Biểu Chánh với chức năng phản ánh – gắn với chuyện đời.
Qua những nhận xét và những ý kiến nêu trên, có thể thấy, Hồ Biểu Chánh và các
tác phẩm của ông luôn được giới nghiên cứu quan tâm đến. Hầu hết những vấn đề liên
quan đến tác giả và tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đều đã được nghiên cứu tìm hiểu. Tuy
nhiên, cho đến nay, chúng tơi chưa khảo sát được cơng trình nào nghiên cứu cơng phu,
tồn diện về đề tài “Chức năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu
Chánh”. Chúng tôi hi vọng, khi thực hiện thành công đề tài này nó sẽ bổ khuyết cho các
cơng trình nghiên cứu về nhà văn Hồ Biểu Chánh và tác phẩm của ơng. Bên cạnh đó, đề
tài này cũng giúp chúng tơi tiếp cận một cách có hệ thống những tư tưởng giáo dục mà Hồ
Biểu Chánh muốn gởi đến bạn đọc.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1

Phương pháp sưu tầm
Trang 5


Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại thì những tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu

Chánh đã được tái bản nhiều lần nên chúng tôi cần phải tiến hành sưu tầm lại tất cả các
tác phẩm để có đầy đủ nguồn tư liệu phong phú cho đề tài. Ngồi ra chúng tơi cịn tiến
hành sưu tầm những bài viết, những bài nghiên cứu về nhà văn Hồ Biểu Chánh để làm cơ
sở cho lịch sử vấn đề.

4.2

Phương pháp phân tích

Chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích vì khi nghiên cứu về một đối tượng nào
đó trước hết chúng ta cần phân chia nó thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành đơn
giản hơn để nghiên cứu và từ đó dễ dàng phát hiện ra những yếu tố cần thiết giúp cho
chúng ta nghiên cứu được mạch lạc hơn.

4.3

Phương pháp so sánh

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi dùng phương pháp so sánh để đối chiếu các
văn bản với nhau nhằm tìm ra các tác phẩm đáng tin nhất để đưa vào bài nghiên cứu khoa
học.

4.4

Phương pháp giáo dục học

Từ những tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh, chúng tôi mong rằng sẽ rút ra
những bài học về các giá trị thẩm mĩ, đạo đức, tình cảm, tư tưởng, trách nhiệm mà nhà
văn đã gửi gắm vào tác phẩm của mình.


4.5

Phương pháp liên ngành

Các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh phản ánh nhiều nét về lịch sử, văn hóa, địa lí…ở
vùng đất Nam Bộ nên phương pháp liên ngành rất hữu ích. Nó khơng chỉ giúp cho việc
xác định đánh giá nội dung tác phẩm mà còn cả phong cách nghệ thuật của Hồ Biểu
Chánh.

4.6

Phương pháp tổng hợp

Dựa vào phương pháp này, chúng tơi có thể đưa ra những nhận định chung nhất,
khái quát nhất về các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Đồng thời, chúng tơi có thể đi đến kết
luận thật cụ thể về đóng góp của chức năng giáo dục trong các tác phẩm của nhà văn này.

5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN ĐỀ TÀI
Trang 6


5.1

Đối tượng

Chức năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
5.2

Phạm vi nghiên cứu


Với thời gian có hạn và theo u cầu, tính chất của đề tài, chúng tôi chọn khảo sát các tác
phẩm sau của Hồ Biểu Chánh:
-

Chị Đào chị Lí

-

Cay đắng mùi đời

-

Bỏ vợ

-

Bỏ chồng

-

Tại tơi

-

Lịng dạ đàn bà

-

Cha con nghĩa nặng


-

Dây oan

-

Chúa tàu Kim Quy

-

Tiền bạc, bạc tiền

-

Đại nghĩa diệt thân

-

Con nhà nghèo

Đồng thời, chúng tơi cũng khảo sát các cơng trình liên quan đến đề tài.
5.3

Cách tiếp cận

Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu bằng cách tiếp cận trực tiếp và gián tiếp dựa trên các
tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh và một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài này

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung chính được chia thành 3 chương sau:
Chương 1: Đơi nét về hoàn cảnh lịch sử và tác giả Hồ Biểu Chánh
1.1.

Những vấn đề lịch sử
1.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
1.1.2. Tình hình văn học

1.2.

Nhà văn Hồ Biểu Chánh
Trang 7


1.2.1. Cuộc đời
1.2.2. Tác phẩm
Tiểu kết
Chương 2: Giáo dục thẩm mĩ trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh
2.1.

Thẩm mĩ về nội dung

2.2.

Thẩm mĩ về hình thức

Tiểu kết
Chương 3: Giáo dục đạo đức, tình cảm trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu
Chánh
3.1.


Đạo đức

3.2.

Tình cảm tâm hồn

Tiểu kết
Chương 4: Giáo dục tư tưởng, trách nhiệm trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ
Biểu Chánh
4.1.

Tư tưởng

4.2.

Trách nhiệm

Tiểu kết
Kết luận
Thư mục tài liệu tham khảo.

Trang 8


CHƯƠNG 1: ĐƠI NÉT VỀ HỒN CẢNH LỊCH SỬ VÀ
TÁC GIẢ HỒ BIỂU CHÁNH
1.1 Những vấn đề lịch sử
1.1.1 Sơ lược về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội


 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội từ 1900 -1930
 Tình hình chính trị
Với cái chết của Phan Đình Phùng (1896), phong trào chống Pháp dưới lá cờ Cần
Vương rầm rộ hàng chục năm ở hầu hết các tỉnh đã chấm dứt.
Cả bộ máy vua, quan, hào lí từ triều đình đến tỉnh, huyện, làng xã biến thành tay sai
cho bọn xâm lược. Chính quyền bản xứ đã nằm gọn trong tay thực dân Pháp.
Bộ máy cai trị được tổ chức theo lối hiện đại hơn, chặt chẽ hơn, có quyền lực hơn và
chi phối mọi hoạt động, phá dần cái thế tự trị của làng xã thời trước.
Thực dân Pháp vào Việt Nam với cái mác tuyên truyền “hồ bình”, “chiến thắng”,
“văn minh” nhằm mục đích chính để khai thác, bóc lột, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, sức
người và của cải của nhân dân Việt Nam.
 Tình hình kinh tế
Nội dung chương trình khai thác thuộc địa gồm có ba trọng tâm, có quan hệ mật
thiết và thúc đẩy nhau cùng triển khai.
Trước hết là ráo riết đẩy mạnh việc bóc lột nhân dân ta trong cả nước bằng nhiều
biện pháp thuế má. Ngoài hai loại thuế đã có trước đây là thuế thân và thuế điền thực dân
Pháp còn tăng thêm một số thứ thuế khác như thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện…
Về nông nghiệp, chúng cướp đoạt ruộng đất của nông dân lập đồn điền, trồng lúa,
trồng cây cơng nghiệp và thí nghiệm trồng cao su… Sau khi cướp đoạt ruộng đất của
nông dân, thực dân Pháp khơng khai thác bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa như
ở “nước mẹ đại Pháp” mà vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến lạc hậu, theo lối
phát canh thu tô.
Về công nghiệp, với mục tiêu vơ vét nguyên liệu thuộc địa cung cấp cho thị trường
nước Pháp và thị trường thế giới để kiếm lời, tư bản Pháp từ đầu đã chú trọng đến các sản
Trang 9


phẩm của ngành dầu mỏ, chủ yếu trong giai đoạn này là than đá. Bên cạnh đó tư bản Pháp
chú trọng và phát triển tại chỗ một số ngành công nghiệp chế biến để cung ứng cho nhu
cầu đời sống và phục vụ cho nhu cầu nhà cửa, doanh trại.

Về thương nghiệp, mục đích của tư bản Pháp là biến Việt Nam thành thị trường độc
chiếm của chúng, về nội thương lẫn ngoại thương.
 Tình hình xã hội
Dưới sự bóc lột tàn nhẫn về mọi mặt của thực dân Pháp, đời sống nhân dân vơ cùng
khó khăn, cực khổ.
Bên cạnh đó những điều kiện kinh tế, chính trị đã gây ra một sự biến động trong kết
cấu xã hội Việt Nam.
Dưới tác động của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam chuyển mình một cách đau đớn,
nhục nhã sang hướng tư sản, một hướng tư sản kém lành mạnh nhất, què quặt nhất, để lại
những hậu quả tai hại nhất, nhưng điều đó cũng lơi kéo các mặt khác phát triển; thay đổi
bộ mặt thành thị, biến nó thành những trung tâm kinh tế, dần dần quy tụ nông thôn quanh
thành thị, thay đổi kết cấu xã hội, làm mất thế lực nhiều lực lượng bảo thủ trì trệ, tạo điều
kiện cho cái mới – sau khi đã thay da đổi thịt, biến hố có điều kiện từ thành thị toả về
nông thôn, chi phối sự phát triển theo các kiểu xã hội hiện đại.

 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội từ 1930 – 1945
 Tình hình chính trị
Thời kì 1930 - 1945 là thời kì đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp hết sức gay
gắt. Đó là thời kì thực dân Pháp càng phơi trần bộ mặt nham hiểm và tàn bạo, cịn bọn
phát xít Nhật thì càng ni tham vọng làm chủ Châu Á – Thái Bình Dương.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào công
nhân và các phong trào yêu nước khác bùng nổ nhiều nơi và ngày càng mạnh mẽ. Đỉnh
điểm của cuộc bùng nổ này là vào mùa thu năm 1945.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một dấu mốc đánh dấu cho bước phát triển của
cách mạng Việt Nam. Đó cũng là cuộc cách mạng có quy mơ tồn quốc thứ hai trên thế
giới (sau cách mạng Nga), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Trang 10


Trước tình hình đó, bọn xâm lược dùng đủ mọi thủ đoạn nhằm tiêu diệt Đảng Cộng

sản và phong trào cách mạng.
 Tình hình kinh tế
Chính sách kinh tế độc quyền vơ vét của thực dân Pháp làm cho Việt Nam trở thành
một thuộc địa cung cấp nhân công rẻ mạt và nguyên liệu cho chính quốc, nơi cho vay
nặng lại cắt cổ và thu thuế vô tội vạ, nơi mua hàng nông phẩm với giá vô cùng rẻ và bán
đắt hàng công nghiệp, nơi độc quyền ngoại thương của giai cấp tư sản Pháp.
 Tình hình xã hội.
Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân. Chúng mở nhà tù nhiều hơn trường
học. Học sinh, sinh viên bị đầu độc bởi “chủ nghĩa siêu hình, chủ nghĩa chủ quan duy
tâm, chủ nghĩa nguỵ biện, chủ nghĩa hồi nghi…”
Nhìn chung, chính sách đàn áp về chính trị, bóc lột dã man về kinh tế và đầu độc về
văn hoá của bọn xâm lược đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển văn học cơng
khai, đẩy nó vào con đường ngày càng bế tắc. Nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương và sự
lớn mạnh không ngừng của phong trào cách mạng, cũng như những ảnh hưởng của tư
tưởng và sách báo phát xít đã tạo hậu thuẫn cho khuynh hướng văn học yêu nước, tiến bộ
và phát triển, đồng thời ni dưỡng cả một dịng văn học cách mạng từ trong bóng tối
ngày càng chiếu rọi ánh sáng ra ngồi.
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội này ảnh hưởng rất nhiều đến nội dung, tư tưởng
trong các sáng tác của Hồ Biểu Chánh.
Các tác phẩm của ông đều phản ánh được hiện thực xã hội thời đó. Mỗi tác phẩm
đều đề cập đến một thời điểm nhất định của xã hội chẳng hạn như “ Chúa tàu Kim Quy”
là một tác phẩm viết về những bất công xã hội, số phận những con người nghèo khổ trong
thời điểm “năm Minh Mạng thập thất, nhằm năm Bính Thân” [14, 12]. Hay “Đại nghĩa
diệt thân” cũng thế, tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội trong thời điểm“năm Tự Đức
thứ 11, nhằm năm Mậu Ngọ 1858” [5, 5]. Thời điểm mà “nước Pháp lại cớ triều đình
Việt Nam cấm đạo bèn phái Hải quân Trung tướng Rigault de Genouilly chỉ huy một
đoàn chiến thuyền qua đổ bộ lên đánh hải khẩu Đà Nẵng…” [5, 5].

Trang 11



Bên cạnh những vấn đề về lịch sử, những vấn đề về xã hội cũng được Hồ Biểu
Chánh phơi bày trong tác phẩm của mình. Nền kinh tế nơng nghiệp với cuộc sống của
những người nông dân hiện lên trước mắt người đọc “Qua tiết tháng giêng, trong chốn
thôn quê có cái thú vui vẻ phi thường. Đường sá khơ ráo, ra vơ sạch sẽ, gió bấc hiu hiu
mát mẻ vơ cùng. Lúa ở ngồi đồng chỗ thì đương gặt, chỗ thì đã chín tới rồi nên đứng
ngó mơng thì thấy một vùng đỏ đỏ vàng vàng, ấy là mồ hơi nước mắt của nơng phu chan
rưới ngót mấy năm trường, mà ấy cũng là cơm gạo, áo quần của nông phu trông cậy về
năm sẽ tới” [4, 14] hay mâu thuẫn xã hội ở nông thôn vùng Nam Bộ qua các tác phẩm
như “Chúa tàu kim quy”, “Con nhà nghèo”,…, những thế lực đồng tiền chà đạp lên
nhân cách con người qua “Tiền bạc, bạc tiền”, “Bỏ vợ”, “Bỏ chồng”… Bên cạnh đó,
những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cịn phản ánh đời sống văn hố ở nơng thơn Nam Bộ
qua các tác phẩm như “Cay đắng mùi đời”, “Con nhà nghèo”, “Cha con nghĩa nặng”.
Nhìn chung, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đã ảnh hưởng nhiều đến việc sáng tác
của Hồ Biểu Chánh. Qua tác phẩm của ơng, người đọc có thể thấy được được hồn cảnh
lịch sử, khung cảnh xã hội và đời sống con người Nam Bộ lúc bấy giờ.

1.1.2

Sơ lược về tình hình văn học
 Văn học giai đoạn 1900 - 1930

Từ những ảnh hưởng của kinh tế, xã hội, chính trị, văn học cũng có nhiều thay đổi.
Hai địa bàn thành thị và nông thôn xuất hiện hai nền văn học khác nhau. Bên cạnh
các nhà nho là lực lượng sáng tác chủ yếu trước đây, bây giờ còn xuất hiện những lực
lượng sáng tác mới: những người làm báo, trong đó có cả những nhà cựu học viết bằng
chữ Hán. Dần dần bằng con đường dịch thuật, phỏng tác một số người viết báo chuyển
sang viết truyện ngắn, viết kịch đáp ứng những địi hỏi của cơng chúng thành thị. Hai lớp
lực lượng sáng tác đó khác hẳn nhau về quan niệm văn học, về mục đích sáng tác, về
phương pháp sáng tác, về tiêu chuẩn thẩm mĩ.

Văn học thành thị thay cho văn học nơng thơn, người trí thức tân học thay cho nhà
nho làm chủ văn đàn. Những sự thay đổi đó xảy ra khơng giống như sự thay đổi trong
quân sự, chính trị: đấu tranh - tiêu diệt - thay thế, mà trải qua một cuộc cạnh tranh âm
Trang 12


thầm, lặng lẽ. Văn học cũ cố gắng cách tân, thích ứng nhưng vẫn khơng đáp ứng nổi nhu
cầu của xã hội. Văn học mới còn nghèo nàn về nội dung, nghệ thuật cịn chưa được hồn
thiện nhưng dưới sự phát triển của thành thị nó lại có sức mạnh dồn nền văn học cũ vào
con đường khơng lối thốt đến khi nó mất hẳn.
Nhìn chung, văn học giai đoạn 1900 -1930 là giai đoạn văn học có tính chất giao
thời. Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song của hai nền văn học cũ
và mới. Ở giai đoạn này, văn học cũ tuy đã ở tên đã suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí
đáng kể, vẫn cịn có tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển văn học của dân tộc.

 Văn học năm 1930 - 1945
“Văn học năm 1930 - 1945 bị chi phối bởi hệ tư tưởng thống trị, tức là hệ tư tưởng
tư sản và hệ tư tưởng phong kiến. Tất nhiên, chính sách văn hố chỉ huy của đế quốc
Pháp và phát xít Nhật cũng khơng kiểm sốt được đến mức tuyệt đối thị trường văn hoá
“tự do”. Mặc khác, văn học Việt Nam 1930 - 1945 cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc đến các
phong trào cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo (nhất là thời kì mặt trận dân chủ). Tác
động của văn học nước ngoài đến các khuynh hướng của văn học thời kì này cũng rất đa
dạng và phức tạp. Chính những điều kiện nói trên đã làm xuất hiện trên đàn văn học
công khai nhiều khuynh hướng, nhiều phong cách đa dạng, phức tạp và ln ln dao
động, chuyển hố” [17, 342].
Trước sự chuyển biến của nền văn học nước ta lúc bấy giờ, Hồ Biểu Chánh đã có
những sự lựa chọn riêng cho con đường nghệ thuật của mình. Ông là một người đa tài và
ông viết rất nhiều thể loại như báo chí, biên khảo, thơ, tiểu thuyết…
Trong thời kì mới ra đời của văn xi quốc ngữ đầu thế kỉ XX, khi mà cả nước còn
bỡ ngỡ với dịng chữ quốc ngữ thì Hồ Biểu Chánh là người đã can đảm, tiên phong mở

đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông đã ra sức tạo dựng và bồi đắp cho nền
tiểu thuyết, đưa nó đến gần hơn với người đọc.

Trang 13


1.2 Nhà văn Hồ Biểu Chánh
1.2.1 Cuộc đời
Hồ Biểu Chánh sinh ngày 1/10/1885 tên thật là Hồ Văn Trung, Biểu Chánh là tự, lại
có bút hiệu là Thứ Tiên. Quê ở làng Bình Thành, tỉnh Gị Cơng.
Cha là Hồ Hữu Tạo làm hương chủ, lại có cơng tranh đấu với làng Bình Xn giành
được 600 mẫu ruộng làm cơng điền cho làng Bình Thành. Gia đình có 12 người con, Hồ
Biểu Chánh là người con thứ năm trong gia đình đơng anh chị em đó. Một người em thứ
năm của ông là Hồ Văn Hiến bút hiệu Viên Hoành là một người viết rất nhiều cho các báo
như Đuốc nhà Nam, Trung lập, Công luận, Đông Pháp thời báo.
Cuộc đời của Hồ Biểu Chánh có thể chia làm ba giai đoạn:
 Thuở thiếu thời (1885 – 1906)
Hồ Biểu Chánh sinh trưởng trong một gia đình nghèo, cuộc sống vơ cùng vất vả và
chịu nhiều thiếu thốn về mọi mặt. Tự thuật về quãng đời lao khổ của mình, Hồ Biểu
Chánh từng viết “còn hai bữa nữa tới ngày ta phải đi, mẹ ta than hết tiền, cha ta mới đi
kiếm người đặng mượn tiền cho ta đi. Ta lo quá, sợ khơng đi được. Bữa chót, đến tối mà
vẫn khơng thấy cha về. Ta than nếu có một đồng bạc thì đủ cho ta đi. Mẹ ta khuyên ta
đừng lo (...) thiệt khuya mẹ ta gói một cặp áo hàng, đi bộ với ta xuống chợ mà cầm. Tiệm
chịu cầm ba đồng. Mẹ ta không chịu, ép ta phải lấy hết rồi đưa ta xuống tàu. Lúc tàu mở
dây mà chạy, ta đứng ngó mẹ ta trên cầu tàu, ta chảy nước mắt...” [19, 13].
 Đời quan lộ (1906 – 1946)
Thời gian này, Hồ Biểu Chánh làm rất nhiều chức quan và đi rất nhiều nơi. Có thời
gian ơng cịn làm cho Pháp. Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh quan niệm rằng “tuy là tay sai
của Pháp, song nếu mình cứ lấy lòng siêng năng ngay thẳng mà làm việc, đừng a dua,
đừng bợ đỡ, phải thì ở, khơng phải thì đi, nói oan dám giận, nói bậy dám cãi, thì phận

mình khỏi hổ, mà thiên hạ lại được nhờ nữa” [19, 14]. Có thể thấy, Hồ Biểu Chánh là
một người ngay thẳng, sống khơng thổ thẹn với lịng mặc dù ông làm việc cho thực dân
Pháp.

Trang 14


Sau đây là một thống kê nhỏ về các chức quan và những nơi mà Hồ Biểu Chánh đã
đến:
- 1906, Hồ Biểu Chánh đậu Ký lục Sối phủ Nam Kì, làm việc tại Dinh Thượng thơ
ở Sài Gịn.
- 1911, ơng bị đổi đi Bạc Liêu.
- 1912, ơng tình nguyện đi tùng sự ở Cà Mau thay cho một đồng liêu. Tám tháng
sau, ông tiếp tục đổi đi Long Xuyên.
- 1918, ông làm tại Gia Định.
- 1920, ông tùng sự tại Văn phịng Thống đốc Nam Kỳ.
- 1921, ơng đậu Tri huyện.
- 1927, Hồ Biểu Chánh được thăng Tri phủ, chủ quận Càng Long.
- 1932, ơng làm chủ Ơ Mơn ( Cần Thơ)
- 1934, ông lại tiếp tục đổi đi Phụng Hiệp.
- 1935, ơng đổi về Sài Gịn.
- 1936, ơng được thăng Đốc phủ sứ.
- 4/8/1941, ông làm Nghị viên Hội đồng Liên bang Đông Dương.
- 26/8/1941, ông làm Nghị viện Hội đồng thành phố Sài Gòn.
- 1942 - 1944, nghị viện Hội đồng Quản trị Sài Gòn Chợ Lớn.
- 1946, ơng làm Cố vấn và Đổng lý Văn phịng.
Có thể thấy con đường sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh có nhiều thay đổi và luân
chuyển nhiều nơi. Khoảng thời gian này và thời hưu trí là thời gian tập trung sáng tác văn
học nhiều nhất của Hồ Biểu Chánh.
Ở mỗi chuyến đi, ơng đều mang trong mình những tâm sự riêng và nó được thể hiện

hầu hết trong các tác phẩm của ơng. Ví dụ trong chuyến đi Bạc Liêu của mình:
“Gượng gạo cùng ai tiếp chén mời
Chia bâu nơng nỗi dạ tơi bời”
(Họa bài “Tiễn biệt”)
Hay chuyến đi Cà Mau với những nỗi niềm ham mê, vui thích
“Ham vui lạc bước đến Cà Mau
Trang 15


Trời biển đâu đâu cũng một màu”
(Họa bài “Hoài hữu”)
Hay vì bất đồng với viên chủ tỉnh mà ơng phải đi Phụng Hiệp
“Cắc cớ ông xanh khéo đặt bày
Hoa về Phụng Hiệp mấy hôm nay”
(Nhậm Phụng Hiệp cảm ngâm)
 Cuối cùng là thời hưu trí (1946-1958)
Thời gian này Hồ Biểu Chánh chán ngán giã biệt chính trường. Chúng tơi nhận thấy
Hồ Biểu Chánh là một nhà văn vô cùng tâm huyết với nghề cầm bút. Ơng có cái lịng u
nghề, yêu văn chương khiến người đọc vô cùng cảm phục. Trong những ngày cuối đời mà
ơng vẫn hết lịng với những cuốn tiểu thuyết của mình “vì niên kỷ đã cao, lại thêm bình
sanh làm việc nhiều, tự nhiên sức khỏe của ta phải suy giảm. Tuy vậy mà trí não ta vẫn
còn sáng, tinh thần ta vẫn còn cao, bởi vậy ta vẫn còn viết tiểu thuyết mạnh mẽ như hồi
ba bốn mươi tuổi.
Hôm nay, viết xong bộ tiểu thuyết thứ 62, nghe trong mình có hơi mệt, ta tính nghỉ
chơi vài tuần cho khỏe rồi sẽ viết tiếp nữa, viết được thêm càng nhiều càng tốt” [19, 31].
Đọc những lời di chúc của ông khiến người đọc xúc động mạnh. Một nhà chuyên viết tiểu
thuyết, sống hết đời vì những cuốn tiểu thuyết của mình như Hồ Biểu Chánh rất khó tìm
trong xã hội trước đây và bây giờ. Đó cũng là một ngun nhân giải thích vì sao những
tác phẩm của Hồ Biểu Chánh luôn dạt dào và chan chứa tình cảm. Với Hồ Biểu Chánh,
tiểu thuyết là tất cả những gì quan trọng nhất trong cuộc đời ông.

Hồ Biểu Chánh mất ngày 4/11/1958 tại tư thất ở Phú Nhuận, hưởng thọ 74 tuổi, an
táng tại Biểu Chánh an tức viên ở xã ThơngTây Hội, quận Gị Vấp, tỉnh Gia Định.
1.2.2 Tác phẩm
Hồ Biểu Chánh là một cây bút đa tài, ông viết rất nhiều thể loại. Ông viết văn, làm
thơ, viết báo, đoản thiên, truyện ngắn… và nổi bật hơn cả là tiểu thuyết. Ông bao quát
được những mảng hiện thực khác nhau ở thành thị và thôn quê Nam Bộ trong những năm
sau đại chiến thế giới thứ nhất, với nhiều hạng người thuộc nhiều tầng lớp và giai cấp xã
Trang 16


×