Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Đối Với Xe Ô Tô Và Hướng Hoàn Thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.16 KB, 43 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014-2015
/XÉT GIẢI THƢỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2015

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ
TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI Ơ TƠ VÀ
HƢỚNG HỒN THIỆN

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014-2015
/XÉT GIẢI THƢỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2015

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ
TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI Ơ TƠ VÀ
HƢỚNG HỒN THIỆN
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ MỸ ĐÍNH


Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Lớp D13LU05, Khoa:Luật
Ngành học: Luật kinh tế

Ngƣời hƣớng dẫn:ThS. Cao Thị Thùy Nhƣ

Nam, Nữ: Nữ
Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 4


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC
BIỆT ĐỐI VỚI Ô TƠ VÀ HƢỚNG HỒN THIỆN
- Sinh viên thực hiện: Lê Thị Mỹ Đính
- Lớp:

D13LU05

Khoa: Luật

Năm thứ: 2


Số năm đào tạo: 4

- Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Cao Thị Thùy Nhƣ
2. Mục tiêu đề tài:
- Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề pháp lý cơ bản về thuế tiêu thụ đặc biệt đối
với ô tô.
- Làm rõ mục tiêu điều tiết của Nhà nƣớc đối với mặt hàng ô tô.
- Làm rõ thực trạng áp dụng quy định pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành đối
với ơ tơ, từ đó đƣa ra tiêu chí đánh giá và tiến hành đánh giá tính hợp lý của những quy
định này.
- Đề xuất những quan điểm nhận thức mới về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ơ tơ
nhằm hồn thiện cơ sở lý luận cho việc ban hành chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nói
chung và chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ơ tơ nói riêng trong thời gian tới.
3. Tính mới và sáng tạo:
Mặc dù pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô đƣợc ban hành vào năm 1995
nhƣng chƣa từng có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này một cách độc lập. Nội dung
đề tài chỉ đƣợc lồng ghép trong những cơng trình nghiên cứu về thuế nói chung và thuế
tiêu thụ đặc biệt nói riêng. Do đó, việc thực hiện một cơng trình nghiên cứu độc lập về
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ơ tơ chính là điểm mới của đề tài.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài là kết quả tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về thuế tiêu
thụ đặc biệt đối với ơ tơ, trong đó nhấn mạnh ở tính hợp lý của việc đánh thuế tiêu thụ
đặc biệt đối với ô tơ; những tồn tại, hạn chế trong q trình áp dụng pháp luật thuế tiêu
thụ đối với ô tô trên thực tế và kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những tồn tại,
hạn chế này, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòngvà khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về thuế tiêu thụ
đặc biệt nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ơ tơ nói riêng, làm phong phú thêm



cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc
biệt ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
sinh viên chuyên ngành Luật trong việc học tập cũng nhƣ nghiên cứu những nội dung
liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt; đồng thời góp phần trang bị thêm kiến thức cho
những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực pháp luật này.
6.Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ
tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ
sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày 08 tháng 4 năm2015
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
Lê Thị Mỹ Đính
Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài:
Sinh viên Lê Thị Mỹ Đính đã nghiên cứu và thể hiện tƣơng đối đầy đủ những nội
dung pháp lý liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô, bao gồm cơ sở lý luận
để Nhà nƣớc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô; những kết quả khả quan đạt đƣợc
trong quá trình áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô trong 20 năm qua
cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng mắc còn tồn đọng trong thời gian này và phƣơng
hƣớng khắc phục. Mặc dù vẫn còn hạn chế trong việc thu thập số liệu thống kê để
chứng minh cho kết quả nghiên cứu nhƣng đề tài vẫn có những đóng góp khoa học
nhất định khi thể hiện thành cơng một lĩnh vực pháp luật tƣơng đối hẹp và mang tính
thời sự trong bối cảnh ngành cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam đang đối mặt với áp lực cạnh
tranh trong quá trình hội nhập.
Ngày 08 tháng 4 năm 2015
Xác nhận của lãnh đạo khoa


Ngƣời hƣớng dẫn

Cao Thị Thùy Nhƣ


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: LÊ THỊ MỸ ĐÍNH
Sinh ngày: 24 tháng 02 năm 1995
Nơi sinh: Tây Sơn, Bình Định
Lớp: D13LU05

Khóa: 2013-2017

Khoa: Luật
Địa chỉ liên hệ: phƣờng Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng
Điện thoại: 01662006516

Email:


II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Luật Kinh tế - Quốc tế

Khoa: Luật

Kết quả xếp loại học tập: 7.70
Sơ lƣợc thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Luật Kinh tế- Quốc tế

Khoa: Luật

Kết quả xếp loại học tập: 6.9
Sơ lƣợc thành tích:
Ngày 08 tháng 04 năm 2015
Xác nhận của lãnh đạo khoa

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký, họ và tên)

thực hiện đề tài

Lê Thị Mỹ Đính


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BAN HÀNH PHÁP LUẬT THUẾ
TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI Ô TÔ ..................................................................... 5
1.1 Khái quát chung về thuế tiêu thụ đặc biệt ............................................................ 5
1.1.1 Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt .......................................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt.................................................................................... 5
1.1.3 Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt ........................................................................................ 8
1.2 Những vấn đề lý luận chung về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô ..................... 9
1.2.1 Những tiêu chí để xác định hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt.......................................................................................................................................................... 9
1.2.1.1 Tính xa xỉ của hàng hóa, dịch vụ ......................................................................... 9
1.2.1.2 Tác hại của hàng hóa, dịch vụ đối với môi trƣờng ............................................ 10
1.2.1.3 Tác hại của hàng hóa, dịch vụ đối với sức khỏe con ngƣời .............................. 10
1.2.1.4 Ảnh hƣởng tiêu cực của hàng hóa, dịch vụ đến trật tự xã hội ........................... 11
1.2.1.5 Điều kiện kinh tế xã hội của đất nƣớc ............................................................... 12
1.2.2 Cơ sở lý luận của việc ban hành pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ơ tơ..... 12
1.2.2.1 Tính xa xỉ của ô tô ............................................................................................. 13
1.2.2.2 Tác hại của ô tô đối với môi trƣờng .................................................................. 13
1.2.2.3 Tác hại của ô tô đối với trật tự xã hội ................................................................ 13
1.2.2.4 Chính sách bảo hộ ngành cơng nghiệp ơ tơ trong nƣớc .................................... 14
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI Ô TÔ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........ 15
2.1 Cơ sở thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô
tô .................................................................................................................................... 15
2.1.1 Thực trạng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô ở Việt Nam hiện nay..... 15
2.1.1.1 Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối
với ô tô ở Việt Nam ....................................................................................................... 15
2.1.1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô .......... 16



2.1.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô trong thời gian
qua........................................................................................................................................................ 23
2.1.2.1 Những kết quả đạt đƣợc trong quá trình áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với ô tô ..................................................................................................................... 23
2.1.2.2 Những hạn chế, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với ô tô .............................................................................................................. 25
2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô
....................................................................................................................................... 27
2.2.1 Siết chặt hàng rào thuế quan và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
thuế....................................................................................................................................................... 27
2.2.2 Giảm thuế ở mức độ nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất
nước ..................................................................................................................................................... 29
2.2.3 Định hướng đổi mới khi nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế thế giới
là miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô ................................................................................. 32
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ gốc

Từ viết tắt

1

Thuế tiêu thụ đặc biệt


Thuế TTĐB

2

Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT

3

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN

4

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN

5

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế XNK


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là nƣớc đang phát triển, do đó việc hoạch định những chiến lƣợc phát
triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật là điều cần thiết. Một trong những chiến lƣợc đó là
chiến lƣợc phát triển ngành cơng nghiệp ơ tơ. Thực tế, từ khi ra đời vào đầu những
năm 90, ngành công nghiệp ô tô luôn đƣợc coi là một trong những ngành trọng điểm
đƣợc tạo mọi thuận lợi cho sự phát triển. Năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết
định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp ơ tơ đến năm 2010, tầm nhìn
đến năm 2020, trong đó đặt ra những chỉ tiêu chủ yếu đối với sản xuất xe nguyên chiếc
và các loại phụ tùng với số lƣợng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nƣớc và xuất khẩu1.
Vừa qua, năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ lại tiếp tục ký Quyết định phê duyệt chiến
lƣợc phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong
đó tiếp tục thể hiện quan điểm khuyến khích phát triển ngành cơng nghiệp này2. Theo
định hƣớng chung để phát triển ngành công nghiệp ô tô, nhà nƣớc tiến hành bảo hộ
nền sản xuất ô tô trong nƣớc ở mức hợp lý, hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành cơng
nghiệp ơ tơ trong nƣớc, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và hƣớng đến xuất khẩu
sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài, tạo điều kiện để ngƣời dân mua đƣợc xe chất
lƣợng cao với mức giá thấp hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm khuyến khích cũng nhƣ những biện pháp cụ thể hỗ
trợ ngành cơng nghiệp ơ tơ phát triển, Nhà nƣớc cịn ban hành nhiều chính sách khác
tác động vào ngành cơng nghiệp ơ tơ, mà theo tác giả thì giữa những chính sách này có
sự mâu thuẫn lẫn nhau. Cụ thể, hiện nay ô tô đang phải chịu khá nhiều loại thuế, phí, lệ
phí ở mức tƣơng đối cao, làm cho giá cả của ô tô nƣớc ta cao hơn rất nhiều so với các
nƣớc trong khu vực. Bên cạnh thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, lệ phí
trƣớc bạ, phí kiểm định… thì một loại thuế khác cũng đang nhận đƣợc rất nhiều sự
quan tâm đó là thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây là loại thuế thể hiện rõ nhất quan điểm của
Nhà nƣớc ta là hạn chế tiêu thụ ô tô, nhằm mục tiêu hạn chế những tác hại mà việc sử
dụng sản phẩm này gây ra cho môi trƣờng và xã hội.
Trong thời gian qua, với chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đƣợc ban hành cũng nhƣ
chính sách quản lý thuế khá hiệu quả, thị trƣờng ô tô đã phát triển theo đúng mục tiêu
của nhà nƣớc, đó là lƣợng tiêu thụ ơ tơ trong nƣớc khơng đáng kể. Song, bên cạnh đó

vẫn tồn tại những điểm hạn chế và bất cập, khi mức thuế cao dẫn đến hiện tƣợng trốn
1

Xem thêm: Quyết định 177/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.
2

Xem thêm: Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến
lƣợc phát triển ngành công nghiệp ơ tơ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.


2

thuế, nhập lậu ô tô, làm cho doanh nghiệp sản xuất ơ tơ trong nƣớc lâm vào tình trạng
bị đe dọa… Đồng thời, chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ô tô mà Nhà nƣớc đặt
ra đến nay vẫn chƣa thực hiện đƣợc và trong tƣơng lai cũng khó có khả năng thực
hiện.
Với thực trạng đang diễn ra và những luồng ý kiến trái chiều giữa Nhà nƣớc, doanh
nghiệp sản xuất ơ tơ và ngƣời tiêu dùng xung quanh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với ô tô và chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nƣớc, tác giả nghiên
cứu và đƣa ra những định hƣớng hợp lý để hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với ô tô trong thời gian sắp tới. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Thực trạng áp
dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ơ tơ và hƣớng hồn thiện”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô đƣợc ban hành vào năm 1995 và do đó
khơng cịn là đề tài mới. Trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng đã có nhiều bài viết
liên quan đến chính sách thuế, phí đối với ơ tơ, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt. Nội
dung các bài viết này chủ yếu cập nhật những quy định pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với ô tô khi pháp luật ban hành hoặc có sự thay đổi.
Trong các giáo trình, tập bài giảng Luật Thuế đƣợc giảng dạy ở các trƣờng đại học,

cao đẳng cũng đề cập đến vấn đề nghiên cứu nhƣ là một phần nội dung của hệ thống
thuế nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng. Tuy nhiên, đây chỉ là tài liệu mang
tính học thuật và chƣa đề cập đến thực trạng áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với ơ tơ trên thực tế.
Về cơng trình nghiên cứu, đã có một số tác giả nghiên cứu về pháp luật thuế tiêu
thụ đặc biệt, trong đó đề cập đến ô tô với tƣ cách là một trong những đối tƣợng chịu
thuế, cụ thể nhƣ sau:
(i) Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt trước xu
hướng hội nhập WTO” của tác giả Phùng Thị Ngọc Thƣ (Trƣờng Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, 2006) nhấn mạnh những thuận lợi và khó khăn khi nƣớc ta gia nhập
WTO dƣới tác động của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó có chính sách thuế
tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu này đƣợc viết theo
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2003 và 2005) trong khi pháp
luật hiện hành đã có nhiều sự thay đổi. Đồng thời, những nội dung liên quan đến ô tô
chỉ là một nội dung rất nhỏ trong tồn bộ cơng trình nghiên cứu.
(ii) Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Thuế tiêu thụ đặc biệt, công cụ pháp lý hữu
hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Hằng (Trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2008) đề cập đến những quy
định của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nhấn mạnh ở vai trò hạn


3

chế tiêu thụ thuốc lá ở Việt Nam bằng công cụ thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơng trình
nghiên cứu trên chỉ phân tích những vấn đề lý luận chung về thuế tiêu thụ đặc biệt để
làm nền tảng nghiên cứu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, còn nội dung về thuế
tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô hầu nhƣ không đƣợc chú trọng.
(iii) Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”
của tác giả Cao Thị Thùy Nhƣ (Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2012)
đề cập đến những quy định pháp luật hiện hành về tất cả các đối tƣợng chịu thuế tiêu

thụ đặc biệt và đi sâu đánh giá tính hợp lý của từng đối tƣợng chịu thuế, trong đó có ơ
tơ. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu khá rộng nên nội dung về ô tô chỉ chiếm một
phần rất nhỏ và do đó chƣa đƣợc nghiên cứu sâu, nhất là những hạn chế, vƣớng mắc
trong quá trình áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô và giải pháp khắc
phục.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác
nhau để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thuế tiêu thụ đặc biệt, nhƣng riêng
đề tài Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ơ tơ thì tác giả khẳng định chƣa có cơng
trình nghiên cứu nào trùng lặp.
3. Mục tiêu đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm hƣớng đến những mục tiêu sau:
- Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề pháp lý cơ bản về thuế tiêu thụ đặc biệt đối
với ô tô.
- Làm rõ mục tiêu điều tiết của Nhà nƣớc đối với mặt hàng ô tô.
- Làm rõ thực trạng áp dụng quy định pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành đối
với ô tơ, từ đó đƣa ra tiêu chí đánh giá và tiến hành đánh giá tính hợp lý của những quy
định này.
- Đề xuất những quan điểm nhận thức mới về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ơ tơ
nhằm hồn thiện cơ sở lý luận cho việc ban hành chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nói
chung và chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ơ tơ nói riêng trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định pháp luật liên quan thuế tiêu
thụ đặc biệt đối với ô tô và thực trạng áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô
tô ở Việt Nam trong thời gian qua.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm những vấn đề sau:
- Những vấn đề lý luận chung về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô
- Các quy định pháp luật liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô


4


- Những thành tựu cũng nhƣ hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật thuế tiêu
thụ đặc biệt đối với ơ tơ.
Phương pháp nghiên cứu: Trong q trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những
phƣơng pháp sau:
+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để làm
rõ những vấn đề lý luận về thuế tiêu thụ đặc biệt nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với ơ tơ nói riêng.
+ Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu pháp luật: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối
với ô tô ở nƣớc ta với pháp luật của một số nƣớc trên thế giới, từ đó rút ra những kinh
nghiệm để hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô ở nƣớc ta.
+ Phƣơng pháp khảo sát, thống kê xã hội học: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
làm rõ tình hình áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô trên thực tế, từ đó
rút ra nhận xét, đánh giá về thực trạng trên.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc bố cục
thành 2 chƣơng với nội dung cơ bản nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc ban hành pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối
với ô tô.
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với ô tô và một số kiến nghị.


5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BAN HÀNH PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU
THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI Ô TÔ
1.1 Khái quát chung về thuế tiêu thụ đặc biệt

1.1.1 Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế là khoản nộp bắt buộc mang tính cƣỡng chế bằng pháp luật mà các cá nhân,
tổ chức phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc3.
Căn cứ vào mục tiêu điều tiết, thuế đƣợc chia thành nhiều loại khác nhau nhƣ: thuế
GTGT, thuế TTĐB, thuế XK-NK, thuế BVMT, thuế TNCN, thuế TNDN… Mỗi loại
thuế có những đặc điểm và vai trò riêng đối với Nhà nƣớc và xã hội. Trong đó, thuế
TTĐB ngày càng đƣợc Nhà nƣớc và cộng đồng quan tâm. Bởi lẽ, trên thị trƣờng ngồi
những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống con ngƣời nhƣ thức ăn, nƣớc uống,
quần áo… thì cịn có những hàng hóa, dich vụ khơng thật sự cần thiết mà có thể nói là
xa xỉ, hoặc thậm chí là việc tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ này có thể ảnh hƣởng
đến mơi trƣờng, sức khỏe nhƣ thuốc lá, rƣợu, bia, dịch vụ vũ trƣờng, casino... Để hạn
chế tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ này và hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng hàng hóa,
dich vụ một cách hợp lý, Nhà nƣớc ban hành thuế TTĐB với mức thuế suất cao. Thuế
TTĐB đƣợc đánh ở ba khâu: khâu sản xuất hàng hóa, khâu nhập khẩu hàng hóa và
khâu kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB.
Có thể rút ra khái niệm thuế TTĐB nhƣ sau: “Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại
thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc
diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh các dich vụ thuộc diện chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt”.4
1.1.2 Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
Thứ nhất, thuế TTĐB là loại thuế gián thu.
Thuế gián thu là loại thuế mà ngƣời nộp thuế và ngƣời chịu thuế không đồng thời
là một. Ngƣời nộp thuế là ngƣời sản xuất hàng hóa hoặc ngƣời kinh doanh dịch vụ
chịu thuế; còn ngƣời chịu thuế là ngƣời tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó, họ mua hàng
hóa, dịch vụ với giá đã bao gồm thuế. Với cơ chế này, ngƣời sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cũng là lúc họ thu hộ thuế gián
thu cho Nhà nƣớc và nộp khoản thuế này vào ngân sách nhà nƣớc, tức là nộp hộ cho

3


Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật thuế, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, tr. 16.
4

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd số 3, tr. 150.


6

ngƣời tiêu dùng. Do đó, thuế gián thu đƣợc cấu thành trong giá bán của hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế.
Là một loại thuế gián thu, thuế TTĐB đƣợc Nhà nƣớc tiến hành thu thuế ngay tại
khâu hình thành nên hàng hóa, dịch vụ thay vì thu vào khâu tiêu dùng. Ví dụ: ơ tơ là
hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB. Cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất, nhập khẩu
ô tô phải nộp thuế TTĐB ngay khi họ sản xuất, nhập khẩu ô tô. Ngƣời tiêu dùng khi
mua ô tô sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc đồng thời với việc thanh tốn tiền
mua ơ tơ cho cơ sở sản xuất, nhập khẩu ô tô.
Thứ hai, thuế TTĐB đánh vào các loại hàng hóa, dịch vụ khơng đƣợc khuyến khích
tiêu dùng.
Ngun nhân hàng hóa, dịch vụ bị đánh thuế TTĐB là do tính xa xỉ, tác hại của
hàng hóa, dịch vụ đến sức khỏe, mơi trƣờng, xã hội hoặc vì những nguyên nhân khác
làm cho hàng hóa, dịch vụ trở nên “đặc biệt” và khơng đƣợc khuyến khích tiêu dùng.
Ví dụ: tàu bay, du thuyền bị đánh thuế TTĐB vì là hàng xa xỉ; thuốc lá bị đánh
thuế TTĐB vì gây hại cho sức khỏe; xăng bị đánh thuế TTĐB vì gây ơ nhiễm mơi
trƣờng; dịch vụ casino bị đánh thuế vì ảnh hƣởng đến trật tự xã hội... Tất cả các loại
hàng hóa, dịch vụ trên đều khơng đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích sử dụng vì những lý
do nhất định.
Mặc dù khơng phải là hàng hóa, dịch vụ bị cấm tiêu dùng nhƣng với mục tiêu hạn
chế tiêu dùng, Nhà nƣớc thƣờng đƣa hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa,
dịch vụ thuộc nhóm đối tƣợng chịu thuế TTĐB vào nhóm ngành nghề kinh doanh có

điều kiện. Khi đó, nhà đầu tƣ muốn đầu tƣ vào những lĩnh vực này thì phải thực hiện
thủ tục đăng ký kinh doanh tƣơng đối phức tạp hơn so với các chủ thể kinh doanh
khác.
Thứ ba, thuế TTĐB có diện đánh thuế hẹp.
Thuế TTĐB khơng đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ lƣu thơng trên thị
trƣờng mà chỉ đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ hoặc có khả năng gây tác
hại nhất định đến sức khỏe ngƣời sử dụng, môi trƣờng, xã hội. Nếu so sánh số lƣợng
các loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, gây tác hại với số lƣợng các loại hàng hóa, dịch vụ
khác thì có thể thấy diện đánh thuế của thuế TTĐB rất hẹp, bởi hàng hóa, dịch vụ xa
xỉ, gây tác hại chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lƣợng hàng hóa, dịch vụ.
Do diện đánh thuế rất hẹp nên Nhà nƣớc sử dụng phƣơng pháp liệt kê khi quy định
đối tƣợng chịu thuế TTĐB. Theo đó, chỉ có 10 nhóm hàng hóa và 6 nhóm dịch vụ
thuộc diện chịu thuế, và các loại hàng hóa, dịch vụ khơng đƣợc liệt kê trong nhóm đối
tƣợng chịu thuế thì đƣơng nhiên khơng phải chịu thuế. Trong khi đó, đối với một số
loại thuế có diện đánh thuế rộng nhƣ thuế GTGT, thuế XK-NK, Nhà nƣớc lại sử dụng


7

phƣơng pháp loại trừ để quy định đối tƣợng chịu thuế, tức là Nhà nƣớc chỉ liệt kê
những loại hàng hóa, dịch vụ nào khơng chịu thuế, và đƣơng nhiên những loại hàng
hóa, dịch vụ khơng đƣợc liệt kê sẽ là đối tƣợng chịu thuế.
Thứ tư, thuế suất thuế TTĐB thƣờng cao hơn thuế suất các loại thuế gián thu khác.
Do thuế TTĐB đánh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng nên thuế
suất của loại thuế này đƣợc quy định cao hơn rất nhiều so với thuế suất của các loại
thuế khác. Nếu thuế GTGT có 3 mức thuế suất 0%, 5% và 10% thì mức thuế suất thuế
TTĐB thấp nhất là 10% (đối với xăng, điều hòa nhiệt độ) và cao nhất là 70% (đối với
vàng mã, hàng mã). Mục đích của việc đánh thuế cao là để nâng giá hàng hóa, dịch vụ
lên cao và khi đó ngƣời dân sẽ cân nhắc khi sử dụng.
Thứ năm, thuế TTĐB chỉ điều tiết một lần trong suốt q trình lƣu thơng hàng hóa,

dịch vụ.
Nếu nhƣ trong thuế GTGT, hàng hóa, dịch vụ chịu sự điều tiết nhiều lần trong suốt
q trình lƣu thơng, thì đối với thuế TTĐB, hàng hóa, dịch vụ chỉ bị điều tiết một lần
duy nhất từ khi hình thành (ở khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh) cho đến khi đến
tay ngƣời tiêu dùng.
Sở dĩ có sự khác biệt này là vì bản chất thuế GTGT là loại thuế chỉ đánh vào phần
giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua mỗi khâu lƣu thơng, khơng đánh trên tồn
bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ, và do đó dù có bị đánh thuế nhiều lần cũng không xảy ra
hiện tƣợng thuế chồng thuế. Trong khi đó, thuế TTĐB đánh vào tồn bộ giá trị của
hàng hóa, dịch vụ khi hàng hóa, dịch vụ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trƣờng Việt
Nam. Do đó, nếu trong q trình lƣu thơng hàng hóa, dịch vụ, Nhà nƣớc lại tiếp tục
đánh thuế TTĐB cũng trên tồn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ đó thì sẽ xuất hiện tình
trạng thuế chồng thuế. Nếu để tránh hiện tƣợng thuế chồng thuế mà quy định rằng chỉ
đánh thuế TTĐB trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, thì việc
thu thuế TTĐB khơng có gì khác biệt so với thuế GTGT. Đồng thời, việc thu thuế nhƣ
vậy không thể hiện đƣợc vai trò cơ bản của thuế TTĐB là hạn chế sản xuất và tiêu
dùng đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, khơng thiết yếu.
Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng thuế TTĐB chỉ đánh một lần duy nhất trong suốt q
trình sản xuất và lƣu thơng của hàng hóa, dịch vụ khi và chỉ khi hàng hóa, dịch vụ này
khơng bị thay đổi bản chất, tính năng. Nếu hàng hóa đã bị thay đổi trở thành một sản
phẩm mới mà sản phẩm này cũng là đối tƣợng chịu thuế TTĐB thì sản phẩm mới này
vẫn phải chịu thuế TTĐB mặc dù trong cấu thành của hàng hóa mới có một phần là
hàng hóa cũ trƣớc đó đã chịu thuế. Lý do Nhà nƣớc đánh thuế TTĐB trong trƣờng hợp
này vì hàng hóa mới tồn tại với tƣ cách là một sản phẩm độc lập, có những đặc tính
tƣơng đối khác với hàng hóa cũ, đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng cụ thể, khác biệt.


8

Ví dụ: sản phẩm rƣợu thuốc, rƣợu hoa quả đƣợc quy định là đối tƣợng chịu thuế

TTĐB mặc dù trong thành phần của nó có rƣợu trắng cũng là một đối tƣợng chịu thuế.
Nhƣng khi nộp thuế TTĐB đối với rƣợu thuốc, rƣợu hoa quả, đối tƣợng nộp thuế sẽ
đƣợc khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với rƣợu trắng.
1.1.3 Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
Là một loại thuế trong hệ thống thuế Việt Nam, thuế TTĐB vừa thực hiện vai trò
cơ bản của một loại thuế vừa thực hiện vai trị riêng của mình, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, thuế TTĐB là công cụ ổn định và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà
nƣớc.
Cũng nhƣ các loại thuế khác, thuế TTĐB góp phần bổ sung nguồn thu cho ngân
sách nhà nƣớc. Mặc dù vai trò này không đƣợc thể hiện rõ nét nhƣ các loại thuế gián
thu khác nhƣ thuế GTGT, thuế XK-NK hay các loại thuế trực thu nhƣ thuế TNDN,
thuế TNCN nhƣng thuế TTĐB cũng góp phần khơng nhỏ trong tổng thu ngân sách
hằng năm, đảm bảo nguồn tài chính cho Nhà nƣớc trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, thuế TTĐB là công cụ để Nhà nƣớc thực hiện mục tiêu điều tiết thu nhập
và định hƣớng tiêu dùng.
Đây là vai trò cơ bản của thuế TTĐB. Với đặc điểm là mức thuế suất cao, thuế
TTĐB sẽ làm cho giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tăng cao. Điều đó
kéo theo những hệ quả sau:
(i) Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng tăng cao thì chỉ có những ngƣời có
thu nhập cao mới có khả năng sử dụng. Thơng qua thuế TTĐB, Nhà nƣớc điều tiết một
phần thu nhập của các chủ thể này vào ngân sách nhà nƣớc nhằm phục vụ cho việc
thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Có thể thấy vai trị này của thuế
TTĐB cũng tƣơng tự nhƣ thuế TNCN, đó là điều tiết một phần thu nhập của những
ngƣời có thu nhập cao, thực hiện cơng bằng xã hội.
(ii) Những loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB hầu hết đều có giá
thành cao do phải chịu thêm một khoản thuế TTĐB với thuế suất cao. Vậy nên khi
ngƣời tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, họ sẽ có sự cân nhắc. Điều này góp phần
hạn chế sự tiêu dùng của ngƣời dân đối với những loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ. Nhƣ
vậy, Nhà nƣớc đã góp phần định hƣớng cho ngƣời dân tiêu dùng một cách hợp lý, tiết

kiệm và hiệu quả.
Tuy nhiên, thuế TTĐB chỉ có mục tiêu hƣớng dẫn tiêu dùng cho ngƣời dân trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia bởi lẽ đây là một loại thuế nội địa. Trong trƣờng hợp hàng
hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB nhƣng đƣợc tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt


9

Nam sẽ không phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật thuế TTĐB. Hay nói cách khác,
vai trị của thuế TTĐB là điều tiết thu nhập và định hƣớng tiêu dùng trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia mà nó đƣợc ban hành.
Thứ ba, thuế TTĐB là công cụ để Nhà nƣớc thực hiện chính sách quản lý và định
hƣớng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Thông qua việc đăng ký, kê khai và nộp thuế, Nhà nƣớc có thể quản lý, định hƣớng
đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB.
Trƣớc hết là quản lý về số lƣợng và năng lực của các cơ sở này để có cơ chế điều
chỉnh hợp lý nhằm đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. Bên cạnh đó, thơng qua việc
đánh thuế TTĐB đẩy giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao, cộng với chế độ miễn, giảm
thuế rất hạn chế, Nhà nƣớc định hƣớng các cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tƣ vào
những lĩnh vực khác có lợi hơn cho nền kinh tế quốc gia, thay vì đầu tƣ kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB.
1.2 Những vấn đề lý luận chung về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô
1.2.1 Những tiêu chí để xác định hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt
1.2.1.1 Tính xa xỉ của hàng hóa, dịch vụ
Xã hội ngày càng phát triển, chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc nâng cao. Con
ngƣời không chỉ quan tâm đến cái ăn, cái mặc mà cịn quan tâm đến nhu cầu vui chơi
giải trí. Đánh vào thực trạng đó, các nhà sản xuất, kinh doanh ngày càng cho ra đời
nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phù hợp với túi tiền của từng tầng lớp. Trong đó,
có những loại hàng hóa, dịch vụ mà chỉ có những ngƣời có thu nhập cao mới có khả

năng tiêu dùng. Các loại hàng hóa, dịch vụ này mang tính chất khơng cần thiết cho
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà có thể nói là xa xỉ, nghĩa là nếu khơng có chúng thì
cũng khơng ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng cuộc sống. Mặt khác, việc sử dụng hàng
hóa, dịch vụ xa xỉ đơi khi khơng phải để phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà là để khẳng
định giá trị bản thân, thể hiện đƣợc cái “tôi” cá nhân. Do đó, Nhà nƣớc đánh thuế
TTĐB đối với những loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ để điều tiết một phần thu nhập của
ngƣời tiêu dùng vào ngân sách nhà nƣớc, đồng thời hƣớng ngƣời dân hạn chế sử dụng
các loại hàng hóa, dịch vụ này.
Khi xem xét tính xa xỉ của hàng hóa, dịch vụ, bên cạnh việc xác định theo chủng
loại thì cũng cần phải xem xét đến chủ thể sử dụng và điều kiện, hoàn cảnh sử dụng
hàng hóa, dịch vụ. Đơi khi cùng một loại hàng hóa, dịch vụ nhƣng trong trƣờng hợp
này đƣợc xem là hành vi tiêu dùng xa xỉ còn trong trƣờng hợp khác lại đƣợc xem là
hành vi tiêu dùng bình thƣờng. Ví dụ: tàu bay và du thuyền là một trong những loại
hàng hóa, dịch vụ xa xỉ chịu thuế TTĐB, bởi so với mức thu nhập trung bình chung


10

của ngƣời dân Việt Nam thì việc sở hữu và sử dụng tàu bay, du thuyền cá nhân đƣợc
xem là một hành vi tiêu dùng xa xỉ, không thiết yếu. Tuy nhiên, cùng là tàu bay, du
thuyền nhƣng nếu chúng đƣợc sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng
hóa, hành khách, khách du lịch đƣợc loại trừ ra khỏi diện chịu thuế, bởi hành vi tiêu
dùng này đã mang một bản chất khác.
1.2.1.2 Tác hại của hàng hóa, dịch vụ đối với mơi trường
Ngồi tính xa xỉ, khả năng gây tác hại đến môi trƣờng sống cũng là một trong
những tiêu chí để xem xét đƣa hàng hóa, dịch vụ vào diện chịu thuế TTĐB. Nhƣ đã
biết, sự phát triển công nghiệp cùng với sự thiếu ý thức trong bảo vệ môi trƣờng sống
đã gây ra nhiều hệ lụy cho môi trƣờng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống. Do đó,
bảo vệ mơi trƣờng đang ngày càng đƣợc quan tâm và trở thành một vấn đề mang tính
tồn cầu. Đây cũng là lẽ đƣơng nhiên vì thiên nhiên đang lên tiếng, thiên tai (động đất,

núi lửa, sóng thần, lũ lụt, hạn hán….) xảy ra ngày càng nhiều, mà những thiên tai này
cũng xuất phát từ hành vi của con ngƣời làm cho hệ sinh thái mất cân bằng, môi
trƣờng ô nhiễm trầm trọng. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt
quan tâm. Bên cạnh pháp luật quốc gia (Luật Bảo vệ môi trƣờng và các văn bản hƣớng
dẫn thi hành), Nhà nƣớc ta đã tham gia nhiều công ƣớc quốc tế liên quan đến vấn đề
bảo vệ môi trƣờng (Nghị định thƣ Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn 1987;
Công ƣớc về bn bán quốc tế các giống lồi động thực vật có nguy cơ bị đe dọa 1973
và một số điều ƣớc quốc tế khác). Mặc dù không phải là công cụ chính nhƣng thuế
TTĐB cũng góp phần bảo vệ mơi trƣờng bằng việc hƣớng dẫn ngƣời dân tiêu dùng
một cách hợp lý, tiết kiệm các loại hàng hóa, dịch vụ gây ơ nhiễm mơi trƣờng.
Ví dụ: Mặc dù các sản phẩm xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp
(reformade component) và các chế phẩm để pha chế xăng là mặt hàng chiến lƣợc,
không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời là nhu cầu thiết
yếu trong sinh hoạt của ngƣời dân nhƣng chúng vẫn bị đánh thuế TTĐB để hạn chế
tiêu dùng, bởi việc sử dụng xăng quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây ơ
nhiễm mơi trƣờng, nhất là mơi trƣờng khơng khí.
1.2.1.3 Tác hại của hàng hóa, dịch vụ đối với sức khỏe con người
Khơng phải hàng hóa, dịch vụ nào xuất hiện, lƣu thơng trên thị trƣờng cũng mang
lại lợi ích. Có những loại hàng hóa khơng những gây tác hại trực tiếp đối với sức khỏe
ngƣời tiêu dùng mà còn ảnh hƣởng đến sức khỏe của những ngƣời xung quanh. Ngƣời
sử dụng thƣờng xuyên các loại hàng hóa này sẽ tăng nguy cơ bệnh tật, sức khỏe ngày
càng yếu kém, kéo theo sức lao động giảm. Điều này làm ảnh hƣởng đến lực lƣợng lao
động, nguồn nhân lực của đất nƣớc. Chính vì vậy mà tác hại của hàng hóa, dịch vụ đối
với sức khỏe trở thành một tiêu chí để xác định đối tƣợng chịu thuế TTĐB, nhằm mục


11

đích hạn chế ngƣời dân tiêu dùng những loại hàng hóa có hại, gián tiếp bảo vệ sức
khỏe chung của cộng đồng. Tuy nhiên, khi xác định đối tƣợng chịu thuế TTĐB theo

tiêu chí này cần xem xét tính hai mặt của chúng. Khơng phải loại hàng hóa, dịch vụ
nào cũng chỉ gây tác hại mà nó cũng có những cơng dụng tích cực nhất định. Vấn đề
đặt ra là Nhà nƣớc phải cân nhắc giữa cơng dụng tích cực và tiêu cực của hàng hóa,
dịch vụ để đƣa ra quyết định phù hợp.
Ví dụ: rƣợu, bia là mặt hàng rất quen thuộc với ngƣời dân Việt Nam. Mặc dù có
một số cơng dụng tích cực nhƣ kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, ngủ sâu, thắt chặt
quan hệ bạn bè, giữ gìn phong tục trong các dịp lễ tết… nhƣng rƣợu, bia cũng có khả
năng gây ra những ảnh hƣởng không nhỏ cho sức khỏe nếu sử dụng quá mức. Tác hại
của rƣợu, bia đã đƣợc thực tiễn chứng minh khá rõ rệt, cụ thể là gây ra các bệnh gan,
tiểu đƣờng, dạ dày, thần kinh, mệt mỏi, thiếu tập trung trong công việc gây ra những
hậu quả đáng tiếc. Do đó, mặc dù khơng phải là loại hàng hóa bị cấm sử dụng nhƣng
Nhà nƣớc khơng khuyến khích ngƣời dân tiêu thụ quá mức rƣợu, bia bằng cách đƣa
mặt hàng này vào diện chịu thuế TTĐB.
1.2.1.4 Ảnh hưởng tiêu cực của hàng hóa, dịch vụ đến trật tự xã hội
Theo triết học Mác - Lênin, tất cả sự vật, hiện tƣợng đều tồn tại trong một thế giới
khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng. Xét ở góc độ gần hơn, hàng hóa,
dịch vụ là những sự vật tồn tại ở thế giới khách quan. Khi chúng đƣợc tiêu dùng thì sẽ
tác động đến những sự vật khác trong mối quan hệ biện chứng. Nếu nó tác động tích
cực thì làm xã hội ngày càng phát triển, ngƣợc lại sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến xã hội.
Là con ngƣời, ai cũng muốn mình sống trong một xã hội lành mạnh, đƣợc sống
thoải mái và an toàn trong xã hội đó. Thế nhƣng hiện nay, tệ nạn xã hội diễn ra ở nƣớc
ta ngày càng tăng, cả về số lƣợng lẫn tính chất phức tạp. Thực trạng này xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do việc sử dụng quá mức một số loại hàng hóa,
dịch vụ.
Ví dụ: sử dụng rƣợu, bia q mức có thể khiến con ngƣời thực hiện một số hành
động q khích nhƣ xung đột, gây rối trật tự cơng cộng, vi phạm quy định về điều
khiển phƣơng tiện giao thơng gây tai nạn. Ngồi ra, một số dịch vụ giải trí khác nhƣ vũ
trƣờng, massage, karaoke, casino, đặt cƣợc... cũng tạo điều kiện cho tệ nạn mại dâm,
ma túy, trộm cắp phát sinh.
Xuất phát từ thực trạng trên, khả năng gây ảnh hƣởng đến trật tự xã hội của hàng

hóa, dịch vụ đã trở thành một tiêu chí quan trọng, đƣợc các quốc gia quan tâm hàng
đầu trong việc xác định đối tƣợng chịu thuế TTĐB. Nhà nƣớc đánh thuế vào các loại
hàng hóa, dịch vụ này để hạn chế tiêu dùng, đảm bảo trật tự xã hội, đồng thời động
viên thu nhập của một bộ phận dân cƣ có thu nhập cao vào ngân sách nhà nƣớc.


12

1.2.1.5 Điều kiện kinh tế xã hội của đất nước
Pháp luật thuế TTĐB ở mỗi quốc gia đều khác nhau. Đối tƣợng chịu thuế cũng có
sự khác nhau, mặc dù có đặc điểm chung là những hàng hóa, dịch vụ không thật sự
cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con ngƣời hoặc có những tác hại nhất
định đến sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng và xã hội. Việc xác định hàng hóa, dịch vụ
nào là xa xỉ, khơng thiết yếu chỉ mang tính tƣơng đối, phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của Nhà nƣớc và điều kiện kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn và thời kì lịch sử của
mỗi quốc gia. Có thể thấy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xếp rƣợu, bia, thuốc
lá, xăng dầu vào nhóm các mặt hàng chịu thuế TTĐB. Ngồi ra, ở Thụy Điển thuế
TTĐB cịn đánh vào một số hàng hóa nhƣ: rác thải, năng lƣợng, sỏi tự nhiên, quảng
cáo. Bên cạnh đó, kim loại quý nhƣ vàng, kim cƣơng, bạch kim, hoạt động gây ô
nhiềm môi trƣờng (ở Pháp); bài mạt chƣợc, đƣờng (ở Malaysia); nữ trang, kim hồng,
đồng hồ, phí bảo hiểm (ở Canada); đồ uống khơng có cồn nhƣ soda, soft drink, nƣớc
trái cây, nƣớc hoa, thảm len (ở Thái Lan) là những hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế
TTĐB theo pháp luật của những quốc gia này. Trong khi đó, khác với pháp luật Việt
Nam, ở những nƣớc này, xe ô tơ khơng phải là hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB.5
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong pháp luật thuế TTĐB ở các quốc gia chủ
yếu xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Nhƣ đã trình bày, thuế
TTĐB là loại thuế đánh vào hành vi tiêu dùng những loại hàng hóa, dịch vụ “đặc biệt”,
và chính điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia nơi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ sẽ góp
phần quyết định tính “đặc biệt” của chúng. Ví dụ: du thuyền cá nhân là loại hàng hóa
xa xỉ chịu thuế TTĐB ở Việt Nam bởi nƣớc ta vẫn còn là một nƣớc đang phát triển,

mức sống ngƣời dân cịn thấp, nhƣng nếu đặt vào hồn cảnh của những nƣớc phát
triển, mức sống ngƣời dân cao thì có thể việc sử dụng du thuyền cá nhân khơng cịn là
hành vi tiêu dùng xa xỉ. Tƣơng tự, dịch vụ kinh doanh karaoke đang là đối tƣợng chịu
thuế TTĐB ở Việt Nam vì nó có khả năng tiềm ẩn tệ nạn mại dâm, ma túy, nhƣng nếu
Nhà nƣớc có biện pháp quản lý tốt hoạt động của các cơ sở kinh doanh karaoke thì đây
khơng cịn là loại dịch vụ ảnh hƣởng đến trật tự xã hội.
1.2.2 Cơ sở lý luận của việc ban hành pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ơ

Từ những tiêu chí chung để xác định một loại hàng hóa, dịch vụ là đối tƣợng chịu
thuế TTĐB nêu trên, có thể xem xét những đặc tính riêng biệt của ơ tơ để phân tích
ngun nhân mà ơ tơ khơng đƣợc khuyến khích tiêu dùng, cụ thể nhƣ sau:

5

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd số 3, tr. 152.


13

1.2.2.1 Tính xa xỉ của ơ tơ
Ở Việt Nam, ơ tô đƣợc xem là mặt hàng đắt tiền. Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê, GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD (tức là khoảng
43.287.660 VNĐ), trong khi giá một chiếc ô tô 4 chỗ ngồi loại trung bình khoảng trên
100 triệu đồng, tức là gấp hơn 2 lần mức thu nhập trung bình chung. Do đó, ơ tơ khơng
phải là mặt hàng dành cho những ngƣời có thu nhập thấp và trung bình mà ngƣời sử
dụng ơ tơ phải là những ngƣời có thu nhập cao trong xã hội. Mặc dù trong điều kiện
hiện nay, thu nhập của ngƣời dân Việt Nam ngày càng tăng, số lƣợng ngƣời sử dụng ô
tô ngày càng nhiều nhƣng nếu so với mặt bằng chung thì việc sở hữu ơ tơ vẫn cịn là
một điều xa xỉ.
Xét về mục đích sở hữu ơ tơ, bên cạnh phục vụ cho nhu cầu công việc, một bộ

phận ngƣời dân có tâm lý sở hữu ơ tơ do sở thích, để hƣởng thụ hoặc thể hiện bản
thân. Nói một cách cơng bằng, việc sở hữu ơ tơ vì bất kỳ mục đích gì cũng khơng phải
là hành vi xấu mà đó là nhu cầu chính đáng của ngƣời dân khi họ có điều kiện và điều
này cũng góp phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi xem xét đƣa một loại hàng hóa
nào đó vào diện chịu thuế TTĐB, chúng ta chỉ xem xét hàng hóa đó có thiết yếu hay
khơng, nếu thiếu nó thì có ảnh hƣởng gì đến cuộc sống hay khơng. Từ những phân tích
trên, có thể kết luận rằng ô tô bị đánh thuế TTĐB do đây là mặt hàng không thiết yếu.
1.2.2.2 Tác hại của ô tô đối với môi trường
Khí thải từ ô tô trong quá trình sử dụng là một trong những nguồn gây ơ nhiễm mơi
trƣờng khơng khí, nhất là ở những thành phố lớn. Thêm vào đó, để sản xuất và hồn
thiện một chiếc ơ tơ phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ sản xuất phụ kiện đến lắp
ráp, mà mỗi cơng đoạn đó đều góp phần làm ơ nhiễm mơi trƣờng. Đó là ngun nhân
ơ tơ khơng đƣợc khuyến khích sử dụng và trở thành đối tƣợng chịu thuế TTĐB. Thực
tế, bất kỳ loại phƣơng tiện giao thông cơ giới nào cũng thải khí gây ơ nhiễm mơi
trƣờng, nhƣng khi xem xét đối tƣợng chịu thuế TTĐB cần cân nhắc thêm tính thiết yếu
của phƣơng tiện giao thơng đó. Xe máy cũng là một phƣơng tiện giao thông gây ô
nhiễm môi trƣờng, thậm chí hơn cả ô tô nhƣng do đây là phƣơng tiện di chuyển chính
của ngƣời dân nên Nhà nƣớc không đƣa xe máy vào diện chịu thuế TTĐB (trừ xe mô
tô trên 125cm3).
1.2.2.3 Tác hại của ô tô đối với trật tự xã hội
Bên cạnh việc gây ơ nhiễm mơi trƣờng, ơ tơ cịn là ngun nhân gây ra tình trạng
ùn tắc giao thơng nghiêm trọng ở các thành phố lớn. Sở dĩ có tình trạng trên là do hệ
thống giao thông đƣờng bộ nƣớc ta còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của
lƣợng phƣơng tiện tham gia giao thông. Đây cũng là một lý do khiến việc sử dụng ô tô
không đƣợc khuyến khích và ơ tơ đƣợc xếp vào diện chịu thuế TTĐB. Nhà nƣớc đánh


14

thuế đối với ô tô nhằm hạn chế ngƣời dân sử dụng ô tô cá nhân, giảm thiểu nạn kẹt xe,

đặc biệt tại các khu vực nội ô thành phố, thị xã vào những giờ cao điểm.
1.2.2.4 Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước
Việt Nam đang là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO và dự kiến sẽ
trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. Điều
này đặt ra những thuận lợi cũng nhƣ thách thức đối với nền kinh tế. Do đó, việc xây
dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật để phù hợp với quá trình hội
nhập là điều tất yếu. Một trong những chiến lƣợc đó là chiến lƣợc phát triển ngành
công nghiệp ô tô trong nƣớc. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô non trẻ của nƣớc ta
vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc cũng nhƣ hƣớng đến xuất khẩu ra
thị trƣờng nƣớc ngoài. Phần lớn lƣợng ô tô đang tiêu thụ trên thị trƣờng Việt Nam
đƣợc nhập khẩu nguyên chiếc từ nƣớc ngoài hoặc nhập khẩu linh kiện từ nƣớc ngoài
để lắp ráp tại Việt Nam. Trƣớc tình hình đó, Nhà nƣớc vẫn quy định ô tô là đối tƣợng
thuộc diện chịu thuế TTĐB để bảo hộ và định hƣớng phát triển ngành công nghiệp ơ tơ
trong nƣớc, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nƣớc ngồi đầu tƣ sản xuất ơ tơ
tại Việt Nam. Nhƣng chính sách bảo hộ này cũng chỉ có thể thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định, bởi các cam kết quốc tế đòi hỏi chúng ta phải dỡ bỏ hàng
rào thuế quan theo lộ trình. Khi đó, doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam sẽ phải cạnh
tranh cơng bằng với các doanh nghiệp nƣớc ngồi. Nếu ngành công nghiệp ô tô nƣớc
ta vẫn không phát triển thì có khả năng sẽ khơng thể đứng vững đƣợc trên thị trƣờng.
Trên đây là những vấn đề lý luận chung về thuế TTĐB đối với ô tô. Trong chƣơng
này, tác giả tập trung làm rõ quan điểm của Nhà nƣớc đối với việc tiêu thụ ô tô ở Việt
Nam, từ đó phân tích ngun nhân ơ tơ đƣợc xếp vào nhóm các loại hàng hóa, dịch vụ
bị hạn chế tiêu dùng. Chƣơng mở đầu này sẽ là nền tảng để triển khai chƣơng tiếp theo
và cũng là chƣơng trọng tâm của đề tài: “Cơ sở thực tiễn của việc hồn thiện pháp luật
thuế TTĐB đối với ơ tơ và một số kiến nghị”.


15

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ
TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI Ô TÔ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1 Cơ sở thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô

2.1.1 Thực trạng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô ở Việt Nam hiện
nay
2.1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với ô tô ở Việt Nam
Luật thuế TTĐB đƣợc ban hành từ năm 1990, nhƣng vào thời điểm này ô tô vẫn
chƣa đƣợc đƣa vào diện chịu thuế. Đến năm 1995, Nhà nƣớc sửa đổi, bổ sung Luật
thuế TTĐB 1990 lần thứ hai (lần đầu vào năm 1993), mặt hàng ô tô dƣới 24 chỗ ngồi
lần đầu tiên đƣợc quy định trong nhóm đối tƣợng chịu thuế. Trong đó, loại ơ tơ bị đánh
thuế TTĐB là ô tô nhập khẩu (kể cả dạng SKD)6. Về mức thuế suất, ô tô loại từ 5 chỗ
ngồi trở xuống thuế suất 100% , ô tô loại từ 6 đến 15 chỗ ngồi thuế suất 60% , ô tô từ
16 đến 24 chỗ ngồi thuế suất 30%. Điều này đã đánh dấu một bƣớc phát triển mạnh mẽ
và khẳng định đƣợc vai trò điều tiết của pháp luật thuế TTĐB, thể hiện chính sách bảo
hộ sản xuất ơ tô trong nƣớc.7
Năm 1998, Quốc hội thông qua Luật thuế TTĐB mới, thay thế Luật thuế TTĐB
năm 1990 và các luật sửa đổi, bổ sung năm 1993, 1995. Luật này đƣợc ban hành có
xem xét đến khả năng ảnh hƣởng đến nền sản xuất trong nƣớc, nhu cầu tiêu dùng của
công chúng và tổng thu ngân sách Nhà nƣớc. Một số loại hàng hóa, dịch vụ mới đƣợc
bổ sung vào diện chịu thuế nhƣ điều hòa nhiệt độ, kinh doanh vũ trƣờng, massage,
karaoke... Tuy nhiên, quy định về thuế TTĐB đối với ô tô vẫn giữ nguyên cả về loại ô
tô bị đánh thuế và mức thuế suất.8
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu của
quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Luật thuế TTĐB năm 1998 đã đƣợc sửa
đổi, bổ sung 2 lần. Lần sửa đổi, bổ sung thứ nhất vào ngày 17/06/2003, lúc này thuế
TTĐB đối với ơ tơ có sự điều chỉnh về thuế suất từng loại ô tô, cụ thể ô tô từ 5 chỗ
ngồi trở xuống thuế suất 80%, ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi trở xuống thuế suất 50%, ô tô
từ 16 đến 24 chỗ ngồi thuế suất 25% 9. Lần sửa đổi, bổ sung thứ hai là vào ngày

6

SKD (Semi-Knocked Down) là loại xe lắp ráp trong nƣớc có một số linh kiện đã đƣợc nội địa hố.

7

Luật số 43-L/CTN của Quốc hội ngày 28/10/1995 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB.

8

Luật thuế TTĐB số 05/1998/QH10 do Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998.

9

Luật số 08/2003/QH11 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3, ngày 17/6/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế TTĐB


16

29/11/2005, lần này thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô lại tiếp tục giảm: ô tô từ 5 chỗ
ngồi trở xuống thuế suất 50%, ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi thuế suất 30%, ô tô từ 16 đến
dƣới 24 chỗ ngồi thuế suất 15%.10
Sau một thời gian áp dụng, Nhà nƣớc nhận thấy cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa
một số quy định pháp luật thuế TTĐB để phù hợp với tình hình mới. Năm 2008, Quốc
hội đã thông qua Luật thuế TTĐB mới thay thế cho các Luật thuế TTĐB trƣớc đây.
Theo đó, thuế TTĐB đối với ô tô đƣợc điều chỉnh lại theo từng loại xe với các mức
thuế suất khác nhau. Ngoài việc sử dụng tiêu chí số chỗ ngồi để quy định mức thuế
suất, Luật thuế TTĐB 2008 còn sử dụng thêm hai tiêu chí là loại nhiên liệu tiêu thụ và
dung tích xi lanh của ơ tơ để tính thuế suất. Mức thuế suất cao nhất là 60% đối với loại

xe ô tơ chở ngƣời từ 9 chỗ trở xuống có dung tích xi lanh trên 3000 cm3 và mức thấp
nhất là 15% áp dụng đối với xe ô tô từ 16 đến dƣới 24 chỗ ngồi và xe ô tô vừa chở
ngƣời vừa chở hàng. Riêng đối với các loại ô tô chạy bằng năng lƣợng sinh học, năng
lƣợng điện hoặc kết hợp giữa xăng và các loại năng lƣợng trên (trong đó tỷ trọng xăng
sử dụng khơng q 70% số năng lƣợng sử dụng) đƣợc áp dụng mức thuế suất thấp hơn
so với xe cùng loại, bởi các loại ô tô này khi sử dụng không tiêu tốn nhiều xăng và ít
gây ơ nhiễm mơi trƣờng.11
Năm 2014, Luật thuế TTĐB 2008 đƣợc sửa đổi, bổ sung. Lần sửa đổi này chủ yếu
điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến hai đối tƣợng chịu thuế là xăng và tàu bay, du
thuyền, đồng thời điều chỉnh mức thuế suất áp dụng đối với một số đối tƣợng chịu thuế
khác. Tuy nhiên, quy định đối với mặt hàng ơ tơ khơng có sự thay đổi.12
Nhìn chung, thuế TTĐB đối với ơ tơ đã đƣợc ban hành và áp dụng qua 20 năm và
đƣợc sửa đổi, bổ sung ba lần vào các năm 2003, 2005 và 2008. Qua mỗi lần sửa đổi,
bổ sung, pháp luật thuế TTĐB đối với ô tô đƣợc điều chỉnh một cách tƣơng đối hợp lý,
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, định hƣớng sản xuất và tiêu dùng trong nƣớc.
2.1.1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô
Đối tượng chịu thuế
Xe ô tô xếp vào diện chịu thuế TTĐB theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật
thuế TTĐB 2008, bao gồm các loại xe ô tô dƣới 24 chỗ ngồi. Nhƣ vậy, thuế TTĐB với
bản chất là loại thuế đánh vào hàng hóa xa xỉ không đánh vào tất cả các loại ô tô đang

10

Luật số 57/2005/QH11 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8, ngày 29/11/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế TTĐB và luật thuế GTGT.
11
12

Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII , kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 28/11/2008.


Luật số 70/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế TTĐB.


17

lƣu thông trên thị trƣờng mà chỉ đánh vào các loại xe ô tô dƣới 24 chỗ ngồi, tức là xe ô
tô loại nhỏ, chủ yếu sử dụng làm phƣơng tiện di chuyển cá nhân.
Mặc dù theo nguyên tắc, thuế TTĐB chỉ đánh trên xe ô tô cá nhân, nhƣng trƣớc
thực trạng một số chủ xe ô tô con từ 5 đến 7 chỗ ngồi cố tình thay đổi diện mạo xe
thành xe tải van để tránh thuế TTĐB nên Nhà nƣớc quy định các loại xe ô tô vừa chở
ngƣời, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa
khoang chở ngƣời và khoang chở hàng cũng là đối tƣợng chịu thuế TTĐB.
Tuy nhiên, xe ô tô dƣới 24 chỗ ngồi sẽ đƣợc loại trừ ra khỏi diện chịu thuế TTĐB
trong một số trƣờng hợp sau:
(i) Ơ tơ đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài; đƣợc vận chuyển quá cảnh hoặc mƣợn
đƣờng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc chuyển khẩu theo quy định pháp luật.
Nhƣ đã trình bày, thuế TTĐB chỉ đánh trên một số loại hàng hóa, dịch vụ đƣợc tiêu
dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, nếu ô tô đƣợc sản xuất tại Việt Nam nhƣng xuất
khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài để tiêu dùng ở nƣớc ngồi thì sẽ khơng thuộc đối tƣợng
chịu thuế TTĐB.
(ii) Ô tô nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ khơng hồn lại; q tặng cho
cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Trong trƣờng hợp này, do việc sử dụng ô tô không mang bản chất là hành vi tiêu
dùng cá nhân nên nếu đánh thuế TTĐB sẽ khơng phù hợp. Thêm vào đó, chủ thể sử
dụng ô tô trong trƣờng hợp này là Nhà nƣớc, do đó nếu đánh thuế TTĐB thì Nhà nƣớc
sẽ là ngƣời chịu thuế. Thay vì lấy tiền từ ngân sách nhà nƣớc để nộp lại vào ngân sách
nhà nƣớc, pháp luật thuế TTĐB quy định ô tô trong trƣờng hợp này đƣợc loại ra khỏi
diện chịu thuế.

(iii) Ơ tơ đƣợc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không
phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển lãm
thƣơng mại, trƣng bày, giới thiệu sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng hoặc thực hiện một số
hoạt động kinh doanh khác, Nhà nƣớc cho phép nhà sản xuất ô tô đƣợc kinh doanh tạm
nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong một thời hạn nhất định. Trong thời hạn
này, ô tô không phải kê khai, nộp thuế TTĐB. Tuy nhiên, nếu sau đó ơ tơ khơng tái
xuất khẩu ra nƣớc ngoài mà tiêu thụ trên thị trƣờng Việt Nam thì vẫn phải chịu thuế
TTĐB.


×