Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế cây dứa của HUYỆN QUỲNH lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quỳnh Lưu là huyện nằm ở địa đầu xứ Nghệ,có vị thế quan trọng trong
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Nghệ An. Những năm gần đây, huyện đã có
những bước phát triển mới theo hướng cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa, đời sống
tinh thần, vật chất của người dân không ngừng được nâng cao, cải thiện. Tuy
nhiên, trong cơ cấu kinh tế của huyện Quỳnh Lưu, sản xuất nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng cao khoảng 52,24% tổng sản xuất kinh tế. Nơng nghiệp có vị trí
quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là ngành sản xuất vật chất chủ yếu
cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập,
thị trường quốc tế có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông sản ngày càng
nhiều, nhưng để sản xuất ra một mặt hàng nông nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu
thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao đang là vấn đề cần được sự quan tâm
của nhiều doanh nghiệp, cá nhân. Do đó, tuy huyện có nhiều tiềm năng để phát
triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng cần phải có sự đầu
nghiên cứu kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên, thị trường, đánh giá thích nghi sinh
thái, đánh giá kinh tế của loại cây định trồng...
Quỳnh Lưu là một huyện có diện tích vùng gị đồi, đồi tương đối lớn 34
869,7 ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây dứa.
Dứa vừa là cây ăn quả, vừa là thuốc chữa bệnh, có tác dụng làm đẹp cho
chị em phụ nữ, đặc biệt đây là nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến sản
phẩm từ hoa quả nói chung và từ dứa để xuất khẩu nói riêng. Đây là một loại
quả có đặc tính mát, có thể được chế biến trong một số món ăn để tạo hương vị
đặc trưng. Cây dứa có đặc điểm khơng kén đất, được trồng chủ yếu ở đất đồi
dốc, dễ chăm sóc, dễ thốt nước và có khả năng chịu hạn, chịu phèn. Thực tế
cho thấy, nhiều mơ hình trồng dứa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần


nâng cao năng lực sản xuất và thúc đẩy xóa đói giảm nghèo giải quyết việc làm,

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 1

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho bà con nông dân khu vực nông thôn
vùng đồi, núi như một số xã ở huyện Quỳnh Lưu như: Tân Thắng, Quỳnh
Thắng, Quỳnh Châu...Dứa chính là cây hàng hóa, cây chủ lực của bà con nơng
dân huyện nhà. Hiện nay Quỳnh Lưu có 5 xã trồng đại trà dứa với trên 600
ha, Vì vậy, có thể nói phát triển sản xuất dứa là một xu hướng tất yếu khách
quan, phù hợp với lợi thế về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của vùng cũng như
đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, sản xuất dứa trên địa bàn
huyện mặc dù có đem lại hiệu quả kinh tế nhưng chưa tương xứng với tiềm năng
của vùng do cịn gặp những khó khăn, vướng mắc về vốn đầu tư, trình độ thâm
canh, hợp đồng tiêu thụ… Từ đó đặt ra yêu cầu địa phương cần phải thường
xuyên rà soát, đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất dứa để làm cơ sở đề xuất
các giải pháp nhằm sản xuất dứa có hiệu quả hơn. Đây cũng là một cơ hội để tôi
thử sức với việc nghiên cứu khoa học chuyên ngành, đồng thời hiểu rõ thêm nơi
mình sinh sống, nâng cao hiểu biết, trách nhiệm bản thân đối với công cuộc xây
dựng quê hương giàu đẹp.
Đây là lí do tơi chọn đề tài: "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY
DỨA CỦA HUYỆN QUỲNH LƯU” để làm bài tập lớn.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Quỳnh Lưu kết hợp tìm
hiểu cây dứa qua đó góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả
kinh tế. Phân tích thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất dứa ở
huyện Quỳnh Lưu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản
xuất dứa. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
và phát triển sản xuất dứa tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Quỳnh Lưu.

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 2

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

- Tìm hiểu các giống dứa đang được trồng ở huyện Quỳnh Lưu và đặc
tính sinh thái của chúng.
- Nghiên cứu tình hình trồng dứa huyện Quỳnh Lưu và chỉ ra những mơ
hình ni tơm cho hiệu quả kinh tế cao.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dứa và những khó khăn trong trồng và
tiêu thụ dứa tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp phát triển nghề trồng dứa ở Quỳnh Lưu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề có liên quan đến q trình trồng và

kinh doanh dứa của huyện Quỳnh Lưu.
- Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu 3 xã Quỳnh Châu,
Quỳnh Thắng, Tân Thắng.
- Thời gian nhiên cứu: đề tài nghiên cứu sử dụng những tài liệu từ năm
2002 ch đến nay.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1 .Quan điểm hệ thống
Coi huyện Quỳnh Lưu là một hệ thống mở. Trong đó cấu trúc đứng là các
hợp phần tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sơng ngịi, sinh vật và các hợp
phần kinh tế xã hội: dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất – kĩ thuật; Cấu
trúc ngang là các đơn vị lãnh thổ theo đơn vị hành chính; Cấu trúc chức năng là
đường lối chính sách, sự giám sát, chỉ đạo của các tổ chức của các cơ quan có
thẩm quyền như UBND xã, UBND huyện tác động đến việc phát triển trồng dứa
của địa bàn được nghiên cứu. Mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong đó
có nghề trồng và kinh doanh dứa của Huyện đều phải chịu sự tác động qua lại
của các yếu tố cấu trúc nội hệ thống và các yếu tố ngoại hệ thống (như thị
trường, chủ trương chính sách của Nhà nước…). Do vậy, xem xét các đối tượng
địa lí mà đề tài nghiên cứu theo quan điểm hệ thống là cần thiết.
5.2. Quan điểm thực tiễn
Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 3

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN


Thực tiễn là thước đo đúng sai của mọi giả thiết khoa học; là tiêu chuẩn,
cơ sở khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề khoa học và kết quả nghiên cứu lại
đươc ứng dụng vào thực tiễn. Quan điểm nỳ được vận dụng trong quá trình
nghiên cứu trên thực tế những điều kiện địa lý sẽ tác động đến quá trình hình
thành và phát triển vùng dứa nguyên liệu. Những xã có nhiều diện tích đồi, gị
đồi thì trồng được nhiều dứa. Những giải pháp đề xuất kiến nghị của đề tài đều
dựa trên cơ sở thực tiễn, góp phần hồn thiện những vấn đề còn thiếu và yếu của
thực tiến trồng và tiêu thụ dứa ở huyện Quỳnh Lưu.
5.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là việc khai thác, sử dụng điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên nhằm thực hiện phát triển kinh tế xã hội của hiện tại nhưng
không làm tổn hại đến sự phát triển của tương lai. Do vậy khi xem xét sự thay
đổi của một loại hình sản xuất hay đối tượng sản xuất phải dựa trên quan điểm
phát triển bền vững. Việc khai thác tiềm năng của mỗi vùng là yêu cầu của sản
xuất tuy nhiên phải khai thác như thế nào, sử dụng như thế nào để vừa đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất, vừa bảo vệ, tái tạo được tự nhiên, giữ cân bằng sinh thái.
Quan điểm phát triển bền vững đặt ra yêu cầu con người trong quá trình sản xuất
phải tơn trọng tự nhiên, có nghĩa vụ trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên. Trên quan điểm đó mà đề tài có nhiệm vụ là tìm ra giải pháp nhằm đưa
vùng nguyên liệu dứa phát triển đạt hiệu quả cao nhất nhưng đồng thời bảo vệ
được tự nhiên và môi trường.
5.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mọi sự vật phát triển đều có quá khứ, hiện tại và tương lai. Nên khi
nghiên cứu mọi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động tới quy hoạch
phát triển vùng nguyên liệu dứa ở huyện Quỳnh Lưu thì phải đặt ra yêu cầu xem
xét các đặc điểm địa lí trong bối cảnh quá khứ, hiện tại và sự thay đổi trong
tương lai. Để nghề trồng dứa ở Quỳnh Lưu có hiệu quả lâu dài cần phải xem xét
cả những tác động của các yếu tố môi trường và thị trường trong tương lai. Sự

Lớp: 54K12-QLTN&MT


Trang 4

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

phát triển các vùng dứa nguyên liệu phải đặt ra trong điều kiện nền kinh tế địa
phương đang có sự chuyển đổi về cơ cấu cây trồng, vật ni thì mới thấy được
hiệu quả của việc lựa chọn mơ hình sản xuất và giống mới vào sản xuất sẽ cho
hiệu quả cao như thế nào?
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp nghiên cứu cơ bản, có ý nghĩa thiết thực trong
khoa học địa lí. Vì mọi vấn đề nghiên cứu cần được xem xét trên thực tế, cả
những điều kiện cho sự hình thành, quá trình phát triển, và những vấn đề nảy
sinh, là tài liệu sống cho đề tài. Kết quả của nghiên cứu thực địa là tư liệu rất
quan trọng của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tơi đã trực tiếp đến tìm hiểu một số địa
bàn đại diện cho quá trình sản xuất dứa tồn huyện (xóm 2,3 xã Quỳnh Thắng,
xã Tân Thắng), các cơ quan, ban ngành liên quan (nhà máy chế biến dứa xuất
khẩu xã Quỳnh Châu của Công Ty Cổ Phần thực phẩm Nghệ An) để thu thập ý
kiến, thông tin, tài liệu cho đề tài. Đồng thời tôi cũng đã gặp trực tiếp những
người nơng dân có kinh nghiệm sản xuất, những kỹ sư nông nghiệp về các vấn
đề trong quá trình sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu dứa để đưa ra giải pháp
thích hợp.
6.2. Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu và xử lý thông tin.

Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp thống kê, thu thập tài liệu rất
quan trọng. Các nguồn tài liệu đươc thu thập từ các cơng trình nghiên cứu, các
dự án đã nghiệm thu, các báo cáo định kỳ hàng năm, các tạp chí, sách báo liên
quan, các số liệu, tài liệu sử dụng trong đề tài. Các tài liệu tôi thu thập được từ
các phòng ban của huyện Quỳnh Lưu như phòng nơng nghiệp, phịng thống kê,
phịng tài ngun…
Sau khi đã thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích của đề tài, tôi
tiến hành xử lý thông tin bằng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh,
nhằm rút ra các thông tin cần thiết. Thông tin khi đã qua xử lý sẽ phản ánh được
Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 5

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

nội dung của vấn đề, xác định được những tiềm năng của địa phương, đặc điểm,
đặc thù địa phương… từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị hợp lý và có tính
thiết thực và hợp lý nhất cho vấn đề nghiên cứu.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp thu thập một cách rộng rãi các ý kiến của các
chuyên gia của các nhà kỹ thuật về các lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công
nghệ môi trường…Đồng thời tham khảo kinh nghiệm của một số bà con nông
dân làm ăn giỏi của các địa phương để làm căn cứ cho luận văn nhằm đưa ra các
kết quả một cách xác đáng có căn cứ khoa học và thực tiễn đồng thời làm cơ sở
cho việc đề xuất đưa ra các giải pháp.

6.4. Phương pháp bản đồ.
Bản đồ tạo điều kiện thuận lợi để xác định rõ đối tượng nghiên cứu. “ Mọi
khoa học địa lý đều xuất phát từ bản đồ và kết thúc ở bản đồ”. Nhận định trên
cho thấy ý nghĩa to lớn của phương pháp này trong công tác nghiên cứu khoa
học địa lý, đặc biệt đối tượng nghiên cứu ở đây đặt trong một lãnh thổ cụ thể nên
đòi hỏi tính trực quan, minh họa. Bản đồ cũng tạo thuận lợi để định vị các đối
tượng nghiên cứu cũng như minh hoạ cụ thể cho những đề xuất đưa ra. Đối với
nghiên cứu địa lý địa phương, bản đồ là phương pháp đặc biệt cần thiết.
Trong đề tài đã sự dụng một số bản đồ phục vụ quá trình nghiên cứu như :
Bản đồ kinh tế huyện Quỳnh Lưu.
Bản đồ quy hoạch đất nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu.
Bản đồ quy hoạch vùng dứa nguyên liệu huyện Quỳnh Lưu.
Bản đồ quy hoạch đất trồng dứa và đề xuất mở rộng diện tích ở một số xã
vùng gị đồi.
6.5. Phương pháp thu thập số liệu PRA
PRA là phương pháp đánh giá nông thơn có sự tham gia của người dân,
trong thực tế, PRA đã được áp dụng hiệu quả ở nhiều nơi, là một phương pháp
tiếp cận cộng đồng hợp lý, xác định được vấn đề mà cộng đồng cần giải quyết
để mang lại lợi ích xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, điều mà các phương
Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 6

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN


thức tiếp cận cộng đồng theo hình thức áp đặt khơng làm được. Tài liệu này
cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản về PRA như khái niệm PRA, đặc
điểm của PRA, phạm vi áp dụng của PRA… đồng thời giới thiệu các công cụ và
kế hoạch thực hiện để áp dụng PRA một cách hiệu quả.
Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp PRA với mẫu phiếu( phần phụ
lục) để thu thập số liệu từ 20 hộ gia đình thuộc 2 xã Quỳnh Thắng và Tân Thắng
về một số vấn đề:
- Thông tin chung về chủ hộ: họ tên, địa chỉ, trình độ học vấn, cơng việc
chính, trồng giống dứa gì,…
- Tình hình sử dụng đất của hộ
- Tình hình vay và sử dụng vốn cho ản xuất dứa của hộ
- Công cụ sản xuất chủ yêú và phương tiện sinh hoạt của hộ
- Chi phí sản xuất của hộ: làm đất, cây giống, chăm sóc, phân, đạm…
- Kết quả sản xuất của hộ
- Tiêu dùng của hộ
- Hình thức chế biến và tiêu thụ dứa
7. Bố cục và dung lượng đề tài
Ngồi mục lục, phụ lục đề tài gồm có 9 biểu đồ, 4 ảnh tư liệu, 12 bảng số
liệu. Tổng cộng có 71 trang đánh máy. Phần nội dung chính gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đánh giá hiệu quả kinh tế cảnh
quan cây dứa.
- Chương 2: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Quỳnh
Lưu.
- Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dứa tại huyện Quỳnh Lưu.
- Chương 4: Những giải pháp nhằm phát triển vùng sản xuất dứa tại
huyện Quỳnh Lưu.

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 7


SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CẢNH QUAN CÂY DỨA
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về cảnh quan
Một số quan niệm của các nhà cảnh quan học trên thế giới
Bergo: Cảnh quan địa lý là một tập hay nhóm các sự vật, hiện tượng,
trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động
vật cũng như hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một hệ thống nhất
hòa hợp, lặp đi lặp lại một cách điển hình trên đới nhất định nào đó của trái đất.
AG Ixatsenko: cảnh quan là một địa tổng thể thống nhất về mặt phát sinh,
đồng nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới,
bao gồm đặc trưng của hệ địa liên kết bậc thấp.
X.V Kalenik: cảnh quan địa lí là một bộ phận Trái Đất, về mặt định tính,
khác hẳn với các bộ phận khác, được bao bọc bởi ranh giới tự nhiên và là tập
hợp các đối tượng, hiện tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật và thống
nhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển hình trên khơng gian rộng
lớn và có quan hệ không tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lý.
Như vậy: cảnh quan là địa tổng thể được tạo nên bởi sự tác động tương
hỗ, có quy luật của các nhân tố tự nhiên và tác động của con người.
1.1.2. Các nhân tố thành tạo cảnh quan
Nền rắn của cảnh quan: mỗi cảnh quan có một nền địa chất đồng nhất về

cấu trúc địa chất, thành phần nham thạch và thế nằm của đá. Nền địa chất trong
thành tạo cảnh quan thành những đơn vị hình thái. Sự biến động, diễn biến phức
tạp của địa hình, nham thạch, đá mẹ và q trình hình thành thổ nhưỡng.
Khí hậu: những đặc trưng khí hậu với đặc điểm vị trí, sự phân hóa địa
hình thể hiện rõ nét đăc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của cảnh quan nước ta,

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 8

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

các quá trình trao đổi vật chất năng lượng trong cảnh quan sẽ có những đặc
trưng của khí hậu bao trùm lên đó.
Thủy văn: các quá trình thủy văn tham gia vào quá trình trao đổi vật chất
năng lượng giữa các lớp. Loại cảnh quan và trên tồn hệ thống, nó đảm bảo sự
cân bằng năng lượng và vật chất của hệ thống đó làm ch hệ thống đó có
nhwangx đặc trưng riêng. Trong chừng mực nào đó, về lâu dài q trình này có
thể thay đổi các loại cảnh quan.
Thổ nhưỡng: đất là nhân tố thể hiện rõ tương tác giữa nhân tố địa đới và
phi điạ đới. Đặc điểm phân hóa thổ nhưỡng được xem xét trong việc phân chia
các cấp phân vị trong hệ thống cảnh quan, đặc điểm là các loại đất hình thành
trên đá mẹ khác nhau.
Sinh vật: là dấu hiệu phân loại rõ nhất và là nhân tố dễ biến đổi nhất của
cảnh quan. Các kiểu thảm(sinh quần) là hạt nhân của các phụ kiểu cảnh quan.

1.1.3. Đánh giá cảnh quan
Đánh giá cảnh quan: là việc so sánh các địa tổng thể( với sự phân hóa
cảnh quan) với yeu cầu hoạt động sử dụng cảnh quan. Đánh giá cảnh quan có
vai trị quan trọng trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường. là vị trí trung gian giữa điều tra cơ bản và quy hoạch lãnh thổ
Nội dung của việc đánh giá cảnh quan là phục vụ cho các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, nhằm quy hoạch rừng đầu nguồn và các cảnh quan chung.
Các nội dung đánh giá cảnh quan bao gồm:
- Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
- Đánh giá kinh tế cảnh quan
- Đánh giá bền vững môi trường
- Đánh giá bền vững về mặt xã hội
1.1.4. Đánh giá kinh tế cảnh quan
a. Khái niệm:
Đánh giá kinh tế cảnh quan là xác định hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
sử dụng cảnh quan(/ha). Tiến hành bằng những cách khác nhau, trong đó có
Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 9

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

phương pháp phân tích chi phí và lợi ích được sử dụng phổ biến và hiệu quả
nhất. Mỗi chi phí hoạt động cảnh quan và thu lại từ cảnh quan (hệ thống) từ đó
lự chọn sử dụng cảnh quan.

Các chi phí bỏ ra và chi phí thu được đều đưa về tiền tệ, trong đánh giá
cần lưu ý thị trường bền vững và khoảng cách giao thơng, cơ sở hạ tầng để lưu
thơng hàng hóa. Đầu vào bao gồm các thơng tin về chi phí bỏ ra đầu tư cảnh
quan, lợi ích mà các hoạt động sử dụng cảnh quan có thể mang lại. Trong đó cần
lưu ý nhất là tính tốn đầy đủ các chi phí có thể đầu tư và phát sinh trong sử
dungh cảnh quan, đặc biệt chi phí bỏ ra cho việc lưu thơng sản phẩm, lợi ích thu
về tính tất cả các loại thu nhập mà hoạt động sử dụng cảnh quan thu được: sản
phẩm chính, sản phẩm phụ…
Để đạt được hiệu quả cao trong đầu tư hoặc hành động phát triển, các nhà
đầu tư, nhà quản lý thường đứng trước nhiều phương án lựa chọn. Sự lựa chọn
quyết định của các nhà ra chính sách gặp nhiều khó khăn vì phương án đưa ra
thường mang tính chất định tính hay trực quan, dễ tính tốn định lượng. Trong
nơng nghiếp việc lựa chọn cây trồng, vật ni địi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng
giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về, đưa ra được lợi ích ròng của đối tượng sẽ lựa
chọn đưa vào sản xuất hay hiệu quả của việc chi phí đó sẽ dễ thuyết phục nhà
quản lý hay người làm chính sách, đặc biệt là đối với sự ổn ddingj trog sản xuất
và đời sống của người dân.
b. Quy trình đánh giá kinh tế cảnh quan
(1). Lựa chọn phương pháp
(2). Thu thập số liệu phục vụ đánh giá
Để tính tốn hiệu quả kinh tế, địi hỏi phải có các số liệu được thu thập từ
thực tế. Chẳng hạn, để đánh giá hiệu quả sử dụng cảnh quan cho nông
nghiệp( cây trồng), cần điều tra các loại chi phí cho sản xuất và thu nhập từ các
sản phẩm thu hoạch được. Tương tự đối với các dạng sử dụng cảnh quan
khác( xây dựng thủy điện, giao thông…).

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 10


SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

Phương pháp sử dụng để thu thập dữ liệu chủ yếu là khảo sát người dân
bằng các phiếu hỏi kết hợp phương pháp chuyên gia. Đồng thời cần thu thập các
số liệu thứ cấp để đối chiếu, tăng độ tin cậy.
(3). Thực hiện tính tốn theo phương pháp đã lựa chọn
(4). Đưa các giá trị tính tốn về đơn vị cảnh quan
c. Phương pháp đánh giá kinh tế cảnh quan
* Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích:
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích cho phép xác định một chính sách
hay một hoạt động được thực hiện khi và chỉ khi lợi ích của chính sách hay hoạt
động thu về lớn hơn so với chi phí bỏ ra. Trong trường hợp có nhiều chính sách
hay hoạt động đưa ra trong hoàn cảnh nguồn lực có hạn thì chính sách nào có lợi
ích rịng lớn nhất sẽ được lựa chọn.
Đánh giá kinh tế cảnh uan theo phương pháp chi phí- lợi ích được thực
hiện theo các bước sau:
(1) Chọn trục thời gian và chiết khấu
Tùy dạng cảnh quan và loại hình khai thác, sử dụng cảnh quan để chọn
khoảng thời gian (t) thích hợp. đối với loại hình khai thác đất đai để trồng cây
hàng năm thì khoảng thời gian là một năm, đối với cây lâu năm thì t = 1,… n. hệ
số chiết khấu có nhiều loại ( hệ số chiết khấu do vay ưu đãi, hệ số chiết khấu của
các ngân hàng…).
(2). Xác định giá trị hiện thời (PV- Present Value)
PV = Bt – Ct
Trong đó:


(1)

PV: giá trị hiện thời;
Bt: lợi ích năm thứ t;
Ct: chi phí năm thứ t;

Giá trih hiện thời cho phép xác định lợi nhuận tại một năm nào đó. Tuy
nhiên, giá trị này khơng cho phép so sánh hiệu quả đầu tư giữa các năm.

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 11

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

(3). Xác định giá trị hiện tại ròng (NPV- Net Present Value)
Chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại
ròng (Net Present Value). Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời
khi chiết khấu dịng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ
nhất).
Công thức được tôi sử dụng:
NPV =

(2)


Phương án được quyết định là phương án có NPV dương, trong trường
hợp có nhiều phương án lựa chọn thì phương án nào có NPV lớn nhất sẽ là
phương án được ưu tiên để quyết định. Giá trị này có ý nghĩa rất lớn trong nơng
nghiệp khi có nhiều cây trồng cùng thích nghi với một lãnh thổ nhưng chỉ lựa
chọn một vài cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất.
(4). Tỷ suất lợi ích- chi phí (BCR- Cost Benefit Ratio)
Tỷ lệ lợi ích chi phí (R) là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với
tổng giá trị hiện tại của chi phí.
R=

(3)

Tỷ lệ (R) so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Trong trường hợp
này lợi ích được xem là lợi ích thơ, bao gồm cả lợi ích mơi trường và xã hội, cịn
chi phí bao gồm cộng với các chi phí vận hành, bảo dưỡng và thay thế cũng như
các chi phí khác ( chi phí cho mơi trường và xã hội).
Phương án được quyết định là phương án có BCR lớn hơn 1, trong trường
hợp có nhiều phương án khác nhau phải lựa chọn thì phương án được quyết định
là phương án có BCR > 1 và lớn nhất.
1.1.5. Đặc điểm, giá trị, yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây chè
trong cuộc sống và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè
1.1.5.1. Sơ lược về đặc điểm, giá trị của cây dứa.
a. Đặc điểm:

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 12

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN



TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

- Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, được loài người đưa vào trồng trọt cách cây
gần 500 năm, quả màu vàng tươi hấp dẫn. Cho đến nay hầu hết các nước ở
vùng nhiệt đới đều có trồng dứa. Sản lượng dứa trên thế giới tăng lên rất nhanh.
Hằng năm tổng sản lượng trên thế giới đạt trên dưới 3 triệu tấn.
- Dứa là cây ưa hạn, lá có gai hoặc khơng gai, hình ống máng do vậy tận
dụng được lượng nước mưa ít ỏi. Số lá khoảng 70-80, lá già thường héo đi.
Thân ngắn 20 - 40cm .Chiều dài lá tương đối đồng đều , phân bố đều xoè ra bốn
phía thành hoa thị; ở chân lá đặc biệt là lá già có nhiều rễ ký sinh, do vậy thích
hợp với việc phun các loại phân khống lên lá khơng qua bộ rễ phát triển dưới
đất. Lá dày biểu bì nhiều chất sáp cứng. Có khả năng chịu hạn . Số khí khổng là
60 - 70 trên 1mm2 so với 220 ở cây chuối , thể hiện khả năng mất nước thấp ,
mặt khác khí khổng chỉ mở ban đêm khi nhiệt độ thấp , nên lượng nước thốt đi
càng ít .
- Dứa về nguồn gốc là cây ký sinh nên bộ dễ vừa ngắn vừa yếu, nhưng rễ
dứa lại đóng vai trị quan trọng đặc biệt trong việc hút chất dinh dưỡng trên thân,
ở nách một số lá có chồi. Cấu tạo chồi cũng giống thân: có trục giữa, lá, có rễ ký
sinh. Chồi dính với thân bằng một cấu tạo giống như cái mỏ, lắc mạnh có thể
dứt ra khỏi thân. Chồi có đủ các khí quan của một cây mới do vậy thường để
nhân giống tốt hơn hạt.
Quả còn gọi là “phức hợp” vì gồm nhiều quả con, lớn lên từ những hoa
đơn lẻ, cắm trên trục giữa lá thân chính của cây dứa. Mỗi hoa quả con gọi là một
“mắt”, như vậy một quả dứa có tới vài chục đến trăm “mắt”. Trên ngọn quả dứa
là một chồi ngọn, cấu tạo như một chồi tận cùng của thân chính dùng để nhân
giống.

b. Giá trị
Người ta đã mệnh danh cho dứa là “vua của lồi hoa quả” để nói rằng cây
dứa rất được thế giới hâm mộ, có thể vì:
- Giá trị dinh dưỡng cao, thịt giòn, nước ép chua ngọt, ngon miệng,
hương thơm. Hàm lượng dinh dưỡng cao: chứa 12 - 15 % đường trong quả
Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 13

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

(trong đó đường Saccharose chiếm 1/3 ; ngồi ra chủ yếu là đường Glucơzo Và
đường Fructose), Prôtêin chiếm 0,6%, chất xơ thô chiếm 1,75%, axit hữu cơ
0,63%. Trong 100g thịt quả dứa còn chứa 24mg VitaminC; 0,08mg carơte ;
0,08mgB1; 0,02mgB2 ; 0,02mg nikethamicle axit, ngồi ra cịn có các chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể như Canxi, sắt, mangan, vitaminA, vitamin, chất
béo…
Dứa là một trong những món ăn ngon thơm đặc biệt, đem một phần đáng
kể cho con người. Một cốc nước dứa (khongả 150 ml) cung cấp cho cơ thể 100150 calo. Một kilogam quả dứa cho 400-420 calo.
Qua phân tích thành phần một số giống dứa ở ta cho thấy phẩm chất dứa
của ta cũng tương đối tốt.
Chỉ tiêu
Giống

Độ


pH

khó(%)

Đường

Đường

Đường tổng

Đường /

khử ( %)

sacarô( %)

số (%)

axit

Dứa hoa

18,0

3,8

4,19

11,59


16,3

32,0

Sarawak

13,0

4,0

3,2

7,6

11,25

22,9

Dứa ta

11,0

3,9

2,9

6,6

9,2


17,0

Dứa mật

12,0

3,6

3,2

5,7

9,7

16,5

Bảng 1. thành phần một số giống dứa ở ta
- Cây dứa cho sản lượng cao, dễ tiêu thụ, thu được nhiều lời. Cây dứa
sinh trưởng rất nhanh, dễ trồng, sản lượng lại cao. Năng suất bình quân trên thế
giới đạt được 40-50 tấn/ ha. So với những cây trồng khác, cây dứa đem lại thu
nhập trên một đơn vị diện tích khá lớn. Trên thị trường quốc tế nó là mặt hàng
dễ tiêu thụ, nhiều nước yêu cầu nhập dứa: Liên Xô, Đức, Tiệp, Bunragi,
Achentina, Pháp, Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Nhật…
Dứa có giá bán rất cao so với một số hành xuất khẩu khác.
Trên một mảnh đất có ít cây trồng nào đạt được sản lượng cao và thu
nhiều lợi như cây dứa, cho nên cây dứa là một cây có ý nghĩa rất lớn trong nền

Lớp: 54K12-QLTN&MT


Trang 14

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

kinh tế quốc dân và thật sự là một cây có vai trị quan trọng trong ngành sản xuất
cây ăn quả xuất khẩu.
- Dứa là cây trồng lý tưởng cho ngành trồng cây ăn quả. Thân thấp nhỏ,
phiến lá đâm thẳng, thích hợp trồng dày và các thao tác cơ giới hoá, sinh sản tốt,
dễ quản lý ít sâu bệnh. Lượng thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng ít, nên lượng
thuốc lưu lại trên quả ít. Vỏ quả dứa dày tương đối cứng, so với các loại cây
nhiệt đới khác rất dễ vận chuyển và bảo quản .
- Toàn bộ cây dứa đều là nguyên liệu quý, giá trị sử dụng cao. Ngoài ăn
quả tươi, dứa quả chủ yếu sử dụng để chế biến xuất khẩu ,hay chế thành các sản
phẩm mứt quả. 60% phần dư thừa sau chế biến có thể xử dụng sản xuất nước
ép , mật , rượu , axit xitic … Bã dứa sau khi ép có thể sấy khơ thành bột làm
thức ăn gia súc, lá dứa chứa 2-5% loại xơ dài có thể kết hợp với sợi lụa dệt thành
loại vải cao cấp, hoặc dùng để bện thành dây thừng chịu nước, vải bạt trong
công nghiệp, giấy và gỗ ép. Thân dứa có chứa tinh bột, đặc biệt thân già (khoảng
10-15%) phần thân trong lòng đất còn chứa nhiều hơn, làm nguyên liệu sản xuất
rượu, làm môi trường ni cấy tế bào, cũng có thể dùng để ươm chồi non, chồi
quả và chồi nách. Ngoài việc sử dụng làm cây giống, có thể làm thức ăn cho gia
súc .

Hình 1. Cây dứa Queen
1.1.5.2. Những yêu cầu về điều kiện sinh thái.

a. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 15

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

- Nhiệt độ: Trong các yếu tố sinh thái đặc biệt quan trọng là nhiệt. Dứa là
cây ưa nhiệt, nhưng khơng địi hỏi q cao, tốt nhất là nhiệt độ không cao quá
300c và nhiệt độ khơng dưới 150 c. Vì nhiệt độ cao trên 35 -360 c khơng những
khơng có lợi cho tích luỹ chất mà cịn có thể trực tiếp làm cháy vỏ quả, đặc biệt
những giống vỏ mỏng như Cayenne không gai. Do vậy khi nhiệt độ lên quá cao
phải buộc chụm lá lên ngọn che cho quả hoặc phủ cỏ khô . Cịn dưới 20 0c cùng
với mùa khơ ngày ngắn (thường vào mùa đơng ) số mắt sẽ ít, quả bé, năng suất
thấp và độ ngọt giảm . Nhìn chung sinh trưởng của cây dứa sẽ chậm hơn, vòng
đời của nó sẽ dài ra khi dịch chuyển nó xa dần xích đạo.
- Ánh sáng: Là cây địi hỏi nhiều ánh sáng để năng suất cao, tổng số giờ
nắng trung bình năm thích hợp cho cây dứa là 1600- 1700 giờ. Được chiếu sáng
đầy đủ màu quả tươi, bóng đẹp xuất khẩu quả tươi rất tốt. Nhưng nếu lượng bức
xạ quá lớn (khi nhiệt độ lên tới trên 40oc) thì lá sẽ bị cháy vàng hoặc đỏ, do vậy
cần có sự che nắng trong trường hợp này của cây to khác. Nhưng nếu ánh sáng
không đủ quả bé và phẩm chất kém. Người ta đã tính tốn cứ giảm các tia sáng
từ mặt trời đi 20% thì năng suất sẽ giảm 10%.
- Gió: Cây dứa do đặc tính thân thấp nên có khả năng chịu được gió thổi
mạnh. Nhưng do tính chất bộ rễ ngắn và thường trồng trên đất đồi trống nên có

thể chịu dược tốc độ gió tối đa là 30m/s.
- Độ ẩm và chế độ mưa: Cây dứa địi hỏi được trồng ở các vùng có khí
hậu tương đối khô hạn, do vậy phát triển ở những vùng lượng mưa thấp (600 - 1
500 mm/năm) và mùa khô kéo dài nhiều tháng, có thể trồng ở cả những nơi
lượng mưa khoảng 450 – 500 mm/năm . Nếu mỗi tháng lượng mưa từ 80-100
mm thì coi như đủ yêu cầu của cây dứa. Nhờ kết cấu cây dứa mà cây có thể
sống ở những điều kiện độ ẩm trung bình: 80 - 82 0. Cây dứa có khả năng chịu
được khô hạn khá cao. Mặc dù bộ rễ của nó phát triển yếu, nhưng nhờ có cách
sắp xếp của bộ lá và hình dạng cong lịng máng của phiến lá mà lượng nước nhỏ
nhất do lá nhận được cũng được tập trung về gốc cây. Mặt khác về cẩu tạo của
lá dứa: lá có gai, trên có phủ một lớp phẩn (hay sáp) mỏng, lỗ thoát nước lõm
Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 16

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

sâu vào dể các tế báo khác phát triển ra ngoài. Tất cả những đặc điểm này đều
làm cho dứa giảm cường độ thoát hơi nước và tăng cưỡng khả năng chịu hạn.
chính vì vậy trên những vùng đất đổi núi bị hạn nặng trong mùa khơ hanh cây
dứa vẫn có khả năng sống được
Tuy nhiên, mặc dù chỉ địi hỏi lượng nước khơng đều nhưng năng suất phụ
thuộc lớn vào việc thoả mãn yêu cầu về nước của nó. Do bộ rễ yếu và nông nên
khả năng hút nước thấp, việc chống hạn cho dứa có một vai trị đặc biệt quan
trọng để cây sinh trưởng tốt (Có thể bằng các biện pháp thuỷ lợi, phối hợp phủ

cỏ, phủ ni lông chống bốc hơi ) .
b. Điều kiện đất đai:
Cây dứa không kén đất, ưu điểm lớn nhất của cây dứa mà các cây khác
khó có được đó là có thể phát triển ở các vùng hạn, đất xấu, đất bạc màu, khô
cằn. Mặc dù vậy, do đặc tính bộ rễ yếu nên phát triển mạnh trên tầng đất mặt tơi
xốp, thoáng, nhiều dinh dưỡng và đặc biệt thốt nước tốt, khơng trồng dứa ở
vùng tù đọng, ẩm thấp, đất nhiều mùn, dính kết dứa sẽ dễ bị bệnh, kém phát
triển.
Vẫn phải bón phân hữu cơ cho dứa vì đất trồng dứa chủ yếu có thành
phần cơ giới nhẹ, đất nơng thêm vào đó ở vùng nhiệt đới mưa nhiều dễ làm đất
mất kết cấu nếu khơng có một lượng chất hữu cơ nhất định. Do vậy vào khi thu
hoạch thường dùng bừa để nghiền nát thân và lá dứa rồi trộn với đất để cho
hoai, nhằm cải tạo kết cấu đất.
Dứa ít nhu cầu về canxi, do vậy có thể bón cacbonat hạn chế. Nhưng mặt
khác lại có yêu cầu cao với kali để trồng dứa, một đặc tính của dứa là khơng cần
nhiều lân, lân ít có hiệu lực đối với sự phát triển của dứa.
Như vậy, cây dứa rất dễ sinh trưởng ở những vùng đất đồi có bề mặt tơi
xốp, tuy không yêu cầu nhiều về dinh dưỡng nhưng cần phải bổ sung một cách
cân đối và hợp lí để năng suất cao. Điểu kiện tốt nhất cho dứa phát triển là: đất
xốp, nhẹ, có độ dốc 3 – 50 . Sườn đồi thoai thoải, thoát nước dễ dàng (dễ đạt
được chỉ tiêu lý tính). Yêu cầu pH đất từ 4,5-5,50. Tuỳ giống dứa, giống
Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 17

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


BÀI TẬP LỚN

Cayenne chịu sự thay đổi PH tốt hơn, cịn với dứa ta (Spanich) thì phải là đất
chua. Cây dứa sợ các loại đất có phản ứng kiềm. Ngồi ra nó khơng đời hỏi dặc
biệt gì về mặt hóa tính của đất. Người ta đã thấy cấu trúc vật lý thường quan
trọng hơn độ giảu chất khống của đất, vì những đất nghèo dinh dưỡng được
chăm sóc tốt thì dứa vẫn có thể phát triển tốt. Ớ ta phần lớn diện tích đất đai
vùng trung du và vùng núi phù hợp với yêu cẩu của cây dứa.
Do nội dung của đề tài nghiên cứu chủ yếu là giống dứa Cayenne và Queen, vì
vậy, về chi tiết hơn các giống dứa này có những đặc điểm sinh thái sau:
- Giống dứa Cayenne: cây lớn, xoè rộng lá có gai hoặc khơng gai, có chồi
cuống nhưng ít chồi nách, ở chân lá có màu lục nhạt, cuống quả ngắn, hoa màu
cà. Quả to, sinh sống phát triển nhanh, cho sản lượng cao, mắt dứa to và bẹt, khi
chín vỏ màu vàng cam, không xơ, trong màu vàng nhạt, vị ngọt chua, nhiều
nước.
Đối với giống dứa Cayenne, thời gian sinh trưởng dài (20 - 24 tháng), khi ra hoa
đòi hỏi xử lí đúng kĩ thuật do vậy nếu khơng thực hiện tốt sẽ không ra hoa hoặc ra hoa
không đúng vụ, khả năng chống chịu không cao nên dễ bị sâu bệnh, do vậy cần chú ý
cơng tác phịng trừ . Nói chung địi hỏi cao ở khâu chăm sóc.

Hình 2. Người nơng dân xã Quỳnh Thắng chăm sóc cây.
- Giống dứa Queen: Đã được trồng tương đối lâu trên đất đồi thấp hơn
dứa Cayenne, số lượng chồi cuống thường ít phát triển nhưng rất nhiều chồi

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 18

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN



TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

nách, lá ngắn và hẹp, rất nhiều gai cong dạng móc câu, chân lá màu lục hơi đỏ,
cuống quả ngắn màu hoa cà, quả không to bằng giống Cayenne nhưng mắt quả
to hơn, quả hình ống, chóp cụt; khi chín vỏ vàng, trong vàng dịn, vị ngọt không
chua, giống dứa này không kén đất bằng dứa Cayenne, nhiều chồi nên đảm bảo
về nguồn giống.
1.1.5.3. Những yêu cầu về quy trình kỹ thuật sản xuất dứa.
Dưới đây là yêu cầu về quy trình kỹ thuật sản xuất dứa nguyên liệu:
Trồng dứa làm nguyên liệu có nghĩa là phải tiến hành trồng trên diện rộng
với trình độ thâm canh cao , đòi hỏi năng suất cao và chín đồng loạt . Do vậy đặt
ra yêu cầu phải trồng theo đúng kỹ thuật .
-

Chọn đất , làm đất và thiết kế lô trồng :

Chọn vùng đất đồi, độ dốc thấp, đất xốp, nhẹ, khơng lẫn nhiều sỏi đá,
thốt nước tốt, khơng trồng xen với cây khác vì địi nhiều ánh sáng (ở những nơi
hạn thì có thể trồng dưới bóng những cây lớn). Về làm đất phải làm kỹ, và sạch
dễ ngầm, cỏ dại, cày sâu 30 - 40 cm, rạch hàng sâu12 –15 cm để bón phân .
Đối với những vùng đất tương đối bằng phẳng, thiết kế lơ trồng theo băng
hàng kiểu bàn cờ, có các trục chính lớn, nối liền các lơ trồng bằng các đường
nhánh người có thể đi lại, mỗi băng thường trồng kép 2 hàng một, trên mỗi băng
hai hàng cách nhau 40 cm, giữa hai băng hàng nọ cách hàng kia 80 cm, như vậy
1m2 có khoảng 5,5 cây.
Ở vùng địa hình dốc hơn (độ dốc lớn hơn 8 0), thiết kế lơ trồng cần chú ý
hiện tượng xói mịn, do vậy thiết kế theo đường đồng mức có hệ thống ngăn

dịng chảy, có hệ thống trục chính và đường liên hồi, đường nhánh, bề mặt
đường trục chính nghiêng về phía trong dốc một góc 5 - 10

0

để hạn chế chảy

tràn .
-

Chuẩn bị chồi :
Chọn chồi giống đều cho mỗi lô trồng để tiện xử lý ra hoa , do yêu cầu

100% cây dứa chín một lúc do vậy tất cả các chồi phải cùng một chất lượng,

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 19

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

trọng lượng, thường là chồi ngọn hoặc chồi nách, trọng lượng khi trồng khoảng
300 - 350g, trước khi trồng cần bóc các lá ở gốc chồi .
-


Thời vụ trồng :
Dứa sẽ được trồng vào 2 vụ /3 năm . Vụ xuân trồng tháng 2 - tháng 3.

Vụ chính tháng 8 - tháng 10. Vào vụ chính, thời điểm dứa lớn vào tháng 12 tháng 1, nhiệt độ thấp, ngày ngắn là yếu tố kích thích ra hoa và chín vào tháng 5
- tháng 6 .
-

Bón phân, tưới nước, phòng trừ cỏ dại; sâu bệnh :

Do đặc điểm rễ dứa nên phải bón nóng, trực tiếp quanh gốc, khơng bón
nhiều đạm sẽ hạn chế ra hoa, nên bón lót trước khi trồng bằng phân chuồng, bón
thúc nhiều lần vào các thời điểm khi lớn, ra hoa và phát triển quả .
Khơng bón nhiều super lân mà nên băm nát thân lá , trộn đất bón cho
cây .Nhiều nơi trồng dứa không tưới nước nhưng dứa vẫn cần nước để nâng cao
năng suất , giảm thời gian sinh trưởng nên cần có biện pháp tưới cho dứa phòng
trừ cỏ dại để tăng năng suất , do vậy phải diệt cỏ hoặc phủ ni lơng phịng trừ sâu
bệnh: phổ biến sâu bệnh hại dứa là rệp sát, bệnh thối nõn và tuyến trùng. Để
phòng trừ khi trồng phải xử lý chồi giống (nhúng gốc chồi vào dung dịch este
của H2SO4 nồng độ 0,02%), làm sạch cỏ phun thuốc phòng rệp 5-6 tuần/lần.
-

Xử lý ra hoa:
Phải chọn đúng thời điểm (trồng khoảng10 tháng có thể xử lý) có thể

dùng nhiều hố chất kích thích nhưng chủ yếu dùng cacbuacanxi(C 2H2) cịn gọi
là đất đèn, hồ với nước thành dung dịch (1 lít nước 4 - 5 g đất đèn), đổ vào giữa
ngọn, vào ban đêm khi nhiệt độ thấp. Nếu xử lý xong gặp mưa phải xử lý lại, để
ra hoa đều nên xử lý kép 2 lần cách nhau 1 ngày.
-


Thu hoạch và bảo quản:

Trước khi thu hoạch cần chống đổ cho dứa, tỉa bớt chồi nách, giảm kích
thước chồi ngọn, bảo vệ quả dứa khi bức xạ quá cao. Khi vỏ có màu vàng sẫm
và trên năm hàng mắt mở thì thu hoạch, để cuống dài .

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 20

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

Để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu dứa quanh năm, có thể tiến hành
trồng dứa rải vụ, như vậy cần có quy trình trồng và chăm sóc cụ thể hơn .

Hình 3. Thu hoạch dứa ở xã Quỳnh Châu
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất dứa
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ. Hiện nay trên thế giới
cây dứa được trồng hầu hết ở các nước nhiệt đới trong đó các nước châu Á
chiếm trên 60% sản lượng dứa cả thế giới. là loại trái cây nhiệt đới nên việc sản
xuất chỉ tập trung ở một số vùng nhất định, trong khi đó thị trường tiêu dùng dứa
tươi và dứa chế biến lại phân tán ở nhiều nước trên thế giới. Các nước trồng
nhiều là Philippin, Thái Lan, Malaysia, Hawai (Mỹ), Brazil, Meehico, Cuba, Úc,

Nam Phi.
Tình hình sản xuất dứa thế giới kể từ năm 1995 đến nay khá ổn định cả về
diện tích trồng và sản lượng và đồng thời có xu hướng tăng chậm. Trong giai
đoạn 1994- 1998, sản lượng dứa hầu như không, thậm chí có xu hướng giảm
xuống. Từ năm 1997- 2003, sản lượng dứa trên thế giới tăng bình quân
2,42%/năm, cao hơn so với giai đoạn 1990-1996. Đến năm 2003 diện tích dứ

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 21

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

tren toàn thế giới khoảng 781.000 ha, đạt sản lượng 14,7 triệu tấn. Sự bất ổn về
sản xuất dứa trên thế giới chịu ảnh hưởng của các nước sản xuất chính.
So với các nước trên thế giới thì Việt Nam chỉ là nước sản xuất dứa nhỏ.
Sản lượng dứa của Việt Nam chỉ chiếm có 2,4% ản lượng dứa toàn cầu.

Biểu đồ 1. Thể hiện tình hình sản xuất dứa của một số nước trên thế giới.
1.2.1.2. Tình hình xuất khẩu dứa thế giới
Trong tổng sản lượng dứa sản xuất của thế giới có khoảng 60% dùng để
xuất khẩu dưới dạng dứa chế biến và dứa tươi nhưng chủ yếu là dứa chế biến,
trong đó dứa hộp có sản lượng lớn nhất khoảng trên dưới 1 triệu tấn/ năm. Châu
Á là nơi xuất khẩu lớn nhất chiếm khoảng 70% với các cường quốc về dứa như
Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia. Trong giai đoạn vừa qua thị trường

dứa có nhiều biến động. Nhìn chung lượng xuất khẩu các sản phẩm có dứa có xu
hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2%/năm trong giai đoạn
1990-2002. Tuy nhiên tốc độ tăng xuất khẩu dứ thế giới có xu hướng giảm
xuống trong giai đoạn 1997- 2002 chỉ đạt 3,1%, thấp hơn so với giai đoạn 19901996( với bình quân 7,4 %/ năm). Các nước xuất khẩu dứa hộp chủ yếu vẫn là
các nước châu Á như Thái Lan, Philippin, Indonesia. Năm 2002, kim ngạch xuất
khẩu dứa hộp Thái Lan đạt gần 210 triệu USD, Philippin đạt trên 70 triệu USD.

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 22

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

Mấy năm gần đây Trung Quốc nổi lên như một sự cạnh tranh lớn về dứa đối với
các nước xuất khẩu như Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Chính vì vậy, so với
năm 2001, thì lượng xuất khẩu dứa hộp của các nước xuất khẩu chính như Thái
Lan, Philippin giảm mạnh ( khoảng 100.000 tấn) nhưng lượng xuất khẩu của
Trung Quốc vẫn tăng xấp xỉ 2,4 lần, đạt 40.000 tấn. đứng đầu hiện nay vầ xuất
khẩu dứa hộp trên thế giới vẫn là Thái Lan.

Biểu đồ 2. Kim ngạch xuất khẩu dứa trên thế giới
1.2.1.3.

Tình hình tiêu thụ dứa trên thế giới


Theo dự đốn của Tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường
dứa sẽ vẫn tiếp tục ổn định và không bị ảnh hưởng xấu bởi sự suy thối của kinh
tế tồn cầu. Người tiêu dùng rõ ràng là không dễ dàng từ bỏ sự ưa thích được
thưởng thức các loại nước quả, hoa quả nhập khẩu mặc dù họ cần phải hạn chế
mua một số mặt hàng khi đi mua sắm đồ ăn hàng tuần.
Trong năm 2010, doanh số bán dứa tươi tăng nhẹ 3% so với mức tăng 2%
trong 2 năm trước đó. Mức tăng doanh số bán dứa tươi cũng tương đương với

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 23

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

mức tăng của hoa quả nói chung. Trong năm 2010, mức bán dứa tươi đạt 4,2
triệu tấn, chỉ chiếm dưới 4% tổng mức bán rau quả tươi các loại trên toàn cầu.
Mức tiêu thụ dứa tươi bình quân đầu người trên thế giới trong năm 2010 ở
mức 1,8 kg, trong đó Thái Lan có mức tiêu thụ cao nhất là 17kg. Ở Tây Âu mức
tiêu thụ dứa tươi bình quân đầu người chỉ đạt 1,1 kg và Đơng Âu thậm chí cịn
thấp hơn mức này 0,3 kg. Điều đó cho thấy tiềm năng tăng trưởng lớn đối với
mặt hàng dứa (cũng như các loại hoa quả nhập khẩu khác) tại châu Âu.
Mặt hàng dứa có quanh năm là cơ hội tốt để tăng cường thâm nhập vào
những thị trường hiện đang tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ dứa tiềm năng thể hiện
qua sự tăng trưởng mạnh mẽ về mức tiêu thụ dứa bình quân đầu người ở một số
quốc gia, đặc biệt là Đông Âu. Trong giai đoạn 2005-2010, mức tiêu thụ dứa

bình quân đầu người ở Đông Âu tăng 36%, so với mức tăng 23% ở Tây Âu.
Nga là nước có mức tăng về tiêu thụ dứa đặc biệt cao, đạt 67%.
Tại Tây Âu, Đức và Italia có mức tăng tiêu thụ dứa bình quân đầu người
cao nhất trong giai đoạn 2005-2010, lần lượt đạt 57% và 45%. Ở Đức, sự sẵn có
thường xuyên mặt hàng dứa tại các cửa hàng giảm giá như Aldi và Lidl đã đẩy
mức bán dứa tăng mạnh tại thị trường rất quan tâm về giá này.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất dứa
Trong những năm trước đây, sản xuất dứa ở Việt Nam chưa có sự phát
triển mạnh. Trong suốt thập kỷ 80 diện tích dứa ln ở mức xấp xỉ 38-39 ngàn
ha/năm, sản lượng đạt khoảng 300-350 ngàn tấn/ năm. Trong giai đoạn 19911997, diện tích dứa có sự giảm sút đáng kể, từ 39 ngàn ha (năm 1995) xuống chỉ
còn 26 ngàn ha (năm 1997). Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị trường xuất
khẩu chính là Liên Xô và các nước Đông Âu cũ ảnh hưởng xấu tới sản xuất
trong nước.
Từ năm 1997 đến nay, do sự năng động của các công ty trong việc khai
thác, tìm kiếm thị trường và nhờ các chính sách mở của nhà nước trong việc
tăng cường phát triển thương mại với bên ngoài nên thị trường xuất khẩu ngày
Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 24

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI TẬP LỚN

càng mở rộng và ổn định. Nhu cầu nhập khẩu dứa từ Việt nam của các nước bên
ngoài nhất là khu vực Châu âu, Mỹ ngày càng tăng và đây chính là tiền đề để tạo

ra sự phục hồi sản xuất dứa trong nước. Diện tích dứa tăng từ 26 ngàn ha năm
1997 lên xấp xỉ 38 ngàn ha năm 2002. Đặc biệt nhờ các chính sách hỗ trợ phát
triển dứa về đầu tư, nhập giống có năng xuất cao (giống cayen) lên năng suất
dứa của Việt nam ở một số vùng có những tiến bộ đáng kể, làm sản lượng tăng
liên tục trong thời gian gần đây. Trong 5 năm gần đây (1997-2002), sản lượng
dứa cả nước tăng bình quân 9.6%/năm, đạt xấp xỉ 350 ngàn tấn năm 2002. Đây
thực sự là bước tăng trưởng đáng kể của ngành dứa Việt Nam, và góp phần vào
phát triển sản xuất nông hộ, tạo thu nhập, việc làm cho người sản xuất và đẩy
mạnh tăng trưởng xuất khẩu nơng sản.

Biểu đồ 3. Diện tích và sản lượng dứa Việt Nam
So sánh sự phát triển dứa với một số loại trái cây khác cho thấy, trong hơn
thập kỷ vừa qua, dứa là cây có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Một số cây ăn quả
khác như cây có múi, nhãn vải chơm chơm, xồi, do có thị trường cả trong và
ngồi nước khá lớn lên có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Trong giai đoạn 19902001, nhãn, vải, chơm chơm có sự tăng trưởng cao nhất về diện tích, với tốc độ
bình qn 33%/năm. Từ năm 1994 đến nay, diện tích các loại cây này tăng gấp 4
lần. Diện tích của nhóm cây ăn trái này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả

Lớp: 54K12-QLTN&MT

Trang 25

SVTH: TRƯƠNG KIM TIẾN


×