Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thanh long huyện nam đàn – tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.15 KB, 62 trang )

1. Lý do chọn đề tài
Đất là tư liệu sản xuất để phát triển nông - lâm nghiệp, là đối tượng lao
động rất đặc thù bởi tính chất độc đáo mà khơng vật thể tự nhiên nào có thể thay
thế được, đó là độ phì nhiêu. Chính vì vậy khơng chỉ cây trồng mà cuộc sống
của loài người cũng hoàn tồn phụ thuộc vào tính chất này của đất. Đất đai, đặc
biệt là đất nơng nghiệp có giới hạn về diện tích, có nguy cơ bị suy thối dưới tác
động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong q trình hoạt động
sản xuất. Trong khi đó, dân số tăng nhanh tạo nên áp lực ngày càng lớn lên đất
đai, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy cơ bị giảm diện tích, trong khi
khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, cần phải có những giải
pháp sử dụng tối ưu hóa và phát triển bền vững. Đánh giá sử dụng đất thích hợp
và bền vững nhằm hướng tới sự ổn định và phát triển sản xuất, đảm bảo sự an
toàn lương thực và nâng cao đời sống dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái đang
là yêu cầu cấp thiết đang đặt ra cho mọi xu hướng phát triển xã hội hiện nay. Sử
dụng đất bền vững phải đạt được đồng thời các mục tiêu về kinh tế xã hội và
môi trường.
Nam Đàn nằm ở vùng hạ lưu sông Lam vị trí chuyển tiếp giữa miền núi
và đồng bằng, tuy có mật độ dân số lớn nhưng trình độ dân trí cao. Đất đai màu
mỡ, sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa canh nhiệt đới. Nam Đàn không
chỉ là vựa lúa mà cây ăn trái cũng là thế mạnh, và cũng là một trong những
vùng sản xuất cây ăn quả lớn của tỉnh.
Mặt khác Nam Đàn là vùng được khai thác sử dụng đất cho mục đích trồng
cây ăn quả rất sớm và hiện đang là vùng trồng đa dạng các loại cây ăn quả như:
cây đào, cây hồng ,cây bưởi, cây vải.. Ngoài những cây trồng truyền thống đã
khẳng định được thương hiệu từ hàng chục năm nay như Hồng, cam, quýt,
nhãn, vải ,, những năm gần đây, nhiều gia đình ở huyện đã mạnh dạn đưa các
giống cây mới vào trồng trên vườn đem lại hiệu quả kinh tế cao.Trong đó cây
thanh long là loại cây mới trồng,chủ yếu trồng theo nông hộ và hiện đang có xu

1




hướng mở rộng về quy mơ và diện tích trên huyện Nam Đàn. Bên cạnh những
diện tích trồng thanh long có hiệu quả kinh tế cao, nhiều diện tích đất trồng
Thanh Long còn cho hiệu quả thấp do sử dụng đất chưa hợp lý, kinh nghiệm các
hộ gia đình chưa cao mà chủ yếu trồng theo cảm tính,chưa chú ý đến các biện
pháp canh tác và loại hình sử dụng đất thích hợp, mức đầu tư thấp, làm giảm sức
sản xuất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cịn thấp.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tơi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế
cây thanh long huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An” nhằm đánh giá hiệu quả
kinh tế do cây Thanh Long mang lại và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế cây thanh long trên địa bàn huyện. Thanh long thì có nhiều
loại : ruột đỏ, ruột vàng, ruột trắng. Nhưng địa bàn nghiên cứu trồng chủ yếu là
loại thanh long ruột trắng nên tôi chọn đánh giá kinh tế cho cây thanh long ruột
trắng .
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. mục đích chung
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây Thanh
Long tại huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An” nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế cây
thanh long mang lại và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
cho các hộ gia đình trồng thanh long trên huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá thực trạng trồng cây thanh long của hộ nơng dân ở huyện Nam
Đàn.
+ Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của hộ nông dân trồng
thanh long
+ Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong q trình trồng cây thanh
long của hộ gia đình.
+


Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trồng

thanh long của huyện trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu

2


- Huyện Nam Đàn có 1 thị trấn và 23 xã n h ư n g d o v ấ n đ ề t h ờ i
g i a n v à k i n h p h í n ê n đề tài chủ yếu nghiên cứu trên xã có nhiều nơng hộ
trồng thanh long: xã Nam Xn
4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm hệ thống
Không một sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ mà là
một bộ phận của toàn thế chứa đựng vật thể ấy. Trong nghiên cứu về đất nông
nghiệp cũng vậy, cần phải xem xét một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối
quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển của các hình thức sử dụng đất
nơng nghiệp trong sản xuất và chăn nuôi. Hệ thống là sử dụng đất nông nghiệp
là tập hợp các yếu tố về tự nhiên và tác động của con người có mối quan hệ với
nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn. Trong thực tiễn, mọi sự vật hiện tượng
đều là một chỉnh thể tồn vẹn thì bao giờ cùng là một hệ thống được cấu trúc bởi
nhiều bộ phận, nhiều thành tố. Các bộ phận này có vị trí độc lập, có chức năng
riêng và có những quy luật vận động riêng nhưng chúng lại có quan hệ biện
chứng với nhau, theo mối quan hệ vật chất và mối quan hệ chức năng và vận
động theo quy luật của toàn bộ hệ thống.
Xét trong nội dung của đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây Thanh Long
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” thì sự vật hiện tượng đây là đất nông nghiệp và
các hoạt động sản xuất của con người. Đất nơng nghiệp được hình thành bởi
nhiều nhân tố như đá mẹ, địa chất, khí hậu, thủy văn, sinh vật,… Các nhân tố
này đều có vị trí độc lập, chức năng riêng, chúng tồn tại và có tác động với nhau

để hình thành nên đất đai. Để nghiên cứu rõ hơn về hoạt động sản xuất nơng
nghiệp cần phân tích một cách có hệ thống từ các yếu tố tự nhiên đến các tác
động của con người trong việc sử dụng đất nông nghiệp trong hoạt động sản
xuất.
4.2. Quan điểm lãnh thổ

3


Đất đai nói riêng hay lớp vỏ cảnh quan của trái đất nói chung đều có sự
phân hóa theo khơng gian. Lớp vỏ cảnh quan phản ánh các tác động bên trong
và các yếu tố ngoại vi tác động lên trái đất.
Khi nghiên cứu về đất đai cần phải chú trọng đến “quan điểm lãnh thổ”
hay nói cách khác là cần nắm vững kiến thức về sự phân hóa cảnh quan, để có
thể có các biện pháp, các cách sử dụng sao cho đạt được tối ưu hiệu quả về mặt
kinh tế mà đất đai mang lại.
Trong đề tài quan điểm lãnh thổ được đề cập đến ở những khía cạnh sự
phân hóa các loại địa hình, các loại đất, lượng mưa, độ ẩm,… của các xã tại
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
4.3. Quan điểm tổng hợp
Đất đai là vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trình hoạt
động tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời
gian. Tất cả các loại đất đai trên trái đất được hình thành sau quá trình biến đổi
trong thiên nhiên, chất lượng đất đai phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, địa hình,
sinh vật sống trên và trong đất. Muốn đánh giá được hiệu quả sử dụng đất thì
cần phải xem xét, hiểu rõ được các thành phần, các tác động ảnh hưởng đến đặc
điểm và chất lượng của đất. Hay có thể nói rằng, để sử dụng được hiệu quả đất
đai cần phải quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành, tác động vào đất đai
4.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực. Bất

cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự tăng lên
về cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ chức; sự thay
đổi về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự (Fajardo, 1999). Phát
triển nơng nghiệp cũng khơng nằm ngồi nội dung đó. Hiện nay, có nhiều tác
giả đưa ra khái niệm về phát triển nơng nghiệp bền vững ở những góc độ khác
nhau. Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và
duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển
nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm
và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau. Tác giả Phạm Doãn (2005) cho
4


rằng phát triển nơng nghiệp bền vững là q trình đa chiều, bao gồm: tính bền
vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp
đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); tính bền vững trong sử dụng tài
nguyên đất và nước về không gian và thời gian; khả năng tương tác thương mại
trong tiến trình phát triển nơng nghiệp và nơng thôn để đảm bảo cuộc sống đủ,
an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng.
Quan điểm PTBV đối với nền nông nghiệp được hiểu như: phải bảo đảm
được mục đích là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp phải đạt hiệu quả cao, làm ra nhiều sản
phẩm, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thức ăn chăn ni, dự trữ lương
thực mà cịn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Về xã hội, một nền nông nghiệp
bền vững phải đảm bảo cho người nơng dân có đầy đủ cơng ăn việc làm, có thu
nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Phát triển
nông nghiệp bền vững về khía cạnh mơi trường là khơng hủy hoại nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giữ nguồn nước ngầm trong sạch và khơng gây ơ nhiễm mơi
trường.
Mục đích mà đề tài hướng đến là các mục tiêu của phát triển bền vững. Đều dựa
trên quan điểm phát triển bền vững – phát triển nền nông nghiệp mang lại hiệu

quả về mặt kinh tế - xã hội mà vẫn đảm bảo về mặt môi trường.
4.5. Quan điểm hệ kinh tế môi trường
Bảo vệ hệ môi trường đang là một trongnhững mối quan tâm hàng đầu
của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn chủ trương
tạo mọi điều kiện cho các ngành, các cơ sở phát huy cao độ tiềm lực của mình
để phát triển kinh tế đa ngành, đa thành phần.
Nhưng trong q trình phát triển, có khơng ít cơ sở vì lợi ích cục bộ trước
mắt đã khai thác tài nguyên một cách cạn kiệt, dẫn đến phá vỡ sự cân bằng sinh
thái, gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài như: hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi
trường,...

5


Vì vậy, việc khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế không thể tách rời
việc bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Muốn
có sự phát triển bền vững phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến suy thối tài ngun
và mơi trường, từ đó đề xuất và xây dựng các mơ hình hệ kinh tế - sinh thái phù
hợp.
Đề tài được hình thành dựa trên quan điểm hệ kinh tế môi trường – nghĩa
là dựa vào quan điểm này để đánh giá hiệu quả các mơ hình hệ kinh tế sinh thái
hiện tại và đề xuất các mơ hình kinh tế sinh mới tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An để tận dụng được tiềm năng của quỹ đất nông nghiệp cho hoạt động sản
xuất, hạn chế được các tác động làm suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi
trường.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc, điều tra khảo sát thực
địa kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thơn có người dân tham gia
(PRA) để thu thập các tài liệu đã có của các cơ quan liên quan như:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An.
- Các số liệu về thống kê đất đai, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất nông
nghiệp,… được thu thập tại phịng thống kê, phịng tài chính huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An.
- Các tài liệu về đường lối, chủ trương của tỉnh Nghệ An đối với hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
- Báo cáo điều chỉnh về QHSDĐ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An năm
2014.
5.2. Phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA)
Trong đề tài phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn 15 hộ gia đình
có các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở 3 xã : Nam Anh, Nam Xuân, Nam kim
6


thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cách chọn đối tượng là những người
trưởng thơn, những hộ gia đình có kinh nghiệm , quy mô trồng thanh long thông
qua sự chỉ dẫn của các cán bộ xã…

Hình ảnh : phỏng vấn Bà Phan Thị Nghĩa xóm 9 xã Nam xuân
Nội dung phỏng vấn (phần phụ lục) gồm các vấn đề như sau:
- Mục 1: Thông tin chung gồm các thông tin như: họ tên, địa chỉ, tình hình
gia đình (thuộc các đối tượng được ưu tiên không),…
- Mục 2: kĩ thuật trồng cây thanh long : Đất trồng, mật độ, thời vụ, trụ
bám,chăm bón….
- Mục 3: chi phí đầu tư : trụ bám ,giống, bón lót, tiền điện thắp sáng..
- Mục 4: cơng lao động :làm đất, trồng cây, bón lót, bón thúc, xử lí sâu
bệnh, tỉa cành, thu hoạch
- Mục 5: Điều tra các thơng tin về diện tích trồng rừng kinh tế,…), thời

tình hình thu – chi cụ thể của từng gia đình
- Mục 7: tình hình thu nhập, gồm các câu hỏi về hướng sản xuất của từng
hộ gia đình trong tương lai …
5.3. Phương pháp chuyên gia
7


Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh
giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh
vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất.
Để có thơng tin chính xác về tình hình sản xuất nơng nghiệp trên địa bản
huyện Nam Đàn thì ngồi việc nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa, tôi đã
tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực nơng nghiệp, đặc biện là các cán
bộ tại phịng nơng nghiệp và phịng tài ngun mơi trường huyện
5.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Nghiên cứu thực địa (Field research), hay cịn gọi là nghiên cứu điền dã,
là loại hình nghiên cứu khác so với nghiên cứu trong phịng thí nghiệm và
nghiên cứu sách vở. Khi thực hiện đề tài này tác giả đã tiến hành khảo sát thực
địa ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Các kết quả đạt được như: nhìn nhận tổng
quan về các yếu tố tự nhiên (địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật,…) và các
hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại các xã (cách thức sản xuất của
họ, hỏi các ý kiến, kinh nghiệm của họ,…) để đưa ra các kết quả, các nhận xét

8


mang tính thực tế hơn, đề xuất được các biện pháp có tính thực tiễn cao hơn.

Hình ảnh: vườn thanh long nhà ơng Phạm văn Tam xóm 10 xã Nam Xuân
5.5. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

Phân tích chi phí – lợi ích (CBA – cost benefit analysis) là một phương
pháp hữu hiệu nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các cây trồng nông nghiệp,
lâm nghiệp.
Trong đề tài phương pháp này được sử dụng để phân tích lợi ích – chi phí
của cây thanh long ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhằm tính tốn đưa ra các
số liệu cụ thể về những lợi ích thu được khi các hộ gia đình.
Khi tính tốn ra được chi phí – lợi ích của cây thanh long (dựa vào 15 phiếu điều
tra phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA) tại địa bàn huyện Nam Đàn). Việc tính
tốn chi phí lợi ích của việc trồng thanh long sẽ đánh giá được hiệu quả kinh tế
của cây thanh long trên địa bàn huyện và đưa ra được các giải pháp.
9


6. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa bàn huyện Nam Đàn.
-

Phân tích thực trạng sản xuất thanh long ở huyện Nam Đàn

-

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long trên một đơn vị diện tích.

-

Đề suất một số giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả cây thanh long

7. Thời gian nghiên cứu: 2015
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của phần nội dung được chia làm

3 chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận luận và phương pháp nghiên cứu về Đánh giá
hiệu quả kinh tế.
Chương 2: Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây Thanh long của nôn hộ tại
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Chương 4. Các giải pháp nâng cao hiệu qua cây thanh long của hộ nông
dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1. Cơ sở lí luận luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực
sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn
lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con

10


người
- Hiệu quả kinh tế: Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu
chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào . Tiêu
chí về hiệu quả kinh tế thật ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng
giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì khơng hiệu quả.
- Khái niệm nơng hộ:
Nơng hộ hay cịn gọi là hộ nơng dân là hình thức tổ chức sản xuất trong
nơng, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc
quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập,
tiến hành các hoạt động sản xuất nơng nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ

cho nhu cầu của các thành viên trong hộ .
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả kinh tế-xã hội, tồn tại
và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp và q trình
cơng nghiệp hố hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ phát triển
tạo ra sản lượng hàng hố đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp
phần tăng thu nhập cho mỗi hộ nông dân, cải thiện đời sống mỗi mặt ở nông
thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện
chuyển dịch cơ cấu từ kinh tế hộ
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ không phân biệt về tài sản,
những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm
đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều có nghĩa vụ đóng góp
cơng sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có trách nhiệm với kết
quả sản xuất được. Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản phẩm thu được người
chủ hộ
phân phối trước hết nhằm bù đắp cho chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà
nước theo qui định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trãi cho các
mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả
sản xuất không khả quan người chủ hộ chịu trách nhiệm cao nhất và đồng trách

11


nhiệm là các thành viên trong gia đình.
- Tài nguyên của nông hộ: là những nguồn lực mà nông hộ có để sử dụng
vào việc sản xuất nơng nghiệp của mình như: đất đai, lao động, tài chính,
kỹ thuật.
- Đất đai: Đặc trưng nổi bậc của các nông hộ ở nước ta hiện nay là có qui
mơ canh tác nhỏ bé. Qui mơ đất canh tác bình qn của một nông hộ ở miền
Bắc là 0,48 hecta, Duyên hải miền Trung là 0,40 hecta đến 0,60 hecta và ở Đồng
bằng sông Cửu Long là 0,60 hecta đến 1,00 hecta. Điều đáng quan tâm là qui

mô đất canh tác của nông hộ có xu hướng giảm dần do tác động của các nhân
tố: số dân nơng thơn tăng lên; q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố, với việc
phát triển ngành giao thông, thương mại, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp
khác đã lấy đi đất nông nghiệp.
- Về sở hữu đất đai: Nơng hộ khơng có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có
quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế và quyền thế chấp sử
dụng đất đai .
- Lao động: Nông hộ là đơn vị tự tổ chức lao động, sử dụng lao động
của gia đình là chính. Lao động của nơng hộ chủ yếu là tự đào tạo và truyền
nghề. Tuỳ theo qui mơ và hình thức sản xuất mà các nơng hộ có th mướn
thêm lao động .
- Nguồn vốn sản xuất trong nông nghiệp:
Vốn trong nông nghiệp được xem như một yếu tố đầu vào có thể nâng cao được
chất lượng và sản lượng cho sản phẩm nông nghiệp. Vốn trong nông nghiệp bao
gồm tất cả các máy móc thiết bị được sử dụng trong q trình sản xuất. Hơn
nữa, vốn trong nơng nghiệp cịn được thể hiện thơng qua sản phẩm của những
hoạt động sản xuất nơng nghiệp trước đó mà liên quan đến hoạt động sản xuất
nơng nghiệp hiện tại. Nhìn chung, vốn trong nông nghiệp được sử dụng kết
hợp với các yếu tố đầu vào khác như nhân lực, đất đai, năng lượng để hoạt
động sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm nơng nghiệp cụ thể nào đó.
Vốn trong nông nghiệp được đo lường bằng giá trị mà chúng được sử dụng
12


trong q trình sản xuất nơng nghiệp và được xem như một thứ hàng hóa. Vì
vậy, trong mỗi giai đoạn sản xuất nông nghiệp sẽ xuất hiện một khoản chi phí
liên quan đến sử dụng vốn như chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, lao động. Sự tác động của vốn sản xuất vào quá trình sản xuất và hiệu quả
sản xuất không phải bằng cách trực tiếp mà là gián tiếp thông qua đất, cây
trồng, vật công nghệ riêng lẻ để đảm bảo sự phát triển ổn định và vững

chắc của nông nghiệp.
Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nơng nghiệp một mặt làm cho
sự tuần hoàn và luân chuyển vốn chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn tạo ra
sự cần thiết phải dự trữ vốn trong thời gian tương đối dài và làm cho vốn ứ
đọng. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào tự nhiên nên việc
sử dụng vốn gặp nhiều rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn .
- Khoa học - công nghệ kỹ thuật
Các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những
tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học
làm trung tâm. Các tiến bộ khoa học - cơng nghệ khác như thủy lợi hố, cơ giới
hóa, phải đáp ứng nhu cầu tiến bộ khoa học - công nghệ sinh học và sinh
thái học.
Việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nơng
nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao. Sự khác biệt giữa các vùng nơng
nghiệp địi hỏi phải khảo nghiệm, phải địa phương hóa các tiến bộ khoa học công nghệ trước khi triển khai áp dụng đại trà. Sự phát triển từng mặt, từng bộ
phận của lực lượng sản xuất là sự biểu hiện có tính vật chất kỹ thuật của tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Nếu như từng tiến bộ khoa học - công
nghệ riêng lẻ chỉ tác động đến sự phát triển từng mặt, từng yếu tố của lực lượng
sản xuất, thì ngược lại, sự phát triển của ngành nông nghiệp lại dựa trên sự phát
triển đồng bộ của các yếu tố cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân nơng
nghiệp. Điều này có nghĩa là, cần có sự vận dụng tổng hợp các tiến bộ khoa học

13


– công nghệ riêng lẻ để đảm bảo sự phát triển ổn định và vững chắc của
nông nghiệp.
- Xông đèn cho cây thanh long: là biện pháp áp dụng kỹ thuật thắp đèn
cho vườn thanh long vào ban đêm để kích thích cây ra hoa nghịch vụ và xen kẽ
nhau làm cho vườn thanh long cua nơng dân có trái quanh năm.

- Độc canh: Là hiện tượng mà người nông dân chỉ trồng một loại cây
trồng trên một mảnh đất. Độc canh thường gây rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, có
khi người nơng dân phải làm chỉ vì ép buộc để tự ni sống mình trong lúc
thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, gia đình đơng người ăn, ít người làm.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Tham khảo số liệu từ Phịng Nơng Nghiệp và Phát triển nông thôn của
huyện Nam Đàn và chọn 3 xã Nam Xuân của huyện để khảo sát nông hộ trồng
cây thanh long. Cách chọn nông hộ để phỏng vấn là trưởng thơn, các hộ gia
đình có kinh nghiệm , quy mô trồng thanh long tốt của các thôn trong huyện.
1.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
1.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là số liệu đã được thu thập cho những mục đích khác
hơn là cho một vấn đề nghiên cứu cụ thể. Số liệu thứ cấp có thể thu thập nhanh
chóng và ít tốn kém hơn số liệu sơ cấp. Trong bài nguồn cung cấp số liệu gồm:
- Thu thập thơng tin tại phịng Nơng Nghiệp và Phát triển nông thôn của
huyện Nam Đàn về sản lượng, năng suất, diện tích trồng thanh long qua các
năm 2013 - 2014.
- Tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị tại phịng Nơng Nghiệp về các
vấn đề có liên quan.
1.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Trong bài số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp 15 hộ
nông dân trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu bằng bản câu hỏi đã thiết kế
sẵn được phỏng vấn thử và có điều chỉnh. Sở dĩ, chỉ phỏng vấn trực tiếp 15 hộ
14


nông dân là do thời gian nghiên cứu ngắn và khả năng tiếp cận nơng hộ là có
hạn.
Bảng 2.1 MƠ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

STT
1

xóm

Số mẫu Cơ cấu (%)

Xóm 10

7

46,6

2

Xóm 9

5

33,3

3

Xóm 4

3

20

Tổng cộng


15

100

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu,
2015)
1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
1.3.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu về kinh tế thể hiện ở 2 yếu tố chính là năng suất và hiệu quả
mang lại. Hiệu quả ở đây có nghĩa là nguồn lợi nhuận thu được bằng cách đầu tư
cho hoạt động sản xuất. Tận dụng được dinh dưỡng từ đất và các chuỗi thức ăn
từ chất thải chăn nuôi giúp thu được lợi nhuận một cách tối ưu.
- Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là việc trồng thanh long có ít các tác động xấu vào
môi trường. Nghĩa là người lao động vẫn sản xuất, tạo ra được của cải vất chất
nhưng không làm tổn hại về mặt môi trường.
- Bền vững xã hội
Hoạt động sản xuất kinh tế bền vững khi đảm bảo được các chỉ tiêu trên,
một trong các chỉ tiêu khơng đảm bảo thì hoạt động kinh tế trở nên kém bền
vững. Do vậy, trong hoạt động sản xuất Thanh Long cần đảm bảo bền vững về
mặt xã hội. Nghĩa là vẫn đảm bảo được phong tục tập quán, các kiến thức bản
địa của vùng. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng cần phải xem
xét mức độ chấp nhận của xã hội.
1.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

15



Để đánh giá hiệu quả kinh tế , phương pháp hữu dụng nhất là “phân tích
chi phí – lợi ích” - (CBA- cost benefit analysis).
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp hữu hiệu
nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp. Đó
là một phương pháp hữu hiệu trong đánh giá kinh tế của các dự án phát triển
nông nghiệp - nơng thơn theo các tiêu chí về mơi trường và kinh tế
Dựa trên các số liệu thu được bằng phương pháp điều tra phỏng vấn
nhanh nông thôn (PRA) kết hợp với phân tích chi phí - lợi ích các loại cây trồng,
vật nuôi làm cơ sở định hướng phát triển kinh tế của từng vùng cụ thể.
Trong phương pháp phân tích lợi ích – chi phí các chỉ số phân tích cần được
xác định một cách đồng bộ, chính xác. Một khi đã lựa chọn mốc thời gian và hệ số
chiết khấu thích hợp, những tính tốn cụ thể có thể căn cứ vào nhiều cơng thức khác
nhau. Dưới đây là một số chỉ số để tính chi phí - lợi ích thường dùng:
- Giá trị hiện thời (Present Value - PV)
Đối với đa số các dự án, việc phân tích, kiểm tra được thực hiện bằng
cách so sánh dịng lợi ích và chi phí theo thời gian.
Một vài giả thiết cơ bản về dòng tiền tệ như sau: Năm khởi đầu của một
dự án có thể được xem là "năm 0" hay "năm 1" (thứ nhất). Tất cả dịng tiền tệ
(chi phí hay lợi ích) xảy ra vào cuối mỗi năm, có nghĩa là bất kỳ chi phí hay lợi
nhuận xuất hiện trong năm sẽ được chiết khấu cho thời gian cả năm; Mọi chi phí
và lợi ích cũng được xử lý tương tự như dòng tiền tệ (Chash flow).
- Giá trị hiện rịng (NPV)
Cơng thức hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện ròng
(Net present value) của một dự án. Đại lượng này xác định giá trị hiện ròng khi
chiết khấu dịng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu. Cơng thức tính
cụ thể như sau:

hoặc:
16



n

NPV 
t 0

Bt

(1  r ) t

n

Ct

 (1  r )
t 0

t

- Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
Hệ số hoàn vốn nội tại k (Internal Rate of Return - IRR) được định nghĩa
như là hệ số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí bằng nhau. Hệ số k
thể hiện sự hấp dẫn và an toàn của dự án. Giá trị k càng lớn với hệ số chiết khấu
thực tế, dự án càng chắc chắn có lãi, ngay cả đối với trường hợp có lạm phát và
hệ số r có thể biến đổi đến một mức nhất định nhỏ hơn k. Hệ số k tương đương
với hệ số chiết khấu (r), có thể xác định bằng cách suy diễn khi thoả mãn hệ
thức sau:
Bt  C t
0


t
(
1

k
)
t 0
Hoặc

n
Bt
Ct



t
t
t 0 (1  k )
t 0 (1  k )

n

n

IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi.
Giá trị IRR sau khi tính tốn sẽ được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc
hệ số chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án.
- Tỷ suất lợi ích - chi phí (Benefit to Cost Ratio - BCR)
n


B

t

(1  r ) t



t

(1  r ) t



t 0
n

BCR =

 C
t 0

Tỷ lệ này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Trong trường hợp
này, lợi ích được xem là lợi ích thơ, cịn chi phí bao gồm vốn cộng với các chi
phí vận hành, bảo dưỡng và thay thế.
Ba đại lượng trình bày trên đều căn cứ vào giá trị hiện thời (present value)
của dịng lợi ích và chi phí. Giữa chúng có mối liên hệ khăng khít với nhau.
Bảng thể hiện mối liên hệ giữa giá trị hiện ròng, tỷ suất lợi ích chi phí và hệ số
hoàn vốn nội tại.
Bảng 1.1. Mối liên hệ giữa giá trị hiện ròng, tỷ suất lợi ích chi phí

và hệ số hồn vốn nội tại.
17


STT
1
2
3

NPV
Nếu > 0
Nếu < 0
Nếu = 0

Tỷ suất B/C
Thì >1
Thì < 1
Thì = 1

18

IRR
Và k > r
Và k < r
Và k = r


CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam. Kéo dài từ 18 o 34’ đến 18o 47’
vĩ bắc và trải rộng từ 105o 24’ đến 105o 37’ kinh đơng.
Huyện có vị trí địa lý như sau:
- Nam giáp huyện Đức Thọ và Hương Sơn - Hà Tĩnh
- Bắc giáp Nghi Lộc và Đô Lương - Nghệ An
- Tây giáp Thanh Chương và Đô Lương - Nghệ An
- Đông giáp Hưng Nguyên - Nghệ An.
Huyện lỵ của Nam Đàn là Thị trấn Nam Đàn, trên đường quốc lộ 46 Vinh
- Đô Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía tây.
Nam Đàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện
như quốc lộ 46, quốc lộ 15A, sông Lam, sông Đào, cùng với hệ thống đường
liên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được cứng hóa tạo thành mạng lưới giao
thơng của huyện khá hồn chỉnh, thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với
Thành phố Vinh và các huyện phụ cận.
Là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều di tích lịch sử văn hóa
và cách mạng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, Nam Đàn được xác định là vùng
trọng điểm phát triển du lịch cùng với Vinh – Cửa Lò tạo thành tam giác phát
triển du lịch của Nghệ An.

19


Hình ảnh : Bản Đồ Hành Chính huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An

20


2.1.2. Địa hình
Nam Đàn nằm giữa hai dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc và dãy núi Thiên Nhẫn ở
phía Tây tạo ra thung lũng, đồng bằng hình tam giác, có sơng Lam chảy dọc theo

hướng Bắc Nam, chia huyện thành 2 vùng, đó là tả ngạn và hữu ngạn sơng Lam. Địa
hình của huyện Nam Đàn có 2 loại chính: đồng bằng và đồi núi
- Địa hình đồng bằng: có độ dốc < 80, độ cao trung bình khoảng 10 - 20m so
với mực nước biển và được phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Lam, sông Đào. Phần
lớn diện tích đất ở đây được khai thác để sản xuất nơng nghiệp. Cây trồng chính là
cây lúa nước, các loại cây lương thực, cây trồng hàng năm, cây ăn quả và ni trồng
thủy sản.
- Địa hình đồi núi:
+ Địa hình đồi núi thấp, có độ chia cắt trung bình, lượn sóng, độ dốc trung
bình khoảng 8 - 150, hướng dốc khơng ổn định. Độ cao trung bình so với mực
nước biển khoảng 120 - 150 m, đất đai ở vùng này được trồng chủ yếu các loại
cây ăn quả, cây cơng nghiệp ngắn ngày.
+ Địa hình đồi núi cao: gồm khu vực sườn phía Nam dãy núi Đại Huệ và
khu vực sườn phía Đơng bắc dãy núi Thiên Nhẫn. Địa hình bị chia cắt mạnh, có
độ dốc >250, đất đai ở đây chủ yếu trồng rừng.
2.1.3. Đất đai
- Nhóm cát thơ ven sơng: có diện tích 384 ha, chiếm 1,3% tổng diện tích
tồn huyện, phân bố rải rác ở các xã ven sông Lam. Bãi cát thô chỉ phù hợp cho
khai thác làm vật liệu xây dựng. Một số diện tích cát mịn có thể trồng các loại
cây như dưa hấu, bí đỏ…
- Nhóm đất phù sa: có diện tích 10.282 ha, chiếm 34,84% diện tích tồn
huyện. Nhóm này có 5 loại đất chính, gồm: đất phù sa được bồi hàng năm có
1.795 ha, đất phù sa khơng được bòi 1.562 ha, đất phù sa Glây 5.241 ha, đất phù
sa có tâng loang lổ đỏ vàng 1.647 ha, đất phù sa úng nước 37 ha. Các loại đất
này có nguồn gốc phù sa, thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ, ít chua hoặc

21


chua vừa (pH= 4,5 - 5), nghèo mùn, đạm, lân, kali. Phần lớn diện tích này được

sử dụng trồng lúa nước 2 vụ, trồng ngơ và ni cá.
- Nhóm đất xám bạc màu: có diện tích 2.485 ha, chiếm 8,41% diện tích
tồn huyện. Nhóm này có 3 loại đất chính: đất xám trên phù sa cổ 18 ha, đất
xám bạc màu trên phù sa cổ 1.858 ha, đất xám bạc màu 609 ha. Nhóm đất này
có thành phần cơ giới cát pha, cấu trúc rời rạc, do bị rửa trôi nên bạc màu, nghèo
chất dinh dưỡng. Với loại đất này, phần lớn diện tích được trồng 2 vụ lúa và
trồng các loại cây ngắn ngày.
- Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 11.302 ha, chiếm 38,28% diện tích tồn
huyện. Nhóm này có 3 loại đất chính, đó là:
+ Đất đỏ vàng trên đá sét 7.101 ha, phần lớn diện tích có độ dốc cao, tầng
đất mỏng, thích hợp cho trồng rừng, chỉ có khoảng 1.000 ha có độ dốc < 18 o có
thể trồng cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng trên đá Macma axit 3.596 ha, phần lớn có độ dốc > 18 o, tầng
mỏng, chỉ phù hợp trồng rừng.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 605 ha, đất có thành phần cơ giới
nhẹ, phản ứng chua, nghèo các chất dinh dưỡng, chủ yếu trồng các loại cây cơng
nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu đỗ.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 112 ha, chủ yếu trồng 1 vụ lúa
hoặc 1 vụ lúa - màu
2.1.4. Tài nguyên rừng
Nam Đàn hiện có khoảng 6.993,70 ha đất lâm nghiệp, chiếm 23,78% tổng diện
tích tự nhiên. Trong đó: đất rừng sản xuất là 4745,47 ha; rừng phòng hộ là
1708,73 ha; rừng đặc dụng là 539,50 ha. Rừng Nam Đàn chủ yếu là thơng nhựa,
tập trung chính ở dãy núi Đại Huệ và dãy núi Thiên Nhẫn. Rừng ở đây cơ bản
đáp ứng u cầu phịng hộ mơi trường và tạo cảnh quan cho các di tích lịch sử
văn hóa. Cùng với các hồ đập dọc các chân núi, rừng đã tạo nên nhiều cảnh quan
đẹp phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

22



2.1.5. Tài nguyên nước
Huyện Nam Đàn có nguồn nước dồi dào, bao gồm nguồn nước mặt và
nước ngầm.
- Nguồn nước mặt: bao gồm hệ thống sơng ngịi và hồ đập
+ Hệ thống sơng ngịi
Sơng Lam với diện tích lưu vực 23.000 km 2 chảy qua địa phận Nam Đàn dài
16km, đổ ra biển Đông, là nguồn nước dồi dào quanh năm, chất lượng sạch. Lưu
lượng dịng chảy bình qn trong năm 21,9 l/s.km 2, phân bố không đều trong năm.
Tháng có lưu lượng dịng chảy lớn nhất là tháng 9, thường gấp 5-6 lần lưu lượng
trung bình trong năm. Vào mùa kiệt, mức nước tại Cống Nam Đàn là + 1,05m.
Ngồi ra trong huyện cịn có 2 con kênh lớn là kênh Thấp (sông Đào) và kênh
Lam Trà và một số con suối nhỏ có nước quanh năm.
+ Hệ thống hồ đập
Nam Đàn có hơn 40 hồ đập lớn, nhỏ, trữ lượng hơn 19 triệu m3 nước, trong
đó có những hồ có trữ lượng khá lớn như: Tràng Đen, Thủng Pheo (Nam Hưng),
Cửa Ông (Nam Nghĩa), Đá Hàn, Rào Băng, Hủng Cốc (Nam Thanh), Thanh
Thuỷ (Vân Diên), Ba Khe (Nam Lộc), Hao Hao, Vực Mấu (Khánh Sơn), Hồ
Thành (Nam Kim).
Tất cả các con sông và hồ đập tạo thành nguồn nước phong phú, thỏa mãn
theo yêu cầu dùng nước trong huyện. Tuy nhiên do cao trình đất canh tác bình
quân +2 đến +2,5 nên phần lớn diện tích canh tác đều phải tưới bằng các trạm
bơm điện. Một số ít diện tích tưới bằng tự chảy của các hồ đập. Mặt khác do
lượng mưa phân bố không đều trong năm nên một số diện tích thuộc các xã Nam
Anh, Nam Thanh, Vân Diên, Xuân Hoà, Nam Xuân, Nam Giang, Nam Cát và các
xã Hữu ngạn sông Lam như Khánh Sơn, Nam Trung, Nam Phúc, Nam Cường,
Nam Kim do địa hình thấp trũng nên thường bị ngập lụt.
- Nguồn nước ngầm
Theo kết quả điều tra, Nam Đàn nằm trong phức hệ chứa nước vỉa, lỗ hổng, vỉa
khe núi các trầm tích lục nguyên xen phun trào Trias. Trữ lượng nước ngầm vào ở

23


mức trung bình, độ sâu bình quân 8 – 12m, vùng đồi núi có nơi hơn 20m. Trong
nước có hàm lượng Clo cao, do đó phải lắng lọc mới sử dụng cho sinh hoạt được,
một số vùng có thể khai thác phục vụ tưới cho cây trồng,
2.1.6. Khí hậu
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn tương đối khắc nghiệt. Hàng năm
mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4
đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Bão lụt thường xảy ra vào tháng
9 và tháng 10 dương lịch, gây úng lụt trên diện tích rộng, có lúc kéo dài trong
một thời gian dài.
- Chế độ nhiệt và độ ẩm: Nam Đàn nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp,
vừa mang đặc tính mùa đơng lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mang đặc tính
nắng nóng của khí hậu miền Nam, được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ
tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân 23,9 0C, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng
3 năm sau. Nhiệt độ bình quân 19,9 0C, tháng 7 nhiệt độ có thể lên tới 40 0C.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.637 giờ.
Độ ẩm khơng khí bình qn năm 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 1,
2, đạt > 90%, tháng có độ ẩm khơng khí thấp nhất vào tháng 7, chỉ đạt 74%.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 1944,3 mm, phân bố không
đồng đều, mưa từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 gây úng ngập cục bộ ở
các xã vùng thấp. Từ tháng 1 đến tháng 4 lượng mưa chiếm khoảng 10% lượng
mưa cả năm, gây khô hạn cho các khu đất chân cao.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm là 943 mm/năm. Lượng bốc
hơi lớn nhất từ tháng 6 đến tháng 8, đạt khoảng 140 mm. Tháng có lượng bốc hơi
nhỏ nhất thường vào tháng 2, chỉ đạt khoảng 30 mm.
- Gió, bão: Huyện Nam Đàn có hai hướng gió chính, đó là: gió mùa Đơng
Nam (tháng 4 - tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (tháng 11 - tháng 3 năm sau).
Trong các tháng 5, 6, 7 thường có gió Tây khơ nóng, mỗi năm có khoảng 4 - 6

đợt gây ảnh hưởng rất xấu cho sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt cho sản xuất
nông nghiệp.
24


Bão ở Nam Đàn bắt đầu xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, bình qn hàng
năm có từ 2 - 4 cơn bão, thường ở mức cấp 8 - 10. Bão thường kéo theo mưa to
gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều nơi trong huyện, ảnh hưởng lớn tới sản xuất nơng
nghiệp.
2.1.7. Tài ngun khống sản
Tài ngun khống sản của huyện Nam Đàn không nhiều cả về chủng loại
và số lượng, chủ yếu có các loại như:
- Vật liệu xây dựng: Khai thác cát sỏi ở sông Lam, sản xuất vật liệu xây
dựng có ở Nam Thái; khai thác Đá granit, Riolit, phiến thạch sét ở dãy núi Đại
Huệ và Thiên Nhẫn có trữ lượng rất lớn, song hiện nay chỉ mới khai thác được
số lượng rất nhỏ tại xã Nam Giang.
- Khai thác mỏ: Ở Nam Đàn có mỏ sắt, Mangan ở dãy núi Thiên Nhẫn, mỏ
QuắcZit ở Nam Anh (Đại Huệ), tuy nhiên trữ lượng không lớn.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng tưởng kinh tế tăng khá, năm sau cao hơn năm trước, bình quân
dự ước đạt 7,1%/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất là 8 – 9%. Trong đó: Tốc
độ tăng trưởng ngành nơng lâm thủy sản (NLTS) bình quân khoảng 3,87 – 4
%/năm, tăng 2,8%; Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xây dựng (CNXD)
tăng bình quân khoảng 10 – 10,5% một năm, thấp hơn 5,67%; Tốc độ tăng trưởng
ngành dịch vụ tăng bình quân khoảng 11 – 12%/năm, thấp hơn 16,75%. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế của huyện thuận chiều theo quy mô tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế bình quân 7,1%/năm thì trong đó đóng góp của ngành
NLTS chiếm 27,86%, của ngành CNXD là 41,82%, của ngành dịch vụ là
30,82%. Như vậy tăng trưởng của ngành CN-XD đóng góp lớn nhất cho phát

triển, sau đó là ngành dịch vụ và ngành nơng nghiệp, điều này khẳng định việc
đầu tư phát triển thời gian qua đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định
hướng mà Đảng bộ huyện đã đề ra. Tuy đóng góp của ngành nơng nghiệp cho

25


×