Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Logistics Bài tiểu luận thiết kế chuỗi cung ứng và quản trị logistics toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.38 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ LOGISTICS
Đề tài:

“THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ
QUẢN TRỊ LOGISTICS TOÀN CẦU”

GVHD : TH.S. NGUYỄN THỊ DƯỢC
Lớp : LT22FT001 - Nhóm 9

TP.HCM, THÁNG 08/2019


MỤC LỤC
A. THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG...............................................................................1
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾN LƯỢC VỊ TRÍ CƠ SỞ.....................................1
1. Sự xem xét về chi phí (Cost consideration)....................................................................1
2. Sự mong đợi về dịch vụ khách hàng (Customer sevice expectation)..............................2
3. Vị trí khách hàng hoặc thi trường cung cấp (Location of Customer or Supply Markets)...........3

II. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CƠ SỞ VẬT CHẤT..........................................................6
1. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề cần xác định số lượng cơ sở.............................................6
2. Giải pháp xác định cơ sở vật chất...................................................................................6
3. Địa điểm sản xuất và phân phối......................................................................................7
III. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THIẾT KẾ CH̃I CUNG ỨNG..................11


1. Mục đích, vai trị xác định địa điểm nhà máy...............................................................11
2. Quy trình tổ chức xác định địa điểm.............................................................................14
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế chuỗi cung ứng......................................................15
4. Xu hướng định vị các doanh nghiệp hiện nay trên thế giới..........................................19
IV. CÁC YẾU TỐ ĐẶC BIỆT TÁC ĐỘNG ĐẾN THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG............20

1. Giới hạn cách sử dụng đất đai ở các khu vực khác nhau..............................................20
2. Ưu tiên đặc biệt đối với lao động của từng khu vực.....................................................20
3. Đặc điểm đất đai...........................................................................................................20
4. Các quy định chung về môi trường..............................................................................21
V. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CHI PHÍ THẤP NHẤT............................................................22
VI. HỆ THỐNG GRID..................................................................................................24
VII. TÁI ĐỊNH VỊ VÀ ĐÓNG CỬA CÁC CƠ SỞ......................................................26
B. QUẢN TRỊ LOGISTIC TỒN CẦU.......................................................................30
I. CÁC NỘI DUNG QUẢN TRỊ LOGISTIC TÍCH HỢP...........................................30
II. NHỮNG CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN LOGISTICS TOÀN CẦU.......................31


III. NGƯỜI TRUNG GIAN TOÀN CẦU.....................................................................38
1. Các lựa chọn Logistics toàn cầu...................................................................................39
2. Các bên trung gian trong Logistics toàn cầu.................................................................41
VI. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LOGISTIC TOÀN CẦU........45
IV. MƠ HÌNH 3A...........................................................................................................53
1. Nhanh nhẹn (Aglity).....................................................................................................53
2. Thích nghi nhanh (Adaptable)......................................................................................53
3. Tính tương thích (Align)..............................................................................................54
TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG........................................................................55
Câu 1. Tại sao nói trong chiến lược logistic tồn cầu dùng hệ thống độc quyền là tiết
kiệm chi phí.
Câu 2. So sánh thêm giữa NVOCC và forwarder

Câu 3. So sánh NVOCC và lines, vì sao NVOCC chỉ được sử dụng ở Bắc Mỹ
Câu 4. Lý do mà Nestle phải đóng cửa nhà máy tại Hayes?
Câu 5. Vì sao GTCs phát triển ở Nhật, ETC phát triển ở US


A. THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾN LƯỢC VỊ TRÍ CƠ SỞ
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, logistics và chuỗi cung ứng có vai trị rất to lớn,
(Peter Drucker từng viết: “Logistics là nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà
chúng ta chưa hề chạm đến. Đó chính là “thềm lục địa tiềm ẩn” của cả nền kinh tế”) vì nó
có liên quan đến nhiều hoạt động phức tạp đòi hỏi các nhà quản trị phải có những quyết
định chiến lược tối ưu để hoạt động có hiệu quả.
Một trong những yếu tố có tác động lớn đến hiệu quả của nhiều hoạt động logistic và
chuỗi cung ứng cũng như đóng vai trị to lớn cho sự thành cơng của mạng lưới này chính
là vị trí cơ sở (Facility location). Vị trí cơ sở có nhiều khía cạnh như: vị trí của nhà máy
sản xuất, địa điểm lắp ráp và trung tâm phân phối.
Ngày nay, vị trí cơ sở đang thu hút nhiều sự chú ý vì các cơng ty đang dần nhận ra tầm
quan trọng cũng như vị thế của nó. Vì trọng tâm chính của logistic vẫn là giảm cho phí,
nâng cao hiệu quả và dịch vụ khách hàng, nếu các quyết định về việc lựa chọn vị trí cơ sở
không thành công sẽ dẫn đến hoạt động không hiệu quả, phát sinh chi phí làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến năng lực và hiệu quả hoạt động của tổng thể.
Tầm quan trọng chiến lược của vị trí cơ sở được thể hiện như sau:
1. Sự xem xét về chi phí (Cost consideration)
Sự xem xét về chi phí là một hoạt động không mới đối với các nhà quản trị logistic. Để
tiếp cận với hệ thống Logistic cần phải dự đoán và xem xét dựa trên tổng chi phí của các
hoạt động logistic bao gồm: chi phí sản xuất, cơ sở hạ tầng, chi phí nhân cơng, lao động,
phân phối…
Ngày nay việc xem xét chi phí phát sinh vì nhiều người tiêu dùng đã trở nên nhạy cảm
hơn khi mua hàng, và họ thường ưu tiên lựa chọn sản phẩm giá thấp, số lượng đa dạng…
một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009: là khủng

hoảng trong lĩnh vực tài chính , bảo hiểm, tín dụng….vì vậy để có được lợi nhuận thì các
1


doanh nghiệp phải định hình được mức giá thấp hoặc giảm giá hàng hóa…điều này đồng
nghĩa với chi phí của các hoạt động cũng phải thấp thì họ mới có thể tạo ra nhiều lợi
nhuận và duy trì được hoạt động sản xuất và phân phối của mình.
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang sản xuất tại các
quốc gia có nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp (điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ...)
Tuy nhiên mơ hình này cũng bắt đầu thay đổi vì giá dầu tăng mạnh năm 2008 với mức
giá cao nhất là 147 USD/thùng, buộc một số công ty phải cân nhắc lại về việc đặt nhà
máy tại Trung Quốc là nơi có nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp vì chi phí vận
chuyển tăng cao. Thay vào đó họ bắt đầu tái cấu trúc mạng lưới Logistic để đưa cơ sở sản
xuất đến gần hơn với thị trường tiêu thụ chủ chốt. Ví dụ: Mexico là một thị trường thuận
lợi cho việc tìm nguồn hàng vì nó gần các công ty kinh doanh ở Bắc Mỹ.
2. Sự mong đợi về dịch vụ khách hàng (Customer sevice expectation)
Theo nghĩa rộng dịch vụ khách hàng là thước đo về mức độ hoạt động hiệu quả của hệ
thống logistic trong việc tạo ra sự hữu dụng về mặt thời gian và địa điểm đối với sản
phẩm hay dịch vụ. Nó bao gồm các hoạt động có liên quan đến việc giải quyết đơn hàng
(phân loại, kiểm tra, gom hoặc tách các lơ hàng, bao bì đóng gói, dán nhãn…), vận tải (tổ
chức vận tải theo hình thức door – to – door, giao hàng tận nơi theo yêu cầu của khách),
và các dịch vụ hậu mãi… nhằm tối đa hóa tổng giá trị khách hàng.
Các nhân tố cấu thành:
-

Yếu tố thời gian,
Yếu tố thông tin.
Độ tin cậy

Như chúng ta đã thấy, một điểm luôn được các doanh ngiệp chú ý và đặc biệt quan tâm

hàng ngày trong hoạt động kinh doanh của mình chính là mong đợi ý kiến phản hồi của
khách hàng đối với sản phẩm của mình. Ngày nay, khách hàng ln tìm kiếm các chu
trình đặt hàng nhanh chóng, và đáng tin cậy hơn, nhưng làm thế nào để các chu trình đặt
hàng nhanh và đáng tin cậy hơn từ góc nhìn về vị trí của cơ sở? Liệu các doanh nghiệp
2


chỉ cần dựa vào một hoặc hai hay phải đa dạng vị trí cơ sở để phục vụ khách hàng? Hình
thức thay thế có thể dẫn đến giảm cơ sở vật chất và giảm chi phí hàng tồn kho, nhưng chi
phí vận chuyển cao hơn, cịn chi phí vận chuyển thấp hơn thì dẫn đến tăng cơ sở vật chất
và hàng tồn kho cao hơn... Nếu nghiên cứu rõ các yếu tố trên sẽ giúp cho các doanh
nghiệp dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và công tác chăm sóc khách hàng chỉ có
thể được cơng nhận là tốt khi nó gắn liền với một sản phẩm hay một dịch vụ tốt.
3. Vị trí khách hàng hoặc thi trường cung cấp (Location of Customer or Supply
Markets)
 Vị trí của khách hàng
Sự cải tiến trong vận tải và công nghệ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng di chuyển từ
vùng này sang vùng khác. Ví dụ bảng 9.1 liệt kê 5 tiểu bang có số người di cư đơng nhất
của Mỹ những năm 1950, 1980 và 2010. Đáng chú ý là vào năm 1950, 4 trong số 5 tiểu
bang đều nằm ở Đông Bắc và Trung Tây, khoảng cách địa lý của các vùng này tương đối
gần nhau. Thay vào đó là năm 2010 có sự đa dạng hơn về địa lý so với các năm 1950 và
1980, tức là địa điểm phân phối đã có sự dịch chuyển và đa dạng hơn vào các khu vực ở
bang Cali, Texas , New York… và tập trung chủ yếu ở các thành phố như Los Angelas,
Atlanta, Dallas( Texas) , Reno, ngày nay là các trung tâm phân phối khổng lồ của Hoa
Kỳ.
Ngoài ra sự tăng trưởng kinh tế cũng là một yếu tố ảnh hướng đến vị trí của khách hàng,
đôi khi các doanh nghiệp cần phải mở rộng phạm vi địa lý để phục vụ khách hàng mới.
Ví dụ : Ấn Độ và Trung Quốc là những thị trường hấp dẫn vì hai nước chiếm một phần
ba dân số thế giới. Cái mà làm Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng hấp dẫn vì cả hai đang
có một sự gia tăng to lớn về số lượng gia đình trung lưu, những gia đình này thường thích

sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu của phương tây, ngoài ra với nền kinh tế phát
triển, thì thu nhập và cuộc sống của người dân ngày được nâng cao, họ có khả năng chi
trả cho những sản phẩm và thương hiệu mà họ mong muốn…Nắm bắt đc lợi thế này các

3


doanh nghiệp trong và ngồi nước có thể đặt những cơ sở, vị trí phân phối gần các khu
vực dân số như vậy để phát huy tiềm năng của mình hơn nữa.
Bảng 9.1: Năm tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ vào năm 1950, 1980, 2010
STT

Năm 1950

Năm 1980

Năm 2010

1

New York

California

California

2

California


New York

Texas

3

Pennsylvania

Texas

New York

4

Illinois

Pennsylvania

Florida

5

Ohio

Illinois

Illinois

 Thị trường cung cấp:
Khái niệm bền vững là một cân nhắc có tính chiến lược có thể ảnh hưởng đến thị trường

bổ sung. Hiện nay, vấn đề bền vững liên quan đến việc tìm kiếm nguồn cung ứng sản
phẩm, vì vậy các doanh nghiệp cần phải lựa chọn thì trường cung cấp phù hợp với hoạt
động của mình. Trước tiên để lựa chọn được thị trường cung cấp phù hợp, các doanh
nghiệp cần phải chọn được phạm vi cho thị trường. Tùy thuộc vào loại, phạm vi có thể là
toàn cầu, lục địa (khu vực), quốc gia hoặc theo một số khu vực khác. Bằng cách chọn một
phạm vi, thì doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào những nhà cung cấp trong thị trường này.
Bằng cách sử dụng các nguồn thông tin khác nhau, thu thập dữ liệu của từng nhà cung
cấp có khả năng cung cấp cho công ty. Đừng giới hạn các nhà cung cấp đã là đối tác của
công ty, hoặc thị trường mà công ty đã hoạt động rồi. Sau đó, doanh nghiệp có thể làm
một bảng theo dõi doanh thu của các nhà cung cấp, thị trường tiềm năng rồi sau đó quyết
định sẽ lựa chọn thị trường tối ưu phù hợp với dự định ban đầu của cơng ty mình.

4


Bảng trên là một danh sách các doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho chúng ta các tài
liệu và dịch vụ cho loại mà chúng ta đang nghiên cứu. Bằng cách nhìn vào danh sách
này, chúng ta có thể thấy những người thống trị thị trường và những người làm cho lợi
nhuận nhiều nhất.
Ví dụ: Vào cuối năm 2013, Mc Donald’s dự kiến sẽ có 2000 nhà hàng ở Trung Quốc.
Ngoài việc lựa chọn các địa điểm cửa hàng mới, thực phẩm và những thứ tương tự được
cung cấp, thì có khả năng sẽ phải có thêm cơ sở phân phối tại Trung Quốc. Việc mở rộng
này cũng nhấn mạnh đến vị trí cung cấp, chẳng hạn như việc sử dụng nhà cung cấp hiện
tại hoặc nhà cung cấp mới của Mc Donald’s có thể cung cấp được dài hạn không, hay
thời gian vận chuển đến các nhà hàng có dài hay là thất thường khơng… Mc Doanld’s đã
xem xét các yếu tố này để có thể lựa chọn được nhà cung cấp cũng như một thị trường
cung cấp để mở rộng hoạt động kinh doanh cho công ty mình.

5



II.

XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CƠ SỞ VẬT CHẤT

Ðây chính là việc thiết lập số lượng và loại cơ sở liên quan trong logistic. Xác định số
lượng cơ sở không chỉ là việc tìm ra những vị trí địa lý tốt nhất, mà còn là việc xác định
số lượng cơ sở vật chất như thế nào cho hợp lý trong chuỗi cung ứng.
Bất cứ khi nào doanh nghiệp mở một cơ sở mới đều phải ra các quyết định về xác định
địa điểm. Ví dụ: khi cơng ty Toyota xây dựng nhà máy lắp ráp mới, hoặc khi Burger King
mở nhà hàng mới, hoặc Trung Nguyên thâm nhập vào thị truờng mới, Kinh đô mở chi
nhánh mới,… họ đều phải ra những quyết định về xác định địa điểm tốt nhất với số lượng
cơ sở bao nhiêu là hợp lý?
1. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề cần xác định số lượng cơ sở
- Một thị trường mở rộng, nó sẽ yêu cầu bổ sung thêm năng lực tại một điểm địa lý nhất
định, hoặc là trong một cơ sở hiện có hoặc ở một cơ sở mới.
- Giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Nhu cầu hợp đồng, hoặc thay đổi vị trí của nhu cầu. Nó có thể u cầu đóng cửa và /
hoặc di dời các hoạt động.
- Sự cạn kiệt nguyên liệu thô ở một khu vực nhất định.
- Sự lỗi thời của một cơ sở sản xuất do sự xuất hiện của cơng nghệ mới. Nó có nghĩa là
việc tạo ra một nhà máy hiện đại mới ở nơi khác. Để tăng mức độ dịch vụ, nó có thể buộc
cơng ty tăng cơng suất của một số nhà máy hoặc di chuyển một số trong số đó.
- Thay đổi các nguồn lực khác, như điều kiện lao động hoặc các hợp phần được thuê lại,
hoặc thay đổi mơi trường chính trị hoặc kinh tế trong một khu vực nhất định.
- Sáp nhập và mua lại.
2. Giải pháp xác định cơ sở vật chất
- Mở rộng hoặc thay đổi cở sở ở nơi hiện tại
- Mở thêm cở ở nơi khác trong khi vẫn giữ các cơ sở hiện tại
- Đóng cửa cơ sở hiện tại và dịch chuyển đến nơi khác


3. Địa điểm sản xuất và phân phối
 Mạng lưới chuỗi cung ứng là cần xem xét:
6


- Vị trí nơi tồn kho được lưu trữ, lắp ráp hoặc sản xuất
- Vị trí phân phối (nhà kho, điểm phân phối)


Vị trí cơ sở sản xuất và cung ứng là chìa khóa thúc đẩy hoạt động chuỗi cung ứng



dưới góc độ đáp ứng nhu cầu khách hàng và hiệu quả hoạt động.
Cơng ty có thể đạt được hiệu quả kinh tế khi sản phẩm được sản xuất hoặc lưu trữ

tại một địa điểm: sự tập trung này làm tăng tính hiệu quả.
Ví dụ 1:
Trong q khứ, mỗi cơng ty trong nhóm 4 cơng ty của SKF tại châu Âu sản xuất những
loại sản phẩm khác nhau và chỉ cung cấp trong thị trường nội địa, SKF đã thay đổi kế
hoạch, bây giờ mỗi nhà máy chỉ tập trung sản xuất một số sản phẩm nhất định và chịu
trách nhiệm phân phối sản phẩm đó cho thị trường tồn cầu. Điều này đã giúp cơng ty
giảm chi phí do tăng qui mô sản xuất cho từng nhà máy, khi giảm số lượng cơ sở sản xuất
& phân phối sẽ làm tăng tính hiệu quả nhưng làm giảm tính phản hồi, do khách hàng của
cơng ty có thể ở xa các cơ sở này.
 Nếu đặt các cơ sở sản xuất & phân phối gần khách hàng thì tăng số lượng cơ sở sản
xuất và phân phối sẽ làm giảm tính hiệu quả (chi phí).

Ví dụ 2:

Cả Toyota và Honda đều thiết kế chuỗi cung ứng theo hướng đáp ứng nhanh nhu cầu
khách hàng, cơng ty có mục tiêu là sẽ mở các nhà máy sản xuất tại tất cả các thị trường
7


lớn. Bên cạnh những lợi ích khi định vị các cơ sở sản xuất tại các nước khác như tránh sự
tác động từ sự biến động của tỷ giá hối đoái và các rào cản cung ứng của Toyota và
Honda thương mại, thì việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định định vị doanh nghiệp.
Việc xác định vị trí kho bãi nên cân đối với số lượng kho bãi mà đơn vị dự định khai thác.
Vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp cân nhắc tối ưu số lượng kho bãi sử dụng trong hệ thống
hơn là loay hoay với câu hỏi “Chúng ta thiết lập kho bãi mới ở đâu?” Mặc dù nhu cầu
tăng cường kho bãi được đặt ra, nhưng xu hướng chung của các công ty trong những năm
gần đây là giảm thiểu các nhà kho trong hệ thống phân phối của mình.
Một số hãng mới thành lập hơm nay thì đã mong muốn thiết lập một quy mô sản xuất và
phân phối rộng trong ngày mai. Đúng hơn là nhu cầu nhanh chóng thiết lập phương tiện
sản xuất và phân phối. Mong muốn bổ sung phương tiện sản xuất và phân phối thường
tăng lên khi năng lực phục vụ của công ty dựa trên hiện trạng cơ sở vật chất quá thấp so
với mức chấp nhận được.
Ví dụ 3:
Như những đơn vị bán lẻ có thể bổ sung trung tâm phân phối khi các cửa hàng không thể
duy trì ổn định khả năng cung cấp trong vịng hai ngày với các cơ sở sẵn có.
Điển hình là công ty bán lẻ AMAZONE, khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, lúc đầu
chỉ có 500 đơn hàng, 2 cơ sở đặt ở HCM và Hà Nội. Nhưng dần dần tăng lên 5000 đơn
hàng, thì Amazone cần phải mở thêm các đại lý phân phối để rút ngắn khoảng cách giao
hàng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, giảm thiểu được chi phí vận chuyển.
Hầu hết các quy trình phân tích để xác định số lượng kho bãi đều được điện tốn hóa vì
số lượng lớn của các trường hợp tính tốn có liên quan, cũng như mối quan hệ phát sinh
giữa các kho bãi hiện tại trong mạng lưới phân phối.
Ví dụ 4:


8


Q trình phân tích một mạng lưới bất kỳ có 250 cửa hàng và 05 trung tâm phân phối thì
nên tiến hành bổ sung thêm hay bớt đi một trung tâm phân phối để xác định sự thỏa mãn
nội tại của mạng lưới. Tham số tại các trung tâm phân phối được giả định để có được số
liệu tại các điểm kinh doanh và để có số liệu của một hoặc nhiều hơn các trung tâm dự
phòng, nhằm đa dạng hóa tính tốn. Ngồi ra, việc phân tích độ nhạy dựa trên các mức độ
phục vụ khách hàng khác nhau có thể dẫn đến kết quả tổng quan về các vị trí kho bãi
khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phục vụ khách hàng được kỳ vọng. May thay, có một số
phần mềm giúp các tổ chức xác định được số lượng và vị trí của kho bãi trong mạng lưới
phân phối của họ.
Ví dụ như hãng tư vấn Chicago phát triển hằng năm bản danh sách “10 mạng lưới nhà
kho tốt nhất”, liệt kê các nhà kho sẵn có cho cộng đồng nước Mỹ, và trong năm 2006
hãng tư vấn Chicago đã nêu danh sách “10 hệ thống nhà kho Trung Quốc tốt nhất” cho
khu vực Trung Quốc đại lục. Mặc dù các danh sách này có sự hạn chế vì chúng chỉ nhìn
vào một khía cạnh về vị trí (thời gian đi từ thành phố hoặc các thành phố về vùng trung
tâm của khu vực). Mạng lưới có giá trị trong việc chỉ ra các phương án khác nhau về cơ
sở vật chất có tác động như thế nào đến thời gian chuyển tải đến các vùng dân cư. Ví dụ
trong trường hợp Trung Quốc, việc tăng từ 2 lên 5 nhà kho đã giúp cho công ty tiết kiệm
được gần một ngày để đến các khu người Hoa. Ngược lại, khi tăng số nhà kho từ 5 lên 10
có thể tiết kiệm ít hơn 1.5 ngày về thời gian di chuyển.

9


10



III.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Mục đích, vai trị xác định địa điểm nhà máy:
 Mục đích của xác định địa điểm
Xác định vị trí đặt doanh nghiệp hoặc nhà máy là một nội dung cơ bản trong
quản trị sản xuất. Thông thường khi nói đến xác định địa điểm doanh nghiệp là nói
đến việc xây dựng một doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, trong thực tế những quyết
định xác định địa điểm doanh nghiệp lại xảy ra một cách khá phổ biến đối với
doanh nghiệp đang hoạt động. Đó là việc tìm thêm những địa điểm mới đê xây
dựng các chi nhánh, kho xưởng, cửa hàng, đại lý mới…Hoạt động này đặc biệt
quan trọng đối với doanh nghiệp dịch vụ, việc bố trí doanh nghiệp hợp lý về mặt
kinh tế − xã hội tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sau này và
góp phần nâng cao hiệu quả q trình sản xuất − kinh doanh của doanh nghiệp.
Địa điểm bố trí doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của
doanh nghiệp, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế − xã hội và
dân cư trong vùng, góp phần củng có và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Vì vậy,
chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp là một tất yếu trong quản trị.
Xác định địa điểm doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh
nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp đã lựa chọn. Đây là nội dung cơ bản của chọn địa điểm đặt doanh nghiệp, chúng
có thể được thực hiện đồng thời trong cùng một bước hoặc tách riêng tuỳ thuộc vào qui
mơ và tính phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động
này khá phức tạp, có nội dung rộng lớn địi hỏi phải có cách nhìn tổng hợp, đánh giá toàn
diện trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hố, cơng nghệ,... Mỗi phương án đưa ra là sự
kết hợp kiến thức của rất nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi phải rất
thận trọng.
Khi tiến hành hoạch định địa điểm bố trí các doanh nghiệp, thường đứng trước các lựa
chọn khác nhau. Mỗi cách lựa chọn phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình cụ thể và mục tiêu

phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể khái qt hố thành một số cách
lựa chọn chủ yếu sau đây:
11


− Mở thêm những doanh nghiệp hoặc bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới ở các địa
điểm mới, trong khi vẫn duy trì năng lực hiện có.
− Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới, đồng thời tăng qui mơ sản
xuất của doanh nghiệp.
− Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng mới. Đây là trường hợp bắt
buộc và rất tốn kém, đòi hỏi phải có sự cân nhắc so sánh thận trọng giữa chi phí đóng cửa
và lợi ích của địa điểm mới đem lại trước khi ra quyết định.
Các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động ở lĩnh vực khác nhau đều có mục tiêu xác định
địa điểm khơng giống nhau. Đối với các đơn vị kinh doanh sinh lợi thì đặt lợi ích tối đa là
mục tiêu chủ yếu khi xây dựng phương án định vị. Xác định địa điểm doanh nghiệp luôn
là một trong những giải pháp quan trọng có tính chiến lược lâu dài để nâng cao khả năng
cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Trong thực tế, tuỳ từng trường hợp mà mục tiêu xác
định địa điểm của doanh nghiệp được đặt ra rất cụ thể như: Tăng doanh số bán; mở rộng
thị trường; huy động các nguồn lực tại chỗ; hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ; tận dụng
môi trường kinh doanh thuận lợi…
Đối với các tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu quan trọng nhất của xác định địa điểm doanh
nghiệp là đảm bảo cân đối giữa chi phí lao động xã hội cần thiết bỏ ra và mức thoả mãn
nhu cầu khách hàng về các dịch vụ cung cấp cho xã hội.
Tóm lại, mục tiêu cơ bản của xác định địa điểm doanh nghiệp đối với tất cả các tổ chức là
tìm địa điểm bố trí để thực hiện được những nhiệm vụ chiến lược mà tổ chức đó đặt ra.
 Vai trị của xác định địa điểm:
Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hoạt động xác định địa điểm doanh nghiệp là một bộ
phận quan trọng thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là một giải pháp
cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác động của xác định địa điểm doanh nghiệp rất tổng hợp, đó là giải pháp quan trọng tạo
ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhờ thoả mãn tốt hơn,
nhanh hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải đầu tư thêm.
Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với
khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường
12


mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận. Xác định địa
điểm doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm. Quyết định xác
định địa điểm doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp, đặc biệt là chi
phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn
của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có điều
kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường
nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.
Tóm lại, xác định địa điểm doanh nghiệp là một công việc hết sức phức tạp có
ý nghĩa dài hạn, nếu sai lầm sẽ rất khó sửa chữa, tốn kém nhiều chi phí và mất thời
gian. Bởi vậy, việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp luôn là một
trong những nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.

2. Quy trình tổ chức xác định địa điểm:
Việc quyết định địa điểm doanh nghiệp thường gắn bó chặt chẽ với bản chất
của các lĩnh vực kinh doanh và qui mô doanh nghiệp. Chẳng hạn, các doanh
nghiệp qui mô nhỏ thường phân bố tự do hơn, nhưng các doanh nghiệp lớn cần
phải xác định vùng nguyên liệu, năng lượng và bố trí thành nhiều địa điểm khác
nhau. Để quyết định địa điểm đúng đắn, hợp lý cần thực hiện các bước chủ yếu
sau:
− Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định địa điểm
doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là cùng với việc xác định chỉ tiêu cần phải xác định rõ

các tiêu chuẩn được dùng làm cơ sở đánh giá các phương án xác định địa điểm.
− Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh nghiệp. Việc bố trí
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như điều kiện tự nhiên, vị
trí địa lý của vùng, các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hoá.
− Xây dựng những phương án định vị khác nhau, đây là một trong những yêu cầu chung
của quản lý kinh tế, đối với địa điểm doanh nghiệp lại càng quan trọng hơn. Trong thực tế
có rất nhiều phương án để xác định địa điểm doanh nghiệp, mỗi phương án đều chính
13


sách mặt tích cực và hạn chế khác nhau. Vì vậy việc xây dựng nhiều phương án là cơ sở
cho việc đánh giá, lựa chọn phương án hợp lý nhất với những mũ tiêu và tiêu chuẩn đã đề
ra.
− Sau khi xây dựng các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp, bước tiếp theo là tính
tốn các chỉ tiêu về mặt kinh tế. Lượng hố các yếu tố có thể, trên cơ sở đó so sánh hệ
thống các chỉ tiêu của từng phương án, tìm ra những phương án có lợi nhất tính theo các
chỉ tiêu đó. Ngồi ra, cần phải đánh giá đầy đủ vè mặt định tính các yếu tố khác dựa trên
những chuẩn mực đã đề ra. Trong nhiều trường hợp phương án được lựa chọn khơng phải
là phương án có chỉ tiêu kinh tế đã lượng hoá cao nhất, mà là những phương án khả thi và
hợp lý có thể thoả mãn được những mục tiêu chính của doanh nghiệp đề ra.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế chuỗi cung ứng:
Vị trí cơ sở sản xuất và cung ứng là chìa khóa thúc đẩy hoạt động chuỗi cung ứng trong
dưới gốc độ đáp ứng nhu cầu khách hàng và hiệu quả hoạt động
Tất cả các quyết định mạng lưới chuỗi cung ứng đều ảnh hưởng và liên quan với nhau.
Mục tiêu của thiết kế hay cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng là để giảm thiểu chi phí cả
hệ thống, bao gồm:
 Chi phí sản xuất và hậu cần
 Chi phí lưu kho
 Chi phí xây dựng nhà máy hoặc kho phân phối

 Chi phí vận chuyển - Bị ràng buộc bởi sự đa dạng của mức dịch vụ
 Quyết định thiết kế mạng lưới là quyết định chiến lược có ảnh hưởng lâu dài tới
kết quả của chuỗi cung ứng
 Các điều kiện tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài ngun, mơi
trường sinh thái.
Các điều kiện này phải thoả mãn yêu cầu xây dựng cơng trình bền vững, ổn định,
đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường quanh năm trong suốt thời hạn đầu tư
và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
-

Nguồn nhiên liệu:
14


Những loại doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển nguyên liệu
lớn hơn chi phí vận chuyển sản phẩm thì nên lựa chọn vị trí đặt doanh nghiệp ở gần vùng
nguyên liệu, ví dụ các doanh nghiệp chế biến gỗ, nhà máy giấy, xi măng, luyện kim, các
doanh nghiệp khai thác đá...
Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm doanh nghiệp như:
+ Chủng loại, số lượng và qui mô nguồn nguyên liệu. Đối với nhiều loại hình sản xuất
kinh doanh, việc phân bố doanh nghiệp gần nguồn nguyên liệu là đòi hỏi tất yếu do tính
chất của ngành. Chẳng hạn, các ngành khai khống ln chịu sự ràng bc chặt chẽ vào
địa điểm và qui mơ nguồn ngun liệu sẵn có.
+ Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Một số doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cần phải đặt gần vùng nguồn nguyên liệu,
một số khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận chuyển và tính chất cồng kềnh,
dễ vỡ, khó vận chuyển, khó bảo quản của ngun liệu, địi hỏi doanh nghiệp phải đặt gần
nguồn nguyên liệu như: doanh nghiệp chế biến nông sản, sản xuất xi măng,...
 Các điều kiện xã hội

Văn hoá được xem là một trong những nhân tố có tác động rất lớn đến quyết định địa
điểm doanh nghiệp. Do đó phân tích, đánh giá các yếu tố văn hố xã hội là một địi hỏi
cần thiết khơng thể thiếu được trong q trình xây dựng phương án xác định địa điểm
doanh nghiệp. Những yếu tố về cộng đồng dân cư, tập quán tiêu dùng, cách sống và thái
độ lao động ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Những yếu tố này lại
chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá truyền thống mỗi dân tộc, mỗi vùng. Ngồi ra,
cần phải tính tới hàng loạt các nhân tố xã hội khác như: chính sách phát triển kinh tế−xã
hội của vùng; sự phát triển của ngành bổ trợ trong vùng; qui mô của cộng đồng dân cư
trong vùng và tình hình xã hội; tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập qn…
Việc phân tích, đánh giá các điều kiện xã hội là đòi hỏi cần thiết, khơng thể thiếu
được trong q trình xây dựng phương án định vị doanh nghiệp. Bao gồm:
+ Tình hình dân số, dân sinh, phong tục tập quán, chính sách phát triển kinh tế
địa phương, thái độ của chính quyền, khả năng cung cấp lao động, thái độ và năng suất
lao động.
15


+ Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp chăn nuôi,
buôn bán, khả năng cung cấp lương thực, thực thẩm, dịch vụ...
+ Trình độ văn hoá, kỹ thuật: Số trường học, số học sinh, kỹ sư, cơng nhân lành nghề, các
cơ sở văn hố, vui chơi giải trí...
+ Cấu trúc hạ tầng của địa phương: điện nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo
dục, khách sạn, nhà ở...
Trong các vấn đề xã hội cần chú ý đến thái độ của cư dân đối với vị trí của doanh nghiệp,
tranh thủ sự đồng tình của cư dân và của chính quyền cơ sở. Cư dân thường quan tâm
nhiều đến vấn đề việc làm và bảo vệ mơi trường. Vì vậy nếu giải quyết tốt vấn đề này sẽ
được cư dân ủng hộ.
 Các điều kiện kinh tế:
- Cơ sở hạ tầng kinh tế:
Hiện nay cơ sở hạ tầng được coi là nhân tố hết sức quan trọng khi xác định địa điểm

doanh nghiệp. Trình độ và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế có sức thu hút hoặc
tạo nên những trở ngại to lớn cho quyết định đặt doanh nghiệp tại mỗi vùng. Nhân tố cơ
sở hạ tầng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nắm bắt thông tin kinh doanh, tạo
điều kiện cho những phản ứng sản xuất nhanh, nhạy, kịp thời với những thay đổi trên thị
trường. Hệ thống giao thơng góp phần giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành và giá
bán sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
-

Thị trường:

Trong điều kiện hiện nay, thị trường tiêu thụ là một nhân tố quan trọng tác động
đến quyết định định vị doanh nghiệp. Gần thị trường tiêu thụ là một bộ phận trong chiến
lược cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các loại doanh nghiệp dịch vụ, sản
xuất bia rượu…
Để xác định địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích và xử lý các thông tin về
thị trường, bao gồm:
+ Dung lượng thị trường;
+ Cơ cấu và tính chất của nhu cầu;
+ Xu hướng phát triển của thị trường;
+ Tính chất và tình hình cạnh tranh;
+ Đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh
16




Giao thông vận tải:

Tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh mà nên chọn giao thông thuận lợi về hệ
thống đường thuỷ, đường bộ, đường sắt hay hàng khơng.



Nhân cơng:

Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu, đặc điểm
của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động, trình độ
chun mơn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
Khi định vị doanh nghiệp cần phải tính đến khả năng cung cấp nhân lực cả về số lượng
và chất lượng. Nếu đặt doanh nghiệp ở xa nguồn nhân lực sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề
có liên quan đến việc thu hút lao động như giải quyết chỗ ở, y tế, xã hội, phương tiện đi
lại...
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Ngồi trình độ kỹ thuật nghiệp vụ ra
còn phải kể đến thái độ lao động và trình độ giáo dục của người lao động. Nếu người lao
động khơng có khả năng hoặc khơng muốn làm việc thì dù giá th có rẻ bao nhiêu cũng
khơng có ích lợi gì, đó là chưa kể đến có thể gây ra những ảnh hưởng xấu trong nội bộ.
Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chun mơn, kỹ năng tay nghề cao là
một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều ngành cần lao
động phổ thông phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu dân cư; nhưng
cũng có ngành cần lao động có tay nghề cao, địi hỏi gần thành phố lớn, gần trung tâm
đào tạo nghiên cứu khoa học.
Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định địa điểm doanh
nghiệp. Chi phí lao động rẻ rất hấp dẫn các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường
muốn đặt doanh nghiệp mình ở những nơi có chi phí lao động thấp. Tuy nhiên, khi phân
tích ảnh hưởng của chi phí lao động cần phải đi đơi với mức năng suất lao động trung
bình của vùng.
Cần chú ý giá thuê nhân công rẻ chưa phải là yếu tố quyết định. Thái độ lao động và năng
suất lao động mới thực sự quan trọng. Thái độ lao động đối với thời gian, với vấn đề nghỉ
17



việc và di chuyển lao động cũng tác động rất lớn đến việc chọn vùng và địa điểm phân bố
doanh nghiệp. Ở mỗi vùng, dân cư có thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền
tảng văn hoá khác nhau. Việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp cần phân
tích đầy đủ, thận trọng sự khác biệt về văn hoá của cộng đồng dân cư mỗi vùng.
4. Xu hướng định vị các doanh nghiệp hiện nay trên thế giới:
Hiện nay trong tình hình quốc tế hố các hoạt động sản xuất kinh doanh, sự hợp tác kinh
tế giữa các nước, các khu vực cùng với cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thế giới đang
diễn ra những xu thế định vị doanh nghiệp chủ yếu sau:
- Định vị ở nước ngồi:
Sự hình thành các cơng ty, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và xuyên quốc gia đã đẩy
nhanh quá trình đưa các doanh nghiệp từ trong nước vượt ra ngoài biên giới đến đặt ở
nước ngoài. Hiện nay xu hướng định vị doanh nghiệp ở nước ngồi trở thành trào lưu phổ
biến khơng cịn là độc quyền của các doanh nghiệp lớn ở các nước phát triển mà xu thế
chung, nhiều doanh nghiệp ở các nước có trình độ phát triển thấp hơn cũng đầu tư xây
dựng doanh nghiệp ở nước phát triển.
- Định vị trong khu công nghiệp, khu chế xuất:
Đây là một xu thế hiện đang rất được sự quan tâm chú ý của các doanh nghiệp. Đưa các
doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tạo ra rất nhiều thuận lợi cho hoạt động và phát
triển của bản thân doanh nghiệp. Việc định vị trong các khu công nghiệp, khu chế xuất
giúp các doanh nghiệp tận dụng những thuận lợi do khu cơng nghiệp, khu chế xuất tạo ra,
ứng dụng hình thức tổ chức kinh doanh hiện đại, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả
của hoạt động.
- Xu hướng chia nhỏ các doanh nghiệp đưa đến đặt ngay tại thị trường tiêu
thụ:
Cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm, chú ý
nhiều hơn đến lợi ích của khách hàng. Khách hàng có quyền lựa chọn người cung cấp sản
phẩm hoặc dịch vụ cho mình, vì vậy những điều kiện thuận lợi trong giao hàng và thời
gian giao hàng nhanh, kịp thời, đã và đang trở nên có ý nghĩa quyết định trong kinh
doanh. Một xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp được chia nhỏ và đưa đến đặt ngay

tại thị trường tiêu thụ nhằm giảm tối đa thời gian giao hàng và tăng các điều kiện thuận
lợi trong dịch vụ sau khi bán hàng.
18


IV.

CÁC YẾU TỐ ĐẶC BIỆT TÁC ĐỘNG ĐẾN THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Giới hạn cách sử dụng đất đai ở các khu vực khác nhau

Những khoảng đất được khoanh vùng, nó có nghĩa là giới hạn mà doanh nghiệp có thể
được sử dụng. Ví dụ như nhà kho chỉ được cho phép sử dụng ở các khu dành riêng cho
hoạt động buôn bán hoặc các hoạt động thương mại khác.
Sự hạn chế về địa điểm sản xuất, đặc biệt nếu những hoạt động sản này được “ để ý “
bởi những người hàng xóm khơng mong muốn bởi vì khói, bụi , tiếng ồn hay sự tắt nghẽn
đường có thể xảy ra. Những nhà máy phân phối luôn được quan tâm đến bởi những điều
không mong muốn này, những phàn nàn cơ bản xuất phát từ âm thanh của các phương
tiện và sự tắt nghẽn của xe tải. Nếu như cộng đồng ở đó đang cố gắng khuyến khích, hay
can ngăn những hoạt động kinh doanh trên, thì sự phân loại quy hoạch có thể được thay
đổi, mặc dù q trình này có thể mất thời gian.
2. Ưu tiên đặc biệt đối với lao động của từng khu vực
Người dân địa phương có một số thẩm quyền nhất định, và người quản lý lao động của
công ty cũng phải có những ưu tiên khác biệt với người dân địa phương. Mặc dù một số
cá nhân phải thông qua nhưng thỏa thuận lao động quốc gia, những thỏa thuận bổ sung
thường được phản ánh những đặc tính của 1 khu vực cụ thể.
 Các cơng ty có mức linh hoạt khác nhau để thỏa mãn yêu cầu của từng khách hàng.
3. Đặc điểm đất đai
Để chính xác hơn, khi bắt đầu tiến hành những thỏa thuận trên cần được trao đổi trước.
Ví dụ: nên tra cứu, tìm kiếm trước, cho là cần thiết để đảm bảo rằng những khoảng đất
đó được bán và khơng ai có thể ngăn chặn. Các kỹ sư nên kiểm tra trước để đảm bảo rằng

ở nơi đó có hệ thống thốt nước thích hợp và các đặc tính phù hợp của đất.
4. Các quy định chung về môi trường
Những qui định về môi trường cần được yêu cầu phải khảo sát mang tính khả thi như ai
là người sở hữu vị trí này, và sử dụng như thế nào. Một điểm quan trọng về vấn đề môi
19


trường này ở một số quốc gia có nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải sử dụng “ đất nâu "
( đất nâu là những khu đất bỏ hoang, không được canh tác hoặc là khu công nghiệp,
thương mại không được sử dụng. Việc mở rộng hay tái phát triển các khu đất này rất
phức tạp bởi độ ô nhiễm mơi trường nặng nề. Các khu đất này có thể ở khu vực nông
thôn, ngoại ô). Đất nâu là 1 vùng đất khá là quan trọng bởi vì một số vùng được tìm thấy
ở khu vực thành thị thường được mong muốn bởi những quan điểm ở địa phương.
Sự phát triển của đất nâu ở Mỹ đang phát triển và tiếp tục phát triển và phổ biến hơn bởi
vì có sự xuất hiện của các chính sách bảo hiểm mơi trường cũng như nhiều luật lệ nó làm
cho dễ dàng hơn và chi phí cải tạo đất nâu ít hơn.
Và 1 số các yếu tố khác như: thời tiết, thiên tai, sự quyết định chọn lựa địa điểm xây
dựng có thể ảnh hưởng bởi các khả năng như : động đất, bão lũ, lốc xốy,… điều khơng
may cho đến nay trong thế kỷ 21 được mơ tả sẽ có những điều khủng khiếp thời tiết như
hạn hán, lượng mưa, nhiệt độ, những cơn lốc xoáy… đạt tới kỷ lục.
 Có một lời khun cho những điều khơng may này là nên tìm kiếm những chun gia
để họ tính tốn và dự đoán để tránh những rủi ro ko may này và cũng như giảm nhẹ
nhiều chi phí.

V.

Xác định vị trí chi phí thấp nhất

Nhiều sản phẩm là sự kết hợp của một số nguyên vật liệu đầu vào và nhân công. Lý
thuyết định vị truyền thống đã từng chỉ ra rằng một hoặc nhiều địa điểm làm tối thiểu chi

20


phí vận chuyển. Hình 9.3 cho thấy một thiết bị nhỏphịng thí nghiệm đã từng sử dụng để
xácđịnh vị trí chi phí thấp nhất, về điều kiện vận chuyển, giả sử một sản phẩm được tạo
ra bao gồm từ hai nguồn đầu vào và một thị trường trong khu vực thứ ba(một đầu ra).
Mặc dù hầu hết các giải pháp về vấn đề xác định vị trí chi phí thấp gần đây nhờ vào việc
phân tích của máy tính, việc phân tích này có thể khơng cần thiết nếu các thơng số liên
quan khơng q phức tạp. Do đó, hệ thống gridcó thể được dùng để xác định vị trí tối ưu
(được xem là vị trí chi phí thấp nhất) cho một cơ sở.

Hình 9.3: Xác định vị trí nhà máy để làm tối thiếu chi phí vận chuyển
Đây là một minh họa đơn giản cho thấy "lực kéo" đa dạng cái mà tồn tại để xác định vị trí
cơng nghiệp làm tối thiểu tổng khoảng cách vận chuyển dùng để vận chuyển cả đầu vào
và đầu ra. Phương pháp này có thể được sử dụng cho những trường hợp có "lực kéo" theo
ba hướng - hoặc là hai nguồn cung cấp và một thị trường, hoặc một nguồn cung cấp và
hai thị trường riêng biệt.
Giả sử chúng ta có hai đầu vào: một nguồn đầu vào được sản xuất ở Long Beach và một
nguồn khác được sản xuất tại Seattle. Hai nguồn đầu vào được kết hợp để tạo ra một sản
phẩm được bán tại thành phố New York. Giả sử thêm rằng để sản xuất 10 tấn sản phẩm
được tiêu thụ ở New York, chúng ta phải kết hợp 7 tấn nguồn nguyên liệu đầu vào đến từ
Long Beach với 5 tấn nguồn nguyên liệu đầu vào đến từ Seattle.Giả thiết cuối cùng là
21


một hệ thống vận chuyển có sẵn ở mọi nơi và chi phí vận chuyển trên mỗi tấn mỗi dặm
cũng giống nhau cho cả nguyên liẹu đầu vào và sản phẩm đầu ra.
Chúng ta lấy một bàn hình trịn, đặt một bản đồ Hoa Kỳ lên đó và chốt cố định lại trên
mép cạnh bàn tại vùng lân cận Long Beach, Seattle và New York.Chốt cố định để một
đoạn dây chuyền có thể đi qua giữa các cặp chốt này.

Chúng ta nối ba 3 sợi dây lại với nhau, và cuối cùng gút lại một nút. Một trong những sợi
dây này, đối với sợi dây đi qua các chốt gần Seattle trên bản đồ, chúng ta gắn 5 miếng
kim loại giống nhau (mỗi miếng nặng một tấn). Tương tự như vậy, chúng ta gắn 7 miếng
kim loại giống nhau (mỗi miếng nặng một tấn) vào đầu sợi dây đi qua chốt gần khu vực
Long Beach trên bản đồ. Và cuối cùng chúng ta gắn 10 miếng kim loại đi qua các chốt tại
khu vực New York.
Chúng ta cầm nút này và nhẹ nhàng di chuyển đến trung tâm của bàn sao cho 3 đầu sợi
dây với những miếng kim loại hướng xuống, nhẹ nhàng thả nút thắt ra, nút thắt sẽ từ từ
dịch chuyển đến một vị trí trên bản đồ mà ở đó sẽ xác định được vị trí nhà máy sản xuất
(kết hợp cả 2 nguồn nguyên liệu đầu vào để tạo ra 1 sản phẩm đầu ra). Vị trí này sẽ là địa
điểm tốt nhất cho việc vận chuyển có hiệu quả.
(Nếu chi phí vận chuyển, lãi suất, hoặc sự khác nhau về khoảng cách cho mỗi hàng hóa
hoặc sản phẩm liên quan, ví dụ cũng như trong trường hợp mô tả ở trên, trường hợp này
các nhà vận chuyển đã phải thu phí gấp hai lần trên một tấn/1 dặm để vận chuyển sản
phẩm đầu ra so với việc họ tính phí vận chuyển đầu vào, người ta có thể gắn 20 miếng
kim loại (2 x 10) vào đầu sợi dây đi qua khu vực New York).Vì vậy nút thắt sẽ di chuyển
đến 1 điểm khác trên hình trịn, vị trí đó sẽ là địa điểm làm tối thiểu hóa chi phí vận
chuyển.
 Tóm lại đây là một thí nghiệm giúp xác định vị trí đặt nhà máy sản xuất để tối thiểu
hóa chi phí vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.
VI. Hệ thống GRID

22


×