Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Logistics Bài tiểu luận quản trị dự trữ và logictics thu hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 49 trang )

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING



QUẢN TRỊ LOGISTICS
ĐỀ TÀI:

QUẢN TRỊ DỰ TRỮ VÀ LOGISTICS THU HỒI

 GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
 NHĨM THỰC HIỆN
 CHUN NGÀNH
 NIÊN KHĨA

: CƠ NGUYỄN THỊ DƯỢC
: NHÓM 03
: KINH DOANH QUỐC TẾ
: 2017-2019

TP. HCM 11/2018


LỜI CẢM ƠN
Trước khi bắt đầu bài viết đề tài môn học này chúng em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới trường “Đại Học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh”. Nơi mà trong suốt
thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em được học tập, rèn luyện và
tìm hiểu thêm những kiến thức mới, những tri thức mới.
Chúng em xin cảm ơn các anh chị và các cô chú trong thư viện trường “Đại
Học Kinh Tế” đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho chúng em tra cứu thông tin
và mượn tài liệu vô cùng quý giá trong q trình làm đề tài mơn học.
Và chúng em xin được gửi lời cám ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc đến


cô giáo trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh, đã truyền đạt những kiến thức
chun mơn và kinh nghiệm bổ ích trong suốt q trình học tập, nhất là tập thể
thầy cơ khoa kinh doanh quốc tế, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Dược người đã trực
tiếp tham gia giảng dạy, tận tình quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn
thành đề tài môn học
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

MỤC LỤC

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM DỰ TRỮ...............................................................................2
1.1

Khái niệm..............................................................................................................2

1.2

Các dạng dự trữ...................................................................................................2

1.3

Nguyên nhân của việc hình thành dự trữ...........................................................3

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI DỰ TRỮ...............................................................................4
2.1

Phân loại theo vị trí của hàng hóa trong chuỗi cung ứng..................................4

2.2

Phân loại theo nguyên nhân hình thành dự trữ.................................................7

2.2.1

Dự trữ định kỳ...............................................................................................7


2.2.2

Dự trữ trong quá trình vận tải......................................................................9

2.2.3

Dự trữ bổ sung...............................................................................................9

2.2.4

Dự trữ để đầu cơ..........................................................................................10

2.2.5

Dự trữ theo mùa vụ.....................................................................................10

2.2.6

Dự trữ do hàng không bán được................................................................10

2.3

Phân loại theo công dụng...................................................................................11

2.4 Phân loại theo giới hạn của dự trữ.......................................................................11
2.5 Phân loại theo thời hạn dự trữ.............................................................................13
2.6

Phân loại theo kĩ thuật ABC..............................................................................13


CHƯƠNG 3: CHI PHÍ DỰ TRỮ..................................................................................15
3.1 Khái quát................................................................................................................15
3.2

Chi phí quản trị dự trữ......................................................................................16


3.2.1

Chi phí về vốn..............................................................................................16

3.2.2

Chi phí cho các dịch vụ hàng dự trữ..........................................................16

3.2.3

Chi phí liên quan đến kho bãi để chứa đựng, bảo quản hàng dự trữ......17

3.2.4

Chi phí cho những rủi ro liên quan đến hàng dự trữ................................17

3.3

Nghiên cứu quản trị dự trữ đề cập đến các loại chi phí..................................17

3.3.1


Chi phí đặt hàng..........................................................................................17

3.3.2

Chi phí lưu kho............................................................................................18

3.3.3

Chi phí mua hàng........................................................................................19

CHƯƠNG 4: CÁC MƠ HÌNH DỰ TRỮ : EOQ, POQ, BOQ, QDM..........................20
4.1

Mơ hình mức đặt hàng tối ưu (EOQ- Economic Order Quantity).................20

4.1.1

Ví dụ áp dụng mơ hình EOQ......................................................................20

4.1.2

Tổng qt mơ hình......................................................................................21

4.2 Mơ hình mức đặt hàng theo sản xuất (POQ- Production Order Quantity
Model)........................................................................................................................... 25
4.3 Mơ hình dự trữ thiếu (BOQ - Back Order Quantity).........................................27
4.4 Mơ hình khấu trừ theo số lượng (QDM - Quantity Discount Model)...............29
CHƯƠNG 5: CÁC VẤN ĐỀ HIỆN ĐẠI TRONG QUẢN LÝ HÀNG DỰ TRỮ.......34
5.1


Lean Manufacturing..........................................................................................34

5.1.1

Giới thiệu chung về Lean Manufacturing..................................................34

5.1.2

Các ứng dụng về LEAN..............................................................................34

5.1.3

Lợi ích khi áp dụng Lean............................................................................35

5.1.4

Các Nguyên Tắc Chính...............................................................................36

5.2

Vendor managed inventory (VMI–Hàng tồn kho được quản lý bởi nhà cung

cấp................................................................................................................................. 36


5.2.1

Khái niệm.....................................................................................................36

5.2.2


Các dạng Vendor managed inventory (VMI) hiện nay.............................37

5.2.3

Thế mạnh của Vendor managed inventory (VMI)....................................37

5.2.4

Hạn chế của Vendor managed inventory (VMI).......................................38

CHƯƠNG 6: LOGISTICS THU HỒI............................................................................40
6.1

Định nghĩa........................................................................................................... 40

6.2 So sánh giữa logistics ngược và logistics xi......................................................40
6.3 Mơ hình và quy trình Logistics thu hồi...............................................................41
6.4

Vai trò của Logistics thu hồi..............................................................................42

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 44


LỜI MỞ ĐẦU
Trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu hiện nay, tính hiệu quả chính là yếu tố quyết
định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Làm thế nào để đạt được hiệu quả trong toàn bộ
hoạt động của doanh nghiệp suốt từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đến khâu cuối
cùng trong quá trình phân phối. Logistics ra đời đã giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề

trên và ngày càng đóng vai trị quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền. Đối với những nước
phát triển như Nhật và Mỹ thì logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước
kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%, và ở Việt Nam thì dịch vụ logistics chiếm
khoảng từ 15-20% GDP. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận
hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng.
Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ.
Và quản trị dự trữ và logistics hu hồi là đề tài tiểu luận mà nhóm đã chọn để nghiên
cứu. Nội dung của bài tiểu luận gồm 06 phần chính sau:
Phần 1: Khái niệm dự trữ
Phần 2: Phân loại dự trữ
Phần 3: Chi phí dự trữ
Phần 4: Các mơ hình quản trị dự trữ
Phần 5: Các vấn đề hiện đại trong quản lý hàng dự trữ
Phần 6: Logistics Thu hồi
Bài tiểu luận của nhóm được làm trong q trình học nên khơng thể tránh được
những thiếu sót. Mong cơ góp ý tận tình để bài tiểu luận của nhóm được hồn thiện hơn.


CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM DỰ TRỮ
1.1 Khái niệm
Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra lien tục, nhịp nhàng thì ở mỗi
giai đoạn của quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng (tức từ điểm đầu tiên
đến điểm cuối cùngcủa chuỗi cung ứng) cần phải tích lũy lại một lượng nhất định nguyên
vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, hàng hóa.. sự tích lũy lại nhất định một lượng nguyên
vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, hàng hóa... sự tích lũy, ngưng đọng nguyên vật liệu,
sản phẩm, hàng hóa ở các giai đoạn vận động của quá trình logistics như vậy được gọi là
dự trữ.
Hàng dự trữ chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản doanh nghiệp (thông thường chiếm từ

40%-50%). Do đó việc quản lý, kiểm sốt tốt hàng sự trữ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó
góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành lien tục, nhịp nhàng, đồng thời đạt
hiệu quả cao.
1.2 Các dạng dự trữ
Hàng dự trữ bao gồm: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ, phụ tùng, thành
phẩm dự trữ... tùy theo các loại hình doanh nghiệp mà các dạng dự trữ và nội dung hoạch
định, kiểm soát hàng sự trữ cũng khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản phẩm là vơ hình, như: lời khun của
cơng ty tư vấn, sự giải trí của người tiêu dùng thơng qua các hoạt động giải trí... hàng dự
trữ chủ yếu là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện vật chất – kỹ thuật dùng vào hoạt
động của họ. Đối với lĩnh vực này, nguyên vật liệu, sản phẩm dự trữ có tính chất tiềm tàng
và có thể nằm trong kiến thức tích tụ, tích lũy trong năng lực và kiến thức của nhân viên
làm những cơng việc đó.
Đối với lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp mua bán kiếm lời, hàng dự trữ của họ
chủ yếu là hàng mua về và hàng chuẩn bị chuyển đến tay người tiêu dùng. Trong lĩnh vực


này, doanh nghiệp hầu như không cs dự trữ là bán thành phẩm trên dây chuyền như trong
lĩnh vực sản xuất.
Đối với lĩnh vực sản xuất, sản phẩm phải trãi qua một quá trình chế biến để biến
đầu vào là nguyên vật liệu thành sản phẩm ở đầu ra nên hàngdự trữ bao gồm hầu hết các
loại từ nguyên vật liệu, đến bán thành phẩm trên dây chuyền và thành phẩm cuối cùng
trước khi đến tay người tiêu dùng.
Còn theo quan điểm thực tế trong hoạt động logistics thì dự trữ là sự đầu tư vốn
lớn, tốn kém, nhưng cần thiết và có mối quan hệ mật thiết với mức độ dịch vụ khách hàng.
Vì vậy cần phải tính tốn cho được mức dự trữ tối ưu.
1.3 Nguyên nhân của việc hình thành dự trữ
 Do sự phân cơng lao động xã hội.
 Do sản xuất, vận tải... phải đạt đến một quy mơ nhất định thì mới mang lại hiệu
quả.

 Để cân bằng cung – cầu đối với những mật hàng có tính thời vụ.
 Đề phịng rủi ro.
 Là phương tiện để phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
 Dự trữ để đầu cơ.
 Do hàng không bán được.
 Dự trữ là phương tiện giúp thực hiện q trình logistics một cách thơng suốt.


CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI DỰ TRỮ
Dự trữ gồm nhiều loại và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Một số tiêu
thức chủ yếu để phân loại dự trữ trong hoạt động logistics:


Phân loại theo vị trí của hàng hóa trên dây chuyền cung ứng.



Phân loại theo nguyên nhân hình thành dự trữ.



Phân loại theo cơng dụng của dự trữ.



Phân loại theo giới hạn của dự trữ.



Phân loại theo kỹ thuật phân tích ABC.


2.1 Phân loại theo vị trí của hàng hóa trong chuỗi cung ứng
Logistics là một chuỗi các hoạt động lien tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống, nhằm chu
chuyển hàng hóa, dịch vụ... và những thơng tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối
cùng của dây chuyền cung ứng với mục tiêu thõa mãn nhu cầu người tiêu dùng một cách
tốt nhất. Để đảm bảo cho quá trình logistics diễn ra liên tục thì dự trữ sẽ tồn tại trên suốt
dây chuyền cung ứng, ở tất cả các khâu:
 Nhà cung cấp – Thu mua
 Thu mua - Sản xuất
 Sản xuất - Marketing
 Marketing – Phân phối
 Phân phối – Trung gian
 Trung gian - Người tiêu dùng


Sơ đồ trên cho thấy, để thực hiện quá trình logistics liên tục cần có nhiều lại dự trữ.
Trước tiên là nhà cung cấp muốn đảm bảo có đủ nguyên vật liệu để cung ứng theo đơn đặt
hàng của người sản xuất thfi cần có dự trữ của nhà cung cấp. Khi nguyên vật liệu được
giao cho người sản xuất, sau khi kiểm tra và làm các thủ tục cần thiết sẽ được nhập kho –
dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng, đó là dự trữ
nguyên vật liệu. Trong suốt quá trình sản xuất, nguyên vật liệu dưới sự tác động của các
yêu tố khác, như máy móc, sức lao động... dần biến thành sản phẩm. Để quá trình sản xuất
được liên tục, thì trong mỗi cơng đoạn của q trình lại có dự trữ bán thành phẩm. Để có
đủ sản phẩm theo yêu cầu của các đơn hàng, thì sản phẩm làm ra sẽ được dự trữ tại kho
thành phẩm của nhà máy, chờ đến khi đủ số lượng mới xuất đi. Đó là dự trữ sản phẩm tại
kho của nhà sản xuất. Trong q trình lưu thơng, phân phối hàng hóa sẽ đưuọc dự trữ tại
các trung tâm phân phối khu vực, tại kho của các nhà bán buôn... – Dự trữ sản phẩm trong
phân phối. Khi sản phẩm đến tay các nhà bán lẻ, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng



mọi lúc, nhà bán lẻ sẽ tổ chức dự trữ hàng hóa tại các kho, của hàng – Dự trữ của nhà bán
lẻ, và cuối cùng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, họ sẽ tổ chức dự trữ để đáp ứng nhu
cầu cá nhân – Dự trữ của người tiêu dùng.
Theo chiều thuận, quá trình logistics sẽ đi từ người cung cấp nguyên vật liệu cho đến
người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng., ở mỗi khâu quá trình đều tổ chức dự trữ để đảm bảo
cho quá trình diễn ra liên tục và hiệu quả.
Thực tế cho thấy, ở mỗi khâu trong q trình logistic có thể xuất hiện những sản
phẩm không đạt yêu cầu cần phải trả lại, những sản phẩm hư hỏng, khiếm khuyết, đòi hỏi
phải tái chế, bao bì dán nhãn lại. Từ đó dẫn đến nhu cầu phải tổ chức quá trình logistic
ngược và ở mỗi khâu cũng sẽ hình thành dự trữ.
Có 4 loại dự trữ chủ yếu:

Theo vị trí trong hệ thống logistic người ta cịn có thể chia dự trữ làm hai loại: dự
trữ trong kho và dự trữ trên đường vận chuyển:
Dự trữ trong kho: bao gồm dự trữ trong kho nguyên vật liệu, phụ phẩm của các tố,
đội, phân xưởng sản xuất, dự trữ trong kho thành phẩm của các nhà sản xuất, kho của các
nhà buôn bán lẻ... lượng dự trữ này để đảm bảo cho sản xuất được liên tục và thõa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng.
Dự trữ hàng hóa trên đường vận chuyển: là dự trữ hàng hóa đang trong q trình
vận động từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng. Thường thời gian vận chuyển
trên đường vận chuyển bao gồm: thời gian hàng hóa được chuyên chở trên các phương
tiện vận tải, thời gian bốc dỡ, chuyển tải, lưu trữ tại kho bãi của các đơn vị vận tải.


2.2 Phân loại theo nguyên nhân hình thành dự trữ
Theo ngun nhân hình thành dự trữ thì có các loại dự trữ sau:
 Dự trữ định kỳ.
 Dự trữ trong q trình vận chuyển.
 Dự trữ đóng vai trị hàng bổ sung để đảm bảo quá trình logistics diễn ra hiệu

quả.
 Dự trữ để đầu cơ.
 Dự trữ theo mùa vụ.
 Dự trữ do hàng không bán được
2.2.1 Dự trữ định kỳ
Là dự trữ để đản bảo cho việc bán hàng/sản xuất hàng hóa được tiến hành liên tục
giữa hai kỳ đặt hàng/ mua hàng liên tiếp.
Dự trữ định kỳ được xác định bằng công thức:
Ddk = m x t
Trong đó:
 Ddk: dự trữ định kỳ/thường xuyên
 m: mức bán/ sử dụng hàng hóa bình qn 1 ngày đêm
 t: thời gian thưch hiện việc mua hàng/chu trình đặt hàng.
Như vậy, dự trữ định kỳ phụ thuộc vào mức cầu hàng hóa và dộ dài chu trình đặt
hàng. Khi những yếu tố này thay đổi thì dự trữ định kỳ sẽ thay đổi.
Ví dụ: một cơng ty có mức bán một loại sản phẩm là 20 đơn vị một ngày, thời gian
để công ty được cung cấp loại sản phẩm đó là 10 ngày một lần. khi đó dự trữ định kỳ sẽ là:


200 đơn vị và đây cũng chính bằng số lượng sản phẩm trong một đơn hàng. Giả sử lượng
cầu không đổi, vẫn là 20 đơn vị 1 ngày, nhưng thời gian cung cấp và số lượng sản phẩm
trong một đơn hàng thay đổi thì dự trữ định kỳ cũng thay đổi theo.Nếu thời gian cung cấp
tăng lên 20 ngày thì số lượng sản phẩm trong một đơn hàng là 400 đơn.

Từ những trình bày ở trên cho ta thấy: để đáp ứng một lượng cầu cố định, thì chu
trình đặt hàng càng dài càng địi hỏi số lượng hàng hóa trong một đơn hàng càng lớn. Nói


cách khác quy mô đơn hàng tỷ lệ nghịch với tần suất đặt hàng. Từ đó, mức dự trữ định kỳ
bình quân tỷ lệ nghịch với tần suất đặt hàng.

2.2.2 Dự trữ trong q trình vận tải
Dự trữ hàng hóa trên đường đi được xem là một bộ phận trong dự trữ định kỳ, nó
bao gồm: dự trữ hàng hóa được chuyên chở trên các phương tiện vận tải, trong quá trình
xêp dỡ, chuyển tải, lưu kho tại các đơn vị vận tải.
2.2.3 Dự trữ bổ sung
Dự trữ định kỳ chỉ có thể đảm bảo cho q trình sản xuất, tiêu thụ được liên tục khi
lượng cầu (m) và thời gian cung ứng/chu trình đặt hàng (t) khơng đổi. Một khi m hoặc t
hoặc cả hai yếu tố này thay đổi, dự trữ định kỳ không thể đảm bảo cho q trình diễn ra
liên tục, mà cần có dự trữ bổ sung.
Ví dụ: mức cầu (m) là 20 đơn vị hàng hóa một ngày, thời gian cung ứng (t) là 10
ngày, dự trữ định kỳ bình quân là 100 đơn vị, đảm bảo cho quá trình sản xuất/tiêu thụ
được liên tục một khi m và t không đổi. Khi m và t thay đổi thì cần có sự bổ sung, và mức
dự trữ bổ sung trong mỗi trường hợp sau:


Trường hợp 1:

Khi m thay đổi, mức cầu thực sự là 25 đơn vị hàng hóa mỗi ngày, chứ khơng phải 20
đơn vị như dự tính ban đầu, cịn t vẫn giữ nguyên là 10 ngày. Và như thế trọng lượng hàng
dự trữ định kỳ chỉ có thể đảm bảo được 8 ngày (200:25), 2 ngày cuối chu kỳ sẽ không có
hàng để xuất. Để giải quyết tình trạng này thì cần có một lượng dự trữ bổ sung. Nếu dự
tính mức cầu hàng ngày có thể tăng giảm 5 đơn vị sản phẩm, thì mức dự trữ bổ sung sẽ là
50 đơn vị sản phẩm và dự trữ tring bình sẽ là150 đơn vị sản phẩm.


Trường hợp 2:


Nếu m khơng đổi nhưng t thay đổi thì cũng cần có dự trữ bổ sung. Cụ thể nếu t tăng
2 ngày, thì trong 2 ngày 11, 12 cơng ty sẽ khơng có hàng để sản xuất nếu như khơng có dự

trữ bổ sung. Trong trường hợp cơng ty dự tính t có thể dao động khoảng 2 ngày, thì dự trữ
bổ sung sẽ là 40 đơn vị sản phẩm.
2.2.4 Dự trữ để đầu cơ
Dự trữ để đầu cơ không nhằm mục đích để thõa mãn nhu cầu cho khách hàng, mà để
tăng lợi nhuận cho chính cơng ty. Dạng dự trữ này xuất hiên khi công ty mua một số lượng
vật tư, hàng hóa lớn để được hưởng giá ưu đãi. Mua hàng với số lượng lỡn dự trữ do dự
báo giá hàng sẽ tăng hoặc loại hàng đó sẽ trở nên khan hiếm, tình hình chính trị - xã hội,
điều kiện tự nhiên... có những biến động bất lợi. Khi những dự báo đó thành hiện thực thì
cơng ty sẽ được hưởng lợi nhờ chênh lệch giá.
2.2.5 Dự trữ theo mùa vụ
Có những loại hàng hóa sản xuất theo màu vụ nhưng lại được tiêu thụ quanh năm, ví
dụ: hàng nơng sản. Ngược lại, có những loại hàng hóa sản xuất quanh năm nhưng chỉ lại
tiêu theo mùa, ví dụ: quần áo thời trang. Để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt đó thì phải có
dạng dự trữ đặc biệt – dự trữ theo mùa vụ.
Một số ví dụ về dạng dự trữ này, như: ở xứ lạnh người ta dự trữ rau để phục vụ cho
mùa đông. Các công ty thiết bị trường học dự trữ sách vở, dụng cụ học sinh đẻ phục vụ
cho ngày khai trường.
2.2.6 Dự trữ do hàng không bán được
Trong điều kiện hiện đại, con người luôn hướng tới những cái mới, đặc biệt là hàng
thời trang. Chính vì vậy, có một số hàng hóa làm ra nhưng khơng tiêu thụ được do bị lỗi
mốt, lỗi thời, tạo thành dự trữ do hàng không bán được. Dạng dự trữ này tồn tại là một yếu
tố khách quan. Để giảm thiểu dạng dự trữ đặc biệt này người ta thường dùng các cách
thông thường khác, mà ở đó hàng chưa lỗi thời.


Trên thế giới có một số cơng ty kinh doanh loại hàng này rất thành cơng, điển hình là
J.C Whitney Company. Cơng ty tổ chức dự trữ những máy móc, phụ tùng ơ tơ đã lỗi thời
và khơng cịn sản xuất nữa. Khi người tiêu dùng muốn thay thế các bộ phận trong xe của
mình, thì các nhà sản xuất khơng cung cấp nữa, họ sẽ phải tìm đến J.C Whitey để mua với
giá cao.

2.3 Phân loại theo công dụng
Theo cách này dự trữ hàng hóa được chia làm 3 loại:
 Dự trữ thường xuyên/ định kỳ.
 Dự trữ bảo hiểm.
 Dự trữ chuẩn bị.
Dự trữ thường xuyên: dùng để đảm bảo hàng hóa cho các hoạt động logistics diễn
ra được liên tục như đã trình bày loại “dự trữ thường xuyên”, công thức: Dtx = m x t
Dự trữ bảo hiểm: đề phòng ngừa những rủi ro, bất trắc trong q trình cung ứng, thì
cần có loại dự trữ này. Dự trữ bảo hiểm thường được xác định bằng phương pháp thống kê
kinh nghiệm.
Dự trữ chuẩn bị:dự trữ này được sử dụng cho việc chuẩn bị hàng hóa để cung cấp
cho khách hàng như kiểm tra, phân loại, bao bì đóng gói, dán nhãn, lâp chứng từ, làm các
thủ tục... Dự trữ chuẩn bị được các đinh bằng thống kê kinh nghiệm.
2.4 Phân loại theo giới hạn của dự trữ
Theo tiêu thức này có 3 loại dự trữ:
 Dự trữ tối đa
 Dự trữ tối thiểu
 Dự trữ bình quân


Dự trữ tối đa


Là mức lớn nhất cho phép kinh doanh có hiệu quả



Vượt mức này hàng hóa bị ứ đọng, kinh doanh sẽ kém hiệu quả nhất.

Dự trữ tối thiểu



Là mức thấp nhất cho phép công ty hoạt động liên tục.



Dưới mức này khơng đảm bảo an tồn cho hoạt động của cơng ty, làm gián

đoạn q trình sản xuất.
Dự trữ bình quân:


Mức bình quân trong một kì nhất định



Tính tốn mức bình qn

Cơng thức:

Ví dụ: Cơng ty A chuyên sản xuất, chế biến tiêu xay. Số lượng hạt tiêu khô công ty dự
trữ hang năm như sau:
Năm 1: 16 Tấn

Năm 3: 30 Tấn

Năm 2: 10 Tấn

Năm 4: 24 Tấn



Hỏi số lượng hạt tiêu khơ dự trữ bình qn hằng năm của công ty là bao nhiêu?
2.5 Phân loại theo thời hạn dự trữ
- Dự trữ đầu kì
- Dự trữ cuối kì
Tùy vào điều kiện của từng cơng ty về vốn đầu tư, về nguồn cung cấp, về thì hiếu
người tiêu dùng mà công ty đưa ra số lượng dự trữ phù hợp với từng giai đoạn.
2.6

Phân loại theo kĩ thuật ABC
Giá trị hàng hóa dự trữ hàng năm được xác định bằng tích số giữa giá bán một đơn

vị hàng dự trữ với lượng dự trữ hàng năm.
Theo nguyên tắc Pareto (Pareto lad một nhà kinh tế Italia vào thế kỉ thứ 19) thì
hàng hóa dự trữ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Nhóm A, nhóm B, nhóm C.
-

Nhóm A: nhóm hàng có giá trị cao nhất, từ 70-80% so với tổng giá trị hàng

dự trữ nhưng số lượng chỉ chiếm 20% tổng số loại hàng dự trữ.
Nhóm B: nhóm hàng có giá trị trung bình, từ 15-25% so với tổng giá trị
hàng dự trữ chiếm 30% tổng số loại hàng dự trữ.
Nhóm C: nhóm hàng có giá trị nhỏ, từ 5% so với tổng giá trị hàng dự trữ
chiếm 50% tổng số loại hàng dự trữ.


Kỹ thuật phân tích ABC trong cơng tác quản trị dự trữ co tác dụng giúp xác định
thứ tự ưu tiên trong việc bố trí nguồn vốn, tập trung làm cơng tác quản trị.
Kỹ thuật phân tích ABC sẽ cho chúng ta kết quả tốt hơn trong dự báo, kiểm tra,
kiểm sốt, đảm bảo tính khả thi của nguồn cung ứng, tối ưu hóa lượng dự trữ.



CHƯƠNG 3: CHI PHÍ DỰ TRỮ
3.1 Khái qt
Dự trữ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động logistics. Mức dự trữ khơng thích
hợp sẽ làm cho khơng thực hiện được mục tiêu chiến lược của logistics là tối thiểu hóa
tổng chi phí và thực hiện tốt các dịch vụ khách hàng.
Nếu dự quá nhiều sẽ làm cho hàng hóa bị ứ động, vốn quay vịng chậm, hiệu quả
kinh doanh thấp. Ngược lại, nếu dự trữ quá ít sẽ khơng đủ hàng hóa, sản phẩm để đảm bảo
cho q trình kinh doanh liên tục, dẫn đến khơng thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng,
hậu quả sẽ bị mất khách. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì mất khách
hàng là điều tồi tệ nhất. Điều này đồng nghĩa với việc giảm doanh thu, mất uy tín, co hẹp
phạm vi hoạt động.... và có thể dẫn đến phá sản.
Tổng chi phí logistics = chi phí vận chuyển + chi phí kho bãi + chi phí xử lý đơn đặt
hàng và trao đổi thông tin + chi phí sản xuất, thu mua, chuẩn bị hàng + chi phí dịch vụ
khách hàng + chi phí dự trữ.
Logistics là chuỗi tích hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hóa vị trí và q
trình chu chuyển, dự trữ hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng. Vì là
chuỗi tích hợp các hoạt động kinh tế nên nếu giảm chi phí một cách chủ quan, tùy tiện của
từng hoạt động riêng lẻ thì chưa chắc đã đạt được kết quả như mong muốn.
Ví dụ: Doanh nghiệp giảm dự trữ hàng một cách tùy tiện có thể dẫn đến tình trạng
thiếu hụt lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường làm mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh
tranh.
Giữa các hoạt động trong chuỗi logistics có liên quan chặt chẽ, tác động qua lại với
nhau.


Ví dụ: Doanh nghiệp giảm chi phí ở khâu dự trữ có thể làm tăng chi phí ở khâu vận
tải và khâu xử lý đơn đặt hàng, trao đổi thông tin cuối cùng tổng chi phí khơng những
khơng giảm mà cịn có thể tăng, đi ngược lại mục đích của quản trị logistics.

Chính vì vậy, địi hỏi phải có một cái nhìn tổng thể trong quản trị logistics, phải xác
định mức độ dịch vụ khách hàng cần đạt được, trên cơ sở đó tìm cách giảm tổng chi phí để
đạt được mức độ dịch vụ xác định xuống mức thấp nhất. Đề làm điều này cần có kỹ năng
phân tích cân đối chi phí giữa các hoạt động logistics. Cần phải xem xét mối quan hệ giữa
tổng chi phí logistics và số lượng kho hàng, trung tâm phân phối. Nhờ áp dụng phương
pháp phân tích này để cải cách kho hàng, trung tâm phân phối và đương nhiên cả hệ thống
dự trử đi kèm.
Ví dụ: Atlas Copco Tool, một cơng ty Thụy Điển đã áp dụng phương pháp này và đã
làm ăn rất hiệu quả và trở nên nổi tiếng.
Sử dụng phương pháp phân tích cân đối giữa các hoạt động logistics và một số công
cụ chuyên dùng để xem xét mối quan hệ giữa tổng chi phí logistics và mức dự trữ để tìm
ra mức dự trữ tối ưu.
3.2 Chi phí quản trị dự trữ
Bao gồm 4 khoản chi phí lớn
3.2.1 Chi phí về vốn
Lượng vốn đầu tư vào hàng dự trữ và thuộc vào chi phí cơ hội. Chi phí vốn phụ
thuộc vào giá trị dự trữ trung bình, thời gian hạch tốn và suất thu hồi vốn đầu tư. Thông
thường, trên thị trường tiền tệ, tỷ lệ chi phí vốn được tính theo lãi suất tiền vay ngân hàng.
Tỷ lệ chi phí vốn trung bình là 15%, dao động từ 8- 40%.
Ví dụ: Đặt mua một lơ hàng lớn sẽ có khả năng thương lượng giảm giá cho một đơn
vị sản phẩm, vận chuyển một lô hàng lớn cũng cho phép được hưởng mức cước ưu đãi.


3.2.2 Chi phí cho các dịch vụ hàng dự trữ
Gồm chi phí bảo hiểm và thuế
- Chi phí bảo hiểm là chi phí đề phịng rủi ro theo thời gian. Chi phí bảo hiểm tùy
thuộc vào giá trị sản phẩm và tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật. Chi phí này trung bình
0.05% dao động từ 0- 2%.
- Chi phí thuế liên quan đến vị trí, địa phương, coi dự trữ là tài sản và bị đánh thuế.
3.2.3 Chi phí liên quan đến kho bãi để chứa đựng, bảo quản hàng dự trữ

Gồm chi phí cho trang thiết bị trong kho, chi phí liên quan đến việc sử dụng kho
cơng cộng, chi phí th kho và chi phí cho kho của cơng ty. Trung bình, chi phí này là 2%,
dao động từ 0- 4%.
Ví dụ: Các hãng kinh doanh kẹo sơ- cơ- la đóng hộp phải trang bị các loại máy móc
phù hợp để bảo quản một lượng sản phẩm sô-cô- la rất lớn để phục vụ nhu cầu thị trường
trong các ngày lễ Giáng sinh, Valetime...
3.2.4 Chi phí cho những rủi ro liên quan đến hàng dự trữ
Gồm hao mịn vơ hình ( chi phí cho những hàng dự trữ bị lỗi thời khơng cịn bán
được với mức giá ban đầu, thậm chí phải vứt bỏ hay bán lỗ vốn), hàng hóa bị hư hỏng,
hàng hóa bị thiếu hụt, mất mát, chi phí liên quan đến việc điều chuyển, bố trí lại hàng hóa
giữa các kho- loại chi phí này xuất hiện khi người ta phải chuyển hàng từ kho này sang
kho khác để tránh hàng hóa bị lỗi thời.
Ví dụ: Một nước quanh năm sản xuất lương thực, nhưng vẫn phải luôn dự trữ đề
đảm bảo an tồn an ninh lương thực quốc gia, phịng khi thiên tai, dịch họa.
3.3 Nghiên cứu quản trị dự trữ đề cập đến các loại chi phí
3.3.1 Chi phí đặt hàng


Là tồn bộ các chi phí có liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng. Nó bao gồm các
chi phí tìm kiếm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng như giao dịch, đàm phán, ký
kết hợp đồng, thông báo qua lại.
Ví dụ: Khi thay đổi quy mơ lơ hàng mua, các loại chi phí này biến đổi theo chiều
hướng ngược chiều nhau, cụ thể chi phí dự trữ biến đổi ngược chiều với các chi phí: Gía
trị sản phẩm mua, chi phí vận chuyển, chi phí đặt hàng.
3.3.2 Chi phí lưu kho
Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ.


Chi phí về nhà cửa và kho hàng


-

Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa.

-

Chi phí bảo hiểm nhà kho, kho hàng.

-

Chi phí thuê nhà đất.

Tỷ lệ so với giá dự trữ: Chiếm 3- 10%


Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện

-

Tiền thuê hoặc khấu hao dụng cụ, thiết bị.

-

Chi phí năng lượng.

-

Chi phí vận hành thiết bị.

Tỷ lệ so với giá dự trữ: Chiếm 1-4%



Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý

Tỷ lệ so với giá trị dự trữ: Chiếm từ 3- 5%


Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ


-

Thuế đánh vào hàng dự trữ.

-

Chi phí vay vốn.

-

Chi phí bảo hiểm hàng dự trữ.

Tỷ lệ so với giá trị dự trữ: Chiếm 6- 24%


Thiệt hại hàng dự trữ do mất, hư hỏng hoặc không sử dụng được.

Tỷ lệ so với giá trị dự trữ: Chiếm 2- 5%
Tỷ lệ từng loại chi phí trên chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng phụ thuộc vào từng loại
doanh nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất hiện hành. Thơng thường, chi phí lưu kho hàng

năm chiếm xấp xỉ 40% giá trị hàng dự trữ.
3.3.3 Chi phí mua hàng
Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Thơng
thường chi phí mua hàng khơng ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mơ hình dự trữ, trừ
mơ hình khấu hao theo lượng mua.
Mỗi khoản chi phí trong chi phí quản lý hàng dự trữ đều có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp với mức dự trữ.
Tóm lại, chi phí dự trữ có tác động trực tiếp đến nhiều hoạt động logistics, nên cần
có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí logistics khác.
Như vậy, để giảm chi phí dự trữ, phải giảm được các yếu tố chi phí cấu thành nên
chi phí bình quân cho một đơn vị dự trữ, đồng thời phải tính tốn qui mơ dự trữ bảo hiểm
thích hợp để giảm dự trữ bình quân.


×