Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giai phap huu ich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.7 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA</b>


<b> HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM TRONG NHÀ TRƯƠNG</b>



I/Thực trạng.


Thanh tra, kiểm tra là công tác thường xuyên của cán bộ quản lý trường học song
thanh kiểm tra thế nào để mang lại một hiệu quả cao đó là vấn đề các nhà quản lý cần quan
tâm. Thực trạng trong những năm qua ở trường tôi, công tác thanh tra vẫn diễn ra thường
xuyên theo kế hoạch, song cịn mang tính đối phó, chỉ thực hiện kiểm tra xem có thực hiện
hay khơng! Chủ yếu đánh giá kết quả thực hiện công việc, rồi nhận xét theo ý kiến chủ quan
của bản thân, người được thanh tra đôi lúc chưa thực sự thỏa mãn theo ý kiến đóng góp của
người thanh tra nhưng vẫn chấp nhận ý kiến trên. Dẫn đến hậu quả là sau khi thanh tra xong
mọi chuyện đâu lại vào đấy. Người thanh tra thì khơng biết những ý kiến của mình có được
người được thanh tra thực hiện hay khơng?. Cịn người được thanh tra thì ung dung đưa
những ý kiến của thanh tra vào quên lãng lý do người thanh tra không có thời gian kiểm tra
lại kết quả mà mình đã góp ý.


Từ thực trạng trên tơi là một cán bộ quản lý tuy chưa có bề dày kinh nghiệm song tôi cũng
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ nhằm trao đổi cùng đồng nghiệp, khơng nhằm
ngồi mục tiêu thực hiện tốt chủ đề năm học “ Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo
dục”


II/ Nguyên nhân.


 Cán bộ quản lý thực hiện công tác thanh tra với vai trị là thực hiện nhiệm vụ ít, chưa
thực sự quan tâm, cũng như chưa coi trọng kiến thức cơ bản về lý luận thanh tra giáo dục ở
trường tiểu học.


 Khi thanh tra, người thanh tra hay chủ quan, hoặc khơng có thời gian chuẩn bị một
cánh kỹ càng, chu đáo nội dung thanh tra như: kiểm tra nội dung này ta cần chuẩn bị những
gì? Ngày mai ta dự bài gì tiết thứ mấy? nội dung là gì, mục tiêu là gì, những đồ dung cơ bản


nào?...


 Người được thanh tra thường có tâm lý lo sợ, thiếu tự nhiên, khơng dám bộc lộ ý
tưởng của mình trước thanh tra, khơng dám tự mình thốt ra những khn mẫu cứng nhắc vì
sợ sẽ khơng trùng ý tưởng với người kiểm tra.


 Thanh tra xong người thanh tra thường nhận xét và yêu cầu người được thanh tra
lắng nghe và chấp nhận, điều này thường dẫn đến trường hợp người được thanh tra thường
khơng nói lên được ý tưởng của mình


 Hiệu quả của việc thực hiện sau thanh tra chưa cao do thiếu khâu “kiểm tra đánh giá
lại” thực hiện chưa nghiêm túc.


Để khắc phục những nhược điểm trên bản thân tơi có một số biện pháp xin chia sẻ như sau:
III/ Biện pháp.


1/ Kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ngày 18 tháng 8 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục; Điều lệ trường
tiểu học; thường xuyên cập nhật những văn bản về công tác thanh tra…


 Kiến thức tâm lý thanh tra giúp cho người làm công tác thanh tra xem xét mọi vấn đề
không chỉ căn cứ vào giấy tờ chứng từ, văn bản mà cịn đi sâu vào những khía cạnh uẩn
khuất trong tâm hồn của con người. Nó giúp người thanh tra hiểu rõ nội tâm của đối tượng
thanh tra, từ đó góp phần lý giải vấn đề một cách đúng đắn và khoa học. Tâm lý thanh tra
góp phần quan trọng giúp cho cơ quan chỉ đạo xem xét về những quyết định đã đề ra, thấy
hết được những phần càng làm rõ hoặc bỗ sung, đổi mới, nắm được tiến trình tổ chức thực
hiện, kịp thời phổ biến kinh nghiệm. Nó cịn góp phần rèn luyện nhân cách cho người làm
công tác thanh kiểm tra. Người làm cơng tác thanh tra cần phải nhận biết được khí chất của
từng đối tượng mà mình chuẩn bị kiểm tra trong trường. Sau đây là một số khí chất cơ bản


của một số người và cách xử lý:


◦ <i><b>Kiểu khí chất nóng nẩy</b></i> (mạnh khơng cân bằng linh, hoạt)


Năng lực nhận thức tương đối nhanh; thẳng thắn, trung thực, hăng hái, nhiệt tình; dám nghĩ
dám làm ngay những việc khó khăn, nguy hiểm; tính nóng nảy, dễ có những phản ứng gay
gắt, khó kiềm chế bản thân, dễ va chạm trong quan hệ ứng xử. Đối với những người này
người thanh tra cần bình tỉnh mềm mỏng trong lời nói, hài hòa trong hành động, kiên quyết
trong xử lý để thực hiện đúng thẩm quyền và đúng luật pháp, cần khai thác mặt mạnh của
họ(ngay thẳng thật thà), nhất thiết khơng nói gì chạm lịng tự ái họ. Nặng khen, nhẹ chê và
chỉ nên phê bình riêng.


◦ <i><b>Kiểu khí chất điềm tỉnh</b></i>( mạnh, cân bằng, không linh hoạt) những người này
thường tư duy sâu sắc, chín chắn, tính tốn kỹ càng, đa mưu, ít mạo hiểm; biết kiềm chế mọi
nhu cầu và cảm xúc bản thân; bình tỉnh kiên trì trong mọi tình huống; trung thành khó thích
nghi với mọi cái mới, bảo thủ. Thích hợp với cơng việc cần sự thận trọng, chín chắn, có tính
chất bảo mật. Đối với những người này người thanh tra cẩn có sự ứng xử tương ứng, nét
mặt, thái độ luôn giữ thế cân bằng. Trong hành động cần cân nhắc kỹ lưỡng, lời nói, thái độ,
cử chỉ, ngữ điệu giao tiếp cần thận trọng. Chủ động giao tiếp vì họ ít cởi mở và quan tâm
đến ý kiến của họ. Cần có chứng cứ đầy đủ, lập luận chắc chắn mới thuyết phục được ho.


◦ <i><b>Kiểu khí chất linh hoạt</b></i>: ( mạnh, cân bằng, linh họat) nhanh nhẹn, hoạt bát, dễ
xúc cảm trước mọi hoạt động có khả năng kiềm chế cảm xúc, dễ thích nghi với mơi trường
xung quanh; vui vẻ, dễ gần, giàu lòng vi tha, hài hước; say mê với cơng việc, ưa lao động,
làm việc có năng suất cao; tình cảm và tư duy khơng sâu, khi gặp khó khăn dễ bỏ cuộc. Đối
với những người này người làm công tác thanh tra thường phải chú ý nhạy cảm với suy nghỉ
của họ mới nắm bắt được những vấn đề họ đề ra. Cần định hướng co họ đi vào những vấn
đề chính của vụ việc.


◦ Kiểu khí chất ưu tư (yếu, khơng cân bằng, khơng linh hoạt)



Những người này thường sống đa cảm, dễ xúc động, nhân hậu, thủy chung; khó thích nghi
với sự biến đổi của mơi trường; hay bị giao động, khơng thích nghi giao tiếp và suy tư kín
đáo.; e dè, sợ hãi, nhẹ dạ, cả tin, bi quan, chán nản; trong tình huống quen thuộc họ làm việc
khá tốt. Ngươì làm cơng tác thanh tra cần nhẹ nhàng tế nhị trong giao tiếp và đánh giá, cần
động viên quan tâm không bỏ rơi và không cô lập họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

động cơ hoạt động để đạt được mục tiêu của đối tượng thanh tra. Khi thực hiện nhiệm vụ
(hoàn thành một cơng việc) có phải do chính bản thân của một cá nhân (tập thể) đó thực
hiện hay khơng hay có sự trợ giúp hỗ trợ từ bên ngoài mức độ hỗ trợ từ bên ngồi nhiều hay
ít, sự hỗ trợ đó có ảnh hưởng gì trong thời gian đến. Người làm cơng tác thanh tra cần
khuyến khích động viên những người biết phát huy nội lực để hồn thành cơng việc của
mình. Người làm cơng tác thanh tra cần hiểu biết tâm lý xã hội trong công tác thanh tra
nhằm nắm bắt đầy đủ những thông tin, xử lý đúng thơng tin từ nhiều nhóm khác nhau, nhất
là trong dư luận xã hội.


2/ <i><b>Công tác chuẩn bị và các công tác khác khi thực hiện thanh tra .</b></i>


a/Sau khi nắm tâm lý của người chuẩn bị thanh tra trong nhà trường người làm công tác
thanh tra cần chuẩn bị cho mình kiến thức về nguyên tắc cũng như nhiệm vụ của công tác
thanh kiểm tra.


 <i>Nguyên tắc pháp chế: thanh tra phải dưạ trên cơ sở pháp luật, đường lối chính sách</i>
của Nhà nước và các văn bản qui phạm pháp luật.


 <i>Nguyên tắc kế hoạch: Thanh tra phải có kế hoạch, bảo đảm sự ổn định của các hoạt</i>
động sư phạm nhà trường, không làm cản trở các hoạt động bình thường của cá nhân.


 <i>Nguyên tắc khách quan: thanh tra phải khách quan, trung thực. Thanh tra phải đảm</i>
bảo đúng nội dung, đối tượng, thời gian. Kết quả thanh tra phải phản ánh đúng thực trạng


của người được thanh tra. Tránh định kiến suy diễn cũng như tránh thiên vị hoặc làm hình
thức giả tạo.


 <i>Nguyên tắc hiệu quả: thanh tra “Khơng phải là bới lơng tìm vết” thanh tra phải có tác</i>
dụng đơn đốc thúc đẩy đối tượng được thanh thực hiện nhiệm vụ được giao tốt hơn và hạn
chế các mặt tiêu cực. Hiệu quả sau thanh tra phải được đánh giá bằng những kết luật mang
tính chính xác và những kiến nghị mang tính thực tiễn, tính khả thi để giúp đỡ đối tượng
phát huy ưu điểm, sửa chữa sai sót.


 <i>Nguyên tắc giáo dục: thực hiện thanh tra phải mang tính dân chủ, cơng khai. Thanh</i>
tra phải mang tính thiện chí, thể hiện lòng nhân ái sâu sắc. Bảo đảm tốt nguyên tắc này sẽ
biến <i><b>q trình thanh kiểm tra bên ngồi thành quá trình tự kiển tra của cá nhân.</b></i>


b/ Nhiệm vụ của quá trình thanh tra: thanh tra cần thực hiện những nhiệm vụ kiểm
<b>tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy cụ thể là:</b>


 Kiểm tra: xem xét việc thực hiện của đối tượng thanh kiểm tra công tác chủ nhiệm,
thực hiện nhiệm vụ, tuân thủ pháp luật, các văn bản qui phạm pháp luật. Thực hiện mục tiêu
kế hoạch năm học của cá nhân và của nhà trường.


 Đánh giá: Xác định mức độ thực hiện các nhiệm vụ của đối tượng thanh tra về thực
hiện nhiệm vụ của mình theo điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.


 Tư vấn: Đưa ra những nhận xét, gợi ý và kiến nghị xác thực để đối tượng thanh tra
đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo trong bối cảnh cụ thể.


 Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện phổ biến kinh nghiệm nhằm phát triển
nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho đối tượng thanh tra.


 Trình tự thanh tra.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

dung phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị đề kiểm tra
(phiếu kiểm tra) nếu cần.


<i>Quan sát giờ dạy: là hệ thống những quan sát về diễn biến thực tế của giờ dạy</i>
nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho việc đánh giá chính xác trình độ tay nghề của
giáo viên. Người thanh tra cần phải làm tốt việc ghi chép vào phiếu dự giờ để sau đó tái hiện
những tình huống dạy học cơ bản nhằm cho phép đánh giá bài học dó theo tiếp cận hệ
thống. Khi dự giờ thanh tra viên cần quan sát theo những nội dung đã chuẩn bị ( giảng dạy,
học tập, quan hệ) Khảo sát trắc nghiệm sau tiết dạy.


<i>Phân tich giờ dạy: trên cơ sở những thông tin thu nhận được qua quan sát,</i>
người dự giờ ghi ra giấy những ưu nhược điểm thể hiện quan tiết dạy của giáo viên. Phân
tích giờ dạy là sự khái quát hóa sư phạm nâng những nhận xét cụ thể thành những nhận định
tổng quát hơn và nêu lên các lý lẻ của nhận định đó bằng cách xác định các mối liên hệ của
những hiện tượng quan sát được vơí các căn cứ khoa học của lý luận dạy học, tâm ly học và
giáo dục học. Phân tích kết quả học tập của học sinh đạt được từ đó rút ra những ý kiến
chính xác để góp ý cho giáo viên. Đề ra những giải pháp giúp giáo viên sửa chữa những
thiếu sót bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên. Đánh giá giờ dạy là hoạt động xác định mức độ
đạt được của giờ dạy đó so với mục đính yêu cầu của giờ dạy và yêu cầu của chương trình,
nó được thể hiện ở kết quả nhận thực của học sinh. Đánh giá giờ dạy là kết quả những suy
luận logich bắt nguồn từ kết quả giờ dạy trên lớp và những nhận định có được trong giai
đoạn phân tích bằng cách so sánh chúng vơí mục đích giờ dạy. Đánh giá giờ dạy là nêu ra
kết quả của giờ dạy đó(mức độ đạt so với mục đích giờ dạy, kết quả học tập của học sinh có
đạt với yêu cầu mà giáo viên đặt ra hay khơng?) và chỉ ra trình độ nghiệp vụ (tay nghề) của
người dạy( trình độ kiến thức, khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm), chỉ ra đặt tính lao
động hoc tập của học sinh ( kiến thức kỹ năng, năng lực nhận thức, thái độ học tập) trong
quá trình dạy học của giờ dạy đó.


<i>Trao đổi rút kinh nghiệm: Nêu những nhận xét, gợi ý để giúp giáo viên nâng</i>


cao năng lực nghiệp vụ sư phạm, nâng cao kết quả học tập của học sinh. Dựa trên các kết
quả tự phân tích, đánh giá giờ dạy của người làm công tác thanh tra chuẩn bị các vấn đề để
trao đổi với giáo viên. Tiến hành trao đồi với giáo viên cần tạo cho giáo viên tâm lý <i><b>thỏa</b></i>
<i><b>mái, tin tưởng</b></i>. Trong khi trao đổi với giáo viên người thanh tra cần gợi ý tạo điều kiện, cơ
hội cho giáo viên được <i><b>nêu ý kiến của mình</b></i>(giáo viên nói lên mục đích yêu cầu của giờ
dạy, các phương pháp dạy học đã thực hiện và tự rút kinh nghiệm về việc thực hiện các
phương pháp đó, tự đánh giá kết quả giờ dạy). Trên cơ sở ý kiến đã chuẩn bị kết hợp vơí
những điều giáo viên giáo viên tự nhận xét ở trên. Người làm nhiệm vụ thanh kiểm tra nêu
những câu hỏi để gi viên giải thích những chủ ý của mình khi tiến hành giờ dạy, <i>tranh</i>
<i>luận với giáo viên những điều chưa thống nhất. Người thanh tra nêu những nhận xét tổng</i>
hợp về ưu nhược điểm của giờ dạy đã dự, thống nhất với giáo viên về những điều đã phân
tích, đánh giá ở trên. Người dự giờ và giáo viên cùng trả lời câu hỏi: <i>Bằng cách nào để khắc</i>
<i>phục những nhược điểm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giờ dạy</i> ? Người thanh tra nêu
những lời khuyên cụ thể và có khả năng thực hiện được khuyến khích giáo viên thực hiện
những ưu điểm và có phương hướng khắc phục những nhược điểm. Các ý kiến đóng góp
phải có tính thuyết phục giúp giáo viên thỏa mái tiếp thu nội dung góp ý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

kiểm tra đánh giá mà phải thực hiện kiểm tra kết quả này trong suốt năm học và những năm
tiếp theo để xác minh sự tiến bộ của giáo viên được kiểm tra.


3/ <i><b>Đánh giá kết quả thực hiện sau thanh tra. </b></i>


Sau khi thanh tra xong cán bộ quản lý cần có một kế hoạch cụ thể nhằm kiểm tra việc
khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm mà chúng ta đã góp ý cho giáo
viên. Cơng việc này phải thường xun, đột xuất, định kỳ tạo cho người được thanh tra
tránh được sự chủ quan, không thực hiện những vấn đề được góp ý.


III/ Kết quả thực hiện.


Đây là đề tài khó có thể đánh giá hiệu quả trong một thời gian ngắn, tuy nhiên qua


một năm thực hiện tơi cảm thấy có sự thay đổi dần cách quản lý, giáo viên khơng cịn nặng
nề trong việc lo sợ khi bị thanh tra. Khi được thanh tra người được thanh tra tự tin hơn dám
thực hiện ý tưởng của mình nhằm tạo khơng khí vui tươi nhẹ nhàng trong dạy học nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ dạy. Người được thanh tra khơng cịn thụ động lắng nghe
mà mạnh dạn nêu lên được những ý tưởng của mình trong việc vận dụng các phương pháp
dạy học, ln đưa ra những ý kiến có tính lập luận một cách logich nhằm bảo lưu ý kiến của
mình.


Trên đây là một số quan điểm, việc làm về công tác thanh kiểm tra của cán bộ quản
lý mà tôi áp dụng tại trường, lý luận thực tiễn được sưu tầm học hỏi từ nhiều nguồn song
cũng không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp giúp
đỡ.


Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×