Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.17 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ. ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2012 - 2013. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Môn thi: HÓA HỌC - Khối 10-ĐỀ 01 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. A. PHẦN CHUNG ( 6 câu: Từ câu 1 đến câu 6) Câu 1. Chọn chất thích hợp và viết phương trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố: S-1 S+4 S+6S-2S0 Câu 2. Viết phương trình hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: K2Cr2O7 Cl2 CaOCl2Cl2Br2 Câu 3. Cho các dung dịch sau: Na2S, HBr, K2SO3, NaCl, H2SO4. Dùng thuốc thử tùy ý hãy nhận biết. các chất. (dùng sơ đồ và viết phương trình phản ứng) Câu 4. Cho các cân bằng sau. a.CO(k) + H2O(k) CO2(k) + H2(k) ∆H < 0. b. 2NH3 (k) 3H2(k) + N2(k) ∆H > 0 Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nào nếu ta thay đổi một trong các điều kiện sau: - Hạ nhiệt độ. - Thêm chất tham gia. - Tăng áp suất chung của hệ. - Dùng chất xúc tác Câu 5. Giải thích ngắn gọn các trường hợp sau: a.Đập đá vôi có kích thước thích hợp cho vào lò nung ớ nhiệt độ cao. b.Dùng tủ lạnh bảo quản thực phẩm Câu 6: Hãy trình bày hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau: a.Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 . b.Cho quì tím tẩm ướt vào bình chứa khí Cl2 B. PHẦN RIÊNG (Học sinh học chương trình nào làm theo chương trình đó). I. Theo chương trình cơ bản (4 câu: từ câu 7 đến câu 10) Câu 7. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng e. MnCl2 + Cl2 + KCl + a. Fe3O4 + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O b. KMnO4 + HCl H2O Câu 8. Cho 11g hỗn hợp X gồm Al, Fe phản ứng hoàn toàn với H 2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp . Câu 9. Cho 26,1g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 250ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dung dịch coi như không đổi ). Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 2,175g hỗn hợp gồm 3 kim loại : Zn, Mg , Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 1,344 lit khí H2 ( đktc ).Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch. II. Theo chương trình nâng cao (4 câu: từ câu 11 đến câu 14) Câu 11. Cho hỗn hợp X gồm O3 và O2 có dX/He= 9,2; hỗn hợp Y gồm CH4 và C2H6 có dY/He= 5,75.Tính số mol X để đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y. Câu 12. Cho V lit hỗn hợp khí X gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 8,1 gam Al và 4,8 gam Mg tạo ra hỗn hợp Y gồm các oxit, muối clorua. Y hòa tan bằng một lượng vừa đủ 300ml dung dịch HCl 2M. Tính V lít X ( đktc) Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 5,12 gam gồm FeS; FeS2, S trong dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thu được V lít NO( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào X thu được 25,25 gam kết tủa. Tính V lít NO Câu 14. Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch 3H2(k) + N2(k) 2NH3 (k) đạt tới cân bằng khi nồng độ các chất như sau:[N2]=0,01M; [H2]=2M; [NH3]=0,4 M. Tính hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó và nồng độ ban đầu của N2; H2. Cho M của Na=23; S=32; Fe=56; C=12 He=4; O=16; H=1;; Cl =35,5 ; Mg =24,Ca=40;Mn=55;Al=27;Ba=137. ------------HẾT------------.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: HÓA HỌC - Khối 10-ĐỀ 02 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. A. PHẦN CHUNG ( 6 câu: Từ câu 1 đến câu 6) Câu 1. Chọn chất thích hợp và viết phương trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố: S+6 S+4 S0S-2S+6 Câu 2. Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: MnO2 Cl2 KClO3Cl2I2 Câu 3. Cho các dung dịch sau: Na2SO4, HCl, K2SO3, NaCl, H2SO4. Dùng thuốc thử tùy ý hãy nhận biết các chất. (dùng sơ đồ và viết phương trình phản ứng) Câu 4. Cho các cân bằng sau a.PCl5(k) PCl3(k) + Cl2 ∆H >0 b. 3H2(k) + N2(k) 2NH3 (k) ∆H < 0 Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nào nếu ta thay đổi một trong các điều kiện sau: - Tăng nhiệt độ - Thêm chất sản phẩm - Hạ áp suất chung của hệ. - Dùng chất xúc tác Câu 5. Giải thích ngắn gọn các trường hợp sau: a.Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc ( trong sản xuất gang). b.Nấu thực phẩm trong nồi áp suất . Câu 6. Hãy trình bày hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau: a.Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 . b.Dẫn khí H2S vào các dung dịch riêng biệt Pb(NO3)2; FeCl2 B. PHẦN RIÊNG (Học sinh học chương trình nào làm theo chương trình đó). I. Theo chương trình cơ bản (4 câu: từ câu 7 đến câu 10) Câu 7. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng e. CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O a. Fe3O4 + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O b. K2Cr2O7 + HCl Câu 8. Cho 13,9 g hỗn hợp X gồm Al, Fe phản ứng hoàn toàn với H 2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp . Câu 9. Cho 30,45 g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 2M (ở nhiệt độ thường). Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dung dịch coi như không đổi). Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 8,45g hỗn hợp gồm 3 kim loại : Zn, Mg , Fe vào dd HCl dư thấy thoát ra 4,48 lit khí H2 (đktc).Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch. II. Theo chương trình nâng cao (4 câu: từ câu 11 đến câu 14) Câu 11. Cho hỗn hợp X gồm O3 và O2 có dX/H2= 21,6; hỗn hợp Y gồm C2H6 và C3H8 có dY/H2= 18,5.Tính số mol X cần để đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y. Câu 12. Cho V lit hỗn hợp khí X gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 7,2 gam Mg tạo ra hỗn hợp Y gồm các oxit, muối clorua. Y hòa tan bằng một lượng vừa đủ 400ml dung dịch HCl 2M. Tính V lít X ( đktc) Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 3,28 gam gồm FeS; FeS 2, S trong dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào X thu được 14,86 gam kết tủa. Tính V lít NO. Câu 14. Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch 3H2(k) + N2(k) 2NH3 (k) đạt tới cân bằng khi nồng độ các chất như sau:[N2]= 0,02 M; [H2]=2M; [NH3]=0,5 M. Tính hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó và nồng độ ban đầu của N2; H2. Cho M của Na=23; S=32; Fe=56; Al=23; O=16; H=1; He=4; Cl =35,5 ;Mg =24, Ca=40;Zn=65;C=12; Ba=137. ------------HẾT------------.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HKII-NĂM HỌC: 2012 - 2013 Môn thi: HÓA HỌC - Khối 10- ĐỀ 01. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH ( 6 câu: Từ câu 1 đến câu 6) Câu 1. Chọn chất thích hợp và viết phương trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố: S-1 S+4 S+6S-2S0 Đúng mỗi pt 0,25 đ x 4=1,0đ Câu 2: Viết phương trình hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: K2Cr2O7 Cl2 CaOCl2Cl2Br2 Đúng mỗi pt 0,25 đ x 4=1,0đ. Câu 3: Cho các dung dịch sau: Na2S, HBr, K2SO3, NaCl, H2SO4. Dùng thuốc thử tùy ý hãy nhận biết các chất. (dùng sơ đồ và viết phương trình phản ứng) Đúng mỗi chất & viết pt đúng được 0,2 đ x 5 chất=1,0 đ Câu 4: Cho các cân bằng sau : Đúng mỗi TH 0,5 đ x 2= 1,0đ a.CO(k) + H2O(k) CO2(k) + H2(k) ∆H < 0 : thuận; thuận;không; không b.2NH3 (k) 3H2(k) + N2(k) ∆H > 0 : nghịch, thuận; nghịch; không Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nào nếu ta thay đổi một trong các điều kiện sau: a. Hạ nhiệt độ. b. Thêm chất tham gia. c. Tăng áp suất chung của hệ. d. Dùng chất xúc tác Câu 5 : Giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:Đúng mỗi TH 0,5đ x2 =1,0đ a.Đập đá vôi có kích thước thích hợp cho vào lò nung ở nhiệt độ cao. Tăng diện tích tiếp xúc; tăng nhiệt độ=> tăng vận tốc phản ứng b.Dùng tủ lạnh bảo quản thực phẩm . Giảm nhiệt độ=> giảm tốc độ phản ứng bảo quản được thực phẩm lâu Câu 6: Hãy trình bày hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau: Đúng mỗi TH được 0,5đ x 2 =1,0 đ a.Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 . Dung dịch nhạt màu tím hoặc mất màu 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O-2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 b.Cho quì tím tẩm ướt vào bình chứa khí Cl2 Giấy quì tím tẩm ướt chuyển đỏ và mất màu Cl2 + H2O HCl + HClO B. PHẦN RIÊNG (Học sinh học chương trình nào làm theo chương trình đó). I. Theo chương trình chuẩn (4 câu: từ câu 7 đến câu 10) Câu 7: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng e. Đúng mỗi TH 0,5 đ x2 = 1,0 đ a) 2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O b) 2KMnO4 + 16HCl Câu 8: Cho 11g hỗn hợp X gồm Al, Fe phản ứng hoàn toàn với H 2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp . Giải theo bảo toàn viết quá trình; hoặc giải theo pt thì viết ptpu 27x + 56 y= 11; 3x + 3y=0,9 (0,5đ) => x= 0,2; y=0,1=> Al= 49,1% ; Fe= 50.9% (0,5đ) Câu 9: Cho 26,1g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 250ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dung dịch coi như không ). Tính được nCl2= 0,3 mol; nNaOH dư= 0,4; nNaCl=nNaClO=0,3 0,5đ Tính [NaOH]dư= 1,6M; [NaCl]=[NaClO]= 1,2 M 0,5đ.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 10:Hòa tan hoàn toàn 2,175g hỗn hợp gồm 3 kim loại : Zn, Mg , Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 1,344 lit khí H2 ( đktc ).Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch. Viết qt rồi nhận xét: nCl= 2nH2= 2x(1,344 : 22,4)= 0,12 0,5đ=> mmuối= 2,175 + 0,12 x35,5= 6,435 g 0,5đ II. Theo chương trình nâng cao (4 câu: từ câu 11 đến câu 14) Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm O3 và O2 có dX/He= 9,2; hỗn hợp Y gồm CH4 và C2H6 có dY/He= 5,75.Tính số mol X để đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y. Tính theo CTTB=> CnH2n+ 2 với n=1,5 (0,25đ) O có CTTB là O2,3 (0,25đ) CnH2n+ 2 + (3n+1) O -- nCO2 + (n+1) H2O 1 (3n+1) = 5,5 => nO2,3= 5,5/2,3= 2,39 mol (0.5đ) Câu 12: Cho V lit hỗn hợp khí X gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 8,1 gam Al và 4,8 gam Mg tạo ra hỗn hợp Y gồm các oxit, muối clorua. Y hòa tan bằng một lượng vừa đủ 300ml dung dịch HCl 2M. Tính V lít X ( đktc) Tính theo pp bảo toàn e: 2x + 4 y = 0,3 x3 + 0,2 x2= 1,3 (0,25) O + 2H H2O 2y 0,6=> y = 0,15=> x =0,35 (0,25) => V= 11,2 lít (0,5đ) Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 5,12 gam gồm FeS; FeS2, S trong dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thu được V lít NO( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào X thu được 25,25 gam kết tủa. Tính V lít NO Tính theo pp qui đổi; bảo toàn e; viết quá trình: 56x + 32 y = 5,12; 107 x + 233 y= 25,25=> x=0.04; y=0,09 (0,5đ) VNO= 22,4x 1/3(0,04 x3 + 0,09 x6)= 4,928 lít (0,5đ) Câu 14: Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch 3H2(k) + N2(k) 2NH3 (k) đạt tới cân bằng khi nồng độ các chất như sau:[N2]=0,01M; [H2]=2M; [NH3]=0,4 M. Tính hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó và nồng độ ban đầu của N2; H2. Tính Kcb= 2 (0,5đ); [N2]bđ= 0,21M [H2]bđ=2,6M (0,5đ) Cho M của Na=23; S=32; Fe=56; C=12 He=4; O=16; H=1;; Cl =35,5 ;Mg =24,Ca=40;Mn=55;Al=27;Ba=137 ------------HẾT------------.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKII-NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn thi: HÓA HỌC - Khối 10-ĐỀ 02. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. A. PHẦN CHUNG ( 6 câu: Từ câu 1 đến câu 6) Câu 1. Chọn chất thích hợp và viết phương trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố: S+6 S+4 S0S-2S+6 0,25 đ x 4= 1,0đ Câu 2: Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: MnO2 Cl2 KClO3Cl2I2 0,25 đ x 4 = 1,0đ. Câu 3: Cho các dung dịch sau: Na2SO4, HCl, K2SO3, NaCl, H2SO4. Dùng thuốc thử tùy ý hãy nhận biết các chất. (dùng sơ đồ và viết phương trình phản ứng) 0,2 đ x 5 =1,0đ Câu 4: Cho các cân bằng sau : 0,5 đ x 2= 1,0đ a.PCl5(k) PCl3(k) + Cl2 ∆H >0 :thuận, nghịch;thuận, không b. 3H2(k) + N2(k) 2NH3 (k) ∆H < 0 : nghịch; nghịch; nghịch; không Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nào nếu ta thay đổi một trong các điều kiện sau: - Tăng nhiệt độ - Thêm chất sản phẩm - Hạ áp suất chung của hệ. - Dùng chất xúc tác Câu 5 : Giải thích ngắn gọn các trường hợp sau: 0,5 đ x 2= 1,0đ a.Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc ( trong sản xuất gang). Giảm áp suất=>Tăng nồng độ chất phản ứng, tăng nhiệt độ=> vận tốc phản ứng tăng b.Nấu thực phẩm trong nồi áp suất Tăng áp suất => tăng nhiệt độ=> tăng vận tốc phản ứng làm thức ăn mau chín Câu 6: Hãy trình bày hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau:0,5 đ x 2= 1,0đ a.Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 . Dung dịch nhạt màu tím hoặc mất màu 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O-2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 b.Dẫn khí H2S vào các dung dịch riêng biệt Pb(NO3)2; FeCl2 Xuất hiện kết tủa màu đen H2S + Pb(NO3)2-- PbS + 2HNO3 B. PHẦN RIÊNG (Học sinh học chương trình nào làm theo chương trình đó). I. Theo chương trình chuẩn (4 câu: từ câu 7 đến câu 10) Câu 7: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng e. 0,5 đ x 2=1,0đ a) 2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O 2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O b) 2K2Cr2O7 + 14HCl Câu 8: Cho 13,9 g hỗn hợp X gồm Al, Fe phản ứng hoàn toàn với H 2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp . Giải theo bảo toàn viết quá trình; hoặc giải theo pt thì viết ptpu 27x + 56 y= 13,9; 3x + 3y=0,9 (0,5đ) => x= 0,1; y=0,2=> Al= 19,42% ; Fe= 80.58% (0,5đ) Câu 9: Cho 30,45 g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 2M (ở nhiệt độ thường).Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dung dịch coi như không đổi). Tính được nCl2= 0,35 mol; nNaOH dư= 0,3; nNaCl=nNaClO=0,35. 0,5đ.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tính [NaOH]dư= 0,6M; [NaCl]=[NaClO]= 0,7 M 0,5đ Câu 10:Hòa tan hoàn toàn 8,45g hỗn hợp gồm 3 kim loại : Zn, Mg , Fe vào dd HCl dư thấy thoát ra 4,48 lit khí H2 ( đktc ).Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch. Viết qt rồi nhận xét: nCl= 2nH2= 2x(4,48 : 22,4)= 0,4 0,5đ=> mmuối= 8,45 + 0,4 x35,5= 22,65 g 0,5đ II. Theo chương trình nâng cao (4 câu: từ câu 11 đến câu 14) Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm O3 và O2 có dX/H2= 21,6; hỗn hợp Y gồm C2H6 và C3H8 có dY/H2= 18,5.Tính số mol X cần để đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y. Tính theo CTTB=> CnH2n+ 2 với n=2,5 (0,25đ) O có CTTB là O2,7 (0,25đ) CnH2n+ 2 + (3n+1) O -- nCO2 + (n+1) H2O 1 (3n+1) = 8,5 => nO2,7= 8,5/2,7= 3,15 mol (0.5đ) Câu 12: Cho V lit hỗn hợp khí X gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 7,2 gam Mg tạo ra hỗn hợp Y gồm các oxit, muối clorua. Y hòa tan bằng một lượng vừa đủ 400ml dung dịch HCl 2M. Tính V lít X ( đktc) Tính theo pp bảo toàn e: 2x + 4 y = 0,2 x3 + 0,3 x2= 1,2 (0,25) O + 2H H2O 2y 0,8=> y = 0,2=> x =0,2 (0,25) => V= 8,96 lít (0,5đ) .Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 3,28 gam gồm FeS; FeS2, S trong dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thu được V lít NO( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào X thu được 14,86 gam kết tủa. Tính V lít NO. Tính theo pp qui đổi; bảo toàn e; viết quá trình: 56x + 32 y = 3,28; 107 x + 233 y= 14,86=> x=0.03;y=0,05 (0,5đ) VNO= 22,4x 1/3(0,03 x3 + 0,05 x6)= 2,912 lít (0,5đ) Câu 14: Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch 3H2(k) + N2(k) 2NH3 (k) đạt tới cân bằng khi nồng độ các chất như sau:[N2]= 0,02 M; [H2]=2M; [NH3]=0,5 M. Tính hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó và nồng độ ban đầu của N2; H2 Tính Kcb= 1,5625 (0,5đ); [N2]bđ= 0,27M [H2]bđ=2,75M (0,5đ) Cho M của Na=23; S=32; Fe=56; Al=23; O=16; H=1; He=4; Cl =35,5 ;Mg =24, Ca=40;Zn=65;C=12; Ba=137 ------------HẾT------------.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>