BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
SOUNTHONE DOUANGMALA
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI
GÕ ĐỎ (AFZELIA
XYLOCARPA (KURZ) CRAIB) TẠI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN HOẠI NHANG, HUYỆN
XAYTHANY THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC
CHDCND LÀO
Ngành: Lâm sinh
Mã số: 962.02.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Trần Việt Hà
2. PGS. TS. Phạm Đức Tuấn
Hà Nội, 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài là trung thực, khách
quan và chưa được tác giả nào dùng để cơng bố trong bất kỳ cơng trình khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong đề tài này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2021
Người hướng dẫn 2
PGS. TS. Phạm Đức Tuấn
Người hướng dẫn 1
Nghiên cứu sinh
TS. Trần Việt Hà
Sounthone Douangmala
ii
LỜI CẢM ƠN
Cơng trình này được hồn thành theo chương trình nghiên cứu sinh ngồi
nước, hệ chính quy tập trung tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Để hoàn thành cơng trình này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều
kiện thuận lợi từ nhiều cơ quan, đơn vị và các cá nhân trong và ngoài nước.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến các
thầy giáo TS. Trần Việt Hà và PGS. TS. Phạm Đức Tuấn, với tư cách là người
hướng dẫn dành nhiều thời gian quý báu giúp đỡ tác giả trong quá trình thực
hiện các nội dung của đề tài.
Trong q trình thực hiện và hồn thành đề tài, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban lãnh đạo Trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam; Ban lãnh đạo và Cán bộ viên chức Phòng Đào tạo sau đại
học (hiện nay là Phòng Đào tạo); Ban Chủ nhiệm khoa và các cán bộ viên
chức khoa Lâm học; Bộ môn Lâm sinh; Bộ môn Điều tra quy hoạch; Bộ môn
Khoa học đất; Bộ môn Công nghệ tế bào - Viện Công nghệ sinh học Lâm
nghiệp, v.v.
Tác giả đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của Chính
phủ nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào; Ban Lãnh đạo Trường, các Khoa,
Phòng, Ban và Cán bộ viên chức của Trường Cao đẳng Nông - Lâm
Bolikhămxay; Ban lãnh đạo và Cán bộ viên chức khu BTTN Hoại Nhang,
huyện Xaythany – thủ đô Viêng Chăn, v.v.
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2021
Nghiên cứu sinh
Sounthone Douangmala
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
1
CHDCND
2
Ctv
3
CS
4
CS1,2,3
5
CT
6
CTTN
7
D00 (cm)
8
D1.3 (m/cm)
9
ĐC
10
ĐHST
11
Dt (m)
12
ĐTC
13
Ha
14
Hdc (m)
15
Hvn (m)
16
IBA
17
IUCN
18
K
19
KBT
20
KHCN và MT
21
N
22
NAA
23
NN và PTNT
24
NXB
25
ODB
26
OTC
27
P
28
PG1,2,3
29
QXTV
30
SĐVN
31
TB
32
TLNM
33
TLS
34
TS
35
TT
36
VQG
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.......................................iii
MỤC LỤC.........................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................ix
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 5
1.1. Điểm sinh học lồi Gõ đỏ.......................................................................5
1.1.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu........................................................5
1.1.3. Giá trị kinh tế...................................................................................6
1.2. Nghiên cứu về cầu trúc và tái sinh rừng.................................................7
1.2.1. Nghiên cứu về cầu trúc rừng............................................................7
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng...........................................................12
1.2.3. Một số nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng ở khu bảo tồn thiên
nhiên Hoại Nhang....................................................................................18
1.3. Nghiên cứu cơ sở dữ liệu về ADN mã vạch (DNA barcode) ở thực vật . 21
1.4. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây con ở vườn ươm .. 24
Chương 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .. 31
2.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài............................................................31
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Gõ đỏ.....................................31
2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm học của lâm phần nơi có Gõ đỏ phân bố 31
2.1.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ.........................................31
2.1.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Gõ đỏ..........31
2.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................. 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................32
2.3.1. Phương pháp tiếp cận....................................................................32
vi
2.3.2. Phương pháp kế thừa tư liệu......................................................... 32
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của Gõ đỏ...............33
2.3.4. Nghiên cứu đặc điểm lâm học....................................................... 36
2.3.5. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ.........................................42
2.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu BTTN Hoại Nhang . 50
2.4.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................50
2.4.2. Đa dạng sinh học của khu bảo tồn Huại Nhang............................52
2.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.............................. 54
2.4.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội...................55
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................56
3.1. Một số đặc điểm sinh học của Gõ đỏ................................................... 56
3.1.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu.......................................................56
3.1.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của Gõ đỏ......................................... 59
3.1.3. Đặc điểm mã vạch ADN cho nguồn gen Gõ đỏ tại Hoại Nhang...64
3.2. Đặc điểm lâm học của lâm phần nơi có Gõ đỏ phân bố.......................69
3.2.1. Đặc điểm điều kiện nơi mọc của Gõ đỏ.........................................69
3.2.2. Đặc trưng cấu trúc quần xã thực vật rừng....................................73
3.3. Kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ.................................................................. 90
3.3.1. Kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ từ hạt.................................................90
3.3.2. Kỹ thuật nhân giống bằng hom......................................................97
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Gõ đỏ................104
3.4.1. Một số giải pháp bảo tồn loài Gõ đỏ...........................................104
3.4. 2. Giải pháp kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ........................................ 105
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................107
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 110
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách và trình tự nucleotide của các cặp mồi..........................34
Bảng 3.1. Đặc điểm vật hậu của loài cây Gõ đỏ............................................. 58
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu cấu tạo giải phẫu lá Gõ đỏ.............................. 59
Bảng 3.3. Hàm lượng diệp lục trong lá Gõ đỏ................................................ 61
Bảng 3.4. Cường độ thoát hơi nước ở lá và sức hút nước của tế bào..............62
Bảng 3.5. Khả năng chịu nóng của Gõ đỏ.......................................................63
Bảng 3.6. Đánh giá ba vùng ADN lục lạp đề xuất.......................................... 67
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu khí hậu nơi có Gõ đỏ phân bố................................70
Bảng 3. 8. Đặc điểm đất nơi có Gõ đỏ phân bố...............................................71
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu hóa học của đất nơi có Gõ đỏ phân bố...................72
Bảng 3.10. Công thức tổ thành tầng cây cao tại các OTC.............................. 73
Bảng 3.11: Mật độ và độ tàn che của tầng cây cao......................................... 75
Bảng 3.12. Các ưu hợp thực vật đặc trưng tại khu vực nghiên cứu................76
Bảng 3.13. Mức độ thường gặp của các loài cây gỗ trên trạng thái rừng IIIA2
.........................................................................................................................78
Bảng 3.14. Mức độ thường gặp của các loài cây gỗ trên trạng thái rừng IIIA3
.........................................................................................................................80
Bảng 3.15. Mức độ thường gặp của các loài cây gỗ trên trạng thái rừng IIIB 81
Bảng 3.16. Tổ thành cây tái sinh của các OTC trên các trạng thái rừng.........82
Bảng 3.17. Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh............................................84
Bảng 3.18. Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng..........................................86
Bảng 3.19. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao........................................87
Bảng 3.20. Đặc điểm phân bố cây tái sinh trên mặt đất..................................89
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến sự nảy mầm của hạt Gõ đỏ....91
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây
con Gõ đỏ........................................................................................................ 92
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con
Gõ đỏ............................................................................................................95
viii
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của nồng độ các chất kích thích đến tỷ lệ hom sống. 97
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích đến khả năng ra chồi.....98
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích đến khả năng ra rễ.......100
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chất kích thích đến hiệu quả giâm
hom................................................................................................................ 101
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của loại hom đến khả năng sống và ra rễ.................102
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến khả năng sống và ra rễ
của hom........................................................................................................ 103
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái cây và các bộ phận của lồi Gõ đỏ................................................ 5
Hình 2.1. Sơ đồ tổng quát tiến trình nghiên cứu............................................................. 32
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí ơ dạng bản trong OTC.................................................................. 37
Hình 2.3. Bản đồ ranh giới khu BTTN Huại Nhang…………….…………..50
Hình 2.4. Hình dạng khu BTTN Huại Nhang................................................................... 50
Hình 3.1: Hình thái thân và đặc điểm vỏ cây Gõ đỏ..................................................... 56
Hình 3.2. Hình thái cành mang hoa và lá cây Gõ đỏ.................................................... 56
Hình 3.3. Hình thái nụ và hoa cây Gõ đỏ............................................................................ 57
Hình 3.4. Hình thái quả và hạt cây Gõ đỏ.......................................................................... 57
Hình 3.5. Ảnh giải phẫu lá Gõ đỏ........................................................................................... 60
Hình 3.6. Mức độ tổn thương của lá Gõ đỏ ở các cấp nhiệt độ khác nhau.......64
Hình 3.7. Điện di đồ ADN tổng số từ 09 mẫu nghiên cứu trên gel agarose 0,8%
................................................................................................................................................................... 65
Hình 3.8. Điện di đồ sản phẩm PCR của matK (a), rbcL (b), psbA-trnH (c)...66
Hình 3.9. Vị trí nucleotide sai khác so sánh trên vùng matK................................... 68
Hình 3.10. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao...................................................... 89
Hình 3.11: Đặc điểm và kích thước hạt Gõ đỏ................................................................. 90
Hình 3.12. Biểu đồ thế nảy mầm của hạt Gõ đỏ............................................................. 92
Hình 3.13. Sinh trưởng của cây con Gõ đỏ ở các công thức che sáng khác nhau
................................................................................................................................................................... 93
Hình 3.14. Sinh trưởng của cây con Gõ đỏ ở các cơng thức phân bón khác nhau
................................................................................................................................................................... 96
Hình 3.15. Hình ảnh các loại hom Gõ đỏ......................................................................... 103
Hình 3.16. Hình ảnh cây Gõ đỏ tại các cơng thức thí nghiệm.............................. 104
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib), thuộc họ Đậu (Leguminosae),
họ phụ Vang (Caesalpinoideae), là loài cây gỗ lớn, cao tới 30 m và đường
kính đạt tới 80 -100 cm. Lồi này thường và phân bố trong các kiểu rừng nửa
rụng lá ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) (, Việt Nam ,
Thái Lan, Myanma, Campuchia và Trung Quốc. trong rừng tự nhiên, Gõ đỏ
phân bố không tập trung mà thường gặp các cây cá thể mọc rải rác cùng các
loài cây khác (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, 2007; Vũ Mạnh, 2009, Nguyễn Đức Thành, 2016; Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 1999).
Gõ đỏ là loài cây có ý nghĩa kinh tế, khoa học cao, có giá trị sử dụng cao,
được dùng rộng rãi để đóng đồ gỗ, bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp,
đồ mỹ nghệ. Các “Nu Gõ đỏ” có giá trị cao và rất được ưa chuộng trên thị
trường. Chính vì những lý do trên nên Gõ đỏ đang bị khai thác đến cạn kiệt ở
nhiều nơi, trong đó có ở Việt Nam và CHDCND Lào. Thực tế cho thấy, số
lượng cá thể Gõ đỏ có kích thước lớn trong tự nhiên đã bị suy giảm nhanh
chóng, những khảo sát gần đây của các chuyên gia ở Việt Nam cho thấy số
lượng cá thể trưởng thành của Gõ đỏ trong rừng tự nhiên là rất thấp, Mặt
khác, tình hình tái sinh tự nhiên của Gõ đỏ cũng gặp nhiều khó khăn do hạt
Gõ đỏ có kích thước lớn nên dễ trở thành thức ăn cho động vật, do vậy rất ít
gặp cây tái sinh của loài này trên các tuyến điều tra, đặc biệt là những cây
triển vọng. Những nguyên nhân kể trên đã làm cho Gõ đỏ trở thành lồi có
nguy cơ tuyệt chủng cao, trong sách đỏ của IUCN loài này được liệt vào hạng
nguy cấp đạng bị suy giảm quần thể mạnh (IUCN, 2011).
Để góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn và
phát triển lồi cây q hiếm này tại CHDCND Lào chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống
2
loài Gõ đỏ (Afzelia Xylocarpa (kurz) Craib) tại khu BTTN Hoại Nhang,
huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung:
Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp kỹ thuật
nhân giống loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) tại khu Bảo tồn thiên
nhiên Hoại Nhang (BTTN Hoại Nhang), huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn,
nước CHDCND Lào nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen lồi cây
này.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
-
Xác định được đặc điểm sinh học, sinh lý, giải phẫu loài Gõ đỏ tại khu
BTTN Hoại Nhang, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND
Lào;
-
Xây dựng được cơ sở dữ liệu AND mã vạch để phục vụ giám định loài
và truy xuất nguồn gốc Gõ đỏ thông qua các các sản phẩn thương mại;
- Xác định được một số kỹ thuật tạo cây con từ hạt và bằng hom Gõ đỏ;
3.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đề tài góp phần bổ sung một cách có hệ
thống các thơng tin khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân
giống Gõ đỏ, làm cơ sở để bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây này tại
CHDCND Lào
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài đề tài có thể sử dụng để xác định đa
dạng di truyền của các quần thể Gõ đỏ hiện còn trong tự nhiên, đề xuất các
giải pháp kỹ thuật lâm sinh để cải thiện tình hình tái sinh tự nhiên của Gõ đỏ
và nhân giống phục vụ công tác trồng rừng Gõ đỏ tại CHDCND Lào.
3
4.
-
Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài luận án đã bổ sung một số thông tin về đặc điểm sinh học, sinh
thái và tái sinh tự nhiên của Gõ đỏ tại khu vực nghiên cứu.
- Đề tài luận án đã xác định được một số đặc điểm giải phẫu, đặc tính
sinh lý của cây con Gõ đỏ trong giai đoạn vườn ươm.
-
Đề tài luận án đã xác định được đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật
nhân giống, tạo cây con Gõ đỏ từ hạt và bằng hom trong vườn ươm.
5.
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là:
Loài cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) phân bố tự nhiên tại
khu BTTN Hoại Nhang, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước
CHDCND Lào;
-
Cây giống Gõ đỏ xuất xứ CHDCND Lào, trồng tại vườn ươm Trường
Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, Việt Nam.
6.
Giới hạn của đề tài
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
-
Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, vật hậu và di truyền của
Gõ đỏ; đặc điểm lâm học, đặc điểm tái sinh tự nhiên của lâm phần nơi có Gõ
đỏ phân bố. Về kỹ thuật tạo cây con từ hạt và bằng hom, đề tài nghiên cứu từ
khâu thu hái hạt giống và vật liệu giâm hom; kỹ thuật bảo quản và xử lý hạt
giống; kỹ thuật gieo ươm hạt và giâm hom cành; kỹ thuật chăm sóc cây con
trong vườn ươm.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài là:
-Khu BTTN Hoại Nhang, huyện Xaythany - thủ đơ Viêng Chăn – nước
-Phịng thí nghiệm Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp;
-Vườn ươm Trường Đại học Lâm nghiệp.
4
6.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2019
7.
Bố cục của đề tài
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Nội dung, phương pháp và địa điểm nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần kết luận, tồn tại và khuyến nghị
5
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Điểm sinh học lồi Gõ đỏ
1.1.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu
Gõ đỏ cịn được gọi là Cà te hay Hổ bì, trong tiếng Việt, người CHDCND
Lào gọi cây này là Teakha. Theo Sách đỏ Việt Nam Gõ đỏ có tên khoa học là
Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib, theo Trần Hợp (2002) và nhiều tác giả khác cũng
sử dụng tên khoa học này cho lồi Gõ trong nghiên cứu của mình (Bộ KHCN và
MT, 1996, 2007; Bộ NN&PTNT, 2001; Trần Hợp, 2002).
Bộ (Ordo): Fabales
Họ (Familia): Fabaceae
Phân họ (Subfamilia): Caesalpinioideae
Chi (Genus): Afzelia
Loài (Species): Afzelia xylocarpa
Hình 1.1. Hình thái cây và các bộ phận của loài Gõ đỏ
Nguồn: Gõ đỏ thuộc chi Gõ đỏ (Afzelia),
họ phụ vang (Caesalpinioideae), là cây gỗ rụng lá, cao 30 - 40 m, cành nhiều
và rườm rà, đoạn thân dưới cành thường
vặn. Vỏ thân màu xám xanh, nứt vảy khơng đều, dày 8 đến 10 mm, có bướu.
Cành non hơi có lơng, sau nhẵn, có lỗ bì. Lá kép lông chim một lần chẵn,
6
cuống chung dài 10 - 15 cm, mang 2 đến 5 đơi lá nhỏ, mọc đối, hình trái xoan
hoặc trứng, gốc lá tròn, đầu tù, tròn hoặc nhọn ở gốc, dài 5 - 6 cm, rộng 4 - 5
cm, gân bên 9 - 7 đơi, có 2 lá kèm.
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến, (2002), Nguyễn Hoàng
Nghĩa, (2004) và theo báo cáo của Bộ KHCN và MT Việt Nam, (1996),
(2007). Hoa của Gõ đỏ có hoa tự chùm, dài 10 - 12 cm, màu trắng xám. Cây
ra hoa vào tháng 3 đến tháng 4, quả chín vào tháng 9 đến tháng 11. Quả hóa
gỗ dày, hình trái xoan, dài 15 - 20 cm, rộng 6 - 9 cm, dày 2 - 3 cm. Hạt hình
trụ, bầu dục hoặc hơi tròn, vỏ cứng, màu đen, tử y cứng, màu trắng
1.1.2.
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, (2004). Gõ đỏ phân bố ở Việt Nam,
CHDCND Lào, Thái Lan, Mianma. Ở Việt Nam Gõ đỏ mọc rải rác trong các
rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm nhiệt
đới, ở những nơi có lượng mưa từ 1500 - 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình
tháng lạnh 150C, tháng nóng nhất 26 - 290C. Tại miền Đông Nam Bộ, Gõ đỏ
thường mọc trên đất feralit đỏ vàng phát triển từ đá phiến thạch sét, đất xám
trên granít và đất nâu đỏ trên đá bazan với thành phần cơ giới cát pha đến thịt
nhẹ. Gõ đỏ có khả năng tái sinh tốt bằng hạt và chồi dưới tán rừng.
1.1.3. Giá trị kinh tế
Theo Hà Quang Khải và Cs (2002), Nguyễn Hồng Nghĩa, (2004). Gỗ Gõ
đỏ có giác màu xám trắng, lõi đỏ nhạt đến đỏ xẫm, có chỗ nổi vân đen giống da
hổ. Gỗ nặng, cứng, hơi thơ, dễ chế biến, thường ít cong vênh, khơng bị mối mọt
nhưng dễ nứt. Gỗ Gõ đỏ rất tốt, bền, đẹp, chịu đựng tốt với môi trường. Gỗ dùng
để xây dựng các cơng trình lớn, làm nhà, đóng tàu thuyền, đóng đồ dùng trong
nhà, làm đồ mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp. Ngoài ra, Gõ đỏ được chọn là cây trồng
trong cải tạo rừng và vườn rừng, (Bộ KHCN và MT, 1996).
7
1.2. Nghiên cứu về cầu trúc và tái sinh rừng
1.2.1. Nghiên cứu về cầu trúc rừng
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài mỗi quan hệ qua lại bên
trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiên
cứu cầu trúc rừng để biết được những mỗi quan hệ sinh thái bên trong của
quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp, là
rất cần thiết.
Baur G.N. (1962), đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong
đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm
sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Theo tác giả, các phương thức xử lý đều
có hai mục tiêu rõ rệt:
Mục tiêu thứ nhất: Là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn
lồi và khơng đồng tuổi bằng cách đào thải những cây quá thành thục và vô
dụng để tạo khơng gian thích hợp cho các cây cịn lại sinh trưởng.
Mục tiêu thứ hai: Là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực
hiện tái sinh nhân tạo hoặc giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có đang ở trạng thái
ngủ để thay thế cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong quá trình khai thác
hoặc trong chăm sóc ni dưỡng rừng sau đó.
Từ đó, ơng đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý
tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều
tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.
Catinot (1965), nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thơng qua việc biểu
diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua
việc mô tả phân loại theo các khái niệm đạng sống, tầng phiến.
Odum E.P (1971), đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Khái niệm hệ sinh
8
thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan
điểm sinh thái học.
Eshetu Yirdaw et al, (2019), Khi nghiên cứu tổ thành rừng tự nhiên nhiệt
đới thành thục, xác định có tới 70 - 100 loài cây gỗ trên l ha, nhưng hiếm có
lồi nào chiếm hơn 10% tổ thành lồi.
Richards P. W (1952), (Vương Tấn Nhị dịch), đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc
rừng mưa nhiệt đới về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng
mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ. Rừng mưa thường
có nhiều tầng (thường có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ).
Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các lồi thân cỏ, cịn có
nhiều lồi cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên
thân hoặc cành cây. Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất
về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây.
Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới, nhiều tác giả có ý
kiến khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó có ý kiến cho rằng, kiểu
rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Richards (1952), phân rừng ở Nigeria
thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6 - 12 m, 12 - 18m, 18 – 24 m, 24 – 30
m, 30 – 36 m và 36 – 42 m, nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao.
Odum E.P. (1971), nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới
600 m ở Puecto - Rico và cho rằng khơng có sự tập trung khối tán ở một tầng
riêng biệt nào cả.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tằng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân chia phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
Khi chuyển đổi từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng về cấu
trúc rừng, nhiều tác giả đã sử dụng các cơng thức và hàm tốn học để mơ hình
hố cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của rừng.
9
Raunkiaer (1934), đã đưa ra công thức xác định phổ dạng sống chuẩn
cho hàng nghìn lồi cây khác nhau. Theo đó, cơng thức phổ dạng sống chuẩn
được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cá thế của tổng đạng sống so
với tổng số cá thể trong một khu vực. Để biểu thị tính đa dạng về lồi, một số
tác giả đã xây dựng các công thức xác định chỉ số đa dạng loài như Simpson
(1949), để đánh giá mức độ phân tán hay tập trung của các loài, đặc biệt là lớp
thảm tươi, Drude đã đưa ra khái niệm độ nhiều và cách xác định. Đây là
những nghiên cứu mang tính định lượng nhưng xuất phát từ những cơ sở sinh
thái nên rất có ý nghĩa.
Các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi các
hàm toán học được đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu lâm
phần. Đã biểu diễn mỗi quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm
hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân
bơ xác suất, sử dụng hàm Weibull để mơ hình hố câu trúc đường kính thân
cây lồi Thơng, v.v. Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm tốn học khơng thể phản
ánh hết những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau và giữa
chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp nghiên cứu cấu trúc
rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài.
Tóm lại, trên thế giới các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều
cơng trình nghiên cứu cơng phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh
rừng. Tuy nhiên, do rừng tự nhiên rất phong phú và đa dạng, nên những
nghiên cứu này không thể bao quát cho mọi khu rừng.
Trần Ngũ Phương (2000), Lê Sáu (1996, Nguyễn Văn Sinh (2007), đã
chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của những thảm thực vật trên cơ sở kết quả
điều tra tổng quát về tình hình rừng. Nhân tố cầu trúc đầu tiên được nghiên
cứu là tổ thành thông qua đó một số quy luật được phát triển của các hệ sinh
thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
10
Đông Sĩ Hiền (1974), Trần Ngũ Phương (2000), nghiên cứu định lượng
về cấu trúc rừng, tác giả dùng hàm Meyer và hệ thống đường cong Pearson đề
nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm cơ
sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam.
Phạm Ngọc Giao (1995), đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng
cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh vả áp dụng quá trình Poisson vào
nghiên cứu cầu trúc quần thể rừng, v.v.
Thái Văn Trừng (1978) , đã tiến hành phân chia thực vật rừng nhiệt đới
thành 5 tầng: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán
(A3), tầng cây bụi (B), và tầng cỏ quyết (C). Việc áp dụng phương pháp vẽ
"Biểu đồ phẫu diện" sau khi đã đo chính xác vị trí, chiều cao và đường kính thân
cây, bề rộng và bề dày tán lá của toàn bộ những cây gỗ (tầng A) trên một dải hẹp
điển hình của khu tiêu chuẩn theo Richards và Davids (1934) đã thể hiện khá rõ
sự phân chia theo tầng của thực vật trong hệ sinh thái rừng. Bên cạnh đó, tác giá
còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, có
những dạng sống ưu thế của thực vật trong tầng cây lập quản, độ tàn che, hình
thái lá và tình trạng mầu của tán lá. Như vậy, các vấn đề cấu trúc rừng được vận
dụng trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.
Nguyễn Văn Trương (1983) , khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã
xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao
một cách cơ giới từ những kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước.
Vũ Đình Phương (1987), đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng
lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường
hợp rừng phân tầng và rõ rệt (khi đã phát triển ổn định) mới sử dụng phương
pháp định lượng để xác định giới hạn của các tầng cây.
Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh (1996), đã tiến hành nghiên cứu một
số đặc điểm của cấu trúc rừng lá rộng thường xanh, rụng lá làm cơ sở đề xuất
một số biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi đưỡng rừng.
11
Như vậy, trong thời gian qua, việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam
đã có nhiều đóng góp nhằm nâng cao hiểu biết về rừng. Tuy nhiên, các nghiên
cứu cấu trúc rừng gần đây thường thiên về việc mô hình hố các quy luật kết
cấu và việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng chưa thực sự
đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định và lâu dài. Bởi lẽ, bản chất của các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh là giải quyết những mâu thuẫn sinh thái phát sinh
trong quá trình sống giữa các cây rừng và giữa chúng với môi trường. Muốn
đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, địi hỏi phải nghiên
cứu cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về
sinh thái học, lâm học và sản lượng.
Khamlake SAYDALA (2002) (Cục Lâm nghiệp Lào), đã nghiên cứu cấu
trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực rừng khộp khu vực miền Bắc
Lào. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, nhận định: Việc
xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần
thiết, nhưng chỉ trong trường hợp rừng có sự phân tầng rõ rệt có nghĩa là khi
rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng phương pháp định lượng để xác định
giới hạn của cấu trúc các tầng cây.
Cục Lâm nghiệp thuộc bộ Nông Lâm nghiệp (2010), đã ban hành Thông
tư số 17/2005/TT- BNL về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.
Ngồi tiêu chí xác định rừng, Thông tư đã quy định phân loại rừng: Theo mục
đích sử dụng, theo nguồn gốc hình thành, theo điều kiện lập địa, theo loài cây
và theo trữ lượng rừng, nhằm phục vụ công tác điều tra, kiểm kê, thống kê
rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây
dựng các chương trình, dự án lâm nghiệp.
Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Savannakhet, đã nghiên cứu về xác định và
phân loại đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng, đã xác định được 6 nhân tố
ảnh hưởng đến tái sinh rừng và dựa vào các yếu tố chủ yếu: Mật độ cây tái
12
sinh/ha, chiều cao trung bình của các lồi cây gỗ tái sinh, số tháng hạn trong
năm, lượng mưa trung bình năm, cấp hạng đất (Cục Lâm nghiệp (2010).
Viện nghiên cứu Lâm nghiệp đã nghiên cứu về tái sinh tại tỉnh
Savanakhet cho thấy cây tái sinh bình quân đạt 9.000 -10.000 cây/ha từ cây
mạ cho tới cây có đường kính dưới 10 cm. Cây tái sinh bị phân hóa mạnh,
dưới tán rừng già khó tìm thấy cây con của một số loài ưu thế tầng trên (dẫn
theo Cục Lâm nghiệp (2010).
Cục Lâm nghiệp (2011), nghiên cứu khoa học tại tỉnh Khammuon đã cho
kết quả phương thức khai thác chọn đã có tác dụng thúc đẩy tái sinh thông
qua việc mở tán rừng sau mỗi lần khai thác, do đó số lồi và số lượng cây tái
sinh phong phú hơn rừng nguyên sinh.
Theo nghiên cứu của phòng Điều tra quy hoạch rừng thuộc Cục Lâm
nghiệp (2009), cho biết mật độ cây gỗ tái sinh của trạng thái rừng giàu biến
động tùy theo từng vùng, khoảng 600 - 9000 cây/ha. Trạng thái rừng trung
bình thường có mật độ cây cao hơn so với rừng giàu. Rừng phục hồi thường
xanh có mật độ cây tái sinh cao hơn so với rừng nửa rụng lá và rụng lá.
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một q trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh
thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những
lồi cây gỗ ở những nơi cịn hồn cảnh rừng như: dưới tán rừng, lỗ trống trong
rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy, v.v. Vai trò lịch sử của
lớp cây tái sinh là thay thế thế hệ cây giả cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng được hiểu
theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là
tầng cây gỗ..
Theo Lamprecht. H (1989) . Trên thế giới, tái sinh rừng nhiệt đới được
nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ 20. Trong đó có những cơng trình nổi
tiếng như nghiên cứu phương thức chặt dần tái sinh dưới tán ở Nijêria và
Gana của Donis và Maudoux (1951, 1954), nghiên cứu về kinh doanh rừng
13
đều tuổi ở Mã Lai của Bernard (1954, 1959), nghiên cứu tái sinh bằng phương
thức đồng nhất hoá tầng trên ở Zaia của Nicholson (1958), nghiên cứu phương
thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann của Taylor (1954), Jones (1960).
Theo Wyatt – Smith and P. R. Wycherley (1961), đã nghiên cứu về tái
sinh rừng ở Bắc Borneo, nghiên cứu về diễn thế rừng, nghiên cứu vẻ phục hồi
rừng khô hạn đã bị tác động mạnh, nghiên cứu về phục hồi hệ sinh thái.
Những nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra về mặt lý luận rằng bắt cứ một kiểu
rừng nào sau khi bị tàn phá đều có khả năng tự phục hồi đến trạng thái điển
hình vốn có của nó. Tuy nhiên, thời gian tự phục hỏi có thể dài, ngắn khác
nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưởng và mức độ bị tàn phá. Phục
hồi rừng là q trình phức tạp, trong đó thảm thực vật phải trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau gọi là các giai đoạn diễn thế. Ở mỗi giai đoạn, rừng có những
đặc trưng riêng về cầu trúc lớp phủ thực vật, hoàn cảnh lập địa và hiệu quả
kinh tế - sinh thái khác nhau. Bằng những biện pháp lâm sinh con người có
thể thúc đẩy nhanh q trình diễn thế phục hồi rừng, hơn thế nữa có thể định
hướng sự phát triển của rừng phục hồi để đạt được giá trị kinh tế, sinh thái lớn
hơn so với sự phục hồi tự nhiên theo quy luật vốn có của nó.
Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 2 phương thức lâm sinh cho phục hồi
rừng tự nhiên là duy trì cấu trúc rừng tự nhiên khác tuổi và dẫn đắt rừng tự
nhiên theo hướng đồng tuổi. Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên không đều tuổi
bằng cách lợi dụng lớp thảm thực vật tự nhiên hiện có và sự thuận lợi về điều
kiện tự nhiên để thực hiện tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên, hoặc
trồng bổ sung. Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên khác tuổi có thể được thực hiện
bằng phương thức chặt chọn từng cây hay từng đám, hay chặt nuôi dưỡng
rừng tự nhiên để dẫn dắt rừng có cấu trúc gắn với cấu trúc của rừng tự nhiên
nguyên sinh. Còn dẫn dắt rừng theo hướng đều tuổi chủ yếu bằng việc cải
biến tổ thành rừng tự nhiên, tạo lập rừng đều tuổi bằng tái sinh tự nhiên đều
tuổi như các phương thức chặt dẫn tái sinh dưới tán rừng nhiệt đới (TSS);