BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
--- ---
LÊ TRUNG THÀNH
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2021
BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
--- ---
LÊ TRUNG THÀNH
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 822 90 15
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN: PGS. TS NGUYỄN VĂN SỰ
HÀ NỘI - 2021
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Ban Chấp hành
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hội
Doanh nghiệp tư nhân
Giám đốc điều hành doanh nghiệp
Hội đồng nhân dân
Kinh tế tư nhân
Kinh tế - xã hội
Liên minh châu Âu
Mặt trận Tổ quốc
Nhà xuất bản
Uỷ ban nhân dân
Chữ viết tắt
BCH
CNH, HĐH
CNXH
DNTN
CEO
HĐND
KTTN
KT - XH
EU
MTTQ
Nxb
UBND
MỤC LỤC
Trang
3
MỞ ĐẦU
Chương 1:
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN (2010 - 2015)
1.1.
1.2.
Chương 2:
11
Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ thành phố
Hà Nội về phát triển kinh tế tư nhân
Đảng bộ thành phố Hà Nội chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân
11
24
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN (2015 - 2020)
40
2.1.
Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ
40
2.2.
thành phố Hà Nội về đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân
Đảng bộ thành phố Hà Nội chỉ đạo đẩy mạnh phát triển
kinh tế tư nhân
48
67
Chương 3:
3.1.
3.2.
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
Nhận xét Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế
tư nhân (2010 - 2020)
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo
67
phát triển kinh tế tư nhân (2010 - 2020)
81
91
94
107
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu sự nghiệp đổi mới từ đổi mới tư
duy, mà trước hết là tư duy kinh tế. Từ việc xóa bỏ rào cản, định kiến đến thừa nhận vị
trí, vai trị và sự lớn mạnh của KTTN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là
một bước tiến dài trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng nói chung và đổi
mới tư duy kinh tế nói riêng. Suốt 35 năm qua, với những đóng góp to lớn vào phát
triển KT - XH, KTTN từ chỗ chưa được thừa nhận, đến nay đã trở thành một trong ba
trụ cột quan trọng, đóng vai trò “đầu tàu” cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nơi có bề dày
lịch sử hơn một nghìn năm văn hiến và truyền thống cách mạng vẻ vang, là địa danh
tiêu biểu cho truyền thống “Văn hiến - Anh hùng - Hòa bình - Hữu nghị” của dân tộc
Việt Nam. Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên nhận thức sớm và sâu sắc
chủ trương phát triển KTTN của Đảng. Ngay từ những năm bắt đầu thực hiện đường
lối đổi mới, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện
pháp nhằm khuyến khích và thúc đẩy KTTN phát triển. Vì vậy, đến nay cùng với sự
phát triển của KTTN trong cả nước, KTTN ở Hà Nội đã có những bước phát triển
vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, góp phần thay đổi bộ mặt, nâng cao đời sống
của nhân dân Thủ đô. Tuy nhiên, quá trình hoạch định chủ trương, chỉ đạo phát triển
KTTN của Đảng bộ Thành phố cũng còn những hạn chế; KTTN phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô; môi trường kinh doanh chưa được thơng
thống; tình trạng phát triển tự phát vẫn chưa khắc phục triệt để; KTTN phần lớn có
quy mơ vừa và nhỏ, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý; nhiều đơn vị KTTN chưa thực
hiện tốt quy định của pháp luật, trốn thuế, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng, kinh doanh trái phép…
Thực trạng nêu trên rất cần được đầu tư nghiên cứu nhằm đánh giá đúng
mức những ưu điểm cũng như hạn chế, yếu kém, làm rõ nguyên nhân và đúc kết
kinh nghiệm để vận dụng trong lãnh đạo phát triển KTTN của Thành phố trong
thời gian tới. Đó là việc làm cấp thiết.
Xuất phát từ vị trí, vai trị của KTTN nói chung, KTTN ở Hà Nội nói riêng,
trong thời gian qua đã có rất nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu ở các cấp độ và
phạm vi khác nhau. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu
một cách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo
phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020, dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo
phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2010 đến năm 2020” làm Luận văn thạc sĩ Lịch
sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nhóm cơng trình nghiên cứu chung về phát triển KTTN ở Việt Nam:
Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, của Trần
Ngọc Bút [9]. Cơng trình đề cập đến các vấn đề: thứ nhất, cơ sở lý luận và thực tiễn
phát triển kinh tế nhiều thành phần; thứ hai, quá trình phát triển KTTN ở Việt Nam
những năm đầu thời kỳ đổi mới; thứ ba, tình hình KTTN hiện nay và thứ tư, phát
triển KTTN định hướng XHCN.
Cuốn sách: Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, của Nguyễn Thanh Tuyền [Error: Reference source not found]. Tác giả
đã trình bày có hệ thống khái niệm KTTN và lịch sử phát triển của thành phần
KTTN ở Việt Nam. Cơng trình cũng đánh giá vị trí, vai trò của thành phần KTTN
sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới và nêu ra những kiến nghị, các định hướng
và những giải pháp để phát triển KTTN trong tương lai.
Cuốn sách: Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, của Trịnh
Thị Mai Hoa [49]. Cơng trình được chia thành ba phần chính: phần thứ nhất, đề
cập đến những vấn đề chung của KTTN, việc phát triển KTTN trong nền kinh tế
nhiều thành phần và những điều kiện để phát triển KTTN ở Việt Nam; phần thứ hai
tập trung đề cập đến việc phát triển KTTN trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh
tế, tác giả đã làm nổi bật thành phần KTTN thời kỳ trước đổi mới và trong thời kỳ
đổi mới, cũng như nhận thức của Đảng về thành phần KTTN; đồng thời, cơng trình
cũng đề cập đến những yếu tố thuận lợi và khó khăn để KTTN Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế.
Cuốn sách: Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, của Vũ Văn Phúc [56]. Tác phẩm đã đi sâu phân tích sự tồn tại tất yếu
của thành phần KTTN trong nền kinh tế hàng hóa cũng như nền kinh tế thị trường.
Cơng trình cũng đề cập đến thực trạng phát triển KTTN sau 20 năm thực hiện
đường lối đổi mới, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển KTTN trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Hakkala, K. & Kokko, A. (2007), The state and the private sector in Vietnam
[48], bài viết phản ánh nội dung chính phủ Việt Nam cam kết tạo ra môi trường
kinh doanh công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong các chương
trình phát triển kinh tế trung và dài hạn. Bài báo đề cập đến sự phát triển của khu
vực KTTN ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ giữa Nhà nước và khu
vực tư nhân. Ngoài ra, bài báo cũng xem xét, đề cập đến việc thành lập các mô hình
doanh nghiệp mới, bao gồm cả tác động của đầu tư nước ngoài đối với khu vực
KTTN trong nước.
Cuốn sách: Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng, Vũ Hùng
Cường [34], tác giả đã phân tích vai trò động lực của KTTN đối với sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp cơ bản
nhằm đảm bảo điều kiện để khu vực KTTN là động lực cơ bản cho phát triển ở Việt
Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Đề tài: Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2001 đến năm 2010,
[50] tác giả Nguyễn Đức Học đã làm rõ được yêu cầu khách quan; phân tích, luận
giải, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đồng thời đã đánh giá kết quả và rút
ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 2001
đến năm 2010.
Cuốn sách: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kinh
tế tư nhân (1986 - 2005), Phạm Thị Lương Diệu [35], tác giả đã trình bày tiến trình
nhận thức, các quan niệm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về
KTTN trong thời kỳ cả nước quá độ lên CNXH mà đặc biệt là từ năm 1986 đến
năm 2005. Tác giả đã nêu lên những thành tựu và hạn chế của thành phần kinh tế
này trong khoảng thời gian trên, đồng thời rút ra những kinh nghiệm chủ yếu về sự
lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng trong thời gian qua và nêu lên một số kiến
nghị góp phần nâng cao sự lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng hiện nay.
Những cơng trình trên, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả trong
và ngoài nước đã chỉ ra tính tất yếu khách quan về sự tồn tại của KTTN trong thời
kỳ quá độ lên CNXH. Đồng thời, các tác giả đã luận giải, làm sáng tỏ quá trình
hình thành chủ trương, đường lối của Đảng về KTTN trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Đây là những nguồn tư liệu giá trị, giúp tác giả có cái nhìn đa
chiều về KTTN ở Việt Nam đồng thời có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên
cứu một cách có hệ thống q trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển
KTTN từ năm 2010 đến năm 2020.
Nhóm cơng trình nghiên cứu về phát triển KTTN ở các
địa phương:
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển thành phần kinh tế tư nhân
tư năm 1989 đến 2005, của Trần Thị Bích Liên [53]. Tác giả khái quát quan điểm của
Đảng về KTTN trong thời kỳ đổi mới, quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi vận dụng
quan điểm của Đảng trong lãnh đạo phát triển KTTN, tổng kết một số kinh nghiệm và
kiến nghị để tiếp tục phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Ngãi.
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm
2000 đến năm 2010, của Hoàng Nam Hưng [52]. Tác giả đã trình bày khái quát
những chủ trương của Đảng về phát triển KTTN thời kỳ đổi mới; đồng thời làm rõ
quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng những quan điểm đó vào phát triển
KTTN của Tỉnh; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm chủ yếu trong
quá trình lãnh đạo phát triển KTTN.
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2001
đến năm 2010, của Hồng Đình Huấn [51]. Tác giả đã làm rõ u cầu khách quan;
trình bày có hệ thống, phân tích, luận giải sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Đồng Nai về phát triển KTTN từ năm 2001 đến năm 2010. Đồng thời đã đưa ra
nhận xét quá trình lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ năm 2001
đến năm 2010 và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu.
Đề tài: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm
1991 đến năm 2010, của Nguyễn Huy Phương [57]. Luận án đã nêu lên những
nhân tố tác động đến sự phát triển của KTTN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phục dựng
một cách tồn diện mơ hình tiêu biểu của KTTN trên địa bàn Tỉnh từ năm 1991
đến năm 2010. Nêu bật những thành tựu và hạn chế của KTTN trên địa bàn tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, rút ra những kinh nghiệm và giải pháp gợi mở để tiếp tục thúc đẩy
KTTN của Tỉnh phát triển.
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm
1997 đến năm 2015, của Nguyễn Văn Đức [47]. Tác giả đã trình bày các nhân tố tác
động, hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên về phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Luận án phân tích làm rõ
q trình chỉ đạo đồng thời đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN, từ đó nêu rõ nguyên nhân của những ưu
điểm, hạn chế đó. Tác giả cũng đã đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo
góp phần nâng cao sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với thành phần
KTTN trong thời gian tới.
Những luận án, luận văn trên đã làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
các địa phương về phát triển KTTN qua các thời kỳ, nhất là từ năm 1990 đến năm
2018; đánh giá khá sâu sắc và toàn diện ưu điểm, hạn chế trong hoạt động lãnh đạo
phát triển KTTN của các Đảng bộ, từ đó đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu để phục
vụ cho quá trình phát triển KTTN ở địa phương.
Nhóm cơng trình nghiên cứu về phát triển KTTN ở thành phố Hà Nội và
tỉnh Hà Tây (cũ):
Đề tài: Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Tây, thực trạng và giải pháp, của
Nguyễn Văn Vinh [Error: Reference source not found]. Tác giả đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận và thực tiễn phát triển KTTN ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển KTTN ở Hà Tây thời kỳ đổi mới. Từ đó đề xuất những quan điểm và giải
pháp chủ yếu về tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tập trung giải quyết khó
khăn về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, về vốn tín dụng, đào tạo nguồn nhân
lực, cải cách hành chính, tăng cường vai trị của chính quyền địa phương, góp phần
thúc đẩy KTTN trên địa bàn tỉnh Hà Tây có điều kiện phát triển hơn nữa.
Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, của Nguyễn Minh Phong
[54]. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển KTTN ở Việt Nam, thực trạng và
những vấn đề đặt ra trong trong phát triển KTTN ở Hà Nội. Đồng thời, tác giả đề
cập đến quan điểm và giải pháp phát triển KTTN ở Hà Nội.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã khẳng định vị trí vai trị, tính tất yếu và
đánh giá đúng thực trạng phát triển KTTN ở Hà Nội, Hà Tây qua đó phân tích và
đưa ra nhiều giải pháp định hướng phát triển KTTN trong những năm tiếp. Đây
chính là nguồn tư liệu trực tiếp cung cấp thêm những luận cứ khoa học để tác giả
có thể tham khảo khi phục dựng quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát
triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020.
Như vậy, trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, đặc biệt từ sau khi Luật
Doanh nghiệp có hiệu lực (1/7/2006) đã có nhiều tác giả trong và ngồi nước
nghiên cứu về KTTN ở Việt Nam thuộc nhiều ngành khoa học và dưới các cấp độ
khác nhau. Tuy nhiên nhìn một cách tổng qt, cho đến nay chưa có cơng trình nào
phân tích, luận giải tồn diện và có hệ thống về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ
thành phố Hà Nội về phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020 dưới góc độ
Khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Những cơng trình nghiên cứu đó là tài
liệu có giá trị để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu và hồn thiện luận
văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát
triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020; từ đó đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu
để vận dụng trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà
Nội về phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020.
Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố
Hà Nội về phát triển KTTN qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020.
Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển KTTN của
Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về
phát triển KTTN.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với phát triển KTTN.
Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2020. Tuy nhiên để bảo đảm tính hệ
thống, đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có sử dụng tài liệu, tư liệu trước
khoảng thời gian nói trên.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu KTTN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế
nói chung, KTTN nói riêng trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn dựa vào thực tiễn quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo
phát triển KTTN từ năm 2010 đến năm 2020. Điều đó được thể hiện chủ yếu trong
các văn kiện của Đảng bộ và chính quyền Thành phố; các cơng trình khoa học có
liên quan; cùng với kết quả khảo sát, thu thập các số liệu thực tế của tác giả về phát
triển KTTN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lơgíc và kết hợp hai
phương pháp đó là chủ yếu. Đồng thời có kết hợp một số phương pháp nghiên cứu
khác như: So sánh, thống kê, đối chiếu, tổng hợp, phân tích, đồng đại, lịch đại…
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề luận văn đặt ra.
6. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần vào việc tổng kết q trình Đảng lãnh đạo phát triển KTTN trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (qua thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội).
Góp thêm luận cứ cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, chính sách phát
triển KTTN ở Hà Nội.
Là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2000), Lịch sử Đảng bộ
Thành phố Hà Nội (1930-2000), Nxb Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày
18/2/2002, Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo
điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Văn phòng Trung ương Đảng.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2006), Quy định số 15-QĐ/TW ngày 28/8/2006,
Quy định đảng viên làm kinh tế tư nhân, Văn phòng Trung ương Đảng.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2011), Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày
09/12/2011, về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
Văn phòng Trung ương Đảng.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Kết luận số 22-KL/TW ngày
07/11/2017, Về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của
Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội
giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.
6. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/1/2012, Về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm
2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm
2020, Nxb Thống kê, Hà Nội.
9. Trần Ngọc Bút (2002), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ
nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Thủ
đô Hà Nội qua 60 năm xây dựng và phát triển, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
11. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội năm 2012, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
12. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội năm 2013, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
13. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội năm 2014, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
14. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội năm 2015, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
15. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội năm 2016, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
16. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội năm 2017, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
17. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội năm 2019, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
18. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội năm 2020, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
19. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Kết quả điều tra doanh nghiệp
thành phố Hà Nội 5 năm (2006 - 2010), Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
20. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2018), Kết quả điều tra doanh nghiệp
Thành phố Hà Nội (2010 - 2016), Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
21. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo số cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể năm 2010, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
22. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo số cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể năm 2011, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
23. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo số cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể năm 2012, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
24. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Kết quả điều tra lao động việc
làm năm 2010, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
25. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Kết quả điều tra lao động việc
làm năm 2011, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
26. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Kết quả điều tra lao động việc
làm năm 2012, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
27. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2012), Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
năm 2011 của doanh nghiệp Thủ đô Hà Nội, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
28. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2018), Niên giám thống kê tóm tắt
2015, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
29. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2018), Niên giám thống kê tóm tắt
2016, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
30. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2018), Niên giám thống kê tóm tắt
2017, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
31. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2019), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2019 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
32. Nguyễn Đức Chính (2011), Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
33. Lương Minh Cừ, Vũ Văn Thư (2011), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân
4
ở Việt Nam hiện nay - Một số nhận thức về lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Vũ Hùng Cường (2011), Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng
trưởng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Phạm Thị Lương Diệu (2016), Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về kinh tế tư nhân (1986 - 2005), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng
2001 - 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
5
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban
Chấp hành Trung ương Khóa XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Nguyễn Văn Đức (2018), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển
kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2015, luận án tiến sĩ Lịch sử, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
48. Hakkala, K. & Kokko, A. (2007), The state and the private sector in
Vietnam, Stockholm School of Economics.
49. Trịnh Thị Mai Hoa (Chủ biên, 2005), Kinh tế tư nhân Viêt Nam trong
tiến trình hội nhâp, Nxb Thế giới, Hà Nội.
50. Nguyễn Đức Học (2012), Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ
năm 2001 đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Hà Nội.
51. Hồng Đình Huấn (2014), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển
kinh tế tư nhân từ năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ Lịch sử,
Học viện Chính trị, Hà Nội
52. Hoàng Nam Hưng (2012), Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển
kinh tế tư nhân từ năm 2000 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ Lịch sử,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
53. Trần Thị Bích Liên (2007), Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển
thành phần kinh tế tư nhân từ năm 1989 đến 2005, luận văn thạc sĩ
Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
54. Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
55. Trần Văn Phòng (2018), “Sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lý
luận chính trị, Số 8.
56. Vũ Văn Phúc (Chủ biên, 2005), Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
57. Nguyễn Huy Phương (2016), Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ Lịch sử,
Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
58. Thành ủy Hà Nội (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng
bộ thành phố Hà Nội, Nxb Hà Nội mới, Hà Nội.